Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn cao vít huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.89 KB, 75 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG
LÂM

LỤC ĐÌNH DŨNG
Tên đề tài:

Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng
rừng tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn cao vít
huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2014- 2018

Thái Nguyên – năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG
LÂM

LỤC ĐÌNH DŨNG
Tên đề tài:

Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng
tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn cao vít
huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2014- 2018

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Văn Mạn

Thái Nguyên – năm 2018



LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi sinh viên, đây là thời
gian để sinh viên làm quen với công tác điều tra, nghiên cứu, áp dụng những
kiến thức lý thuyết với thực tế nhằm củng cố và nâng cao khả năng phân tích,
làm việc sáng tạo của bản thân phục vụ cho công tác sau này. Đồng thời đó là
thời gian quý báu cho tôi có thể học tập nhiều hơn từ bên ngoài về cả kiến
thức chuyên môn và không chuyên môn như giao tiếp, cách nhìn nhận công
việc và thực hiện công việc đó như thế nào.
Được sự nhất trí của trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ
nhiệm khoa Lâm Nghiệp và giáo viên hướng dẫn, tôi đã thực hiện nghiên cứu
đề tài “Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại khu bảo tồn
loài và sinh cảnh vượn cao vít huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng’’.
Trong thời gian nghiên cứu đề tài với sự hướng dẫn tận tình của giáo
viên hướng dẫn Ths: Nguyễn Văn Mạn cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô
giáo bộ môn khoa Lâm Nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp này
.Qua đây tôi xin gửi đến lời cám ơn sâu sắc đến thầy giáo Ths: Nguyễn Văn
Mạn, các cán bộ thuộc ban quản lý khu bảo tồn loài sinh cảnh vượn Cao Vít
Huyện Trùng Khánh, Tỉnh Cao Bằng đã tận tình hướng dẫn truyền đạt những
kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong thời gian thực tập cũng như
trong quá trình thực hiện đề tài này
Do kiến thức còn hạn hẹp nên trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã gặp
không ít khó khăn, do vậy mà đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất
định rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và
các bạn sinh viên để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 04 năm 2018
Sinh viên
Lục Đình Dũng


1


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu đề tài............................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................. 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 3
2.1. Tình hình QLBVR trên thế giới ................................................................. 3
2.2. Tình hình QLBVR ở Việt Nam.................................................................. 8
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu................................................................ 10
2.3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 10
2.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 13
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 17
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 17
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 17
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 17
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 18
3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp.................................................................... 18
3.4.2. Phương pháp nội nghiệp ....................................................................... 23


2


PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 25
4.1. Hiện trạng tài nguyên rừng tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn Cao
Vít huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng ......................................................... 25
4.1.1. Đặc điểm thành phần và phân bố các loài thực vật............................... 25
4.1.2. Đặc điểm cấu trúc rừng tại vùng đệm KBT .......................................... 31
4.1.3. Thành phần thức ăn của vượn Cao Vít ................................................. 43
4.2. Bộ máy tổ chức, chức năng nhiệm vụ Khu bảo tồn loài và sinh cảnh
Vượn Cao Vít huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng ....................................... 45
4.3. Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng giai đoạn 2015 - 2017 tại khu
bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít ......................................................... 47
4.4. Sự phối hợp giữa Khu bảo tồn với chính quyền địa phương trong công tác
quản lý vảo vệ rừng ......................................................................................... 53
4.5. Thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo vệ rừng tại khu bảo tồn ........ 54
4.5.1. Thuận lợi ............................................................................................... 54
4.5.2. Khó khăn ............................................................................................... 55
4.6. Một số giải pháp trong quản lý bảo vệ rừng tại khu bảo tồn
.........................56
PHẦN 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ....................................... 58
5.1. Kết luận .................................................................................................... 58
5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 59
5.3 Kiến Nghị .................................................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 61
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 62

3



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 01. Thành phần thực vật có mạch thuộc vùng đệm KBT loài và sinh
cảnh Vượn Cao Vít.......................................................................................... 25
Bảng 02. Danh lục những loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm ở vùng đệm KBT
loài và sinh cảnh VCV .................................................................................... 27
Bảng 03. Thành phần thực vật nguy cấp, quý, hiếm xuất hiện theo các trạng
thái rừng trong vùng đệm KBT ....................................................................... 29
Bảng 04. Phân bố của các loài cây nguy cấp, quý, hiếm theo vị trí chân – sườn
– đỉnh thuộc vùng đệm KBT ........................................................................... 31
Bảng 05. Những loài cây chính tham gia vào công thức tổ thành ở toàn khu
vực vùng đệm KBT ......................................................................................... 31
Bảng 06. Những loài cây gỗ tham gia vào công thức tổ thành ở trạng thái IIIA2
..... 33
Bảng 07. Những loài cây gỗ tham gia vào công thức tổ thành trạng thái IIIA1
......34
Bảng 08. Những loài cây gỗ tham gia vào công thức tổ thành trạng thái IIB
......35
Bảng 9. Tổng hợp công thức tổ thành tầng cây gỗ ......................................... 37
Bảng 10. Những loài cây chính tham gia vào công thức tổ thành cây tái sinh
cho toàn khu vực ............................................................................................. 38
Bảng 11. Công thức tổ thành cây tái sinh ở các trạng thái rừng ..................... 40
Bảng 12. Danh sách các loài cây làm thức ăn của VCV................................. 43
Bảng 13. Tỉ lệ số loài làm thức ăn của VCV .................................................. 45

4


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 01. Sơ đồ sự xuất hiện của thực vật theo số họ, số chi, số loài.............. 26
Hình 02. Biểu đồ sự xuất hiện của các loài cây nguy cấp, quý, hiếm theo trạng

thái rừng .......................................................................................................... 30
Hình 03. Sơ đồ hợp tác giữa Trạm kiểm lâm với chính quyền địa phương ... 53

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQL

: Ban quản lý

BTVCV

: Bảo tồn Vượn Cao Vít

DQTV

: Dân quân tự vệ

KBT

: Khu bảo tồn

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

ÔDB

: Ô dạng bản

ÔTC


: Ô tiêu chuẩn

PCCCR

: Phòng cháy chữa cháy rừng

QLBV

: quản lý bảo vệ

QLBVR

: Quản lý bảo vệ rừng

SĐVN

: Sách đỏ Việt Nam

UBND

: Ủy ban nhân dân

VCV

: Vượn Cao Vít

VH

: Văn hóa


VPHC

: Vi phạm hành chính

5


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Vốn được mệnh danh là ‘lá phổi’của trái đất,rừng có vai trò rất quan
trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học trên hành
tinh của chúng ta.Bởi vậy,bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên rừng luôn trở
thành một nội dung,một yêu cầu không thể trì hoãn với tất cả quốc gia trên thế
giới trong cuộc chiến đầy gian khó, hiện nay nhằm bảo vệ môi trường sống
đang bị hủy hoại ở mức báo động mà nguyên nhân chủ yếu là do chính hoạt
động của con người chúng ta.
Trên phạm vi toàn thế giới chỉ tính riêng trong vòng 4 thập niên trở lại
đây, 50% diện tích rừng đã bị biến mất do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Theo tính toán của các chuyên gia của tổ chức nông thương thế giới (FAO) thì
hàng năm có tới 11,5 triệu hecta rừng bị chặt phá và hỏa hoạn thiêu trụi trên
toàn cầu, trong khi diện tích rừng trồng chỉ là 1,5 triệu hecta. Rừng nguyên
sinh bị tàn phá, đất đai bị xói mòn dẫn đến tình trạng sa mạc hóa ngày càng
tăng. Nhiều loài động thực vật, lâm sản quý hiếm bị biến mất, số còn lại đang
đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Nghiêm trọng hơn diện tích rừng bị thu hẹp
trên quy mô lớn làm tổn thương lá phổi tự nhiên, khiến bầu khí quyển bị ô
nhiễm nặng, mất cân bằng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và đời
sống động thực vật.....
Là một quốc gia đất hẹp người đông, Việt Nam hiện nay có chỉ tiêu
rừng vào loài thấp, chỉ đạt mức binh quân khoảng 0,14 ha rừng, trong khi mức
bình quân của thế giới là 0,97 ha /người. Các số liệu thống kê cho thấy đến

năm 2000 nước ta có khoảng gần 11 triệu ha rừng, trong đó rừng tự nhiên
chiếm khoảng 9,4 triệu hecta và khoảng 1,6 triệu hecta rừng trồng; độ che phủ
chỉ đạt 33%. Tuy nhiên nhờ có những nỗ lực trong việc thực hiện các chủ
trương chính sách của nhà nước về bảo vệ phát triển rừng ‘phủ xanh đất trống
6


đồi trọc, nên nhiều năm gần đây diện tích rừng của chúng ta tăng 1,6 triệu
hecta so với năm 1995, trong đó rừng tự nhiên tăng 1,2 triệu hecta, rừng trồng
tăng 0,4 triệu hecta. Công tác quản lý, quy hoạch tài nguyên rừng cũng có
những chuyển biến tích cực. Trên phạm vi cả nước đã và đang hình thành các
vùng rừng trồng tập trung cung cấp nguyên liệu cho sản xuất. Ngoài ra trên 6
triệu hecta rừng phòng hộ và 2 triệu hecta rừng đặc dụng được quy hoạch, đầu
tư phát triển nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, có tới 15
vườn quốc gia và 50 khu bảo tồn được xây dựng, quy hoạch và quản lý....
Mặc dù có nhừng kết quả tích cực trong quy hoạch, sản xuất cũng như
trong bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng, song nhìn chung chất lượng
rừng ở nước ta vẫn đang còn thấp, rừng nước ta đã ít mà trong đó có tới 6
triệu hecta rừng nghèo kiệt, năng suất rừng còn thấp. Đặc biệt, nguồn tài
nguyên rừng nước ta vẫn tiếp tục đứng trước những nguy cơ nghiêm trọng
như bị phá hủy, hủy hoại, suy thoái, giảm sút và mất dần tính đa dạng sinh
học đây là lời cảnh báo nghiêm khắc đối với chúng ta trong sứ mệnh bảo vệ
và phát triển tài nguyên rừng nói riêng và môi trường sống nói chung vì vậy
tôi chọn đề tài “Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại Khu
bảo tồn loài và sinh cảnh vượn cao vít huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao
Bằng’’.
1.2. Mục tiêu đề tài
- Đánh giá được công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại khu bảo
tồn loài sinh cảnh Vượn Cao Vít Huyện Trùng Khánh, Tỉnh Cao Bằng.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác bảo vệ và phát triển

rừng tại khu bảo tồn loài sinh cảnh Vượn Cao Vít Huyện Trùng Khánh, Tỉnh
Cao Bằng.
1.3. Ý nghĩa đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
7


Đề tài cung cấp thông tin về thực trạng tài nguyên rừng cũng như các
biện pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại địa bàn nghiên cứu làm cơ sở
cho việc cải tiến các biện pháp quản lý bảo vệ rừng theo hướng quản lý rừng
bền vững.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Thấy được vai trò quan trọng của việc bảo vệ và phát triển rừng, tìm ra
điểm mạnh và điểm yếu tại khu bảo tồn,do vậy mà có thể đề xuất ý kiến nhằm
giúp cho BQL KBT có những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn và tác động hợp
lý vào rừng.

8


PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình QLBVR trên thế giới
Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu toàn cầu thông qua làm giảm đáng
kể lượng nhiệt chiếu từ mặt trời xuống toàn bộ trái đất do che phủ của tán
rừng là rất lớn so với các loại hình sử dụng đất khác, đặc biệt là vai trò hết sức
quan trọng của rừng trong việc duy trì chu trình carbon trên trái đất mà nhờ
đó nó có tác dụng trực tiếp đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
Ước tính đã có khoảng 60% khả năng dịch vụ cho sự sống trên trái đất
của các hệ sinh thái, nhất là các hệ sinh thái rừng như ; nguồn nước ngọt,
nguồn cá điều chỉnh không khí và nước, điều chỉnh khí hậu vùng, điều chỉnh

thiên tai và dịch bệnh tự nhiên đã bị giảm sút gây thiệt hại cho nhiều người.
Các hệ sinh thái rừng bao phủ 10% diện tích trái đất, khoảng 30% diện
tích đất liền. Tuy nhiên các vùng có rừng che phủ đã bị giảm đi 40% trong
vòng 300 năm qua, kéo theo các loài động thực vật, thành phần quan trọng
của hệ sinh thái rừng cũng bị mất mát đáng kể. Loài người đã thay đổi các hệ
sinh thái một cách hết sức nhanh chóng trong 50 năm qua, nhanh hơn bất kỳ
thời kỳ nào trước đây. Diện tích các vùng đất hoang dã đã nước chuyển thành
đất nông nghiệp, chỉ riêng từ 1945 đến nay đã lớn hơn cả trong thế kỷ 18 và
19 cộng lại. Diện tích đất hoang hóa cằn cỗi ngày càng mở rộng.
Trong khoảng 50 năm qua, trên toàn thế giới đã mất đi 1/5 lớp đất màu
ở các vùng nông nghiệp trong lúc nhiều vùng đất nông nghiệp màu mỡ đang
được chuyển đổi thành các khu công nghiệp. Nguyên nhân làm suy thoái rừng
trong 50 năm qua phần chính là do chuyển đổi rừng thành đất nông nghiệp.
Nguyên nhân chính của việc mất rừng trên thế giới là do hoạt động của con
người, lấy đất để chăn nuôi và trông trọt, phát nương làm rẫy, khai thác gỗ,
xây dựng các công trình thủy điện, giao thông, các vùng dân cư mới.

9


Hàng năm có khoảng 20.000-30.000 km2 rừng nhiệt đới bị phá hủy để
sản xuất lương thực, trông cây nông nghiệp và làm đồng cỏ để chăn nuôi. Mất
đa dạng sinh học ngày nay đang diễn ra một cách nhanh chóng chưa từng có.
Tình trạng mất rừng trên thế giới ở nhiều quốc gia chính là việc
QLBVR không phù hợp với thực tế, quản lý bảo vệ rừng thường theo một
chiều hướng từ trên xuống, không đảm bảo quyền lợi cho người dân. Trước
đây diện tích rừng trên toàn thế giới là 17,6 tỉ ha, trong đó rừng nguyên sinh
là 8,08 tỉ ha. Nhưng đến năm 1991 diện tích rừng trên toàn thế giới chỉ còn
3.717 triệu ha, trong đó 1867 triệu ha là rừng Bắc Cực và Địa Trung Hải; còn
đối với rừng nhiệt đới mỗi năm tính chung bình diện tích rừng mất đi khoảng

1% diện tích, trong khi đó diện tích trồng chỉ bằng 1/10 diện tích rừng mất đi,
kèm theo đó là tính đa dạng sinh học cũng giảm đi nhiều. Riêng Châu Á Thái
Bình Dương trong thời gian 1976 - 1980 mất đi 9 triệu ha rừng, nạn phá rừng
diễn ra trầm trọng ở 56 nước nhiệt đới. Với tốc độ mất rừng như vậy các
chuyên gia lâm nghiệp dự đoán chỉ trong vòng một thế kỷ nữa rừng nhiệt đới
sẽ bị huỷ diệt.
Đứng trước nguy cơ mất rừng ngày một cao và hậu quả do mất rừng
gây ra ngày một nhiều trên toàn thế giới, trong những năm gần đây dưới sự nỗ
lực của nhiều quốc gia, công tác QLBVR và phát triển rừng trên toàn thế giới
đã đạt được nhiều thay đổi tích cực: Chuyển hướng sang hình thức xã hội hoá
ngành lâm nghiệp và sử dụng quản lý tài nguyên rừng, đất rừng hợp lý theo
hướng phát triển bền vững, kết hợp với lợi ích về kinh tế, xã hội và môi
trường sinh thái. Phân cấp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp,
chuyển giao dần trách nhiệm về quản lý rừng từ cấp trung ương đến cấp cơ
sở, giao đất giao rừng cho nhân dân gắn với quyền sử dụng đất, cho thuê
rừng, thực hiện tư nhân hoá đất đai và cơ sở kinh doanh lâm nghiệp để tạo
điều kiện cho quản lý rừng năng động, đem lại nhiều lợi nhuận kinh tế cao

10


hơn, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào công tác
QLBVR, phát triển các chương trình dự án cộng đồng.
Tình hình quản lý bảo vệ rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của một
số gia này bởi nó cung cấp gỗ, thực phẩm (nấm, các loại quả) và không khí
trong lành. Đồng thời rừng là nhà của nhiều loại thực vật, động vật, côn trùng,
vi sinh vật nước phát triển trên thế giới:
Tại châu Âu, Phần Lan là quốc gia có diện tích rừng che phủ lớn nhất,
86% diện tích đất là rừng, theo Hiệp hội Rừng Phần Lan. Rừng đóng vai trò
vô cùng quan trọng đối với quốc gia. Người dân Phần Lan đặc biệt quan tâm

đến vấn đề quản lý rừng bền vững vì tầm quan trọng và sự cần thiết của rừng
trong cuộc sống của họ. Vào thế kỷ 19, Đạo luật Rừng đầu tiên đã được Chính
phủ Phần Lan thông qua vào năm 1886, trong đó có điều luật cấm phá rừng.
Ngày nay, quyền sở hữu rừng được pháp luật bảo vệ và chứng nhận tự
nguyện. Điều này có nghĩa là chủ rừng phải đảm bảo rằng sau khi khai thác
thì một khu rừng mới sẽ được trồng thay thế rừng đã chặt. Hầu hết các khu
rừng thương mại trong cả nước đều được chứng nhận PEFC (Chương trình
tiêu chuẩn chứng nhận rừng) và tiêu chuẩn FSC (Hội đồng quản lý rừng) với
tỷ lệ tương ứng mỗi loại là 90% và 6%. Chứng nhận xác lập tiêu chuẩn về lâm
sinh và giúp nâng cao sự đa dạng sinh học rừng của Phần Lan. Theo số liệu
của Hiệp hội Lâm nghiệp Phần Lan năm 2016, diện tích rừng được bảo vệ ở
Phần Lan đã tăng gấp 3 lần trong suốt 35 năm qua.
Một quốc gia châu Âu khác có độ phủ xanh xếp thứ 15 thế giới đó là
Thụy Điển (69,2% diện tích đất là rừng). Ở Thụy Điển, tính bền vững được
xác định trên các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, sinh học và tính bền vững được
tuyên bố là nền tảng phát triển lâm nghiệp của quốc gia này.
Sự bền vững về kinh tế có nghĩa là sản xuất gỗ lâu dài có lợi nhuận đủ
để đảm bảo cho các hoạt động lâm nghiệp và công tác quản lý. Sự bền vững
xã hội bao gồm các vấn đề như dân số địa phương, quyền lợi của người lao
11


động, các vấn đề liên quan đến giải trí, các cơ hội cho người dân ở cả địa
phương và toàn quốc để tồn tại lâu dài dựa vào lâm nghiệp. Tính bền vững
sinh học đề cập đến năng lực sản xuất lâu dài của đất đai, việc bảo tồn các quá
trình sinh thái tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học.
Tại Thụy Điển, việc quản lý rừng bền vững phải tuân thủ các quy định
pháp luật. Tất cả các khu rừng sau khi thu hoạch phải được tái sinh, trồng
rừng mới theo kế hoạch. Ngoài Luật về lâm nghiệp, Thụy Điển cũng áp dụng
hệ thống các chứng nhận quốc tế tự nguyện FSC và PEFC. Khoảng 2/3 diện

tích đất lâm nghiệp của Thụy Điển đã được chứng nhận theo các quy tắc này.
Chính phủ Thụy Điển luôn đánh giá cao tầm quan trọng của nguồn tài
nguyên vô hạn là rừng, khi được quản lý đúng cách. Trong quá trình phát
triển, cây xanh hấp thụ CO2 từ khí quyển. Trong suốt vòng đời, các sản phẩm
gỗ tiếp tục hấp thụ và cô lập CO2. Trong một năm điển hình, sự kết hợp giữ
việc thu hoạch rừng của Thụy Điển và tổng lượng CO2 hấp thu đã vượt hơn
lượng phát thải CO2 từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch trong vận tải.
Tại châu Á, Nhật Bản là quốc gia có đến 68,6% diện tích đất là rừng
che phủ, đứng thứ 17 trên thế giới. Cách đây hơn 300 năm, quốc gia này đã
phải trải qua giai đoạn rừng bị tàn phá nghiêm trọng, biến cảnh quan thành
những vùng đất hoang hóa. Việc quản lý rừng cộng đồng của các địa phương
đã khởi đầu cho một kỷ nguyên mới trong phục hồi rừng và phát triển lâm
nghiệp của Nhật Bản.
Nhật Bản đã đối mặt với những thách thức về môi trường bằng những
phương pháp tích cực từ việc sử dụng rừng không bền vững trở nên bền vững
hơn bắt đầu từ những năm 1670. Các cộng đồng địa phương đóng vai trò
trung tâm của các hoạt động xúc tác và tăng cường mối quan hệ phản hồi tích
cực, tạo thuận lợi cho các quá trình xã hội được thực hiện.
Trong thời đại công nghệ, Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu và phát triển
những hệ thống quản lý rừng giúp đơn giản hóa việc lập kế hoạch quản lý và
12


tái tạo rừng. Hệ thống này hoạt động như một công cụ hỗ trợ cho công tác
quản lý và lập kế hoạch lâm nghiệp. Ví dụ, hệ thống này có thể đề xuất kỹ
thuật trong việc tỉa cây hay phục hồi rừng theo điều kiện thực tế.
Nhật Bản cũng xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng dựa trên các
thông số về điều kiện rừng hiện tại, chi phí vận chuyển gỗ và phát triển các kỹ
thuật để dự báo tăng trưởng rừng và xác định hiệu quả quản lý.
2.2. Tình hình QLBVR ở Việt Nam

Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên 33,12 triệu ha, trong đó diện
tích đất có rừng là 12,61 triệu ha và 6,16 triệu ha đất trống đồi núi trọc là đối
tượng của sản xuất lâm nghiệp.
Kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc tính đến ngày 31
tháng 12 năm 2009, diện tích rừng toàn quốc là 13,257 triệu ha, trong đó
10,339 triệu ha rừng tự nhiên (chiếm 77,99%) và 2,919 triệu ha rừng
trồng (chiếm
22,01%) và được phân chia theo mục đích sử dụng 03 loại rừng bao gồm:
Rừng đặc dụng: 1,999 triệu ha, chiếm 15,08%; Rừng phòng hộ: 4,833
triệu ha, chiếm 36,45%; Rừng sản xuất: 6,288 triệu ha, chiếm 47,43% và
Rừng ngoài quy hoạch cho Lâm nghiệp: 0,138 triệu ha, chiếm 1,03%.
Tổng trữ lượng gỗ trên toàn quốc có 811,7 triệu m3, trong đó gỗ rừng
tự nhiên chiếm 93,4%, gỗ rừng trồng chiếm 6,6% (kết quả Chương trình Điều
tra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 2001- 2005). Trữ
lượng gỗ tập trung chủ yếu ở 3 vùng là Tây Nguyên chiếm 35,55%; Bắc
Trung Bộ 23,69% và Nam Trung Bộ 17,95% tổng trữ lượng gỗ toàn quốc.
Như vậy, ngành Lâm nghiệp đã và đang thực hiện hoạt động quản lý và sản
xuất trên diện tích đất lớn nhất trong các ngành kinh tế quốc dân. Diện tích
đất lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở trên các vùng đồi núi của cả nước, đây
cũng là nơi sinh sống của 25 triệu người với nhiều dân tộc ít người, có trình
độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đời
sống còn nhiều khó khăn. Nhận thức được việc mất rừng là tổn thất duy nhất
13


nghiêm trọng đang đe dọa sức sản sinh lâu dài của những tài nguyên có khả
năng tái tạo, nhân dân Việt Nam đang thực hiện một chương trình rộng lớn
bảo vệ, phát triển rừng.
Mục tiêu là trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21 phủ xanh được 40%
- 50% diện tích cả nước, với hy vọng phục hồi lại sự cân bằng sinh thái ở Việt

Nam, bảo tồn đa dạng sinh học và góp phần vào việc làm chậm, tiến tới chặn
đứng quá trình nóng lên toàn cầu. Việt Nam được xem là nước có diện tích
rừng tự nhiên tương đối lớn trong vùng Đông Nam Á. Năm 1943, diện tích
rừng khoảng 14,3 triệu ha, tỷ lệ che phủ khoảng 43%. Hiện nay, tổng diện
tích rừng của cả nước hiện nay là 3 13.258.843 ha, trong đó diện tích rừng tự
nhiên là 10.339.305 ha, rừng trồng chiếm 2.919.538 ha, độ che phủ 39,1%.
Nhà nước ngày càng quan tâm hơn đến việc quản lý bảo vệ (QLBV), phát
triển rừng (PTR), đã có những chính sách và chương trình mục tiêu đầu tư lớn
như chính sách giao đất giao rừng, Chương trình 327, Dự án trồng mới 5 triệu
ha rừng, dự án 661.... Nhận thức của xã hội, của các tầng lớp nhân dân và
chính quyền các cấp về bảo vệ và phát triển rừng được nâng lên.
Nghị định số 22/CP(1995) của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ
và quyền hạn của các cấp chính quyền và tổ chức kiểm lâm trong phòng
chống cháy rừng. Trong đó quy định rõ UBND các cấp theo chức năng nhiệm
vụ quyền hạn của mình phải chỉ đạo công tác PCCCR trong phạm vi địa
phương mình. Chủ rừng phải thực hiện các quy định về PCCCR và phải chịu
trách nhiệm về rừng do mình quản lý bị cháy. Cơ quan kiểm lâm các cấp có
trách nhiệm giúp chính quyền các cấp chỉ đạo, thực hiện công tác PCCCR,
hướng dẫn các chủ rừng trong việc phòng cháy, chữa cháy. Cơ quan quản lý
nhà nước thuộc các ngành có liên quan, có trách nhiệm phối hợp với cơ quan
kiểm lâm các cấp trong công tác PCCCR.
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
14


* Vị trí địa lý
Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Vuợn Cao Vít (Khu BTVCV) tại huyện
Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng nằm trong địa phận 03 xã phía Bắc của huyện
Trùng Khánh, đó là xã Phong Nậm, xã Ngọc Côn và xã Ngọc Khê. Khu bảo

tồn tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Tây Bắc. Khu Bảo tồn Vượn Cao Vít có
tọa độ địa lý trong phạm vi: Từ 22o53’ đến 22o56.4’ Vĩ độ bắc; Từ 106o30’
đến 106o33’ Kinh độ đông.
* Khí hậu
Theo tài liệu của Trạm khí hậu thuỷ văn huyện Trùng Khánh, khu vực
xã Phong Nậm và xã Ngọc Khê nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới
gió mùa với những đặc trưng chủ yếu như sau:
Nhiệt độ không khí bình quân trong năm là 19,8 0 C. Mùa lạnh thường
kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Trong đó từ tháng 12 đến tháng 2,
nhiệt độ trung bình thấp hơn 150C. Nhiệt độ thấp nhất trong những năm qua là
- 30 C. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, có nhiệt độ trung bình 24,2 0C, cao
tuyệt đối là 36,30C.
Lượng mưa bình quân trong năm là 1.665,5 mm, cao nhất là 2.870,6
mm, thấp nhất là 1.188 mm; lưọng mưa tập trung vào các tháng 6, 7, 8 hàng
năm.
Độ ẩm bình quân năm là 81%. Từ tháng 11 đến tháng 1 có độ ẩm từ 9
-14%.
Mùa đông có gió mùa đông bắc (từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau). Mùa
hè có gió nam và đông nam.
* Địa hình và thổ nhưỡng
Địa hình Khu BTVCV gồm có một loạt các dãy núi đá vôi xen lẫn các
thung lũng. Các dãy núi đá vôi bị chia cắt hình thành các dốc đứng và tháp
nhọn riêng biệt, nằm rải rác ở một số nơi tại các thung lũng bằng và nhỏ. Độ
cao so với mặt nước biển trung bình của khu vực từ 500 đến 800 m, cao nhất
là 921 m.
15


Đất gồm 7 loại chính: Đất phù sa không bồi đắp, đất các bon nát, đất đỏ
nâu trên đá vôi, đất thung lũng, đất đỏ nâu vàng trên núi đá vôi, đất đỏ vàng

trên phiến sét và đất vàng nhạt trên sa thạch.
Các núi đá vôi này có sườn rất dốc và nhiều vách dựng đứng. Đá ở
phần dưới và giữa sườn thường có lớp nhưng ở phần trên, đường đỉnh và đỉnh
có kết cấu cứng với dạng bào mòn thẳng đứng đặc trưng. Đó là môi trường
sống độc đáo cho một số loài thực vật bám đá khác biệt, đặc hữu.
Sông gồm hai nhánh chính của sông Quây Sơn bắt nguồn từ Trung
Quốc. Nhánh thứ nhất (nhánh Ngọc Khê - Ngọc Côn) chảy qua xóm Đông Si
- Nà Giào - Tử Bản - Pác Ngà - Bó Hay của xã có chiều dài 18 km, rộng trung
bình là 90m. Nhánh thứ hai (nhánh Phong Nậm) chảy qua các xóm Đà Bè, Nà
Hâu - Nà Chang, Giộc Rùng của xã Phong Nậm và chảy về xã Ngọc Khê qua
các xóm Giộc Sung, Pác Thay, Đỏng Doạ có chiều dài 14km, rộng trung bình
80m. Hai nhánh này gặp nhau tại khu vực xóm Giàng Nốc.
* Hệ sinh thái và đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật
- Thảm thực vật
Rừng rậm thường xanh nhiệt đới mưa cây lá rộng và rừng Thông ở đất
và núi thấp là các kiểu rừng địa đới điển hình của Khu BTVCV. Các quần thể
thực vật quan sát thấy hiện nay chủ yếu là các quần thể khác nhau bị thoái hoá
rất nhiều. Rừng nguyên sinh bị thoái hoá sâu sắc.
Mặc dầu hệ thực vật và thảm thực vật của Khu BTVCV đã bị thoái hoá
nặng nề nhưng vẫn còn sót lại một số mảnh cuối cùng của rừng Thông trên
đường đỉnh núi đá vôi.
Hiện nay chỉ gặp 3 loài Thông là phần sót lại của rừng Thông giầu có
trước đây. Đó là Thông pà cò Pinus fenzeliana (P. kwangtungensi), Thiết sam
giả Pseudotsuga sinensis (họ Thông Pinaceae) và Thông tre Podocarpus
neriifolius (họ Thông tre Podocarpaceae).

16


Một số lượng lớn các loài thực vật đặc hữu đã được tìm thấy tại Khu

BTVCV có tính đặc hữu loài và tính bản địa cao. Đó là nhiều loài thuộc họ
Ráy Araceae (Arisaema franchetianum, Arisaema spp), họ Convallariaceae
(Aspidistra sp.), họ Thiên lý Asclepiadaceae (Ceropegia sp.) với hoa chuyên
hoá rất cao và nhiều loài cây bám đá như Ráng cao bằng vẩy (Caobangia
squamata), loài thuộc một chi đặc hữu của các tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn.
Adiantum gravesii, loài Ráng đặc hữu của tiểu vùng hệ thực vật Nam Trung
Hoa và nhiều loài Ráng bản địa thuộc các chi Tổ chim Asplenium và
Cheilanthes đặc trưng cho các quần xã bám đá vôi nguyên sinh. Đặc biệt họ
Lan (Orchidaceae) có tới 87 loài đặc hữu. Qua các đợt khảo sát, nghiên cứu,
kết quả đã ghi nhận có 994 loài thực vật.
- Khu hệ động vật
Thông tin hiện nay về khu hệ động vật hoang dã tại Khu BTVCV dựa
trên các báo cáo sau các đợt điều tra do Tổ chức Bảo tồn Động Thực vật
Hoang dã Quốc tế (FFI), BQL khu bảo tồn. Kết quả đã ghi nhận có 28 loài
thú, 85 loài chim, 5 loài bò sát và 3 loài ếch nhái, đặc biệt là loài Vượn Cao
Vít có 17 đàn, 97 cá thể.

2.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội
* Tình hình kinh tế xã hội
Khu BTVCV không có xóm nào nằm trong vùng lõi, có 28 xóm nằm
trong vùng đệm, hầu hết các xóm đều nằm gần ranh giới phía Đông Bắc và
Tây Nam Khu BTVCV.
Dân số và dân tộc: Tổng số dân cư là 9.785 khẩu của 1.459 hộ gia đình
sinh sống tại 28 xóm trong và gần Khu BTVCV.

17


Mật độ dân số cao nhất tập trung tại phía Đông Nam và Tây Nam Khu
BTVCV, gồm các cộng đồng người Tày và Nùng.

Có rất ít đất nông nghiệp trong Khu BTVCV và hoạt động nông nghiệp
bị hạn chế ở các thung lũng nhỏ. Hầu hết các cộng đồng dân cư địa phương
đều trồng lúa, ngô, sắn, khoai sọ và nuôi gia cầm, gia súc (trâu, bò, lợn, gà).
Một số hộ còn nuôi dê hoặc ngựa.
Đời sống của nhân dân phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Thu nhập
chủ yếu của nhân dân từ sản xuất lúa ngô và chăn nuôi. Công tác xây dựng cơ
sở hạ tầng như khu trung tâm xã, đường giao thông, thủy lợi, trường học... đã
và đang được tiến hành những vẫn còn khó khăn.
Mỗi năm chỉ tiến hành cấy trồng được một vụ lúa mùa, năng suất lúa
thấp và bấp bênh do một số nguyên nhân như không chủ động nước tưới tiêu,
thiếu kỹ thuật canh tác, hay bị sâu bệnh...
Với cây ngô được trồng trên đất một vụ lúa và đất, năng suất các giống
ngô không đồng đều qua các vụ và thấp chỉ đạt từ 3,0 – 3,5 tấn/ha.
Người dân trong khu vực có tập quán từ bao đời nay đó là sử dụng củi
đun và gỗ khai thác từ rừng để làm nhà và guồn cọn phục vụ nước tưới tiêu.
Trong thời điểm hiện nay do nhận thức về tầm quan trọng của công tác
bảo vệ rừng, rừng đã được giao khoán khoanh nuôi, người dân đã có ý thức
hơn trong khai thác củi. Ngoài ra, người dân cũng được hỗ trợ các kỹ thuật
cũng như vật tư của tổ chức FFI để xây dựng bếp lò cải tiến, hầm Biogas
nhằm tiết kiệm củi đun và tạo nguồn năng lượng mới từ chất thải.
* Quốc phòng an ninh
Khu bảo tồn có đường ranh giới giáp với nước Trung Quốc, công tác
quản lý bảo vệ rừng còn gặp nhiều khó khăn, vấn đề săn, bắn, bẫy ở vùng
giáp ranh biên giới còn xảy ra. Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các
cấp, các ngành, các vấn đề nổi cộm xảy ra đều được ngăn chặn và xử lý kịp
thời,quốc phòng- an ninh được đảm bảo.
18


* Các phân khu chức năng

Để thuận lợi cho công tác quản lý và bảo vệ, Khu Bảo tồn loài sinh
cảnh Vượn Cao Vít được quy hoạch thành ba phân khu chức năng, mỗi phân
khu chức năng sẽ có một phương thức quản lý khác nhau như: Phân khu bảo
vệ nghiêm ngặt, Phân khu phục hồi sinh thái, phân khu hành chính dịch vụ
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 975,8 ha, chiếm 59% tổng
diện tích của Khu Bảo tồn. Tình trạng rừng của Phân khu này là rừng trên núi
đá vôi ít bị tác động hoặc rừng phục hồi đã khép tán. Phân khu bảo vệ nghiêm
ngặt bao gồm tất cả các vị trí mới ghi nhận có Vượn Cao Vít.
Quy chế quản lý của Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt theo quy chế quản
lý Rừng đặc dụng trong Quyết định số: 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006
của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng;
- Phân khu phục hồi sinh thái
Phân khu phục hồi sinh thái có diện tích 681 ha, chiếm 41% tổng diện
tích của Khu Bảo tồn,
Trên cở sở hiện trạng sử dụng đất, Phân khu phục hồi sinh thái bao
gồm diện tích rừng trên núi đá vôi đã bị tác động, rừng phục hồi, trảng cỏ cây
gỗ rải rác và đất canh tác nông nghiệp ở các thung lũng hẹp,
Trong thời gian ngắn, có thể coi Phân khu này là Phân khu sử dụng đa
mục đích, những hộ gia đình hiện đang sử dụng một số thung lũng trong khu
bảo tồn để canh tác được khuyến khích và hỗ trợ để chuyển ra canh tác ở các
khu vực ngoài khu bảo tồn.
Về lâu dài (Giai đoạn 2015- 2020 ) Phân khu này sẽ trở thành một phần
trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt để bảo vệ loài Vượn,
Quy chế quản lý Phân khu phục hồi sinh thái phải tuân thủ theo Quy
chế quản lý rừng đặc dụng phù hợp với Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg,
ngày
14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng.
19



- Phân khu hành chính phục vụ
Phân khu hành chính dịch vụ là trụ sở của Khu Bảo tồn Vượn Cao Vít.
Khu vực này nằm vùng đêm Khu bảo tồn.
* Vùng đệm khu bảo tồn
Chức năng của vùng đệm là tăng cường bảo vệ vùng lõi và hạn chế sử
dụng tài nguyên rừng gần khu bảo tồn.Vùng đệm bao gồm toàn bộ phần còn
lại của xã Ngọc Khê, xã Ngọc Côn và xã Phong Nậm, có diện tích là 5.723
ha. Vùng đệm này bao gồm các cộng đồng dân cư sống gần Khu BTVCV và
sẽ tham gia vào hoạt động quản lý Khu BTVCV.
* Qui hoạch sử dụng đất
Tổng diện tích tự nhiên: 8.016,88ha.
Đất quy hoạch cho lâm nghiệp: 5.736,17ha.
Trong đó:
- Đất rừng đặc dụng: 2.732,21ha.
+ Có rừng: 2.360,63 ha;
+ Không có rừng: 371,58 ha
- Đất rừng phòng hộ vùng đệm: 2.571,17ha.
Trong đó:
+ Có rừng: 1.208,58 ha;
+ Chưa có rừng: 1.362,59 ha.
- Đất rừng sản xuất vùng đệm: 432,79 ha
Trong đó:
+ Có rừng: 270,61 ha
+ Chưa có rừng: 162,18 ha
- Đất khác : 2.280,71 ha

20



PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đánh giá các biện pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Khu bảo
tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng thông
quan cán bộ Hạt kiểm lâm khu bảo tồn, cán bộ lâm nghiệp xã, người dân là
chủ rừng trực tiếp quản lý bảo vệ rừng trong khu bảo tồn.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa Điểm: khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn Cao Vít huyện Trùng
Khánh, tỉnh Cao Bằng.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 4 đến tháng 8/2018
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng tài nguyên rừng tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn
Cao Vít huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
- Bộ máy tổ chức, chức năng nhiệm vụ Khu bảo tồn loài và sinh cảnh
Vượn Cao Vít huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
- Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng trong Khu bảo tồn loài và
sinh cảnh vượn Cao Vít huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
- Sự phối hợp giữa Khu bảo tồn với chính quyền địa phương trong công
tác quản lý vảo vệ rừng.
- Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại
Khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn Cao Vít huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao
Bằng.
- Để xuất một số biện pháp tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng
tại
Khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn Cao Vít huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao
Bằng.

21



3.4. Phương pháp nghiên cứu

22


3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp
* Phương pháp phỏng vấn
- Chuẩn bị: Bản đồ địa hình, hiện trạng tài nguyên rừng của khu vực
nghiên cứu.
- Mục đích của phỏng vấn : thu thập thông tin ban đầu về các tuyến điều
tra
- Đối tượng phỏng vấn : là các nhân viên trong tổ tuần tra rừng, người
dân địa phương canh tác tại các lũng nằm trong vùng lõi khu bảo tồn
- Nội dung phỏng vấn:
+ Hiện trạng quản lý và những giải pháp đang dược áp dụng để phát
triển rừng tại khu bảo tồn
+ Hiệu quả của những giải pháp đang được áp dụng, khó khăn và thuận
lợi trong công tác quản lý
+ Những mối đe doạ đối với tài nguyên của khu bảo tồn: nạn khai thác
gỗ, săn bắt động vật rừng trái phép, đốt nương làm rẫy
+ Tình hình sử dụng các sản phẩm từ rừng: gỗ, tre nứa, các loài động
vật và thực vật làm dược liệu
+ Phương thức canh tác chính của người dân tại vùng đệm, thời vụ canh
tác, hiệu quả mà họ đạt được
- Phương pháp phỏng vấn : việc áp dụng phương pháp phỏng vấn phụ
thuộc và đối tượng được phỏng vấn (tâm trạng, lứa tuổi, giới tính, nghề
nghiệp, dân tộc....) thời gian và nơi diễn ra cuộc phỏng vấn.
* Phương pháp ô tiêu chuẩn
Khảo sát theo tuyến và xác định ranh giới các trạng thái rừng. Việc xác

định ô tiêu chuẩn dựa trên căn cứ từ các tài liệu nghiên cứu trước đây, quan
sát tại thực địa, phỏng vấn các nhân viên tổ tuần rừng về vị trí thường xuyên
bắt gặp vượn, để đảm bảo các ô tiêu chuẩn được lập đều đại diện sinh cảnh
sống của vượn. Đối các khu vực chưa có vượn phân bố các ô tiểu chuẩn cũng
được thiết lập để làm căn cứ nghiên cứu khả năng phục hồi sinh cảnh. Vị trí
23


×