Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bình luận các quy định hiện hành của pháp luật việt nam về giải quyết xung đột pháp luật từ quan hệ thừa kế theo luật có yếu tố nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.87 KB, 9 trang )

Bài tập nhóm số 1
MỤC LỤC
I.
PHẦN NỘI DUNG.
II.
PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Khái quát chung về quan hệ thừa kế và xung đột pháp luật về thừa kế trong tư
pháp quốc tế.
1.1, Quan hệ thừa kế trong tư pháp quốc tế.
1.2, Xung đột pháp luật về thừa kế trong tư pháp quốc tế
2. Quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật từ
quan hệ thừa kế theo luật có yếu tố nước ngoài.
2.1, Phân định di sản thừa kế.
2.2, Di sản thừa kế là động sản.
2.3, Di sản thừa kế là bất động sản.
2.4, Áp dụng pháp luật trong quan hệ thừa kế theo pháp luật với người nhiều
quốc tịch và người không có quốc tịch.
3. Đánh giá các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về giải quyết xung
đột pháp luật từ quan hệ thừa kế theo luật có yếu tố nước ngoài.
3.1, Mặt tích cực của các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về giải
quyết xung đột pháp luật từ quan hệ thừa kế theo luật có yếu tố nước ngoài.
3.2, Một số hạn chế và kiến nghị hoàn thiện các quy định hiện hành của pháp
luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật từ quan hệ thừa kế theo luật có yếu tố
nước ngoài.
III. PHẦN KẾT

I.

PHẦN MỞ ĐẦU.

N05-TL02-Nhóm 3



1


Bài tập nhóm số 1
Khi nhắc tới các quan hệ có yếu tố nước ngoài thì vấn đề xung đột pháp luật
luôn được mọi người quan tâm. Bởi lẽ, để giải quyết các quan hệ có yếu tố nước ngoài
cần phải vận dụng những hệ thuộc luật khác nhau. Ngày nay, khi các nước đều đã và
đang trên con đường hội nhập, mối quan hệ của con người được mở rộng không chỉ
trong phạm vi một quốc gia mà rất nhiều quốc gia. Và trong các quan hệ có yếu tố
nước ngoài thì quan hệ thừa kế theo luật trong tư pháp quốc tế là một vấn đề được khá
nhiều người quan tâm. Vậy pháp luật Việt Nam có quy định như thế nào về vấn đề
này? Trong bài viết này, nhóm sẽ đi vào đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam
về giải quyết xung đột pháp luật từ quan hệ thừa kế theo luật có yếu tố nước ngoài.
II.
PHẦN NỘI DUNG.
1. Khái quát chung về quan hệ thừa kế và xung đột pháp luật về thừa kế trong
tư pháp quốc tế.
1.1, Quan hệ thừa kế trong tư pháp quốc tế.
Quan hệ thừa kế trong tư pháp quốc tế chính là các quan hệ về thừa kế có yếu tố
nước ngoài, một loại quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài theo quy định tại Điều 758 Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS) được hiểu
như sau : “ Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một
trong các bên tham gia là cơ quan,tổ chức cá nhân nước ngoài ,người việt nam định
cư ở nước ngoài hoặc à quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân ,tổ chức
việt nam nhưng căn cứ xác lập thay đổi chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước
ngoài ,phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó tại nước
ngoài.”
Như vậy, quan hệ thừa kế được xem là có yếu tố nước ngoài khi thuộc các
trường hợp: người thừa kế và người để lại thừa kế theo quốc tịch, di sản thừa kế nằm ở

nước ngoài hoặc di chúc được lập ở nước ngoài.
1.2, Xung đột pháp luật về thừa kế trong tư pháp quốc tế.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau cho nên pháp luật các nước khác nhau có
những quy định khác nhau để giải quyết về vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài. Từ
đó, dẫn đến những xung đột pháp luật trong giải quyết các vụ việc thừa kế có yếu tố
nước ngoài. Để giải quyết vấn đề này, dựa vào những đặc điểm về chế độ kinh tế xã
hội các nước có những quy phạm giải quyết xung đột pháp luật khác nhau.
Theo pháp luật Việt Nam, có hai phương pháp giải quyết xung đột pháp luật về
thừa kế có yếu tố nước ngoài. thứ nhất, giải quyết xung đột pháp luật theo các hiệp
định tương trợ tư pháp mà phía Việt Nam và phía quốc gia xảy ra xung đột đã tiến
hành kí kết trước đó; thứ hai, giải quyết theo quy phạm pháp luật trong nước.
2. Quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp
luật từ quan hệ thừa kế theo luật có yếu tố nước ngoài.

N05-TL02-Nhóm 3

2


Bài tập nhóm số 1
Trong tư pháp quốc tế, tồn tại hai nguyên tắc phổ biến áp dụng để điều chỉnh
quan hệ thừa kế theo luật có yếu tố nước ngoài: thứ nhất, áp dụng nhiều luật điều chỉnh
quan hệ thừa kế, trên cơ sở phân biệt thừa kế động sản và thừa kế bất động sản; thứ
hai, áp dụng một luật thống nhất điều chỉnh quan hệ thừa kế, không phân biệt thừa kế
động sản và thừa kế bất động sản. Pháp luật Việt Nam đã áp dụng nguyên tắc thứ nhất.
Việc lựa chọn quy định này của pháp luật nước ta là dựa trên quan điểm thừa kế
là một hình thức chuyển giao tài sản từ người chết cho những người thừa kế ( thừa kế
tài sản). Việc chuyển giao được thực hiện đối với từng tài sản hoặc từng khối tài sản cụ
thể và có thể được điều chỉnh bởi pháp luật của từng nước tương ứng. Như vậy, di sản
của người chết được chia thành nhiều bộ phận khác nhau và được điều chỉnh bởi pháp

luật của nhiều nước khác nhau.
2.1, Phân định di sản thừa kế.
Tại sao lại đặt ra vấn đề phân định di sản thừa kế? Sở dĩ, do sự khác biệt về trình
độ văn hóa, chính trị, xã hội của mỗi nước, mà việc quy phạm pháp luật xác định tài
sản nào là động sản, tài sản nào là bất động sản có sự khác nhau và pháp luật của các
nước cũng có những hướng giải quyết khác nhau đối với di sản là động sản hay bất
động sản. Mặt khác, việc xác định di sản là động sản hay bất động sản sẽ là tiền đề rất
quan trọng trong khi chọn hệ thống pháp luật nào để giải quyết.
Khoản 2 Nghị định 136/2006/NĐ-CP quy định: “ Việc xác định một tài sản là di
sản thừa kế là bất động sản hoặc động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi
có di sản thừa kế đó.” Như vậy, pháp luật nước ta đã chọn hệ thuộc luật nơi có tài sản
để phân định di sản thừa kế; việc xác định một tài sản là di sản thừa kế là bất động sản
hoặc động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có di sản thừa kế đó. Mỗi
nước có sự phân biệt động sản và bất động sản riêng, do đó mà việc xác định quyền
thừa kế đối với động sản và bất động sản dễ dàng xác định theo pháp luật của mỗi
nước. Quy định này về cơ bản là phù hợp với thông lệ quốc tế, các hiệp định tương trợ
tư pháp Việt Nam kí kết với các nước.
Trên thực tế, pháp luật của các nước không có nguyên tắc thống nhất để phân
định tài sản là động sản hay bất động sản. Do đó, cùng một tài sản có nước cho rằng đó
là động sản, có nước lại cho rằng đó là bất động sản nên đã dẫn đến tình trạng xung đột
pháp luật về định danh tài sản. Để giải quyết vấn đề này, đa số các nước trên thế giới
áp dụng luật nơi có vật để giải quyết vấn đề định danh (trừ một số ít nước như Pháp áp
dụng hệ thuộc Luật Tòa án (Lex fori) để giải quyết vấn đề này) và Việt Nam cũng áp
dụng theo quan điểm trên. Trong các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ta đã kí,
việc phân định tài sản là động sản hay bất động sản sẽ căn cứ vào nguyên tắc chung
ghi nhận trong các hiệp định này. Hầu hết, luật của nước nơi có di sản thừa kế là luật
áp dụng để phân biệt động sản và bất động sản (ví dụ: Điều 35 khoản 3 – Hiệp định với
Tiệp Khắc cũ, Điều 34 khoản 3 – Hiệp định với Cu ba, Điều 43 khoản 3 – Hiệp định
với Hungary, Điều 33 khoản 3 – Hiệp định với Bungary, Điều 48 – Hiệp định với
Đức).

N05-TL02-Nhóm 3

3


Bài tập nhóm số 1
Khoản 3 Điều 36 Việt Lào “Việc phân biệt di sản là động sản hoặc bất động sản
tuân theo pháp luật của Nước ký kết nơi có di sản.”
Khoản 3 Điều 39 Việt Nga “Việc phân biệt di sản là động sản hay bất động sản
được xác định theo pháp luật của Bên ký kết nơi có di sản đó.”
2.2, Di sản thừa kế là động sản.
Khoản 1 Điều 767 BLDS quy định: “ Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo
pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.”
Quyền thừa kế động sản được xác định theo pháp luật nước mà người để lại di
sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết. Như vậy, pháp luật nước ta đã sử dụng hệ
thuộc Luật quốc tịch của người để lại tài sản để giải quyết xung đột pháp luật về thừa
kế động sản. Theo nguyên tắc này, người để lại di sản là động sản là công dân nước
nào sẽ áp dụng luật của nước đó để điều chỉnh quan hệ thừa kế. Ví dụ, công dân Lào
cư trú, làm ăn, sinh sống tại Việt Nam, khi chết, người đó để lại di sản thừa kế là động
sản ở trên lãnh thổ Việt Nam thì luật áp dụng để giải quyết thừa kế động sản này sẽ là
luật của Lào.
Với việc quy định này, thể hiện pháp luật nước ta có sự tôn trọng bản chất của
quan hệ nhân thân của quan hệ thừa kế. Hơn nữa, đối với tài sản là động sản thì không
có tính chất rằng buộc sâu sắc đến thể chế chính trị của các quốc gia trong quan hệ
thừa kế cho nên quy định như vậy cũng thể hiện được tính linh hoạt trong việc giải
quyết các xung đột pháp luật. Mặt khác, quy định này làm cho các tòa án Việt Nam khi
giải quyết các vấn đề về thừa kế có yếu tố nước ngoài được vận dụng luật nội dung của
pháp luật Việt Nam. Đây là một lợi thế và hạn chế các hệ quả bất lợi phát sinh khi áp
dụng luật nước ngoài. Quy định này của pháp luật nước ta cũng phù hợp với những
điều ước mà nước ta ký kết, cụ thể:

Khoản 1 Điều 36 Việt Lào “1. Việc thừa kế động sản được thực hiện theo pháp luật của
Nước ký kết mà người để lại di sản là công dân khi qua đời.”
Khoản 1 Điều 39 Việt Nga: “1. Quan hệ pháp luật về thừa kế động sản do pháp luật
của Bên ký kết mà người để lại thừa kế là công dân vào thời điểm chết điều chỉnh.”
2.3, Di sản là bất động sản.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 767 BLDS: “Quyền thừa kế đối với bất động
sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.”
Như vậy, theo quy định tại Điều 767 BLDS 2005 thừa kế đối với bất động sản
được giải quyết theo pháp luật của nước nơi có bất động sản (áp dụng hệ thuộc luật nơi
có tài sản). Người chết để lại di sản thừa kế là bất động sản ở nước nào thì pháp luật
của nước đó sẽ được áp dụng để giải quyết thừa kế đối với phần bất động sản nằm trên
lãnh thổ nước đó. Ví dụ, bà H là công dân nước Việt Nam, khi chết bà không để lại di
chúc và di sản thừa kế của bà ngoài những tài sản là động sản còn có bất động sản tại
Việt Nam, Thái Lan và Đức. Vậy trong trường hợp này, cả ba nước đều có quyền áp
dụng pháp luật nước mình để giải quyết thừa kế di sản là bất động sản của bà H nằm
trên lãnh thổ nước mình, không có quyền giải quyết đối với bất động sản của bà H nằm
N05-TL02-Nhóm 3

4


Bài tập nhóm số 1
trên lãnh thổ nước khác; chẳng hạn, tòa án Việt Nam chỉ có thẩm quyền giải quyết đối
với bất động sản nằm trên lãnh thổ Việt Nam mà không có thẩm quyền giải quyết đối
với bất động sản của bà nằm trên lãnh thổ Thái Lan hay Đức.
Vậy, phương pháp giải quyết xung đột pháp luật này có ý nghĩa gì hay không?
Sở dĩ, quan hệ về tài sản là bất động sản có liên quan mật thiết với hệ thống pháp luật
của nước có bất động sản nên pháp luật nước ta nói riêng và trong tư pháp quốc tế nói
chung có xu hướng cho phép pháp luật nơi có tài sản được áp dụng để giải quyết. Đưa
ra quy phạm pháp luật này, Việt Nam thể hiện sự tôn trọng bản chất tài sản của quan hệ

thừa kế, điểm này có thể tránh được những phản ứng không tốt của nước nơi có di sản
đối với một số biện pháp ủy thác cũng như việc thừa nhận bản án của Tòa án Việt Nam
đối với tài sản này. Một lí do nữa mà có lẽ là lí do quan trọng nhất và đem lại ý nghĩa
vô cùng quan trọng cho nước ta. Đó là, vấn đề quyền sở hữu đối với bất động sản theo
pháp luật tại Việt Nam . Ở Việt Nam, đất đai thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, mỗi
công dân chỉ có quyền sử dụng đối với đất đai. Nếu áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch để
giải quyết vấn đề thừa kế đối với bất động sản thì sẽ trái với các quy phạm pháp thực
định khác; đồng thời ảnh hưởng đến vấn đề chính trị quốc gia, có nguy cơ đe dọa đến
nền chính trị nước ta cho nên áp dụng hệ thuộc luật nơi có tài sản có ý nghĩa vô cùng
quan trọng đối với nước ta.
Đối với nước ta, phương pháp giải quyết xung đột này được áp dụng một cách triệt
để. Trong các hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam kí kết với các quốc gia khác thì
giải pháp này cũng được áp dụng để giải quyết tranh chấp. Ví dụ, khoản 2 Điều 36
Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Lào quy định: “việc thừa kế bất động sản
được thực hiện theo pháp luật của nước kí kết nơi có di sản là bất động sản.”
2.4, Áp dụng pháp luật trong quan hệ thừa kế theo pháp luật với người nhiều
quốc tịch và người không có quốc tịch.
Nhiều quốc tịch là hiện tượng một người đồng thời mang hai hay nhiều quốc
tịch của các quốc gia khác nhau; tình trạng này rất phổ biến trong đời sống quốc tế và
tồn tại không phụ thuộc vào ý chí của các quốc gia. Mặc dù có khá nhiều lợi thế do
tình trạng nhiều quốc tịch đem lại (như được tự do đi lại, được hưởng quy chế công
dân ở những nước mà mình mang quốc tịch,…), nhưng người nhiều quốc tịch cũng dễ
gặp phải những bất lợi, mà bất lợi lớn nhất có thể thấy là: quy chế pháp lý nhân thân
của người nhiều quốc tịch không đảm bảo tính ổn định trong trường hợp quy phạm
xung đột áp dụng hệ thuộc “luật của nước mà đương sự là công dân” để xác định quy
chế pháp lý của người đó. Trong quan hệ thừa kế, có thể lấy một ví dụ: một người là
công dân đồng thời của cả hai quốc gia Pháp và Nga chết không để lại di chúc thì việc
thừa kế sẽ tuân theo pháp luật nước nào?
Không quốc tịch là tình trạng pháp lý của một người không có quốc tịch của bất
kỳ quốc gia nào, và do đó, địa vị pháp lý của họ là rất thấp. Người không quốc tịch

cũng giống với người nhiều quốc tịch ở chỗ, việc giải quyết các quan hệ về thừa kế có
yếu tố nước ngoài đối với hai trường hợp này có nhiều điểm vướng mắc, đòi hỏi các
N05-TL02-Nhóm 3

5


Bài tập nhóm số 1
quy định cụ thể của pháp luật về giải quyết xung đột trong các quan hệ này, để đảm
bảo được lợi ích cho họ. Trên thế giới, khi người không quốc tịch tham gia vào các
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, pháp luật các nước thường điều chỉnh theo pháp
luật của nước mà họ cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ.
Xuất phát từ những đặc điểm riêng biệt của hai đối tượng này và tư tưởng của
những chế định pháp luật nước ta, khoản 3 Điều 12 nghị định 138/2006/NĐ-CP quy
định: “Trong trường hợp người để lại di sản thừa kế không có quốc tịch hoặc có hai
hay nhiều quốc tịch nước ngoài, thì việc xác định pháp luật áp dụng về thừa kế theo
pháp luật tuân theo quy định tại Điều 760 của Bộ luật dân sự, Điều 5 và khoản 1,
khoản 2 Điều 12 Nghị định này.”
Như vậy, ở Việt Nam, việc giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ thừa kế
với người nhiều quốc tịch tuân theo một nguyên tắc chung được quy định: áp dụng
pháp luật mà người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự
hoặc áp dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có mối quan hệ gắn bó
nhất về quyền và nghĩa vụ công dân khi người đó không cư trú tại một trong các nước
mà người đó có quốc tịch (Điều 760 BLDS). Đối với người không quốc tịch thì sẽ áp
dụng pháp luật của nước nơi người đó cư trú; nếu người đó không có nơi cư trú thì áp
dụng pháp luật Việt Nam (Điều 760 BLDS).
Nhìn một cách tổng quát, pháp luật Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với
pháp luật các nước trên thế giới trong việc áp dụng pháp luật với người không quốc
tịch, người nhiều quốc tịch trong quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Việc xác định
đúng pháp luật trong trường hợp này không những đảm bảo vụ việc được giải quyết

chính xác, khách quan, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự mà
còn góp phần thúc đẩy sự phát triển các giao dịch dân sự quốc tế.
3. Đánh giá các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về giải quyết
xung đột pháp luật từ quan hệ thừa kế theo luật có yếu tố nước ngoài.
3.1, Mặt tích cực của các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về giải
quyết xung đột pháp luật từ quan hệ thừa kế theo luật có yếu tố nước ngoài.
Thứ nhất, nhìn chung các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về giải
quyết xung đột pháp luật từ quan hệ thừa kế theo luật có yếu tố nước ngoài phù hợp
với các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã kí kết với các nước khác và tư
pháp quốc tế. Đây là một lợi thế của chúng ta trên con đường hội nhập, giao lưu với
các nước khác trên thế giới, sự tương đồng về hướng giải quyết xung đột pháp luật
trong quan hệ thừa kế nói riêng và pháp luật nói chung sẽ hạn chế được những rào cản,
bất đồng không chỉ trong quan hệ thừa kế mà cả trên những lĩnh vực khác.
Thứ hai, các quy định này tôn trọng bản chất tài sản và bản chất nhân thân của
quan hệ thừa kế. Chúng ta tôn trọng bản chất tài sản của quan hệ thừa kế vì pháp luật
nơi có di sản điều chỉnh quan hệ thừa kế về bất động sản, điều đó có thể tránh được
N05-TL02-Nhóm 3

6


Bài tập nhóm số 1
những phản ứng không tốt của nước có di sản là bất động sản; đồng thời phù hợp với
chế độ chính trị của nước ta. Mặt khác, do chiến tranh, một số người Việt Nam sang
sống ở nước ngoài, có quốc tịch nước ngoài, nhất là quốc tịch Mỹ và Pháp, và hiện nay
về Việt Nam cư trú. Việc cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc
tịch điều chỉnh di sản là động sản, pháp luật Việt Nam có nhiều cơ hội được áp dụng.
Thứ ba, các quy định này sẽ cho phép pháp luật Việt Nam có nhiều cơ hội được
áp dụng trong thực tế. Sở dĩ, hiện nay nhiều người dân nước ta sang làm ăn sinh sống ở
nước ngoài nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam và khi chết để lại di sản ở nước có dẫn

chiếu trở lại trong tư pháp quốc tế nước ta và các quy phạm xung đột của Tư pháp
quốc tế nước ngoài về quan hệ thừa kế theo pháp luật. Theo Khoản 3, Điều 827 của
BLDS, “Trong trường hợp việc áp dụng pháp luật nước ngoài được [...] quy định hoặc
[...] viện dẫn, thì pháp luật nước ngoài được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài; nếu pháp luật nước đó dẫn chiếu trở lại pháp luật Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Vậy, nếu
tư pháp quốc tế nước ta cho phép pháp luật nước ngoài quyền điều chỉnh quan hệ thừa
kế theo pháp luật nhưng pháp luật nước này từ chối và dẫn chiếu ngược trở lại thì
chúng ta sẽ áp dụng pháp luật nước ta. Điểm tạo cơ hội cho pháp luật Việt Nam được
áp dụng đồng thời vẫn thể hiện được sự tôn trọng và hòa hợp với các cơ quan pháp luật
nước ngoài vì chúng ta đã cho pháp luật nước họ thẩm quyền điều chỉnh nhưng pháp
luật nước họ lại dẫn ngược lại pháp luật nước ta
3.2, Một số hạn chế và kiến nghị hoàn thiện các quy định hiện hành của pháp
luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật từ quan hệ thừa kế theo luật có yếu
tố nước ngoài.
Thứ nhất, ở khoản 1 Điều 767 BLDS quy định: “Thừa kế theo pháp luật phải
tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi
chết.” Như vậy, ta có thể hiểu, cứ tài sản thừa kế sẽ tuân theo pháp luật của nước mà
người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết, bất kể tài sản đó là động sản
hay bất động sản. Tuy nhiên, ngay tại Khoản 2 Điều luật lại quy định: “2. Quyền thừa
kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.”
Như vậy, đã có sự mâu thuẫn giữa quy định của pháp luật ngay trong cùng một điều
luật. Vì vậy, có lẽ nên quy định rõ, “tài sản” được đề cập đến ở Khoản 1 chỉ là “động
sản”, như vậy sẽ tương thích với tài sản là “bất động sản” ở Khoản 2.
Thứ hai, đối với quy định về người có hai hay nhiều quốc tịch và người không
quốc tịch.
Một là, luật đưa ra quy định áp dụng pháp luật của nước mà người đó có mối
quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ; nhưng cách hiểu chính xác về cụm từ mối
quan hệ gắn bó nhất lại chưa được luật làm rõ, chưa đưa ra được những tiêu chí xác
định cụ thể. Việc xác định quốc tịch hữu hiệu trên thế giới thường dựa trên các dấu

N05-TL02-Nhóm 3

7


Bài tập nhóm số 1
hiệu như: nơi cư trú, nơi làm việc, nơi cá nhân thực tế đã sử dụng các quyền dân sự và
chính trị của mình hay thậm chí là nơi cá nhân có bất động sản nhiều nhất,... Đây có
thể là sự tham khảo cho nhà làm luật Việt Nam để xây dựng nên những quy định cụ thể
hơn.
Hai là, Nghị định 138/2006/NĐ-CP, Điều 5 còn quy định cả về nghĩa vụ chứng
minh của đương sự trong việc lựa chọn luật áp dụng với mình. Vậy nhưng, trong quan
hệ thừa kế, người để lại di sản đã chết không để lại di chúc, thì ai là người có nghĩa vụ
chứng minh luật áp dụng trong trường hợp này – những người hưởng thừa kế hay cơ
quan nhà nước. Nếu cơ quan nhà nước là người có nghĩa vụ tìm hiểu, chứng minh mối
quan hệ giữa người đã chết với các quốc gia mà người đó mang quốc tịch thì sẽ không
tránh khỏi sự ôm đồm công việc. Còn nếu những người hưởng thừa kế là những người
có nghĩa vụ chứng minh thì liệu việc này có dễ dẫn đến tình trạng cố tình làm sai lệch
thông tin để có thể lựa chọn ra luật áp dụng có lợi hơn cho mình hay không? Đó là
những điều mà nhà làm luật nên chú ý.
Trong những trường hợp này, pháp luật nước ta cần bổ sung những định nghĩa,
những hướng dẫn để các quy định pháp luật được áp dụng một cách thống nhất và
tránh xẩy ra hiện tượng hiểu sai quy định pháp luật.
Thứ ba, việc phân chia di sản thành động sản và bất động sản và áp dụng các
nước tương ứng để giải quyết thừa kế đối với từng bộ phận di sản có thể dẫn đến nhiều
hệ quả, gây ra những khó khăn trong thực tiễn áp dụng, ảnh hưởng tới quyền lợi của
một trong các bên trong quan hệ. Bởi vì, pháp luật các nước có các quy định khác
nhau. Chẳng hạn, như về việc phân chia di sản, kỉ phần thừa kế bắt buộc, quyền từ chối
hưởng di sản...Tuy nhiên, đây là quan hệ có yếu tố nước ngoài, chịu sự điều chỉnh của
nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cho nên chấp nhận những hệ quả này là chuyện tất

yếu phải xẩy ra, không thể tránh khỏi và việc hoàn thiện có lẽ là rất khó có thể thực
hiện được.
III.

PHẦN KẾT.

Qua những phân tích và đánh giá ở trên có thể nói pháp luật nước ta đã đạt được
những thành công cơ bản trong việc xây dựng những quy phạm pháp luật giải quyết
xung đột pháp luật về quan hệ thừa kế theo luật trong tư pháp quốc tế. Những quy định
mang tính hội nhập, góp phần nâng cao vị thế của hệ thống pháp luật nước ta trên thế
giới đồng thời tạo cơ hội hội nhâp, dần dần hạn hạn chế những rào cản của pháp luật
Việt Nam khi giải quyết các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài nói riêng và các
quan hệ có yếu tố nước ngoài tham gia nói chung.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb. Tư pháp, Hà Nội,
N05-TL02-Nhóm 3

8


Bài tập nhóm số 1
2007.
2. Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb. ĐHQG, Hà
Nội, 2001.
3. TS.GVC. Nguyễn Hồng Bắc. Hướng dẫn học và ôn tập môn tư pháp quốc tế. NXB
Tư pháp, Hà Nội-2012.
4. Ths. Bùi Thị Thu (chủ biên). Giáo trình luật tư pháp quốc tế. NXB GDVN, 2010.
5. Bộ luật dân sự năm 2005.
6. Nghị định của Chính phủ số 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006 quy định chi tiết thi
hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

7. Luật áp dụng đối với người không quốc tịch, người nhiều quốc tịch – TS. Nguyễn
Hồng Bắc <tạp chí Luật học, số 6/2006>
8. Tạp chí khoa học pháp lý số 2 năm 2003.

N05-TL02-Nhóm 3

9



×