Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nội tại đến khả năng hình thành cây hom mật gấu (vernonia amygdalina del) tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 84 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN HỮU ĐẢNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ YẾU TỐ NỘI TẠI ĐẾN SỰ HÌNH
THÀNH CÂY HOM MẬT GẤU (VERNONIA AMYGDALINA DEL) TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khoá học

: 2014 -2018

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN HỮU ĐẢNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ YẾU TỐ NỘI TẠI ĐẾN SỰ HÌNH
THÀNH CÂY HOM MẬT GẤU (VERNONIA AMYGDALINA DEL)TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Lớp

: K46 - LN

Khoa

: Lâm nghiệp

Khoá học

: 2014 -2018


Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Thu Hà

Thái Nguyên, năm 2018


i
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp là khâu cuối cùng phải hoàn thành để kết thúc
khóa học 2014-2018.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự đồng ý của giáo viên
hướng dẫn, Ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp, Ban giám hiệu trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng
của một số yếu tố nội tại đến khả năng hình thành cây hom Mật gấu
(Vernonia amygdalina Del) tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”
Trong quá trình thực hiện, tôi nhận được sự hướng dẫn tận tình của
các thầy cô trong khoa, đặc biệt cô giáo ThS. Phạm Thu Hà là người trực tiếp
hướng dẫn tôi thực hiện đề tài.
Cùng với sự nỗ lực, cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ của các quý
thầy cô, đến nay tôi hoàn thành khóa luận này. Cũng nhân dịp này cho
phép tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới tất cả sự giúp đỡ đó.
Do điều kiện và thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế
nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi kính mong
nhận được sự góp ý của các thầy cô để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Nguyễn Hữu Đảng


ii

MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTTN

: Công thức thí nghiệm

CT

: Công thức

TB

: Trung bình

IAA

: Axit Indol-axitic

IBA

: Axit Indol-butilic

NST

: Nhiễm sắc thể

NAA

: Naphthalene Acetic Acid

TN


: Thí nghiệm

ĐHST

: Điều hòa sinh trưởng

ĐC

: Đối chứng


3

DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Tỷ lệ sống của hom cây Mật gấu của các công thức
thí nghiệm theo định kỳ theo dõi...............................................................................25
Bảng 4.2: Khả năng ra rễ của hom cây Mật gấu của các công thức
thí nghiệm về loại hom giâm.....................................................................................26
Bảng 4.3: Khả năng ra chồi của hom cây Mật gấu ở các công thức
thí nghiệm về loại hom giâm.....................................................................................30
Bảng 4.4: Tỷ lệ sống của hom cây Mật gấu của các công thức

thí

nghiệm theo định kỳ theo dõi
....................................................................................36
Bảng 4.5: Khả năng ra rễ của hom cây Mật gấu của các công thức
thí nghiệm về độ dài hom giâm.................................................................................37
Bảng 4.6: Khả năng ra chồi của hom cây Mật gấu của các CTTN ...........................42



4

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí các công thức thí nghiệm giâm hom .....................................19
Hình 3.2: Ảnh bố trí thí nghiệm ................................................................................20
Hình 3.2: Thu thập số liệu .........................................................................................23
Hình 4.1: Tỷ lệ (%) sống của hom cây Mật gấu ở các CTTN về loại hom ..............25
Hình 4.2a: Ảnh ra rễ của hom cây Mật gấu về loại hom giâm .................................27
Hình 4.2b: Tỷ lệ (%) ra rễ của hom cây Mật gấu ở các công thức
thí nghiệm về loại hom giâm.....................................................................................27
Hình 4.2c: Số rễ (cái) trung bình/hom Mật gấu ở các công thức
thí nghiệm về loại hom giâm.....................................................................................28
Hình 4.2d: Chiều dài rễ (cm) trung bình/hom Mật gấu ở các công thức
thí nghiệm về loại hom giâm.....................................................................................29
Hình 4.2e: Chỉ số ra rễ của cây hom Mật gấu ở các công thức
thí nghiệm về loại hom giâm.....................................................................................30
Hình 4.3a: Ảnh hom ra chồi của hom Mật gấu về loại hom giâm ............................31
Hình 4.3b: Tỷ lệ (%) ra chồi của hom cây Mật gấu ở các công thức
thí nghiệm về loại hom giâm.....................................................................................32
Hình 4.3c: Số chồi (cái) trung bình/hom cây Mật gấu ở các công thức
thí nghiệm về loại hom giâm.....................................................................................33
Hình 4.3d: Chiều dài chồi trung bình/hom cây Mật gấu ở các công thức
thí nghiệm về loại hom giâm.....................................................................................34
Hình 4.3e: Chỉ số ra chồi của cây hom cây Mật gấu ở các công thức
thí nghiệm về loại hom giâm.....................................................................................35
Hình 4.4: Tỷ lệ (%) sống của hom Mật gấu ở các CTTN về độ dài hom .................36
Hình 4.5a: Ảnh ra rễ của hom Mật gấu về độ dài hom giâm ....................................38
Hình 4.5b: Tỷ lệ (%) ra rễ của hom Mật gấu ở các công thức

thí nghiệm về độ dài hom giâm.................................................................................38
Hình 4.5c: Số rễ (cái) trung bình/hom Mật gấu ở các công thức
thí nghiệm về độ dài hom giâm.................................................................................39


5

Hình 4.5d: Chiều dài rễ (cm) trung bình/hom Mật gấu ở các công thức
thí nghiệm về độ dài hom giâm.................................................................................40
Hình 4.5e: Chỉ số ra rễ của cây hom Mật gấu ở các công thức
thí nghiệm về độ dài hom giâm.................................................................................41
Hình 4.6a: Ảnh hom ra chồi của hom Mật gấu về độ dài hom giâm ........................42
Hình 4.6b: Tỷ lệ (%) ra chồi của hom cây Mật gấu ở các công thức
thí nghiệm về độ dài hom giâm.................................................................................43
Hình 4.6c: Số chồi (cái) trung bình/hom cây Mật gấu ở các công thức
thí nghiệm về độ dài hom giâm.................................................................................44
Hình 4.6d: Chiều dài chồi trung bình/hom cây Mật gấu ở các công thức
thí nghiệm về độ dài hom giâm.................................................................................45
Hình 4.6e: Chỉ số ra chồi của cây hom cây Mật gấu ở các công thức
thí nghiệm về độ dài hom giâm.................................................................................46


6

MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học.................................................2

1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn .....................................................................................2
Phần 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................................3
2.1.Cơ sở khoa học của giâm hom...............................................................................3
2.1.1. Cơ sở tế bào học.................................................................................................3
2.1.2. Cơ sở di truyền học ............................................................................................3
2.1.3. Cơ sở phát sinh phát triển cá thể ........................................................................3
2.1.4. Sự hình thành rễ của hom giâm .........................................................................4
2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom .........................................4
2.1.6. Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản khi giâm hom ..................................................6
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới ...........................................................................7
2.3 . Những nghiên cứu ở Việt Nam ..........................................................................8
2.4. Tổng quan địa điểm nghiên cứu ..........................................................................11
2.5. Tổng quan khu vực nghiên cứu..........................................................................12
2.5.1. Vị trí địa lý địa hình ........................................................................................12
2.5.2. Đặc điểm khí hậu, thời tiết ..............................................................................13
2.6. Tổng quan về loài cây Mật gấu (cây lá đắng) ....................................................13
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............18
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................18
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................18
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................18
3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................18
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm........................................................................18
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................20


vii
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu...............................................................................23
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...........................................25
4.1. Kết quả về ảnh hưởng của loại hom đến khả năng hình thành
cây hom Mật gấu .......................................................................................................25

4.1.1. Kết quả về ảnh hưởng của loại hom đến tỷ lệ sống hom cây Mật gấu ...........25
4.1.2. Kết quả về ảnh hưởng của loại hom đến khả năng ra rễ
của hom cây Mật gấu ................................................................................................26
4.1.3. Kết quả về ảnh hưởng của loại hom đến khả năng ra chồi
của hom cây Mật gấu ................................................................................................30
4.2. Kết quả về ảnh hưởng của độ dài hom giâm đến khả năng
hình thành cây hom Mật gấu .....................................................................................35
4.2.1. Kết quả về ảnh hưởng của độ dài hom giâm đến tỷ lệ sống
của hom cây Mật gấu ................................................................................................35
4.2.2. Kết quả về ảnh hưởng của độ dài hom đến khả năng ra rễ
của hom cây Mật gấu ................................................................................................37
4.2.3. Kết quả về ảnh hưởng của độ dài hom đến khả năng ra chồi
của hom cây Mật gấu ................................................................................................42
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................48
5.1. Kết luận ..............................................................................................................48
5.2. Tồn tại ................................................................................................................49
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................50


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây Mật gấu còn có tên gọi khác là cây Kim thất tai, cây Lá đắng, Mật
gấu nam bộ, cây Cơm kìa, cây Bầu đất, Thiên đắc địa hồng… Trung Quốc
còn gọi là Nam Phi Diệp. Có tên khoa học là: Vernonia amygdalina Del,
thuộc họ Cúc.
Cây nhỏ thân thảo, mềm giống như cây dâu tằm, dạng bụi, cao từ 1 - 2

m, cành thẳng, gốc phân nhánh. Lá kim thất tai có đường kính khoảng 2- 4cm,
mềm mại, có lông tơ, phiến lá dày răng cưa, đầu lá nhọn, to và hơi tù, cuống
lá dài khoảng 2cm, khi già lá nhẵn bóng. Hoa kim thất tai mọc ở đầu cành
thành từng chùm.
Lá cây có vị đắng nên thường được gọi là cây lá đắng. Dân gian thường
dùng lá cây để nhai sống chữa bệnh, nấu canh hoặc pha trà uống.
Cây có tác dụng tiêu viêm, phong ngứa, tiêu thũng, bình nhiệt…Hỗ trợ
chữa bệnh: đau nhức buốt lưng, sưng đau do trật đả, đau thần kinh do phong
thấp, sưng đau, đau vai gáy, bệnh trĩ, viêm gan, mát gan, viêm phổi, mỡ máu,
giã rượu, mẩm ngứa…
Do cây có nhiều tác dụng, đồng thời lại dễ chế biến như lấy lá nấu canh
hoặc pha trà uống, nên được nhiều người sử dụng. Vì vậy, nhiều nơi người
dân có nhu cầu cây giống để trồng. Để có nguồn cây giống trồng, có thể tạo
cây con bằng hạt hoặc giâm hom. Nhân giống bằng hom là phương pháp có
hệ số nhân giống cao, phù hợp với quy mô lớn và sản phẩm cuối cùng cho
một số lượng cây giống đồng đều về mặt chất lượng di truyền.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của việc giâm hom, nhưng phụ
thuộc bởi ba yếu tố chính là: các chất kích thích ra rễ (IAA, NAA, IBA,..
nồng độ chất kích thích, thời giẳn lý thuốc,..); Yếu tố môi trường giâm hom


2

(giá thể, độ ẩm, ánh sáng,...); Yếu tố nội tại, khả năng ra rễ của hom giâm (cá
thể, giai đoạn và vị trí của hom, loại hom, độ dài hom giâm...).
Xuất phát từ thực tế trên, tôi thực hiện đề tài : “Nghiên cứu ảnh
hưởng của một số yếu tố nội tại đến khả năng hình thành cây hom
Mật gấu (Vernonia amygdalina Del) tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Lựa chọn được loại hom, độ dài hom phù hợp cho nhân giống cây
Mật gấu bằng phương pháp giâm hom.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Qua quá trình nghiên cứu đề tài đã giúp cho sinh viên nắm vững hơn
những kiến thức đã được học. Đặc biệt là những kiến thức trong lĩnh vực lâm
sinh như kiến thức về hom giâm, xử lý hom giâm, kỹ thuật cắt hom, cắm hom….
Đồng thời biết được quá trình sinh trưởng và phát triển của cây hom từ lúc cắm
hom đến lúc cây hom ra rễ. Từ đó nắm vững được toàn bộ quá trình nhân giống
bằng phương pháp giâm hom. Đồng thời qua quá trình nghiên cứu đề tài giúp
cho sinh viên nắm được các phương pháp nghiên cứu, bước đầu tiếp cận và áp
dụng khoa học tiến bộ vào thực tiễn sản xuất.
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để xây dựng cơ sở dữ liệu về loài cây
Mật gấu, sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu.

1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Kết quả của đề tài có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất, tìm ra được kích
thước và loại hom phù hợp trong nhân giống bằng hom giâm với loài cây Mật
gấu. Ứng dụng kết quả nghiên cứu để sản xuất cây con Mật gấu bằng hom, tạo ra
được cây con đảm bảo chất lượng.


3

Phần 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của giâm hom
Theo nghĩa rộng thì nhân giống sinh dưỡng bao gồm nhân giống bằng
hom, chiết cành, ghép cây, nuôi cấy mô phân sinh,...Dương Mộng Hùng,
2001[1].

Nhân giống bằng hom là phương pháp có hệ số nhân giống lớn tương
đối rẻ tiền nên được dùng phổ biến trong nhân giống cây rừng, cây cảnh và
cây ăn quả.
Thực vật có hai hình thức sinh sản chủ yếu là sinh sản vô tính và sinh
sản hữu hình. Sinh sản hữu hình là hình thức sinh sản trong đó có sự kết hợp
giữa hai giao tử đực và cái đơn bội để trở thành hợp tử lưỡng bội. Hợp tử phát
triển thành cá thể mới. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không qua
thụ tinh, nó bao gồm sự kết hợp vô tính và các dạng khác của sinh sản dinh
dưỡng.
2.1.1. Cơ sở tế bào học
Dựa vào đơn vị cấu trúc cơ bản của cây rừng, trong đó tế bào là cơ sở
quan trọng mang đầy đủ thông tin di truyền cho các quá trình phát triển của
thực vật.
Khả năng hình thành rễ và thân phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của
loài cây, bộ phận của cây lấy làm giống cũng như loài tế bào đã phân hóa của
cây.
2.1.2. Cơ sở di truyền học
Dựa vào các đặc tính di truyền của cây mẹ truyền cho đời con nhờ quá
trình nguyên nhiễm hay nguyên phân, mà ta tiến hành dùng các cành, thân để
giâm hom.
2.1.3. Cơ sở phát sinh phát triển cá thể
Quá trình sinh trưởng và phát triển của cá thể đều do bộ gen và môi
trường xung quanh quyết định, môi trường ở đây là môi trường bên ngoài và


4

môi trường bên trong ảnh hưởng đến tế bào chất. Quá trình phát triển của cá
thể được thể hiện qua các giai đoạn: Non trẻ, chuyển tiếp, thành thục, khả
năng ra chồi rễ của các bộ phận là rất khác nhau.

2.1.4. Sự hình thành rễ của hom giâm
Rễ bất định là rễ sinh ra ở bất kỳ bộ phận nào của cây ngoài hệ rễ của
nó, rễ bất định có thể sinh ra tự nhiên (Ví dụ: Đa, Si khi ra rễ là mọc từ cành
và đâm dài xuống đất, còn cây Cau, Dừa thì rễ lại mọc ra từ giữa các thân)
Dương Mộng Hùng, 2001 [2].
2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom
 Ánh sáng
Ánh sáng đóng vai trò sống còn trong quá trình ra rễ của hom giâm,
không có ánh sáng và không có lá thì hom không có hoạt động quang hợp,
quá trình trao đổi chất khó xảy ra, do đó không có hoạt động ra rễ, hầu hết các
loài cây không thể ra rễ trong điều kiện che tối hoàn toàn, bất kể đó là nhóm
cây ưa sáng hay chịu bóng. Trong điều kiện nhiệt đới, ánh sáng tự nhiên mạnh
thường kèm theo nhiệt độ cao nên giảm đáng kể tỉ lệ ra rễ. Chất lượng ánh
sáng cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ ra rễ của hom giâm, theo Komisarov, 1964 thì
ánh sáng tự nhiên cần thiết cho ra rễ, còn ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh làm
giảm tỉ lệ ra rễ của hom giâm ở một số loài cây ưa sáng. Tewary (1993) cho
rằng thời gian chiếu sáng cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm.
Ánh sáng tán xạ cần thiết cho hom và độ sáng thích hợp khoảng 40-50% ánh
sáng toàn phần, ánh sáng đầy đủ thời gian ra rễ ngắn hơn và tỷ lệ ra rễ cũng
cao hơn [15].
 Nhiệt độ không khí và nhiệt độ giá thể
Cùng với ánh sáng nhiệt độ là một trong những nhân tố quyết định tốc
độ ra rễ của hom giâm, ở nhiệt độ quá thấp, hom nằm ở trạng thái tiềm ẩn và
không ra rễ, còn ở nhiệt độ quá cao lại tăng cường hô hấp và bị nóng, từ đó
cũng làm giảm tỷ lệ ra rễ của hom.


5

Độ ẩm không khí và độ ẩm giá thể

Độ ẩm không khí và độ ẩm giá thể là nhân tố hết sức quan trọng trong
quá trình giâm hom. Các hoạt động quang hợp, hô hấp, phân chia tế bào và
chuyển hóa vật chất trong cây đều cần nước, thiếu nước thì hom bị héo, nhiều
nước quá thì hoạt động của men thủy giải tăng lên, quá trình quang hợp bị
ngừng trệ, khi giâm hom mỗi loài cây cần một độ ẩm thích hợp, làm mất độ
ẩm của hom từ 15-20% thì hom hoàn toàn mất khả năng ra rễ.
Giá thể cắm hom
Giá thể cắm hom là nơi cắm hom sau khi đã sử lý chất kích thích ra rễ.
Giá thể được dùng làm thí nghiệm này là đất vàng trong vườn ươm. Một giá
thể cắm hom tốt là có độ thoát khí tốt và duy trì được độ ẩm trong thời gian
dài mà không ứ nước, tạo điều kiện cho rễ phát triển tốt, đồng thời làm sạch
không bị nhiễm nấm, không có nguồn sâu bệnh, độ pH khoảng 6.0 - 7.0.
Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng
Trong các chất điều hòa sinh trưởng thì auxin được coi là những chất
quan trọng nhất trong quá trình ra rễ của cây hom.
Song nhiều chất khác tác động cùng auxin và thay đổi hoạt tính của
auxin cũng tồn tại một cách tự nhiên trong các mô của hom giâm và tác động
đến quá trình ra rễ của chúng. Những chất quan trọng nhất là Rhirocalin, đồng
nhân tố ra rễ và các chất kích thích và kìm hãm ra rễ.
Xử lý bằng chất điều hòa sinh trưởng dạng nước: Khi lựa chọn nồng
độ chất kích thích ra rễ cần chú ý đến nhiệt độ không khí và mức độ hóa gỗ
của hom. Trong quá trình giâm hom khi nhiệt độ cao cần phải xử lý với nồng
độ thấp hơn và ngược lại. Hom quá non (chưa hóa gỗ) phải xử lý với nồng độ
thấp, ngược lại hom hơi già (gần hóa gỗ hoàn toàn) phải xử lý với nồng độ
cao hơn.
Thời gian xử lý
Cùng một loại chất, cùng một nồng độ, nhưng thời gian xử lý khác


6


nhau cũng cho kết quả khác nhau. Cần chú ý là giữa thời gian xử lý, nồng độ
và nhiệt độ không khí có mối quan hệ nhất định nên cần phải điều chỉnh sao
cho thích hợp thì kết quả ra rễ của hom mới được cải thiện, nếu nồng độ chất
kích thích cao, cần xử lý với thời gian ngắn và ngược lại. Nếu nhiệt độ không
khí cao cần xử lý với nồng độ thấp và thời gian ngắn hơn.
Phương pháp xử lý hom
Thông thường hom được xử lý bằng cách ngâm hom trong dung dịch
chất kích thích ra rễ. Chất kích thích ra rễ là hỗn hợp chất tan thì phần gốc của
hom được nhúng vào nước và chấm vào thuốc, sao cho thuốc dính vào gốc
hom. Chất kích thích là dung dịch có nồng độ thấp 20-200ppm phần gốc hom
được nhúng vào dung dịch 24h, chất kích thích ra rễ ở nồng độ 500-1000ppm,
phần gốc của hom được nhúng nhanh trong dung dịch 4-5 giây.
2.1.6. Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản khi giâm
hom
Vật liệu giâm hom rất nhạy cảm với sự mất nước và dễ bị nấm bệnh.
Hom phải ở độ hóa gỗ thích hợp cho từng loài cây và phải được bảo quản tốt.
Khi giâm hom, yêu cầu: không cắt hom quá già hoặc quá non, hom đã cắt
không được để trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời. Vật liệu giâm hom không nên
để quá xa nơi giâm hom và không nên cất trữ quá một ngày, khi vận chuyển
phải cất trữ hom trong bình lạnh, và phải giữ đủ ẩm. Hom giâm không ngắn
dưới 5cm, song cũng không dài quá 15cm. Khi cắt hom phải dùng dao sắc để
tránh hom không bị dập nát, xây xước.
Phải xử lý bằng chất chống nấm bệnh trước khi xử lý bằng thuốc kích
thích ra rễ, phải để lại số lá tối thiểu ở phía trên cho hom giâm và phải cắt bớt
phiến lá, song phải cắt hết lá ở phần giâm dưới đất [16].
Hom giâm phải đặt trong lều nilon để giữ ẩm và giữ nhiệt. Trên lều có
mái che để tránh ánh sáng trực xạ và giảm bớt cường độ ánh sáng. Giá thể
giâm hom phải được thoát nước tốt và không bị nhiễm nấm bệnh. Phải thường
xuyên tưới phun sương để giữ ẩm và giữ đủ độ ẩm không khí cho hom giâm.



7

Vậy để hom giâm thành công cho bất cứ loài cây nào đều phải kết hợp
một cách đầy đủ và đồng bộ, các biện pháp kỹ thuật cần thiết từ khâu lấy
hom, giâm hom và tạo điều kiện cần thiết cho hom ra rễ.
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới
Tại Nhật Bản đầu thế kỷ 20 đã có một số tài liệu nói về sử dụng hom ra
rễ của cây Liễu sam (Cryptomeria japonica) vào trồng rừng. Năm 1882 người
Nhật có tên là M. On đã viết nhan đề: ”Cây con từ hạt hay cây hom sinh
trưởng nhanh hơn”.
Năm 1948 nhà nghiên cứu nổi tiếng người Đức là R. Kleinschmit đã
bắt đầu chương trình nhân giống cây vân sam ở cộng hòa Liên bang Đức, còn
Ruden cũng bắt đầu chương trình này ở Na Uy. Họ tập trung vào tìm hiểu các
kỹ thuật giâm hom trước hết là cho cây 10 tuổi sau đó cho các cây ở độ tuổi
lớn hơn, nhưng khó khăn cây càng lớn tuổi nhân giống bằng hom càng khó
khăn. Đến thập kỷ 70 của thế kỷ 20 trong thực tế sản xuất chỉ có một số ít chi
thực vật như dương (Populus), Liễu (Salix) và Liễu sam (Cryptomeria), được
nhân giống rộng rãi bằng phương pháp sinh dưỡng. (Dẫn theo Nguyễn Hoàng
Nghĩa, 2001) [9].
Nhân giống sinh dưỡng được thực hiện cho cây Căm xe ở Bangladesh,
cho thấy: Hom Căm xe lấy từ cây 3 năm tuổi thì thành công hơn hom lấy từ
cây 6 năm tuổi và cây đã trưởng thành (Ghani AKMO, Sarker AG và cs,
1993) Dẫn theo Vương Hữu Nhi, 2004 [10].
Ở Thái Lan, Trung tâm Giống cây rừng Asean-Canada [15] đã có
những nghiên cứu nhân giống bằng hom từ năm 1988, nhân giống với các hệ
thống phun sương mù tự động không liên tục được xây dựng tại các chi nhánh
vườn ươm của Trung tâm, đã thu được nhiều kết quả đối với các loài cây họ
Dầu, với 1 ha vườn giống Sao đen 5 tuổi có thể sản xuất 200.000 cây hom, đủ

trồng 455 đến 500 ha rừng [17].
Ở Malaysia, nhân giống sinh dưỡng các loại cây họ Sao dầu bắt đầu từ


8

những năm 1970, hầu hết các nghiên cứu được tiến hành ở Viện nghiên cứu
Lâm nghiệp Malaysia, ở trường Đại học Tổng hợp Pertanian, Trung tâm
nghiên cứu Lâm nghiệp ở Sepilok, cũng đã báo cáo các công trình có giá trị
về nhân giông sinh dưỡng cây họ Dầu. Tuy nhiên, tỷ lệ ra rễ của các cây họ
Dầu còn chưa cao, sau khi thay đổi các phương tiện nhân giống như: các biện
pháp vệ sinh tốt hơn, che bóng hiệu quả hơn, phun xương mù, kỹ thuật trẻ hóa
cây mẹ,... thì tỷ lệ ra rễ được cải thiện (ví dụ: Hopea odorta có tỷ lệ ra rễ là
86%, Shorea Leprosula 71%, Shorea Parvifolia 70%,...[13].
Ở Indonesia, các nghiên cứu giâm hom cây họ Dầu được tiến hành tại
trạm nghiên cứu cây họ Dầu Wanariset đã áp dụng phương pháp nhân giống
mới ―Tắm bong bóng”, sử dụng phương pháp này thu được tỷ lệ ra rễ 90100% với các loài Shorea Leprosula,... [14].
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Từ lâu trong sản xuất Nông-Lâm nghiệp, người dân Việt Nam đã biết
sử dụng các phương pháp nhân giống sinh dưỡng như chiết, ghép các loài cây
ăn quả, cây cảnh. Người nông dân đã biết trồng cây bằng hom cho các loài
Tre, Trúc, Sắn, Mía…., song với loài cây rừng nhân giống bằng hom mới
được chú ý từ những năm 1979 trở lại đây.
Lần đầu tiên vào năm 1976, những thực nghiệm về nhân giống hom với
một số loài Thông và Bạch đàn được tiến hành tại trung tâm nghiên cứu cây
có sợi Phù Ninh- Phú Thọ. Đây là nghiên cứu rất sơ khai, song đã mở đầu cho
các nghiên cứu thực nghiệm tiếp sau này ở Việt Nam.
Những năm 1983-1984, các thực nghiệm về nhân giống bằng hom
được tiến hành tại Viện Lâm nghiệp (nay là Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam), đối tượng nghiên cứ là loài Mỡ, Lát hoa, Bạch đàn (Nguyễn Ngọc Tân,

1983; Phạm Văn Tuấn, 1984), nội dung nghiên cứ tập trung vào đặc điểm cấu
tạo giải phẫu của hom, ảnh hưởng nhiệt độ, độ ẩm môi trường, và xử lý các
chất kích thích ra rễ đến tỷ lệ sống và ra rễ của hom giâm [12].


9

Trong những năm 1990 trở lại đây, Lê Đình Khả và cộng sự đã nghiên
cứu giâm hom cho Keo lá tràm, Keo tai tượng,… đã đạt kết quả, các thí
nghiệm về loại nhà giâm hom, môi trường cắm hom, thời vụ và phương pháp
xử lý chồi cũng được thực hiện.
Từ kết quả của nghiên cứu này đã xây dựng được các hướng dẫn kỹ
thuật nhân giống bằng hom, phục vụ cho các chương trình trồng rừng. Ngoài
ra, một số loài cây quý hiếm như Thông đỏ, Bách xanh cũng được nghiên cứu
và đạt kết quả.
Trong kỹ thuật giâm cành trên thế giới người ta sử dụng nhiều nền
giâm hom khác nhau tùy thuộc vào điều kiện giâm, điều kiện khí hậu từng
nước, thời vụ giâm và giống đem giâm, loại cành.
Những nền giâm (giá thể) hiện nay là sử dụng cát thô, than bùn, sơ dừa,
đất, các chất vô cơ như Vani calete (hợp chất chứa Mica) peclite (đá chân
trâu) dung nhan phun thạch núi lửa…
Nếu chỉ giâm để cây hom ra rễ mới giâm vào bầu thì giá thể thường là
cát thô, còn khi giâm hom trực tiếp vào bầu thì giá thể thường là mùn cưa để
mục, sơ dừa băm nhỏ đặt ở vườn ươm.
Những nghiên cứu về ảnh hưởng của giá thể giâm hom Bạch đàn trắng
trong các ruột bầu khác nhau, tại Đông Nam bộ cho thấy:
- Nếu ruột bầu là 50% cát vàng + 50% sơ dừa thì tỷ lệ ra rễ của hom
là 74,1%.
- Nếu ruột bầu là 50% cát vàng + 50% than trấu thì tỷ lệ ra rễ của hom
là 72,1%.

- Nếu ruột bầu là 50% sơ dừa + 50% than trấu thì tỷ lệ ra rễ của hom là
69,3%.
- Nếu ruột bầu là 100% cát vàng thì tỷ lệ ra rễ của hom là 67,3%.
- Nếu ruột bầu là 100% sơ dừa thì tỷ lệ ra rễ của hom là 48,3%.
- Nếu ruột bầu là than trấu thì tỷ lệ ra rễ của hom là 62,5%.


10

Như vậy trong cùng 1 loài cây, các điều kiện như nhau nhưng giá thể
khác nhau cũng cho tỷ lệ ra rễ khác nhau [5].
+ Các chất điều hòa sinh trưởng có vai trò quan trọng trong quá trình
hình thành rễ của hom giâm. Trong đó Auxin được sử dụng nhiều nhất, các
Auxin được chia làm 2 nhóm là Auxin tự nhiên và Auxin tổng hợp.
- Auxin tự nhiên được biết đến như: Axit Indol axete (IAA).
- Các Auxin tổng hợp như là: Axit indol butylic (IBA), Axit indol
propionicv (IPA) và Axit napthalen axetic (NAA), các chất được dùng chủ
yếu hiện nay là thích ứng với 1 loại chất kích thích, nồng độ chất kích thích,
thời gian xử lý thuốc và phương pháp xử lý hom cũng khác nhau.
+ Loại chất kích thích ra rễ khác nhau, có tác dụng khác nhau đến sự ra
rễ của hom. Hom cây Mỡ 1 tuổi xử lý bằng IAA, IBB, NAA nồng độ 50 ppm
trong 3 giờ có tỷ lệ tương ứng là: 74,1%; 93,8%; 53,3% [7].
- Cùng 1 loại chất nhưng nồng độ khác nhau có ảnh hưởng khác nhau
đến tỷ lệ ra rễ của hom, nồng độ xử lý quá thấp không có tác dụng phân hóa
tế bào để hình thành rễ, nồng độ quá cao làm cho hom thối rữa trước khi ra
rễ. Hom Bạch đàn trắng (E.Cameldunensis) 4 tháng tuổi xử lý bằng IAA nồng
độ 25 ppm; 50 ppm; 75 ppm; 100 ppm trong 3 giờ có tỷ lệ ra rễ tương ứng là
64,5%; 71,4%; 77,4% và 45,1% [3].
Như vậy khi nồng độ tăng tỷ lệ ra rễ tăng, nhưng khi nồng độ tăng quá
cao (100 ppm) tỷ lệ ra rễ lại giảm xuống.

Hom cây Mỡ 1 năm tuổi xử lý bằng IAA nồng độ 25 ppm tỷ lệ ra rễ
giảm xuống còn 50%.
+ Thời gian xử lý thuốc: Cùng loài thuốc, cùng nồng độ nhưng thời
gian xử lý khác nhau cũng cho kết quả khác nhau.
Hom bạch đàn trắng xử lý bằng IAA nồng độ 100 ppm trong thời gian
1; 3; 5; 8 giờ có tỷ lệ ra rễ tương ứng là 83,6%; 93,7%; 62,5%; 53,1%.
Với hom Mỡ xử lý bằng IAA nồng độ 100 ppm với thời gian 3; 5; 8; 16


11

giờ có tỷ lệ ra rễ tương ứng là: 74%; 81,3%; 73% và 55,7% [6].
+ Nghiên cứu nhân giống cây Dầu rái bằng hom, tác giả đã sử dụng
thuốc bột và thuốc nước cho của cùng một loại, cho kết quả là tỷ lệ ra rễ đối
với thuốc bột là 80%, thuốc nước là 78,3% [4].
Khi xử lý hom bằng chất kích thích ra rễ cần biết rằng nồng độ và nhiệt
độ không khí có mối quan hệ qua lại với nhau.
Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc IAA và IBA đến tỷ lệ ra rễ của
hom cây Phay, tác giả đã chỉ ra rằng: Dùng thuốc IAA, IBA có nồng độ
300ppm, 450ppm, 600ppm, 750ppm, 900ppm đều kích thích hom cây Phay
cho tỷ lệ ra rễ cao hơn không dùng thuốc. Tuy nhiên ở các nồng độ thuốc
khác nhau cho tỷ lệ ra rễ khác nhau. Cả 2 loại thuốc IAA, IBA ở nồng độ
750ppm cho tỷ lệ ra rễ cao nhất, nhưng thuốc IBA cho tỷ lệ ra rễ (95,56%)
của hom cây Phay cao hơn IAA (86,67%), Lê Sỹ Hồng (2015) [2].
Thuốc kích thích ra rễ IBA sau khi xử lý đã làm tăng đáng kể tỷ lệ ra rễ
của hom Phay lên đến 3,45 - 7,82 lần (42,22 - 95,56%); thuốc IAA 2,737,1lần (33,33-86,67%) so với không dùng thuốc kích thích ra rễ (12,22%).
Loại hom cũng ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom giâm, nghiên
cứu loại hom ngọn, hom giữa và hom gốc cành của cây Phay, tác giả đã chỉ ra
rằng: Loại hom ngọn cho tỷ lệ ra rễ cao nhất (81,11 %), cao gấp 2,36 lần hom
giữa (34,44%), cao gấp 14,6 lần hom gốc (5,56%), Lê Sỹ Hồng (2015) [2]..

Độ dài hom cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm, nghiên cứu
về 3 mức độ dài hom giâm: 4cm, > 4-6cm, > 6-8cm đến tỷ lệ ra rễ của hom
cây Phay, tác giả đã chỉ ra rằng: Tỷ lệ ra rễ của hom dài > 6-8cm là cao nhất,
cao gấp 1,35 lần hom dài > 4-6cm và cao gấp 1,63 lần hom dài 4cm. Lê Sỹ
Hồng (2015) [2].
2.4. Tổng quan địa điểm nghiên
cứu
Vị trí địa lý
Thí nghiệm được tiến hành tại vườn ươm Trung tâm Nghiên cứu Lâm


12

nghiệp Vùng núi phía Bắc, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thuộc địa
bàn xã Quyết Thắng, căn cứ vào bản đồ địa lý thành Phố Thái Nguyên thì vị
trí của trường như sau:
- Phía Bắc giáp với phường Quán Triều.
- Phía Nam giáp với phường Tân Thịnh.
- Phía Tây giáp với xã Phúc Hà.
- Phía Đông giáp với khu dân cư trường Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên.
 Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nằm trong khu vực
thành phố Thái Nguyên nên mang đầy đủ đặc điểm thời tiết, khí hậu của
thành phố Thái Nguyên. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt mùa
nóng ẩm và mùa khô lạnh. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22- 25 oC, chênh
lệch giữa ngày và đêm khoảng 2-5 oC, nhiệt độ cao tuyệt đối là 39 oC, nhiệt
độ thấp tuyệt đối là 3 oC.
Lượng mưa trung bình từ 1500-2000mm, độ ẩm không khí trung
bình 82%, mùa mưa khoảng 86%, mùa khô khoảng 70%.

2.5. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.5.1. Vị trí địa lý địa hình
Địa điểm nghiên cứu: đề tài tại vườn ươm trong mô hình khoa Lâm
Nghiệp, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Vị trí địa lý: Vườn ươm khoa Lâm nghiệp thuộc trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên. Nằm cách thành phố Thái Nguyên khoảng 3 km về
phía Tây. Căn cứ vào bản đồ Thành phố Thái Nguyên thì xác định được vị
trí như sau:
Phía Bắc giáp với phường Quan Triều
Phía Nam giáp với phường Thịnh Đán
Phía Tây giáp xã Phúc Hà


13

Phía Đông giáp khu dân cư và khu kí túc xá thuộc trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên.
2.5.2. Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Vườn ươm khoa Lâm nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
nằm trong khu vực thành phố Thái Nguyên nên mang đầy đủ đặc điểm thời
tiết, khí hậu của thành phố Thái Nguyên. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai
mùa rõ rệt mùa nóng ẩm và mùa khô lạnh.
Lượng mưa trung bình năm: 1500 - 2000mm
Nhiệt độ trung bình năm: 24 - 25°C
Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: 29°C
Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: 16°C
Độ ẩm trung bình: 80 - 85%
2.6. Tổng quan về loài cây Mật gấu (cây lá đắng)
Cây mật gấu hay tên gọi khác là cây lá đắng, cây kim thất tai, … tên
khoa học là: Vernonia amygdalina Del. hoặc Gymnanthemum amygdalinum

thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cây này được sử dụng từ rất lâu trong y học dân
gian ở một số nước Châu Phi (Nigeria, Cameroon, Zimbawe) và Châu Á
trong đó hiện phổ biến ở các Nước Đông Nam Á.
Hiện phong trào sử dụng lá cây “Mật gấu” làm thuốc rất phổ biến.
Thực chất đây là cây Lá đắng (khi nhai lá có cảm giác đắng nhưng sau đó lại
có vị ngọt trong miệng) ở dạng ăn như rau hoặc nấu nước uống.
Tại Tp. HCM, người dân quen gọi cây Lá đắng với các tên: cây Mật
gấu, cây Cơm kìa, cây Kim thất tai. Nhưng thực tế, 3 cây kể trên là tên của ba
loại cây rất khác nhau về thực vật, thành phần hoá học cũng như tác dụng trị
bệnh.


14

Trong bài viết này chỉ giới thiệu cây Lá đắng (vì hiện được trồng phổ
biến và nhiều người sử dụng) về kết quả của các nghiên cứu từ nước ngoài về
thành phần hoá học, tác dụng, cách dùng trong trị bệnh cũng như những lưu ý
khi sử dụng trong hỗ trợ chữa trị một số bệnh thường gặp.
1. Thành phần hoá học: Vị đắng của lá do những chất alkaloids,
saponin, tannin, glycoside. Cây chứa các hợp chất có tác dụng sinh học khác
như: terpene, steroid, coumarin, flavonoid, acid phenolic, lignan, xanthone,
anthraquinone, edotide and sesquiterpene (có tác dụng kháng ung thư). Ngoài
ra lá còn chứa các chất khoáng: magnesium, chromium, manganese, selenium,
sắt, đồng, kẽm, Vitamin A, E, C, B1,B2. protein thô, chất xơ, chất béo, tro,
carbohydrate, các acid amin quan trọng: Leucine, Isoleucine, Lysine,
Methionine, Phenyl alanine, Threonine, Valine, Histidine, Tyrosine.
2. Tác dụng dược học: Những hợp chất trong Lá đắng có tác dụng hỗ
trợ điều trị các bệnh do quá trình viêm mạn tính, lão hoá, bệnh nhiễm giun
sán, động vật nguyên sinh (protozoan) và vi khuẩn.
Theo công bố trên Quyển Y – Sinh học thực nghiệm tháng 2 năm 2004

(Experimental Biology and Medicine of February 2004 Edition) cho thấy lá
Đắng có tác dụng hạ thấp tỉ lệ nguy cơ bị ung thư vú.


15

Lá Đắng dùng nấu dạng canh rau hay xay nhuyễn lấy nước uống như
dạng nước bổ dưỡng trong nhiều dạng bệnh lý khác nhau. Nhiều thầy thuốc ở
Châu Phi khuyên người dân dùng trị bệnh đường tiêu hoá, đái tháo đường,
chán ăn, kiết lỵ và các chứng rối loạn tiêu hoá.
Các Polyphenol có tính kháng viêm và anti – oxidant, thải độc, bảo vệ
thận, gan, hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da. Giảm đường huyết, bao vệ tim
mạch do giúp ổn định lipid máu.
3. Độc tính: Sau 6 tuần cho động vật uống dịch chiết lá Đắng với
nước, cho thấy không có sự khác biệt giữa động vật được uống và không
uống nước lá Đắng:
Mô học của tim, gan, thận và ruột khi sinh thiết,
Trọng lượng cơ thể,
Số lượng tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
Kết quả này cho thấy dịch chiết lá cây Lá Đắng chưa ghi nhận độc tính
trên thực nghiệm, ngay cả khi uống kéo dài.
4. Công dụng?
4.1. Dựa trên tác dụng dược học và kinh nghiệm sử dụng trong y học
dân gian của các nước. Cây Lá đắng hiện được sử dụng như một chất chống
oxy hoá, hỗ trợ điều trị một số loại mạn tính như sau:
Đái tháo đường type 2, Rối loạn lipid máu, Tăng huyết áp,
Một số bệnh đường tiêu hoá: viêm đại tràng, rối loạn tiêu hoá…
4.2. Các nhà nghiên cứu cho biết y học dân gian ở nhiều quốc gia đã
dùng cây Lá đắng chữa bệnh:
Ấn Độ: dùng lá chữa tiểu đường, dùng cành, rễ hỗ trợ điều trị HIV, hạ

sốt, giảm ho, phát ban, cảm cúm, viêm vú.
Congo: dùng lá và vỏ rễ chữa kiết lỵ, viêm dạ dày, ruột, sốt rét, viêm
gan, nhiễm giun.


16

Nam Phi: dùng rễ chữa sán máng (huyết hấp trùng), hiếm muộn, rối
loạn kinh nguyệt.
Ở khu vực Tây Phi: dùng lá làm trà lợi tiểu, chữa táo bón, nhiễm trùng
da, đái đường, bệnh chuyển hóa liên quan đến gan…
5. Lời khuyên: Qua quan sát bước đầu ghi nhận nhiều người bệnh bị
Tăng huyết áp, Đái tháo đường, rối loạn tiêu hoá,…có sử dụng kèm nấu nước
Lá Đắng nhận thấy ổn định đường huyết lúc đói (kết hợp ăn kiêng, sử dụng
thuốc hạ đường liều thấp), ổn định chỉ số đo huyết áp, đặc biệt ổn định tình
trạng rối loạn đại tiện (tiêu phân nát, đại tiện nhiều lần trong ngày), tăng cảm
giác ngon miệng…
Phản ứng ngoại ý: chưa ghi nhận những phản ứng ngoại đáng kể. Tuy
nhiên khi sử dụng liều cao (trên 15g) vài người bị táo bón, huyết áp giảm,
cảm giác ngọt ở miệng kéo dài.
Mặc dù theo các tài liệu nước ngoài cho thấy Lá Đắng an toàn khi uống.
Tuy nhiên, hiện trong nước chưa có công trình nghiên cứu thực nghiệm cũng
như lâm sàng được công bố. Nên rất cần được theo dõi và đánh giá thêm.
Trong quá trình sử dụng cần tuân thủ sự kiểm tra của thầy thuốc cũng
như nên định kỳ thực hiện các xét nghiệm đánh giá tình trạng bệnh cũng như
chức năng gan, thận…
Sử dụng bắt đầu liều thấp, không ngưng đột ngột các thuốc đang điều
trị đặc hiệu (thuốc hạ áp, hạ đường…) và theo dõi các biểu hiện bất thường
của cơ thể. Liều khuyên dùng khoảng 10g lá tươi (khoảng 3 -5 lá) và 5 - 8g lá
dạng khô [18].

Phân biệt cây mật gấu nam (kim thất tai) và mật gấu bắc (hoàng liên ô
rô). Cây mật gấu chính là cây hoàng liên ô rô, mọc ở vùng núi phía Bắc Việt
Nam, một loại cây thân gỗ thuộc họ hoàng liên cao khoảng 1,5m trở
nên. Chính vì thế, loài cây thân mềm, lá đắng như mọi người vẫn hay gọi là
mật gấu nam [19].


×