Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Những thành tựu kiến trúc tiêu biểu của nền văn minh hy – la cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.97 KB, 8 trang )

A. MỞ ĐẦU
Từ thời xa xưa - thời La Mã cổ đại, nhà thơ Horatiut đã từng thốt lên rằng : “Người
Hy Lạp bị người La Mã chinh phục,những người bị chinh phục ấy lại đi chinh phục
trở lại kẻ đi chinh phục mình.Văn học nghệ thuật Hy Lạp tràn sang đất Latinh
hoang dã…” Vâng, văn minh Hy Lạp luôn có một sức hút lạ kỳ,đã thu hút sự chú ý
và tiếp thu nhanh chóng cả một đế chế láng giềng hùng mạnh như La Mã. Văn
minh Hy Lạp và La Mã hòa quyện với nhau tạo nên một nền văn minh Hy– La
phát triển mạnh mẽ.Và nghệ thuật kiến trúc là một trong những thành tựu nổi bật
đạt tới đỉnh cao. Qua đề tài : “Sưu tầm và đánh giá các thành tựu về kiến trúc của
văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại”, chúng ta sẽ đi tìm hiểu rõ hơn về nghệ thuật
kiến trúc của người Hy Lạp,La Mã cổ đại nói riêng, cũng như nền văn minh HyLa cổ đại nói chung.
B.NỘI DUNG
I.NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ NỀN VĂN MINH HY - LA CỔ ĐẠI VÀ NGHỆ
THUẬT KIẾN TRÚC

Cách đây hơn hai nghìn năm, ở Phương Tây đã xuất hiện nền văn minh Hy
Lạp cổ đại.Nền văn minh Hy Lạp có cơ sở đầu tiên từ thiên niên kỷ III TCN
nhưng tiêu biểu cho nền văn minh này là những thành tựu từ khoảng thế kỷ
thứ VII TCN trở về sau. Đến thế kỷ thứ VI TCN,nhà nước La Mã bắt đầu
thành lập và trở thành trung tâm văn minh lớn thứ hai ở phương Tây. Tới thế
kỷ thứ II TCN, Hy Lạp bị La Mã chinh phục. Văn minh La Mã vốn chịu ảnh
hưởng của văn minh Hy Lạp, vốn có cùng một phong cách, sau khi Hy Lạp
bị nhập vào đế quốc La Mã, ảnh hưởng của văn minh Hy Lạp đối với La Mã
ngày càng mạnh mẽ hơn, giờ đây hai nền văn minh hòa vào làm một. Do
vậy, hai nền văn minh này được gọi là văn minh Hy - La. Nền văn minh HyLa phát triển rất toàn diện và mỗi mặt đều có những thành tựu rất rực rỡ,
trong đó phải kể tới các thành tựu về kiến trúc. Không một ngòi bút nào có
thể diễn tả được hết sự kỳ diệu của nghệ thuật kiến trúc Hy - La cổ đại.
Ngoài kiến trúc đền, miếu, hải đăng, rạp hát, còn có các sân vận động, cầu
dẫn nước cho tới các cổng vòm, khải hoàn môn…Phần lớn các công trình
này đều được xây dựng bằng vật liệu đá là chủ yếu. Do vậy, chúng giữ được
sự chắc chắn, chịu được thử thách của thời gian. Có thể thấy, các công trình


1


vĩđại này đã góp phần tạo nên một kho báu quý giá về nghệ thuật kiến trúc
cổ Hy-La còn tồn tại đến ngày nay.
II.NHỮNG THÀNH TỰU KIẾN TRÚC TIÊU BIỂU CỦA NỀN VĂN MINH
HY_LA CỔ ĐẠI

a.Cầu Pont du gard
Cầu Pont du Gard gồm 3 tầng khung vòng cung
hoàn toàn bằng đá, được xây dựng mang kiểu dáng hình học rất đẹp. Cầu có chiều
dài 275 mét và cao 49 mét. Tầng trên cùng được sử dụng giống như rãnh dẫn nước
hiệu quả của thời La Mã. Cầu có thể cung cấp một lượng nước khổng lồ với
khoảng 20 ngàn mét khối mỗi ngày. Toàn bộ máng dẫn nước của Pont du Gard
được thiết kế theo một độ dốc thoai thoải giữa 2 vách tường thấp giúp việc vận
chuyển nước một cách dễ dàng.

Kiến trúc phần vòng cung của cầu được chống đỡ bằng khung sườn hình bán
nguyệt. Thêm vào đó, mỗi vòng cung trên từng tầng được thiết kế cùng kích cỡ,
các tảng đá cũng được gọt giũa theo một khối thống nhất có cùng trọng lượng.
Toàn bộ công trình kiến trúc này được xây dựng từ một nguyên liệu duy nhất là
đá.Người La Mã đã mất khoảng 5 năm để hoàn tất cây cầu.Họ đã thể hiện tài năng
được xem là bậc thầy trong lĩnh vực kiến trúc qua cầu dẫn nước Pont du Gard.
Từ thời trung cổ đến thế kỷ XVIII, chức năng dẫn nước của cầu Pont du Gard
không còn nữa mà thay vào đó là tuyến đường lưu thông quan trọng qua sông
Gard.Quan 2 ngàn năm tồn tại, hiện cầu Pont du Gard vẫn còn nguyên vẹn nối liền
2 bờ Gard.Công trình kiến trúc từ thời La Mã cổ đại này đã trở thành điểm đến lý
tưởng của khách du lịch. Tuy không còn giữ nguyên chức năng ban đầu nhưng
Pont du Gard vẫn được ghi nhận như một thành tựu của nhân loại.
2



b.Đấu trường Colisee
Công trình kiến trúc tiêu biểu nhất thường được nhắc đếu đầu tiên trong nền kiến
trúc La Mã Cổ đại, có thể xem như là đại diện đầu tiên của nền văn minh La Mã
Cổ đại là đấu trường Colisée
Đấu trường Colisée ở Roma khởi công vào năm 72 sau Công Nguyên (vào các đời
vua Vespasien và Tittus), là một công trình vật chất nhưng phản ảnh rất đầy đủ đời
sống tinh thần của người La Mã Cổ đại. Vào thời kỳ ấy, nhà Vua cho xây dựng
nhiều hý trường (Xiêccut), và đấu trường Colisée là một công trình cổ lớn thuộc
loại hình này.

Được đặt giữa hai Quảng trường Cáesar và Rômurô, mặt bằng của công
trình có dạng hình elíp với chu vi 527m, được chia làm bốn phần đối xứng
bởi hai trục dài và ngắn, trục dài có kích thước 188m, trục ngắn có kích
thước 156m. Khán đài hình elíp của đấu trường Colisée được nâng cao dần
lên, tổ chức theo kiểu nền dốc bậc Amphitheatre và chứa được 50.000 người
trong đó có 45.000 chỗ ngồi và 500 chỗ đứng. Hàng khán giả đầu tiên cao
hơn bãi đấu 5m để bảo đảm an toàn cho người xem, còn hàng khán giả cuối
cùng có độ cao tương đương với 5 tầng nhà. Số dãy ghế chạy vòng tròn từ
dưới lên trên có tới 60 hàng, chia làm 5 khu vực theo chiều cao, riêng rẽ
thoát người vào những lối ra và cầu thang của mình. Toàn bộ công trình có
80 lối thoát như vậy, trong khi đó, nhà Vua có lối ra vào riêng gắn với đường
ngầm dưới đất, đảm bảo đường đi lại ngắn giữa chỗ ngồi danh dự trên khán
đài với cung điện Hoàng gia. Dưới khán đài có những hệ thống không gian
dành cho việc nghỉ ngơi, chạy vòng tương ứng với ba tầng nhà.
3


Hình thức mặt bằng của đấu trường Colisée được phản ánh trung thực trên

mặt đứng, toàn bộ công trình cao 48m, chỉ có 3 tầng dùng kết cấu cuốn đá,
từ dưới lên trên dùng các thức cột Dôrich, Iônic và Coranh, chuyển từ nặng
đến nhẹ dần, sau đó thêm một tầng thứ tư nữa dùng mảng đặc là chính,
thỉnhthoảng trổ cửa sổ nhỏ và trang trí cờ xí để phù hợp với không khí của
ngày hội.Công trình có phong cách hùng vĩ nhờ ở kích thước to lớn và vẻ
khoa trương của các vòm cuốn từ các tầng. Các chi tiết kiến trúc cũng được
chú ý để tạo nên không khí kịch tính trong trường đấu.Bãi đấu bên trong là
một hình chữ nhật có kích thước 86x64m.
Đấu trường Colisée có hệ thống kết cấu hoàn thiện, hệ tường cột chạy vòng
quanh mặt đứng công trình tạo nên 80 cái vòm cuốn đá cùng với hệ thống
tường ngang hình rẻ quạt - 80 bức cả thảy - đỡ toàn bộ khán đài và các sàn
tầng của công trình. Không chỉ là hệ thống kết cấu hợp lý mà còn cách tuyển
chọn vật liệu đã chứng tỏ người La Mã Cổ đại nắm vững một số kỹ thuật
xây dựng quan trọng.Hình thức kết cấu ở mặt ngoài đấu trường đã sử dụng
hai yếu tố cuốn và cột thức rất thành công.
Tuy ngày nay đấu trường Colisée không còn được nguyên vẹn, một phần đã
bị mất đi, nhưng vị trí và ý nghĩa của nó đối với Roma thì không suy
chuyển.
c.Đền Parthenon
Người ta vẫn dùng những lời đẹp nhất để miêu tả đền Parthenon, ngôi đền
dâng cho nữ thần đồng trinh Athena.Vị thần bảo hộ thành Athens này được
coi là hình mẫu tinh xảo nhất của kiến trúc cổ điển và kiệt tác nghệ thuật
điêu khắc. Dài 69,5 m, rộng 30,5 m, đền Parthenon có phong cách kiến trúc
Doris, hành lang cột chung quanh và hành lang cột bên ngoài quây lấy nội
điện.
Trong nội điện có khám thần, bên trong là pho tượng nữ thần lớn chế tác
bằng vàng và ngà voi. Hành lang cột chung quanh có 46 cây cột lớn, 8 cây
phía trước đền rõ ràng dễ thấy, 17 cột mé bên, mỗi cây có rãnh lõm do rất
nhiều đá tròn lớp xếp thành, hiện ra hình chuỳ hướng lên phía trên. Phong
cách kiến trúc chủ đạo của đền được tạo nên từ kết cấu gỗ đơn giản, đường

nét và hình thức giản đơn nhưng không hề kém tinh tế. Đền Hy Lạp hình
chữ nhật, tượng thần ở đầu mút phía đông. Đền lớn mặt ngoài có hành lang
cột.
4


Đền Parthenon xây trên nền đất đền Athena thời kỳ xa xưa, nơi từng thờ pho
tượng nữ thần Athena - nữ thần anh hùng, người bảo hộ nghệ thuật - được
đúc bằng vàng và ngà voi bởi đôi tay tuyệt vời của nhà điêu khắc vĩ đại
Phidias

Đền Parthenon xứng đáng là kiệt tác mẫu mực nhất về cái đẹp của kiến trúc hy lạp
cổ đại nó là chuẩn mực về kiến trúc và điêu khắc cho nghệ thuật phương tây suốt
hàng chục thế kỷ sau.
III.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC CỦA NỀN VĂN
MINH HY - LA CÔ ĐẠI

a.Nghệ thuật kiến trúc Hy Lạp cổ đại
Mặc dù kế thừa những thành tựu nghệ thuật của Ai cập và Lưỡng hà
nhưng người Hy lạp đã sáng tạo và phát triển một cách mạnh mẽ phong
cách nghệ thuât riêng biệt của mình, tạo ra những giá trị nghệ thuật đạt
mức điêu luyện. trong lĩnh vực kiến trúc, người Hy Lạp-La Mã đã tạo ra
những công trình kiến trúc bất hủ với thời gian
cả thế giới biết ơn đến Hy Lạp bởi nơi đây đã để lại cho loài người một
nền kiến trúc tuyệt mỹ, đó là kiến trúc đền mẫu mực. Kiến trúc đền mang
tính hy lạp thường có dạng hình chữ nhật, được xây trên nền móng rất
chắc chắn. Chân đền như nổi trên mặt đất với nhiều bậc làm nhiệm vụ đỡ
cột, trong khi đó, cột lại là điểm tựa cho sườn và mái đền. trên cao nhất là
các trán tường hình tam giác. Trong đền có nhiều chuyển biến phong phú
về bố cục. Khoang tượng của tòa nhà thường không có ánh sáng chiếu

5


vào, nó có thể được bao quanh bởi các cột tách rời hoặc các cột nửa nổi
nửa chìm ẩn trong tường
Trong nghệ thuật kiến trúc của Hy Lạp, người ta dễ dàng nhận thấy nổi
bật lên lối kiến trúc cột. Kiến trúc cột là cách người hy lạp tìm hiểu vẻ
đẹp lý tưởng trong nghệ thuật kiến trúc. Những thức cột Hy Lạp đã mang
đến cho kiến trúc một hình thức, một sức sống, chịu đựng được thử thách
của thời gian, biểu trưng cho vẻ đẹp trong sáng, khỏe mạnh và tinh tế của
kiến trúc cổ điển. có ba loại thức cột cơ bản trong kiến trúc Hy Lạp: cột
Đoric, cột ionic và cột Corinth.có bao nhiêu cách sử dụng các cột này tùy
thuộc vị trí, truyền thống và sở thích. Ngược lại, kiểu cột chồng tầng hầu
như bị lãng quên. Chiều dài, rộng, độ cao và các mặt khác trong tổng thể
kiến trúc và nhất là hình dáng các cột đều tuân theo một tỷ lệ nhất định.
Tỷ lệ này rất hài hòa, được tính toán khá kỹ lưỡng, phụ thuộc vào từng
công trình và vẻ đẹp của nó.
b.nghệ
thuật
kiến
trúc
La

cổ
đại
La Mã có niềm tự hào về các công trình kiến trúc của họ, khi mà có sự
kết hợp các kiến thức truyền thống của nền văn minh Hy Lạp kinh điển.
Tuy nhiên, do sự bành trướng của cộng hòa La Mã, mà các công trình
xây dựng của Roma gần như cùng kiểu của Hy Lạp đương thời. Mặc dù
vậy, vẫn có sự khác nhau giữa hai trường phái La Mã và Hy Lạp về kiểu

cách trong xây dựng, La Mã vay mượn cứng nhắc sự chính xác, đề án
phác thảo, tính cân xứng từ Hy Lạp. Ngoài ra từ hai kiểu cột mới là kiến
trúc hỗn hợp và kiểu Toscana, một nữa là kiểu mái vòm với phong cách
từ Etruscan, Roma đã có khá nhiều cách tân vào cuối thời Cộng hòa La
Mã.
Điểm đặc biệt ở thời gian thế kỷ 1 TCN, La Mã đã bắt đầu biết dùng bê
tông, thay thế cho đá cẩm thạch như nguồn vật liệu xây dựng chính và
cho phép xây dựng nhiều công trình kiến trúc phức tạp hơn. Đồng thời ở
thế kỷ 1 TCN, Vitruvius lần đầu tiên cho ghi chép các kiến thức kiến trúc
xây dựng vào sử học.Về sau thế kỷ thứ 1 CN, La Mã cũng bắt đầu cho
sản xuất thủy tinh ngay sau khi Syria phát hiện ra chúng. Đồ chạm khảm
cũng theo đoàn quân viễn chinh ở Hy Lạp quay về La Mã. Rất nhiều vật
dụng
của
La

được
sản
xuất
từ

tông.
Một trong những giá trị kiến trúc của người La Mã cổ đại thể hiện qua
6


các cầu vòm bằng đá.Nhờ những chiếc cầu này mà hệ thống giao thông
nối liền các vùng của đế chế La Mã trở nên thuận lợi.
Công trình kiến trúc La Mã nổi tiếng hay được nhắc đến là đền
Parthenon, đấu trường Côlidê và Khải hoàn môn.Kiến trúc sư La Mã nổi

tiếng thời đó là Vitruvius.
C.KẾT BÀI
Như vậy, có thể khẳng định rằng nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại là
nền văn minh vô cùng xán lạn .Với những bước tiến dài như vậy, lịch sử
văn minh nhân loại đã bước lên một tầm cao mới. Tuy đã trải qua bao biến
cố thăng trầm lịch sử cùng sự bang hoại vô hình của thời gian nhưng những
thành tựu thuộc các lĩnh vực của nền văn minh Hy – La ấy vẫn là những
viên gạch vững chắc đầu tiên đặt nền móng xây dựng cơ sở cho nền văn
minh phương Tây sau này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Almanach: Những nền văn minh thế giới, Nxb văn hóa thông tin,
Hà Nội, 1996
7


2.Trịnh Nhu: Đại cương lịch sử thế giới cổ đại ,tập I,tập II, Nxb Đại
học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1990
3.Đỗ Đình Hãng, Đinh Trung Kiên: Những nền văn minh rực rỡ cổ
xưa, Tập III : Văn minh Hy Lạp , văn minh La Mã, Nxb Quân đội
nhân dân, Hà Nội 1996
4.Vũ Dương Ninh : Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục, 2003

8



×