Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bình luận các đặc điểm của pháp luật cộng đồng ASEAN trong mối tương quan với pháp luật của liên minh châu âu – EU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.77 KB, 14 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8
tháng 8 năm 1967 trên cơ sở Tuyên bố Bangkok, với 5 nước thành viên
ban đầu là Indonesia, Malaysia, Philipines, Singapore và Thailand. Sau
40 năm tồn tại và phát triển với nhiều thăng trầm, ASEAN ngày nay đã
trở thành một tổ chức hợp tác khu vực liên Chính phủ bao gồm cả 10
quốc gia Đông Nam Á (thêm 5 nước là Brunei, Campuchia, Lào,
Myanma và Việt Nam), là một thực thể chính trị-kinh tế quan trọng ở
Châu Á-Thái Bình Dương và là đối tác không thể thiếu trong chính sách
khu vực của các nước lớn và các trung tâm quan trọng trên thế giới. Hiện
nay, ASEAN đang chuyển sang giai đoạn phát triển mới với mục tiêu bao
trùm là hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và hoạt động dựa
trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN. Để hiểu rõ hơn về pháp luật
cộng đồng ASEAN, nhóm em xin trình bày đề tài: “Bình luận các đặc
điểm của Pháp luật cộng đồng ASEAN trong mối tương quan với pháp
luật của Liên minh châu Âu – EU”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Khái quát về Liên minh châu Âu – EU.
1. Liên minh châu Âu là gì?
Liên minh châu Âu hay liên hiệp châu Âu, viết tắt là EU, là một liên minh
kinh tế chính trị bao gồm 27 quốc gia thành viên chủ yếu thuôc châu Âu.
EU được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1 tháng 11 năm
1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC). EU có nguồn gốc từ Cộng đồng
Than thép châu Âu thành lập từ sáu nước năm 1951 và Hiệp ước Rome
thành lập năm 1957 từ những nước này. Từ đó EU lớn mạnh về số lượng
thông qua việc mở rộng và về sức mạnh thông qua việc bổ sung những
lĩnh vực chính sách vào thẩm quyền của EU.
Là một tổ chức quốc tế, EU hoạt động thông qua một hệ thống siêu quốc
gia và liên chính phủ hỗn hợp. Trong lĩnh vực nào đó, quyết định tạo ra



thông qua thoả thuận giữa các nước thành viên, trong khi ở các lĩnh vực
khác, những cơ quan siêu quốc gia độc lập chịu trách nhiệm thực hiện mà
không cần có một sự nhất trí giữa các nước thành viên.
2. Khái quát về pháp luật Liên minh châu ÂU.
a)

Khái niệm về pháp luật Liên minh châu Âu

Pháp luật liên minh châu Âu là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm
pháp luật do Liên minh châu Âu xây dựng và ban hành, có hiệu lực áp
dụng thống nhất và trực tiếp đối với các thể nhân, pháp nhân, các quốc
gia thành viên và các cơ quan thiết chế của Liên minh châu Âu.
b)
-

Đặc điểm pháp luật liên minh châu Âu
Thứ nhất, là cơ sở pháp lí cho mọi hoạt động của Liên minh châu

Âu. Ta có thể kể đến ba văn bản pháp luật tương ứng với ba trụ cột của liên
minh châu Âu. Đó là Hiệp ước Liên minh châu Âu, Hiệp ước Amsterdam và
Hiệp ước Nice. Ba hiệp ước này quy định về mọi vấn đề phát sinh trong
Liên minh châu Âu. Đó là các vấn đề an ninh, chính trị, kinh tế trong Liên
minh. Đó chính là những hiệp ước tạo ra các thể chế chính trị của Liên minh
châu Âu cũng như cung cấp cho các thể chế chính trị đó thẩm quyền thực
hiện các mục tiêu và chính sách đã đặt ra ngay trong chính các hiệp ước.
Những thẩm quyền này bao gồm thẩm quyền lập pháp ảnh hưởng trực tiếp
đến tất cả các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu và công dân của các
quốc gia thành viên đó.Liên minh châu Âu có đầy đủ tư cách pháp nhân để
kí kết các thỏa thuận và điều ước quốc tế.
Thứ hai, là hệ thống độc lập với pháp luật quốc gia thành viên và có

giá trị cao hơn nội luật. Khác với Hiệp ước Hiến pháp, hiệp ước Lisbon
không có điều luật nào chính thức quy định pháp luật Liên minh châu Âu có
tính ưu thế hơn pháp luật quốc gia thành viên, nhưng trong một tuyên bố
đính kèm với hiệp ước đã phát sinh hiệu lực thì có đề cập đến ý kiến của
Hội đồng dịch vụ pháp lý nhắc lại án lệ của tòa án phù hợp với đặc điểm
này. Đó là án lệ Falmino Costa. Theo án lệ này thì tòa án Italia đã đưa tới


tòa án công lý châu Âu yêu cầu phán quyết sơ bộ. Tòa án công lý châu Âu
đã đưa ra phán quyết xác nhận giá trị ưu tiên áp dụng pháp luật liên minh
châu Âu so với pháp luật quốc gia thành viên. Trong phán quyết của mình,
tòa án nhấn mạng “sự hạn chế chủ quyền” của các quốc gia thành viên theo
tinh thần của các quy định trên vì các quốc gia thành viên đã thỏa thuận trao
quyền cho các thiết chế của cộng đồngvới mục đích là thực hiện mục tiêu
của Hiệp ước. Như vậy, qua phán quyết của tòa công lý Liên minh châu Âu
đã công nhận hiệu lực tối cao của nguồn luật gốc của liên minh châu Âu so
với các đạo luật trong hệ thống pháp luật quốc gia và khi thỏa mãn những
điều kiện nhất định , các quy định của nguông luật gốc sẽ có hiệu lực trực
tiếp. Tóm lại, hiệu lực của pháp luật EU có hiệu lực pháp lý cao hơn luật
quốc gia thành viên, đồng nghĩa cao hơn cả Hiến pháp. Nếu có mẫu thuẫn
giữa pháp luật liên minh châu Âu và Hiến pháp của quốc gia thành viên thì
hiến pháp phải thay đổi. Pháp luật EU được tự động đưa vào nội luật của
quốc gia thành viên. Tòa án quốc gia có nghĩa vụ áp dụng và bảo đảm thực
thi pháp luật Liên minh châu Âu.
-

Thứ ba, không phải là luật quốc tế cũng không phải là luật quốc gia

vì nó vừa mang tính quốc tế vừa mang tính quốc gia. Điều này được thể
hiện rõ nết trong nguồn luật của pháp luật Liên minh châu ÂU. Trước tiên,

pháp luật liên minh châu Âu được lấy từ hiệp ước đã được ký kết giữa các
quốc gia thành viên hoặc giữa EU với quốc gia và tổ chức quốc tế khác, với
bản chất là điều ước quốc tế. Do đó, pháp luật liên minh châu Âu không
phải là luật quốc tế nhưng mang tính quốc tế. Mặt khác, một số văn bản
pháp luật của các thiết chế trong pháp luật EU ban hành có hiệu lực trực
tiếp đối với các chủ thể của quốc gia thành viên mà không cần quá trình nội
luật hóa. Trường hợp đó, pháp luật liên minh châu Âu EU đã thay thế pháp
luật quốc gia thành viên trong việc điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh ở


từng quốc gia thành viên. Do đó, pháp luật liên minh châu Âu mang tính
quốc gia nhưng không phải là pháp luật quốc gia.
II. Khái quát về Cộng đồng ASEAN.
1. Cộng đồng ASEAN là gì?
Cộng đồng ASEAN (ASEAN Community – AC) là liên kết của các quốc
gia ASEAN trên cơ sở thiết chế và thể chế pháp lý bao gồm ba trụ cột :
Cộng đồng chính trị - an ninh, Cộng đồng kinh tế và Cộng đồng văn hóa –
xã hội nhằm xây dựng ASEAN trở thành một tổ chức quốc tế năng động,
thịnh vượng, vững mạnh và bản sắc chung.
Như vậy, cộng đồng ASEAN không thay thế ASEAN mà chỉ là cấp độ liên
kết cao hơn của ASEAN.
2. Pháp luật cộng đồng ASEAN.
Cũng giống như pháp luật Liên minh châu Âu, pháp luật cộng đồng ASEAN
là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do ASEAN xây dựng và
ban hành nhằm điều chỉnh các qun hệ của cộng đồng ASEAN phát sinh trên
mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị - an ninh, văn hóa – xã hội. Tuy nhiên, về đặc
điểm pháp luật của hai tổ chức này lại có những nét khác nhau rõ rệt. Để
thấy được sự khác nhau này, nhóm em xin đưa ra phần bình luận dưới đây
về đặc điểm của pháp luật cộng đồng ASEAN trong mối tương quan với
pháp luật Liên minh châu Âu.

III. Đặc điểm của pháp luật cộng đồng Asean trong mối tương quan
với pháp luật Liên minh Châu Âu:
Thứ nhất, về quan hệ do pháp luật cộng đồng Asean điều chỉnh.
Quan hệ do pháp luật cộng đồng Asean điều chỉnh chủ yếu là quan hệ
phát sinh giữa các quốc gia trong Cộng đồng Asean. Nghĩa là chủ thể của
các quan hệ pháp luật cộng đồng Asean chủ yếu là các quốc gia trong
cộng đồng Asean. Đây là mối quan hệ cơ bản được điều chỉnh trong hệ
thống pháp luật quốc tế nói chung cũng như Asean và Liên minh Châu
Âu nói riêng. Pháp luật Liên minh Châu Âu cũng chú trọng điều chỉnh
các quan hệ giữa các quốc gia thành viên của mình. Tuy nhiên, không chỉ
có vậy, Pháp luật liên minh châu Âu còn điều chỉnh quan hệ giữa các thể


nhân, các công dân EU đối với những lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh
của pháp luật Liên minh. Trong khi đó, pháp luật cộng đồng Asean không
có điều này. Chứng tỏ pháp luật Liên minh châu Âu đã được xây dựng
một cách quy mô, có hệ thống, có tầm ảnh hưởng lớn và thực đi sâu vào
đời sống của toàn bộ liên minh Châu Âu hơn là pháp luật cộng đồng
Asean. Điều này xuất phát từ sự phát triển về kinh tế, xã hội và trình độ
lập pháp của các quốc gia trong cộng đồng Asean còn non kém nên chưa
thể xây dựng được một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh có tầm ảnh hưởng
trực tiếp và sâu rộng như pháp luật của EU. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật
Cộng đồng Asean cũng đang làm khá tốt vai trò điều chỉnh các quan hệ
phát sinh giữa các quốc gia trong cộng đồng Asean để hợp tác xây dựng
một Asean hòa bình, cùng phát triển ổn định.
Ngoài ra, pháp luật Cộng đồng Asean còn điều chỉnh quan hệ hợp
tác trong một số lĩnh vực giữa Asean với các đối tác ngoài Asean (hợp tác
ngoại khối), điển hình là quan hệ giữa các quốc gia như Hoa Kỳ, Nga,
Hàn Quốc, Trung Quốc…tham gia Diễn đàn khu vực Asean (ARF), quan
hệ giữa các quốc gia thành viên của Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông

Nam Á…Hợp tác ngoại khối là vấn đề ngày càng được chú trọng trong
bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Về bản chất, pháp luật điều chỉnh quan hệ
đối ngoại của Asean – giữa Asean với các quốc gia không phải thành viên
Asean hoặc các tổ chức quốc tế khác – là pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, để
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hầu hết các quốc gia còn non yếu
trong cộng đồng Asean, pháp luật Cộng đồng Asean cũng điều chỉnh quan
hệ hợp tác trong một số lĩnh vực giữa Asean và các quốc gia khác. Đặc
điểm này cũng mang một số nét tương đồng đối với Pháp luật liên minh
châu Âu. Pháp luật liên minh châu Âu cũng điều chỉnh các quan hệ trong
một số lĩnh vực giữa EU và các nước khác như Mỹ, Nhật Bản, Trung
Quốc v.v…Điều này được thể hiện ở việc, mặc dù trong quan hệ quốc tế
với các chủ thể của Luật quốc tế khác, EU cũng tham gia vào các điều


ước quốc tế. Nhưng Luật gốc của EU vẫn có hiệu lực cao hơn các điều
ước quốc tế này.
Về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền điều chỉnh của pháp luật,
quan hệ pháp luật Cộng đồng Asean phát sinh trong tất cả các lĩnh vực
hợp tác kinh tế, chính trị - an ninh và văn hóa xã hội. Cộng đồng Asean
bao gồm ba trụ cột Cộng đồng chính trị - an ninh, Cộng đồng kinh tế và
Cộng đồng văn hóa – xã hội. Do vậy pháp luật Cộng đồng Asean cũng
được phân chia thành ba lĩnh vực chính: Luật Cộng đồng chính trị-an
ninh, Luật Cộng đồng kinh tế và Luật Cộng đồng văn hóa-xã hội Asean.
Có thể thấy các lĩnh vực thuộc thẩm quyền điều chỉnh của pháp luật
Asean rộng lớn và toàn bộ ở cả ba lĩnh vực lớn là kinh tế, chính trị - an
ninh và văn hóa xã hội. Yếu tố này đã thể hiện được mong muốn liên kết,
hợp tác một cách toàn diện của các quốc gia trong cộng đồng Asean.
Cũng giống với Asean, Pháp luật EU cũng điều chỉnh các quan hệ phát
sinh trong các lĩnh vực nhất định, nhưng do nền tảng của sự hợp tác giữa
các quốc gia thành viên EU là nền tảng về kinh tế rồi mới tiến tới hợp tác

về chính trị nên những lĩnh vực thuộc sự điều chỉnh của pháp luật liên
minh châu Âu cũng chủ yếu là các vấn đề liên quan tới kinh tế và được
quy định một cách rât cụ thể chứ không chung chung trên cả ba phương
diện lớn như cách quy định của Pháp luật Cộng đồng Asean. Cụ thể, Pháp
luật Liên minh Châu Âu chỉ điều chỉnh những lĩnh vực thuộc thẩm quyền
của Liên minh bao gồm: Liên minh thuế quan; Các quy định về cạnh
tranh điều chỉnh chức năng của thị trường nội địa; Chính sách tiền tệ với
các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu; Thị trường nội địa; Các
chính sách xã hội được xác định trong Hiệp ước; Gắn kết kinh tế, xã hội
và các vùng v.v…( Điều 3, Điều 4, Hiệp ước về chức năng của Liên minh
châu Âu 2009). Như vậy, so với cách quy định của pháp luật liên minh
châu Âu, cách quy định về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền điều chỉnh của
pháp luật cộng đồng Asean tuy rộng lớn và bao quát nhưng hoạt động


chưa thực sự hiệu quả vì chưa chỉ được ra các vấn đề trọng tâm thuộc sự
điều chỉnh của pháp luật cộng đồng các quốc gia Asean, dễ gây ra sự lúng
túng trong hoạt động áp dụng pháp luật khi có tranh chấp xảy ra.
Thứ hai, về xây dựng pháp luật Cộng đồng Asean. Có thể nhận thấy
rằng, cả pháp luật Cộng đồng ASEAN và pháp luật Liên minh châu Âu
đều ban hành dựa trên cơ chế tham vấn. Cơ chế tham vấn này được hiểu
là sự tham gia của tất cả các quốc gia thành viên của ASEAN và Liên
minh châu Âu trong vấn đề xây dựng pháp luật. Cơ chế này giúp cho
quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên trong hai tổ chức này
được đảm bảo vì tất cả các quốc gia này đều tham gia vào quá trình xây
dựng luật. Nhưng bên cạnh đó, pháp luật Cộng đồng ASEAN do Cộng
đồng ASEAN ban hành còn dựa trên cơ chế đồng thuận (căn cứ theo Điều
20 Hiến chương ASEAN) khác với pháp luật của Liên minh châu Âu
được dựa trên nguyên tắc “đồng thuận kép”.
Cơ chế đồng thuận trong việc xây dựng pháp luật Cộng đồng ASEAN ở

đây được hiểu là các quyết định và văn bản pháp lý của ASEAN chỉ được
ban hành trên cơ sở đồng thuận của tất cả các quốc gia thành viên. Ưu
điểm của cơ chế này là đảm bảo cho tất cả các nước trong ASEAN có
quyền bình đẳng với nhau trong quyết định các vấn đề của Cộng đồng,
đảm bảo cho ASEAN có thể tồn tại và phát triển theo định hướng “thống
nhất trong đa dạng” kể từ khi thành lập cho đến nay. Tuy nhiên, nguyên
tắc này nhiều khi lại làm chậm tiến trình hợp tác của Cộng đồng nói riêng
và ASEAN nói chung. Do sự đa dạng về thể chế chính trị, trình độ phát
triển kinh tế và nhiều nét khác biệt về văn hóa – xã hội giữa các quốc gia
thành viên nên quá trình thương lượng để có sự đồng thuận của tất cả
quốc gia thành viên thường kéo dài rất lâu, thậm chí quyết định hoặc văn
bản pháp luật không được thông qua khi thiếu sự đồng thuận của chỉ một
quốc gia thành viên.
Còn quá trình xây dựng pháp luật của Liên minh châu Âu lại được áp
dụng nguyên tắc “đồng thuận kép”, theo đó quyết định được thông qua


khi phải có đa số quốc gia thành viên bỏ phiếu thuận và số phiếu thuận
đảm bảo đại diện cho đa số dân số của Liên minh châu Âu). Có thể thấy
rằng, việc áp dụng cơ chế đồng thuận giống như của Cộng đồng ASEAN
khó khả thi bởi vì Liên minh châu Âu bao gồm 27 nước vì vậy không thể
tránh khỏi trong quá trình ban hành pháp luật không vấp phải những ý
kiến trái ngược. Theo nguyên tắc này thì quá trình xây dựng pháp luật
vừa đảm bảo quyết định của Liên minh châu Âu được thông qua một cách
nhanh chóng và kịp thời (không cần phải có sự đồng thuận của tất cả các
quốc gia), vừa đảm bảo lợi ích và chủ quyền của đa số các quốc gia và lợi
ích của đa số dân chúng Liên minh (quyết định chỉ được thông qua khi đa
số quốc gia bỏ phiếu thuận và các phiếu thuận phải đảm bảo đại diện cho
đa số dân chúng của Liên minh). Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng có
những hạn chế nhất định, bởi do chỉ áp dụng nguyên tắc “đa số kép” nên

sẽ không thể tránh khỏi khi pháp luật ban hành sẽ có rất nhiều quốc gia
trong Liên minh châu Âu sẽ không áp dụng được, hoặc nếu áp dụng sẽ
mất rất nhiều thời gian.
Thứ ba, thực thi pháp luật Cộng đồng Asean. Trong bất cứ một cộng
đồng nào, bên cạnh việc xây dựng hệ thống các quy phạm pháp luật cần
phải xây dựng cơ chế thực thi các quy phạm pháp luật đó, để đảm bảo
quyền, lợi ích của tất cả các chủ thể có liên quan. Thực thi pháp luật Cộng
đồng Asean là nghĩa vụ của các bên có liên quan, được thực hiện thông
qua hoạt động của các quốc gia thành viên, các thiết chế cộng đồng và đối
tác của Asean.
- Thực thi pháp luật Cộng đồng Asean của các quốc gia Asean được thực
hiện thông qua hoạt động pháp lí của các quốc gia thành viên, theo cơ chế
chung hoặc cơ chế riêng theo từng lĩnh vực cụ thể. Trên cơ sở của pháp
luật cộng đồng Asean về từng lĩnh vực, các quốc gia thành viên Asean sẽ
tự xây dựng cho mình cơ chế quốc gia để thực hiện các quy định của
pháp luật trong từng lĩnh vực cụ thể đó hay còn được gọi là hình thức nội


luật hóa. Trong khi đó, trừ các quy phạm dưới dạng Chỉ thị (Directive),
pháp luật liên minh châu Âu lại có hiệu lực trực tiếp tại các quốc gia
thành viên. Nghĩa là, Luật EU được viện dẫn trực tiếp tại các quốc gia
thành viên mà không cần phải qua bất kỳ một thủ tục có tính quốc gia nào
như nội luật hóa nếu thỏa mãn các điều kiện: rõ ràng, cụ thể và vô điều
kiện. Công dân trong Liên minh cũng có quyền yêu cầu toà án quốc gia
giải thích pháp luật trong nước đúng với quy định của Luật liên minh.
Quy định này giúp cho việc thực thi pháp luật liên minh châu Âu được
tiến hành một cách nhanh chóng, ít tốn kém do không cần phải tiến hành
xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trong các nước thành viên cho
phù hợp với các quy định của pháp luật liên minh. Còn đối với Asean,
nếu so sánh với Liên minh châu Âu về hiệu quả hoạt động và mức độ liên

kết thành một khối vững mạnh thì Asean chưa thể đạt tới mức độ đó nên
chưa thể thực hiện việc áp dụng trực tiếp các quy định của pháp luật cộng
đồng Asean tại các nước trong khối Asean. Việc tiến hành nội luật hóa,
chuyển hóa thường mất nhiều thời gian, khiến cho việc thực thi pháp luật
cộng đồng Asean không được tiến hành nhanh chóng, hiệu quả như pháp
luật liên minh châu Âu. Tuy nhiên ở trên một khía cạnh khác, việc viện
dẫn trực tiếp các quy định của pháp luật cộng đồng tại các quốc gia thành
viên cũng dẫn đến sự thay thế các quy định của pháp luật quốc gia bằng
pháp luật cộng đồng. Ở Asean, các quốc gia thành viên đều có thể chế
chính trị, tôn giáo, phong tục tập quán, trình độ phát triển rất khác nhau,
việc áp dụng trực tiếp một loại luật chung cho tất cả các quốc gia nếu
không phù hợp với điều kiện và khả năng của quốc gia, dễ dẫn đến sự
mâu thuẫn trong việc thực thi pháp luật, cần phải có sự chuyển hóa và
quy định một cách mềm dẻo, linh hoạt hơn tại các quốc gia thành viên.
Các quốc gia sẽ tự xây dựng cho mình các cơ chế quốc gia cho phù hợp
với khả năng, điều kiện của quốc gia mình nhưng vẫn đảm bảo áp dụng
theo như các quy định của pháp luật Cộng đồng. Việc quy định nội luật


hóa các quy định của pháp luật Cộng đồng Asean như hiện nay là phù
hợp hơn với tình hình thực tế tại khu vực.
Đồng thời để tiến hành thực thi pháp luật Cộng đồng Asean, các quốc gia
Asean cũng tiến hành thực hiện các quy định của pháp luật Cộng đồng
theo cơ chế chung chẳng hạn, các quốc gia thành viên cùng tiến hành
hành động tập thể trong khuôn khổ Diễn đàn Khu vực Asean – ARF, Hội
nghị bộ trưởng tư pháp các quốc gia Asean (ALAWMM), Hội nghị bộ
trưởng Asean về tội phạm xuyên quốc gia (AMMTC)…
- Thực thi pháp luật của các thiết chế Cộng đồng Asean được thực hiện
thông qua hoạt động chức năng theo nhiệm vụ của các thiết chế trong
cộng đồng, cụ thể:

 Hội nghị cấp cao sẽ thực thi những biện pháp thích hợp để xử lí các
tình huống khẩn cấp tác động tới Asean;
 Hội đồng điều phối thực thi các hoạt động được nêu trong Hiến
chương hoặc những hoạt động khác do Hội nghị cấp cao chỉ thị.
 Các hội đồng Cộng đồng đảm bảo việc triển khai các quyết định có
liên quan của Hội nghị cấp cao.
 Các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng thực hiện các thỏa thuận và
quyết định của Hội nghị cấp cao trong lĩnh vực của mình.
 Ủy ban thường trực Asean thực thi các nhiệm vụ do Hội đồng điều
phối Asean quyết định.
Như vậy, do xuất phát từ mô hình cơ cấu tổ chức với một cơ quan quyền
lực cao nhất là Hội nghị cấp cao và các cơ quan cấp dưới, nên tất cả thiết
chế pháp lý của Asean đều có chức năng thực thi các quyết định của cơ
quan cấp trên trong cộng đồng Asean theo thứ bậc và theo chức năng của
mình. Đây là một điểm khác với Liên minh châu Âu, ở EU, Ủy ban châu
Âu (The European Commission) với tư cách là cơ quan hành pháp của
liên minh, sẽ chịu trách nhiệm thực thi trong thực tế các quyết định mà
Nghị viện và Hội đồng Bộ trưởng Châu Âu đã đưa ra. Việc giao trách
nhiệm thi hành pháp luật cho một cơ quan trong liên minh nên không gây
ra sự trồng tréo về thẩm quyền, việc thực thi pháp luật cũng được thực


hiện dễ dàng hơn so với Asean. Ví dụ ở Asean, Hội đồng điều phối, các
hội đồng cộng đồng và các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng đều có
trách nhiệm thực hiện các quyết định của Hội nghị cấp cao, như vậy việc
xác định những quyết định nào của Hội nghị cấp cao do cơ quan cấp dưới
nào chịu trách nhiệm thi hành trong từng trường hợp trên thực tế cần phải
được quy định chi tiết và cụ thể nếu không sẽ gây ra sự trồng tréo hoặc
đùn đẩy trách nhiệm.
Thứ tư, về giám sát thực thi pháp luật và giải quyết tranh chấp thì đều có

sự khác biệt nhất định giữa Cộng đồng ASEAN và Liên minh châu Âu.
Đối với chức năng giám sát thực thi pháp luật của Cộng đồng
ASEAN được quy định cho tất cả các thiết chế của Cộng đồng, từ Hội
nghị cấp cao đến Ban thư ký ASEAN. Tuy nhiên, cơ chế này không được
quy định thống nhất mà nó có ở hầu hết các văn bản pháp lý của ASEAN,
từ Hiến chương cho tới các văn bản hợp tác chuyên ngành. Mỗi văn bản
pháp luật lại quy định các thủ tục giám sát khác nhau, tùy thuộc vào từng
lĩnh vực hợp tác cụ thể. Chính sự không tập trung và thống nhất này đã
làm giảm hiệu quả giám sát thực thi pháp luật của Cộng đồng. Ngược lại,
chức năng giám sát thực thi pháp luật của Liên minh châu Âu lại được
giao cho một thiết chế nhất định cho chính là Ủy ban châu Âu với những
trình tự thủ tục giám sát cụ thể và chặt chẽ.
Về cơ chế giải quyết tranh chấp, cho đến nay ASEAN đã xây dựng được
một hệ thống các quy định pháp luật tương đối hoàn chỉnh và hiện đại về
giải quyết tranh chấp. Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN bao gồm:
giải quyết tranh chấp về chính trị - an ninh, giải quyết tranh chấp về kinh
tế - thương mại, và giải quyết tranh chấp trong một số lĩnh vực chuyên
ngành. Tuy nhiên với đặc thù của truyền thống Đông Nam Á và “phương
thức ASEAN”, cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN hầu như không
được áp dụng trên thực tế, các tranh chấp xảy ra chủ yếu được giải quyết
theo con đường thương lượng hòa giải. Vì vậy, các tranh chấp này thường
không được giải quyết triệt để (tranh chấp giữa Trung Quốc và các quốc


gia trong ASEAN về vấn đề biển Đông) và nhiều trường hợp cần phải có
sự hỗ trợ của các tổ chức liên chính phủ như Liên hợp quốc. Còn đối với
Liên minh châu Âu thì cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định trong
Hiệp ước Lisbon 2009, theo đó Tòa án châu Âu là thiết chế chính trong
việc giải quyết các tranh chấp bao gồm: các tranh chấp giữa các thiết chế,
các quốc gia thành viên, pháp nhân và công dân châu Âu.

Như vậy, có thể thấy, Cộng đồng ASEAN vẫn chưa phát triển và đạt đến
mức hoàn thiện như của Liên minh châu Âu cả về thiết chế lẫn pháp luật.
Nhưng phải nhận thấy rằng, nếu như Liên minh châu Âu được xây dựng
như “quốc gia liên bang” khi các quốc gia thành viên đã tự nhường một
số quyền cho Liên minh thì Cộng đồng ASEAN vẫn chỉ là sự liên kết
giữa các quốc gia để thiết lập ra một tổ chức liên chính phủ và cái liên kết
này vẫn còn khá lỏng lẻo. Bên cạnh đó cũng còn phải kể đến trình độ lập
pháp của Cộng đồng ASEAN và Liên minh cũng có sự khác biệt đáng kể
và rất nhiều yếu tố khác nữa mà pháp luật Cộng đồng ASEAN chưa có sự
phát triển hoàn thiện như của pháp luật Liên minh châu Âu.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ.
Có thể nói nếu so sánh với các tổ chức hợp tác khu vực ở châu á, châu
Phi thì Asean có thể tự hào là tổ chức hợp tác khi vực phát triển thành
công nhất. Tuy nhiên, để có thể sánh ngang với Liên minh châu Âu - Eu
thì cộng đồng Asean còn phải nỗ lực và phấn đâu rất nhiều. Việc nghiên
cứu các đặc điểm của Pháp luật cộng đồng Asean trong mối tương quan
với pháp luật của Liên minh châu Âu – Eu đã chỉ ra cho chúng ta rất
nhiều trong việc hoàn thiện pháp luật cộng đồng Asean. Chỉ khi pháp luật
cộng đồng Asean được hoàn thiện thì những mục tiêu chung cũng như
mục tiêu cụ thể của cộng đồng Asean mới được thực hiện tốt và đạt hiệu
quả tốt.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình Pháp luật cộng đồng ASEAN – Nxb CAND; Hà Nội
2012;
- Tập bài giảng pháp luật Cộng đồng ASEAN, Trung tâm luật châu
Á-Thái Bình Dương, 2011.



- “Nguồn luật và cơ chế xây dựng pháp luật Liên minh châu Âu và
những bài học kinh nghiệm đối với ASEAN” Phạm Thị Bắc Hà,
khóa luận tốt nghiệp 2012;
- Hiến chương ASEAN năm 2007;
- ;
- ;
-



×