Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Phân tích các biện pháp bảo đảm đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp, cầm giữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.21 KB, 50 trang )

(Nhung:Chỗ sửa tớ viết màu đỏ và gạch chân chỗ sai , còn
phần tô vàng tớ góp ý thêm, thấy được thì cậu thêm nhá)
TỔNG HỢP DÂN SỰ
ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM: ĐẶT CỌC, KÝ
CƯỢC, KÝ QUỸ, BẢO LÃNH, TÍN CHẤP, CẦM GIỮ
CÁC NỘI DUNG CHÍNH
A-ĐẶT VẤN ĐÊ
B- NỘI DUNG
I-Các vấn đề chung của giao dịch bảo đảm
II-Các biện pháp bảo đảm
1. Đặt cọc
1.1. Khái niệm
1.2. Hình thức của đặt cọc
1.3. Nội dung
1.3.1. Chủ thể của dặt cọc
1.3.2. Đối tượng của đặt cọc
1.3.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia đặt cọc
1.3.3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên đặt cọc
1.3.3.2.Quyền và nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc
1.3.4. Chấm dứt quan hệ đặt cọc
1.3.5. Xử lý tài sản đặt cọc
1.4. Ý nghĩa
1


2- Ký cược
2.1. Khái niệm
2.2. Về hình thức của biện pháp ký cược:
2.3- Nội dung:
2.3.1. Chủ thể
2.3.2. Đối tượng


2.3.3. Xử lý tài sản ký cược
2.4. Ý nghĩa của ký cược
2.5. Chấm dứt
2.6. So sánh ký cược và cầm cố
2.7. So sánh ký cược và đặt cọc:
3.Ký quỹ
3.1. Khái niệm
3.2- Nội dung
3.2.1. Quyền và nghĩa vụ của các bên ký quỹ
3.2.1.1. Quyền và nghĩa vụ của bên ký quỹ
3.2.1.2. Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng nơi ký quỹ
3.2.1.3. Quyền và nghĩa vụ của bên có quyền được ngân hàng thanh
toán, bồi thường thiệt hại
4- Bảo lãnh

2


4.1. Khái niệm
4.2. Hình thức bảo lãnh:
4.3. Nội dung
4.3.1. Chủ thể
4.3.2.Đối tượng bảo lãnh:
4.3.3. Phạm vi bảo lãnh:
4.3.4. Quyền và nghĩa vụ của các bên:
4.3.4.1. Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh
4.3.4.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh:
4.3.4.3. Quyền và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh
4.3.5. Nhiều người cùng bảo lãnh
4.3.6. Miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

4.3.7. Thời điểm chấm dứt bảo lãnh
4.3.8. Xử lý tài sản của người bảo lãnh
4.4. Điểm mới trong quy định về bảo lãnh của BLDS 2005 so với BLDS
1995:
5- Tín chấp
5.1. Khái niệm
5.2. Hình thức
5.3. Nội dung
5.3.1. Chủ thể
5.3.2. Đối tượng
3


5.3.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia tín chấp
5.3.3.1. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức chính trị - xã hội
5.3.3.2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng
5.3.4. Nghĩa vụ của bên vay vốn
5.4.Ý nghĩa của tín chấp
6. Cầm giữ
6.1. Khái niệm
6.2. Nội dung
6.2.1. Chủ thể
6.2.2. Đối tượng
6.2.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong cầm giữ tài sản:
6.2.3.1.Quyền và nghĩa vụ của bên cầm giữ tài sản:
6.2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên bị cầm giữ tài sản
6.4. Chấm dứt cầm giữ và xử lí tài sản cầm giữ.
6.4.1. Chấm dứt việc cầm giữ tài sản
6.4.1.1. Theo thỏa thuận của các bên
6.4.1.2. Bên cầm giữ vi phạm nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản

cầm giữ.
6.4.1.3. Bên có tài sản bị cầm giữ hoàn thành nghĩa vụ.
6.4.2. Xử lý tài sản cầm giữ
6.5. So sánh cầm giữ và cầm cố tài sản:
6.5.1.Điểm giống nhau

4


6.5.2. Điểm khác nhau

C- KẾT LUẬN

5


A- ĐẶT VẤN ĐÊ
Các căn cứ phát sinh nghĩa vụ được quy định tại điều 281 BLDS năm
2005, khi quan hệ nghĩa vụ được xác lập sẽ thiết lập mối quan hệ pháp lý
giữa bên mang quyền và bên mang nghĩa vụ. Theo mối quan hệ này bên có
nghĩa vụ phải thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ trước bên có quyền. Tuy
nhiên, trên thực tế do những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác
nhau, bên mang nghĩa vụ đã không thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ trước
bên có quyền. Cho dù là nguyên nhân chủ quan hay là nguyên nhân khách
quan thì khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ trước bên có quyền sẽ gây
thiệt hại lớn cho bên có quyền. Xét trên phương diện lý thuyết, khi quyền lợi
bị xâm phạm thì bên có quyền có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm
quyền can thiệp để bảo vệ quyền lợi cho mình- tuy nhiên điều này sẽ trở
thành khó khăn vì nhiều khi bên có quyền bị rơi vào tình trạng “sự đã rồi”do đó quyền và lợi ích của bên có quyền luôn rơi vào trạng thái bấp bênh.
Một trong những biện pháp có thể góp phần hạn chế thiệt hại, ngăn chặn rủi

ro cho bên có quyền, tạo điều kiện cho bên có quyền bảo vệ quyền lợi của họ
đó là áp dụng một trong các biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ.
B- NỘI DUNG
I-

Các vấn đề chung của giao dịch bảo đảm
Giao dịch bảo đảm là một thiết chế ra đời khá sớm ở nhiều quốc gia

có hệ thống pháp luật phát triển trên thế giới. Kinh nghiệm của nhiều nước
trên thế giới cho thấy thiết chế này được xây dựng đã tạo ra một hành lang
pháp lý an toàn cho hoạt động tín dụng nói chung và sự phát triển của nền
kinh tế nói riêng; góp phần không nhỏ vào sự ổn định của các quan hệ dân
sự, kinh tế, tránh các tranh chấp phát sinh từ việc không thực hiện hoặc thực
6


hiện không đúng nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ. Việc xác lập các giao
dịch bảo đảm luôn hướng tới mục tiêu bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia
giao dịch, đặc biệt là quyền lợi của bên có quyền trong giao dịch này.
Trước đây, Bộ luật dân sự Việt Nam năm 1995 (sau đây viết tắt là
BLDS 1995) quy định 7 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, gồm:
cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh và phạt vi
phạm (Điều 324). Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy định về
giao dịch bảo đảm trong BLDS 1995 có các văn bản: Nghị định
165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 về giao dịch bảo đảm, Nghị định
178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín
dụng, Nghị định 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 sửa đổi, bổ sung Nghị
định 178/1999/NĐ-CP. Bộ luật Dân sự 2005 (sau đây viết tắt là BLDS
2005), có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 quy định 7 biện pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự, gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược,

ký quỹ, bảo lãnh và tín chấp. Ngày 29/12/2006, chính phủ ban hành Nghị
định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm. Nghị định này quy định chi tiết
các quy định về giao dịch bảo đảm của BLDS 2005 (có hiệu lực kể từ ngày
27 tháng 01 năm 2007). Phần lớn các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
được quy định trong Bộ luật dân sự 2005 là các biện pháp mang tính chất tài
sản, trừ biện pháp tín chấp (dùng uy tín của mình để thực hiện nghĩa vụ), do
các bên giao dịch dân sự tự thỏa thuận nhằm đảm bảo việc bên có nghĩa vụ
sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên có quyền, hoặc trong trường hợp
bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình, thì bên có quyền dùng
tài sản bảo đảm đó để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình
đối với bên có nghĩa vụ.

7


Việc sử dụng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trên thực tế là bảo
đảm thực hiện hợp đồng, một trong những biện pháp cổ điển nhất có từ thời
La Mã cổ đại. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào khi bên có nghĩa
vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của
mình là bên có quyền được sở hữu ( hoặc có quyền sử dụng) luôn tài sản
dùng làm vật bảo đảm. Tùy theo sự thỏa thuận của các bên khi áp dụng biện
pháp bảo đảm nào, hoặc tài sản dùng để bảo đảm là tài sản gì mà pháp luật
quy định các cách thức khác nhau để các bên áp dụng để xử lý khi bên có
nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ đã cam kết.
Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là biện pháp trong đó
một bên sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình hoặc sử dụng uy tín
của mình (gọi là bên bảo đảm) để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của
mình hoặc của chủ thể khác (gọi là bên được bảo đảm).
Theo Điều 318 BLDS 2005, các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự
bao gồm: cầm cố, thế chấp, đặt cọc, kí cược, kí quỹ, bảo lãnh, tín chấp.

Trong phạm vi bài của nhóm, chúng tôi sẽ phân tích về các biện pháp bảo
đảm khác ngoại trừ 2 biện pháp sau : Cầm cố, thế chấp.
II-

Các biện pháp bảo đảm

1.Đặt cọc
1.1. Khái niệm
Từ xa xưa, thuật ngữ “đặt cọc” đã xuất hiện, thời đó khi dùng
tiền trong lưu thông dân sự, nhân dân ta thường xâu những đồng tiền lại với
nhau thành từng cọc. Khi đặt trước một khoản tiền để làm tin với nhau, họ
thường đặt trước một cọc, hai cọc… tùy giá trị của từng giao dịch dân sự.
Dần dần, sự phát triển của giao lưu dân sự tiền không còn là đối tượng duy
8


nhất của đặt cọc mà còn có thể là tài sản khác. Điều 358, khoản 1, BLDS
2005 quy định:
Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí
quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong
một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.
Ví dụ: Khi ta mua 1 mảnh đất, chúng ta chưa có đủ tiền và cần thời
gian để gom tiền, chúng ta lại muốn giữ để người chủ mảnh đất không bán
cho người khác, ngược lại, người chủ đất cũng muốn chúng ta giữ lời và
phải thực hiện hợp đồng mua bán. Bên mua sẽ đặt lại 1 khoản tiền để giữ lại
mảnh đất. Số tiền này gọi là tiền đặt cọc.
1.2. Hình thức của đặt cọc
Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản. Pháp luật quy định chặt chẽ
như vậy nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
1.3. Nội dung

1.3.1. Chủ thể của dặt cọc
Có hai chủ thể tham gia đặt cọc, đó là:bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc
- Bên đặt cọc là bên dùng tiền hoặc vật có giá trị khác của mình giao
cho bên kia giữ để đảm bảo việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
- Bên nhận đặt cọc là bên nhận tiền hoặc tài sản.
Trong biện pháp đặt cọc tùy theo từng thỏa thuận mà bên này hoặc bên kia
là người đặt cọc.
1.3.2. Đối tượng của đặt cọc

9


Đối tượng của đặt cọc chỉ có thể là một khoản tiền nhất định, giấy tờ
trị giá tiền hoặc những vật cụ thể có giá trị khác (kim khí quý, đá quý, …)
mà một bên giao cho bên kia chứ không phải là quyền tài sản.
Theo quy định tại điều 321 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 thì
tiền dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (trong trường hợp này là đặt
cọc) có thể là tiền đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ (không bắt buộc phải sử
dụng đồng tiền Việt Nam như Bộ luật dân sự Việt Nam năm 1995). Việc
không hạn chế các bên tham gia giao dịch dân sự sử dụng tiền đồng Việt
Nam hay ngoại tệ để làm phương tiện thanh toán, làm tài sản để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự không làm mất đi giá trị của tiền đồng Việt Nam,
mà điều đó còn giúp cho các giao dịch dân sự được thông thoáng hơn, tránh
xảy ra những tranh chấp từ việc quy đổi từ ngoại tệ ra tiền Việt Nam hoặc
ngược lại.
Giấy tờ có giá được sử dụng làm tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự bao gồm: trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá khác.
Các loại giấy tờ có giá này do Nhà nước hoặc tổ chức phát hành theo quy
định của pháp luật được sử dụng để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ
dân sự.

Pháp luật không quy định giá trị tài sản đặt cọc so với giá trị của hợp
đồng được giao kết, thực hiện nhưng thông thường tài sản đặt cọc không lớn
hơn 50% giá trị của hợp đồng.
Việc đặt cọc chỉ có hiệu lực kể từ khi và chỉ khi hai bên đã chuyển
giao thực tế một khoản tiền hoặc vật dùng làm tài sản đặt cọc.
1.3.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia đặt cọc

10


1.3.3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên đặt cọc
* Quyền của bên đặt cọc
Được quy định tại điều 31 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP như sau:
Yêu cầu bên nhận đặt cọc ngừng việc sử dụng tài sản đặt cọc, tài sản
ký cược, nếu do sử dụng mà tài sản có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút
giá trị.
* Nghĩa vụ của bên đặt cọc
Được quy định tại Điều 30 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP như sau:
• Thanh toán cho bên nhận đặt cọc, chi phí hợp lý để bảo quản,
giữ gìn tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.


Thực hiện việc đăng kí quyền sở hữu tài sản đặt cọc cho bên
nhận đặt cọc đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng kí
quyền sở hữu trong trường hợp tài sản đó được chuyển quyền sở
hữu cho bên nhận đặt cọc theo quy định của pháp luật hoặc theo
thỏa thuận.

1.3.3.2.Quyền và nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc
* Quyền của bên nhận đặt cọc

Được quy định tại điều 33 Nghị định số 163/ 2006/ NĐ-CP như sau:
Bên nhận đặt cọc có quyền sở tài sản đặt cọc, nếu bên đặt cọc từ chối
giao kết, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
* Nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc

11


Được quy định tại Điều 32 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP:
• Bên nhận đặt cọc phải bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc;
• Không được khai thác, sử dụng tài sản đó, trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận khác;
• Không được xác lập giao dịch đối với tài sản đặt cọc, tài sản kí cược, trừ
trường hợp bên đặt cọc đồng ý.
1.3.4. Xử lý tài sản đặt cọc
Theo khoản 2, Điều 358 BLDS 2005, việc xử lý tài sản sẽ được
tiến hành theo nguyên tắc sau:
Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì
tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc trừ để thực hiện nghĩa
vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân
sự, thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc
từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt
cọc tài sản và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.
Việc xử lý tài sản đặt cọc được thực hiện theo nguyên tắc bên nào
không giữ lời hứa thì bị mất không (thực chất là chịu phạt) cho bên kia
một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, có nghĩa nếu bên đặt
cọc không giao kết hoặc thực hiện hợp đồng theo thỏa thuận thì bên nhận
đặt cọc có quyền giữ lại cho mình (sở hữu) tài sản đặt cọc, còn nếu bên
nhận đặt cọc không giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự dân sự theo

thỏa thuận, thì phải trả lại cho bên kia tài sản đặt cọc mà mình đã nhận và

12


một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp các
bên có thỏa thuận khác.
1.3.5 Chấm dứt quan hệ đặt cọc
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng đặt cọc.
- Đặt cọc có thể ra đời cùng hợp đồng và chấm dứt khi hợp đồng được
thực hiện xong.
- Đặt cọc cũng có thể chấm dứt trước khi hợp đồng thực hiện xong, đó
là trường hợp đặt cọc chỉ để đảm bảo giao kết hợp đồng thì khi hai bên đã
tiến hành giao kết thì việc đặt cọc cũng chấm dứt hiệu lực mà không cần
phải chờ đến khi hai bên thực hiện xong hợp đồng.
Tài sản đặt cọc nhằm để đảm bảo cho việc giao kết hoặc việc thực
hiện hợp đồng chứ không phải là khoản thực hiện nghĩa vụ của một bên
trong hợp đồng.
Do đó, khi hợp đồng được giao kết, được thực hiện thì tài sản đặt cọc
được trả lại cho bên đặt cọc. Việc có dùng tài sản đặt cọc để trừ vào nghĩa vụ
của người đặt cọc hay không là do các bên thỏa thuận.
1.4. Ý nghĩa
Đặt cọc thực hiện các chức năng bảo đảm cho việc giao kết hợp
đồng nếu hợp đồng chưa được giao kết. Trong trường hợp hợp đồng đã
được giao kết thì đặt cọc là biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng. Tùy
thuộc vào thỏa thuận của các bên và căn cứ vào thời điểm đặt cọc với thời
điểm được coi là giao kết của hợp đồng được bảo đảm bằng biện pháp đặt
cọc để xác định mục đích của đặt cọc. Việc đặt cọc có thể chỉ mang mục
đích bảo đảm việc giao kết hợp đồng, có thể chỉ mang mục đích bảo đảm
việc thực hiện hợp đồng nhưng cũng có thể mang cả hai mục đích đó.

13


Việc đặt cọc là một minh chứng giữa các bên về việc chuẩn bị giao
kết hợp đồng hoặc đang tồn tại một hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng
được giao kết hay thực hiện, tài sản đặt cọc là khoản thanh toán trước cho
bên nhận đặt cọc; nếu hợp đồng không được giao kết hay thực hiện, tài sản
đặt cọc là tài sản đảm bảo.
2- Ký cược
2.1.

Khái niệm

Ký cược là một trong những biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự.
Biện pháp này đã được quy định trong BLDS năm 1995, đến BLDS năm
2005 không có gì thay đổi. Theo khoản 1 Điều 359, BLDS năm 2005 quy
định:
“ Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê
một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây
gọi là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản
thuê”.
Ví dụ: Khi chúng ta đi mua 1 bình ga du lịch, hay 1 thùng bia chai, nếu
chúng ta không có vỏ bình ga, hoặc vỏ bia. Chủ cửa hàng thường bắt chúng
ta đặt cược lại tiền vỏ. Số tiền cược vỏ do chủ quán qui định. Số tiền này sẽ
được giữ lại để đảm bảo việc người mua, sẽ phải hoàn trả lại số vỏ kia. Số
tiền này được gọi là tiền kí cược.
2.2. Về hình thức của biện pháp ký cược:
BLDS năm 2005 không quy định phải được lập thành văn bản, do đó
việc ký cược không nhất thiết phải lập thành văn bản mà có thể thỏa thuận
miệng cũng có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đối với trường hợp


14


tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì văn bản ký cược là bằng chứng để bên
cho thuê tài sản thực hiện việc đăng ký chuyển quyền sở hữu tài sản ký cược
từ bên thuê sang cho mình.
2.3- Nội dung:
2.3.1. Chủ thể
Bao gồm hai chủ thể là chủ thể nhận tài sản ký cược và chủ thể giao tài
sản ký cược.
- Chủ thể nhận tài sản ký cược: sẽ tạm giữ tài sản mà bên thuê giao cho để
đảm bảo cho tài sản gốc của mình được đảm bảo.
- Bên giao tài sản ký cược: là bên thuê tài sản giao một tài sản nhất định để
bảo đảm nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê được thực hiện nghiêm túc.
2.3.2. Đối tượng
Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê
một khoản tiền hoặc kim khí qúy, đá quý hoặc vật có giá trị khác (cũng như
tài sản đặt cọc, tài sản ký cược không thể là quyền tài sản) trong một thời
hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê. Việc thuê bất động sản không áp
dụng chế định ký cược.
Tài sản thuê có tính chất của động sản, có sự chuyển giao từ bên cho
thuê sang bên thuê. Tài sản ký cược cũng mang đặc tính có khả năng thanh
khoản cao như: tiền, kim khí quý, đá quý, các tài sản có giá trị khác.
Giá trị của tài sản ký cược ít nhất phải tương đương với giá trị tài sản
thuê, vì nó bao gồm cả giá trị tài sản thuê và khoản tiền thuê để bồi thường
cho bên cho thuê nếu tài sản thuê không được trả lại. Do vậy, biện pháp này
cũng chủ yếu được áp dụng đối với những hợp đồng thuê tài sản có giá trị
nhỏ, hay việc sử dụng tài sản dễ bị hư hỏng.


15


2.3.3. Xử lý tài sản ký cược
Khoản 2 Điều 359 BLDS 2005 quy định: “Trong trường hợp tài sản
thuê được trả lại, thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi trừ tiền
thuê; nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền đòi
lại tài sản thuê; nếu tài sản không còn để trả lại, thì tài sản ký cược thuộc về
bên cho thuê”
Về việc xử lý tài sản ký cược, nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê
thì bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản cho thuê chứ tài sản ký cược không
đương nhiên thuộc sở hữu của bên cho thuê (khác với đặt cọc). Tài sản ký
cược chỉ thuộc sở hữu bên cho thuê khi tài sản thuê không còn để trả lại (có
thể không còn là do bị mất, đã chuyển giao cho người thứ 3 hoặc bị tiêu
hủy).
Một số vấn đề đặt ra trong vấn đề xử lý tài sản ký cược như sau:
(1) Bên thuê trả lại tài sản thuê: Bên cho thuê phải trả lại tài sản ký
cược, nhưng được trừ đi tiền thuê chưa trả (nếu có). Tuy nhiên, để thực hiện
được việc trả lại tài sản thuê và tài sản ký cược, bên ký cược có nghĩa vụ giữ
gìn và sử dụng tài sản thuê đúng mục đích đã thuê, đúng công dụng của tài
sản. Ngược lại, bên nhận ký cược có nghĩa vụ bảo quản giữ gìn tài sản ký
cược; không được khai thác, sử dụng tài sản đó, không được xác lập giao
dịch đối với tài sản ký cược, trừ trường hợp bên ký cược đồng ý. Nếu trong
trường hợp bên ký cược đồng ý cho bên nhận ký cược sử dụng tài sản, thì
bên ký cược có quyền yêu cầu bên nhận ký cược ngừng việc sử dụng tài sản
ký cược, nếu do sử dụng mà tài sản có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút
giá trị (Điều 31 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP).
(2) Bên thuê cố tình không trả lại tài sản thuê: Bên cho thuê có
quyền yêu cầu Tòa án buộc bên thuê phải trả lại tài sản thuê và việc trả lại tài
sản thuê và tài sản ký cược sẽ được thực hiện cùng một lúc.

16


(3) Tài sản thuê không còn để trả lại vì lý do tài sản đó bị tiêu hủy
hoặc bị mất mà không phải do lỗi cố ý của bên thuê: thì tài sản ký cược
thuộc về bên cho thuê và khi đó chấm dứt nghĩa vụ của bên thuê đối với bên
cho thuê. Nếu tài sản thuê hoặc tài sản ký cược có sự thay đổi về giá trị theo
bất cứ hướng nào thì các bên không có yêu cầu thanh toán chênh lệnh.
2.4. Ý nghĩa của ký cược
Nhằm buộc bên thuê phải trả lại tài sản, qua đó để bảo đảm quyền lợi
của bên cho thuê.
2.5. Chấm dứt
- Hợp đồng thuê tài sản chấm dứt.
- Khi các bên không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình và đã bảo đảm tương
đương bằng tài sản ký cược.
- Do các bên tự thỏa thuận.
2.6. So sánh ký cược và cầm cố
-

Giống nhau: +Là các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

dân sự;
+ Có sự chuyển giao tài sản bảo đảm;
+ Tài sản bảo đảm có giá trị thanh khoản cao
Tiêu chí

Khác nhau:
Ký cược

Cầm cố


17


Đối tượng áp Hợp đồng thuê tài sản là Tất cả các giao dịch dân sự
dụng

động sản

Bản chất

Chủ yếu chuyển giao tài sản Chủ yếu chuyển giao tài
ký cược dưới dạng tiền để sử sản dưới dạng vật để được
dụng tài sản thuê;

nhận lợi ích vật chất dưới
dạng tiền

Giá trị tài sản

Giá trị tài sản ký cược ít nhất Giá trị tài sản cầm cố thông
là bằng giá trị tài sản thuê;

thường lớn hơn giá trị
nghĩa vụ cần bảo đảm

Xử lý tài sản

Xử lý tài sản ký cược khi có Xử lý tài sản cầm cố khi có
sự vi phạm nghĩa vụ: tài sản sự vi phạm nghĩa vụ: theo

ký cược được chuyển quyền thoả thuận hoặc bán đấu
sở hữu sang bên thuê.

giá theo quy định của pháp
luật

2.7. So sánh ký cược và đặt cọc:

- Giống nhau:

+Là các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân

sự;
+ Có sự chuyển giao tài sản bảo đảm;
+ Tài sản bảo đảm thường tồn tại dưới dạng tiền.
18


- Khác nhau:
Tiêu chí

Ký cược

Mục đích

Bảo đảm việc trả lại tài sản Bảo đảm cho giao kết hoặc
thuê.

Giá trị tài sản


Đặt cọc

thực hiện hợp đồng

Giá trị tài sản ký cược ít nhất Giá trị tài sản đặt cọc thấp
phải tương đương với giá trị hơn giá trị hợp đồng cần
tài sản thuê.

bảo đảm.

Hậu quả bất Hậu quả bất lợi chỉ áp dụng Hậu quả bất lợi được áp
lợi

cho bên thuê tài sản nếu vi dụng với cả 2 bên trong
phạm nghĩa vụ trả lại tài sản quan hệ nếu có lỗi: phải
thuê

mất một khoản tiền tương
đương giá trị tài sản đặt
cọc.

3. Ký quỹ
Khái niệm

3.1.

Ký quỹ là một trong những biện pháp bảo đảm việc thực hiện nghĩa
vụ dân sự, bồi thường thiệt hại cho bên có quyền khi bên bảo đảm không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Biện pháp này được quy
định tại điều 360 BLDS về ký quỹ như sau:

Điều 360. Ký quỹ
19


1. Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí
quí, đá quí hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong toả
tại một ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Ví dụ: Công ty A được phép khai thác khoáng sản ở mỏ sắt Quý Sa
tỉnh Lào Cai thì phải ký quỹ tại một ngân hàng Việt Nam hoặc ngân hàng
nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam để bảo đảm cho việc phục
hồi môi trường, môi sinh và đất đai do hoạt động khai thác khoáng sản gây
ra. Dựa theo báo cáo khả thi về thời hạn khai thác khoáng sản: nếu trên 3
năm thì được kí quý nhiều lần ngược lại thì chỉ được kí quý 1 lần. Thanh
toán, hạch toán tiền ký quỹ là đồng Việt Nam, nếu là ngoại tệ thì phải đổi
sang đồng Việt Nam theo quy định của tổ chức tín dụng nơi mình ký quỹ. Số
tiền ký quỹ, thực hiền ký quỹ thực hiện theo thông tư của Bộ tài chính – Bộ
công nghiệp – Bộ khoa học công nghệ và môi trường số 126/1999/TTLTBTC-BCN-BKHCNMT ngày 22 tháng 10 năm 1999 hướng dẫn việc ký quỹ
để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản.
3.2- Nội dung
Tùy từng loại hợp đồng mà một hay hai bên phải mở một tài khoản tại
ngân hàng nhưng không được sử dụng tài khoản đó khi hợp đồng chưa chấm
dứt. Bên bảo đảm là bên luôn có nghĩa vụ. Nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa
vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hay thực hiện không đúng thì ngân
hàng nơi kí quỹ dùng tài khoản đó để thanh toán cho bên có quyền. Nếu bên
có quyền bị thiêt hại do bên kia không thực hiện nghĩa vụ gây ra thì ngân
hàng dùng tài khoản đó để bồi thường thiệt hại.
Tài sản dùng để ký quỹ cũng tương tự như tài sản dùng để đặt cọc, ký
cược đó là tiền, kim khí quý, đá quý, giấy tờ có giá được bằng tiền. Trong
20



khi đặt cọc và ký cược thì tài sản bảo đảm được giao cho bên nhận bảo đảm
còn đối với ký quỹ, tài sản không được giao cho bên nhận bảo đảm. Việc ký
quỹ có thể được thực hiện trước khi xác định được bên có quyền. Hướng dẫn
về giao dịch bảo đảm ký quỹ, điều 34 nghị định 163/2010/NĐ-CP quy định:
Tài sản ký quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 360 Bộ luật Dân sự được gửi
vào tài khoản phong toả tại ngân hàng thương mại để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự. Bên ký quỹ có thể thực hiện việc ký quỹ tài sản một lần
hoặc nhiều lần tùy theo thỏa thuận của các bên hoặc pháp luật quy định.
Theo nghị định 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm, điều 3
liệt kê các giao dịch bảo đảm yêu cầu phải đăng ký không liệt kê biện pháp
bảo đảm ký quỹ, vì vậy ký quỹ là giao dịch bảo đảm không bắt buộc phải
đăng ký nếu không có yêu cầu của các bên, vẫn có hiệu lực nếu các bên tuân
thủ đúng các quy định của pháp luật.
3.2.1. Quyền và nghĩa vụ của các bên ký quỹ
3.2.1.1. Quyền và nghĩa vụ của bên ký quỹ
Quyền của bên ký quỹ
Theo Điều 38 Nghị định 163/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Bên kí quỹ có quyền yêu cầu ngân hàng nơi kí quỹ hoàn trả tài sản kí
quỹ sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng và số tiền đã thanh toán theo yêu
cầu của bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại khi
chấm dứt kí quỹ.
Nghĩa vụ của bên ký quỹ

21


Điều 37 nghị định 163/2010/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của bên ký
quỹ như sau:
Điều 37. Nghĩa vụ của bên ký quỹ

1. Thực hiện ký quỹ tại ngân hàng mà bên có quyền được ngân hàng
thanh toán, bồi thường thiệt hại chỉ định hoặc chấp nhận.
2. Nộp đủ tài sản ký quỹ theo đúng thoả thuận với bên có quyền được
ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại.
3. Thoả thuận với ngân hàng nơi ký quỹ về điều kiện thanh toán theo
đúng cam kết với bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt
hại.
Nếu đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì ngân hàng nơi kí quỹ được dùng tài
khoản đó để thanh toán cho bên có quyền. Nếu bên có quyền bị thiệt hại do
bên kia không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây
ra thì ngân hàng dùng tài khoản đó để bồi thường thiệt hại. Ngân hàng có
quyền thu một khoản chi phí ngân hàng từ tài khoản đó trước khi thực hiện
thanh toán và bồi thường.
3.2.1.2. Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng nơi ký quỹ
Quyền của ngân hàng nơi ký quỹ
Được quy định tại điều 36 Nghị định 163/2010/NĐ- CP như sau:
Điều 36. Quyền của ngân hàng nơi ký quỹ

22


1. Yêu cầu bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt
hại thực hiện đúng thủ tục để được thanh toán, bồi thường thiệt hại.
2. Được hưởng chi phí dịch vụ ngân hàng.
Nghĩa vụ của Ngân hàng nơi ký quỹ
Được quy định tại Điều 35 Nghị định 163/2010/NĐ- CP như sau:
Điều 35. Nghĩa vụ của ngân hàng nơi ký quỹ
1. Thanh toán theo yêu cầu của bên có quyền được ngân hàng thanh toán,
bồi thường thiệt hại trong phạm vi giá trị tài sản ký quỹ, sau khi trừ chi phí

dịch vụ ngân hàng.
2. Hoàn trả tài sản ký quỹ còn lại cho bên ký quỹ sau khi trừ chi phí dịch vụ
ngân hàng và số tiền đã thanh toán theo yêu cầu của bên có quyền khi chấm
dứt ký quỹ.
Ngân hàng nơi ký quỹ có vị trí trung gian giữ tài sản kí quỹ – tài sản
phong tỏa trong thời hạn thực hiện nghĩa vụ trong giao dịch bảo đảm, chịu
trách nhiệm đứng ra dùng tài sản kí quỹ của bên có nghĩa vụ để bảo đảm
quyền lợi cho bên có quyền là: thực hiện việc thanh toán giá trị nghĩa vụ cho
bên có quyền, trả tiền bồi thường thiệt hại cho bên có quyền nếu có thiệt
hại. Do vậy, ngân hàng được hưởng phí dịch vụ theo quy định của pháp luật
nên ngân hàng phải trả lại cho bên có nghĩa vụ phần tài sản còn lại sau khi
đã trừ phí dịch vụ và thực hiện việc thanh toán nghĩa vụ cho bên có quyền
(bao gồm tiền gốc và lãi phát sinh). Nếu tài sản ký quỹ không đủ để thực
hiện các nghĩa vụ trên thì ngân hàng cũng không liên quan và không phải
chịu trách nhiệm.

23


3.2.1.3.

Quyền và nghĩa vụ của bên có quyền được ngân hàng
thanh toán, bồi thường thiệt hại

Quyền của bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường
thiệt hại
Được quy định tại Điều 40 Nghị định 163/ 2010/NĐ- CP như sau:
Bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại có quyền
yêu cầu ngân hàng nơi kí quỹ thanh toán đầy đủ, đúng hạn.
Nghĩa vụ của bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi

thường thiệt hại
Được quy định tại Điều 39 Nghị định 163/ 2010/NĐ- CP như sau:
Bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại có
nghĩa vụ thực hiện theo đúng thủ tục khi yêu cầu ngân hàng nơi kí quỹ thanh
toán
4- Bảo lãnh
4.1. Khái niệm
Theo Điều 361 BLDS năm 2005 thì: "Bảo lãnh là việc người thứ ba
(sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên
nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi
là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ".
Ví dụ: A cho B vay số tiền là 20 triệu, trong hợp đồng vay có cam kết của C
về việc bảo lãnh cho B vay số tiền đó. Như vậy, nếu đến thời điểm B phải trả
nợ cho A mà B không trả hoặc không có khả năng trả thì C phải thay B hoàn
thành nghiã vụ với A. Số tiền C phải trả bao gồm nợ gốc (20 triệu), tiền lãi
của số tiền 20 triệu, tiền phạt (nếu có quy định trong hợp đồng), nếu việc

24


không trả nợ của B gây ra thiệt hại cho A thì C phải trả cho A cả tiền bồi
thường thiệt hại.
Điểm khác nhau cơ bản giữa chế định bảo lãnh và các chế định bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ khác là ở chỗ bảo lãnh là biện pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự trong đó người thứ ba dùng tài sản thuộc quyền sở hữu
của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người khác chứ không phải bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ của chính chủ sở hữu tài sản.
Tuy nhiên biện pháp bảo lãnh cũng có mối quan hệ với các biện pháp bảo
đảm khác. Điều này thể hiện ở chỗ bên bảo lãnh sử dụng tài sản thuộc quyền

sở hữu của mình để cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược hay ký quỹ để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự cho bên được bảo lãnh (được gọi là áp dụng
biện pháp bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh).
4.2. Hình thức bảo lãnh:
Điều 362 BLDS 2005 quy định: “Việc bảo lãnh phải được lập
thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng
chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản bảo lãnh phải
được công chứng hoặc chứng thực”.
Hợp đồng bảo lãnh bắt buộc phải được thành lập bằng văn bản. Đây
là điểm mới của Bộ luật dân sự 2005 so với các bộ luật trước kia. Có ý kiến
cho quy định này đã không tôn trọng ý chí và tự do thỏa thuận của các bên
trong việc lựa chọn hình thức của giao dịch.
Thực tiễn cho thấy vẫn tồn tại những trường hợp hợp đồng bảo lãnh
chỉ được giao kết bằng lời nói, lời hứa giữa các bên mà không có văn bản.
Quy định mới này có phần hạn chế tự do thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên
khi xảy ra tranh chấp, thì hợp đồng giao kết bằng lời nói rất khó để chứng
minh vì vậy quy định bắt buộc hình thức văn bản là hợp lí và tiến bộ.

25


×