Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Đánh giá những quy định trong lĩnh vực hôn nhân gia đình của bộ luật hammurabi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.37 KB, 6 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Ngay từ thời cổ đại, pháp luật đã là một nét đẹp tô đi ểm cho n ền văn
minh của nhân loại. Nổi bật trong số đó phải k ể đến bộ luật Hammurabi
của Lưỡng Hà. bộ luật đã phản ánh và điều chỉnh rất nhiều những quan hệ
xã hội thời bấy giờ, trong đó có quan hệ hôn nhân gia đình, m ột trong
những nền tảng của xã hội. Giới hạn trong bài tiểu luận này, em xin đi vào
nghiên cứu đề tài “ Đánh giá những quy định trong lĩnh vực hôn nhân
gia đình của bộ luật Hammurabi”.

NỘI DUNG
I.

Khái quát chung về bộ luật Hămmurabi
Bộ luật Hammurabi được ghi bằng văn tự hình đinh xưa nhất trên

tấm đá badan cao 2,25m và đường kính đáy gần 2m. Các nhà kh ảo c ổ h ọc
Pháp đã tìm thấy cột đá này vào năm 1902 ở di chỉ của thành ph ố Susa,
kinh đô xưa của người Elam (phía Đông Lưỡng Hà) và hiện đ ược l ưu gi ữ
tại viện bảo tàng Louvre (Pháp). Ở mặt trước và phía trên của tấm bia
khắc mô tả hình thần Mặt trời Samát ngồi trên ngai vàng trao cho vua
Hammurabi đứng với tư thế nghiêm trang trước thần bộ luật. Hammurabi
đã ý th ức sâu sắc kết hợp thần quyền, vương quyền và pháp quy ền khiến
bộ luật trở nên được “thiêng hóa” nhằm đạt được mục đích cai tr ị dân
chúng.
Bộ luật gồm 282 điều khoản nhưng chỉ còn lại trên tấm bia 247 điều
khoản. Năm cột gồm 35 điều luật có lẽ bị quân xâm lược Elam cạo đi. Quân
Elam đưa di tích này về Susa như là một chiến lợi phẩm. Nh ờ nh ững bản
sao lại mà các thư ký và các thầy kiện cổ Babylon dùng cho m ục đích giảng
dạy cũng như trong thực hành xử kiện và nhờ nhiều tài liệu có liên quan
tìm thấy ở Susa và ảnh hưởng rộng lớn của bộ luật ở khắp miền Tây Á mà
người ta khôi phục lại được phần đã mất của bộ luật.




Bộ luật Hammurabi ở Lưỡng Hà thời cổ đại là bộ luật thành văn
tương đối hoàn chỉnh đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Bộ luật đề cập đến
các vấn đề về hình sự, về quyền thừa kế tài sản, về gia đình, về nô lệ, về
lĩnh canh ruộng đất… Trong từng điều luật cụ th ể, giá tr ị nhân văn của b ộ
luật được thể hiện qua những quan điểm về cách đối xử với con người,
đặc biệt là trong vấn đề hôn nhân gia đình… Nh ững điểm ti ến bộ đó đã
làm nên giá trị to lớn của bộ luật này.
II.

Đánh giá những quy định trong lĩnh vực hôn nhân gia đình

trong bộ luật Hămmurabi
II.1. Quy định trong lĩnh vực hôn nhân gia đình trong luật
hămmurabi
a) Kết hôn:
Chế độ hôn nhân:Bộ luật xác lập một chế độ hôn nhân bất bình
đẳng, không dựa trên sự tự nguyện của hai bên. Người con trai có th ể trực
tiếp đến nhà bố cô gái để xin hỏi cưới hoặc bố của anh ta sẽ đi hỏi v ợ cho
con (điều 155, 156). Chế độ đa thê được th ừa nhận ở bộ lu ật Hamurabi,
Người chồng có thể lấy nhiều vợ trong trường hợp vợ của anh bị bệnh
nặng, không có khả năng sinh con hoặc không chung th ủy. Trong khi đó,
người phụ nữ chỉ được lấy một chồng.
Thủ tục kết hôn: hôn thú là bắt buộc, bộ luật còn quy định về tiền ăn
hỏi, và tiền để phục vụ cưới.tuy nhiên, bộ luật Hammurabi không quy định
điều kiện kết hôn.
b) Ly hôn:
Yêu cầu và điều kiện ly hôn: Luật Hammurabi cho phép người chồng
bỏ vợ trong các trường hợp: người vợ không sinh con; không chu đáo ho ặc

bị chồng cho là đã ngoại tình. Tuy nhiên, khi người v ợ đang b ị b ệnh n ặng,
người chồng không được phép ly hôn. Người vợ có quyền ly hôn khi ng ười
chồng đi khỏi nhà không có lý do, chồng có quan hệ ngo ại tình hay vu cáo


vợ ngoại tình (điều 142, 136 và 132). Không nh ững th ế, n ếu ng ười v ợ b ị
bệnh và không muốn tiếp tục sống ở nhà chồng, cô ta cũng được phép tr ả
lại của hồi môn và ra đi (Điều 149).
Vấn đề phân chia tài sản sau ly hôn :khi ly hôn, phần tài sản của ai
vẫn thuộc về người đấy. Tài sản vợ chồng tạo dựng trong thời kì hôn nhân
thuộc về người chồng, của hồi môn phải trả về cho người vợ. Ngoài ra,
nếu việc ly hôn xuất phát từ lý do người vợ không sinh con, ng ười ch ồng
phải trả thêm cho vợ một khoản tiền nữa (Điều 138).Tuy nhiên, nếu vi ệc
ly hôn do người vợ hư hỏng, người vợ sẽ không được bất cứ tài sản gì
(Điều 141).
Vấn đề nuôi con sau ly hôn:Nếu như lý do và lỗi ly hôn đều từ phía
người chồng, trong trường hợp này pháp luật trao quyền nuôi con cho
người vợ. Người vợ còn được hưởng lợi từ khối tài sản chung được chia
một phân khối tài sản chung khi người con trưởng thành.
Vấn đề tái hôn: Đối với người chống, việc tái hôn không chịu ràng
buộc. Người vợ chỉ được tái hôn khi có sự chấp thuận của th ẩm phán. Mục
đích là bảo vệ quyền lợi cho các con ch ưa thành niên c ủa ng ười ch ồng đã
chết hoặc được coi như đã chết (Điều 177). Tuy nhiên, khi người ch ồng cũ
trở về, quan hệ hôn nhân trước phải được tái lập.
c) Quan hệ gia đình
Quan hệ vợ chồng: Được xây dựng trên hình mẫu gia trưởng. Người
chồng làm chủ trong gia đình. Quyền lực của h ọ rất lớn đ ến m ức có th ể
đem vợ mình đi làm con tin để gán nợ (điều 117). Người L ưỡng Hà c ổ đại
còn thừa nhận chế độ đa thê, do đó mà pháp luật phải can thi ệp đ ể quy
định sự trên dưới của các bà vợ. Người đàn ông có thể lấy vợ lẽ đ ể có thêm

con, có thể mang vợ lẽ về nhà nhưng không được đối xử với vợ lẽ nh ư đ ối
với vợ cả (điều 145).


Quan hệ cha mẹ - con cái: Bộ luật Hammurabi đã gần như tuyệt đối
hóa quyền lực của người cha trong gia đình. người cha có quy ền bán con
mình hoặc đem đi làm tin (điều 117), tài sản của con cái trong gia đình đ ều
thuộc về người cha. Luật Hammurabi còn hạn chế việc chấm dứt quan hệ
cha mẹ và con cái theo ý chí riêng của các bên (điều 168).
Nhận con nuôi: Luật Hammurabi có một số những quy định hết sức
tiến bộ về việc nhận con nuôi. Con nuôi phải kính trọng và bi ết ơn công
lao nuôi dưỡng của cha mẹ nuôi (điều 185). Bố mẹ không đ ược phân bi ệt
đối xử giữa con đẻ và con nuôi, không được cưỡng đoạt con người khác về
nuôi (điều 186 và 190). Quyền lợi của con nuôi được pháp luật bảo vệ
(điều 191). Bên cạnh đó cũng đã có những quy đ ịnh trong vi ệc ng ười con
nuôi không được chấm dứt quan hệ với cha mẹ nuôi trong các tr ường h ợp
không có quan hệ họ hàng hay được nuôi dưỡng từ bé.
II.2. Đánh giá ( ưu điểm và hạn chế )
Luật về hôn nhân và gia đình trong bộ luật hămmurabi gồm 66 điều rất
chi tiết về kết hôn, thoái hôn, ly hôn, vợ cả, vợ lẽ, vợ kế, nàng hầu, con nuôi kế
thừa tài sản cha mẹ, dì chú... Điểm tiến bộ đầu tiên trong bộ luật về hôn nhân và
gia đình là quy định thủ tục kết hôn phải có giấy tờ. Mục đích của thủ tục này
chủ yếu nhằm bảo vệ quyền lợi của người vợ khi người vợ hay người chồng đòi
ly dị. Một quy định rất nhân đạo khác đặt trong hoàn cảnh lúc bấy giờ
là: “Người chồng không được bỏ vợ khi biết người vợ mắc bệnh phong hủi”.
Hammurabi đã quy định vấn đề hôn nhân thật tỉ mỉ, luật đã quan tâm bảo
đảm đời sống cho những người vợ không có con, dành cho họ những điều kiện
sống tối thiểu để không bị bạc đãi, không bị tước bỏ quyền sống. Điều đó chứng
tỏ, Hammurabi đã công khai thừa nhận vị thế dễ bị tổn hại của phụ nữ và trẻ em
trong xã hội và đã quan tâm chăm sóc, bảo vệ họ. Quan điểm này của

Hammurabi vì vậy mang giá trị nhân văn rất sâu sắc.


Tuy nhiên, Một số quyết định trong bộ luật này phản ánh một tiêu chuẩn
kép về giới tính. Gia đình gia trưởng giữ một ý nghĩa lớn trong xã hội Babylon
cổ. Người phụ nữ có địa vị thấp kém. Theo điều khoản 129 của bộ luật, người
chồng là ông chủ, nghĩa là kẻ chiếm hữu đầy quyền hành đối với vợ mình.
Người chồng mua vợ về như mua một nô lệ. Nếu không có con, người chồng có
quyền ly dị, bán vợ hoặc lấy vợ lẽ. Khi phạm tội ngoại tình, chồng và vợ chịu
những hình phạt khác nhau. Nếu bắt được vợ ngoại tình thì người chồng có
quyền trói vợ và nhân tình của vợ ném xuống sông cho chết. Ngược lại, nếu
người chồng không chung thủy thì người vợ có thể lấy của hồi môn và trở về với
cha mẹ mình. Không có chỗ nào trong bộ luật này lại phát biểu rằng một người
chồng sẽ phải chịu hình phạt giống như vậy nếu anh ta không trung thành với
vợ. Các bản giá thú hồi đó còn cho thấy nếu người vợ chê chồng thì người
chồng có thể đóng dấu nô lệ vào người vợ rồi mang đi bán. Một bức minh văn
còn cho thấy rằng, người cha, người chồng cò quyền không giới hạn đối với gia
đình mình. Một văn kiện có nói một người tên là Samat Daian đã bán tất cả
thành viên trong gia đình gồm vợ, con và các nô lệ nam, nữ để lấy tiền trả chủ
nợ. Anh ta đã bảo vệ quyền tự do của mình bằng một giá cao như thế.
Như vậy, giống như các bộ luật khác của các nước phương Đông cổ đại,
bộ luật Hammurabi đã bênh vực quyền lợi cho người đàn ông và bảo vệ chế độ
gia trưởng uy quyền độc đoán. Điều ấy chứng tỏ, xã hội Lưỡng Hà có sự bất
bình đẳng khá sâu sắc giữa quyền lợi và địa vị của người đàn ông và phụ nữ.

KẾT LUẬN
Bộ luật Hammurabi là bộ luật thành văn cổ nhất thế giới, là một trong
những thành tựu có giá trị bậc nhất của lịch sử văn minh cổ đại. Giá trị của bộ
luật này cho đến nay vẫn tiếp tục được nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu,
khai thác và kế thừa. Nghiên cứu luật pháp thế giới nói chung và luật pháp Việt

Nam nói riêng, chúng ta không khỏi ngạc nhiên và trân trọng những giá trị lịch
sử pháp lý của bộ luật. Mặc dù những quy định của bộ luật đã ra đời cách đây
gần 4000 năm nhưng vẫn chứa đựng những điểm tiến bộ và văn minh mà luật


pháp đương đại có thể kế thừa và phát huy. Chính điều đó đã góp phần làm nên
giá trị rực rỡ của nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại.

DANH MỤC THAM KHẢO
1. Đại học luật hà nội, Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật Thế giới,
2. Nguyễn Quốc Hùng (Chủ biên), Những nền văn minh rực rỡ cổ xưa, Tập
1 (Ai Cập, Tây Á, Ấn Độ), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1993.
3. Lichsu.tnus.edu.vn
4. Bộ luật Hammurabi
5. Internet



×