Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng giảng dạy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 17 trang )

MỤC LỤC
TT
1.
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
2.
2.1
2.2.

Nội dung
PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài .
Mục đích nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu.
Những điểm mới của sáng kiến .
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lí luận.
Thực trạng vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới

2.3.
2.3.1

phương pháp dạy học ở trường Tiểu học Quảng Hưng.
Giải pháp thực hiện.
Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ

5


5

.
2.3.2

thông tin trong năm học.
Nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin và bồi

6

2.3.3

dưỡng kiến thức tin học cho cán bộ giáo viên:
Tổ chức chuyên đề: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng

6

.
2.3.4

dạy”
Trang bị cho giáo viên về chức năng, vai trò của CNTT trong

7

.
2.3.5

giảng dạy
Giúp giáo viên nắm vững vai trò và cách khai thác tư liệu qua


14

.
2.3.6

Intenet
Tổ chức dạy mẫu một số tiết ở một số môn, ứng dụng rộng rãi

14

.
2.3.7

trong công tác giảng dạy ở nhà trường.
Đổi mới cách đánh giá giờ dạy của giáo viên

15

.
2.4
3.1
3.2

Kết quả của sáng kiến
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Đề xuất – Kiến nghị:

Trang

2
2
2
3
3
3
3
4

15
16
17

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh
đảo trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của
công nghệ thông tin (CNTT). CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra
những nhân tố năng động mới, cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và
xã hội thông tin.
1


Nghị quyết trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo
dục đã chỉ rõ: trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT
và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo. Hiện nay các
trường học đều trang bị phòng máy, phòng đa năng, nối mạng Internet và Tin
học được giảng dạy chính thức . Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn
trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp
dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học

phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi.
Nếu trước kia trong hệ thống giáo dục truyền thống người ta nhấn mạnh
tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, giáo viên thường là nguồn
tài liệu duy nhất cho học sinh học tập, “thầy đọc, trò chép”.Thì ngày nay trong hệ
thống giáo dục hiện đại, giáo viên đã phải dần dần trở thành người hướng dẫn học
sinh biết dùng máy tính và Internet để tự tìm nội dung, hình thành và phát triển cho
học sinh các phương pháp học chủ động. Tài liệu trên mạng Internet được cung cấp
bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ
thấy, dễ tiếp thu kiến thức. Đây là một công dụng lớn của công nghệ thông tin và
truyền thông trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Có thể khẳng định
rằng, môi trường công nghệ thông tin và truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích
cực tới sự phát triển trí tuệ của học sinh
Thực tế trong những năm qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá
trình giảng dạy của giáo viên cũng còn nhiều vấn đề cần quan tâm, một bộ phận
giáo viên khả năng, kiến thức tin học hạn chế, một bộ phận chưa hiểu tầm quan
trọng và hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới PPDH.
Vì vậy vấn đề đặt ra cho chuyên môn nhà trường là làm thế nào để thay đổi nhận
thức của giáo viên về ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy ?
Bản thân tôi đã trăn trở và đưa ra “Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông
tin nâng cao chất lượng giảng dạy” , để vận dụng trong đổi mới phương pháp dạy
học, góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Khi nghiên cứu các giải pháp chỉ đạo công tác ứng dụng công nghệ thông
tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy tôi muốn cùng các đồng nghiệp chia sẻ
những kinh nghiệm trong công tác quản lí; trao đổi, bàn luận để tìm ra những
biện pháp thiết thực, khả thi nhất về việc ứng dụng công nghệ thông tin đổi mới
phương pháp dạy học ở trường tiểu học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Những biện pháp áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
Giáo viên giảng dạy các bộ môn trong nhà trường.

1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp đọc tài liệu, tổng hợp hệ thống kiến thức trong chương trình.
2


Phương pháp điều tra thu thập thông tin.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Sáng kiến được áp dung tại đơn vị công tác mới với đối tượng giáo viên
mới và đặc điểm tình hình cơ sở vật chất khác hơn đơn vị cũ.
Mở rộng thêm một số nội dung mới phù hợp với xu thế giáo dục tại thời
điểm hiện tại.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận
Vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học đã được chứng minh bằng thực tiễn giáo dục trong và ngoài nước
những năm qua, nó cho thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin CNTT trong giảng
dạy và học tập là xu thế tất yếu của giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học bằng
CNTT là một chủ đề lớn được UNESCO đưa ra thành chương trình của thế kỷ XXI
và dự đoán sẽ có sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỷ XXI do
ảnh hưởng của CNTT. Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo cũng đã nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có
tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ
thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập”.
Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT
trong dạy học; trong thời gian qua các nhà trường đã đặc biệt quan tâm đến việc
đưa CNTT vào công tác giảng dạy và học tập.
Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các
phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp
cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết
vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như

dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong
môi trường công nghệ thông tin và truyền thông.Mục tiêu cuối cùng của việc
ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất
lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác
cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, học
sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp
hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình. Vậy làm thế nào để
giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả trong công tác giảng dạy?
Giải pháp cần thực hiện là gì?
Trong xu thế hội nhập với thế giới của Việt Nam, lĩnh vực giáo dục và đào
tạo trong đó có giáo dục tiểu học không phải là ngoại lệ là vấn đề được quan tâm
hàng đầu. Điều quan trọng trong quá trình hội nhập này là bản thân chúng ta
luôn cập nhật được những tiến bộ trong cách dạy, cách học và phương pháp
quản lí giáo dục tiên tiến trên thế giới. Bên cạnh đó, tuỳ theo hoàn cảnh thực tế
của từng đơn vị mà các nhà quản lí áp dụng những biện pháp cụ thể sao cho đạt
3


hiệu quả cao nhất như mong muốn.Một trong những đặc điểm nổi bật của xu
hướng giáo dục hiện đại là sự thay đổi trong mô hình giáo dục. Trong triết lí
giáo dục mới này, học sinh là trung tâm của mô hình giáo dục thay cho cho giáo
viên trong mô hình giáo dục truyền thống. Sự thay đổi tư duy giáo dục này là
hợp lí vì trong quá trình hội nhập, hiệu quả vận hành của một tổ chức hay cá
nhân được đánh giá dựa trên kết quả, chất lượng. Học sinh là sản phẩm của
trường học, chất lượng học sinh chính là thước đo, là tiêu chí đánh giá căn bản
nhất đối với hoạt động của một đơn vị nhà trường.Với việc thay đổi mô hình
giáo dục thì việc thay đổi môi trường giáo dục cũng là điều tất yếu. Mọi nguồn
lực và chiến lược phát triển trong nhà trường đều nhằm tạo lập một môi trường
học tập cởi mở, sáng tạo cho học sinh. Một môi trường giáo dục hiện đại sẽ cung
cấp tối đa khả năng tự học, tự tìm kiếm thông tin cho mỗi học sinh khi giáo viên

chỉ hướng dẫn kĩ năng, phương pháp giải quyết công việc. Để hiện thực hoá điều
đó thì công nghệ thông tin là một công cụ hữu hiệu.
Với sự thay đổi căn bản về mô hình giáo dục, vai trò của CNTT trở nên
đặc biệt quan trọng. CNTT là công cụ cần thiết, phục vụ hiệu quả các quy trình
quản lí trong trường học. Đặc điểm nổi trội là thông qua dữ liệu, thông tin được
lưu trữ, xử lí, các tiêu chí quản lí nhà trường được mã hoá từ định tính sang định
lượng. Bên cạnh đó, sự minh bạch và chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các thành
viên trong nhà trường sẽ làm tăng hiệu quả vận hành, quản lí và chất lượng giáo
dục của nhà trường. Vì vậy ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là
việc làm thiết yếu, hữu dụng.
2.2.Thực trạng vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới
phương pháp dạy học ở trường TH Quảng Hưng.
* Thuận lợi
- Trường Tiểu học Quảng Hưng là trường chuẩn Quốc gia mức độ I. Nhà
trường có bề dày về thành tích trong nhiều năm qua. Đội ngũ giáo viên say sưa
với công việc, tâm huyết với nghề.
- Các phòng học đều được trang bị đầy đủ máy chiếu đảm bảo cho hoạt
động dạy và học.
- Trong năm học này, 100% học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 đều đã được học
môn Tin học do đó khả năng tiếp thu và vận dụng CNTT tương đối tốt.
* Khó khăn
- Một số giáo viên tuổi đã cao khả năng thiết kế những tiết học có ứng dụng
CNTT vẫn còn hạn chế, chưa đủ để vận dụng sáng tạo, thậm chí còn né tránh.
- Một bộ phận giáo viên quan niệm sử dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy chỉ là trình chiếu những hình ảnh, video, bảng biểu, kí tự… người học
“thưởng thức” những thông tin đó một cách thụ động mà không có sự gợi ý
hướng khai thác các kiến thức, hình thành các kĩ năng khai thác kênh hình, tạo
tình huống có vấn đề… cho người học. Giáo viên chưa hiểu hết, chưa nghiên
cứu kĩ mục tiêu của việc ứng dụng công nghệ thông tin là nhằm đổi mới phương
4



pháp dạy học.Nhiều tiết dạy sử dụng công nghệ lại quá lạm dụng,việc lạm dụng
nó đã dẫn đến hậu quả làm giảm chất lượng giảng dạy, không đạt được mục tiêu
bài học còn làm lãng phí thời gian, tiền của, công sức. Một số tiết dạy, dùng
công nghệ thông tin để trình chiếu quá nhiều hình ảnh, cung cấp nhiều thông tin
không cần thiết, học sinh không thể tiếp nhận hết. Điều đó làm cho công nghệ
thông tin, dù đã được đưa vào quá trình dạy học, vẫn chưa thể phát huy tính trọn
vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó.
Để có cơ sở minh chứng cho việc chỉ ra hiệu quả của ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học, đầu tiên tôi đã tìm hiểu, nắm bắt tình hình việc vận dụng
công nghệ thông tin trong những năm học trước. Qua điều tra cho thấy:
Vẫn còn một phận không nhỏ giáo viên ngại khai thác và ứng dụng
CNTT trong giờ thao giảng, lo ngại thao tác không thuần thục dễ bị mất điểm.
BảngA: Kết quả khảo sát giờ dạy của giáo viên trong năm học 2016 2017:
Năm học

Số tiết
TGiảng

2016 - 2017

46T

Giỏi

Khá

Số tiết
ƯDCNTT


35T
(76%)

11T

28T

Giỏi

Khá

26T
(92,8%)

2T

Qua bảng số liệu trên dễ dàng nhận thấy, số tiết thao giảng ứng dụng
công nghệ thông tin tỷ lệ giờ giỏi đạt cao hơn nhiều so với các tiết dạy không
ứng dụng CNTT.
2.3. Giải pháp thực hiện
Từ thực trạng trên, để thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT trong đổi mới
phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, chúng tôi tiến hành
các giải pháp cơ bản sau đây:
2.3.1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ
thông tin trong năm học.
Ngay từ đầu năm học, là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tôi đã
xây dựng kế hoạch thực hiện ứng dụng CNTT phù hợp với điều kiện thực tế . Tổ
chức từng bước thực hiện có hiệu quả kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin
trong nhà trường:

+ Động viên khích lệ để mỗi cán bộ giáo viên đầu tư máy tính và kết nối
Internet tại nhà.
+ Khuyến khích tất cả giáo viên soạn bài, làm hồ sơ, báo cáo trên máy tính.
+ Tham mưu với lãnh đạo nhà trường kết nối mạng toàn bộ các phòng
chức năng,phòng học tạo điều kiện thuận lợi cho mọi giáo viên học tập, khai
thác tư liệu qua mạng và thực hiện các tiết dạy trên lớp.
5


Năm học 2017 - 2018, trong hội nghị cán bộ công chức đầu năm, nhà
trường giao chỉ tiêu cho tất cả giáo viên trong trường phải đăng ký nội dung ứng
dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Trong đợt thao giảng giáo viên giỏi
trường (mỗi Giáo viên 2 tiết, có ít nhất 1 tiết dạy ứng dụng CNTT), 100% giáo
viên phải có giờ thao giảng ứng dụng CNTT .Nếu giáo viên nào gặp khó khăn,
đề xuất nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ, người biết dạy cho người chưa biết.
Chỉ tiêu này được toàn thể cán bộ giáo viên đồng thuận và mỗi giáo viên tự xây
dựng cho mình kế hoạch học tập.
2.3.2 Nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin và bồi
dưỡng kiến thức tin học cho cán bộ giáo viên:
Đẩy mạnh tuyên truyền cho giáo viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang
tính tất yếu của ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy thông
qua nhiều hình thức như: triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ, ngành về ứng
dụng CNTT trong dạy học; thông qua các buổi họp hội đồng sư phạm, sinh hoạt
chuyên môn tổ khối, hội thảo chuyên đề…
Đặc biệt, để triển khai thành công thì trước hết, lãnh đạo nhà trường phải
nhận thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong
dạy-học, từ đó quan tâm, tạo điều kiện và quyết tâm triển khai thực hiện. Nếu
chỉ phát động mà không quan tâm, không thể hiện quyết tâm và thực hiện những
biện pháp bổ sung thì việc ứng dụng CNTT của giáo viên cũng không thể mang
lại kết quả như mong đợi.

Bên cạnh đó, chuyên môn nhà trường đã lấy đội ngũ tổ khối trưởng là
những giáo viên có kỹ năng tin học tốt phối hợp với giáo viên Tin học tổ chức
bồi dưỡng Tin học cho đội ngũ tại chỗ bằng cách tổ chức chuyên đề ứng dụng
CNTT với các nội dung cơ bản: Đánh và chỉnh sửa văn bản bằng phần mềm
Word, Excel; cách soạn và giảng dạy giáo án có ứng dụng CNTT bằng
Powerpoint; lập địa chỉ email và truy cập internet khai thác thông tin và trao đổi
thông tin trong đội ngũ giáo viên.
Hàng tháng chuyên môn nhà trường cập nhật và tổng hợp những nội
dung mới có thể vận dụng và gửi qua Imail cho toàn thể giáo viên tham khảo.
2.3.3. Tổ chức chuyên đề: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy”:
Để việc triển khai ứng dụng CNTT trong năm học đạt hiệu quả cao,ngay
từ đầu tháng 9 năm học 2017 – 2018, chúng tôi đã tổ chức chuyên đề “Ứng
dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy” Trước khi tiến hành , mỗi giáo viên
đều phải chuẩn bị ý kiến của cá nhân về những nội dung sau;
- Xác định vai trò, tác dụng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
đổi mới phương pháp dạy học.
- Những thuận lợi của cá nhân trong việc ứng dụng công nghệ thông tin.
- Những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, tồn tại trong quá trình sử dụng
của bản thân, của đồng nghiệp.
6


- Nêu ý kiến đề xuất, kiến nghị.
Trên cơ sở ý kiến của từng cá nhân, sau khi đã thảo trong tập thể, toàn
trường đã thống nhất thực hiện kế hoạch đã đề ra. Nhiều giáo viên đã đóng góp
những ý kiến rất sát thực giúp cho BGH nhà trường có cơ sở chỉ đạo chung đạt
hiệu quả cao hơn.
2.3.4. Trang bị cho giáo viên về chức năng, vai trò của CNTT trong
giảng dạy:

Như đã nói ở trên, việc hiểu rõ chức năng, vai trò của CNTT trong giảng
dạy của một bộ phận giáo viên còn hạn chế. Vì vậy để việc ứng dụng CNTT trong
nhà trường được thực hiện triệt để, chúng tôi đã làm tốt công tác tuyên truyền giúp
giáo viên hiểu rõ vai trò ,tác dụng của CNTT trong giảng dạy giảng dạy, về mặt sư
phạm có thể quan niệm giáo án trình chiếu như là một cách thức giảng dạy trong
đó giáo viên khai thác tiện ích công nghệ thông tin để thiết kế các hoạt động học
tập nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, phát triển tư duy, nhận thức mà
còn phát triển cả cảm xúc và tâm hồn, kĩ năng xử lí thông tin và kĩ năng giao tiếp.
Khó khăn mà hầu hết giáo viên gặp phải là kỹ năng xây dựng bài soạn
dạng trình chiếu. Trong quá trình giảng dạy, vận dụng CNTT chỉ là một phương
tiện hỗ trợ quá trình dạy học chứ không phải là một “phương pháp dạy học mới”
trong dạy học. Nếu không nhận thức đúng đắn việc sử dụng CNTT không những
không phát huy được ưu điểm của nó mà có khi không tạo ra được bước đột phá
về gì về mặt phương pháp dạy học theo yêu cầu đổi mới Phương pháp.
Khi hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch bài dạy có ứng dụng CNTT, chúng
tôi đã giúp giáo viên quan niệm đúng chức năng của CNTT để vận dụng đem lại
hiệu quả cao cho giờ dạy. Cách hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch bài học chúng
tôi thực hiện từng bước như sau:
* Hướng dẫn chọn bài giảng hay phần bài giảng thích hợp:
Để phát huy hiệu quả của CNTT giáo viên cần lưu ý cách lựa chọn
những bài dạy có thể ứng dụng CNTT theo từng môn học:
- Với môn Toán:
Để học sinh hiểu và nắm bắt được kiến thức, phần giới thiệu bài giáo viên
nên cho học sinh hoạt động bằng đồ dùng trực quan cá nhân sau đó đối chiếu
trên màn hình giúp học sinh nhớ bài tốt hơn.
Dạng giải toán có lời văn gv chỉ nên vận dụng với các bài toán có yếu tố
hình học hay biểu diễn sơ đồ.... bài toán có lời văn đưa ra phải bắt đầu từ hình
ảnh trực quan sinh động.
Trong dạy toán phần luyện tập, thực hành các bài thuộc dạng tính, đặt
tính hay tính nhẩm giáo viên nên tạm dừng màn hình cho học sinh làm bài tránh

thiếu tập trung. Sau khi học sinh hoàn thành có thể kiểm tra học sinh đổi chéo
vở nhận xét và cho điểm miệng bài làm của bạn; chữa bài theo dạy học truyền
thống: chữa trên bảng lớp hay đối chiếu với kết quả trên màn hình.
- Với môn Tiếng việt:
7


Dạy phần học vần, khi giới thiệu âm, tiếng hay từ ứng dụng. Giáo viên chỉ
cần di chuyển chuột thì sẽ xuất hiện trên màn hình âm,tiếng hay từ với bố cục
được trình bày giống như trong SGK Tiếng việt Lớp 1.Thông qua việc bấm
phím, di chuyển chuột, phông chữ to, rõ ràng; học sinh ngồi ở góc độ nào cũng
thấy rõ bài học. Từ đó giáo viên dễ dàng giúp học sinh tiếp thu được những kiến
thức, kĩ năng và rèn đọc cho học sinh đạt kết quả tốt hơn.
Bài luyện viết giáo viên nên hướng dẫn học sinh cụ thể cách viết thông
qua trình chiếu hoạt hình Flash để học sinh dễ theo dõi cách đưa các nét. Khi
thiết kế hoạt hình nên bố trí tạm dừng ở các vị trí dừng nét viết cho chính xác.
Với cách làm như vậy, học sinh được quan sát một cách trực tiếp qua
những hình ảnh động sẽ tiếp thu bài tốt hơn.
Đối với phần Tập đọc học kì 2 Lớp 1. nên trình chiếu cho học sinh được
quan sát tranh và đọc bài với phông chữ to, rõ ràng, trình tự các bước của bài dạy
xuất hiện làm gây hứng thú học của các em. Giải nghĩa một số từ bằng hình ảnh
động dù học ở tại lớp nhưng học sinh như cảm thấy được chính mình đang đứng
đó để ngắm nhìn. Ví dụ từ: mái đền lấp ló hay từ Tháp Rùa tường rêu cổ kính,
giáo viên cho xuất hiện hình ảnh trên màn hình học sinh sẽ thấy cụ thể hơn.
Đối với dạy phân môn Luyện từ và câu các lớp 3,4,5 có thể sử dụng
CNTT rất có hiệu quả
- Với môn Tự nhiên-Xã hội; Lịch sử- Địa lý:
Đây là các môn học có tính thực tế, giàu hình ảnh. Học sinh tiểu học, kiến
thức tự nhiên xã hội còn rất ít,rí nhớ của các em mới chỉ dừng lại ở mức độ tư
duy cụ thể.

Đối với môn Tự nhiên và xã hội là sự vận dụng tổng hợp tri thức , giáo
dục kĩ năng sống cho các em một cách toàn diện hơn. Từ việc quan sát tranh,
nêu nội dungcủa từng bức tranh đưa ra ý kiến. Học sinh tham gia hoạt động sôi
nổi hơn, tự tin nêu chứng kiến của mình, tự tin đứng trước lớp là dịp củng cố
những kiến thức mà các em đã học. Là điều kiện thuận lợi cho các em phân tích
tổng hợp. Từ đó trí thông minh,tư duy được nâng cao. Chính vì vậy học sinh rất
khó tưởng tượng khi giáo viên dạy theo giáo án thông thường với hình ảnh tĩnh.
Nhưng khi học sinh được quan sát trên màn hình với những hình ảnh sống động
các em sẽ nắm vững kiến thức rất nhanh.
Dạy Lịch sử và Địa lí , GV có thể trình chiếu cho HS quan sát rất rõ bản
đồ, lược đồ, các hình ảnh minh hoạ, các videoclip tái hiện các trận đánh lịch sử…
phát huy tối đa hiệu quả của giờ học giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức .
- Với môn Mĩ thuật:
Đây là môn học nghệ thuật có thể phát huy tính sáng tạo cho học sinh,
giáo dục lòng yêu thích cái đẹp trong cuộc sống. Nguốn tư liệu tranh ảnh phục
vụ giảng dạy cực kỳ phong phú. Bên cạnh đó có thể thiết kế được nhiều slide
biểu diễn các thao tác vẽ thay cho thao tác của GV rất chính xác, sinh động.
- Với môn Đạo đức:
8


Thông qua những hình ảnh sinh động … những trò chơi trên màn hình
giúp các em tư duy trực quan sinh động hơn, hứng thú học tập hơn qua đó,giáo
dục học sinh bước đầu biết cách sống và ứng xử phù hợp các mối quan hệ với
những người thân trong gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè và những người xung
quanh; với cộng đồng quê hương, đất nước và với môi trường tự nhiên; giúp các
em bước đầu biết sống tích cực, chủ động, có mục đích, có kế hoạch, tự trọng, tự
tin, có kỉ luật, biết hợp tác, giản dị, tiết kiệm…
Việc ứng dụng CNTT chỉ có hiệu quả đối với một số bài giảng nhất định
chứ không phải là toàn bộ chương trình hay tất cả các môn học. Cụ thể là đối với

những bài có nội dung ngắn, không nhiều kiến thức mới thì dạy theo cách truyền
thống sẽ hiệu quả hơn. Vì vậy xác định bài giảng hay phần bài giảng nào thích
hợp cho việc ứng dụng CNTT tùy thuộc đặc trưng của mỗi môn học. Gọi tên
một vài loại bài thích hợp với giáo án trình chiếu cho tất cả các môn học là một
điều khó. Tuy nhiên, theo tôi, có ba điểm cơ bản để quyết định là nên soạn bài
bằng giáo án trình chiếu hay không:
+ Một là mong muốn của giáo viên tổ chức hoạt động học tập tích cực
bằng cách liên kết hình ảnh với lời nói một cách tự nhiên, bằng cách vận dụng
hình ảnh và ngôn từ cô đọng trên các slide Power Point để khơi gợi, kích thích
sự liên tưởng và tưởng tượng của học sinh. (Sự liên tưởng và tưởng tượng có thể
tạo ra nhiều cách thức suy nghĩ và nhiều dạng hoạt động học tập).
+ Hai là nội dung chủ yếu của bài dạy đòi hỏi phải mở rộng và chứa đựng
một số ý tưởng có thể khai thác thành các tình huống có vấn đề.
+ Ba là nguồn tư liệu hình ảnh phong phú liên quan đến nội dung bài dạy
sẵn có (có thể truy cập từ Internet hay các nguồn tài nguyên khác như băng đĩa
ghi âm, ghi hình, phim ảnh… và điều quan trọng hơn là ý tưởng sẵn có trong
kinh nghiệm của người biên soạn).
Trong chương trình tiểu học giáo án trình chiếu phù hợp hơn cho các
môn: Khoa học, Lịch Sử, Địa Lý, Đạo Đức, Tự nhiên và Xã hội , Tiếng việt…
( tuy nhiên cũng phải tùy vào nội dung từng bài.). Rất nhiều bài dạy ở các phân
môn này nếu dạy bằng giáo án điện tử sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt, bởi chỉ có giáo
án điện tử mới có thể có một nguồn tư liệu phong phú, đa dạng, hữu ích giúp
cho giáo viên tổ chức cho học sinh khai thác kiến thức một cách hệ thống, logic,
trọng tâm , sâu sắc.
**Lưu ý giáo viên những điều kiện cần cân nhắc khi chọn phương
tiện ứng dụng CNTT – trình chiếu Power point trong giảng dạy:
– Nghiên cứu tài liệu và xác định bài dạy nào cần thiết phải trình chiếu
Power point.
– Mục đích trình chiếu là gì?
– Kết quả đat được từ việc trình chiếu đó như thế nào?

– Chọn thời điểm phù hợp của tiết học để sử dụng phương tiện trình chiếu
nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
9


– Xác định được thời lượng sử dụng phương tiện đó.
– Cân nhắc những biện pháp, cách thức chuẩn bị cho học sinh tri giác tài liệu
học tập cũng như việc nghiên cứu tài liệu sau khi đã quan sát hoặc nghe đày đủ.
– Xây đựng kế hoạch và tiến hành tổ chức tiết học một cách thích hợp nhằm
phát huy tính tích cực, tự lực nhận thức của học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức.
– Xác định tất cả các mục tiêu có trong bài dạy và chọn mục tiêu nào phù
hợp với việc trình chiếu.
– Tìm tư liệu có liên quan.
– Xác định những phim ảnh, hình ảnh có liên quan đến bài giảng.
– Tiến hành soạn giảng trên máy.
*** Hướng dẫn cách tìm tư liệu phục vụ cho bài giảng.
Đây là một khâu quan trọng, đòi hỏi giáo viên phải biết sàng lọc, lựa chọn
tư liệu một cách phù hợp với trọng tâm kiễn thức của bài học. Trong quá trình sưu
tập tư liệu hình ảnh, âm thanh, điều quan trọng nhất là việc xác định mục đích học
tập của từng hình ảnh hoặc ngữ liệu văn bản mà chúng ta định đưa vào các slide.
Nghĩa là GV cần hình dung ra những biện pháp- hoạt động giúp HS khai thác nội
dung các tư liệu ấy theo cách giúp các em suy nghĩ khám phá kiến thức mới hoặc
luyện tập thực hành kĩ năng học tập. Tuyệt đối tránh lối phô diễn hình ảnh đơn
thuần. Mặt khác, một số tư liệu hình ảnh, âm thanh nào đó của bài dạy có thể
được thiết kế thành một hoạt động chuẩn bị bài của học sinh. Về phương diện này,
học sinh sẽ được yêu cầu tìm chọn hình ảnh để minh hoạ cho một khía cạnh nội
dung trong bài học hoặc cần suy nghĩ và giải quyết để một vấn đề mà GV khơi
gợi ra từ những hình ảnh nào đó. Một điều lưu ý là hình ảnh và âm thanh đưa vào
bài giảng nhất thiết phù hợp với mục tiêu học tập mà học sinh cần đạt, hướng đến
trọng tâm kiến thức của bài. Việc lạm dụng hoặc sự thiếu chọn lọc hình ảnh, âm

thanh trong khi biên soạn sẽ gây nhiễu cho quá trình lĩnh hội kiến thức của học
sinh. Cuối cùng, mỗi giáo viên nên nghĩ đến việc sưu tập, lưu trữ thành ngân hàng
tư liệu để có thể sử dụng chúng lâu dài và cho những bài dạy khác về sau.
Ví dụ: Khi dạy bài: Chùa Thời Lí ( Lịch Sử lớp 4).
Với những hình ảnh trong sách giáo khoa,giáo viên khó có thể giúp học
sinh hiểu được rõ, sâu sắc về Chùa thời Lí.Việc vẽ lại tranh, sưu tầm cũng rất
tốn kém và khó khăn. Nhưng nếu sử dụng giáo án điện tử và biết cách khai thác
tư liệu qua Intenet giáo viên sẽ có nguồn tư liệu phong phú đa dạng, với những
thông tin bổ ích giúp cho giáo viên và học sinh có hiểu biết sâu sắc về nội dung
bài học. Giáo viên có thể cho học sinh quan sát các hình ảnh, các ngôi chùa
trong sách giáo khoa qua màn hình, học sinh quan sát dễ. Qua hình ảnh đó, bằng
một số câu hỏi gợi mở học sinh có cách nhìn tổng quát về Chùa thời Lí. Ngoài
các hình ảnh trong sách , giáo viên có thể cho các em quan sát thêm một số ngôi
chùa nữa thời Lí, để học sinh hiểu hơn được dưới Thời lí, chùa thật thịnh đạt.
Tuy nhiên cũng không nên quá làm dụng, trình chiếu quá nhiều, cung cấp quá
nhiều thông tin. Trong một tiết thao giảng tại trường, một giaó viên đã trình
10


chiếu 12 phút với gần 20 ngôi chùa thời Lí và hàng loạt những thông tin ứng với
mỗi ngôi chùa, làm cho người dự hoa cả mắt, trẻ em thì nhìn và nghe mà không
lưu giữ được trong đầu vì quá nhiều. GV chỉ cần lựa chọn thêm một số ngôi
chùa tiêu biểu để giới thiệu .
Chẳng hạn:

Chùa Một Cột ( Hà Nội)

Chùa Cổ lễ ( Nam Định)

Chùa Phật Tích( Bắc Ninh)


Chùa Láng ( Hà Nội)

Hoặc khi dạy bài: Tiến vào Dinh Độc lập (Lịch Sử 5), trên giáo án điện tử,
giáo viên chèn video clip: đoàn xe tăng tiến vào dinh độc lập sẽ giúp các em
hình dung lại một cách sống động bối cảnh lịch sử hào hùng của quân và dân ta.

11


Một xe tăng tông cửa tiến vào dinh Độc Lập. Quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập.
**** Hướng dẫn viết kế hoạch bài dạy:
Khi trao đổi với giáo viên về hoạt động này, tôi giúp mọi người thấy rõ đây là
một hoạt động đòi hỏi nhiều kỹ thuật sử dụng máy tính, đặc biệt là phần mềm Power
Point. Trong thực tế, qua dự giờ, nhiều tiết soạn giáo án điện tử, khi viết giáo viên
không hề quan tâm đến vấn đề này, chọn phông, cỡ chữ, màu nên không phù hợp,
khó nhìn, không đẹp mắt, gây phản cảm và làm giảm hứng thú của học trò.
Giáo viên phải hiểu rõ khi viết giáo án trình chiếu nên hết sức thận trọng
trong việc chọn lựa Font chữ, màu chữ, cỡ chữ, màu nền của Slide và các hiệu
ứng. Chẳng hạn như sử dụng những Font chữ nghệ thuật với quá nhiều nét cong,
Slide với nền màu vàng mà màu chữ là xanh lá cây, sử dụng nhiều hiệu ứng
trong đó các hình ảnh hay chữ viết nhảy múa với nhiều kiểu bắt mắt, v.v... Tất cả
những sự lạm dụng hoặc sử dụng không thích hợp như miêu tả trên cũng có thể
trở thành yếu tố phản tác dụng trong giờ học.
*****Hướng dẫn sử dụng giáo án trình chiếu.
- Khi sử dụng giáo án điện tử cần vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy
học, phù hợp với nội dung, mục tiêu và đối tượng, như vậy mới tạo ra được môi
trường dạy học “lấy người học làm trung tâm”. Chuẩn kiến thức ở mức độ vận
dụng cần kết hợp bảng và sử dụng các phương pháp dạy học khác mới có hiệu quả.
Qua dự giờ thực tế, một số giáo viên khi sử dụng CNTT như một tiết trình

chiếu hình ảnh minh hoạ, chỉ tập trung cho học sinh quan sát và giới thiệu rất
nhanh, nhiều, hoặc một số tiết lại không khai thác sử dụng hết nội dung tư liệu.
Ví dụ: Khi dạy bài Địa Lý: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ. (Địa Lý lớp 4)
Bài gồm 2 hoạt động: Hoạt động 1: Tìm hiểu Nhà ở của người dân.
Hoạt động 2: Tìm hiểu trang phục và lễ hội.
- GV đã lựa chọn hình ảnh sau cho bài giảng:

12


- Giáo viên có thể sử dụng hình ảnh trên cho cả hai hoạt động: Ở hoạt động
1, dùng hình ảnh trên để giới thiệu về các dân tộc sinh sống ở dồng bằng Nam Bộ,
ở hoạt động 2 dùng để giới thiệu về trang phục phổ biến. Nhưng thực tế trong tiết
dạy đó giáo viên chỉ sử dụng ở hoạt động 2 khi giới thiệu về trang phục.
Như vậy sử dụng giáo án trình chiếu cần vận dụng linh hoạt các phương
pháp dạy học, phù hợp với nội dung, mục tiêu và đối tượng, như vậy mới tạo ra
được môi trường dạy học “lấy người học làm trung tâm”. Chuẩn kiến thức ở
mức độ vận dụng cần kết hợp bảng và sử dụng các phương pháp dạy học khác
mới có hiệu quả.
2.3.5 Giúp giáo viên nắm vững vai trò và cách khai thác tư liệu qua
Intenet:
Một trong những phương thức đổi mới Phương pháp dạy học có hiệu quả
là giảng dạy bằng giáo án trình chiếu. Dạy bằng giáo án điện tử có lợi thế rõ rệt
so với cách dạy truyền thống là hệ thống tư liệu phong phú, chuẩn, đẹp, học sinh
dễ quan sát, khai thác kiến thức thông tin nhanh, chính xác, hứng thú hơn nhiều
so với việc nghe qua lời giảng của thầy hoặc qua quan sát một số hình ảnh trong
sách giáo khoa. Không có cách tiếp nhận nào hiệu quả, phù hợp hơn với đặc
điểm tâm lí và nhận thức của học sinh tiểu học bằng trực quan sinh động, chính
mắt các em được thấy, tai được nghe thông qua những hình ảnh tĩnh và động,
những âm thanh thực nhất. Những tư liệu phong phú đó muốn có được phải biết

khai thác từ mạng Intenet, là nguồn tài nguyên khổng lồ, hữa ích cho tất cả các
hoạt động của con người trong đó có hoạt động học tập. Thông qua một số tiết
dạy mẫu mà tôi đã chỉ đạo tổ chuyên môn thiết kế để dạy đối chứng chuyên đề,
bản thân giáo viên cũng thấy hứng thú với những tư liệu, những thông tin được
cung cấp đôi khi rất mới mẻ với chính giáo viên. Từ đó giáo viên thấy được vai
trò to lớn của Internet và nảy sinh nhu cầu học tập. Nhà trường có phòng máy
tính được nối mạng, nên việc hướng dẫn cho giáo viên cách thức sử dụng và
khai thác gặp nhiều thuận lợi, được giáo viên hưởng ứng nhiệt tình. Ứng dụng
công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học giáo viên không thể
không biết đến Intenet.
13


Dạy học các tiết có ứng dụng CNTT thực sự có hiệu quả khi giáo viên
phải kết hợp tốt với các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với
đối tượng học sinh, giáo viên luôn lấy học sinh làm trung tâm, luôn phải chú
trọng đến năng lực tương tác của học sinh trong giờ học ấy. Nhà trường chỉ đề
cao việc sử dụng các tiết dạy ứng dụng CNTT khi có sự phối hợp nhịp nhàng
giữa các các thao tác của giáo viên và thao tác của học sinh, giữa màn hình và
bảng lớp, tránh tình trạng giáo viên - học sinh chỉ tập trung vào màn hình máy
chiếu mà quên đi sự quan sát đầy nhạy cảm của nghề giáo từ ánh mắt của học
trò còn học trò chỉ nhìn màn hình mà không có sự giao cảm với giáo viên.
Để giúp giáo viên có tư liệu phục vụ giảng dạy, tôi đã sưu tầm các giáo án
điện tử, các videoclip, tranh ảnh minh họa theo từng môn học trong các trang mạng
và cung cấp cho toàn thể giáo viên và hướng dẫn giáo viên cách sưu tầm tư liệu tạo
thành kho tư liệu riêng cho mỗi cá nhân. Đến thời điểm hiện tại 100% giáo viên đã
biết cách khai thác tư liệu trên Internet và bước đầu sử dụng có hiệu quả.
2.3.6. Tổ chức dạy mẫu một số tiết ở một số môn, ứng dụng rộng rãi
trong công tác giảng dạy ở nhà trường.
Mỗi tháng một lần, trong nội dung sinh hoạt của tổ khối chuyên môn, nhà

trường tổ chức các tiết dạy đối chứng chuyên đề theo từng môn học bằng cách
xây dựng hai tiết dạy cùng một bài với hai hình thức: có ứng dụng và không ứng
dụng CNTT để cán bộ giáo viên có sự so sánh thấy được hiệu quả của việc ứng
dụng CNTT và từng bước tiếp cận với các ứng dụng khác nhau của CNTT trong
hoạt động dạy và học.
Trong năm học này, nhà trường đã tổ chức 5 tiết dạy đối chứng chuyên đề
bằng giáo án trình chiếu cho toàn thể giáo viên tham dự ( Gồm các phân môn: Tập
đọc; Luyện từ và câu; Tự nhiên & Xã hội; Khoa học; Địa lý ) qua đó giáo viên đã
thấy được hiệu quả rõ nét của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
Đợt thao giảng giáo viên giỏi cấp Thành phố, nhà trường đã thiết kế 4 tiết dạy ứng
dụng CNTT cho giáo viên dự thi và đã đem lại kết quả như mong muốn.
Thông qua một sô tiết dạy mẫu, giáo viên thấy được hiệu quả rõ rệt khi sử dụng
giáo án điện tử, giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức giảng dạy,tư
liệu phong phú đa dạng, nhiều tư liệu giáo viên vận dụng giúp học sinh khai thác kiến
thức, học sinh học tập sôi nổi, hứng thú ,tích cực, tiếp nhận bài dạy nhanh…
Sau khi thấy được hiệu quả của các tiết dạy trên, hầu hết giáo viên đã tự
giác thực hiện các tiết dạy ứng dụng CNTT thường xuyên hơn.
2.3.7. Đổi mới cách đánh giá giờ dạy của giáo viên:
Đánh giá một giờ dạy có ứng dụng công nghệ thông tin, vấn đề không
phải trong tiết học đó giáo viên có sử dụng công nghệ thông tin hay không mà
giáo viên sử dụng công nghệ thông tin có đạt được mục tiêu bài học không, có
tạo ra được môi trường học tập tương tác tích cực hay không và hiệu quả giờ
dạy cuối cùng là gì hay chỉ là phương tiện giúp giáo viên giảm sức lao động
hơn thôi. Ngược lại, trong bài học đó nếu có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin
14


mà giáo viên không sử dụng do “tính ì”, khai thác không hết hoặc ngại chuẩn
bị… thì cách đánh giá cũng phải khác.
Trong thực tế, không phải nhà quản lý nào ở bậc tiểu học cũng biết thông

thạo, giỏi về công nghệ thông tin vì vậy trong quá trình đánh giá một giờ dạy
của giáo viên có ứng dụng công nghệ thông tin không phải ai cũng đánh giá
đúng, chính xác. Do đó để có thể đánh giá được giờ dạy có ứng dụng công nghệ
thông tin, bản thân người quản lí phải biết, thông thạo và không còn cách nào
khác đó là mỗi người phải tích cực học tập nâng cao kiến thức về tin học để có
hành trang cơ bản về tin học.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Năm học 2017 – 2018 bằng việc áp dụng mạnh mẽ, triệt để các giải
pháp và các biện phảp tổ chức thực hiện nêu trên, có thể nói, nhà trường đã hoàn
thành tốt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học như đã xây dựng
từ đầu năm học. Số tiết dạy ứng dụng CNTT tăng gấp nhiều lần, chất lượng giờ
dạy được nâng lên rõ rệt, nhờ đó mà chất lượng học tập của học sinh cũng tăng
cao. Giáo viên không còn ngại khi dạy bằng giáo án trình chiếu, giáo viên nào
cũng muốn có cơ hội được thể hiện, học sinh học tập sổi nổi, hào hứng tích cực,
phát huy được tính năng động, sáng tạo và ưa khám phá của học sinh tiểu học.
Bảng B: Kết quả thao giảng trong năm học 2017 - 2018:
Năm học
2017 - 2018
Cả năm

Số tiết
TGiảng
46

Giỏi

Khá

Số tíêt
ƯDCNTT


38
(88%)

8

38

Giỏi

khá

36
(94,7%)

2

So sánh hai bảng số liệu A và B đễ dàng thấy số tiết ứng dụng công nghệ
thông tin trong năm học này tăng lên rõ rệt so với các năm học trước ( tăng
21,7%), tỷ lệ giờ giỏi của những tiết có ứng dụng công nghệ thông tin cũng tăng
hơn so với những tiết dạy thông thường ( 94,7%).
Qua đó có thể khẳng định được các giải pháp đã thực hiện trong năm học
qua đã đem lại kết quả khả quan.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Công nghệ thông tin đã và đang có những đóng góp đa dạng và quan
trọng vào quá trình dạy và học, hỗ trợ công tác giảng dạy và nâng cao chất
lượng các hoạt động học tập cho hiệu quả hơn, tạo ra nhiều phương pháp tiếp
cận học tập, bảo đảm sự tiếp cận với chương trình dạy và học. Việc ứng dụng
CNTT có thể tiết kiệm được một số thao tác viết và nói để giáo viên có thời gian

hướng dẫn kiểm tra nhiều hơn.Nội dung dạy học, khối lượng thông tin cần
15


truyền đạt tới học sinh được ghi vào các đĩa gọn nhẹ nên mỗi giáo viên có thể dễ
dàng có trong tay phương tiện để tự mình chủ động thực hiện phương pháp dạy
học tích cực ở bất kì nơi nào có máy tính. Với học sinh, việc sử dụng đồ dùng
hiện đại sẽ thu hút học sinh tích cực tham gia hoạt động học tập, giúp các em tự
tin hơn khi tiếp thu các kiến thức, phát huy khả năng tư duy độc lập sáng tạo
một cách phong phú và đa dạng.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy, ban giám hiệu nhà trường cần phải xây
dựng kế hoạch chỉ đạo chi tiết và phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị đồng
thời chỉ đạo sát sao việc thực hiện công tác ứng dụng CNTT trong năm học.
Phát huy cao độ tinh thần làm chủ, chủ động sáng tạo trong công tác ứng
dụng CNTT, biết phát huy sức mạnh của tập thể cán bộ giáo viên, tiềm năng của
mỗi cá nhân.
Cán bộ chuyên môn nhà trường cần đi tiên phong trong việc ứng dụng
CNTT trong công tác chỉ đạo các hoạt động giáo dục để chứng minh cụ thể
những hiệu quả mà ứng dụng CNTT mang lại trong quá trình công tác.
Nhân rộng các gương điển hình ứng CNTT trong giảng dạy, công tác, để
đội ngũ học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm thông qua các tiết thao giảng, chuyên đề,
hội thảo...với những bài giảng có chất lượng cao, những chuyên đề có ý tưởng
hay, tính khả thi tốt của đội ngũ đóng góp.
3.2. Đề xuất – Kiến nghị:
* Đối với Phòng Giáo dục :
- Trong năm học tới tổ chức nhiều hơn nữa các chuyên đề về ứng dụng
CNTT cho đội ngũ cán bộ giáo viên của các nhà trường.
- Biên chế giáo viên môn Tin học để ổn định đội ngũ giáo viên trong nhà
trường, tạo điều kiện cho việc giảng dạy Tin học đạt chất lượng cao hơn và hỗ
trợ có hiệu quả công tác CNTT trong nhà trường.

* Đối với nhà trường:
Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương và hội phụ huynh
học sinh để trong năm học tới có đầy đủ các phòng chức năng, trang bị đủ trang
thiết bị dạy học để các môn đặc thù đều có phòng học riêng, giúp giáo viên các
môn đặc thù nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy.
Trong quá trình nghiên cứu những nội dung trên, bản thân tôi đã nghiên
cứu thực hiện dựa trên các văn bản chỉ đạo của ngành, đồng thời tìm hiểu
nghiên cứu cách làm của những trường bạn để đúc kết, vận dụng linh hoạt vào
thực tế của trường mình và đã thu được những kết quả khả quan ban đầu. Trong
thời gian tới chúng tôi sẽ cố gắng sáng tạo hơn về công tác chỉ đạo ứng dụng
CNTT trong mọi hoạt động của nhà trường.Sáng kiến của tôi có thể còn có
những thiếu sót, rất mong được các đồng chí, đồng nghiệp tham gia góp ý để tôi
bổ sung hoàn thiện hơn.

16


XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Quảng Hưng, ngày 12 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan SKKN này do tôi
tự viết, không sao chép của người khác
Người viết

Nguyễn Thị Cúc

17




×