Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

110 đề thi thử 2019 đề tiêu chuẩn số 8 (hocmai vn) image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.85 KB, 8 trang )

HOCMAI.VN
GV: Nguyễn Mạnh Hà
(Đề thi có trang)

ĐỀ PEN-I – ĐỀ SỐ 8
Môn thi: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh: .......................................................................
Số báo danh: ............................................................................
I. MA TRẬN ĐỀ THI
Mức độ nhận thức
Chủ đề

Nhận
biết

Thông
hiểu

Vận
dụng
Thấp

Khái quát nền kinh tế - xã hội thế
giới

1

2


1

Câu 2

Câu 15

Khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới
Một số vấn đề của châu Phi
Một số vấn đề của Mĩ Latinh
Một số vấn đề của khu vực Tây Nam
Á và khu vực Trung Á
Địa lí khu vực và quốc gia
Hợp chúng quốc Hoa Kì
Liên minh châu Âu
Liên bang Nga
Nhật Bản
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
(Trung Quốc)
Khu vực Đông Nam Á
Ô-xtrây-li-a
Chủ đề 1: Địa lí tự nhiên
Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.
Đất nước nhiều đồi núi.
Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc
của biển.

3
Câu 4

Câu 18


Câu 25

2

2

Vân
dụng
cao

Tổng

4

1

8

Câu 39
Câu 21
Câu 20
Câu 27
Câu 29

Câu 5,
10
2
Câu 1


1

1

4

Câu 16
Câu 3

Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
Thiên nhiên phân hóa đa dạng.
Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên
Bảo vệ môi trường và phòng chống
thiên tai.
Chủ đề 2: Địa lí dân cư
Đặc điểm dân số và phân bố dân cư.
Lao động và việc làm.
Đô thị hóa.

Câu 26
1
Câu 17

1


Chủ đề 3: Chuyển dịch cơ cấu và
địa lí các ngành kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đặc điểm nền nông nghiệp
Vấn đề phát triển nông nghiệp

2

1

2

Câu 19

1

6

Câu 37
Câu 28

Vấn đề phát triển lâm nghiệp và thủy
sản
Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Cơ cấu ngành công nghiệp

Câu 30

Các ngành công nghiệp trọng điểm
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Giao thông vận tải và thông tin liên
lạc
Thương mại và du lịch


Câu 6

Chủ đề 4: Địa lí các vùng kinh tế

2

Câu 7
1

Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung
du và miền núi Bắc Bộ.
Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng.

3
Câu 31

1

7

Câu 38

Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở
Bắc Trung Bộ.
Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở
Duyên hải Nam Trung Bộ.
Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây
Nguyên.


Câu 8

Câu 32
Câu 33

Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều
sâu ở Đông Nam Bộ.
Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự
nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh
quốc phòng ở Biển Đông và các
đảo, quần đảo.
Các vùng kinh tế trọng điểm.
Chủ đề 5: Các kĩ năng địa lí
Atlat địa lí Việt Nam

Câu 9

4
Câu 11,
12, 13,
14.

Bảng số liêu thống kê

Câu 22
2
Câu 24


Câu 23

Biểu đồ
Số câu

14

10

II. ĐỀ THI
NHÓM CÂU HỎI NHẬN BIẾT

3

Câu 34,
36
Câu 35
12

1

10
5

2
Câu 40
4

3
40



Câu 1: Vùng biển mà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế
quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư... là vùng:
A. nội thủy.

B. lãnh hải.

C. tiếp giáp lãnh hải.

D. vùng đặc quyển kinh tế.

Câu 2: Sự gia tăng nhanh lượng CO2 trong khí quyển là nguyên nhân gây ra hiện tượng
A. mưa axit.

B. băng ở hai cực tan.

C. hiệu ứng nhà kính.

D. lỗ thủng tầng ô dôn.

Câu 3: Biểu hiện không thuộc tính chất nhiệt đới của biển Đông là:
A. thành phần sinh vật biển rất phong phú, đa dạng. B. nhiệt độ nước biển luôn trên 200C.
C. các dòng hải lưu nóng hoạt động quanh năm.

D. độ muối của biển từ 30 – 33 %0.

Câu 4: Vùng trồng lúa mì và chăn nuôi bò của Hoa Kì được phân bố ở
A. phía đông bắc.


B. phía nam.

C. phía bắc.

D. ven biển phía tây và phía nam.

Câu 5: Đại bộ phận dân cư của khu vực Đông Nam Á thuộc chủng tộc :
A. Môngôlôit và Ôxtralôit.
B. Môngôlôit và Ơrôpêôit.
C. Ơrôpêôit và Ôxtralôit.
D. Môngôlôit và người lai giữa Ơrôpêôit và Ôxtralôit.
Câu 6: Đường sắt Thống Nhất là tuyến đường sắt huyết mạnh trong hệ thống giao thông nước ta chạy
suốt chiều dài đất nước, nối liền hai thành phố :
A. Hà Nội – Đà Nẵng.

B. Hà Nội – Lạng Sơn.

C. Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh.

D. Hà Nội – Cần Thơ.

Câu 7: Thị trường xuất nhập khẩu truyền thống của nước ta là quốc gia và khu vực nào?
A. Hoa Kì và Bắc Mĩ.

B. Trung Quốc và Đông Á.

C. Liên minh châu Âu (EU).

D. Liên bang Nga và Đông Âu.


Câu 8: Xác định hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp chủ yếu ở Tây Nguyên .
A. Điểm công nghiệp.

B. Khu công nghiệp tập trung.

C. Trung tâm công nghiệp.

D. Vùng công nghiêp.

Câu 9: Biện pháp nào không được người dân Đồng bằng sông Cửu Long áp dụng để sống chung với lũ ?
A. Đắp bờ bao ngăn lũ.

B. Đào kênh thoát lũ.

C. Xây dựng hệ thống đê.

D. Làm nhà vượt lũ.

Câu 10: Các thành phố lớn của khu vực Đông Nam Á thường tập trung ở các khu vực
A. ven biển, nơi có hoạt động công nghiệp phát triển.
B. gắn liền với hoạt động nông nghiệp.
C. ven biển.
D. trung tâm lục địa.
Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta
hiện nay là:
A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.


D. Đông Nam Bộ.


Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 cho biết lát cắt AB đoạn từ sơn nguyên Đồng Văn
đến cửa Thái Bình không đi qua địa danh nào sau đây ?
A. Cánh cung Ngân Sơn

B. Cánh cung Đông Triều

C. Cánh cung Bắc Sơn

D. Núi Phia Booc

Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25 cho biết khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nhiều
nhất từ các quốc gia nào?:
A. Hoa Kì.

B. Nhật Bản.

C. Trung Quốc.

D. Hàn Quốc

Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết dân tộc nào có số dân ít nhất nước ta?
A. Ơ đu

B. Brâu

C. Rơ măng


D. Pú Péo

NHÓM CÂU HỎI THÔNG HIỂU
Câu 15: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn nước sạch ở nhiều nơi trên thế giới là do
A. phân bón, thuốc trừ sâu làm ô nhiễm tầng nước ngầm.
B. chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa được xử lí đổ trực tiếp vào nguồn nước.
C. do nhu cầu nước sinh hoạt trong dân cư sản xuất tăng nhanh.
D. nước được sử dụng ngày càng nhiều trong sản xuất.
Câu 16: Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta là:
A. động đất dễ phát sinh ở những vùng đứt gãy sâu .
B. địa hình dốc đất dễ bị xói mòn, lũ quét, lũ nguồn dễ xảy ra.
C. thiếu đất canh tác, thiếu nước nhất là ở những vùng núi đá vôi.
D. địa hình chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông.
Câu 17: Chủ trương phân bố lại dân cư nước ta không nhằm mục đích gì sau đây ?
A. Giảm bớt tỉ lệ người thất nghiệp và thiếu việc làm.
B. Tập trung lao động có trình độ ở đô thị để phát triển các ngành công nghệ cao.
C. Giảm bớt sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế – xã hội giữa các vùng.
D. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động của mỗi vùng.
Câu 18: Vàng và kim cương là hai khoáng sản quý hiếm nổi tiếng của châu Phi được phân bố ở
A. An giê ri và Angôla.

B. Ai Cập và Marốc.

C. CHDC Công Gô và Nam Phi.

D. Gana và Nigiêria.

Câu 19: Nền nông nghiệp cổ truyền của nước ta có đặc điểm
A. sản xuất theo hướng thâm canh.


B. sử dụng nhiều máy móc.

C. gắn liền với các dịch vụ nông nghiệp.

D. phần lớn sản phẩm làm ra tiêu dùng tại chỗ.

Câu 20: Phần lớn vùng biển bao quanh Nhật Bản không bị đóng băng là do
A. Nằm ở vùng biển cận nhiệt.
B. Là nơi gặp nhau của các dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
C. Có các dòng biển nóng chảy sát bờ.
D. Có các dòng biển lạnh chảy sát bờ.
Câu 21: Đặc điểm nào sau đây đúng với về dân số Liên Bang Nga?
A. Dân số trẻ, lao động bổ sung dồi dào.

B. Hầu hết các độ tuổi nam nhiều hơn nữ.

C. Dân số già, tuổi thọ trung bình thấp.

D. Dân số già, thiếu lao động thay thế.

Câu 22: Thế mạnh nổi bất của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là:


A. phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản.

B. các ngành công nghiệp sớm phát triển.

C. cơ sở hạ tầng tương đối tốt.


D. khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản.

Câu 23: Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ NƯỚC TA PHÂN THEO NHÓM TUỔI NĂM 1999, 2009, 2012
Năm

Tổng số (nghìn người)

0-14
1999
76.596,7
33,5
2009
86.025,0
25,0
2012
88.809,3
23,9
Nhận xét nào sau đây không đúng với sự thay đổi quy
giai đoạn 1999 – 2012 ?

Nhóm tuổi ( % )
15-59
Từ 60 trở lên
58,4
8,1
66,1
8,9
65,9
10,2

mô và cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta

A. Tỉ trọng nhóm tuổi 0 – 14 giảm.
B. Tỉ trọng nhóm tuổi 15 – 59 và nhóm tuổi trên 60 tuổi đều tăng.
C. Quy mô dân số nước ta tăng liên tục.
D. Tỉ trọng nhóm tuổi 0 – 14 và nhóm tuổi trên 60 tuổi đều giảm.
Câu 24: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết thị xã Móng Cái có lượng mưa lớn bậc
nhất cả nước trên 2800mm/năm là do:
A. hướng địa hình song song với hướng gió.
B. có dòng biển lạnh ven bờ.
C. giáp biển, ảnh hưởng của bão và gió mùa mùa hạ.
D. có vị trí giáp biển và ảnh hưởng của bão.
NHÓM CÂU HỎI VẬN DỤNG THẤP
Câu 25: Hiện nay các nước châu phi “đã nghèo ngày càng nghèo thêm” nguyên nhân chủ yếu là do
A. giá xuất khẩu nguyên liệu ngày càng đắt.
B. giá sản phẩm công nghiệp ngày một rẻ.
C. nạn ô nhiễm môi trường ngày càng lớn.
D. nguồn vốn bị sử dụng lãng phí và tiêu cực xã hội.
Câu 26: Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập úng nghiêm trọng là do:
A. Mưa với cường độ lớn, tập trung.

B. Địa hình thấp, xung quanh có đê bao bọc.

C. Bề mặt có nhiều ô trũng .

D. Mưa lớn, cùng với mức triều cao.

Câu 27: Nguyên nhân chủ yếu làm cho miền Tây Trung Quốc kinh tế còn chậm phát triển là do
A. là vùng mới được nhà nước khai thác.
B. điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.

C. các trung tâm công nghiệp tập trung thưa thớt, hoạt động dịch vụ chậm phát triển.
D. là địa bàn cư trú chủ yếu của đồng bào dân tộc ít người.
Câu 28: Yếu tố quyết định đến sự phát triển ngành thủy sản của nước ta là:
A. dân cư có nhiều kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng.
B. các phương tiện đánh bắt được đổi mới.
C. thị trường ngày càng mở rộng.
D. chính sách phát triển thủy sản của Đảng và nhà nước.


Câu 29: Trong giai đoạn đầu của chiến lược công nghiệp hoá, các nước Đông Nam Á đã áp dụng biện
pháp
A. chú trọng xây dựng các ngành công nghiệp công nghệ cao.
B. ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng.
C. ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.
D. đào tạo, nâng cao trình đô chuyên môn cho người lao động.
Câu 30: Để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm trong công nghiệp, giải pháp cần phải làm là:
A. xây dựng cơ cấu công nghiệp linh hoạt, thích ứng với thị trường.
B. đầu tư theo chiều sâu đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
C. đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động.
D. điều chỉnh các ngành theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
Câu 31: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ?
A. Là vùng có diện tích lớn nhất cả nước.
B. Là vùng giàu tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là khoáng sản.
C. Là địa bàn cư trú của nhiều đồng bào dân tộc ít người.
D. Nằm ở khu vực “ngã ba Đông Dương”
Câu 32: Đặc điểm nào sau đây không đúng với ý nghĩa các công trình thủy điện ở Tây Nguyên ?
A. Giúp khai thác quặng bô xít.

B. Cung cấp nước tưới vào mùa khô.


C. Bán điện cho Campuchia và Lào.

D. Phát triển du lịch và nuôi trồng thủy sản.

Câu 33: Nguồn lực để vùng Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng chuyên canh lương thực - thực
phẩm lớn nhất cả nước là :
A. dân cư tập trung đông.
B. lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
C. cơ sở hạ tầng tốt.
D. diện tích đất đai rộng lớn và điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Câu 34: Cho bảng số liệu sau đây:
KHỐI LƯỢNG LUÂN CHUYỂN HÀNG HOÁ PHÂN THEO CÁC LOẠI HÌNH VẬN TẢI Ở
NƯỚC TA, NĂM 2005 VÀ NĂM 2014.
(Đơn vị: km)
Năm

Tổng số

Đường sắt

Đường bộ

Đường sông

Đường biển

2005

100.728,3


2949,3

17688,3

17999,0

61.872,4

2014

219.948,5

4297,2

47.877,4

39.577,3

127.666,2

Để thể hiện cơ cấu khối lượng luân chuyển hàng hoá phân theo các loại hình vận tải năm 2005 và năm
2014. Biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ cột chồng.
Câu 35: Cho biểu đồ

B. Biểu đồ cột nhóm

C. Biểu đồ miền.

D. Biểu đồ tròn.



BIỂU ĐỒ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA (2000 –
2010)
Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sự chuyển dịch cơ cấu diện tích
cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 2000 - 2010 ?
A. Có sự chuyển dịch, nhưng còn chậm.
B. Tăng tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm.
C. Giảm tỉ trọng của cây công nghiệp hàng năm.
D. Giảm tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm, tăng tỉ trọng của cây công nghiệp hàng năm.
Câu 36 : Cho bảng số liệu sau đây:
DIỆN TÍCH VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA NGÀNH TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC
TA
Năm
Tổng diện tích (nghìn ha)

2005

2007

2010

2012

2 496

2 668

2 809


2 953

862

846

798

730

1 634

1 822

2 011

2 223

79

91

105

116

- Cây công nghiệp hằng năm
- Cây công nghiệp lâu năm
Giá trị sản xuất (nghìn tỉ đồng)


(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014)
Căn cứ vào bảng số liệu, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng nhất về diện tích và giá trị sản xuất của
ngành trồng cây công nghiệp ở nước ta giai đoạn 2005 -2012.
A. Diện tích cây công nghiệp lâu năm và hàng năm đều tăng, giá trị sản xuất lại giảm.
B. Diện tích cây công nghiệp lâu năm và hàng năm đều giảm, giá trị sản xuất lại tăng.
C. Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng, cây hàng năm giảm, giá trị sản xuất tăng liên tục.
D. Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng, cây hàng năm giảm, giá trị sản xuất tăng không ổn định.
NHÓM CÂU HỎI VẬN DỤNG CAO
Câu 37: So với các nước cùng vĩ độ, nền nông nghiệp nước ta có nhiều lợi thế hơn hẳn là do
A. nước ta giáp biển Đông, chịu ảnh hưởng của các khối khí từ biển.
B. nước ta nằm trong vùng hoạt động của gió mùa.
C. nước ta có lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài.
D. nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.
Câu 38: Giải pháp quan trọng nhất để giải quyết vấn đề dân số ở vùng Đồng bằng sông Hồng là :
A. chuyển cư sang các vùng khác trong nước.

B. chuyển dịch cơ cấu kinh tế.


C. chuyển cư trong nội bộ các tỉnh của đồng bằng. D. thực hiện công tác dân số kế hoạch hóa gia đình.
Câu 39: Sự khác nhau cơ bản về sức mạnh kinh tế giữa Hoa Kì và Liên minh châu Âu (Eu) là
A. quy mô nền kinh tế.

B. trình độ khoa học kĩ thuật.

C. cách thức tổ chức nền kinh tế.

D. bình quân thu nhập theo đầu người.

Câu 40: Cho biểu đồ


Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Quy mô và cơ cấu diện tích một số loại đất của các vùng so với cả nước năm 2009.
B. Sự chuyển dịch cơ cấu diện tích một số loại đất của các vùng so với cả nước năm 2009.
C. Tỉ trọng diện tích một số loại đất của các vùng so với cả nước năm 2009.
D. Diện tích một số loại đất của các vùng so với cả nước năm 2009.
III. ĐÁP ÁN
BẢNG ĐÁP ÁN ĐỀ PEN-I số 08
1.C
11.C
21.D
31.D

2.C
12.B
22.D
32.C

3.C
13.C
23.D
33.D

4.A
14.A
24.C
34.D

5.A
15.C

25.D
35.D

6.C
16.D
26.D
36.C

7.D
17.B
27.C
37.B

8.A
18.C
28.D
38.D

9.C
19.D
29.C
39.C

10.A
20.C
30.B
40.C




×