ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 12
Câu 1. Năng lực trách nhiệm pháp lí là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định
của pháp luật, có thể
A. hiểu được hành vi của mình.
B. nhận thức và điều khiển được hành vi của mình.
C. nhận thức và đồng ý với hành vi của mình.
D. có kiến thức về lĩnh vực mình làm.
Câu 2. Có tất cả mấy hình thức thực hiện pháp luật?
A. Sáu
B. Ba.
C. Bốn
D. Năm
Câu 3. Trong các hình thức dưới đây, hình thức nào là sử dụng pháp luật?
A. Công dân làm những việc mà pháp luật cho phép làm.
B. Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật.
C. Công dân làm những việc mà pháp luật quy định phải làm.
D. Công dân không làm những việc mà pháp luật cấm.
Câu 4. Trách nhiệm kỉ luật không bao gồm hình thức nào dưới đây?
A. Phê bình.
B. Chuyển công tác khác. C. Buộc thôi việc.
D. Cảnh cáo.
Câu 5. Công dân B không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng chất ma túy. Trong trường hợp này,
công dân B đã:
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
Câu 6. Hành vi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Tòa án nhân dân huyên Y không thực hiện chia tài sản theo di chúc của ông B.
B. Anh X điều khiển xe máy đi ngược chiều trong đường một chiều.
C. Đối tượng G lấy trộm số tiền trị giá 450.000 đồng.
D. Tên A cố ý lây truyền HIV cho người khác.
Câu 7. K 16 tuổi, bị Công an bắt khi đang vận chuyển trái phép ma túy. Cơ quan Công an kết luận K đã
vi phạm pháp luật về tội vận chuyển trái phép chất ma túy. K có phải chịu trách nhiệm pháp lí không? Vì
sao?
A. Không, vì K chỉ vận chuyển hộ người khác.
B. Không, vì K đang tuổi vị thành niên.
C. Có, vì K đã đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí.
D. Có, vì K phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Câu 8. Do mâu thuẫn cá nhân, M đã đánh N bị thương tích với tỷ lệ thương tật 27%. N phải điều trị hết
tổng chi phí 55 triệu đồng. Trong trường hợp này, M phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?
A. Hành chính.
B. Hình sự và dân sự.
C. Hình sự.
D. Hình sự và kỷ luật.
Câu 9. Đang thực hiện hợp đồng giao dịch chứng khoán, Công ty Z đột nhiên dừng thực hiện hợp đồng
mà không có lý do chính đáng, nên đã gây thiệt hại cho Công ty L. Hành vi của Công ty Z là hành vi vi
phạm pháp luật nào dưới đây?
Trang 1
A. Hình sự.
B. Kỷ luật.
C. Hành chính.
D. Dân sự.
Câu 10. Khi công dân vi phạm pháp luật với mức độ và tính chất vi phạm như nhau thì phải
A. chịu trách nhiệm dân sự như nhau.
B. chịu trách nhiệm pháp lí như nhau.
C. chịu trách nhiệm pháp lí khác nhau.
D. chịu trách nhiệm dân sự khác nhau.
Câu 11. Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
không thể hiện qua việc
A. không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
B. quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp và Luật.
C. hạn chế việc thay đổi các Luật, bộ Luật.
D. tạo ra các điều kiện bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật.
Câu 12. Mọi công dân đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả
năng của mình là bình đẳng
A. trong thực hiện quyền lao động.
B. trong giao kết hợp đồng lao động.
C. trong kinh doanh.
D. giữa lao động nam và lao động nữ.
Câu 13. Công ty X đã bố trí nhiều lao động nữ vào làm các công việc nặng nhọc, nguy hiểm và độc hại.
Trong trường hợp này, công ty X đã vi phạm
A. quyền lao động của công dân.
B. quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
C. quyền tự do lựa chọn việc làm.
D. giao kết hợp đồng lao động.
Câu 14. Do thua lô đề nên người chồng đã bán chiếc xe taxi nguồn thu nhập chính của gia đình và là tài
sản chung của hai vợ chồng mà không bàn bạc với vợ. Người chồng đã vi phạm quyền bình đẳng trong
quan hệ
A. tình cảm.
B. gia đình.
C. nhân thân.
D. tài sản.
Câu 15. Một số doanh nghiệp kinh doanh thép đã nhập khẩu thép lậu từ thị trường Trung Quốc về Việt
Nam bán với giá rẻ làm cho các doanh nghiệp khác không thể cạnh tranh được dẫn đến phá sản và gây rối
loạn thị trường thép. Việc làm của một số doanh nghiệp kinh doanh thép lậu đã vi phạm quyền bình đẳng
trong
A. lao động.
B. sản xuất.
C. kinh doanh.
D. tiêu thụ hàng hóa.
Câu 16. Giam giữ người quá thời hạn quy định của pháp luật là vi phạm quyền
A. được pháp luật bảo hộ về danh dự.
B. bất khả xâm phạm về thân thể.
C. được pháp luật bảo hộ về tính mạng.
D. được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.
Câu 17. Anh T dùng gậy đánh người gây thương tích. Anh T đã vi phạm quyền
Trang 2
A. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
B. bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
C. dân chủ cơ bản của công dân.
D. được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, danh dự của công dân.
Câu 18. A và B yêu nhau. Sau một thời gian, B phát hiện A có tính cờ bạc và lăng nhăng nên B yêu cầu
chia tay. A hẹn B đến nhà mình gặp nhau lần cuối để giải thích. A đã giam giữ và ép B không được chia
tay thì mới được thả ra. Việc làm của A đã vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân.
C. quyền tự do ngôn luận.
D. quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Câu 19. Công ty H đang họp giao ban và triển khai một số nội dung tuần mới. Anh T là đại diện đối tác
bất ngờ đến và dùng những lời lẽ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhân viên công ty H. Giám đốc công
ty H yêu cầu anh T dừng lại và không được can thiệp. Nhận định nào sau đây là sai.
A. Nhân viên công ty H không vi phạm quyền tự do ngôn luận.
B. Giám đốc công ty H vi phạm quyền tự do ngôn luận.
C. Anh T vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Anh T vi phạm quyền tự do ngôn luận.
Câu 20. Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp,
là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp trong những trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân, tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại. Nội dung trên thuộc
A. khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo.
B. bình đẳng trong thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.
C. ý nghĩa quyền khiếu nại, tố cáo.
D. nội dung quyền khiếu nại, tố cáo.
Câu 21. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội được quy định trong Hiến pháp, đây chính là quyền
gắn liền với việc thực hiện
A. hình thức dân chủ gián tiếp ở nước ta.
B. quy chế hoạt động của chính quyền cơ sở.
C. trật tự, an toàn xã hội.
D. hình thức dân chủ trực tiếp ở nước ta.
Câu 22. Thông báo cho cơ quan chức năng về hành vi gian lận thương mại là công dân đã thực hiện
quyền
A. tố cáo.
B. quản lý xã hội.
C. khiếu nại.
D. quản lý nhà nước.
Trang 3
Câu 23. Chị V bị giám đốc công ty kỉ luật với hình thức hạ bậc lương. Khi cho rằng quyết định của giám
đốc công ty là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, chị V cần sử dụng quyền
nào dưới đây của công dân theo quy định của pháp luật?
A. Quyền khiếu nại.
B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. Quyền tố cáo.
D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 24. Khi nhà hàng xóm làm nhà đã làm hư hại ngôi nhà của mình. Ông A đã sang nhà hàng xóm nói
chuyện và yêu cầu khắc phục hậu quả nhưng nhà hàng xóm không nghe mà còn chửi bới và thuê xã hội
đen về hành hung ông A. Trong trường hợp này ông A phải làm gì để bảo vệ quyền lợi chính đáng của
mình theo đúng quy định của pháp luật?
A. Khiếu nại với công an xã.
B. Tố cáo với công an xã.
C. Thuê xã hội đen về chơi lại nhà hàng xóm.
D. Huy động gia đình anh em sang đánh nhau với nhà hàng xóm
Câu 25. Nhà văn trẻ T đưa ra sáng kiến gộp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán làm một để tiết kiệm và
hợp xu thế của thế giới là thể hiện quyền nào của công dân?
A. Sáng tạo.
B. Phát triển.
C. Học tập.
D. Tự do.
Câu 26. Đâu là một trong những nội dung của quyền sáng tạo?
A. Tự do sáng tác.
B. Sở hữu công nghiệp.
C. Sở hữu trí tuệ.
D. Sáng tác.
Câu 27. Những người có tài trong các cơ quan nhà nước được cử đi học tập ở nước ngoài bằng tiền của
nhà nước. Điều này thể hiện quyền
A. học tập của công dân.
B. dân chủ của công dân.
C. sáng tạo của công dân.
D. phát triển của công dân.
Câu 28. D đã giành giải nhất cuộc thi sáng tạo Robotcon cấp quốc gia nên D được tuyển thẳng vào
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. D đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền học tập không hạn chế.
B. Quyền học tập có điều kiện trong môi trường nghệ thuật.
C. Quyền học tập theo sở thích.
D. Quyền được khuyến khích, bổi dưỡng để phát triển tài năng.
Câu 29. Hoạt động nào dưới đây, không phải là hoạt động xâm phạm đến an ninh quốc gia?
A. Xâm phạm đến chế độ kinh tế.
B. Xâm phạm đến độc lập chủ quyền.
C. Xâm phạm đến các hoạt động tôn giáo.
D. Xâm phạm chế độ chính trị.
Câu 30. Loại có sẵn trong tự nhiên như quặng trong lòng đất, tôm cá dưới sông biển là
A. tư liệu lao động
B. công cụ lao động.
C. đối tượng lao động.
D. Phương tiện lao động.
Trang 4
Câu 31. Trong yếu tố cấu thành tư liệu lao động thì công cụ lao động là quan trọng nhất, vì nó là căn cứ
cơ bản để phân biệt
A. các thời đại kinh tế.
B. các quan hệ kinh tế.
C. các mức độ kinh tế.
D. các hoạt động kinh tế.
Câu 32. M tốt nghiệp đại học nhưng không chịu đi làm mà chỉ tham gia tụ tập bạn bè ăn chơi. Việc làm
của M không thực hiện trách nhiệm của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Củng cố an ninh quốc phòng.
B. Giữ gìn truyền thống gia đình.
C. Phát triển kinh tế.
D. Phát huy truyền thống văn hóa.
Câu 33. Giá trị xã hội của hàng hóa được xác định bởi
A. Thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra hàng hóa tốt nhất.
B. Thời gian lao động xã hội cần thiết.
C. Thời gian lao động hao phí của mọi người sản xuất hàng hóa.
D. Thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra nhiều hàng hóa tốt nhất.
Câu 34. Để sản xuất ra một cái áo, thời gian lao động của anh A là 1 giờ, anh B là 2 giờ, anh C là 3 giờ.
Trên thị trường, xã hội thừa nhận mua bán với thời gian là 2 giờ. Trong 3 người trên, ai thực hiện tốt quy
luật giá trị?
A. Anh A.
B. Anh A và anh B.
C. Anh B.
D. Anh C.
Câu 35. Sản phẩm trà chanh N hiện được ưa chuộng trên thị trường nhưng không ít khách hàng, nhất là
khách hàng ở các tỉnh, bị nhầm lẫn với trà sữa F của công ty K. Việc cố ý sử dụng nhãn hiệu gần giống
với hãng trà sữa N, hình dáng và mẫu mã gần giống như vậy là thể hiện tác động tiêu cực của cạnh tranh
đến việc
A. sử dụng thủ đoạn phi pháp và bất lương.
B. đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường.
C. chạy theo mục tiêu lợi nhuận trước mắt
D. chạy theo mục tiêu lợi nhuận một cách thiếu ý thức.
Câu 36. Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến cầu là
A. giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu, phong tục tập quán.
B. giá cả, thu nhập.
C. thu nhập, tâm lý, phong tục tập quán.
D. giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu.
Câu 37. Vận dụng quan hệ cung- cầu để lí giải tại sao lại có tình trạng "cháy vé" trong một buổi ca nhạc
có nhiều ca sĩ nổi tiếng biểu diễn?
A. cung < cầu.
B. cung > cầu.
C. cung, cầu rối loạn
D. cung = cầu.
Câu 38. Nền tảng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là
Trang 5
A. giáo dục đào tạo và văn hóa.
B. nguồn lực con người và khoa học công nghệ.
C. khoa học công nghệ và kinh tế.
D. giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ.
Câu 39. Thực hiện tốt nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá có
A. tạm thời ổn định bền vững.
B. tác dụng to lớn và toàn diện.
C. bước đầu có ảnh hưởng.
D. tiền đề cho công nghiệp phát triển.
Câu 40. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với phát triển kinh tế tri thức là nội dung cơ bản của
A. tự động hóa.
B. kinh tế tri thức.
C. hiện đại hóa.
D. công nghiệp hóa.
ĐÁP ÁN
1. B
2. C
3. A
4. A
5. A
6. D
7. C
8. C
9. D
10. B
11. C
12. A
13. B
14. D
15. C
16. B
17. D
18. A
19. B
20. A
21. D
22. A
23. A
24. A
25. A
26. B
27. D
28. D
29. C
30. C
31. A
32. C
33. B
34. B
35. A
36. A
37. A
38. D
39. B
40. B
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Chọn đáp án B
Năng lực trách nhiệm pháp lí được hiểu là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định
của pháp luật, có thể nhận thức, điều khiển và chịu trách nhiệm về việc thực hiện hành vi của mình.
Câu 2. Chọn đáp án C
Có bốn hình thức thực hiện pháp luật là: Tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật, sử dụng pháp luật, thi
hành pháp luật.
Câu 3. Chọn đáp án A
Theo SGK Giáo dục công dân 12, sử dụng pháp luật là các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền
của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm.
Câu 4. Chọn đáp án A
Cán bộ, công chức vi phạm kỉ luật phải chịu trách nhiệm kỉ luật với các hình thức khiển trách, cảnh cáo,
hạ bậc lương, chuyển công tác, buộc thôi việc,... không có hình thức phê bình.
Câu 5. Chọn đáp án A
Theo SGK GDCD 12, không làm những việc mà pháp luật cấm được gọi là tuân thủ pháp luật.
Câu 6. Chọn đáp án D
Theo Bộ luật Hình sự, hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác được
quy định với các tội như: Tội giết người, tội cố ý gây thương tích, tội lây truyền HIV cho người khác...
Câu 7. Chọn đáp án C
Trang 6
Theo SGK Giáo dục công dân 12, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm. K đã 16 tuổi nên K đã đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí với mọi tội phạm, dù đó là tội phạm ở mức
độ nào.
Câu 8. Chọn đáp án C
Việc đánh người gây thương tích dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là hành vi vi phạm hình sự. Theo quy
định, nếu tỉ lệ thương tật từ 11\% trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích
theo điều 104 Bộ luật Hình sự. Trường hợp này, M đã đánh N bị thương tích với tỷ lệ thương tật 27% vì
vậy M đã vi phạm hình sự.
Câu 9. Chọn đáp án D
Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu, quan hệ
hợp đồng...) và quan hệ nhân thân (liên quan đến các quyền nhân thân) không thể chuyển giao cho người
khác. Trong trường hợp này, Công ty Z đột nhiên dừng thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính
đáng, nên đã gây thiệt hại cho Công ty L. Hành vi này là vi phạm dân sự.
Câu 10. Chọn đáp án B
Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như
nhau thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau, không phân biệt đối xử.
Câu 11. Chọn đáp án C
Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đó là
cần:đổi mới hệ thống pháp luật, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, tạo điều kiện để công dân
thực hiện quyền và nghĩa vụ. Như vậy, nội dung hạn chế việc thay đổi các Luật, bộ Luật không thuộc
trách nhiệm của nhà nước trong lĩnh vực này.
Câu 12. Chọn đáp án A
Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động nghĩa là, mọi công dân đều có quyền làm việc, tự
do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình, không bị phân biệt đối xử về giới
tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, nguồn gốc gia đình, thành phần kinh tế.
Câu 13. Chọn đáp án B
Một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong lao động là bình đẳng giữa lao động nam và lao
động nữ. Theo đó, người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ vào làm những công việc
nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại. Như vậy, công ty X đã vi phạm quyền bình đẳng giữa lao động nam và
lao động nữ.
Câu 14. Chọn đáp án D
Trong quan hệ tài sản: vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, thể hiện ở
các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Những tài sản chung của vợ, chồng mà pháp luật quy đinh
phải đăng kí quyền sở hữu phải ghi tên cả vợ và chồng. Việc mua, bán, đổi, cho, vay, mượn và những
Trang 7
giao dịch dân sự khác liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình,
việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được bản bạc thỏa thuận giữa vợ và chồng. Như vậy,
hành vi của người chồng đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản.
Câu 15. Chọn đáp án C
Việc làm của một số doanh nghiệp kinh doanh thép lậu đã vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh. Vì
các doanh nghiệp này nhập khẩu lậu thép, tức là không thực hiện nghĩa vụ đóng thuế.
Câu 16. Chọn đáp án B
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là, không ai bị bắt, nếu không có quyết định
của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Không một
ai, dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam, giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc nghi
ngờ không có căn cứ. Vậy việc giam giữ người quá thời hạn quy định là vi phạm quyền bất khả xâm
phạm về thân thể của công dân
Câu 17. Chọn đáp án D
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân có nghĩa là
công dân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm;
không ai được xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. Hành vi của anh T
đã vi phạm quyền này.
Câu 18. Chọn đáp án A
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là, không ai bị bắt, nếu không có quyết định
của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc làm
của A đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể công dân.
Câu 19. Chọn đáp án B
Công dân có quyền sử dụng quyền tự do ngôn luận tại các cuộc họp tại cơ quan, trường hợp tổ dân phố..
bằng cách trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình. Trong
trường hợp này, anh T không thuộc công ty H nên về nguyên tắc không được phép tham gia trong cuộc
họp và không được phép phát biểu ý kiến. Vì vậy, hành vi của giám đốc công ty H là không xâm phạm
quyền tự do ngôn luận. Trong trường hợp này anh T đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về
danh dự và nhâm phẩm khi đã xúc phạm đến nhân viên công ty H. Nhận định sai là Giám đốc công ty
H vi phạm quyền tự do ngôn luận.
Câu 20. Chọn đáp án A
Theo SGK Giáo dục công dân 12, khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công
dân được quy định trong Hiến pháp, là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp trong những
trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại.
Câu 21. Chọn đáp án D
Trang 8
Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết,
tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước. Như vậy, quyền tham gia quản lý
nhà nước và xã hội là quyền gắn liền với việc thực hiện dân chủ trực tiếp của công dân.
Câu 22. Chọn đáp án A
Quyền tố cáo là quyền của công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành
vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại, hoặc đe dọa gây thiệt hại đến
lợi ích Nhà nước, đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Như vậy, việc thông báo
cho cơ quan chức năng về hành vi gian lận thương mại là công dân đã thực hiện quyền tố cáo.
Câu 23. Chọn đáp án A
Quyền khiếu nại là quyền của công dân, cơ quan tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc
hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Trong trường hợp này, chị V
nên sử dụng quyền khiếu nại.
Câu 24. Chọn đáp án A
Quyền khiếu nại là quyền của công dân, cơ quan tổ chức được đề nghị cơ quam, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc
hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Như vậy, ông A đã bị xâm
phạm đến quyền lợi chính đáng của mình, ông A có quyền khiếu nại với công an xã.
Câu 25. Chọn đáp án A
Quyền sáng tạo của công dân là quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy
nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất; quyền về sáng tác
văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học và các lĩnh vực đời
sống xã hội. Như vậy, việc nhà văn T đưa ra sáng kiến trên là thể hiện quyền sáng tạo.
Câu 26. Chọn đáp án B
Quyền sáng tạo của công dân được quy định trong pháp luật, bao gồm quyền tác giả, quyền sở hữu công
nghiệp và quyền hoạt động khoa học, công nghệ.
Câu 27. Chọn đáp án D
Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho
sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học
tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa; được cung cấp thông tin và chăm sóc
sức khỏe; được khuyến khích bồi dưỡng để phát triển tài năng. Những người có tài trong các cơ quan nhà
nước được cử đi học tập ở nước ngoài bằng tiền của nhà nước. Điều này thể hiện quyền phát triển của
công dân.
Câu 28. Chọn đáp án D
Trang 9
Theo SGK GDCD 12 trang 87: Pháp luật quy định những người học giỏi, có năng khiếu được ưu tiên
tuyển chọn vào các trường đại học. Những người có tài được tạo mọi điều kiện để làm việc và phát triển,
cống hiến tài năng cho Tổ quốc. Trong trường hợp này, D đã giành giải nhất cuộc thi sáng tạo Robotcon
cấp quốc gia. Đây là một trong những trường hợp được đặc cách theo quy định của Luật giáo dục. Vì vậy,
việc được tuyển thẳng vào trường Đại học Bách khoa Hà Nội là D đã được hưởng quyền được khuyến
khích, bổi dưỡng để phát triển tài năng.
Câu 29. Chọn đáp án C
Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền
văn hóa, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Xâm phạm đến các hoạt động tôn giáo không phải là hoạt động
xâm phạm đến an ninh quốc gia.
Câu 30. Chọn đáp án C
Theo SGK GDCD 11 trang 7 thì đối tượng lao động được chia làm 2 loại:
- Loại đã trải qua tác động của lao động được cải biến ít nhiều như sợi dệt vải, sắt thép để chế tạo máy.
- Loại có sẵn trong tự nhiên như tôm cá dưới biển, gỗ trong rừng. Vậy đáp án đúng là đối tượng lao động.
Câu 31. Chọn đáp án A
Theo SGK GDCD 11 trang 8 thì trong yếu tố cấu thành tư liệu lao động thì công cụ lao động là quan
trọng nhất, vì nó là căn cứ cơ bản để phân biệt các thời đại kinh tế. Vậy đáp án đúng là các thời đại kinh
tế.
Câu 32. Chọn đáp án C
Theo SGK GDCD 11 trang 9 qua nội dung phần 3 phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối
với các nhân, gia đình và xã hội. Chính vì vậy đáp án đúng là phát triển kinh tế.
Câu 33. Chọn đáp án B
Theo SGK GDCD trang 16 thì thời gian lao động xã hội cần thiết tạo ra giá trị xã hội của hàng hóa. Vậy
đáp án đúng là thời gian lao động xã hội cần thiết.
Câu 34. Chọn đáp án B
Theo SGK GDCD lớp 11 trang 28 thì trong sản xuất, quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo
sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra từng hàng hóa phải phù hợp với thời gian lao động xã hội
cần thiết để sản xuất ra từng hàng hóa đó; và tổng thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra tổng hàng hóa
phải phù hợp với tổng thời gian lao động xã hội cần thiết của tổng hàng hóa đó. Vậy đáp án đúng là anh A
và anh B
Câu 35. Chọn đáp án A
Việc cố ý sử dụng nhãn hiệu gần giống với hãng trà sữa N, hình dáng và mẫu mã gần giống như vậy là
thể hiện tác động tiêu cực của cạnh tranh đến việc sử dụng thủ đoạn phi pháp và bất lương của công ty
F. Bở lẽ, công ty này đã cố tình sử dụng thủ đoạn phi pháp (làm giả nhãn hiệu) để thu về lợi nhuận cao
(sự bất lương trong kinh doanh)
Câu 36. Chọn đáp án A
Đáp án đúng là giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu, phong tục tập quán.
Trang 10
Câu 37. Chọn đáp án A
Vận dụng quan hệ cung cầu ta thấy khi cầu về mặt hàng nào đó tăng cao mà cung ít thì giá cả hàng hóa
tăng. Vậy trong một buổi ca nhạc có nhiều ca sĩ nổi tiếng thì nhu cầu đến xem và thưởng thức của khán
giả sẽ rất đông dẫn đến tình trạng "cháy vé", số lượng vé và ghế ngồi sẽ không đáp ứng đủ so với số
lượng khán giả. Vậy đáp án đúng là cung < cầu.
Câu 38. Chọn đáp án D
Ta thấy giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Vậy đáp án đúng là giáo dục đào
tạo, khoa học công nghệ.
Câu 39. Chọn đáp án B
Theo SGK GDCD lớp 1 1trang 51 thì thực hiện tốt công nghiệp hóa, hiện đại hóa có tác dụng to lớn và
toàn diện. Vậy đáp án đúng là tác dụng to lớn và toàn diện.
Câu 40. Chọn đáp án B
Đáp án đúng là kinh tế tri thức. Bởi trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa rất cần những người lao
động có trình độ tay nghề cao và như vậy phải gắn với kinh tế tri thức.
Trang 11