Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2017 THÀNH PHỐ TRÀ VINH – TỈNH TRÀ VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.92 KB, 65 trang )

Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của việc lập Kế hoạch sử dụng đất
năm 2018 huyện Pác Nặm
Luật Đất đai năm 2013 tại chương II, Điều 22 quy định: Quản lý quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai.
Điều 40, 44 đã quy định nguyên tắc căn cứ, nội dung lập và thẩm định kế hoạch sử
dụng đất hàng năm cấp huyện.
Theo quy định tại Điều 52 và Khoản 2, Điều 63 Luật Đất đai năm 2013 thì
căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất
để thực hiện các dự án, công trình vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh
tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng là kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp
huyện đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Tại khoản 4 Điều 9 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ cũng đã
quy định về trình tự thủ tục thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm
cấp huyện. Theo đó thì “Quý III hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi hồ sơ
kế hoạch sử dụng đất hàng năm của năm sau đến Sở Tài nguyên và Môi trường để
tổ chức thẩm định”. Ngày 28/7/2017 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn đã
có Công văn số 976/STNMT-TNĐ chỉ đạo việc lập Kế hoạch sử dụng đất năm
2018 cấp huyện.
Việc lập kế hoạch sử dụng đất có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là cơ sở
pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, làm căn cứ cho việc giao đất,
cho thuê đất... và đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc
phòng. Đồng thời việc lập kế hoạch sử dụng đất là một biện pháp hữu hiệu của
Nhà nước nhằm sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, từng bước ngăn chặn huỷ hoại đất,
hạn chế lãng phí đất đai, phá vỡ cân bằng môi trường sinh thái. Vì vậy, việc lập kế
hoạch sử dụng đất hàng năm là cần thiết.
Từ những nội dung nêu trên UBND huyện Pác Nặm đã tiến hành xây
dựng “Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn”.
2. Mục đích, nội dung, nhiệm vụ của việc lập kế hoạch sử dụng đất


năm 2018
2.1. Mục đích
Kế hoạch sử dụng đất huyện Pác Nặm năm 2018 nhằm đạt được các mục
tiêu chủ yếu như sau:
- Giữ ổn định, bền vững quỹ đất trồng lúa để đảm bảo mục tiêu an ninh
lương thực.

1


Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

- Đảm bảo độ che phủ rừng tối thiểu để bảo vệ môi trường sinh thái, thích
ứng với mọi diễn biến của biến đổi khí hậu.
- Đảm bảo đủ quỹ đất đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
đó ưu tiên cho các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, tạo đột phá cho sự phát triển
kinh tế - xã hội của huyện cũng như của tỉnh.
- Bố trí quỹ đất hợp lý để đảm bảo mục tiêu quốc phòng, an ninh.
- Bố trí sử dụng đất cho phù hợp với tình hình thực tế phát triển kinh tế - xã
hội và xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện trong bối cảnh của tỉnh, vùng và cả nước
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Tạo cơ sở pháp lý và khoa học cho việc xúc tiến đầu tư, tiến hành các thủ
tục thu hồi đất, giao đất, sử dụng đất đúng pháp luật, đúng mục đích, có hiệu quả;
từng bước ổn định tình hình quản lý và sử dụng đất.
- Khoanh định, phân bố các chỉ tiêu sử dụng đất cho các ngành, các cấp
theo quy hoạch phải được cân đối trên cơ sở các nhu cầu sử dụng đất đảm bảo
không bị chồng chéo và lãng phí trong quá trình sử dụng.
- Kiểm tra, đánh giá hiện trạng và tiềm năng đất đai của huyện để có kế
hoạch và phương án đầu tư, sử dụng hợp lý các danh mục công trình, dự án trong
năm 2018.

- Là căn cứ pháp lý để giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
trong năm thực hiện kế hoạch sử dụng đất;
- Làm căn cứ pháp lý để quản lý đất đai theo Pháp luật, thực hiện tốt các
quyền của người sử dụng đất, bảo vệ, cải tạo môi trường sinh thái, phát triển và sử
dụng tài nguyên đất có hiệu quả và bền vững.
2.2. Nội dung
Nội dung của kế hoạch sử dụng đất năm 2018 chủ yếu tập trung xác định
một số chỉ tiêu sử dụng đất chủ yếu sau:
- Xác định diện tích đất để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, trong đó
làm rõ diện tích đất lúa nước, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất
rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thuỷ sản tập
trung.
- Xác định diện tích đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, trong đó
làm rõ diện tích đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, đất quốc
phòng, đất an ninh, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất sử dụng cho hoạt
động khoáng sản, đất có di tích lịch sử văn hóa, đất để xử lý, chôn lấp chất thải,
đất tôn giáo, tín ngưỡng, đất nghĩa trang nghĩa địa, đất phát triển hạ tầng,...
- Các nhu cầu sử dụng đất phải được tính toán cụ thể đến từng công trình,
từng đơn vị hành chính cấp xã được thực hiện trong năm 2018, phải phù hợp với
2


Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Pác Nặm và điều chỉnh
quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh Bắc Kạn, đồng thời phải đáp ứng được
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và những yêu cầu cụ thể trong giai đoạn.
- Bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa khai thác và sử dụng đất để phát triển
kinh tế xã hội với sử dụng đất bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và các quy

hoạch ngành của tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Sử dụng hợp lý vốn đầu tư, đất đai và tài nguyên khác.
2.3. Nhiệm vụ
- Xác định hướng phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở đánh giá các điều
kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, các lợi thế và hạn chế của địa phương,
làm cơ sở đề xuất phương án kế hoạch;
- Xây dựng phương án kế hoạch, xác định nguồn lực và khả năng huy động
các nguồn lực cho việc thực hiện kế hoạch;
2.4. Phạm vi lập kế hoạch sử dụng đất
- Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 được lập trong phạm vi địa giới hành
chính của huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn;
- Thời gian thực hiện kế hoạch sử dụng đất: từ 01/01/2018 đến 31/12/2018.
3. Cơ sở lập kế hoạch sử dụng đất
3.1. Cơ sở pháp lý
- Luật Đất đai năm 2013;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
- Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 20/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về công
tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ
cuối (2016 - 2020) cấp quốc gia;
- Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng
bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất;
- Văn bản số 5630/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 19/10/2017 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc lập Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 cấp huyện;

3



Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

- Văn bản số 976/STNMT-TNĐ ngày 28/7/2017 của Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Bắc Kạn về việc lập kế hoạch sử dụng đất năm 2018 và hoàn thiện hồ
sơ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cấp huyện.
3.2. Cơ sở thông tin số liệu, tư liệu bản đồ và các tài liệu có liên quan
- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/ 2014 của Chính phủ quy định về
giá đất;
- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/ 2014 của Chính phủ quy định về
thu tiền sử dụng đất;
- Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về
thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền
thuê đất, thuê mặt nước;
- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai;
- Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất;
- Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài
chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5
năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;
- Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài
chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5
năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;

- Thông tư số 332/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014
của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày
15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;
- Thông tư số 333/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014
của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày
15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
- Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai
4


Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai;
- Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 11/4/2017 của HĐND tỉnh Bắc Kạn về
việc thông qua điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử
dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) của tỉnh Bắc Kạn;
- Quyết định số 27/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh Bắc
Kạn về việc ban hành bảng giá đất định kỳ 05 năm (2015 -2019) trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn;
- Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND ngày 22/10/2014 của UBND tỉnh Bắc
Kạn về việc ban hành Quy định một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Quyết định số 13/2017/QĐ- UBND ngày 19/5/2017 của UBND tỉnh Bắc
Kạn ban hành Quy định hệ số điều chỉnh giá đất năm 2017 áp dụng trên địa bàn
tỉnh Bắc Kạn;
- Quyết định số 233/QĐ-UBND tỉnh Bắc Kạn ngày 25/02/2016 về việc phê

duyệt Quy hoạch đường lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015-2025, tầm nhìn
đến 2030.
- Quyết định số 1586/QĐ-UBND ngày 06/10/2017 của UBND tỉnh Bắc
Kạn về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 huyện Pác Nặm;
- Nghị quyết số 46/NQ-HĐND tỉnh Bắc Kạn ngày 06/11/2016 về việc
thông qua điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn
đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
- Nghị quyết số 07/NQ-HĐND ngày 12/7/2017 của Hội đồng nhân dân
huyện Pác Nặm về việc thông qua điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
huyện Pác Nặm;
- Nghị quyết số 06/NQ-HĐND ngày 03/4/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Bắc Kạn thông qua việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ để
thực hiện các dự án đầu tư (bổ sung) trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2015;
- Nghị quyết số 07/NQ-HĐND ngày 03/4/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Bắc Kạn thông qua danh mục (bổ sung) các dự án cần thu hồi đất để triển khai
thực hiện trong năm 2015 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;
- Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 23/7/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Bắc Kạn về việc thông qua danh mục các công trình, dự án cần thu hồi và chuyển
mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích khác năm 2015 trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn (bổ sung lần 02);

5


Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

- Nghị quyết số 39/NQ-HĐND ngày 17/12/2015 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Bắc Kạn về việc thông qua danh mục các công trình, dự án cần thu hồi đất để
triển khai thực hiện trong năm 2016 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;
- Nghị quyết số 40/2015/NQ-HĐND ngày 17/12/2015 của Hội đồng nhân dân

tỉnh Bắc Kạn về việc thông qua việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng
phòng hộ để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2016;
- Nghị quyết số 45/2016/NQ-HĐND ngày 14/7/2016 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Bắc Kạn về việc thông qua danh mục các công trình, dự án chuyển mục
đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ để thực hiện dự án đầu tư trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2016 (bổ sung);
- Nghị quyết số 69/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Bắc Kạn về việc thông qua danh mục các công trình, dự án cần thu hồi
đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ để thực hiện một số
dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2017;
- Nghị quyết số 22/2017/NQ-HĐND ngày 18/7/2017 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Bắc Kạn về việc thông qua danh mục bổ sung các công trình, dự án cần thu
hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc
dụng để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2017;
- Nghị quyết số 28/2017/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Bắc Kạn về việc thông qua danh mục các công trình, dự án cần thu hồi
đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ để thực hiện dự án
đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2018;
- Văn bản số 1222/UBND-XDCB ngày 23/3/2017 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Bắc Kạn về việc chủ trương điều chỉnh quy hoạch xây dựng trung tâm huyện
lỵ Pác Nặm;
- Văn bản số 324/UBND-XDCB ngày 18/5/2017 của Ủy ban nhân dân
huyện Pác Nặm về việc thực hiện chủ trương điều chỉnh quy hoạch xây dựng
trung tâm huyện lỵ Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn;
- Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện
Pác Nặm, bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện
Pác Nặm;
- Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Pác Nặm giai
đoạn 2011 - 2020;
- Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất năm 2017; bản đồ kế hoạch sử

dụng đất năm 2017 huyện Pác Nặm;

6


Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

- Các loại bản đồ chuyên ngành: Bản đồ địa chính của các đơn vị hành
chính thuộc huyện Pác Nặm, bản đồ Quy hoạch xây dựng trung tâm xã Bộc Bố,
bản đồ quy hoạch nông thôn mới các xã;
- Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN
năm 2017 và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2018;
- Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2016;
- Kết quả thống kê đất đai năm 2016 huyện Pác Nặm;
- Văn bản pháp lý về bố trí vốn, chấp thuận chủ trương đầu tư của các dự án
dự kiến triển khai trên địa bàn huyện trong năm 2018;
- Nhu cầu sử dụng đất trong năm 2018 của các ngành cấp tỉnh, cấp huyện
và doanh nghiệp, hộ gia đình cá nhân có đăng ký nhu cầu sử dụng đất trong năm
kế hoạch;
- Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của huyện Pác Nặm.
3.3. Sản phẩm của dự án
- Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của huyện Pác Nặm
và bảng biểu số liệu phân tích kèm theo;
- Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2018 huyện Pác Nặm tỷ lệ 1:25.000
(dạng số và giấy);
- Tập bản vẽ vị trí, ranh giới các công trình, dự án trong kế hoạch sử dụng
đất năm 2018 huyện Pác Nặm;
- Các văn bản có liên quan trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt;
- Đĩa CD lưu trữ các tài liệu trên.


PHẦN I
KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
1.1. Điều kiện tự nhiên
7


Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

1.1.1. Vị trí địa lý
Pác Nặm là một huyện miền núi cao, nằm ở phía Bắc của tỉnh Bắc Kạn. Có
tọa độ địa lý từ 22°28’ đến 22°45’ vĩ độ Bắc và từ 105°30’ đến 105°50’ kinh độ
Đông. Ranh giới hành chính của huyện được xác định như sau:
- Phía Đông giáp huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
- Phía Tây giáp huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
- Phía Nam giáp huyện Ba Bể.
- Phía Bắc giáp huyện Bảo Lâm và huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là 47.539,13 ha, chiếm 9,78% tổng
diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Huyện Pác Nặm có 10 đơn vị hành chính cấp xã
(chưa có thị trấn) là các xã An Thắng, Bằng Thành, Bộc Bố, Cao Tân, Cổ Linh,
Công Bằng, Giáo Hiệu, Nghiên Loan, Nhạn Môn, Xuân La. Phân bố trên diện tích
rộng, trung tâm huyện lỵ đặt tại xã Bộc Bố có tỉnh lộ 258B chạy qua, cách thành
phố Bắc Kạn khoảng 90 km, xã xa nhất cách trung tâm huyện khoảng 20 km.
Có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, là một trong 62 huyện nghèo
của cả nước được thụ hưởng chương trình Nghị quyết 30a của Chính phủ. Trình
độ dân trí chưa đồng đều, phong tục tập quán còn lạc hậu, cơ sở hạ tầng thiếu
đồng bộ, kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
1.1.2. Địa hình, địa mạo
Với đặc thù là huyện miền núi, Pác Nặm có địa hình phức tạp, có độ dốc
lớn (trung bình từ 400 - 1.200 m so với mặt nước biển), chia cắt mạnh gây khó
khăn cho sản xuất nông - lâm nghiệp, giao thương hàng hóa, xây dựng cơ sở hạ

tầng phục vụ sinh hoạt, sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.3. Khí hậu
Huyện Pác Nặm nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu hình thành 2
mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm, mùa khô từ tháng
10 năm trước đến tháng 4 năm sau. Do ảnh hưởng khí hậu vùng núi cao thường
xuyên xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan, về mùa khô thường xảy ra hạn hán,
rét đậm, rét hại kéo dài. Xuất hiện lũ ống, lũ quét, sạt lở đất vào mùa mưa.
- Nhiệt độ trung bình năm biến đổi từ 22oC - 28oC;
- Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.346mm, tập trung chủ yếu từ tháng
4 đến tháng 7 với tổng lượng mưa của 4 tháng này lên tới 90% tổng lượng mưa cả
năm, các tháng còn lại có lượng mưa nhỏ.
- Độ ẩm không khí bình quân năm khoảng 84 - 85%.
8


Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

1.1.4. Thủy văn
Huyện Pác Nặm có hệ thống sông, suối khá dày đặc nhưng đa số là các
nhánh thượng nguồn sông Năng, suối Công Bằng, suối Nghiên Loan. Hệ thống
suối bao gồm trên 40 suối lớn nhỏ với đặc điểm chung là đầu nguồn, lòng sông
ngắn, dốc, thuỷ chế thất thường. Một số suối cạn nước vào mùa khô nhưng mùa
mưa nước dồn nhanh có thể xảy ra lũ quét ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân.
Hệ thống suối và nước ngầm phân bố tương đối đều khắp trên địa bàn chỉ đủ đáp
ứng cho nhu cầu sinh hoạt, còn canh tác sản xuất nông nghiệp về cơ bản chỉ đáp
ứng vào mùa mưa, vào mùa khô vẫn bị khan hiếm.
1.2. Các nguồn tài nguyên
1.2.1. Tài nguyên đất
Kế thừa tài liệu và bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Bắc Kạn tỷ lệ 1/100.000, trên
địa bàn huyện Pác Nặm có những loại đất chủ yếu sau:

+ Đất phù sa không được bồi hàng năm (P): Diện tích khoảng 572,5 ha;
chiếm 1,20% diện tích tự nhiên. Phân bố ở địa hình cao và vàn cao, hàng năm
không được bồi đắp phù sa. Thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng,
có khả năng giữ nước, giữ màu tốt. Đây là loại đất có giá trị cao đối với sản xuất
nông nghiệp của huyện, đất thích hợp với nhiều loại cây trồng đậu đỗ, lúa, ngô,
cây thực phẩm, cây ăn quả.
+ Đất phù sa ngòi suối (Py): Diện tích khoảng 572,5 ha; chiếm 1,20% diện
tích tự nhiên . Đất hình thành ven các con suối lớn ở vùng đồi núi, tạo nên dải đất
hẹp chạy dọc theo 2 bờ suối. Đây là loại đất tốt nằm ở địa hình bằng thoải, có độ
phì nhiêu khá, là loại đất chủ lực để giải quyết lương thực cho người, chăn nuôi.
Do tính chất đất và sự thích nghi rộng, nên ngoài cây lúa là cây chủ đạo, còn phát
triển cây công nghiệp ngắn ngày, cây đặc sản và cả cây ăn quả có giá trị.
+ Đất dốc tụ (D): Diện tích khoảng 392 ha; chiếm 0,82% diện tích tự
nhiên, đất nằm ở địa hình thung lũng. Đất có phản ứng từ chua đến rất chua. Hàm
lượng mùn và đạm tổng số ở tầng mặt trung bình. Lân tổng số từ nghèo đến trung
bình. Lượng cation kiềm trao đổi thấp. Mức độ phân giải hữu cơ thấp. Đất này rất
thuận lợi để phát triển nông nghiệp: trồng lúa, rau màu.
+ Đất vàng đỏ trên đá phiến thạch sét (Fs): Diện tích khoảng 2.960,4 ha;
chiếm 6,23% tổng diện tích tự nhiên, phân bổ ở xã Cao Tân, xen kẽ với đất sa
thạch và một số loại đất khác. Đất đỏ vàng hình thành và phát triển chủ yếu ở địa
hình chia cắt, dốc nhiều. Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, kết
cấu khá bền vững. Có thể sử dụng vào trồng cây công nghiệp dài ngày như chè,
cây ăn quả.
+ Đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fj): Diện tích khoảng 16.397,5 ha; chiếm
34,49% diện tích tự nhiên, phân bổ ở các xã: An Thắng, Nghiên Loan, Xuân La,
9


Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn


Bộc Bố, Bằng Thành, Cổ Linh, Cao Tân. Với ưu điểm đất tơi xốp, độ mùn tự
nhiên còn khá, tầng dày nên còn đủ điều kiện để bố trí trồng các loại cây trồng
nông lâm nghiệp kết hợp.
+ Đất Faralít mùn vàng nhạt trên núi (A): Diện tích khoảng 14.474,8 ha;
chiếm 30,45% diện tích tự nhiên, phân bổ ở độ cao từ 900 - 1000m hầu hết các xã
trong huyện. Có tầng đất mỏng, đất có màu vàng nhạt, xuất hiện nhiều đá lộ đầu,
địa hình hiểm trở, độ dốc lớn tỷ lệ mùn cao. Đất sử dụng vào lâm nghiệp, cần tu
bổ, bảo vệ rừng, nơi rừng kiệt dành làm đồng cỏ chăn nuôi đại gia súc và khai
thác trồng một số cây đặc sản có giá trị như đào, lê, táo, mận.
1.2.2. Tài nguyên nước
Hiện nay nước dùng cho nông nghiệp và phần lớn nước dùng cho sinh hoạt ở
vùng nông thôn đều dùng nước mặt. Hạn chế lớn là trong mùa khô sông, suối bị
cạn hoặc lưu lượng nước nhỏ, còn vào mùa mưa chất lượng nước mặt, nước ngầm
không ổn định, độ đục lớn và có nhiều chất hữu cơ do quá trình rửa trôi các chất
trên bề mặt lưu vực gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt của người
dân trên địa bàn. Vì vậy trong chiến lược phát triển lâu dài của huyện cần xây dựng
các phương án đảm bảo đầy đủ nguồn nước sạch, chất lượng cho các hoạt động sản
xuất kinh tế nông, lâm nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
1.2.3. Tài nguyên rừng
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2016, diện tích đất lâm nghiệp của huyện
có 40.054,57 ha, chiếm 84,26% diện tích tự nhiên. Trong đó đất rừng sản xuất có
diện tích là 31.007,14 chiếm 77,41% diện tích đất lâm nghiệp, đất rừng phòng hộ
diện tích là 9.047,43 ha, chiếm 22,59% diện tích đất lâm nghiệp.
Thảm thực vật tự nhiên bao gồm: Rừng tự nhiên, cây lùm bụi và trảng cỏ
xen lẫn cây bụi.
Thảm rừng tự nhiên gồm có:
Thảm rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới hình thành phổ biến ở các thung
lũng và các sườn đồi núi thấp độ cao < 700 m. Rừng có nhiều tầng và do nhiều loại
cây có độ cao thấp khác nhau tạo thành.
Thảm rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới được hình thành trong điều kiện khí

hậu có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, những cây ở tầng cao vào mùa khô rụng lá.
Thảm rừng này cũng có nhiều tầng, rậm rạp có cả cây thường xanh và cây
rụng lá mọc xen kẽ nhau.
Do tác động của con người, rừng thứ sinh đã thay thế hầu hết rừng nguyên
sinh trong vùng.
Trảng thứ sinh được hình thành do sự chặt phá một cách bừa bãi, khiến cho
thực vật bị thoái hóa dần thành những bãi cỏ xen lẫn cây bụi. Loại cây phổ biến là
cỏ tranh và cỏ lào. Hai loại cây này mọc rất nhanh, ưa ánh sáng, nên chúng xuất
10


Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

hiện rất nhanh sau khi đất bị khai phá. Đây là loại hình khá phổ biến trong vùng
được hình thành và phát triển trên các loại đất chưa sử dụng (đất trống đồi núi trọc).
Những năm trước đây rừng Pác Nặm khá đa dạng, phong phú về chủng loại
động thực vật rừng. Do quá trình khai thác không đi đôi với bảo vệ rừng nên
nguồn tài nguyên rừng đã bị suy giảm nhiều. Đến nay rừng tự nhiên chỉ còn ở một
số xã vùng sâu, vùng xa, địa hình hiểm trở, khó khăn nhưng chủ yếu là rừng tái
sinh, tự nhiên nguyên sinh không còn. Do mất rừng tự nhiên nên động vật rừng
Pác Nặm cũng giảm đi nhiều cả về chủng loại lẫn số lượng.
Nhìn chung, trong những năm gần đây, được sự hỗ trợ của các chương
trình, dự án đầu tư như chương trình 30a, chương trình 3PAD nhân dân huyện Pác
Nặm đã chú ý nhiều đến việc trồng rừng, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài
ngày, do đó thảm thực vật rừng đang dần được phục hồi và phát triển. Tỷ lệ che
phủ rừng đạt 53,9 %.
1.2.4 . Tài nguyên khoáng sản
Nhìn chung nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Pác Nặm
không nhiều, hiện nay Công ty TNHH Ngọc Linh đang tổ chức công tác thăm dò
mỏ quặng chì - kẽm tại khu vực Nam Phja Đăm xã Bằng Thành và xã Bộc Bố.

Liên đoàn Địa chất Đông Bắc đang tiếp tục thực hiện Đề án đánh giá tiềm năng
quặng vàng gốc khu vực Khuổi Mạn, xã Bằng Thành. Huyện Pác Nặm hiện có mỏ
đá Kéo Pựt, xã Nhạn Môn đang khai thác khoáng sản đá vôi làm nguyên vật liệu
phục vụ xây dựng. Trong thời gian tới có thể mở rộng các khu khai thác đá xây
dựng tại các khu vực này để phát huy hiệu quả tiềm năng khoáng sản hiện có.
1.2.5 . Tài nguyên nhân văn
Huyện Pác Nặm có nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó gồm tộc Tày,
Mông, Dao, Nùng, Kinh và một số dân tộc khác. Mỗi dân tộc đều có những nét
đặc trưng, phong tục tập quán riêng, có nét truyền thống văn hoá dân gian, dân tộc
đặc sắc đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hoá truyền thống của huyện.
Về tôn giáo, trên địa bàn huyện có đạo phật, thiên chúa giáo... với nhiều lễ
hội đặc sắc mang tính văn hoá cao.
Với truyền thống văn hiến, truyền thống cách mạng, người dân Pác Nặm
cần cù sáng tạo, ý chí tự lực tự cường, biết khắc phục khó khăn, cộng đồng các
dân tộc luôn đoàn kết, gắn bó, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành quả
đạt được tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại cùng với đội ngũ cán bộ được đào
tạo từ các ngành khác nhau, từng bước đưa Pác Nặm trở thành một huyện phát
triển trong thời gian tới.
1.3. Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội
1.3.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
11


Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

Năm 2017, bằng các giải pháp đồng bộ thực hiện Nghị quyết của Ban chấp
hành Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về nhiệm vụ
năm 2017. Tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh đã có nhiều chuyển
biến tích cực như: Sản xuất nông nghiệp ổn định; chăn nuôi phát triển; dịch bệnh
được kiểm soát; công tác bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng

được tăng cường hiệu quả; các lĩnh vực văn hóa - an sinh xã hội tiếp tục được quan
tâm và duy trì phát triển; tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội được
đảm bảo và giữ vững.
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
* Trồng trọt
Trong năm 2017, cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành trong việc đẩy
mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân khai hoang phục hóa, mở rộng diện tích
trồng lúa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ, ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào canh tác, đưa những loại cây trồng có năng suất và chất lượng
vào sản xuất. Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng huyện năm sau tăng cao
hơn năm trước.
Theo số liệu báo cáo kết quả tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2017, tình hình sản xuất một số cây trồng
chính trên địa bàn huyện như sau:
- Cây lúa: Cả năm gieo cấy được 2.324,37/2.200ha, đạt 105% KH năm; sản
lượng đạt 10.636,6/10.256 tấn đạt 103,7% KH năm. Cụ thể:
+ Lúa xuân: Thực hiện gieo cấy được 887,83/800 ha đạt 110,9% kế hoạch,
năng suất đạt 52,85 tạ/ha, sản lượng đạt 110,90 ha 4.692,2/4.200 tấn, đạt 111% kế
hoạch.
+ Lúa mùa: Thực hiện gieo cấy ước 1.436,54/1 .400 ha, đạt 102% kế hoạch,
năng suất đạt 41,53 tạ/ha, sản lượng đạt 5.928,6/6.020 tấn đạt 98,4% KH.
+ Lúa nương diện tích gieo trồng 9/20ha đạt 45% KH, năng suất đạt 18,5
tạ/ha, sản lượng đạt 16,65/36 tấn đạt 46,25% KH).
- Cây ngô: Diện tích gieo trồng cả năm được 2.676,69/2.850 ha đạt 94%
KH năm, sản lượng cả năm đạt 9.715,06/10.815 tấn đạt 89,8% KH năm. Trong
đó: Cây ngô xuân gieo trồng được 2.128,41/2.350 ha, đạt 90,57% KH và bằng
89,86% so với cùng kỳ năm trước; năng suất đạt 37,04 tạ/ha, sản lượng đạt
7.884,06/9.165 tấn đạt 86% KH. Cây ngô vụ mùa gieo trồng được 548,28/500
ha đạt 109% KH, năng suất đạt 33,41 tạ/ha, sản lượng đạt 1.831/1.650 tấn đạt
111% KH.

- Cây đỗ tương: Diện tích gieo trồng cả năm được 215,35/210 ha đạt 102%
KH, sản lượng đạt 343,31/331 tấn đạt 103% KH.
12


Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

- Cây lạc: Diện tích thực hiện 26,78/35 ha đạt 76,5% KH, sản lượng đạt
35,1/45,5 tấn đạt 77% KH.
Ngoài cây lương thực, huyện cũng đã đầu tư phát triển và khai thác tốt diện
tích cây rau màu, cây ăn quả các loại... đem lại năng suất cao, thúc đẩy ngành
trồng trọt ngày càng phát triển.
* Chăn nuôi
Chăn nuôi gia súc là ngành sản xuất thế mạnh của huyện, việc phát triển
chăn nuôi đàn gia súc theo hướng hàng hóa một cách bền vững tạo việc làm, tăng
thu nhập cho người dân là hướng đi mà huyện Pác Nặm thực hiện trong nhiều
năm vừa qua. Ngành chăn nuôi nhìn chung tiếp tục được giữ vững và từng bước
tăng trưởng tốt. Đàn gia súc, gia cầm của huyện được chú trọng quan tâm chăm
sóc nên phát triển ổn định, tình hình dịch bệnh được kiểm soát và không xảy ra
dịch bệnh lớn trên địa bàn. Theo số liệu báo cáo kết quả tình hình thực hiện nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, tổng đàn gia súc kể cả số con duy trì phát
triển và kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ tính đến 03/11/2017:
17.988/22.460 con đạt 80% KH; tổng đàn đại gia súc hiện có là 16.611/17.460
con đạt 95% KH, trong đó đàn trâu 8.717/9.000 con đạt 99,1% KH, đàn bò
7.687/8.200 con đạt 82,8% KH, đàn ngựa 207/260 con đạt 79,6% KH; tổng đàn
dê 4.379/3.760 con đạt 116,4% KH; tổng đàn lợn hiện có: 30.575/31.910 con đạt
95,8% KH; tổng đàn gia cầm hiện có: 136.860/132.000 con đạt 103% KH.
Bảng 1.1: Số lượng gia súc qua một số năm
STT


Loại gia súc

ĐVT

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

1

Trâu

Con

8.269

8.767

8.870

2



Con

7.158


7.753

6.944

3

Lợn

Con

25.577

28.890

25.220

Tổng

Con

41.004

45.410

41.034

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2016 huyện Pác Nặm và tình hình thực hiện nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh năm 2017.

* Lâm nghiệp

Xác định phát triển kinh tế rừng sẽ là một trong những hướng phát triển
kinh tế chủ đạo của địa phương, do đó những năm qua huyện Pác Nặm đã triển
khai rất nhiều giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác trồng rừng.
- Công tác trồng rừng:
+ Trồng rừng mới: Tổng kế hoạch giao là 430 ha, thực hiện trồng rừng mới
được 531,12 ha/430 ha đạt 123,5% KH (trồng rừng sản xuất tập trung được
13


Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

373,31 ha/400 ha đạt 93,3% KH, trồng rừng phân tán được 157,81 ha/30 ha đạt
526% KH). Một số xã triển khai thực hiện vượt kế hoạch giao như: Bằng Thành,
Nghiên Loan, Nhạn Môn, Bộc Bố, Công Bằng; tuy nhiên còn một số xã thực hiện
chưa đảm bảo theo kế hoạch đã giao như: Giáo Hiệu, Xuân La; có xã thực hiện
dưới 50% kế hoạch giao như xã An Thắng (42,22%). Hiện nay đã tiến hành
nghiệm thu các hạng mục lâm sinh được 90%.
+ Trồng lại rừng sau khai thác trắng là 65,39 ha.
- Giao khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng tự nhiên: Tổng diện tích giao khoán
là 6.221,56 ha (diện tích bảo vệ rừng 4.493,62 ha; diện tích khoanh nuôi rừng
1.727,94 ha).
Đây là sẽ là tiền đề quan trọng để huyện thực hiện tốt công tác trồng rừng
trong những năm tới, từng bước đưa kinh tế rừng trở thành hướng phát triển kinh
tế xóa đói giảm nghèo chủ đạo của địa phương.
Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được cấp Ủy, chính quyền
huyện Pác Nặm quan tâm chỉ đạo thường xuyên; thực hiện nghiêm túc việc tăng
cường các biện pháp trong bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng và phát triển
rừng; tình trạng buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn huyện đã
được hạn chế.
b. Khu vực kinh tế công nghiệp, xây dựng cơ bản, thương mại - dịch vụ

* Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện chưa phát triển, hoạt động
sản xuất nhỏ lẻ, các hoạt động sản xuất chính là chế biến các sản phẩm từ gỗ
rừng trồng và khai thác vật liệu xây dựng như khai thác đá, sản xuất gạch xi
măng...Trên toàn huyện hiện nay có 05 hợp tác xã, trong đó có 01 hợp tác xã đã
ngừng hoạt động. Nguyên nhân do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, người dân chưa
mạnh dạn đầu tư hoặc gắn kết thành nhóm phát triển kinh tế Tổ hợp tác xã, hợp
tác xã. Nguồn kinh phí huyện điều hành và ngân sách tỉnh cấp cho huyện để hỗ
trợ phát triển kinh tế cho các hợp tác xã chưa có nên chưa khuyến khích được
hình thức kinh tế hợp tác xã phát triển.
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong năm 2017 đạt
6.905,76 triệu đồng, đạt tỷ lệ đạt tỷ lệ 100% so với cùng kỳ năm 2016 và bằng
86,36% KH năm 2017.
* Thương mại - dịch vụ
Các lĩnh vực thương mại, hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn
huyện diễn ra ổn định, giá cả các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực
phẩm, phân bón…được tiêu thụ mạnh, các mặt hàng như xăng, dầu, gas tăng
giảm theo diễn biến chung của thị trường cả nước, không xảy ra tình trạng đầu
cơ và tăng giá đột biến các loại hàng hóa. Các mặt hàng được bày bán phong
14


Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

phú đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trên địa
bàn huyện. Tuy nhiên do giao thông đi lại khó khăn, đồng thời các mặt hàng
chưa xây dựng được thương hiệu đã làm giảm cơ hội tiếp cận thị trường, đầu ra
nhiều mặt hàng nông lâm sản còn khó khăn.
Tình hình kiểm tra, kiểm soát thị trường được tiến hành thường xuyên,
không để xảy ra tình trạng vi phạm về sản xuất, buôn bán, vận chuyển hàng

cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại.
* Xây dựng cơ bản
Ngay từ đầu năm, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị
tập trung xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn 5 năm 2016-2020 và kế hoạch
năm 2017 đảm bảo theo đúng Luật Đầu tư công, bố trí kế hoạch vốn đầu tư
tuân thủ nguyên tắc ưu tiên vốn trả nợ khối lượng các công trình đã hoàn thành,
các công trình chuyển tiếp và đầu tư mới chủ yếu tập trung cho giáo dục, giao
thông. Thực hiện đăng ký cam kết tiến độ giải ngân các nguồn vốn được phân
bổ, đồng thời chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nguồn vốn năm 2017.
Các nguồn vốn được giao từ đầu năm cơ bản đã được các đơn vị triển khai và
giải ngân đảm bảo đúng kế hoạch, đến nay huyện Pác Nặm đã triển khai thực
hiện 03 nguồn vốn: Vốn sự nghiệp - Chương trình 135, Vốn sự nghiệp Chương
trình 30a, Chương trình MTQG xây dựng NTM năm 2017 với tổng số vốn
được giải ngân là 26.760 triệu đồng.
1.3.2. Dân số, lao động, việc làm và đời sống dân cư
Theo số liệu báo cáo năm 2016 dân số huyện Pác Nặm là 32.798 người;
Mật độ dân số bình quân 68,99 người/km2, phân bố không đồng đều trong 10 xã,
tập trung đông nhất ở các xã Nghiên Loan, xã Bộc Bố. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
là 1,12%.
Tổng số hộ nghèo trên địa bàn toàn huyện đến nay là 6.850 hộ (44,82%),
trong đó hộ nghèo là 3.070 hộ, số hộ cận nghèo là 954 hộ. Từ đầu năm UBND
huyện đã ban hành quyết định giao chỉ tiêu giảm nghèo năm 2017 cho các xã với
mục tiêu chung giảm tỷ lệ hộ nghèo 5%/xã , đến thời điểm hiện nay số hộ dự kiến
thoát nghèo được 129/341 hộ (đạt 37,39% kế hoạch).
Công tác dạy nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động: UBND
huyện chỉ đạo đơn vị, UBND các xã tổ chức khảo sát, thống kê nhu cầu dạy nghề
của lao động nông thôn. Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn,
năm 2017 thực hiện đào tạo 02/10 lớp với tổng học viên 64/307số học viên chiếm
tỷ lệ 20,85%. Giải quyết việc làm cho 643/538 lao động, đạt 119% kế hoạch tỉnh
giao và đạt 257% kế hoạch huyện giao (Trong đó số lao động đi làm việc tại các

công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh là 59187 lao động, xuất khẩu lao động
39/50 lao động đạt 78% kế hoạch).
1.4. Cảnh quan môi trường
15


Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

Với đặc thù là huyện miền núi, tại những khu vực núi cao có địa hình dốc,
chia cắt mạnh thường xảy ra quá trình rửa trôi, xói mòn, lũ quét, xạt lở đất, đặc
biệt là ở những nơi thiếu thảm thực vật, không được phủ kín (khu vực đất trống,
đồi núi trọc do tình trạng đốt, phá rừng làm nương rẫy).
Môi trường đất trên địa bàn huyện Pác Nặm nhìn chung chưa bị ô nhiễm
bởi các kim loại nặng. Hàm lượng các thông số hóa học (pH H2O, tổng N) đều có
hàm lượng nằm trong giới hạn cho phép (TCVN 7374-2004).
Các thông số trong môi trường nước mặt, nước ngầm trên địa bàn huyện
nhìn chung khá tốt, đa số các chỉ tiêu quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép
theo QCVN 08:2008/BTNMT; QCVN 09:2008/BTNMT.
Huyện Pác Nặm có tốc độ đô thị hóa chậm, các hoạt động công nghiệp
chưa phát triển mạnh nên nhìn chung môi trường không khí của huyện còn khá
tốt, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng không khí theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất lượng không khí xung quanh (QCVN 05:2013/BTNMT) như: Các thông
số bụi lơ lửng, bụi chì, khí SO2, NO, CO… đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép.
Thực trạng môi trường đã và đang được quan tâm, chú trọng. Công tác thu
gom rác thải sinh hoạt đã được thực hiện khá tốt. Một số xã trên địa bàn huyện đã
chủ động trong việc tuyên truyền người dân đóng góp ngày công xây dựng lò đốt
rác thải sinh hoạt, chủ trương kêu gọi xã hội hóa công tác thu gom rác thải đang
được khuyến khích thực hiện trong bối cảnh nguồn ngân sách còn hạn hẹp. Trong
tương lai để đáp ứng mục tiêu phát triển theo hướng bền vững cần quy hoạch bãi
chứa rác đảm bảo các yếu tố môi trường phù hợp với sự phát triển của trung tâm

huyện lỵ đang trong quá trình đô thị hóa.
Hiện nay huyện Pác Nặm có một số vấn đề môi trường cần quan tâm:
- Việc xả trực tiếp nước thải sinh hoạt của khu dân cư, chưa qua xử lý vào
nguồn nước mặt gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nước; tình trạng khan hiếm nước
sạch cho sinh hoạt và nước phục vụ sản xuất nhất là vào mùa khô.
- Điều kiện vệ sinh môi trường hàng ngày của nhân dân còn nhiều bất cập,
thiếu các công trình vệ sinh hợp vệ sinh, chăn thả gia súc, gia cầm tự do, các công
trình chuồng trại chưa được xây dựng, bố trí hợp lý… gây ảnh hưởng đến môi
trường và sức khỏe của người dân trong khu vực.
Từ các đặc điểm trên, trong giai đoạn tới cùng với quá trình khai thác các
nguồn lợi để phát triển kinh tế - xã hội cần có biện pháp hữu hiệu, kịp thời để
ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhất là khi quá
trình đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh. Có thể nói bảo vệ môi trường có vai trò
quyết định đối với sự phát triển kinh tế cũng như xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi
với bảo vệ môi trường, khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý, tạo điều kiện để
kinh tế - xã hội phát triển một cách bền vững.
16


Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xa
hội và môi trường
1.5.1. Thuận lợi
- Huyện Pác Nặm tiếp giáp với tỉnh Cao Bằng, tỉnh Tuyên Quang, huyện Ba
Bể, có tỉnh lộ 258B chạy qua, đây là lợi thế quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội của huyện cũng như tiếp cận và thu hút các nguồn lực từ bên
ngoài.
- Quỹ đất sản xuất nông nghiệp huyện Pác Nặm khá lớn chiếm 96,93% diện
tích tự nhiên, đất đai phì nhiêu, thuận lợi cho việc phát triển trồng rừng, cây công

nghiệp ngắn ngày, dài ngày tập trung hình thành vùng nguyên liệu, thúc đẩy cho
công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông lâm sản. Đất đai, khí hậu Pác
Nặm phù hợp với nhiều loại cây công nghiệp (kể cả dài ngày và ngắn ngày) như:
Hồi, mía, mận; cây lâm nghiệp quý như: Lim, lát...
- Quỹ đất chưa sử dụng còn nhiều, nguồn tài nguyên này trong thời gian tới
có thể sử dụng để mở rộng diện tích đất nông nghiệp cũng như xây dựng các cơ
sở hạ tầng, nhằm thúc đẩy kinh tế của huyện ngày càng đi lên.
- Huyện có lực lượng lao động dồi dào, cần cù chịu khó, có truyền thống và
trình độ thâm canh trong sản xuất nông nghiệp với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho
sự phát triển đa dạng về cây trồng vật nuôi cho năng suất, sản lượng cao .
- Các nguồn tài nguyên nhân văn phong phú, đây là một trong những lợi thế
phát triển thương mại, du lịch văn hóa gắn với phát triển bản sắc, văn hóa truyền
thống của các dân tộc.
- Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh nông thôn, công
tác quốc phòng, quân sự địa phương được củng cố và giữ vững ổn định.
1.5.2. Những hạn chế và thách thức
Bên cạnh lợi thế và cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội, huyện Pác Nặm
cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như:
- Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, mưa lũ kéo dài gây thiệt hại lớn đến
sản xuất; giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích còn thấp, chưa đạt
yêu cầu, chưa có giải pháp hữu hiệu để khắc phục những khó khăn trong sản xuất
trên địa bàn.
- Kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông chưa đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội của huyện, hầu hết các tuyến đường huyện còn hạn chế về
quy mô và chất lượng. Tình trạng xây dựng không đúng với quy định quản lý xây
dựng còn diễn ra khá nhiều.
17


Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn


- Công tác thu hút đầu tư khó khăn, chưa thu hút được doanh nghiệp đầu tư
vào huyện, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; các ngành nghề sản xuất,
chế biến, kinh doanh vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ. Số lượng doanh nghiệp trên địa
bàn ít, quy mô nhỏ năng lực tài chính hạn chế.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, số thu ngân sách còn nhỏ; hạ tầng kinh
tế, xã hội vẫn còn yếu kém, thiếu đồng bộ; đời sống của nhân dân còn khó khăn.
- Cơ sở vật chất và hệ thống thiết chế văn hóa còn thiếu, tình trạng học sinh
bỏ học vẫn còn xảy ra, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tuy có giảm nhưng vẫn còn ở
mức khá cao, tình trạng sinh con thứ 3 vẫn còn tiếp diễn.
- Tiềm năng đất đai, nguồn lao động chưa được phát huy sử dụng triệt để,
đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
- Dân cư phân bố không đều, sống rải rác trên các sườn núi, phương thức
sản xuất mang tính tự cung tự cấp.
Trước những thuận lợi, khó khăn thách thức và yêu cầu của thời kỳ mới,
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện là: tập trung mọi nguồn lực, tranh
thủ sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh,... đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, ổn
định và cải thiện đời sống nhân dân, chủ động khai thác các tiềm năng, lợi thế,
đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

PHẦN II
KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2017
2.1. Hiện trạng sử dụng đất đai năm 2017
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2016, tổng diện tích tự nhiên của huyện
Pác Nặm là 47.539,13 ha, trong đó:
Bảng 2.1: Diện tích, cơ cấu các loại đất theo kết quả thống kê đất đai
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp diện tích đất thu hồi, giao đất và cho phép
TT
I


1
2

Hạng mục công trình, dự án

Diện
tích

Loại đất
LUA HNK CLN RSX ONT TSC DHT SON

Công trình, dự án đã có quyết định thu hồi đất và giao đất
Xây dựng trường Tiểu học
Bằng Thành II, xã Bằng
Thành, huyện Pác Nặm (hạng
0,46
0,29
mục san nền + Đường vào +
Tường rào)
Nhà trực vận hành Điện lực
0,04
0,02

18

0,17
0,02

CSD



Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

II
1
2
3
4
5
III
1

Pác Nặm - Đội quản lý tổng
hợp Cao Tân
Công trình, dự án đã có quyết định thu hồi đất nhưng chưa có quyết định giao đất
Trường Mầm non xã Giáo
0,13
0,04
0,09
Hiệu
Trường TH và THCS xã Giáo
0,17
0,1
0,01
0,06
Hiệu
Đường liên thôn Nà Diểm 0,54
0,03 0,11
0,4
Khuổi Bẻ, xã Bộc Bố

Đường Nà Mu - Khuổi Làng,
3,45 0,01
1,97 0,66 0,75
0,06
xã An Thắng
Đường Khuổi Hên - Khau
3,98 0,08
1,89 0,15 1,79
Tạu, xã Nghiên Loan
Chuyển mục đích hộ gia đình, cá nhân
Chuyển mục đích sang đất
trồng cây hàng năm khác xã
0,03 0,03
Bộc Bố
Tổng

8,80

0,22

4,25

0,92

3,20

0,02

0,06


0,06

0,04

0,03

0,04

0,03

Hầu hết các công trình đã thực hiện thu hồi đất và triển khai thi công, đảm
bảo tiến độ kế hoạch và nhu cầu của địa phương nhưng chưa được UBND tỉnh
giao đất. Tuy nhiên, để phù hợp với tình hình thực tế thì các công trình này cần
cập nhật vào hiện trạng sử dụng đất năm 2017. Căn cứ số liệu thống kê đất đai
năm 2016, kết quả thu hồi, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất trong năm
2017, hiện trạng sử dụng đất của huyện Pác Nặm được xác định như sau:
Bảng 2.3: Hiện trạng sử dụng đất năm 2017
STT

Chỉ tiêu sử dụng đất

(1)

(2)

Mã

Tổng diện tích
(ha)


Cơ cấu
(%)

(3)

(4)

(5)

47.539,13

100,00

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN
1

Đất nông nghiệp

NNP

46.081,66

96,93

Đất trồng lúa

LUA

1.882,69


3,96

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước

LUC

1.043,15

2,19

1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

3.423,18

7,20

1.3

Đất trồng cây lâu năm

CLN

446,31

0,94


1.4

Đất rừng phòng hộ

RPH

9.047,43

19,03

1.6

Đất rừng sản xuất

RSX

31.003,94

65,22

1.7

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

30,89

0,06


1.9

Đất nông nghiệp khác

NKH

247,22

0,52

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

1.132,10

2,38

2.1

Đất quốc phòng

CQP

7,29

0,02


2.2

Đất an ninh

CAN

0,73

0,00

1.1

19


Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn
STT

Chỉ tiêu sử dụng đất

Mã

Tổng diện tích
(ha)

Cơ cấu
(%)

2.6


Đất thương mại, dịch vụ

TMD

0,63

0,00

2.7

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

SKC

0,10

0,00

2.9

Đất phát triển hạ tầng cấp huyện, cấp xã

DHT

530,96

1,12

2.12


Đất bãi thải, xử lý chất thải

DRA

3,76

0,01

2.13

Đất ở tại nông thôn

ONT

233,76

0,49

2.15

TSC

6,38

0,01

NTD

5,58


0,01

2.20

Đất xây dựng trụ sở cơ quan
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà
hỏa táng
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm

SKX

0,59

0,00

2.21

Đất sinh hoạt cộng đồng

DSH

1,85

0,00

2.24

Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối

SON


340,47

0,72

Đất chưa sử dụng

CSD

325,37

0,69

2.19

3

2.1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Năm 2017, huyện Pác Nặm có 46.081,66 ha đất nông nghiệp, chiếm
96,93% diện tích tự nhiên, phân bố nhiều ở các xã Bằng Thành 8.354,34 ha; xã
Nghiên Loan 5.571,28 ha; xã Công Bằng 5.194,63 ha; xã Bộc Bố 5.125,26 ha…
2.1.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
Năm 2017, huyện Pác Nặm có 1.132,10 ha đất phi nông nghiệp, chiếm
2,38% diện tích tự nhiên, phân bố nhiều ở các xã Bộc Bố 192,84 ha; xã Bằng
Thành 199,07 ha, xã Cổ Linh 136,12 ha...
2.1.3. Hiện trạng sử dụng đất chưa sử dụng
Năm 2017, trên địa bàn huyện Pác Nặm còn 325,37 ha đất chưa sử dụng,
chiếm 0,69% diện tích tự nhiên, phân bố nhiều ở các xã Bằng Thành 56,34 ha; xã
Xuân La 53,61 ha; xã An Thắng 52,18 ha…
(Hiện trạng sử dụng đất các xã chi tiết tại biểu 01/CH).

2.2. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017
2.2.1. Kết quả thực hiện các công trình, dự án năm 2017
Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 huyện Pác Nặm được phê duyệt tại Quyết
định số 2177/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bắc Kạn, theo đó đã được phê duyệt 90 danh mục công trình và các khu vực
chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn 10 xã của huyện, trong đó:
* Có 05 công trình, dự án đã có quyết định thu hồi đất:
1) Trường mầm non xã Giáo Hiệu;
20


Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

2) Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Giáo Hiệu;
3) Đường liên thôn Nà Diểm – Khuổi Bẻ, xã Bộc Bố;
4) Đường Nà Mu – Khuổi Làng, xã An Thắng;
5) Đường Khuổi Hên – Khau Tạu, xã Nghiên Loan.
* Có 02 công trình, dự án đã có quyết định giao đất:
1) Xây dựng trường Tiểu học Bằng Thành II, xã Bằng Thành, huyện Pác
Nặm (hạng mục san nền + Đường vào + Tường rào);
2) Nhà trực vận hành Điện lực Pác Nặm - Đội quản lý tổng hợp Cao Tân.
* Còn 83 công trình chưa thực hiện được theo đúng kế hoạch. Nguyên nhân
chủ yếu là do vốn để thực hiện các công trình trên trong năm kế hoạch còn gặp
khó khăn nhất là vốn xây dựng cơ sở hạ tầng.
* Chuyển mục đích sử đụng đất trong năm 2017 dự kiến thực hiện tại các
khu vực thuộc 10 xã của huyện với diện tích 6,35 ha (chuyển từ các mục đích đất
nông nghiệp sang đất ở tại nông thôn 4,99 ha; chuyển mục đích trong nội bộ đất
nông nghiệp 1,36 ha). Kết quả thực hiện trong năm 2017 là 0,03 ha do chuyển
mục đích từ trồng lúa sang đất trồng cây hàng năm khác tại xã Bộc Bố.
* Qua điều tra và chọn lọc một số công trình, dự án chưa thực hiện xong

trong kế hoạch sử dụng đất năm 2016 và năm 2017 sẽ chuyển tiếp thực hiện
trong kế hoạch sử dụng đất năm 2018.
2.2.2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất năm 2017
Căn cứ số liệu thống kê đất đai năm 2016 và kết quả thu hồi, giao đất,
chuyển mục đích sử dụng đất trong năm 2017 của huyện so với các chỉ tiêu kế
hoạch sử dụng đất năm 2017 đã được phê duyệt, kết quả thực hiện kế hoạch sử
dụng đất năm 2017 huyện Pác Nặm cụ thể như sau:
Bảng 2.4: So sánh kế hoạch sử dụng đất với kết quả thực hiện năm 2017
Kết quả thực hiện

STT

(1)

(Thống kê đất đai năm 2016+QĐ thu
hồi đất, giao đất, chuyển mục đích SDĐ
năm 2017)

Chỉ tiêu sử dụng đất

Mã

Diện tích kế
hoạch được
duyệt năm
2017 (ha)

(2)

(3)


(4)

(5)

(6)=(5)-(4)

(7)=(5)/(4)
*100

47.539,13

47.539,13

0,00

100,00

Tổng diện tích đất tự nhiên

21

Diện tích
thực hiện
năm 2017
(ha)

So sánh
Tăng
(+),

Tỷ lệ
giảm (-)
(%)
(ha)


Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn
Kết quả thực hiện
(Thống kê đất đai năm 2016+QĐ thu
hồi đất, giao đất, chuyển mục đích SDĐ
năm 2017)

Mã

Diện tích kế
hoạch được
duyệt năm
2017 (ha)

Đất nông nghiệp

NNP

46.015,33

46.081,66

Đất trồng lúa

LUA


1.877,19

1.882,69

5,50

99,71

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước

LUC

1.039,94

1.043,15

3,21

99,69

1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

3.395,12

3.423,18


28,06

99,18

1.3

Đất trồng cây lâu năm

CLN

440,53

446,31

5,78

98,70

1.4

Đất rừng phòng hộ

RPH

9.047,32

9.047,43

0,11


100,00

1.5

Đất rừng sản xuất

RSX

30.977,99

31.003,94

25,95

99,92

1.6

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

29,85

30,89

1,04

96,63


1.7

Đất nông nghiệp khác

NKH

247,33

247,22

-0,11

99,96

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

1.198,54

1.132,10

-66,44

94,46

2.1


Đất quốc phòng

CQP

15,29

7,29

-8,00

47,68

2.2

Đất an ninh

CAN

0,73

0,73

0,00

100,00

2.3

Đất thương mại, dịch vụ


TMD

0,63

0,63

0,00

100,00

2.4

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

SKC

0,90

0,10

-0,80

11,11

2.5

Đất phát triển hạ tầng cấp huyện,
cấp xã


DHT

578,02

530,96

-47,06

91,86

2.6

Đất bãi thải, xử lý chất thải

DRA

3,77

3,76

-0,01

99,73

2.7

Đất ở tại nông thôn

ONT


238,46

233,76

-4,70

98,03

2.8

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

TSC

6,64

6,38

-0,26

96,08

2.9

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà
tang lễ, nhà hỏa táng

NTD

5,58


5,58

0,00

100,00

2.10

Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm
đồ gốm

SKX

0,60

0,59

-0,01

98,33

2.11

Đất sinh hoạt cộng đồng

DSH

2,15


1,85

-0,30

86,05

2.12

Đất khu vui chơi, giải trí công cộng

DKV

5,50

2.13

Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối

SON

340,27

340,47

0,20

99,94

STT


1
1.1
0

Chỉ tiêu sử dụng đất

22

Diện tích
thực hiện
năm 2017
(ha)

So sánh
Tăng
(+),
Tỷ lệ
giảm (-)
(%)
(ha)
66,33
99,86


Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn
Kết quả thực hiện

STT

3


Chỉ tiêu sử dụng đất

Đất chưa sử dụng

Mã

Diện tích kế
hoạch được
duyệt năm
2017 (ha)

CSD

325,26

(Thống kê đất đai năm 2016+QĐ thu
hồi đất, giao đất, chuyển mục đích SDĐ
năm 2017)

Diện tích
thực hiện
năm 2017
(ha)
325,37

So sánh
Tăng
(+),
Tỷ lệ

giảm (-)
(%)
(ha)
0,11

99,97

a. Đất nông nghiệp
Theo kế hoạch sử dụng đất năm 2017 được duyệt, diện tích đất nông nghiệp
là 46.015,33 ha, năm 2017 thực hiện được là 46.081,66 ha, diện tích chênh lệch so
với chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 66,33 ha. Nguyên nhân chỉ tiêu sử dụng đất nông
nghiệp chưa thực hiện đúng theo kế hoạch là do:
Theo kế hoạch 2017 diện tích đất nông nghiệp dự kiến chuyển sang đất phi
nông nghiệp là 74,70 ha, tuy nhiên trong năm 2017 mới chỉ thực hiện được 8,56
ha do chuyển mục đích sang sử dụng cho việc xây dựng một số công trình giao
thông, giáo dục đào tạo, năng lượng. Cụ thể các loại đất như sau:
- Đất trồng lúa theo phương án kế hoạch được duyệt là 1.877,19 ha, năm 2017
thực hiện là 1.882,69 ha. Diện tích chênh lệch so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra là
5,50 ha. Nguyên nhân chỉ tiêu đất trồng lúa chưa thực hiện đúng theo kế hoạch là do:
Theo kế hoạch 2017 diện tích đất trồng lúa chuyển sang các mục đích khác
là 5,72. Tuy nhiên trong năm 2017 diện tích đất trồng lúa chỉ thực hiện được 0,22
ha do chuyển mục đích sang đất trồng cây hàng năm khác ha và chuyển sang đất
phát triển hạ tầng cấp huyện, cấp xã 0,19 ha để thực hiện các công trình như:
Trường TH và THCS xã Giáo Hiệu 0,10 ha; Đường Nà Mu – Khuổi Làng, xã An
Thắng 0,01 ha; Đường Khuổi Hên - Khau Tạu, xã Nghiên Loan 0,08 ha. Một số
công trình khác dự kiến thu hồi đất trồng lúa nhưng chưa thực hiện như: Đường
liên Khuổi Lính – Khuổi Khí, xã Bằng Thành; Đường Khuổi Ún - Lủng Vài, xã
Nghiên Loan…
- Đất trồng cây hàng năm khác theo phương án kế hoạch được duyệt là
3.395,12 ha, năm 2017 thực hiện là 3.423,18 ha. Diện tích chênh lệch so với chỉ

tiêu kế hoạch đề ra là 28,06 ha. Nguyên nhân chỉ tiêu đất trồng cây hàng năm
khác chưa thực hiện được theo kế hoạch là do:
Theo kế hoạch 2017 diện tích đất trồng cây hàng năm khác giảm 33,31 ha
để chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp. Tuy nhiên trong năm 2017 chỉ
thực hiện giảm được 4,25 ha để thực hiện các công trình: Trường mầm non xã
Giáo Hiệu 0,04 ha; Trường TH và THCS xã Giáo Hiệu 0,01 ha; Đường liên thôn
Nà Diểm - Khuổi Bẻ, xã Bộc Bố 0,03 ha; Đường Nà Mu - Khuổi Làng, xã An
23


Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

Thắng 1,97 ha; Đường Khuổi Hên - Khau Tạu, xã Nghiên Loan 1,89 ha; Xây
dựng trường Tiểu học Bằng Thành II, xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm (hạng mục
san nền + Đường vào + Tường rào) 0,29 ha; Nhà trực vận hành Điện lực Pác Nặm
- Đội quản lý tổng hợp Cao Tân 0,02 ha. Một số công trình khác dự kiến thu hồi
đất trồng cây hàng năm khác nhưng chưa thực hiện như: Đường liên thôn Cao
Tân - Nà Lài, xã Cao Tân; Đường liên thôn Lủng Phặc - Lủng Vài, xã Công Bằng;
Đầu tư hạ tầng khu dân cư đồng bào Mông tỉnh Bắc Kạn…
Ngoài ra theo kế hoạch 2017 dự kiến đất trồng cây hàng năm khác tăng
1,07 ha do chuyển mục đích từ đất trồng lúa sang. Tuy nhiên mới chỉ thực hiện
tăng được 0,03 ha tại xã Bộc Bố.
- Đất trồng cây lâu năm theo phương án kế hoạch được duyệt là 440,53 ha,
năm 2017 thực hiện là 446,31 ha. Diện tích chênh lệch so với chỉ tiêu kế hoạch đề
ra là 5,78 ha. Nguyên nhân chỉ tiêu đất trồng cây lâu năm chưa thực hiện đúng
theo kế hoạch là do:
Theo kế hoạch 2017 diện tích đất trồng cây lâu năm giảm 6,83 ha để
chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp, tuy nhiên trong năm 2017 chỉ thực
hiện giảm được 0,92 ha để thực hiện các công trình: Đường liên thôn Nà Diểm Khuổi Bẻ 0,11 ha; Nà Mu - Khuổi Làng, xã An Thắng 0,66 ha; Đường Khuổi Hên
- Khau Tạu, xã Nghiên Loan 0,15 ha. Một số công trình khác dự kiến thu hồi đất

trồng cây lâu năm nhưng chưa thực hiện như: Công trình quân sự mật danh S3;
Đường liên thôn Nà Slia - Mạ Khao, xã Cao Tân; Đường liên thôn Khuổi Lính Khuổi Khí, xã Bằng Thành; Đường Khuổi Ún - Lủng Vài, xã Nghiên Loan...
Đồng thời trong năm kế hoạch năm 2017 dự kiến đất trồng cây lâu năm
tăng 0,13 ha do chuyển từ đất trồng lúa sang, tuy nhiên đến nay chưa thực hiện
được theo kế hoạch.
- Đất rừng phòng hộ theo phương án kế hoạch được duyệt là 9.047,32 ha,
năm 2017 thực hiện là 9.047,43 ha. Diện tích chênh lệch so với chỉ tiêu kế hoạch
đề ra là 0,11 ha. Nguyên nhân chỉ tiêu đất rừng phòng hộ chưa thực hiện đúng
theo kế hoạch là do: Trong năm kế hoạch dự kiến thực hiện chuyển 0,11 ha đất
rừng phòng hộ sang đất xây dựng trụ sở cơ quan để thực hiện công trình Trụ sở
Chi cục thống kê huyện Pác Nặm, tuy nhiên kết quả trong năm 2017 chưa thực
hiện được.
- Đất rừng sản xuất theo phương án kế hoạch được duyệt là 30.977,99 ha,
năm 2017 thực hiện là 31.003,94 ha. Diện tích chênh lệch so với chỉ tiêu kế hoạch
đề ra là 25,95 ha. Nguyên nhân chỉ tiêu đất rừng sản xuất chưa thực hiện đúng
theo kế hoạch là do:
Theo kế hoạch 2017 diện tích đất rừng sản xuất giảm 28,96 ha để chuyển
24


Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

sang các mục đích phi nông nghiệp. Năm 2017 diện tích đất rừng sản xuất chỉ
giảm được 3,20 ha để thực hiện các công trình như: Trường mầm non xã Giáo
Hiệu 0,09 ha; Đường liên thôn Nà Diểm – Khuổi Bẻ 0,4 ha; Đường Nà Mu –
Khuổi Làng, xã An Thắng 0,75 ha; Đường Khuổi Hên - Khau Tạu, xã Nghiên
Loan 1,79 ha; Xây dựng trường Tiểu học Bằng Thành II, xã Bằng Thành, huyện
Pác Nặm (hạng mục san nền + Đường vào + Tường rào) 0,17 ha. Một số công
trình khác dự kiến thu hồi đất rừng sản xuất nhưng chưa thực hiện như: Công
trình quân sự mật danh S4; Đường liên thôn Lủng Phặc - Lủng Vài, xã Công

Bằng; Đường liên thôn Cao Tân - Nà Lài, xã Cao Tân; Đường liên thôn Khuổi
Lính - Khuổi Khí, xã Bằng Thành...
- Đất nuôi trồng thủy sản theo phương án kế hoạch được phê duyệt là 29,85
ha, năm 2017 thực hiện là 30,89 ha. Diện tích chênh lệch so với chỉ tiêu kế hoạch
đề ra là 1,04 ha. Nguyên nhân chỉ tiêu đất nuôi trồng thủy sản chưa thực hiện
đúng theo kế hoạch là do: Theo kế hoạch 2017 diện tích đất nuôi trồng thủy sản
tăng 0,05 ha do chuyển từ đất trồng lúa sang, đồng thời giảm 1,13 ha do chuyển
sang đất phát triển hạ tầng cấp huyện, cấp xã và sang đất ở nông thôn 0,05 ha. Tuy
nhiên kết quả trong năm 2017 chưa thực hiện được. Một số công trình dự kiến thu
hồi đất nuôi trồng thủy sản nhưng chưa thực hiện như: Đường 258B - Nà Man Nà Lài - Nà Ỏm, xã Giáo Hiệu; Nâng cấp đường 258B đến nhà ông Tuấn thôn Nà
Muồng, xã Giáo Hiệu; Đường Nhựa - Nhà Ông Thành (đoạn 1+2) thôn Khâu
Phảng, xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm...
- Đất nông nghiệp khác theo phương án kế hoạch được duyệt là 247,33 ha,
năm 2017 thực hiện được là 247,22 ha. Diện tích chưa đạt so với chỉ tiêu kế hoạch
đề ra là 0,11 ha. Nguyên nhân chỉ tiêu đất nông nghiệp khác chưa thực hiện được
theo kế hoạch là do trong năm kế hoạch dự kiến đất nông nghiệp khác tăng 0,11
ha do chuyển sang từ đất trồng lúa, tuy nhiên kết quả trong năm 2017 chưa thực
hiện được.
b. Đất phi nông nghiệp
Theo phương án kế hoạch được phê duyệt là 1.198,54 ha, năm 2017 thực hiện
được 1.132,10 ha, diện tích chưa đạt so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 66,44 ha.
Nguyên nhân là do: Theo kế hoạch 2017 dự kiến diện tích đất phi nông nghiệp
tăng 74,84 ha do chuyển sang từ đất nông nghiệp (74,70 ha) và đất chưa sử dụng
(0,14 ha), tuy nhiên trong năm 2017 mới chỉ thực hiện được 8,56 ha do chuyển
sang từ đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng 0,03 ha. Cụ thể các loại đất như sau:
- Đất quốc phòng theo kế hoạch được duyệt là 15,29 ha, năm 2017 thực
hiện được 7,29 ha. Diện tích chưa đạt so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 8,00 ha.
Nguyên nhân là do theo kế hoạch năm 2017 dự kiến đất quốc phòng tăng 8,00 ha
25



×