Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 2 tham gia quá trình tự học theo mô hình trường học mới việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 15 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trường Tiểu học Đông Hải I là một trong những trường tiểu học tham gia
thí điểm dạy học theo mô hình Trường học mới Việt Nam. Tính đến nay, nhà
trường đã thực hiện dạy và học theo mô hình Trường học mới Việt Nam được 6
năm học. Nhà trường được đánh giá là một trong những trường thực hiện khá
thành công mô hình trường học mới.
Mô hình trường học mới đã được áp dụng thành công ở nhiều nước đang
phát triển. Đây là một mô hình có mục tiêu nhằm đổi mới căn bản và toàn diện
về cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh. Đổi mới từ cách dạy: giáo
viên đóng vai trò là người truyền thụ kiến thức, là người hướng dẫn, là người
mở đường, sang cách dạy giáo viên đóng vai trò theo dõi, trợ giúp học sinh khi
cần thiết trong quá trình tự học, tự khám phá của học sinh, là trọng tài quyết
định đúng sai khi có tranh luận. Đổi mới từ cách học nghe thầy cô giảng, hướng
dẫn rồi học thuộc và làm theo sang cách học tự nghiên cứu tài liệu hướng dẫn,
làm theo hướng dẫn, phát huy kinh nghiệm sẵn có của bản thân, tìm tòi khám
phá rút ra bài học từ việc tự đọc tài liệu, làm teo hướng dẫn, trao đổi thảo luận
với bạn, trợ giúp của thầy cô, áp dụng kiến thức vừa học được vào giải quyết các
bài tập thực hành và ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày với sự trợ giúp của
người lớn. Có thể nói đây là một mô hình giáo dục phát huy một cách tự nhiên
tính tự giác tích cực chủ động trong quá trình học tập của học sinh. Mục tiêu của
mô hình này cũng chính là mục tiêu của giáo dục nước ta trong giai đoạn hiện
nay là mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện về giáo dục đã được nêu trong Nghị
quyết 29, Nghị quyết Chính phủ. Trong các mục tiêu trên thì mục tiêu đổi mới
cách học của học sinh là một trong những mục tiêu quan trọng nhất, chính vì vậy
tôi chọn đề tài nghiên cứu về “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 2
tham gia quá trình tự học theo mô hình trường học mới Việt Nam”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm cách giúp học sinh lớp 2 có thể tự học được theo tài liệu hướng dẫn học
của mô hình trường học mới. Tạo cho học sinh có thói quen chủ động học tập,
chủ động hợp tác, chủ động chia sẻ để đạt được mục tiêu hoàn thành các nhiệm


vụ học tập.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Các biện pháp nhằm rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp 2 gồm: Hướng
dẫn sử dụng tài liệu học; Chuẩn bị tài liệu, đồ dùng học tập; Rèn kĩ năng đọc và
đọc hiểu cho học sinh; Rèn kĩ năng học tập theo nhóm; Áp dụng quy trình 10
bước học tập linh hoạt theo mô hình trường học mới Việt Nam; Phát huy vai trò
của Hội đồng tự quản.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết và phương pháp điều
tra khảo sát, thực hành, ứng dụng thực tiễn.
1


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận:
Mô hình dạy học truyền thống qua nhiều năm áp dụng đã cho thấy nhiều
sự lỗi thời nhiều bất cập như: Nặng về truyền thụ kiến thức, ít chú trọng đến
năng lực, phẩm chất người học. Cách dạy – học chủ yếu là thầy giảng giải, nêu
vấn đề, đặt câu hỏi, học sinh suy nghĩ tìm hiểu lĩnh hội kiến thức. Thực hành,
vận dụng chủ yếu là làm theo, bắt trước các dạng bài tập mẫu, luyện nhiều thành
quen. Hệ thống bài tập thực hành chủ yếu là kiến thức sách vở, xa rời thực tế.
Mô hình trường học mới đã được áp dụng thành công ở nhiều nước ( Hiện
nay đã có khoảng 22 nước đang phát triển ở các khu vực khác nhau trên thế giới
áp dụng). Mô hình trường học mới cũng được Ngân hàng Thế giới và UNESCO
đánh giá là một trong ít mô hình giáo dục phù hợp với điều kiện giáo dục của
nước ta. Mô hình trường học mới đổi mới về nhiều lĩnh vực giáo dục.
- Đổi mới về phương pháp dạy: Vai trò của giáo viên chuyển đổi từ người
giảng giải, truyền thụ kiến thức thành người tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt
động.
- Đổi mới về phương pháp học: Học sinh không ngồi nghe giáo viên giảng

bài một chiều như trước đây, mà dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của cá nhân,
học sinh chủ động tự thực hiện các nhiệm vụ học tập bằng các việc làm cụ thể
theo tài liệu hướng dẫn học hoặc theo hướng dẫn của thầy cô, lắng nghe, trao
đổi, phối hợp, hợp tác trong nhóm, trong lớp để tự lĩnh hội kiến thức mới, rèn kĩ
năng, hình thành năng lực, phẩm chất. Thông qua việc tự học, học sinh được rèn
luyện nhiều hơn các kĩ năng tự làm việc, kĩ năng nghe, nói, giao tiếp, ….; Kết
hợp hoạt động học ở lớp và hoạt động học ứng dụng ở nhà. Có nhiều cơ hội để
tham gia, bày tỏ ý kiến, phát huy theo khả năng của từng học sinh. Đặc biệt, học
sinh yếu được quan tâm hỗ trợ nhiều hơn để tiến kịp bạn.
Bên cạnh việc đổi mới về phương pháp dạy, học thì mô hình trường học
mới còn đổi mới về tài liệu, hình thức tổ chức, đổi mới về tổ chức lớp học, đánh
giá học sinh, đổi mới về sự tham gia của phụ huynh, cộng đồng, …. Trong đó
đổi mới về cách dạy và học là quan trọng nhất.
2.2 .Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Mô hình đổi mới căn bản về các hoạt động sư phạm. Mới về cách thức tổ
chức, mới về phương pháp dạy học, mới về vai trò của giáo viên trong quá trình
dạy học. Mới về cách tham gia mới về cách học tập, mới về cách tiếp cận, mới
về cách tiếp thu đối với học sinh lớp 2. Mới về cách kiểm tra đánh giá của các
nhà quản lí.
- Từ năm học 2012 – 2013 đến nay, nhà trường đã thực hiện dạy và học
theo mô hình Trường học mới Việt Nam được 6 năm học. Bản thân tôi là một
giáo viên trực tiếp đứng lớp, trực tiếp tham gia thí điểm mô hình, cũng là cốt cán
trung ương tham gia nhiều đợt tập huấn về mô hình Trường học mới Việt Nam
từ trung ương đến địa phương. Trong suốt quá trình thực hiện giảng dạy theo mô
hình Trường học mới Việt Nam tôi rút ra nhiều bài học, cũng đã gặt hái được
2


khá nhiều thành công, đạt được nhiều thành tích xuất sắc khi thực hiện mô hình.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, bản thân cũng gặp không ít khó khăn như

sau:
- Lớp 2 là lớp học đầu tiên học sinh được thực hiện học tập theo mô hình
trường học mới. Việc tổ chức lớp học rồi việc thực hiện các nhiệm vụ học tập,
việc đảm nhiệm các vai trò trong hội đồng tự quản học sinh đều khác xa so với
những gì các em được làm quen ở lớp 1. Khó khăn hơn cả là khả năng đọc và
đọc hiểu của các em còn rất khiêm tốn.
- Tài liệu học biên soạn đã dùng nhiều năm, nhiều ngữ liệu nội dung không
phù hợp với thời điểm hiện tại. Một số ngữ liệu chưa phù hợp với đặc trưng
vùng miền. Còn nhiều hướng dẫn học khó thực hiện với học sinh lớp 2 và lô gô
hướng dẫn học đôi chỗ còn chưa phù hợp với nội dung kiến thức cần đạt.
- Công cụ, đồ dùng học tập chưa có, phải chuẩn bị mới hoàn toàn ( Đối với
lớp 3 trở lên chỉ bổ sung).
- Học sinh biên chế ở các lớp đông.
- Kinh tế địa phương còn nghèo nên việc chia sẻ khó khăn với nhà trường
còn rất khiêm tốn.
- Dư luận về một số địa phương thực hiện chưa thành công làm cho một số
phụ huynh học sinh lớp 2 còn băn khoăn về sự đổi mới.
2.3. Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 2 tham gia quá trình tự
học theo mô hình trường học mới Việt Nam
Sau nhiều năm thực hiện mô hình trường học mới, tôi đã rút ra được một
số biện pháp để rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp 2 học tập theo theo mô hình
trường học mới Việt Nam như sau:
2.3.1. Hướng dẫn học sinh sử dụng tài liệu hướng dẫn học
Tài liệu hướng dẫn học chứa đựng nội dung kiến thức cần đạt và các
hướng dẫn cách thực hiện dành cho cả giáo viên, học sinh và phụ huynh học
sinh. Tài liệu hướng dẫn học lớp 2 khác xa so với sách giáo khoa. Để học sinh
có thể sử dụng được tài liệu hướng dẫn học thì học sinh phải được làm quen với
tài liệu.
Đầu năm học, việc đầu tiên giáo viên chủ nhiệm cần làm là hướng dẫn học
sinh sử dụng tài liệu học mới để học tập. Việc hướng dẫn sử dụng không chỉ

diễn ra 1 tiết học hay một buổi học mà nó diễn ra thường xuyên trong quá trình
học tập những tuần học đầu tiên. Trước khi bước vào tiết học chính, giáo viên
cần giúp học sinh nắm được cách sử dụng tài liệu học. Học sinh chỉ thực sự tự
học khi các em hiểu tài liệu và biết cách sử dụng tài liệu hướng dẫn học để học
tập.
Quy trình thực hiện hướng dẫn sử dụng tài liệu gồm hướng dẫn sử dụng
các kí hiệu dùng trong tài liệu và hướng dẫn cấu trúc cơ bản của các bài học.
Ngoài ra còn phải giúp các em phân biệt các yêu cầu với các hướng dẫn.
Sau trang đầu tiên là trang hướng dẫn sử dụng các kí hiệu dùng trong
sách. Nội dung của trang hướng dẫn bao gồm các kí hiệu trong sách được sắp
xếp như sau:
3


K HIU DNG TRONG SCH
M: Mẫu và ví dụ
***** Chia thời gian theo tiết học
Hoạt động cá nhân
Hoạt động cặp đôi
Hoạt động nhóm
Hoạt động chung cả lớp
Hoạt động với cộng đồng

hng dn phn ny, giỏo viờn cn cú mt hng dn ph bng li vỡ lỳc
ny cú th hc sinh cha t c v lm theo hng dn c.
Ngay tit hc u tiờn ca hc sinh, giỏo viờn dnh ớt phỳt cho hc sinh lm
quen vi ti liu. u tiờn giỏo viờn yờu cu hc sinh quan sỏt tranh v c
thm cỏc chỳ thớch trong tranh ri chia s vi bn bờn cnh nhng iu quan
sỏt v c c. Cui cựng giỏo viờn t chc cho hc sinh chia s trc lp
nhng iu quan sỏt c. Giỏo viờn cn gii thớch thờm v cỏc kớ hiu v lụ gụ

trong hng dn hc sinh ghi nh c. Vic lm quen ny s c nhc li
trong cỏc tit hc sau hoc b sung khi hc sinh cha thnh tho s dng sỏch.
Khi hc sinh ó quen vi cỏc kớ hiu, lụ gụ ri, giỏo viờn cn cho hc sinh
lm quen vi cu trỳc c bn ca tng bi. Cu trỳc ca cỏc bi hc trong ti
liu hng dn hc theo mụ hỡnh trng hc mi Vit Nam u gm cỏc phn
c bn sau:
- Tờn bi.
- Mc tiờu.
- Hot ng c bn.
- Hot ng thc hnh.
- Hot ng ng dng.

4


Cấu trúc trên được áp dụng cho tất cả các môn học và các hoạt động giáo
dục. Ngoài các phần cơ bản trên thì mỗi hoạt động cụ thể lại có các hướng dẫn
cụ thể, phù hợp với nội dung kiến thức và mục tiêu bài học.
Giáo viên cho học sinh lật giở nhanh các trang để quan sát nhận ra cấu trúc
của từng bài, những điểm giống và khác nhau về cấu trúc giữa các bài, các môn.
Trên đây là những việc cần làm ngay để giúp học sinh bước đầu biết sử dụng
sách, biết phải đọc và làm theo các hướng dẫn trong sách thì mới học được.
Với cách làm trên, sau tuần học đầu tiên tôi thấy đa số học sinh lớp tôi bước
đầu đã biết tự đọc tài liệu và thực hiện các hướng dẫn trong tài liệu. sang đến
tuần học thứ tư, phần lớn học sinh lớp tôi đẫ thành thạo việc đọc hướng dẫn để
học tập.
Học sinh biết cách sử dụng tài liệu hướng dẫn học để học tập là rất cần thiết
nhưng để học sinh tự học một cách hiệu quả, dễ dàng thì vấn đề hướng dẫn phù
hợp vô cùng quan trọng. Hướng dẫn trong tài liệu phải cụ thể từng thao tác dù là
thao tác nhỏ nhất như đi lấy phiếu ở góc học tập, hay em đọc cho bạn nghe, ….

Đều phải được thể hiện trong hướng dẫn học. Có như vậy thì học sinh tiểu học
nói chung và học sinh lớp 2 mới làm được. Để tài liệu có thể sử dụng dễ dàng và
phù hợp với học sinh lớp 2 thì giáo viên cần phải điều chỉnh hướng dẫn học.
Kinh nghiệm tiếp theo để giúp học sinh lớp 2 rèn kĩ năng tự học tập theo hướng
dẫn học của mô hình trường học mới mà tôi muốn nói đến là kinh nghiệm về
điều chỉnh và bổ sung hướng dẫn học.
2.3. 2. Chuẩn bị tài liệu, đồ dùng học tập.
a. Chuẩn bị tài liệu:
Tài liệu hướng dẫn học theo mô hình trường học mới là tài liệu biên soạn
theo hướng mở, theo hướng gợi ý nhằm mục đích có thể áp dụng cho tất cả các
vùng miền. Tài liệu mở để có thể cập nhật những nội dung, những thông tin phù
hợp với thực tiễn thời điểm tổ chức dạy – học, phù hợp với đối tượng học sinh,
phù hợp với đặc trưng, đặc điểm, điều kiện thực tế vùng miền. Tài liệu mở nhằm
phát huy, khuyến khích giáo viên sáng tạo, điều chỉnh, bổ sung nội dung,
phương pháp tổ chức cho học sinh tự học. các gợi ý và ví dụ trong tài liệu giúp
giáo viên định hướng được cách điều chỉnh tài liệu.
Chính những lí do trên, để học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 2 nói
riêng có kĩ năng tự học có hướng dẫn thì giáo viên phải điều chỉnh tài liệu
hướng dẫn học. Việc điều chỉnh có thể thực hiện qua 5 bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu bài học
Nghiên cứu bài học để bước đầu xác định mục tiêu của bài học, đọc kĩ nội
dung, các hướng dẫn trong tài liệu. Nghiên cứu để biết mục tiêu bài học và nội
dung bài học đã phù hợp chưa? Nội dung bài học có đáp ứng được mục tiêu cần
đạt không? Và ngược lại, với nội dung của bài học đó, mục tiêu cần đạt là đủ,
thừa hay cần bổ sung hoặc sắp xếp lại. Các lô gô hướng dẫn tổ chức có cần điều
chỉnh không? Nếu có điều chỉnh thế nào để tổ chức được? Hướng dẫn đã cụ thể
từng việc chưa? Ngoài việc nghiên cứu mục tiêu và nội dung bài học thì giáo
viên cũng cần nghiên cứu kĩ các hướng dẫn học xem trong tài liệu đã phù hợp
5



với từng hoạt động tự học của học sinh chưa? Các hướng dẫn đó đã cụ thể, vừa
sức với học sinh chưa?... Việc nghiên cứu bài học đòi hỏi giáo viên phải tư duy
thực sự để chuẩn bị cho những bước tiếp theo.
Bước 2: Xác định vấn đề điều chỉnh bổ sung
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu bài học, giáo viên xác định xem các vấn
đề điều chỉnh bổ sung nằm ở đâu? Mục tiêu, nội dung hay là hướng dẫn học.
Bước 3: Viết điều chỉnh bổ sung
Sau khi đã xác định được các vấn đề điều chỉnh, giáo viên sẽ tiến hành
viết điều chỉnh.
Ví dụ: Tài liệu hướng dẫn học toán 2 tập 1B, bài 26. “Viết các số thành tổng các
trăm, chục đơn vị”, Hoạt động cơ bản 1 có nội dung hướng dẫn như sau:

1. Chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”:
Em lấy các thẻ số và thẻ dấu như hình dưới đây. Hãy ghép các thẻ thành các
phép tính đúng:
+

10

4

5

9

6
=

+


=

4

Sau khi nghiên cứu bài học, tôi xác định: Mục tiêu hoạt động là nhằm ôn lại
phép cộng có tổng bằng 10, đồng thời khởi động tiết học.
Vấn đề cần điều chỉnh là:
- Lô gô hoạt động và hướng dẫn chưa cụ thể, khó thực hiện với học sinh lớp 2,
gây căng thẳng ngay khi bước vào tiết học.
Từ những xác định trên tôi viết điều chỉnh như sau:
1. Ôn lại các phép cộng có tổng bằng 10

Việc 1: Em nhẩm lại các phép cộng có tổng bằng 10.

Việc 2: Chơi trò chơi “Đố bạn ”

6


Em nghĩ ra một số, em đố bạn tìm ra số nào cộng với số em nghĩ bằng 10?
Nếu trả lời đúng, bạn được nghĩ ra một số và đố lại em. Bạn trả lời sai, em nêu
đáp án và đố tiếp.
Bước 4. Trao đổi và thống nhất
Sau khi hoàn tất việc viết điều chỉnh giáo viên cần phải thống nhất ý kiến
với khối tổ, tránh việc điều chỉnh ngẫu hứng theo ý kiến cá nhân.
Bước 5: Đối chiếu, rà soát tính hiệu quả trước khi thực hiện.
Bước này giúp giáo viên chắc chắn hơn về ý tưởng của mình.
b. Chuẩn bị đồ dùng học tập:
Để học sinh chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập của mình một cách có

hiệu quả thì việc chuẩn bị đồ dùnghọc tập để đáp ứng đúng về chủng loại, đủ về
số lượng để các em tự sử dụng thì ngoài danh mục đồ dùng có sẵn theo chương
trình hiện hành ra, giáo viên và học sinh trường học mới cần làm thêm vô số đồ
dùng tự làm. Đó là phiếu học tập, thẻ bìa, hoa ôn tập, bảng nhóm, là dụng cụ
chơi trò chơi, hòm thư, nội quy, biển báo, bảng cam kết, ... Đồ dùng luôn phải
phù hợp với tài liệu hướng dẫn, phải hấp dẫn học sinh và luôn được để ở góc
học tập. Để đạt được các tiêu chí trên đòi hỏi người giáo viên trường học mới
phải chịu khó, phải thành thạo các ứng dụng công nghệ thông tin. Người giáo
viên phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trước khi bước vào buổi học. Tôi thường
chuẩn bị đồ dùng như sau:
- Rà soát tài liệu hướng dẫn phân loại đồ dùng thành các nhóm đồ dùng có
sẵn, đồ dùng nào sưu tầm được, đồ dùng nào phải làm thêm trong mỗi bài học,
mỗi môn học rồi mới chuẩn bị đồ dùng sao cho phù hợp nhất, thuận tiện nhất đối
với học sinh.
- Việc chuẩn bị đồ dùng không chỉ mình giáo viên thực hiện mà có thể tự
làm, tự sưu tầm hoặc có thể nhờ phụ huynh học sinh làm cùng hoặc sưu tầm
giúp. Bên cạnh đó giáo viên cần chú trọng việc hướng dẫn học sinh tham gia vào
việc chuẩn bị đồ dùng cho tiết học. Việc hướng dẫn học sinh tham gia làm đồ
dùng vừa góp phần hỗ trợ giáo viên trong khâu chuẩn bị đồ dùng dạy học, vừa
đem lại cho các em niềm vui, sự thích thú đặc biệt giúp các em được thể hiện
khả năng sáng tạo, kĩ năng khéo léo của bản thân. Qua đó rèn ý thức tích cực
tham gia các hoạt động tập thể Việc các em được sử dụng những sản phẩm do
chính tay các em làm ra vào việc học tập sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc các
em sử dụng những đồ dùng sẵn có. Đây cũng là một điểm mới trong mô hình
trường học mới . Học sinh tự làm đồ dùng còn có tác dụng giáo dục các em ở
nhiều mặt vì đây chính là hình thức học tập thông qua thực hành, hình thức học
tập mà mô hình lựa chọn thay thế cho hình thức nghe giảng học thuộc kiến thức
trước đây. Qua việc làm ra một số sản phẩm sẽ giáo dục cho các em lòng ham
học hỏi, tình yêu lao động, có thái độ trân trọng sản phẩm lao động, giáo dục các
em ý thức tiết kiệm, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, ... là những mục tiêu giáo

dục hiện nay đặt ra.

7


- Khi hướng dẫn học sinh làm đồ dùng học tập thì giáo viên cần chú ý
những điểm sau:
+ Lựa chọn những đồ dùng phù hợp khả năng và đảm bảo tính vừa sức với
học sinh.
+ Quan tâm đến việc đảm bảo an toàn khi sử dụng các dụng cụ có khả năng
gây thương tích như kéo, kim, ....
+ Khuyến khích các em tái sử dụng các nguyên liệu đã qua sử dụng nhằm
giúp các em có ý thức thân thiện với môi trường như tận dụng lõi giấy vệ sinh,
ống lon đồ uống, đồ chơi hỏng, giấy màu, bìa các tông, ... để làm ra những đồ
dùng như ống truyền tin, chuông báo hiệu, thẻ màu, thẻ bìa,...
- Đồ dùng làm ra cần chú ý đến việc sử dụng cho nhiều tiết học, môn học.
Ví dụ: Trò chơi “Truyền điện” đây là trò chơi được thực hiện ở nhiều bài học,
trò chơi thường được sử dụng trong các dạng bài ôn lại kiến thức, kĩ năng đã
biết nhằm tạo đà cho các em bước vào bài mới một cách hứng thú nhất.
Dưới đây là hình ảnh minh họa một số hoạt động tự làm đồ dùng của học
sinh và đồ dùng tự làm do giáo viên và học sinh lớp tôi đã làm:

8


2.3.3. Rèn kĩ năng đọc và đọc hiểu cho học sinh.
Việc tự học của học sinh bắt đầu từ việc đọc tài liệu. Có đọc được tài liệu các
em mới biết mình phải làm gì, làm như thế nào, học cái gì,… Vì vậy kĩ năng đọc
9



và đọc hiểu của học sinh là điều kiện cần và đủ để học sinh có thể sử dụng được
tài liệu hướng dẫn học để học tập. Học sinh lớp 2 mới vừa qua giai đoạn lớp 1,
đọc lưu loát đã khó, đọc hiểu lại càng khó hơn. Các em chỉ mới bước đầu biết
đọc trơn thành tiếng và trả lời một số câu hỏi đơn giản liên quan đến nội dung.
Chính vì vậy việc rèn kĩ năng đọc thầm, hiểu nội dung là việc làm giáo viên cần
phải chú trọng, tích cực trong giai đoạn đầu năm học. Đầu năm học, giáo viên
khảo sát, phân loại học sinh ra làm các nhóm sau:
- Nhóm đọc hiểu tốt là nhóm học sinh có thể đọc lưu loát văn bản và trả lời
câu hỏi tìm hiểu bài.
- Nhóm bước đầu biết đọc hiểu là nhóm học sinh đọc lưu loát văn bản và trả
lời một số câu hỏi gợi ý cụ thể hơn để hiểu nội dung bài.
- Nhóm đọc được là nhóm đã đọc đúng được văn bản nhưng chưa trả lời
được các câu hỏi về nội dung văn bản.
- Nhóm đọc yếu là nhóm gồm những học sinh đọc chậm, đọc còn phải đánh
vần,….
Việc phân loại trên giúp tôi có hướng để rèn kĩ năng đọc và đọc hiểu phù
hợp với từng đối tượng học sinh. Đối với nhóm học sinh đọc hiểu tốt tôi chỉ cần
hướng dẫn cách sử dụng tài liệu học và quy trình tự học là các em có thể tự học
được. Đối với nhóm học sinh bước đầu biết đọc hiểu, bên cạnh việc giúp các em
thực hiện các yêu cầu ở hướng dẫn học tôi cũng chuẩn bị thêm hệ thống câu hỏi
bổ sung theo mức độ từ dễ đến khó có thể chia nhỏ câu hỏi trong tài liệu để học
sinh có thể trả lời được các phần câu hỏi. Từ đó các em có thể nắm được nội
dung của bài và nâng cao kĩ năng đọc hiểu của mình lên. Đối với nhóm học sinh
đọc được, các em đã đọc được văn bản nên kĩ năng cần rèn cho các em là đọc
hiểu. Để giúp nhóm học sinh nhóm này đọc hiểu được, tôi soạn riêng cho các em
một hệ thống câu hỏi dễ mà các em chỉ cần đọc ở trong văn bản là trả lời được.
Đối với nhóm học sinh đọc yếu, đây là nhóm khó khăn và nan giải nhất, cần sự
giúp đỡ của giáo viên nhiều nhất.
Trong nhóm học sinh này tôi tiếp tục chia các em thành hai nhóm nhỏ, nhóm

đọc chậm và nhóm chưa đọc được. Đối với nhóm đọc chậm, tôi có thể giải thích
giúp các em về nội dung và câu hỏi để các em hiểu mình cần phải trả lời cái gì
và trả lời ra sao. Sau đó tôi sẽ đặt lại câu hỏi để các em tự trả lời. Ngoài giúp đỡ
trực tiếp, tôi còn huy động sự giúp đỡ từ nhóm Hội đồng tự quản học sinh, nhóm
học sinh và bạn cùng bàn tham gia giúp đỡ các em những công việc trên. Đối
với nhóm chưa đọc được, song song với việc luyện đọc tôi phải bắt đầu từ việc
đọc hộ tài liệu, từ câu lệnh, đến nội dung, câu hỏi, khuyến khích các em nghe,
nhớ và tìm câu trả lời trước, dần dần các em sẽ tự nâng dần kĩ năng đọc của
mình lên các mức độ cao hơn và tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập theo hướng
dẫn của tài liệu. Ngoài những biện pháp nhằm giúp học sinh rèn kĩ năng đọc
hiểu ra, thì việc đánh giá, động viên sự tiến bộ thường xuyên đối với học sinh là
vô cùng quan trọng. Giáo viên không chỉ động viên khuyến khích những học
sinh đã tự hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập mà còn phải động viên khuyến
khích những học sinh đọc có tiến bộ . Chẳng hạn nhóm chưa đọc được khi các
10


em đã bước đầu đọc được giáo viên cần ghi nhận khen ngợi để các em tự tin rèn
luyện tiếp.
2.3.4. Rèn kĩ năng học tập nhóm:
Như chúng ta đã biết, các hoạt động học tập của học sinh Trường học mới
chủ yếu diễn ra tại các nhóm học tập. Kĩ năng học tập nhóm của học sinh mà tốt
thì kết quả tự học mới tốt. Điều này cho thấy kĩ năng học tập nhóm là kĩ năng vô
cùng quan trọng quyết định sự thành công của quá trình học tập. Các kĩ năng
học tập nhóm gồm kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng diễn đạt, kĩ năng hợp tác, kĩ năng
lắng nghe tích cực, … Kĩ năng đọc hiểu giúp các em chuẩn bị được ý kiến để
chia sẻ với các bạn trong nhóm, kĩ năng diễn đạt giúp các em biết trình bày ý
kiến trước nhóm một cách tự tin nhất, kĩ năng hợp tác giúp các em biết phối hợp
với các bạn để đẩy nhanh tiến độ học tập. kĩ năng lắng nghe tích cực giúp các
em lắng nghe được ý kiến người khác để điều chỉnh ý kiến, suy nghĩ của mình,

đi đến thống nhất ý kiến chung cả nhóm.
Để rèn kĩ năng học tập nhóm cho học sinh lớp 2B tôi đã làm như sau:
- Lựa chọn cách chia nhóm dựa vào đối tượng học sinh hoặc, đặc thù môn
học hoặc hoạt động giáo dục.
+ Dựa vào đối tượng học sinh, tôi chia nhóm học tập theo cách học sinh
khá giỏi kèm học sinh yếu. Cách này có ưu điểm là giúp cho tiến độ học tập của
các nhóm khá đồng đều. và tạo cơ hội để các em giúp đỡ lẫn nhau trong quá
trình học tập. Bên cạnh ưu điểm chỉ ra ở trên, cách này cũng có nhược điểm là
thái độ học tập của học sinh chưa thực sự thoải mái. Cũng dựa vào đối tượng
học sinh, có thể chia nhóm theo kiểu học sinh cùng trình độ vào chung nhóm.
Cách này có ưu điểm Học sinh khá giỏi sẽ tự hoàn thành và hoàn thành nhanh
các nhiệm vụ học tập được giao một cách dễ dàng ít cần sự giúp đỡ của giáo
viên, giáo viên có nhiều thời gian kèm thêm các nhóm học sinh yếu giúp các em
có thể vượt chướng ngại vật trong quá trình học tập mắc phải. Nhược điểm: học
sinh giỏi hoàn thành bài sớm sẽ là trung tâm gây mất trật tự trong lớp học. Để
khắc phục tình trạng này, giáo viên cần xác định trước để chuẩn bị tốt các bài
thực hành bổ sung.
+ Dựa vào đặc thù môn học để chia nhóm: Mỗi học sinh lại có năng
khiếu, sở trường một hay một số lĩnh vực nhất định. Chia các em có cùng sở
trường vào cùng nhóm sẽ giúp các em phát huy, bộc lộ hết khả năng của mình. Qua
đó giáo viên cũng phát hiện và có kế hoạch bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh.
- Hướng dẫn cách học nhóm: Khi hướng dẫn học sinh học nhóm cần có kế
hoạch cụ thể về nhiệm vụ, việc làm, thao tác đến từng thành viên trong nhóm.
Cần quy ước một số tín hiệu và sử dụng tín hiệu trong quá trình học nhóm như:
Đồng ý: giơ ngón cái, ý kiến khác giơ tay xin trình bày, hoàn thành giơ biển
xanh, gặp khó khăn giơ biển đỏ, …. Thường xuyên theo dõi hỗ trợ học sinh
trong suốt quá trình học nhóm như: Hỗ trợ học sinh gặp khó khăn, làm trọng tài
giải quyết bất đồng ý kiến, đánh giá kết quả học tập và giao việc mới cho học
sinh đã hoàn thành, hỗ trợ học sinh yếu. Khuyến khích học sinh tranh luận thật
sôi nổi khi học nhóm. Giải quyết mọi băn khoăn, thắc mắc mà học sinh đưa ra.

11


Đánh giá tế nhị ý kiến, kết quả học tập của học sinh. Tránh phủ định thẳng thừng
ý kiến của học sinh.
Sau đây là một số hình ảnh về học sinh lớp 2B trong quá trình học tập
nhóm:

2.3.5. Tạo thói quen học tập theo các bước học tập cơ bản.
12


Mỗi học sinh “Trường học mới” đều phải chủ động thực hiện các nhiệm
vụ học tập. Khi đến trường luôn ý thức được mình phải bắt đầu và kết thúc hoạt
động học tập như thế nào, đánh giá ra sao, khi nào thì viết tên bài, khi nào thì bắt
đầu hoạt động cơ bản hay hoạt động thực hành… không cần chờ đến sự nhắc
nhở của giáo viên. Để làm được điều này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực
hiện nhiệm vụ học tập theo quy trình các bước học tập một cách linh hoạt,
thường xuyên.
Ví dụ: Trong tất cả các môn học, bài học, học sinh thường bắt đầu bài học
bằng việc chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập liên quan đến bài học đó - viết tên
bài vào vở - Đọc tên bài và mục tiêu bài học, nhớ và chia sẻ với bạn về tên bài
và mục tiêu bài học. Đó chính là các bước tự học đầu tiên của học sinh trong quá
trình học tập. Sau khi hoàn thành một số bước học tập đầu tiên đó, tùy vào dạng
bài, tùy vào môn học hay tùy vào hướng dẫn của tài liệu và của giáo viên học
sinh có thể tự tiến hành các bước tiếp theo có thể là hoạt động cơ bản đối với
dạng bài mới hoặc hoạt động thực hành đối với dạng bài ôn tập, luyện tập. Nếu
nói Tài liệu hướng dẫn học là cẩm nang, là biển chỉ đường, là chìa khoá giúp các
em tự thực hiện các nhiệm vụ học tập thì quy trình các bước học tập cơ bản sẽ
giúp các em biết tự học theo trình tự nào. Học sinh luôn học tập, thực hiện

nhiệm vụ theo các bước học tập linh hoạt, chủ động chứng tỏ kĩ năng tự học của
các em rất tốt.
2.3.6. Phát huy vai trò của Hội đồng tự quản, nhóm học tập:
a. Phát huy vai trò của Hội Đồng tự quản học sinh
Học sinh phát triển toàn diện nhờ các hoạt động tự giáo dục, học tập của
mình. Hội đồng tự quản học sinh là tổ chức của học sinh, vì học sinh và do học
sin thực hiện. Các em được làm chủ trong việc bầu ra Hội đồng tự quản, Chủ
tịch, Phó chủ tịch và các ban của Hội đồng tự quản.
Học sinh tự đề xuất, bàn bạc đưa ra các nội quy và cùng nhau thực hiện
các nội quy đó một cách có giám sát lẫn nhau theo sự phân công cụ thể cho từng
thành viên.
Quyền và trách nhiệm của mỗi thành viên Hội đồng tự quản học sinh
đồng thời được quy định và thực hiện trong nhóm và trong lớp học bởi học sinh.
Hội đồngtự quản có một số ban học tập. Số ban trong Hội đồng tự quản
do mỗi lớp quy định. Tên mỗi ban cũng do học sinh tự thảo luận bàn bạc đặt ra.
Ở lớp tôi, học sinh được chia thành các Ban gồm: Ban học tập; Ban đại
diện lớp học; Ban văn nghệ, thể thao; Ban quyền lợi học sinh và vệ sinh sức
khỏe; Ban đồ dùng, thư viện. Các thành viên trong mỗi ban cùng nhau xây dựng
những yêu cầu, nội dung và cách thức hoạt động của Ban.
Để phát huy được vai trò của Hội đồng tự quản, tăng cường được khả
năng tự học của học sinh, các thành viên mỗi ban học tập cần bàn bạc lập kế
hoạch cụ thể về nhiệm vụ, về thời gian thực hiện, giao việc cụ thể cho từng
thành viên theo tuần, theo tháng, có tổng kết đánh giá định kì với sự giúp đỡ tích
cực của giáo viên. Việc lập kế hoạch đối với học sinh lớp 2 sẽ rất khó khăn và
cũng có thể không thực hiện được nếu như giáo viên không giúp đỡ sát sao. Đầu
năm học, tôi giúp học sinh lên kế hoạch của từng ban sau đó bàn bạc với các em
13


để đi đến thống nhất và thực hiện. Cùng với thời gian trôi, hiện nay, các ban học

tập lớp tôi đã tự lên kế hoạch hoạt động cho ban mình theo tuần, theo tháng.
b. Phát huy vai trò của nhóm học tập:
Nhóm học tập là một thành tố đặc trưng, quan trọng của mô hình trường
học mới.
Có thể nói mọi hoạt động của học sinh diễn ra trong nhóm học tập.Nhóm
học tập vừa là môi trường học tập vừa là động lực học cho mỗi cá nhân.
Nhóm trưởng là linh hồn của nhóm học tập, là người điều hành, giám sát
hoạt động học của mỗi thành viên trong nhóm. Một nhóm trưởng tốt là phải tạo
cơ hội để mọi thành viên tự giác trong khi tự học, tạo cơ hội để mọi thành viên
được bày tỏ ý kiến cá nhân của mình.
Để phát huy vai trò của nhóm học tập, rèn kĩ năng tự học cho học sinh tôi
đã làm như sau:
Ngay từ đầu năm học, tôi chọn ra những học sinh khá, giỏi, nắm bắt nhanh để
cử làm nhóm trưởng vì buổi đầu các em còn bỡ ngỡ với mô hình học tập mới chưa
mạnh dạn, tự tin nhận trách nhiệm nhóm trưởng. Chọn cử được nhóm trưởng, tôi bắt
tay vào việc đào tạo nhóm trưởng ngay trong buổi đầu làm quen cách học mới. Có
khá nhiều cách và cũng khá nhiều giai đoạn để đào tạo nhóm trưởng nhưng cách mà
tôi dùng là làm mẫu. Tôi tập hợp các nhóm trưởng lại thành một nhóm và tôi vào vai
nhóm trưởng điều hành các em thực hiện một vài hướng dẫn học theo hướng dẫn.
Cách làm này chỉ diễn ra trong tuần đầu của năm học, sau đó thì trong quá trình học
tập các em sẽ học tập lẫn nhau, thi đua phấn đấu điều hành tốt để được làm nhóm
trưởng trong các lần bầu sau. Trong năm học tôi thường xuyên luán phiên các em
làm nhóm trưởng, tạo được sự bình đẳng giữa các thành viên trong nhóm, đồng thời
tăng cường khả năng điều hành cho mỗi học sinh. Hiện nay, trải qua một năm học,
đa số học sinh lớp tôi đều có thể đảm nhiệm vai trò làm nhóm trưởng.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi khám phá áp dụng mô hình theo cách
làm nhằm hướng dẫn học sinh lớp 2 tham gia quá trình tự học theo mô hình
trường học mới Việt Nam, bằng cách giúp các em làm quen với tài liệu đầu năm
học, điều chỉnh tài liệu, rèn kĩ năng đọc, … tôi đã thu được kết quả nhất định.

Hầu hết học sinh lớp tôi đã đã hoàn toàn chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập
của mình một cách tự giác, tích cực. Không còn thói quen chờ đợi sự dẫn dắt,
mở đường từ giáo viên mà các em tự học, tự tổ chức, tự tìm hiểu, tự khám phá,
tự rút ra bài học, tự áp dụng, tự đánh giá sự tiến bộ của mình, cho mình. Để từ
đó các em chủ động hơn, tự tin hơn, có nhiều kĩ năng hơn trong mọi lĩnh vực
cuộc sống. Với cách học mới này, qua các lần kiểm tra, lớp tôi luôn được nhà
trường đánh giá cao về ý thức tự học và thành thạo trong việc sử dụng tài liệu
hướng dẫn học để học tập.

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
14


3.1. Kết luận:
Vẫn còn sớm để nói các việc làm như giúp học sinh lớp 2 làm quen với tài
liệu, lô gô ở tài liệu, điều chỉnh tài liệu hướng dẫn học hay rèn kĩ năng đọc và
đọc hiểu cho học sinh cùng với việc áp dụng quy trình 10 bước học tập và chuẩn
bị các công cụ, đồ dùng học tập, phát huy vai trò của Hội đồng tự quản, nhóm
học tập là sáng kiến kinh nghiệm rèn kĩ năng tự học cho học sinh lớp 2 theo mô
hình trường học mới Việt Nam, nhưng đây là những việc làm mà tôi tâm đắc
nghiên cứu và áp dụng trong quá trình dạy học theo Mô hình trường học mới
Việt Nam VNEN trong những năm học thực hiện mô hình. Tuy chưa nhiều
nhưng bước đầu tôi cũng đã thu được thành công nhất định đó là:
Sau nhiều năm học áp dụng cách làm trên, Học sinh các lớp do tôi chủ nhiệm
đã tương đối thành thạo việc sử dụng các tài liệu hướng dẫn học để tự hoàn
thành và hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập. Các em tự tin hơn, chủ động hơn
trong quá trình học tập của mình. Tôi tin rằng với cách làm này tôi đã thành
công ở lớp 2 thì chắc rằng đối với các khối lớp trên sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn
nhiều nếu thực hiện.
3.2. Kiến nghị

Tuy chỉ là bước đầu có hiệu quả nhưng tôi mạnh dạn viết ra đây các cách
làm của mình để các đồng nghiệp của tôi đặc biệt những đồng nghiệp mới thực
hiện mô hình dạy học mới này tham khảo, cùng làm và góp ý kiến cho tôi để
những cách làm trên trở thành sáng kiến thực sự. Tôi cũng rất mong nhận được
sự quan tâm của các cấp chỉ đạo chuyên môn giúp đỡ để cách làm của tôi được
tuyên truyền rộng rãi đến bạn bè đồng nghiệp để nâng cao chất lượng dạy học
theo mô hình trường học mới. Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
HIỆU TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG

Thanh Hóa, ngày 31 tháng 3 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết:

Lương Thị Điệp

15



×