PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN ĐÔNG HÒA.
TRƯỜNG TH HÒA XUÂN NAM.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
MÔN TOÁN Ở LỚP 4.
Người viết:
Năm học: 2005-2006.
I. MỞ ĐẦU:
1. Lí do chọn đềø tài:
Giáo dục nước ta từ năm 60 của thế kỉ trước. Trong cuộc cải cách giáo
dục lần thứ hai 1980, vấn đề này đã trở thành phương hướng chính, nhằm
đào tạo những con người lao động sáng tạo, làm chủ đất nước. Bởi thế nhà
nước ta đã đặt nhiệm vụ “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu.” Giáo dục là nền
móng của đất nước. Về mặt kiến thức nó là dụng cụ cho con người trang bị
bước vào cuộc sống.
Những năm qua, trong phong trào đổi mới PPDH một số không ít giáo
viên có tâm huyết với nghề, có hiểu biết sâu sắc về bộ môn, có tay nghề
nhạy cảm trước yêu cầu của xã hội đã thực hiện dạy tốt, phản ánh được tinh
thần của xu thế mới. Tuy nhiên phổ biến hiện nay vấn đề là cách dạy thông
báo kiến thức có sẵn, dạy theo phương pháp “thuyết trình có kết hợp với
đàm thoại” là chủ yếu, về thực chất vẫn là”Thầy truyền đạt, trò tiếp nhận và
ghi nhớ.”
Một số nét nổi bật hiện nay nói chung là học sinh chưa biết cách tự học,
chưa học tập một cách tích cực. Nếu tiếp tục theo cách dạy học thụ động như
thế sẽ không đáp ứng được yêu cầu mới của xã hội, sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đấùt nước và sự thách thức nguy cơ tụt hậu trong cạnh
tranh trí tuệ vì thế đòi hỏi đổi mới giáo dục trong đó sự đổi mới căn bản về
PPDH. Đây không phải là vấn đề riêng của đất nước ta mà là vấn đề đang
được quan tâm của mọi quốc gia trong chiến lược phát triển nguồn lực con
người phục vụ các mục tiêu kinh tế xã hội.
Như vậy vấn đề giáo dục có đạt được kết quả tốt hay không đó là yêu
cầu của mỗi giáo viên cần quan tâm đến việc đổi mới PPDH. Chính vì thế
tôi rất quan tâm đến vấn đề này.
2.Mục đích, ý nghĩa của đề tài:
Với mục đích tìm hiểu thực trạng học tập môn Toán, qua môn Toán
nhằm thực hiện mục đích giáo dục và bồøi dưỡng thế hệ trẻ thành những con
người hữu ích cho xã hội. Nhưng để có được những điều như thế, đó chính
là nhờ thế hệ đi trước. Để học sinh thích ứng với điều kiện học tập, lao động
như hiện nay đòi hỏi chính ở cá nhân phải tiếp thu lĩnh hội kiến thức mới,
học hỏi nhiều ở bạn bè, thầy cô,……
Là giáo viên đòi hỏi phải có năng lực và trình độ hiểu biết, có phẩm
chất đạo đức và PPDH tốt. Chính vì thế mà người giáo viên hiểu được nhu
cầu, tâm lí khả năng học tập của học sinh để từ đó rút ra những điều cần thiết
cho giảng dạy. Đây cũng chính là việc nâng cao chất lượng của thầy và trò.
Xác định, kiểm nghiệm học tập môn Toán. Bước đầu hình thành kĩ năng tính
toán, giải một số bài toán đơn. Có những phương pháp thích hợp thì học sinh
sẽ tiếp thu môn Toán sâu và rộng hơn, nhớ lâu hơn, càng thêm thích thú học
môn Toán.
Lôi cuốn việc học tập của học sinh. Học sinh có thái độ thích thú học
Toán.
Hệ thống lại những PPDH và hình thành, củng cố hình thức học tập
nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán.
Để từ đó hiểu nguyên nhân và chất lượng giảng dạy trong nhà trường
được nâng cao.
II. THỰC TRẠNG:
1. Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài:
Toán học là môn khoa học, là một lĩnh vực vô cùng rộng lớn có ảnh
hưởng trực tiếp đến mọi hiện tượng, sự vật của thế giới xung quanh. Có kiến
thức toán học con người mới làm chủ được thế giới khách quan. Mọi ngành
học hầu như đều phải dựa vào cơ sở toán học làm nền tảng, toán học mang
tính logic chặc chẽ từ thấp tới cao, từ tư duy đơn giản đến tư duy phức tạp.
Chính vì thế dù là học sinh ở cấp học nào, lớp nào lượng kiến thức đã
được các nhà khoa học giáo dục nghiên cứu, phân bổ, qui định biên soạn
trong sách giáo khoa là kiến thức chuẩn đòi hỏi mỗi thầy cô giáo đều phải
chuyển tải đầy đủ, chính xác và học sinh phải “Tiêu hóa”, tìm tòi phát minh,
ứng nghiệm… và tích lũy, đồng thời có khả năng vận dụng, sáng tạo và tư
duy.
Vì toán học có tính liên tục logic nên để học tốt môn toán người học
không để bất kì một lỗ hỏng kiến thức nào dù là kiến thức đơn giản.Vì toán
học có sự tư duy cao, dễ gây đến tình trạng căng thẳng, khô khan nên người
thầy phải luôn luôn tìm tòi và phát minh ra những PPDH mới nhằm gây sự
hứng thú học tập và chiếm lĩnh tri thức của học sinh. Tạo sự mềm dẻo, sinh
động, hấp dẫn trong quá trình dạy học.
Trong các PPDH truyền thống đặc trưng của bộ môn, người thầy giáo
cũng phải mạnh dạn vận dụng những PPDH mới để học sinh tự: Bắt chước
mẫu, tìm tòi, sáng tạo,… Ngoài ra người thầy còn phải biết phân loại từng
đối tượng học sinh Giỏi, Khá, Trung Bình và Yếu để có những phương pháp
phù hợp từng đối tượng.
2. Thực trạng và phân tích thực trạng:
Qua 4 năm thực hiện cải cách giáo dục, tôi thấy chất lượng học sinh học
môn toán có nâng cao nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của ngành
giáo dục. Những giải pháp của tổ, của nhà trường đưa ra nhưng thực sự chưa
có hiệu quả cao. Những con số cụ thể sau khi tổng hợp chất lượng điển hình
khối lớp 5 như sau:
( Qua khảo sát đầu năm- Năm học 0-0)
Xếp loại
Lớp
Giỏi Khá Trung bình yếu
SL TL % SL TL % SL TL % SL TL %
T. cộng
Qua bảng thống kê trên tôi thấy chất lượng môn toán của học sinh khối
lớp 5 chưa cao. Dựa trên số liệu và cơ sở phân tích trên. Tôi đã phát hiện ra
những phương pháp dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng học sinh .
Đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy giáo viên và phát huy tính tích cực
chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập.
Thực ra cuối năm học trước đã là trên 40% học sinh khá giỏi, trên 50%
học sinh trên trung bình, 10% yếu. Như vậy chỉ qua 3 tháng học sinh giảm
sút đi hơn một nửa, chúng ta tìm hiểu một khía cạnh khác trong tổng số 39
em, chỉ có 15 em là thích học môn toán, 15 em cho rằng môn toán quá khó,
số còn lại hầu như sợ học môn toán.
Đối với giáo viên, thời gian bố trí cho đầu tư bài dạy cũng chưa thỏa
đáng so với các môn học khác .
Tài liệu tham khảo còn ít, PPDH vẫn vận dụng các phương pháp truyền
thống, các chuyên đề của ngành và bồi dưỡng thay sách.
Qua thực trạng bản thân tôi thấy được nguyên nhân và bản chất của
hiện tượng đó như sau:
-Về nhu cầu học tốt môn Toán hầu như học sinh và phụ huynh nào cũng
mong muốn. Tuy nhiên phương pháp học, học thế nào? là điều mà các em và
gia đình còn lúng túng chưa bết khắc phục ra sao?
-Các em học môn toán còn mang tính chất học từng chương chưa thực
chịu khó tập trung tư duy, sáng tạo. Thậm chí còn mang tính chất máy móc
hay chỉ là học để đối phó với thầy cô giáo .
- Về phía gia đình, nhiều bậc phụ huynh không đủ khả năng về phương
pháp để hướng dẫn, chỉ bảo các em nên tình trạng phó mặc và ủy thác cho
thầy cô giáo là phổ biến, vì thế kiến thức cũ học sinh đã quên (không có khả
năng hệ thống, củng cố.) dẫn đến kiến thức mới khó tiếp thu và nắm bắt
được, lổ hỏng ngày càng lớn. Học không hiểu dẫn đến chán không còn hứng
thú,...
- Về phía thầy cô giáo: Hầu hết chúng ta chỉ dừng lại trong khuôn khổ “
Nội dung chương trình 40 phút.” Một lớp có nhiều đối tượng chúng ta cũng
chưa quản lí được đầy đủ, phân lượng kiến thức cho từng nhóm đối tượng,
đặc biệt là kiến thức nâng cao cho học sinh khá giỏi không có thời gian bố
trí.
- Với vai trò vị trí người hướng dẫn, người tổ chức đôi khi còn cứng,
thậm chí áp đặt, chưa có linh hoạt, mềm dẻo, thiếu sự động viên giúp đỡ,
thiếu sự tác động kích thích kịp thời, bỏ qua sai sót của học sinh. Yếu tố xây
dựng bầu không khí thi đua học tập sinh động để hình thành năng lực toán
học, xây dựng tính cần cù, chăm chỉ, chịu khó tìm tòi, phát minh, ứng
nghiệm trong học sinh vẫn còn tính chất hình thức, chưa có chiều sâu. Các
loại bài soạn hầu như còn trung thành tuỵêt đối với nội dung yêu cầu SGK
và SGV, chưa mạnh dạn thay đổi hình thức dẫn đến tình trạng học sinh học
máy móc ( có nhiều học làm bài kết quả cuối cùng là đúng, tuy nhiên từng
công đoạn đều sai hoặc viết sai số, đặt phép tính chưa đúng,…)
- Lượng bài tập nâng cao ở SGK vẫn còn ít hơn nữa giáo viên cũng
chưa thực sự chú tâm, cho rằng phần này chỉ dành cho đối tượng học sinh
Khá Gûiỏi tự nghiên cứu là chính, chưa đòi hỏi tất cả học sinh đều phải
chuẩn bị dẫn đến tình hình chung là dễ “ bỏ qua” không hề hay biết.
- Hình thức kiểm tra còn thiếu sự thường xuyên và liên tục, đặt vấn đề
còn mang tính chất chung chưa cụ thể cho từng đối tượng, mà đặc biệt là học
sinh yếu kém.
III. PHƯƠNG PHÁP CẢI TIẾN:
1.Nội dung cải tiến:
Căn cứ mục đích ý nghĩa của đề tài, qua thực trạng tình hình của lớp
học bản thân tôi đã mạnh dạn vận dụng khai thác những phương pháp đặc
trưng trong nội dung cải tiến như sau:
a. Đối với học sinh:
- Chủ yếu là xây dựng phương pháp học tập và phong cách học kết hợp
tự rèn luyện và hình thành mạng lưới học nhóm, học tổ, học bất kì nơi nào,
dù ở nhà, ở trường cũng luôn phải nghiêm túc và tập trung trong khi học tập.
- Không được bỏ qua hay lơ là dù một bài tập nhỏ, dù một bài tập đơn
giản, hay một nội dung ngắn gọn.
- Từ kiến thức toán đã học phải rèn luyện kĩ năng thực nghiệm, tư duy,
sáng tạo.
- Mỗi học sinh đều phải có vở ghi chép những kiến thức trọng tâm của
từng phần, từng chương, hoặc ghi chép những công thức, những ý tưởng
sáng tạo, những gì mà học sinh cảm thấy cần phục vụ cho việc học môn
Toán,…
- Ngoài SGK mỗi học sinh đều phải có sách bài tập, sách tham khảo,
sách nâng cao để nghiên cứu thêm ở nhà.
- Chuẩn bị cho một tiết học, từng đối tượng học sinh được giao nhiệm
vụ cụ thể. Trưởng nhóm học tập giúp giáo viên kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở
bước đầu và có nhiệm vụ báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên cho thầy
cô giáo.