Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Điều tra tài nguyên cây thuốc ở xã nhất hòa, huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 72 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

MAI THẾ CÔNG

ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC Ở
XÃ NHẤT HÒA, HUYỆN BẮC SƠN, TỈNH
LẠNG SƠN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

HÀ NỘI – 2018


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

MAI THẾ CÔNG

Mã sinh viên: 1301041

ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC Ở
XÃ NHẤT HÒA, HUYỆN BẮC SƠN, TỈNH
LẠNG SƠN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. PGS. TS. Trần Văn Ơn
2. DS. Lê Thiên Kim
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Thực vật
2. Xã Nhất Hòa, huyện Bắc Sơn,
tỉnh Lạng Sơn



HÀ NỘI– 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
PGS.TS. Trần Văn Ơn và D.S Lê Thiên Kim, những ngƣời đã hƣớng dẫn
tận tình tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
ThS. Nghiêm Đức Trọng, ngƣời đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện đề tài.
Các thầy cô, các chị kỹ thuật viên của bộ môn Thực vật đã luôn quan tâm,
tạo điều kiện cho tôi thực hiện khóa luận.
Các bạn, các em làm nghiên cứu khoa học tại bộ môn Thực vật đã giúp đỡ
tận tình tôi trong những lúc khó khăn và giúp tôi cảm giác nhƣ một gia đình.
Bạn Đặng Duy Việt đã đi cùng tôi trong các chuyến điều tra và giúp đỡ tôi
rất nhiều trong quá trình thực địa.
Chính quyền địa phƣơng tại xã Nhất Hòa và những ngƣời dân hiếu khách ở
xã Nhất Hòa, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, gia đình anh Dƣơng Công Lƣơng,
những ngƣời đã cho tôi biết thêm nhiều trải nghiệm, kiến thức mới trong chuyến
điều tra.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình tôi, những ngƣời đã
luôn động viên khích lệ tôi để tôi có thể hoàn thành đề tài này.
Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Mai Thế Công


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ...................................................................................... 2
1.1. Tài nguyên cây thuốc trên thế giới và Việt Nam ............................................. 2
1.1.1.Số loài cây thuốc trên thế giới .................................................................... 2
1.1.2. Số loài cây thuốc ở Việt Nam .................................................................... 2
1.2. Tình hình sử dụng thảo dƣợc trên thế giới và tại Việt Nam ............................ 2
1.2.1. Tình hình sử dụng thảo dƣợc trên thế giới................................................. 2
1.2.2.Tình hình sử dụng thảo dƣợc tại Việt Nam. ............................................... 3
1.3. Điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh Lạng Sơn.............................................. 4
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 4
1.3.2. Kinh tế- xã hội ........................................................................................... 4
1.4. Xã Nhất Hòa, Huyện Bắc Sơn, Tỉnh Lạng Sơn ............................................... 5
1.4.1. Khái quát : .................................................................................................. 5
1.4.2. Điều kiện kinh tế -xã hội............................................................................ 6
1.4.3. Các hoạt động liên quan đến cây thuốc tại địa phƣơng ............................. 9
1.5. Ngƣời Dao ...................................................................................................... 11
1.5.1. Ngƣời Dao ở Việt Nam ............................................................................ 11
1.5.2. Ngƣời Dao tại xã Nhất Hòa, Bắc Sơn, Lạng Sơn. ................................... 12
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 14
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị nghiên cứu .............................................................. 14
2.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 14
2.3. Phƣơng pháp thực nghiệm ............................................................................. 14


2.3.1. Liệt kê tự do ........................................................................................... 14
2.3.2. Điều tra theo tuyến với ngƣời cung cấp tin quan trọng ........................... 16
2.3.3. Tƣ liệu hóa tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc ........................................ 17
2.3.4. Xác định tên khoa học của cây thuốc ...................................................... 18

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 19
3.1. Tính đa dạng sinh học, điều kiện sinh thái cây thuốc tại xã .......................... 19
Nhất Hòa. .............................................................................................................. 19
3.1.1. Số loài cây thuốc đƣợc ngƣời dân của xã Nhất Hòa nhắc đến ................ 19
3.1.2. Tính đa dạng theo bậc phân loại .............................................................. 20
3.1.3. Tính đa dạng theo bậc ngành ................................................................... 32
3.1.4. Tính đa dạng theo bậc họ ......................................................................... 33
3.1.5.Tính đa dạng theo bậc chi ......................................................................... 34
3.1.6.Tính đa dạng về dạng sống ....................................................................... 35
3.1.7.Tính đa dạng về sự phân bố sinh thái. ...................................................... 36
3.2. Tính đa dạng về tri thức sử dụng cây thuốc tại xã Nhất Hòa ........................ 37
3.2.1. Tính đa dạng về công dụng cây thuốc ..................................................... 37
3.2.2. Tính đa dạng về bộ phận sử dụng cây thuốc ........................................... 39
3.2.3. Tính đa dạng về cách sử dụng cây thuốc ................................................. 40
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ....................................................................................... 42
4.1. Về phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 42
4.2. Về tính đa dạng sinh học, điều kiện sinh thái, tri thức sử dụng cây thuốc .... 43
4.2.1. Tính đa dạng sinh học cây thuốc .............................................................. 43
4.2.2 Đa dạng về tri thức sử dụng ...................................................................... 44
4.3. Về giá trị tài nguyên cây thuốc ...................................................................... 45
4.3.1.Giá trị sử dụng........................................................................................... 45
4.3.2. Giá trị kinh tế ........................................................................................... 45
4.3.3. Giá trị văn hóa .......................................................................................... 46
4.3.4. Giá trị bảo tồn……………………………………………………………………………..……..46


CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 47
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 47
KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC
ẢNH MỘT SỐ CÂY THUỐC THU ĐƢỢC Ở XÃ NHẤT HÒA
ẢNH MỘT SỐ TUYẾN ĐIỀU TRA


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Tiếng Việt
Từ viết tắt

Viết đầy đủ

NCCT

Ngƣời cung cấp tin

KB

Không biết

HNIP

Phòng tiêu bản cây thuốc

UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND


Hội đồng nhân dân

Tiếng Anh
Từ viết tắt

Viết đầy đủ

Nghĩa tiếng Việt

KIP

Key Information Person

Ngƣời cung cấp tin quan trọng

WHO

World Health Organization

Tổ chức y tế thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

Số bảng

Trang

2.1


Nguyên vật liệu, thiết bị nghiên cứu

14

3.1

Danh mục các cây thuốc ở ở xã Nhất Hòa

21

3.2

Danh mục cây thuốc trong khu vực xã Nhất Hòa đƣợc

31

ghi trong Danh mục thuốc thiết yếu lần thứ 6
3.3

Danh mục cây thuốc trong khu vực xã Nhất Hòa đƣợc

31

ghi trong Sách đỏ Việt Nam 2007
3.4

Đa dạng theo bậc ngành các loài cây thuốc thu đƣợc ở

32


xã Nhất Hòa

3.5

Danh mục các họ có từ 5 loài cây thuốc trở lên

33

3.6

Danh mục các chi có từ 3 loài cây thuốc trở lên

35

3.7

Đặc điểm phân bố các mẫu cây

36

3.8

Danh mục các nhóm bệnh và số cây thuốc đƣợc sử

37

dụng ở xã Nhất Hòa
3.9


Danh mục bộ phận dùng của các cây thuốc đƣợc sử

39

dụng tại xã Nhất Hòa
3.10

Danh mục các cách sử dụng thuốc ở xã Nhất Hòa

40


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hình

Tên hình

Trang số

1.1

Bản đồ xã Nhất Hòa, Bắc Sơn, Lạng Sơn

5

1.2

Quá trình bốc thuốc của thầy lang ở xã Nhất

10


Hòa
1.3

Khu đất dự định phát triển dƣợc liệu tại xã

11

Nhất Hòa
1.4

Ngƣời Dao tại xã Nhất Hòa, huyện Bắc Sơn,

13

tỉnh Lạng Sơn
2.1

Điều tra theo phƣơng pháp liệt kê tự do

15

2.2

Điều tra theo tuyến

16

3.1


Đƣờng cong loài biểu thị số lƣợng cây đƣợc

19

dùng làm thuốc tại xã Nhất Hòa
3.2

Sự đa dạng theo bậc ngành của cây thuốc ở

33

xã Nhất Hòa
3.3

Phân bố số lƣợng loài cây thuốc ở xã Nhất

34

Hòa theo họ
3.4

Đa dạng về dạng sống của các loài cây thuốc

36

thu đƣợc ở xã Nhất Hòa
3.5

Tính đa dạng về sự phân bố sinh thái


37

3.6

Tính đa dạng về bộ phận dùng

40


ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ xƣa đến nay, nền Y học cổ truyền vẫn luôn đóng một vai trò vô cùng
quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe trên thế giới nói chung và tại Việt Nam
nói riêng. Hiện nay, với xu hƣớng “quay trở về với thiên nhiên”, việc sử dụng cây
cỏ làm thuốc ngày càng đƣợc coi trọng hơn. Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới gió
mùa có sự đa dạng sinh học cao về tài nguyên cây thuốc, tuy nhiên, việc tăng
trƣởng kinh tế trong những năm gần đây đang làm suy giảm nguồn tài nguyên cây
thuốc một cách nghiêm trọng. Do đó, công tác quản lý và bảo tồn đang ngày càng
thiết chặt hơn, gắn với việc điều tra tài nguyên và tri thức sử dụng cây thuốc của
ngƣời dân địa phƣơng nhằm tƣ liệu hóa tri thức bản địa, bảo tồn tài nguyên và phát
triển các sản phẩm từ những tri thức bản địa đó.
Xã Nhất Hòa, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn nằm ở cánh cung Bắc
Sơn của vùng Đông Bắc Việt Nam có điều kiện khí hậu, thổ nhƣỡng phù hợp với
sự phát triển của nhiều loại cây thuốc, đồng thời thành phần các dân tộc phong phú
(Tày, Dao, Nùng, Kinh), vốn sử dụng cây thuốc từ lâu. Tuy nhiên, từ trƣớc tới nay
vẫn chƣa có một điều tra chính thức nào về tài nguyên cây thuốc và tri thức sử
dụng cây thuốc của ngƣời dân tại khu vực này.
Từ những lý do trên, đề tài “Điều tra tài nguyên và tri thức sử dụng cây thuốc
ở xã Nhất Hòa, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn” đƣợc thực hiện với các mục tiêu:
1. Xác định tính đa dạng sinh học cây cỏ dùng làm thuốc tại xã Nhất Hòa,
huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

2. Tƣ liệu hóa tri thức sử dụng cây thuốc của ngƣời dân bản địa tại xã Nhất
Hòa, huyện Bắc Sơn, Tỉnh Lạng Sơn.

1


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tài nguyên cây thuốc trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Số loài cây thuốc trên thế giới
Trên thế giới, tính đến nay số loài thực vật đƣợc sử dụng vào mục đích chữa
bệnh lên đến khoảng 35.000 – 70.000 loài. Chủ yếu, các loài cây thuốc này đƣợc
phân bố ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng. Trong đó, Trung Quốc ƣớc tính có
trên 10.000 loài, Ấn Độ có khoảng 7.500 – 8.000 loài, Indonesia có khoảng 7.500,
Malaysia có khoảng 2.000 loài. Nepan có hơn 700 loài, Srilanka có khoảng 550 –
700 loài, Hàn Quốc có khoảng 1.000 loài thực vật có thể đƣợc sử dụng trong y học
truyền thống [1], [23].
1.1.2. Số loài cây thuốc ở Việt Nam
Việt Nam có diện tích 330.000 km2, nằm ở Đông Nam Á, kéo dài từ bắc
xuống nam hơn 1650 km [7]. Các hệ sinh thái của Việt Nam rất đa dạng với 95
kiểu hệ sinh thái với cấu trúc quần xã [11]. Việt Nam có địa chất, khí hậu phong
phú dẫn đến có thảm thực vật đa dạng. Bên cạnh đó, đất nƣớc ta có tới 54 dân tộc
với những phong tục tập quán và tri thức bản địa khác nhau [12], [7]. Tính đến năm
2012, các nhà khoa học đã thống kê đƣợc 4470 loài cây và nấm làm thuốc và phần
lớn các loại cây đƣợc sử dụng làm thuốc đƣợc ghi nhận dựa trên kinh nghiệm của
cộng đồng [16].
1.2. Tình hình sử dụng thảo dƣợc trên thế giới và tại Việt Nam
1.2.1. Tình hình sử dụng thảo dược trên thế giới
Trong 100 năm qua, sự phát triển và sản xuất công nghiệp các loại thuốc
tổng hợp hóa học đã cách mạng hóa nền chăm sóc sức khoẻ ở mọi nơi trên thế
giới. Tuy nhiên, phần lớn ngƣời dân ở các nƣớc đang phát triển vẫn dựa vào nền y

học cổ truyền và cây cỏ để chăm sóc ban đầu. Tại Châu Phi có tới 90% và ở Ấn Độ
70% dân số phụ thuộc vào Y học cổ truyền để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ
của họ. Tại Trung Quốc, Y học cổ truyền chiếm khoảng 40% tổng số chăm sóc sức
2


khoẻ và hơn 90% các bệnh viện đa khoa ở Trung Quốc có đơn vị Y học cổ truyền
[14].
Tại Hoa Kỳ, vào năm 2007, khoảng 38% ngƣời lớn và 12% trẻ em đang sử
dụng một số loại thuốc cổ truyền [22], [25].
Năm 1990, chi phí liên quan đến liệu pháp "thay thế" ở Hoa Kỳ ƣớc đạt 13,7
tỷ đô la Mỹ. Điều này đã tăng gấp đôi vào năm 1997, với các loại thuốc thảo dƣợc
phát triển nhanh hơn bất kỳ liệu pháp thay thế nào khác [24].
Ngƣời ta ƣớc tính rằng thị trƣờng trên toàn thế giới hàng năm cho các sản
phẩm này đạt tới 60 tỷ đô la Mỹ [26].
Trong số khoảng 350.000 loài thực vật đƣợc xác định cho đến nay, khoảng
35.000 loài (một số nƣớc tính lên đến 70.000 loài) đƣợc sử dụng trên toàn thế giới
cho mục đích y tế và ít hơn khoảng 0,5% trong số những loài thực vật làm thuốc
này đã đƣợc nghiên cứu về hóa học. Tại các nƣớc phát triển, có khoảng 100 loài
thực vật có liên quan đến 25% của tất cả các loại thuốc [2].
1.2.2.Tình hình sử dụng thảo dược tại Việt Nam.
Thị trƣờng tiêu thụ dƣợc liệu và các sản phẩm từ dƣợc liệu của Việt Nam là
rất lớn. Hệ thống khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền hiện có 63 bệnh viện Y
học cổ truyền công lập; 92,7% bệnh viện đa khoa tỉnh có bộ phận Y học cổ truyền;
khoảng 80% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền và
gần 7.000 cơ sở hành nghề Y học cổ truyền tƣ nhân sử dụng dƣợc liệu trong khám
chữa bệnh. Nhƣ vậy, nhu cầu sử dụng dƣợc liệu rất lớn (khoảng 10%/năm); trong
đó, khối bệnh viện Y học cổ truyền công lập sử dụng khoảng 300 loại dƣợc liệu
khác nhau ở mức khoảng 3.000 tấn mỗi năm [30].
Ngoài ra, tính đến tháng 12/2016, cả nƣớc có khoảng 226 cơ sở sản xuất

thuốc dƣợc liệu, thuốc cổ truyền (trong đó có 131 cơ sở sản xuất qui mô công
nghiệp) sử dụng trên 300 loại dƣợc liệu khác nhau với khoảng 80 loại dƣợc liệu
đƣợc dùng phổ biến [30].
3


Cả nƣớc hiện có 1.440 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng với nhu cầu sử
dụng dƣợc liệu ƣớc tính khoảng 20.000 tấn mỗi năm. Khối lƣợng dƣợc liệu xuất
khẩu theo thống kê đạt gần 5.000 tấn mang lại giá trị trên 6 triệu USD mỗi năm
[30].
1.3. Điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh Lạng Sơn
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
Về vị trí địa lý, Lạng Sơn là tỉnh miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của Việt
Nam; cách thủ đô Hà Nội 154 km đƣờng bộ và 165 km đƣờng sắt; phía bắc giáp
tỉnh Cao Bằng, phía đông bắc giáp Trung quốc, phía đông nam giáp tỉnh Quảng
Ninh, phía nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía tây
giáp tỉnh Bắc Cạn. Theo chiều bắc – nam từ 22027’- 21019’ vĩ bắc; chiều đông – tây
106006’ – 107021’ kinh đông [28].
Về đất đai, theo thống kê (10/1995), diện tích đất tự nhiên là 818.725 ha,
trong đó: đất nông nghiệp là 64.630,61 ha chiếm 7,59%; đất lâm nghiệp có rừng
(rừng tự nhiên và rừng trồng) là 172.635,01 ha chiếm 21,08%; đất chuyên dùng là
10.787 ha, chiếm 1,33%; đất ở là 4.611,48 ha, chiếm 0,56%; đất chƣa sử dụng và
các loại đất khác là 565.969, 7 ha chiếm 69,13%. Đất đai Lạng Sơn đƣợc chia
thành 7 vùng với 16 tiểu vùng địa lý thổ nhƣỡng gồm 43 loại đất khác nhau phù
hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau [28].
Về khí hậu, Lạng Sơn mang tính điển hình của khí hậu miền Bắc Việt Nam
là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 17 – 22 độ C, có tháng lạnh
nhất có thể giảm xuống 5 độ C, có lúc 0 độ C hoặc dƣới 0 độ C.
1.3.2. Kinh tế- xã hội
Theo kết quả tổng quan kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn năm 2012 của Cục

Thống kê tỉnh, ƣớc tính dân số của tỉnh Lạng Sơn có khoảng 745 nghìn ngƣời.
Trong đó nam là 372 nghìn ngƣời, chiếm 49,95% tổng dân số cả tỉnh; nữ là 373
nghìn ngƣời chiếm 50.05%. Dân số khu vực thành thị 143.3 nghìn ngƣời chiếm
4


19,22% tổng dân số; dân số khu vực nông thôn 602.1 nghìn ngƣời chiếm 80,7%
[28].
Giống nhƣ các tỉnh miền núi phía Bắc, Lạng Sơn là tỉnh có các dân tộc ít
ngƣời chiếm số đông (84,74% tổng số dân của tỉnh). Là nơi chung sống của nhiều
dân tộc anh em, trong đó ngƣời Nùng chiếm 43,9%, ngƣời Tày 35,3%, ngƣời Kinh
chiếm 15,3%, tập trung phần lớn ở các thị xã, thị trấn; ngƣời Dao chiếm 3,5%, dân
tộc Hoa, Sán Chay, Mông và các dân tộc khác chiếm khoảng 1,4% [28].
1.4. Xã Nhất Hòa, Huyện Bắc Sơn, Tỉnh Lạng Sơn

Hình 1.1. Bản đồ xã Nhất Hòa, Bắc Sơn, Lạng Sơn
1.4.1. Khái quát
Huyện Bắc Sơn là huyện miền núi, thuộc cánh cung Bắc Sơn của vùng Đông
Bắc Việt Nam. Trên địa bàn huyện có các ngọn núi cao 500-1.200 m, nhƣ ngọn núi
Khau Bao (cao 1.107m), ngọn núi Pa Lét (503 m),... Huyện Bắc Sơn có ranh giới
5


phía Bắc giáp huyện Bình Gia, phía Đông giáp huyện Văn Quan, phía Nam giáp
huyện Hữu Lũng, đều là các huyện của tỉnh Lạng Sơn. Riêng phía Tây, huyện Bắc
Sơn giáp huyện Võ Nhai của tỉnh Thái Nguyên. Diện tích tự nhiên của huyện Bắc
Sơn là 697.9 km². Dân số, theo thống kê năm 2009 là 65.836 ngƣời [3].
Xã Nhất Hoà là một xã vùng cao phía tây nam của huyện Bắc Sơn, cách
trung tâm huyện Bắc Sơn 32 km.
+ Phía Đông giáp với xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn.

+ Phía Tây giáp với xã Tân Thành, huyện Bắc Sơn.
+ Phía Nam giáp với xã Nhất Tiến, huyện Bắc Sơn.
+ Phía Bắc giáp với xã Vũ Lăng, xã Tân Hƣơng huyện Bắc Sơn [18].
Xã Nhất Hoà có tổng diện tích tự nhiên là: 4.179 ha. Đƣợc phân chia thành
14 thôn bản, thôn xa Trung tâm xã nhất là thôn Làng Khả cách trung tâm xã 7 km.
Dân số của xã là: 4.110 nhân khẩu, mật độ dân số là 110 ngƣời/ 1km2 gồm 5
dân tộc anh em cùng sinh sống là: Dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông.
Bà con nhân dân các dân tộc xã Nhất Hoà chủ yếu sống bằng nghề nông
nghiệp (trồng lúa, hoa màu),... [18].
1.4.2. Điều kiện kinh tế -xã hội [18]
1.4.2.1. Thuận lợi- khó khăn
Về thuận lợi, Có sự quan tâm lãnh đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND và các
ban, ngành huyện Bắc Sơn, Đảng ủy, HĐND xã, nội bộ có sự đoàn kết nhất trí cao
trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng,
an ninh và xây dựng hệ thống chính trị. Nền kinh tế có bƣớc phát triển khá, tốc độ
tăng trƣởng năm sau cao hơn năm trƣớc; lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ;
tình hình chính trị ổn định, quốc phòng - an ninh vững mạnh. Năng lực lãnh đạo
của các tổ chức Đảng, hiệu lực quản lý của bộ máy chính quyền, chất lƣợng hoạt
động của Mặt trận Tổ quốc các đoàn thể nhân dân đƣợc nâng cao.

6


Về khó khăn, Nhất Hòa là một xã thuộc diện vùng kinh tế khó khăn (xã Vùng
cao), kết cấu hạ tầng cơ sở còn nhiều yếu kém, nền kinh tế có phát triển nhƣng vẫn
còn chậm chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của địa phƣơng. Mặc dù đã có nhiều cố
gắng xoá bỏ, nhƣng các hủ tục lạc hậu bám rễ hàng nghìn đời nay đối với đời sống
tâm linh của bà con dân tộc nhƣ mo, then, thầy cúng vẫn còn. Việc tuyên truyền
phát triển trái phép đạo Tin lành ở vùng dân tộc đồng bào Dao, Mông có nhiều diễn
biến phức tạp. Các thiết chế văn hoá, giáo dục, y tế còn nhiều khó khăn, chƣa đƣợc

đầu tƣ đúng mức; trình độ dân trí ở vùng nông thôn còn thấp, do đó ảnh hƣởng đến
việc phát triển kinh tế, xã hội, an ninh- quốc phòng của địa phƣơng.
1.4.2.2. Tình hình kinh tế
Thu nhập bình quân đạt 20.000.000đ/ngƣời/năm; Bình quân lƣơng thực đầu
ngƣời 550kg/ngƣời/năm.
Sản lƣợng lƣơng thực có hạt là 2.300 tấn; Trồng rừng và cây ăn quả mới
60ha, (trồng cây phân tán 47 ha, rừng phòng hộ là 5 ha. Trồng cây ăn quả 8 ha;
trong đó cây quýt là 1 ha và cây ăn quả khác là 7 ha); Thuốc lá 360 tấn; Tổng đàn
trâu tăng 1%, bò tăng 3%, tổng đàn lợn tăng 1%, gia cầm tăng 2%, Duy trì đàn dê
Thu ngân sách năm 2011 là 54.000.000đ đến năm 2016 là 88.000.000đ bình
quân tăng 12,4%/ năm.
Thực hiện tốt chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới,
tính đến nay xã đã đạt 6/19 tiêu chí.
Thu Ngân sách nhà nƣớc đạt kết quả khá cao, kết cấu hạ tầng đƣợc đầu tƣ
xây dựng, công tác quản lý môi sinh, môi trƣờng đƣợc chú trong hơn.
1.4.2.3. Giáo dục- đào tạo
Thƣờng xuyên đƣợc cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành đoàn thể từ xã đến
các thôn bản quan tâm. Nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của nhân dân với sự nỗ
lực của các ngành chuyên môn cho sự nghiệp giáo dục, do đó 6 năm qua đã đạt
đƣợc nhiều thành tích không ngừng phát triển. Trong những năm qua cỏc nhà
7


trƣờng đó tập trung nâng cao chất giáo dục, giảng dạy toàn diện, đảm bảo sĩ số học
sinh. Duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục. Thực hiện có hiệu quả chƣơng
trình kiên cố hóa trƣờng, lớp học, thúc đẩy xã hội hóa giáo dục.
1.4.2.4. Y tế
Mạng lƣới y tế từ thị xã đến cơ sở tiếp tục đƣợc củng cố và nâng cao chất
lƣợng các dịch vụ y tế, tinh thần thái độ phục vụ ngƣời bệnh của đội ngũ y bác sỹ
đƣợc nâng lên, một số dịch vụ y tế kỹ thuật cao đƣợc triển khai. Công tác vệ sinh

phòng dịch và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân đƣợc quan tâm.
1.4.2.5. Công tác Dân số - Gia đình, chăm sóc và bảo vệ trẻ em
Đƣợc triển khai và duy trì thƣờng xuyên, tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng dƣới 5
tuổi hàng năm đều giảm giảm, các chính sách về dân số kế hoạch hóa gia đình
thƣờng xuyên đƣợc tuyên truyền và phổ biến đến từng hộ gia đình, tỷ lệ sinh con
thứ ba giảm rõ rệt qua các năm.
1.4.2.6. Công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và đào tạo nghề
Có nhiều chuyển biến, việc thực hiện chính sách xã hội đƣợc quan tâm; đã
đầu tƣ làm tốt việc hỗ trợ hộ nghèo làm nhà, nhà đại đoàn kết; hoàn thành việc cấp
thẻ BHYT đúng đối tƣợng; thực hiện tốt chính sách với ngƣời có công với nƣớc,
đƣợc quan tâm và duy trì thƣờng xuyên. Làm tốt công tác bảo trợ xã hội, nhất là
đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và ngƣời tàn tật; công tác phòng
chống tệ nạn xã hội nhƣ mại dâm, ma tuý đƣợc triển khai có trọng điểm. Tỷ lệ hộ
nghèo từ 32% năm 2011 giảm còn 20% năm 2014.
1.4.2.7. Hoạt động văn hoá thông tin - thể thao - phát thanh
Công tác quản lý nhà nƣớc về văn hoá - thông tin có bƣớc tiến rõ dệt, các
hoạt động Văn hoá - thông tin đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhân dân, đặc biệt là phục
vụ tốt nhiệm vụ chính trị của xã; nhất là tuyên truyền chào mừng đại hội Đảng bộ
các cấp.

8


Hoạt động thể dục, thể thao quần chúng diễn ra thƣờng xuyên, rộng khắp
trên địa bàn xã; thể thao thành tích cao đã thu đƣợc những kết quả nhất định, đã đạt
đƣợc nhiều giải thể thao do huyện tổ chức.
1.4.3. Các hoạt động liên quan đến cây thuốc tại địa phương
1.4.3.1. Hoạt động của thầy lang
Tại xã Nhất Hòa, có rất nhiều ngƣời theo nghề thầy lang, và để cho quá trình
hoạt động làm thuốc, buôn bán thuốc đi vào quy củ, địa phƣơng đã lập nên hội

Đông y. Tính đến năm 2018, hội Đông y tại xã Nhất Hòa bao gồm 36 thành viên
với Hội trƣởng là ông Dƣơng Hữu Hiệp, hội phó là ông Bàn Sinh Công.
1.4.3.2. Hoạt động thu hái thuốc- làm thuốc
Tại xã Nhất Hòa, những ngƣời đi thu hái thuốc thƣờng là những thầy lang
trong xã bởi vì ngƣời dân biết ít cây thuốc hơn. Khi thu hái họ không quan tâm tới
đến việc thu hái sao cho cây thuốc có thể tái sinh đƣợc. Hiện tại, nhiều loài tại địa
phƣơng hầu nhƣ còn rất ít hoặc hầu nhƣ không còn và phải đi thu mua từ các khu
vực khác để cho vào bài thuốc.
Hoạt động làm thuốc tại đây rất phát triển, những gia đình có điều kiện kinh
tế khá giả trong khu vực hầu hết đều là các nhà thầy lang. Tuy nhiên, những
phƣơng thức thu hái, chế biến, bảo quản cây thuốc vẫn còn hết sức thô sơ. Hầu hết
các bài thuốc đều đƣợc sử dụng theo kinh nghiệm.

9


Hình 1.2. Quá trình bốc thuốc của thầy lang ở xã Nhất Hòa
1.4.3.3. Hoạt động buôn bán thuốc, dược liệu
Các hoạt động buôn bán thuốc, dƣợc liệu tại địa phƣơng đƣợc tiến hành
thƣờng xuyên tại chợ của và chợ huyện. Các thầy lang thƣờng bốc các bài thuốc
sẵn để vào túi nilon để bán cho ngƣời dân.
1.4.3.4. Chính sách phát triển cây thuốc tại địa phương
Hiện tại, chính quyền xã Nhất Hòa đang có dự định phát triển khu đất 30ha
vào việc trồng, phát triển các loài cây thuốc nhằm mang lại lợi ích kinh tế cho
ngƣời dân địa phƣơng. Bƣớc đầu, các cán bộ trong xã đã thực hiện đi thăm quan
các mô hình phát triển dƣợc liệu tại địa phƣơng khác nhằm học tập, ứng dụng phát
triển dƣợc liệu vào địa phƣơng mình.

10



Hình 1.3. Khu đất dự định phát triển dược liệu tại xã Nhất Hòa
1.5. Ngƣời Dao
1.5.1. Người Dao ở Việt Nam
Ngƣời Dao là một trong số 54 dân tộc tại Việt Nam, với số dân là 751.067
ngƣời (2009). Ở Việt Nam, ngƣời Dao tuy có dân số không đông nhƣng các bản
làng của họ trải rộng tại các miền rừng núi phía Bắc (Cao Bằng, Hà Giang, Lào
Cai, Yên Bái, Lai Châu, Tuyên Quang,...) đến một số tỉnh trung du nhƣ: Phú Thọ,
Vĩnh Phúc, Hòa Bình và miền biển Quảng Ninh (ngƣời Dao Thanh Y) [13].
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, ngƣời Dao ở Việt Nam có dân
số 751.067 ngƣời, cƣ trú tại 61 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Ngƣời Dao cƣ trú
tập trung tại các tỉnh: Hà Giang (109.708 ngƣời, chiếm 15,1% dân số toàn tỉnh và
14,6% tổng số ngƣời Dao tại Việt Nam), Tuyên Quang (90.618 ngƣời, chiếm
12.5% dân số toàn tỉnh và 12,1% tổng số ngƣời Dao tại Việt Nam), Lào
11


Cai (88.379 ngƣời, chiếm 14,4% dân số toàn tỉnh và 11,8% tổng số ngƣời Dao tại
Việt Nam), Yên Bái (83.888 ngƣời, chiếm 11.3% dân số toàn tỉnh và 11,2% tổng số
ngƣời Dao tại Việt Nam), Quảng Ninh (59.156 ngƣời, chiếm 5,2% dân số toàn
tỉnh), Bắc Kạn (51.801 ngƣời, chiếm 17,6% dân số toàn tỉnh), Cao Bằng (51.124
ngƣời, chiếm 10,1% dân số toàn tỉnh), Lai Châu (48.745 ngƣời, chiếm 13,2% dân
số toàn tỉnh), Lạng Sơn (25.666 ngƣời), Thái Nguyên (25.360 ngƣời) [3].
Ngƣời Dao có nguồn gốc từ Trung Quốc, do nhiều biến cố lịch sử mà phân
tán thành các nhóm nhỏ và di c đến nhều khu vực nhƣ Việt Nam, Lào, Myanmar,
Thái Lan. Ở Việt Nam dân tộc Dao cƣ trú ở địa bàn khá rộng, chủ yếu ở biên giới
Việt – Trung, Việt – Lào và một số tỉnh trung du và miền núi phía Bắc nhƣ: Hà
Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Thái
Nguyên, Lai Châu, Lạng Sơn, Hà Tây,… [2].
Theo các nhà nghiên cứu dân tộc học, hiện nay, ngƣời Dao có các nhóm:

Dao Quần Chẹt, Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Áo Dài, Dao Quần Trắng, Dao Thanh
Phán [13].
Ngƣời Dao là dân tộc cƣ trú ở vùng trung du và miền núi. Họ có nền văn hóa
và lịch sử lâu đời. Mặc dù điều kiện kinh tế nói chung còn thấp kém, nhƣng tri thức
dân gian rất phong phú, đặc biệt là Y học cổ truyền. Phần lớn các gia đình ngƣời
Dao đều tự chữa bệnh cho các thành viên trong gia đình mình theo các bài thuốc
cha truyên con nối. Ngƣời Dao thƣờng sử dụng những cây cỏ và động vật để phòng
và chữa bệnh. Những kiến thức về cây cỏ làm thuốc đƣợc truyền miệng từ đời này
qua đời khác [13].
1.5.2. Người Dao tại xã Nhất Hòa, Bắc Sơn, Lạng Sơn.

12


Hình 1.4. Người Dao tại xã Nhất Hòa, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
Ngƣời Dao tại xã Nhất Hòa chủ yếu là ngƣời Dao Lù Gang cƣ trú phần lớn ở
thôn Bản Đắc [18].

13


CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị nghiên cứu
Trƣớc khi tiến hành điều tra, nghiên cứu cần phải chuẩn bị những nguyên,
vật liệu cần thiết cho quá trình nghiên cứu (Bảng 2.1).
Bảng 2.1 Nguyên vật liệu, thiết bị nghiên cứu
Số lƣợng (chiếc)

STT


Nguyên vật liệu, thiết bị

1

Nhãn tiêu bản

2

Bút chì

3

Sổ, bút mực, phiếu điều tra,v.v…

4

Cồn 70 độ

5

Máy GPS

1

6

Kéo cắt cây

2


7

Bao tải

4

8

Túi nilon to

4

300
2

2.2. Nội dung nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Cây thuốc và tri thức sử dụng cây thuốc tại xã Nhất Hòa, huyện Bắc Sơn,
tỉnh Lạng Sơn.
Nội dung nghiên cứu:
- Tài nguyên cây thuốc, đa dạng sinh học tại xã Nhất Hòa, huyện Bắc Sơn,
tỉnh Lạng Sơn.
- Tri thức sử dụng cây thuốc tại địa phƣơng của ngƣời dân bản địa tại xã
Nhất Hòa, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
2.3. Phƣơng pháp thực nghiệm
2.3.1. Liệt kê tự do [10], [17]
14


Hình 2.1. Điều tra theo phương pháp liệt kê tự do

Sử dụng phƣơng pháp “ Liệt kê tự do” tại cộng đồng: hỏi/ phỏng vấn một tập
hợp NCCT, đề nghị họ liệt kê tất cả những cây đƣợc dùng làm thuốc. Mục tiêu của
cách làm này là để thu thập danh mục tên các loài mà ngƣời dân ở khu vực dùng để
làm thuốc. Thực hiện gồm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Điều tra tại cộng đồng
(1) Chọn mẫu: Mẫu nghiên cứu đƣợc chọn ngẫu nhiên trong cộng đồng dân
cƣ xã Nhất Hòa. Số lƣợng ngƣời đƣợc phỏng vấn đƣợc quyết định khi “đƣờng cong
loài” tăng không đáng kể khi tăng ngƣời đƣợc phỏng vấn.
(2) Phỏng vấn: Sử dụng câu hỏi duy nhất: “Xin bác (anh/chị/ông/bà) kể tên
tất cả các cây có thể làm thuốc mà bác (anh/chị/ông/bà) biết”, NCCT cần kể ra
những tên cây thuốc bằng tiếng địa phƣơng, các thông tin khác có thể cung cấp
thêm (Phụ lục 2.1).
(3) Xử lý dữ liệu: Dữ liệu đƣợc xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2010,
bao gồm:
15


- Liệt kê tất cả các tên cây thuốc đƣợc NCCT nhắc đến.
- Loại bỏ tên đồng nghĩa.
- Xây dựng đƣờng cong loài cây thuốc đƣợc ngƣời dân nhắc đến.
- Đếm số lần tên cây thuốc i đƣợc nhắc đến.
- Xếp danh mục tên theo thứ tự tần số giảm dần.
Giai đoạn 2: Thu thập mẫu tiêu bản
Mẫu tiêu bản của tất cả các tên cây thuốc đã đƣợc nêu ra trong phần liệt kê tự
do đƣợc thu thập, ghi chép, xử lý bằng phƣơng pháp ƣớt tại thực địa và sau đó sấy
khô theo các kỹ thuật tiêu bản thực vật thông thƣờng và lƣu trữ tại Phòng tiêu bản
của Trƣờng đại học Dƣợc Hà Nội (HNIP).
2.3.2. Điều tra theo tuyến với người cung cấp tin quan trọng [10].

Hình 2.2. Điều tra theo tuyến


16


×