Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Phân tích quy trình tự doanh của công ty chứng khoán sài gòn – hà nội đánh giá ưu nhược điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.58 KB, 8 trang )

PHÂN TÍCH QUY TRÌNH TỰ DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG
KHOÁN SÀI GÒN – HÀ NỘI - ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM
Giới thiệu Công ty CP Chứng Khoán Sài Gòn – Hà Nội
Lịch sử hình thành:
* Ngày 15/11/2007, Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS)
được chính thức thành lập theo Giấy phép số 66/UBCK-GP của Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước; với số vốn điều lệ: 350.000.000.000 VNĐ (ba trăm năm mươi
tỷ đồng).
* Ngày 15/02/2008, trở thành thành viên chính thức của Sở giao dịch chứng
khoán Tp. Hồ Chí Minh (Hose) và TTGD Chứng khoán Hà Nội (Hastc).
* Ngày 06/05/2009, Công ty tăng vốn điều lệ từ 350.000.000.000 VNĐ lên
410.629.960.000 VNĐ thông qua hình thức phát hành cổ phiếu thưởng từ nguồn
thặng dư vốn cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ chia thưởng 1000:174.
Ngành nghề kinh doanh:
* Môi giới chứng khoán
* Tự doanh chứng khoán
* Tư vấn đầu tư chứng khoán
* Bảo lãnh phát hành chứng khoán
* Lưu ký chứng khoán.
* Tư vấn tài chính
Địa chỉ: Tầng 1 & 5 Tòa nhà Đào Duy Anh, Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, HN
Điện thoại: 84-(4) 353 780 10 Fax: 84-(4) 353 780 05
Email:
Website: />Phần II. Nội dung
Với các ngành nghề kinh doanh chính như nêu trong phần giới thiệu
doanh nghiệp, Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội có các quy trình


tác nghiệp tương ứng. Trong nội dung phần bài tập này sẽ thực hiện miêu tả quy
trình tự doanh của công ty chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội và chỉ ra những điểm
bất cập trong quy trình.



1. Sơ đồ chi tiết các bước thực hiện
Bước
1

Người thực hiện
Hội đồng đầu tư
Phòng tự doanh

2
Cán bộ tự doanh cổ
phiếu niêm yết

Lưu đồ

Đề mục

Mẫu biểu kèm
theo

1.1. Xây dựng chiến lược đầu
tư.
1.2. Thiết lập Danh mục đầu
tư.
2.1. Kiểm tra tình hình cổ
phiếu
2.2. Kiểm tra hạn mức vốn tự
doanh
2.3. Cập nhật các dữ liệu
thông tin.

2.4. Phân tích thị trường, CP

3

Cán bộ tự doanh cổ
phiếu niêm yết

3.1. Lập Tờ trình thẩm định
Phương án đầu tư cổ
phiếu niêm yết.

01 TTr-TDNY

4

- Hội đồng đầu tư
- Tổng Giám đốc
- Trưởng phòng tự
doanh

4. Thẩm định và phê duyệt
Phương án đầu tư cổ phiếu
niêm yết

02-BB-TDNY


- Cán bộ tự doanh
cổ phiếu niêm yết
- Trưởng phòng tự

doanh

5

- Cán bộ tự doanh
cổ phiếu niêm yết
- Trưởng phòng tự
doanh

6

5.1. Theo dõi tình hình diễn
biến của thị trường.
5.2. Đặt lệnh mua theo
Phương án đã duyệt

6.1. Quản lý đầu tư

Phiếu lệnh mua
Phiếu hủy lệnh
mua (nếu có)

Phiếu lệnh bán
Phiếu hủy lệnh
bán (nếu có)

6.2. Thu hồi vốn đầu tư

- Cán bộ tự doanh
cổ phiếu niêm yết

- Trưởng phòng tự
doanh.

7

- Cán bộ tự doanh
cổ phiếu niêm yết.

8

7. 1. Chế độ Báo cáo kết quả
triển khai thực hiện
7.2. Thời gian họp, thảo luận,
trao đổi thông tin Phòng
tự doanh:

8. Lưu trữ hồ sơ

- Trưởng phòng tự
doanh.

2.

Mô tả chi tiết những công việc cần thực hiện

Bước 1: Xây dựng chiến lược đầu tư:
1.1.

Xây dựng chiến lược đầu tư của Công ty:


03BCGD-TDNY
04BCKQ-TDNY
05BCDM-TDNY
06-BCTS-TDNY
Bảng sao kê KQ


Hội đồng đầu tư của Công ty xây dựng và phê duyệt chiến lược đầu tư của
Công ty trên cơ sở đề xuất của phòng Tự doanh.
1.2. Thiết lập Danh mục đầu tư:
-

Trên cơ sở chiến lược đầu tư của Công ty trong từng thời kỳ,
Phòng tự doanh xây dựng danh mục đầu tư

-

Xây dựng cơ cấu đầu tư: Căn cứ nguồn vốn tự doanh được duyệt,
tình hình thị trường, Phòng tự doanh xây dựng Phương án đầu tư, cơ cấu
danh mục đầu tư, lĩnh vực, ngành nghề dự định đầu tư trình Hội đồng đầu
tư, Tổng Giám đốc xem xét, phê duyệt.

Bước 2: Khai thác, tìm kiếm các cơ hội đầu tư
2.1. Cập nhật thông tin: Thông tin kinh tế vĩ mô, thông tin từ thị trường chứng
khoán tập trung, thông tin từ thị trường OTC; Thông tin về hoạt động của doanh
nghiệp để lựa chọn các cổ phiếu tiềm năng
2.2. Thực hiện phân tích để ra quyết định đầu tư: Phân tích thị trường chứng
khoán; Phân tích ngành lựa chọn đầu tư; Phân tích hoạt động của doanh nghiệp
có cổ phiếu dự kiến đầu tư.
2.3. Định giá cổ phiếu theo các mô hình định giá

Việc định giá cổ phiếu của các công ty cổ phần dựa trên một hoặc kết hợp nhiều
phương pháp như:
-

Các phương pháp định giá dựa trên giá trị tài sản ròng;

-

Phương pháp chiết khấu luồng tiền;

-

Các mô hình chiết khấu luồng cổ tức (DDM);

-

Định giá dựa trên tỷ số P/E, P/B.

Sau khi phân tích đầy đủ các thông tin trên cán bộ tự doanh lập tờ trình đề xuất
phương án đầu tư nếu nhận thấy cơ hội đầu tư đối với mã chứng khoán đó.
Bước 3: Lập Tờ trình thẩm định phương án đầu tư cổ phiếu niêm yết.
Nhân viên tự doanh lập phương án đầu tư cổ phiếu niêm yết, trong
phương án yêu cầu có được những thông số cơ bản như:


 Các chỉ tiêu tài chính cơ bản;
 Các căn cứ để đề xuất đầu tư;
 Tình hình biến động giá, số lượng giao dịch cổ phiếu chưa niêm
yết trong thời gian gần đây;
 Khối lượng dự kiến đầu tư;

 Mức giá dự kiến đầu tư.
Bước 4: Thẩm định và phê duyệt phương án đầu tư cổ phiếu niêm yết
Tùy theo mức độ phân cấp đầu tư trưởng phòng tự doanh; Tổng Giám
đốc; Hội đồng đầu tư xét duyệt phương án theo trình tự sau:
-

Nhận Phương án đầu tư của cán bộ tự doanh cổ phiếu niêm yết;

-

Xem xét, có ý kiến về Phương án đầu tư (đồng ý/bác bỏ/ bổ sung,
chỉnh sửa thêm nội dung trong Phương án đầu tư):
 Nếu bác bỏ: Nêu rõ lý do;
 Nếu đồng ý: Ký, duyệt Phương án mua cổ phiếu (theo thẩm quyền)
hoặc có ý kiến đối với phương án và trình cấp trên xem xét, thẩm
định (nếu vượt quá thẩm quyền);
 Nếu chỉnh sửa, bổ sung: Gửi lại Cán bộ tự doanh.

Bước 5: Thực hiện phương án đầu tư
Khi phương án đầu tư được phê duyệt, cán bộ phòng tự doanh thực hiện
phương án theo trình tự sau:
- Kiểm tra hạn mức vốn tự doanh
- Theo dõi diễn biến giá cổ phiếu để lựa chọn thời điểm mua hợp lý
- Thực hiện giải ngân theo phê duyệt của cấp lãnh đạo tại tờ trình phương án
đầu tư
Bước 6: Quản lý danh mục và thu hồi vốn
- Cán bộ tự doanh lập phương án có trách nhiệm theo dõi cổ phiếu niêm yết do
mình đề xuất đầu tư (Theo dõi diễn biến giá; tình hình chi trả cổ tức; hoạt động
của doanh nghiệp mà công ty sở hữu cổ phiếu)



- Thu hồi vốn đầu tư: Khi giá cổ phiếu đạt mức lãi kỳ vọng hoặc giảm xuống
mức giới hạn lỗ cán bộ tự doanh có nghĩa vụ lập tờ trình đề xuất bán cổ phiếu.
Bước 7: Báo cáo kết quả thực hiện
Sau khi hoàn thành phương án đầu tư được duyệt, cán bộ tự doanh lập
báo cáo kết quả thực hiện gửi Trưởng phòng Tự doanh, Tổng Giám đốc và Hội
đồng đầu tư.
Bước 8: lưu trữ hồ sơ.
Theo dõi, tổng hợp, lưu trữ các chứng từ, mẫu biểu, hồ sơ liên quan theo
quy định đối với từng loại cổ phiếu.
Quy trình tự doanh của Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội
như trên là khá chặt chẽ và hợp lý. Tuy vậy còn một số điểm bất cập như sau:
 Thị trường chứng khoán niêm yết biến động từng ngày và biến động với
biên độ lớn do đó dễ tạo ra sự sai lệch giữa phương án đầu tư được phê
duyệt và thực tiễn.
 Quy trình chưa nêu ra mức độ phân cấp đầu tư để tiết kiệm thời gian
trong việc xét duyệt và để đưa phương án vào thực hiện ngay
 Báo cáo đầu tư chỉ thực hiện khi cán bộ tự doanh bán hết cổ phiếu mà
chưa có báo cáo cập nhật do vậy trong quá trình sở hữu cổ phiếu ban lãnh
đạo không được cập nhật tình trạng của khoản đầu tư.
Như vậy để các quá trình được thực hiện trôi chảy hơn và phục vụ tốt cho công
tác quản lý, quy trình tự doanh của công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà
Nội cần phải thực hiện chỉnh sửa một số điểm nêu trên.
Những nội dung của môn học quản trị tác nghiệp có thể áp dụng và doanh
nghiệp và công việc
Có nhiều nội dung của môn học Quản trị tác nghiệp có thể áp dụng vào
quá trình quản trị hoạt động của Công Ty CPCK Sài Gòn – Hà Nội. Tuy nhiên,
một trong những điều tôi thấy cần thiết nhất và phù hợp nhất để áp dụng vào
lĩnh vực dịch vụ Chứng khoán đó là chất lượng dịch vụ theo mô hình



SERVQUAL, tại mô hình này, chất lượng dịch vụ được đo lường bằng những
câu hỏi của khách hàng dựa vào thước đo cảm quan của dịch vụ, cụ thể như:
1. Tính hữu hình: Sự có mặt của tiện nghi nơi giao dịch, thiết bị hiện đại
và nhân viên chuyên nghiệp.
2. Độ tin cậy: Khả năng của một Ngân hàng được thực hiện từ lời hứa
dịch vụ về độ chính xác cao không mắc lỗi, giao dịch đúng giờ…
3. Sự đáp ứng nhiệt tình: Việc sẵn sàng cung cấp dịch vụ của một Ngân
hàng mau lẹ và hữu dụng cho khách như phục vụ đúng lúc, và sự giúp đỡ khi
cần thiết.
4. Sự đảm bảo: Kiến thức và sự nhã nhặn của nhân viên và khả năng của
họ có thể truyền đạt sự tin tưởng.
5. Sự thông cảm: thể hiện việc giúp đỡ từng hách hàng và sự quan tâm
đối với họ.
Những vấn đề trên đã phản ánh sự tương tác gần gũi mà người nhân viên
có với khách hàng từ việc giao nhận dịch vụ. Chất lượng dịch vụ dựa vào sự
thiếu hụt cần được bù đắp giữa những gì mà khách hàng mong muốn ở mỗi vấn
đề và những gì được cung cấp, vì vậy 5 khía cạnh chất lượng dịch vụ được đưa
ra trong mô hình SERVQUAL là rất phù hợp trong việc thực hành đo lường các
dịch vụ do các công ty chứng khoán cung cấp
Vì vậy, NHTMCP Công thương Hoàn Kiếm cần áp dụng mô hình trên
trong quản trị dịch vụ của mình, cụ thể như sau:
1. Tính hữu hình: Bố trí sàn giao dịch chứng khoán khang trang, sạch
đẹp, thiết bị hiện đại và phong cách phục vụ của nhân viên lịch sự chuyên
nghiệp.
2. Độ tin cậy: Thực hiện đúng những cam kết về chất lượng dịch vụ cung
cấp cho khách hàng.
3. Sự đáp ứng nhiệt tình: Thái độ của nhân viện nhiệt tình và thường
xuyên cung cấp thông tin liên quan tới hoạt động giao dịch chứng khoán cho



khách hàng, cung cấp các thông tin về thị trường chứng khoán một cách đẩy đủ
và kịp thời cho khách hàng.
4. Sự đảm bảo: Thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo kiến thức cho nhân
viên cũng như rèn luyện tác phong phục vụ để đáp ứng nhu cầu khách hàng
ngày càng tốt hơn.
5. Sự thông cảm: Thường xuyên gần gũi, giúp đỡ từng hách hàng và bày
tỏ sự quan tâm đối với họ.
Phần Kết Luận
Quản trị sản xuất và tác nghiệp là môn học có tầm quan trọng đặc biệt
trong việc quản trị hoạt động của Doanh nghiệp. Nếu quản trị tốt, ứng dụng các
phương pháp quản trị khoa học thì sẽ tạo khả năng sinh lợi lớn, tạo ra sự phát
triển cho doanh nghiệp, ngược lại nếu quản trị kém sẽ làm cho Doanh nghiệp bị
thua lỗ, thậm chí có thể bị phá sản.
Tài liệu tham khảo
-
- Chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Quốc tế - ĐH Griggs,
2010, Quản trị hoạt động.



×