“Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn - Lớp 6 (có đáp án chi tiết)”
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ SỐ: 01
ĐỀ BÀI
Câu 1: (2.0 điểm)
Phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong đoạn văn sau:
Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền. Biển như
người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp. Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi
đùa, khi khóc, ...
(Khánh Chi, Biển)
Câu 2: (6.0 điểm)
Trong truyện “Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê, thầy Ha-men có nói: “...khi
một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác
gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...”.
Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói trên? Hãy trình bày thành một đoạn văn
ngắn.
Câu 3: (12.0 điểm):
Từ ngày Sơn Tinh trở thành con rể của vua Hùng, nhân dân hết sức phấn khởi vì họ đã
có một vị thần tài giỏi giúp họ có thể chiến thắng được Thần Nước. Hàng ngàn năm trôi qua,
niềm tin ấy vẫn vững vàng. Nhưng thời gian gần đây, vị Thần Nước hung dữ lại có phần thắng
thế, gây ra biết bao nhiêu tai họa cho con người. Họ cầu cứu Thần Núi. Sơn Tinh đã hiện lên,
chỉ rõ cho con người nguyên nhân của nạn lũ lụt và giúp họ chuẩn bị tinh thần chống lại Thủy
Tinh.
Từ truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” (Ngữ văn 6, Tập1) mà em đã học, hãy hình
dung và kể lại câu chuyện trên theo trí tưởng tượng của em.
------------------ Hết -----------------Họ tên thí sinh :…………………… Số báo danh : ……………………
Giám thị số 1 :………………………
Giám thị số 2: ……………………….
(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
1
“Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn - Lớp 6 (có đáp án chi tiết)”
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
ĐỀ SỐ: 01
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
I. Yêu cầu chung
Giám khảo cần:
- Nắm bắt kĩ nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá được một cách tổng quát và
chính xác, tránh đếm ý cho điểm.
- Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc
và sáng tạo...
- Chấm theo thang điểm 20 (câu 1: 2.0 điểm; câu 2: 6,0 điểm, Câu 3: 12,0 điểm)
II. Yêu cầu cụ thể
Câu
Câu 1
Câu 2
Yêu cầu cần đạt
Điểm
Xác định và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong
2,0
đoạn văn sau:
Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và
dịu hiền. Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp.
Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.
Đoạn văn miêu tả những trạng thái khác nhau của biển theo từng thời tiết,
0,5
thời gian. Tác giả đã sử dụng thành công phép so sánh và nhân hoá:
- So sánh: Biển như người khổng lồ; biển như trẻ con: khi to lớn, biển hung
dữ như người khổng lồ; khi nhỏ bé, biển hiền lành, dễ thương, đáng yêu
0,5
như trẻ con.
- Nhân hoá: lúc vui, biển hát; lúc buồn, biển lặng; lúc suy nghĩ, biển mơ
0,5
mộng, dịu hiền; khi to lớn, biển nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp; khi nhỏ
bé, biển nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc nhằm diễn tả biển như những
con người cụ thể với những tâm trạng khác nhau.
- Nhờ các biện pháp tu từ trên, tác giả đã tạo nên những bức tranh đa dạng,
0,5
phong phú về biển theo từng thời tiết, thời gian.Đoạn thơ cho thấy sự quan
sát tinh tế, khả năng sử dụng ngôn ngữ tài tình của tác giả trong việc miêu
tả cảnh thiên nhiên.
Trong truyện “Buổi học cuối cùng”, thầy Ha-men có nói: “... khi
6,0
một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói
của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...”.
Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy? Hãy trình bày
thành một bài văn ngắn.
1. Về kỹ năng:
1. 1 Tạo lập một văn bản hoàn chỉnh.
1,0
1.2 Diễn đạt mạch lạc, trình bày khoa học, chữ viết đẹp đúng chuẩn.
2. Về nội dung:
5,0
- Trình bày cách hiểu về câu nói: Câu nói của thầy Ha-men đã nêu bật giá
trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu
tranh giành độc lập, tự do. Tiếng nói của mỗi dân tộc được hình thành và
vun đắp bằng sự sáng tạo của biết bao thế hệ qua hàng ngàn năm, đó là thứ
2,5
tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy, khi bị kẻ xâm lược đồng
hóa về ngôn ngữ, tiếng nói của dân tộc bị mai một thì dân tộc ấy khó mà có
2
“Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn - Lớp 6 (có đáp án chi tiết)”
Câu 3
thể giành lại được độc lập, thậm chí rơi vào nguy cơ diệt vong.
Ví dụ:
+ Trong lịch sử đấu tranh của dân tộc ta, hơn 1000 năm Bắc thuộc, bọn phong
kiến phương Bắc không thể đồng hóa được nhân dân ta, tuy chúng ta có tiếp
thu tiếng Hán, nhưng tiếng Việt vẫn không mất đi
+ Dưới thời Pháp thuộc, các nhà trường chủ trương dạy bằng tiếng Pháp...
Tiếng Việt của chúng ta không những không mất đi mà ngày nay, tiếng
Việt của chúng ta vẫn được giữ gìn và phát triển.
- Suy nghĩ của bản thân về câu nói: Mỗi chúng ta phải biết yêu quý, giữ
gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất
nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân
tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.
Từ ngày Sơn Tinh trở thành rể của vua Hùng, nhân dân hết sức
phấn khởi vì họ đã có một vị thần tài giỏi giúp họ có thể chiến thắng
Thần Nước. Hàng ngàn năm trôi qua, niềm tin ấy vẫn vững vàng .
Nhưng thời gian gần đây, vị Thần Nước hung dữ lại có phần thắng thế,
gây ra biết bao nhiêu tai họa cho con người . Họ cầu cứu Thần Núi. Sơn
Tinh đã hiện lên, chỉ rõ cho con người nguyên nhân của nạn lũ lụt và
giúp họ chuẩn bị tinh thần chống lại Thủy Tinh.
Hãy hình dung và kể lại câu chuyện ấy.
1. Về kĩ năng:
1.1 Nắm vững phương pháp làm kiểu bài: Kể chuyện tưởng tượng. Biết
cách sử dụng ngôi kể phù hợp. Cần kết hợp kể chuyện với miêu tả và bộc
lộ cảm xúc.)
1.2 Bài viết có bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
1.3 . Chữ viết đẹp, trình bày cẩn thận, sáng sủa, có chất văn, diễn đạt trôi
chảy, liền mạch...
2. Về nội dung.
Yêu cầu chung:
- Khi kể chuyện, cần phải tạo dựng được câu chuyện có hoàn cảnh, có nhân
vật, sự việc và diễn biến câu chuyện ... cần chú ý dù lời dẫn dắt của đề có
nhắc tới Sơn Tinh, Thủy Tinh, vua Hùng nhưng nội dung cốt truyện lại
không phụ thuộc vào truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. Câu chuyện mà đề ra
yêu cầu kể đòi hỏi phải thực sự sáng tạo và là sản phẩm của trí tưởng
tượng. Học sinh có thể làm theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo những nội
dung sau:
* Mở bài:
Giới thiệu câu chuyện
- Giới thiệu hoàn cảnh, thời gian, không gian nơi xảy ra câu chuyện...
- Giới thiệu nhân vật trong câu chuyện: Con người, Sơn Tinh, Thủy Tinh
* Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện
Nội dung câu chuyện đề cập đến việc vị Thần Núi Sơn Tinh hiện lên
giúp cho con người chống lại Thủy Tinh. Trong quá trình xây dựng hình
tượng nhân vật, có thể vận dụng nhưng đặc điểm tính cách, tài năng của hai
nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh như trong truyền thuyết cũ. Tuy nhiên bên
cạnh đó cần có cái nhìn hiện đại đối với các nhân vật. Để câu chuyện hấp
dẫn và có tính giáo dục cao thì phải tạo nên được những tình huống cụ thể,
phải sử dụng văn miêu tả ( hình ảnh hai vị thần, tả sự thắng thế của Thần
Nước, tả cảnh con người được tiếp sức chống lại lũ lụt...)
3
0,5
0,5
1,5
12,0
2,0
10,0
1,5
7,0
“Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn - Lớp 6 (có đáp án chi tiết)”
Lưu ý: Nguyên nhân của nạn lũ lụt mà Sơn Tinh đề cập tới trong câu
chuyện chính là do ý thức bảo vệ của con người chưa tốt, nạn phá rừng
đầu nguồn, không chăm lo việc đê điều...
* Kết bài: Kết thúc câu chuyện
- Suy nghĩ của bản thân về những điều Sơn Tinh đã nói.
- Kêu gọi mọi người có ý thức bảo vệ môi trường, tích cực trồng và bảo vệ
rừng đầu nguồn,....
1,5
Lưu ý: Trong quá trình chấm, GV đặc biệt lưu ý đến những bài văn có cách bố cục và diễn
đạt sáng tạo, cảm xúc chân thành thể hiện phong cách cá nhân độc đáo của HS, bài viết có chất
văn. Với những bài này, GV cần cân nhắc và cho điểm hợp lí.
-----------------------------Hết-------------------------
4
“Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn - Lớp 6 (có đáp án chi tiết)”
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ SỐ: 02
ĐỀ BÀI
Câu 1. (2.0 điểm)
Xác định và nêu giá trị của phép tu từ được tác giả sử dụng trong những câu thơ sau:
“ Đây con sông như dòng sữa mẹ,
Nước về xanh ruộng lúa vườn cây.
Và ăm ắp như lòng người mẹ,
Chở tình thương trang trải đêm ngày”.
( Trích Vàm Cỏ Đông - Hoài Vũ)
Câu 2. (6.0 điểm)
Viết đoạn văn ngắn diễn tả lại tâm trạng Dế Mèn - nhân vật trong tác phẩm
Dế Mèn Phiêu lưu ký của Tô Hoài - khi đứng trước nấm mộ của người bạn xấu số Dế Choắt.
(Viết theo lời của Dế Mèn).
Câu 3. (12.0 điểm)
Vào một buổi trưa hè, có một con trâu đang nằm nghỉ ngơi dưới mái nhà của một khóm
tre và con trâu đó cùng khóm tre đã nói chuyện với nhau về cuộc sống của họ luôn gắn bó với
con người và đất nước Việt Nam.
Em hãy tưởng tượng mình là một khóm tre và kể lại câu chuyện đó.
---------------------- Hết ---------------------Chú ý: Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:………………...............…..…..; Số báo danh:........................
5
“Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn - Lớp 6 (có đáp án chi tiết)”
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
ĐỀ SỐ: 02
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
I. Yêu cầu chung
Giám khảo cần:
- Nắm bắt kĩ nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá được một cách tổng quát và
chính xác, tránh đếm ý cho điểm.
- Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc
biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo...
- Điểm lẻ tính đến 0,25. Chấm theo thang điểm 20.
II. Yêu cầu cụ thể
Câu 1. (2,0 điểm) *Chỉ ra các biện pháp tu từ: So sánh. (0,5 điểm)
+ Con sông như dòng sữa mẹ,
+ Nước ăm ắp như lòng người mẹ.
* Phân tích giá trị: (1,5 điểm)
Các biện pháp tu từ được sử dụng phù hợp giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp đáng
quý của dòng sông quê hương.
+ Dòng sông quê hương đưa nước về làm cho những ruộng lúa, vườn cây xanh tươi, đầy sức
sống. Vì vậy, nó được ví như dòng sữa mẹ nuôi các con khôn lớn.
+ Nước sông ăm ắp đầy như tấm lòng người mẹ tràn đầy tình yêu thương, luôn sẵn sàng
chia sẻ (trang trải đêm ngày) cho những đứa con, cho cả mọi người.
Những hình ảnh so sánh trên đã thể hiện tài năng và tình yêu, sự gắn bó với quê
hương đất nước của tác giả. Những vẻ đẹp ấm áp tình người đó làm cho ta thêm yêu quý và gắn
bó với dòng sông quê hương.
Câu 2. (6,0 điểm)
Yêu cầu: Bài làm của học sinh cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
+ Về mặt hình thức: (0,5 điểm)
- Học sinh phải viết đúng hình thức của một đoạn văn, các câu trong đoạn văn phải được
liên kết chặt chẽ không mắc các lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, ngôn ngữ trong sáng, biểu cảm...
- Đoạn văn là lời của nhân vật Dế Mèn – ngôi thứ nhất.
+ Về nội dung: (5,5 điểm) Học sinh có thể diễn đạt theo những cách khác nhau, nhưng
cần hướng tới các ý chính sau:
- Đoạn văn diễn tả được tâm trạng của Dế Mèn khi đứng trước mộ của Dế Choắt: thương
tiếc người bạn xấu số. (1,5 điểm)
- Ăn năn hối hận vì những việc làm sai trái của mình, mong muốn được tha thứ. (2,0
điểm)
- Nghĩ về bài học đường đời đầu tiên (từ bỏ thói hung hăng, ngỗ nghịch, kiêu ngạo; sẽ
khiêm nhường học hỏi, bênh vực giúp đỡ kẻ yếu...). (2,0 điểm)
Câu 3: (12,0 điểm)
* Yêu cầu:
- Yêu cầu về kĩ năng: (1,0 điểm)
-HS xác định được đây là bài văn kể chuyện tưởng tượng; HS phải thể hiện được sự sáng
tạo của mình trong khi kể qua việc chọn ngôi kể, sắp xếp các tình tiết, ngôn ngữ đối thoại... tạo
nên một câu chuyện hoàn chỉnh, hấp dẫn.
-Trong lời kể, khóm tre phải nói được mình và anh bạn trâu đã gắn bó với con người và
đất nước Việt Nam ở những lĩnh vực nào.
6
“Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn - Lớp 6 (có đáp án chi tiết)”
- Bài văn tự sự có bố cục chặt chẽ, rõ ràng; lời văn trôi chảy, mạch lạc, các sự việc diễn
ra theo đúng trình tự; không sai sót về lỗi chính tả và lỗi diễn đạt
- Yêu cầu về kiến thức: (11,0 điểm)
HS có thể kể theo trình tự các ý cơ bản sau:
A. Mở bài: (1,0 điểm)
Giới thiệu hoàn cảnh cuộc gặp gỡ giữa anh bạn trâu và khóm tre.
B. Thân bài: (9,0 điểm)
- Khóm tre tự giới thiệu mình, cuộc sống và công việc của mình: (3,0 điểm)
+ Sinh ra trên đất nước Việt Nam; ở đâu tre cũng có mặt;
+ Gắn bó với con người từ lúc lọt lòng cho đến lúc mất; thủy chung với con người lúc
hoạn nạn, khó khăn cũng như lúc thanh bình, nhàn hạ;
+ Tre có mặt trong công cuộc giữ nước, trong xây dựng, trong lễ hội;
(có dẫn chứng cụ thể)
Người bạn thân thiết và là biểu tượng của con người Việt Nam...(0,5 điểm)
- Con trâu tự giới thiệu mình, cuộc sống và công việc của mình: (3,0 điểm)
+ Trâu có mặt trên khắp đất nước Việt Nam;
+ Có mặt trong công cuộc giữ nước, trong xây dựng, trong lễ hội;
+ Giúp đỡ nhiều cho người nông dân trong công việc đồng áng...
(có dẫn chứng cụ thể)
Là người bạn thân thiết của người nông dân. (0,5 điểm)
- Vai trò của hai nhân vật trong hiện tại và tương lai: Trong xã hội hiện đại – với nền
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với sự cơ giới hóa trong nông nghiệp, sự xuất hiện của xi măng,
sắt thép … chúng nhận thấy được vai trò, vị trí “khiêm nhường” của mình.
Con trâu và khóm tre vẫn luôn là biểu tượng của con người và làng quê Việt Nam.
(2,0 điểm)
* Lưu ý: Trong quá trình kể, để cho bài văn sinh động hấp dẫn, tránh sự đơn điệu nên dùng
hình thức đối thoại. Khi kể, không nên để từng nhân vật nói về mình.
C. Kết bài: (1,0 điểm)
- Cảm nghĩ chung của khóm tre và anh bạn trâu về con người và quê hương Việt Nam
(thân thiện, nghĩa tình...); tự hào là biểu tượng của con người và đất nước Việt Nam.
- Nguyện sống một cuộc đời thủy chung, cống hiến hết mình cho con người và xứ sở
yêu quý này.
-------------------------------Trên đây chỉ là những định hướng, trong quá trình chấm bài, giám khảo cần linh hoạt vận
dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài làm học sinh sao cho chính xác, hợp lý.
---------------------- Hết ----------------------
7
“Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn - Lớp 6 (có đáp án chi tiết)”
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ SỐ: 03
ĐỀ BÀI
Câu 1: (4,0 điểm)
Chỉ ra và phân tích nghệ thuật sử dụng từ ngữ cũng như biện pháp tu từ của tác giả trong
đoạn văn sau:
“Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả
trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc,
đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một
mâm lễ phẩm tiến ra từ trong buổi bình minh để mừng cho sự trường thọ của biển Đông…”.
(Trích “Cô Tô” – Nguyễn Tuân- Ngữ văn 6, tập II)
Câu 2 (6,0 điểm):
Sau đây là lời nói của nhân vật Ha-men trong “Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê:
“ …khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững được tiếng nói của mình thì
chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…”.
Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lời nói trên.
Câu 3: (10,0 điểm)
Một buổi sáng tới trường sớm để làm trực nhật. Em bỗng thấy một cây non trong sân
trường bị bẻ gãy cành, rụng lá. Điều gì đã xảy ra? Em hãy kể lại chuyện ấy.
...................Hết....................
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ SỐ: 03
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (4 điểm)
* Học sinh chỉ ra được các nghệ thuật sử dụng từ và biện pháp tu từ được sử dụng trong
đoạn văn:
(2 điểm)
(Đúng mỗi ý sau đây cho 1 điểm)
+ Biện pháp so sánh qua các hình ảnh: “Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ…đầy đặn”; “Y
như một mâm lễ phẩm…biển Đông”
(1 điểm)
+ Sử dụng các từ láy gợi tả: Tròn trĩnh, đầy đặn, hồng hào, thăm thẳm và đặc biệt hình ảnh
ẩn dụ “quả trứng…hửng hồng”
(1 điểm)
* Học sinh nêu được giá trị nghệ thuật của việc sưt dụng các từ ngữ và biện phép tu từ : (2
điểm)
(Đúng mỗi ý sau cho 1 điểm)
+ Lời văn đậm chất trữ tình, sử dụng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ sinh động, tác giả đã vẽ ra
trước mắt người đọc cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô thật rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ không
giống như bất cứ cảnh bình minh nào trên đồng bằng hay rừng núi.
(1 điểm)
+ Một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc kì ảo nhưng lại rất chân thực và sống động.
(1 điểm)
Câu 2 (6.0 điểm):
Bài làm của thí sinh cần bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Về hình thức: Trình bày dưới dạng một đoạn văn, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi về dùng
từ, đặt câu, chính tả… (1đ)
8
“Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn - Lớp 6 (có đáp án chi tiết)”
+ Về kiến thức: (5đ) Thí sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Sau đây là một số gợi ý:
- Đây chính là điều tâm niệm của Ha-men về giá trị và sức mạnh của tiếng nói dân tộc (tiếng nói
không chỉ là tài sản quý báu mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành độc lập, tự do,
là linh hồn của dân tộc). (1đ)
- Khẳng định một chân lý: Giữ được tiếng nói là giữ được độc lập, tự do còn mất tiếng nói dân
tộc là mất độc lập, tự do. (2đ)
- Thể hiện rõ tình cảm của Ha – men đối với tiếng nói dân tộc: gìn giữ, nâng niu, tự hào… (1đ)
- Khơi dậy tình cảm của mọi người đối với tiếng nói dân tộc mình… (1đ)
* Khuyến khích những bài viết có cảm xúc, có sự sáng tạo, phát hiện và cảm nhận riêng nhưng
giàu tính thuyết phục.
Câu 3: 10 điểm
* Yêu cầu về hình thức: 2 điểm
- Xác định đúng bài văn kể chuyện tưởng tượng dùng ngôi kể thứ nhất (cây bàng kể chuyện)
- Bài viết đủ bố cục 3 phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc.
- Diễn đạt rõ ràng, lưu loát
- Không mắc lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ
- Không mắc lỗi chính tả
(Nếu sai một trong các lỗi trên trừ 0,5 điểm)
* Yêu cầu về nội dung: 8 điểm
Bài viết phải rèn được bố cục sau:
1) Mở truyện (1 điểm): Giới thiệu nhân vật, tình huống truyện
2) Diễn biến truyện (6 điểm):
- Cây bàng kể lí do bị bẻ cành; ai bẻ? tình huống thế nào?
(1 điểm)
- Lời kể của cây về ích lợi của mình đối với con người và đau đớn, xót xa khi mình bị
thương và oán trách những hành vi phá hoại môi trường, hủy hoại cây xanh của những đối
tượng trên.
(3 điểm)
- Lời nhắc nhở và mong muốn của cây với những học sinh (nói riêng) và con người (nói
chung).
(2 điểm)
3) Kết thúc truyện (1 điểm):
Qua nghe cây non tâm sự em rút ra bài học cho bản thân và mọi người phải biết trồng, chăm
sóc cây xanh, bảo vệ và giữ gìn môi trường Xanh – Sạch – Đẹp.
* Lưu ý: Cộng điểm toàn bài làm tròn đến 0,5 điểm.
---------------------- Hết ----------------------
9
“Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn - Lớp 6 (có đáp án chi tiết)”
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ SỐ: 04
ĐỀ BÀI
I. Trắc nghiệm (3đ)
Câu 1:(1,0đ) Cho đoạn văn:
“Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa đổi mới, tất cả những gì sống trên trái
đất lại vươn lên ánh sáng mà sinh sôi, nảy nở với một sức mạnh không cùng. Hình như từng kẽ
lá khô cũng cựa mình vì một lá cỏ non vừa xoè nở, hình như mỗi giọt khí trời cũng rung động
không lúc nào yên vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay”.
( Mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương)
1) Trong cụm từ “mỗi giọt khí trời”, tác giả đã sử dụng phép tu từ nào?
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. So sánh
D. Nhân hoá
2) Dựa vào phương thức cấu tạo, “sinh sôi”, “nảy nở” là loại từ gì?
A. Từ láy
B.Từ ghép
C. Từ đơn
D. Từ mượn
3) Có mấy cụm danh từ trong đoạn văn trên?
A. 8
B. 9
C. 10
D. 11
4) Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Tự sự - Miêu tả - Biểu cảm
Câu 2 (1,0đ) Nối 2 cột A và B sao cho đúng
Cột A
Cột B
- Từ
- Rọi lên
- Cụm từ
- Chân trời
- Lễ phẩm
- Chài lưới
Câu 3 (1,0 điểm)
Hãy điền thêm chủ ngữ và vị ngữ phù hợp để hoàn chỉnh các câu sau:
A. Ngoài sân....................................................................................
B. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.................................................
C. Bạn Ngọc vừa học giỏi nhất lớp 6A,...........................................
D. Nghe tin bạn Mai ốm,.................................................................
II. Tự luận: (7,0đ)
Câu 1 (1,5 điểm):
Chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ sau:
“Quê hương là con diều biếc.
Tuổi thơ con thả trên đồng”
(“Quê Hương” - Đỗ Trung Quân)
Câu 2 (1,5đ): Viết đoạn văn ngắn (20-25 dòng) miêu tả buổi chiều trên quê em.
Câu 3 (4,0đ) Đọc bài ca dao sau dao sau đây:
Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Hãy tưởng tượng và viết thành một câu chuyện ngắn?
---------------------- Hết ----------------------
10
“Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn - Lớp 6 (có đáp án chi tiết)”
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
I. Trắc nghiệm (3đ)
Câu 1(1đ)
1- A ;
2- B
;3-A
;4-D
Mỗi câu trả lời đúng, học sinh được 0,25 điểm
Câu 2 (1đ)
Cột A
Cột B
Cụm từ
Rọi lên
Chân trời
Lễ phẩm
Từ
Chài lưới
ĐỀ SỐ: 04
Điểm
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
Câu 3( 1 điểm)
- Mỗi ý điền đúng được 0,25 điểm.
- Đáp án: Điền đúng ngữ pháp phần chủ ngữ và vị ngữ.
II . Tự luận (7đ)
Câu 1 (1,5 điểm):
- Chỉ ra được biện pháp so sánh trong câu thơ “Quê hương là con diều biếc” (0,25 đ)
- Phân tích giá trị nghệ thuật:
+ Hình ảnh “Con diều biếc” được so sánh với quê hương tạo nên hình ảnh đẹp, sáng tạo. Cánh
diều biếc gắn liền với hoài niệm tuổi thơ trên quê hương, cánh diều biếc khiến ta
liên tưởng đến bầu trời bát ngát mênh mông, da trời xanh ngắt .... (0,25 điểm).
+ Tình cảm đằm thắm thiết tha với quê hương, yêu quê hương là yêu cánh đồng, bầu trời, kỷ
niệm tuổi thơ đẹp đẽ (0,5 điểm).
+ Biện pháp tu từ so sánh đặc sắc gợi tả không gian nghệ thuật, có trời cao, sắc biếc bầu trời,
chiều rộng cánh đồng, chiều dài của năm tháng; quê hương còn là điểm tựa nâng cánh ước mơ
cho em bay tới những đỉnh cao trí tuệ và thành công trên bước đường rèn luyện trưởng thành (
0,5 điểm).
Câu 2 (1,5 điểm):
a. Yêu cầu:
- Sử dụng phương thức miêu tả.
- Diễn đạt mạch lạc, trong sáng, văn viết có cảm xúc.
- Không mắc các lỗi về hình thức
- Tái hiện được cảnh buổi chiều quê em.
b. Cụ thể:
- Học sinh tái hiện được hình ảnh con người, cảnh vật của quê hương
- Chọn lọc được các hình ảnh đặc sắc để miêu tả
+ Thiên nhiên: bầu trời, cánh đồng, rặng cây ...
+ Con người: lao động, vui chơi ...
- Khung cảnh buổi chiều thể hiện điều gì? (Sự thanh bình nên thơ, đẹp đẽ của quê hương)
- Tình cảm của em với quê hương
Câu 3 (4đ)
A.Yêu cầu chung:
1. Về nội dung: Bằng sự sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú, người viết dựa vào nội dung
bài ca dao để viết được một câu chuyện ngắn gọn, đầy đủ về nội dung, ý nghĩa.
11
“Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn - Lớp 6 (có đáp án chi tiết)”
2. Về hình thức: Bài văn phải có bố cục rõ ràng: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Lời kể phải hấp
dẫn, diễn đạt lưu loát, chữ viết sạch đẹp không sai lỗi chính tả.
B.Yêu cầu cụ thể: Đảm bảo các nội dung theo dàn ý sau:
1. Mở bài: ( 0,5 điểm )
- Giới thiệu được nhân vật và tình huống:
+ Tiếng van xin văng vẳng van xin làm cho em chú ý
+ Lần theo hướng có tiếng nói, em gặp một con cò ướt sũng nước nằm trước lều của người
coi ao cá đầu làng ( 0, 5 điểm )
2. Thân bài ( 3điểm )
- Kể diễn biến câu chuyện:
+ Đàn cò con đói quá, cò mẹ buộc phải kiếm ăn ban đêm ( 1 điểm )
+ Vì không quen nhìn bóng tối, cò đậu vào một cành mềm nên bị ngã xuống ao (1điểm)
+ Người coi ao cá vớt cò lên, doạ trừng trị cò vì tội ăn trộm (1 điểm)
+ Cò thanh minh van xin, cầu mong được chết trong sạch (1 điểm)
3. Kết bài: ( 0,5điểm )
- Kể kết thúc câu chuyện: Thì ra đây là một giấc mơ. Hôm trước em vừa được học bài ca
dao:’’ Con cò mà đi ăn đêm”. Em suy nghĩ mãi về thân phận và lời cầu xin của cò mẹ.
Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản. Khi chấm giáo viên cần vận dụng linh hoạt và
cho điểm từng phần cho phù hợp. Cần khuyến khích những bài viết tốt, có cảm xúc, biết kể sáng
tạo, hấp dẫn, chữ viết sạch đẹp.
---------------------- Hết ----------------------
12
“Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn - Lớp 6 (có đáp án chi tiết)”
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ SỐ: 05
ĐỀ BÀI
Câu 1. (9,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau rồi thực hiện các yêu cầu phía dưới:
“… Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là
đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi
đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch
như tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh phúc
hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường
bệ đặt lên một mâm bạc đường kĩnh mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước
biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ tronh bình minh để mừng cho sự trường thọ
của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vài cánh nhạn mùa thu chao đi
chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp
cánh…”
(Trích Cô Tô của Nguyễn Tuân trong SGK Ngữ văn 6 tập 2).
Câu hỏi:
1. Cho biết trong các tổ hợp ngôn ngữ sau đây, tổ hợp nào là từ, tổ hợp nào là cụm từ:
rọi lên, chân trời, lễ phẩm, chài lưới.
2. Chỉ ra các hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hoá,.
3. Phân tích giá trị biểu đạt của các hình ảnh so sánh.
4. Trình bày cảm nhận của mình về đoạn văn trên.
Câu 2. (11,0 điểm)
Em hãy miêu tả cảnh chiều hè nắng đẹp ở một miền quê mà em yêu thích.
------------Hết --------------HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
ĐỀ SỐ: 05
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Tổng số điểm cho cả bài thi: 20 điểm phân chia như sau:
Câu 1: 9 điểm
Yêu cầu 1:(1 điểm) xác định được:
- Từ: Chân trời, lễ phẩm, chài lưới.
- Cụm từ: rọi lên.
+Cách cho điểm: Xác định đúng cho mỗi trường hợp cho: 0,25 điểm
Yêu cầu 2: 3,5 điểm
+ Yêu cầu: Chỉ ra cụ thể các hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hoá:
- So sánh: Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi; (Mặt trời) tròn
trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn; (Vầng mây mặt trời)
Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh…
- Ẩn dụ: đá đầu sư, đầu mũi đảo, quả trứng thiên nhiên, mâm bạc, màu ngọc trai nước
biển, mâm bể .
- Nhân hoá: (Mặt trời) phúc hậu, (Quả trứng- mặt trời) hồng hào thăm thẳm và đường
bệ, một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả
những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.
13
“Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn - Lớp 6 (có đáp án chi tiết)”
+ Cách cho điểm: Chỉ ra đúng mỗi trường hợp cho 0,25 điểm.
Yêu cầu 3: 1,5 điểm
+ Yêu cầu: Phân tích giá trị so sánh chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây,
hết bụi được chọn để so sánh đã tạo ấn tượng, gợi cảm nhận cụ thể về sắc trong sáng,
tinh khôi của chân trời, ngấn bể lúc bình minh.
- Về hình ảnh so sánh (Mặt trời) Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên
nhiên đầy đặn: hình ảnh một quả trứng thiên nhiên đầy đặn được chọn đẻ so sánh đã
tạo ấn tượng, gợi cảm nhận cụ thể về vÎ đẹp tròn đầy, rực rỡ, tráng lệ và sự sống dòi
dào của mặt trời.
- Về hình ảnh so sánh (Vầng mây mặt trời) Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ tronh
bình minh đã tạo ấn tượng gợi cảm nhận cụ thể về vẽ đẹp rực rỡ, tráng lệ và sự sống
ngời lên từ vầng mây, mặt trờimà thiên nhiên ban tặng cho những người dân chài
lưới.
- + Cách cho điểm: Phân tích đúng sáng rõ, mỗi trường hợp cho 0,5 điểm.
Yêu cầu 4: 3 điểm
Cảm nhận được: Đoạn văn là bức tranh về cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô
rạng rỡ, tinh khôi, tráng lệ và dồi dào sự sống.
Cảnh mặt trời mọc được đặt trong một khung cảnh rộng lớn, bao la và trong trẻo…
Với tài năng quan sát, năng lực liên tưởng nhạy cảm, phóng khoáng và mẫn cảm
ngôn ngữ, Nguyễn Tuân đã tạo ra một loạt những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hoá giàu
sức gợi hình, gợi tả biểu hiện thật sống động, làm mê hồn người đọc trước từng nét biến
động, biến thái cùng màu sắc trong trẻo, rạng rỡ, tráng lệ của cảnh mặt trời mọc trên biển
đảo Cô Tô.
Đoạn văn không chỉ ban tặng cho ta một bức tranh thiên nhiên đất nước tươi đẹp
mà còn ban tặng cho ta một tâm hồn đẹp, một tài năng sáng tạo cái đẹp, một tình êu thiên
nhiên đất nước nồng đượm của nhà văn Nguyễn Tuân.
Cách cho điểm:
a, Điểm 2,5- 3 điểm cảm nhận đầy đủ khá sâu sắc và tinh tế.
b, Điểm 1,5- 2,25 điểm cảm nhận khá đầy đủ .
c, Điểm 0,75- 1,25 điểm cảm nhận sơ sài, văn viết khô cứng.
a, Điểm 0,25- 0,5 điểm có chi tiết chạm được vào yêu cầu của đề.
Câu 2. (11,0 điểm)
Mở bài: 0,5điểm, yêu cầu giới thiệu được cảnh cần miêu tả.
Thân bài: 10 điểm
Yêu cầu chủ yếu dùng phương thức miêu tả cùng ngôn ngữ nghệ thuật (giàu hình
ảnh, màu sắc, âm thanh..), người viết dệt nên một bức tranh phong cảnh tươi đẹp của
một miền quê mà mình yêu thích xuất hiện trong không gian chiều hè nắng đẹp. Ở đó
con người, thiên nhiên sự vật giao hoà với nhau cùng làm ngời lên sắc nét gương mặt,
hồn sống của một miền quê tươi đẹp ấy.
Qua bức tranh phong cảnh của một miền quê người viết thể hiện rõ năng lực quan
sát tinh tế, năng lực sáng tạo cái đẹp.
Kết bài : 0,5 điểm: Thể hiện cảm xúc cô đọng và ấn tượng sâu đậm nhất với miền quê
được miêu tả.
---------------------- Hết ----------------------
14
“Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn - Lớp 6 (có đáp án chi tiết)”
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ SỐ: 06
ĐỀ BÀI
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm).
Câu 1: (0,5 điểm)
Cho các trường hợp sau, hãy lựa chọn kiểu văn bản và phương thức và phương thức biểu
đạt phù hợp điền vào ô trống:
a- Tường thuật diễn biến trận đấu bóng đá
b- Bầy tỏ lòng yêu mến môn ngữ văn
c- Bác bỏ ý kiến cho rằng môn Ngữ văn là môn học chẳng mang lại ý nghĩa gì cho đời
sống con người
d- Câu tục ngữ: “ Tay làm hàm nhai tay quai miệng trễ “
Câu 2: (0,75 điểm)Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đúng đầu câu trả lời đúng .
a- Trong các trường hợp sau trường hợp nào từ “ ăn “ được dùng gần với nghĩa gốc nhất?
A. Ăn ảnh.
C. Ăn giải.
B. Ăn cướp.
D. Ăn ý.
b- Từ ngữ nào trong các từ sau đây không phải là từ “ mượn” ?
A. Đại hội .
C. Thủy chiến.
B. Thiên đình .
D. Lập lờ.
c- Những cụm danh từ dưới đây trường hợp nào có cấu trúc đủ cả 3 phần:
A. Tiếng sáo véo von.
C. Một võng đào mắc vào cành cây.
B. Một chàng trai khôi ngô tuấn tú. D. Người phàm trần.
Câu 3: (1,0 điểm)Có 2 yếu tố Hán Việt đồng âm: Tử - chết , tử – con.
Hãy cho biết các từ ghép dưới đây được dùng với nghĩa nào ?
Đặt câu với các từ ấy: Đệ tử, bất tử, cảm tử, công tử, hoàng tử.
Câu 4: (0,75 điểm)Nối cột A và B sao cho thích hợp:
A
B
a. Con rồng cháu tiên.
1 - Chuyện cổ tích .
b. Sự tích hồ gươm.
c. Em bé thông minh.
d. Bánh trưng bánh giâỳ.
2 – Truyện truyền thuyết .
e. Thạch sanh.
f. Cây bút thần.
PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm):
Câu 1: (1,0 điểm)
Văn bản là gì? có mấy kiểu văn bản thường gặp ?
Câu 2: (6,0 điểm)
Hãy kể lại bằng văn xuôi nội dung câu truyện được thể hiện trong bài thơ sau :
SA BẪY
“Bé Mây rủ mèo con
Đêm ấy Mây nằm ngủ
Đánh bẫy bầy chuột nhắt
Mơ đầy lồng chuột sa
Mồi thơm : cá nướng ngon
Cùng mèo con đem xử
Lửng lơ trong cạm sắt.
Chúng khóc ròng xin tha !
Lũ chuột tham hóa ngốc
Sáng mai vùng xuống bếp
15
“Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn - Lớp 6 (có đáp án chi tiết)”
Chẳng nhịn thèm được đâu ?
Bé Mây cười tít mắt
Mèo gật gù rung râu .
Bẫy sập tự bao giờ
Chuột không cá cũng hết
Giữa lồng mèo nằm …mơ”.
(Trích văn 6 tập I )
---------------------- Hết ---------------------HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ SỐ: 06
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
PHẦN I : TRẮC NGHIỆM ( 3đ )
Câu1: (0,5đ )
a- Tự sự c- Nghị luận
b- Biểu cảm d- Nghị luận
Điền đúng một trường hợp không cho điểm
Điền đúng hai đến ba trường hợp cho 0.25đ.
Điền đúng bốn trường hợp cho 0.5đ.
Câu 2: (0,75đ) khoanh đúng mỗi ý cho 0.25đ.
a- ý B
b- ý D
c- ý B
Câu 3: (1,0đ)
- Các từ ghép được dùng với nghĩa: “Tử – chết” Là : Bất tử, cảm tử.
Học sinh đặt câu đúng cho 0.5đ.
- Các từ ghép được dùng với nghĩa : “ Tử – con “ là: Đệ tử ,công tử, hoàng tử.
Học sinh đặt câu đúng cho 0.5đ.
Câu 4: ( 0,75đ)
Thạch sanh
Truyện cổ tích
Em bé thông minh
Cây bút thần
Con Rồng - Cháu Tiên
Truyền thuyết
Sự tích Hồ Gươm
Bánh chưng bánh giày
Nối đúng 1 – 2 truyện không cho điểm.
Nối đúng 3 –5 truyện cho 0.5đ.
Nối đúng cả 6 truyện cho 0.75đ.
PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: ( 1,0đ)
- Nêu đúng khái niệm văn bản 0.5đ.
Văn bản là chuỗi lới nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất có liên kết mạch lạc,
Vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
- Nêu được 6 kiểu văn bản thường gặp (0.5đ) : Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nhgị luận,
Thuyết minh, hành chính- công vụ.
Câu 2 ( 6,0đ)
- Bài kể chuyện gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết luận.(1đ)
- Nội dung bài kể chuyện nêu được các ý kiến:
+ Bé Mây rủ mèo con đánh bẫy lũ chuột nhắt bằng cá nướng thơm lừng treo lơ lửng
16
“Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn - Lớp 6 (có đáp án chi tiết)”
trong cái cụm sắt ( 1.25đ)
+ Cả bé, cả mèo đều nghĩ bọn trộm sẽ vì tham ăn mà mắc bẫy ngay ( 1.25đ)
+ Đêm mây nằm mơ thấy cảnh chuột bị sập bẫy đầy lồng. Chúng kêu khóc chí cha chí
chóe xin tha mạng( 1.25đ)
+ Sáng hôm sau ai ngờ khi xuống bếp bé Mây chẳng thấy chuột, cũng chẳng còn cá
nướng. Chỉ có ở giữa lồng mèo ta đang cuộn tròn gáy khì khò…chắc mèo ta đang mơ !
---------------------- Hết ----------------------
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ SỐ: 07
ĐỀ BÀI
Câu 1: Tiếng Việt (4 điểm)
a, Đoạn thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì? Phân tích tác dụng mà biện pháp tu từ
đó mang lại:
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay.
(Quê hương - Đỗ Trung Quân)
b, Trong những câu sau, câu nào là câu tồn tại.
Mùa thu đã tới rồi. Từ trên bầu trời xuất hiện những áng mây lơ lửng. Từng đàn cò trắng
nhẹ bay như trôi trên bầu trời tĩnh mịch. Không còn cái nắng gay gắt của mùa hạ nữa. Những
chiếc lá trên cây đã bắt đầu lìa cành tìm về với cội. Trên mặt ao lăn tăn những gợn sóng. Đâu đó
vẳng lại những tiếng sáo diều ngân nga tha thiết. Khung cảnh êm đềm của mùa thu gợi cho ta
bao nhiêu kỉ niệm về một thời thơ ấu.
Câu 2: (4 điểm)
Buổi trưa, không một sợi gió, mẹ vơ lấy cái nón cũ, bước vào trong nắng ra đồng... Hãy
viết đoạn văn tả lại cảnh đó.
Câu 3: (12 điểm)
Những câu chuyện về mẹ luôn là những câu chuyện cảm động. Em hãy kể lại một câu
chuyện cảm động về mẹ của em.
-------------------Hết------------------------
17
“Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn - Lớp 6 (có đáp án chi tiết)”
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
ĐỀ SỐ: 07
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: Tiếng Việt (4 điểm)
a, - Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ so sánh. (0,5 đ)
- Nhờ biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận quê hương không trừu tượng
xa lạ (0,5 đ) mà trở nên gần gũi, thân thiết với tuổi thơ (0,5 đ) cũng qua biện pháp tu từ so sánh
trên mà người đọc cảm nhận tình yêu quê hương của tác giả chân thành, mộc mạc… (0.5 đ)
b, - Học sinh xác định đúng các câu tồn tại trong đoạn văn:
+ Từ trên bầu trời xuất hiện những áng mây lơ lửng.
+ Trên mặt ao lăn tăn những gợn sóng.
+ Đâu đó vẳng lại những tiếng sáo diều ngân nga, tha thiết.
Học sinh xác định đúng 3 câu ghi 2 điểm, 2 câu ghi 1 điểm, 1 câu ghi 0,5 điểm, (xác định
sai không trừ điểm).
Câu 2: (4 điểm)
- Đề yêu cầu viết đoạn văn tả cảnh: mẹ ra đồng vào buổi trưa nắng, nóng. Đoạn văn phải
đảm bảo các yêu cầu sau: tả khung cảnh chung (không gian, thời gian, nắng, gió, người mẹ
bước ra đồng…) đồng thời người viết bộc lộ thái độ, cảm xúc về sự vất vả của mẹ.
- Đoạn văn thể hiện được kĩ năng tưởng tượng, kĩ năng so sánh và kĩ năng nhận xét khi viết
văn miêu tả. Người viết có ý thức dùng những từ ngữ giàu hình ảnh và có sức biểu cảm lớn.
Biết sử dụng linh hoạt những kiểu câu khác nhau.
* Biểu điểm: Đảm bảo các yêu cầu trên (4 đ), đảm bảo yêu cầu về nội dung nhưng còn mắc
vài lỗi nhỏ (3 đ), đoạn văn đảm bảo tả được cảnh, biết tưởng tượng, so sánh nhưng chưa thể
hiện thái độ, cảm xúc trước cảnh. (2 điểm), tả được cảnh nhưng thiếu tưởng tượng, so sánh,
thiếu cảm xúc (1 đ).
Câu 3: (12 điểm)
1/ Yêu cầu:
a, Yêu cầu nội dung: kể lại câu chuyện cảm động về mẹ của chính em.
b, Yêu cầu về cách kể:
+ Kể chuyện của chính mình nên phải tự nhiên, chân thật, cảm động.
+ Dùng ngôi kể thứ nhất.
+ Phải đảm bảo bố cục của một bài văn tự sự.
+ Lời văn kể phải mạch lạc, linh hoạt, sinh động và giàu cảm xúc.
+ Chú ý đến lỗi diễn đạt và chính tả.
2/ Biểu điểm:
- Điểm 12: Cho những bài văn đảm bảo những yêu cầu trên, thể hiện khả năng kể
chuyện tự nhiên, chân thật, cảm động.
- Điểm 10: Cho những bài viết đảm bảo những yêu cầu trên nhưng còn vài lỗi nhỏ về
diễn đạt và chính tả.
- Điểm 8: Đảm bảo những yêu cầu trên, văn viết đôi chỗ chưa mạch lạc. Còn một vài lỗi
về diễn đạt và chính tả.
- Điểm 6: Tương đối đảm bảo những yêu cầu trên song lời văn chưa mạch lạc, còn mắc
một số lỗi về chính tả và diễn đạt.
- Điểm 4: Biết kể lại câu chuyện song không tự nhiên, thiếu chân thật và không bộc lộ
được cảm xúc về mẹ. Lời văn chưa được mạch lạc, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt và
chính tả.
18
“Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn - Lớp 6 (có đáp án chi tiết)”
-
Điểm 2: Biết kể chuyện nhưng lời kể còn sơ sài, kể chuyện mình mà như kể chuyện
người. Văn viết khó theo dõi…
* Lưu ý:
+ Điểm lẻ cho câu 2 và 3 là 0,5 điểm.
+ Đây là bài làm của học sinh giỏi nên phần tiếng Việt cần căn cứ theo hướng dẫn chấm để
ghi điểm.
+ Riêng câu 2 và 3: Hướng dẫn chấm chỉ là gợi ý, GV cần có những nhìn nhận đúng mức
về bài làm của học sinh; chú ý khuyến khích những học sinh thể hiện những sáng tạo riêng khi
làm bài.
---------------------- Hết ----------------------
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ SỐ: 08
ĐỀ BÀI
Câu 1:(6,0 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của các yếu tố ngôn ngữ có giá trị tu từ trong đoạn
thơ sau:
“...Quê hương... là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
...Quê hương... là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông.”
(Trích “ Quê hương” của Đỗ Trung Quân)
Câu 2:(14,0 điểm)
Nhân dịp kỉ niệm Ngày Đại lễ - 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, em được lên thăm Thủ đô
ngàn năm văn hiến. Đứng bên Hồ Gơm trong đêm hội hoa đăng, như lạc vào giấc mơ, em được
gặp Rùa Vàng- nhân vật trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gơm.
Hãy kể lại cuộc gặp gỡ kì lạ đó.
--------------------- Hết ----------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ SỐ: 08
Câu 1:
1. Về kĩ năng:
1.1 Bài viết có bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
1.2 Diễn đạt lôgic, trong sáng, giàu cảm xúc.
1.3 Chữ viết đẹp, không sai chính tả.
2. Về nội dung:
Phát hiện, cảm thụ các yếu tố ngôn ngữ có giá trị tu từ trong đoạn thơ:
2.1 Hai hình ảnh so sánh “Quê hương là con diều biếc/Tuổi thơ con thả trên đồng” và “Quê hương là con đò nhỏ/Êm đềm khua nước ven sông”. Chọn hai hình ảnh cụ thể thân thuộc, bình
dị, dân dã “con diều” và “con đò” lấp lánh những màu sắc, hình nét “biếc”, “nhỏ”, “êm đềm”,
nao nao những hoạt động “thả”, “khua” giàu sức gợi để so sánh, nhà thơ đã diễn tả một cách cụ
thể, hình tượng gương mặt tâm hồn “quê hương”.
19
“Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn - Lớp 6 (có đáp án chi tiết)”
2.2 Điệp ngữ “quê hương” và dấu chấm lửng đặt trước và sau từ “quê hương”vừa tạo nên tính
nhạc ngân vang vừa mở ra những liên tưởng suy ngẫm. Những dấu chấm lửng này đâu phải là
những khoảng trống văn tự đơn thuần, phía trong nó là bất tận những lời thơ có chữ.
2.3 Những dòng thơ thả diều sáu tiếng, chủ yếu là là các tiếng mang thanh bằng tạo nên âm điệu
du dương, dìu dịu, lan toả đa những hình ảnh thân thuộc, đong đầy những hình ảnh của quê hương yêu dấu, thân thương lắng nhẹ vào tâm hồn người, để rồi cứ ngân nga, âm vang mãi mãi.
2.4 Đoạn thơ bồi đắp thêm tình yêu quê hương đất nước của mỗi người.
Khuyến khích bài có phát hiện mới, cảm thụ sâu sắc, biết so sánh văn học.
3. Biểu điểm:
3.1 Điểm 5-6: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên. Cảm thụ tinh tế, diễn đạt giàu chất văn. Chữ
viết đẹp, không sai chính tả.
3.2 Điểm 3-4: Phát hiện, cảm thụ khá đầy đủ và có chi tiết sâu sắc.
3.3 Điểm 1-2: Phát hiện, cảm thụ được một vài chi tiết đúng.
3.4 Điểm 0: Bài để giấy trắng hoặc viết những điều không liên quan đến yêu cầu của đề bài.
Câu 2:
I. Yêu cầu:
1. Về kĩ năng:
1.1 Nắm vững phương pháp làm kiểu bài kể chuyện tưởng tượng.
1.2 Bài viết có bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
1.3 Diễn đạt lôgic, trong sáng, có chất văn, sắp xếp tình tiết hợp lí, xác định đúng ngôi kể. Kết
hợp tốt các phương thức biểu đạt.
1.4 Chữ viết đẹp, đúng chuẩn chính tả.
2. Về nội dung.
Bài viết bố cục theo nhiều cách. Dưới đây là một cách lập dàn ý:
2.1 Mở bài: Giới thiệu cuộc gặp gỡ với Rùa Vàng.
2.2 Thân bài: Nội dung diễn biến cuộc gặp gỡ trò chuyện:
- Rùa vàng giải thích vì sao Đức Long Quân cho Nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần.
- Gươm thần xuất hiện và giúp nghĩa quân đánh thắng kẻ thù xâm lược.
- Đức Long Quân cho người đòi lại gươm thần tại hồ Tả Vọng.
- Nhân vật “Tôi” trò chuyện với Rùa Vàng xung quanh việc bảo vệ môi trường, bảo vệ Hồ Gơm, bảo vệ Rùa Vàng - một di sản tinh thần vô giá. Cụ Rùa là linh hồn của Hồ Gơm, là nhân vật
nổi tiếng của truyền thuyết hoàn kiếm.
- Suy nghĩ về vấn đề giữ gìn, bảo lưu các giá trị văn hoá truyền thống
...
2.3 Kết bài: Cuộc chia tay với Rùa Vàng.
II. Biểu điểm:
1. Điểm 13-14: Hiểu đề sâu sắc, đáp ứng tốt các yêu cầu về nội dung và kĩ năng. 2. Điểm 1011-12: Hiểu đề, đáp ứng cơ bản yêu cầu về nội dung và kĩ năng.
3. Điểm 7- 8 - 9 : Hiểu đề, đáp ứng đợc khoảng trên một nửa các yêu cầu nhưng tưởng tượng
chưa phong phú.
4. Điểm 4 - 5 - 6: Tỏ ra hiểu đề nhưng nội dung còn sơ sài. Diễn đạt còn mắc nhiều lỗi.
5. Điểm 1-2-3: Hiểu đề lơ mơ. Nội dung quá sơ sài, phương pháp, kĩ năng yếu. Mắc nhiều lỗi
chính tả và diễn đạt.
6. Điểm 0: Bài để giấy trắng hoặc viết những điều không liên quan đến yêu cầu của đề bài.
---------------------- Hết ----------------------
20
“Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn - Lớp 6 (có đáp án chi tiết)”
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
ĐỀ SỐ: 09
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm)
Hãy chỉ rõ và nêu lên tác dụng của các từ Hán Việt ở hai câu thơ sau đây:
" Gác mái Ngư ông về viễn phố
Gõ sừng mục tử lại cô thôn"
( Bà huyện Thanh Quan)
Câu 2: (3 điểm)
Tìm cụm danh từ trong các câu sau đây:
'' Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành mộtt chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi
mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần lên và nhọn hoắt. ''
Câu 3: (3 điểm)
Hãy tìm và phân tích ý nghĩa của biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở những câu ca dao sau:
'' Đến đây mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có lối vào hay chưa
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào"
Câu 4: (12 điểm)
Cảnh sắc thiên nhiên và con người qua trang văn: ""Vượt thác".
(Trích từ truyện: ''Quê nội''của nhà văn Võ Quảng)./.
------------------------------Hết------------------------
21
“Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn - Lớp 6 (có đáp án chi tiết)”
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
ĐỀ SỐ: 09
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu1: ( 2điểm)
- Chỉ ra 4 từ Hán Việt: Ngư ông, viễn phố, mục tử, cô thôn. (1điểm)
- Tác dụng tạo sắc thái biểu cảm, sự trang trọng cho các câu thơ.(1điểm)
Câu 2: (3 điểm).
Chỉ ra được ba cụm danh từ (mỗi cụm đúng được 1 điểm):
- một chàng dế thanh niên cường tráng;
- đôi càng tôi mẫm bóng;
- những cái vuốt ở chân, ở khoeo
Câu 3 (3 điểm)
- Chỉ ra được biện pháp nghệ thuật ẩn dụ (1 điểm)
- Phân tích (2điểm) cần có hai ý sau, mỗi ý 1điểm.
+ Chỉ ra được ''mận'' là ẩn dụ cho người con trai, ''đào'' là ẩn dụ người con gái, ''vườn
hồng'' là ẩn dụ cho tình yêu.
+ Tác dụng tạo ra giá trị thẩm mĩ, tính hình tượng bởi ''đào, mận, vườn hồng'' là những
hình ảnh khiến người đọc liên tưởng đến vẻ đẹp, gợi cảm giác nhẹ nhàng, mượt mà một cách tự
nhiên cho sự thổ lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài ca dao.
Câu 4 (12 điểm)
* Nội dung bài viết (10 điểm ):
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khái quát thể loại, nôi dung đoạn trích. (2 điểm)
- Phân tích bức tranh thiên nhiên sông Thu Bồn theo hành trình vượt thác rộng lớn, hùng vĩ ,thơ
mông. (3 điểm)
+ Cảnh êm đềm thơ mộng vùng đồng bằng.
+ Cảnh uy nghiêm, hiểm trở của núi rừng, nơi có thác dữ
+ Nghệ thuật ẩn dụ, nhân hoá, so sánh, liên tưởng được sử dụng hiệu quả.
- Phân tích cảnh Thư chỉ huy con thuyền trong cuộc vượt thác để làm nổi bật vẻ hùng dũng của
con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn. (3 điểm)
+ Sự khó bảo của con thuyền, hung dữ của dòng thác.
+ Miêu tả ngoại hình, hành động, nhân vật bằng những chi tiết chọn lọc…
+ Phân tích nghệ thuật sử dụng động từ mạnh, từ láy và đặc biệt là phép so sánh Thư.
- Sự khác nhau về ý nghĩa của hình ảnh cây cổ thụ ở đoạn đầu và đoạn cuối đoạn trích.(1 điểm)
-Ý nghĩa văn bản: Ca nghợi thiên nhiên đất nước, con người lao động, kín đáo nói lên tình yêu
nước…(1 điểm)
* Bố cục ba phần, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp , đúng chính tả - không sai quá 3 lỗi cơ bản
(2điểm)
------------------------------Hết------------------------
22