Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự sự trong tố tụng dân sự và việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.72 KB, 10 trang )

Bài tập lớn học kỳ

N05.TL2

MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................1
I. Những Vấn Đề Lý Luận Về Đảm Bảo QBV Của Đương Sự Trong TTDS.....2
1. Khái niệm “đảm bảo quyền bảo vệ của đương sự”.................................................................................2
2. Cơ sở của nguyên tắc đảm bảo quyền bảo vệ của đương sự trong TTDS..............................................2
2.1 Cơ sở lí luận..................................................................................................................................3
2.2 Cơ sở thực tiễn..............................................................................................................................3
3.Ý nghĩa của nguyên tắc..............................................................................................................................4
1. Nội dung nguyên tắc.................................................................................................................................4
1.1. Bảo đảm quyền tự bảo vệ của đương sự trong TTDS....................................................................4
1.2. Bảo đảm quyền của đương sự được người khác bảo vệ................................................................5
1.3.Trách nhiệm của Toà án đối với việc bảo đảm QBV của đương sự trong TTDS............................6
2. Các điều kiện cơ bản đảm bảo thực hiện nguyên tắc.............................................................................6
2.1. Hệ thống các quy phạm pháp luật liên quan đến bảo đảm QBV của đương sự trong tố tụng dân
sự.........................................................................................................................................................6
2.2. Hoạt động giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án..........................................................................7
2.3. Hoạt động hỗ trợ đương sự tham gia tố tụng của các cá nhân, cơ quan, tổ chức.........................7
2.4. Cơ chế giám sát và kiểm sát các hoạt động tố tụng dân sự...........................................................7
2.5. Điều kiện kinh tế - xã hội..............................................................................................................7

III. Thực Tiễn Thực Hiện Nguyên Tắc Và Hướng Hoàn Thiện..........................7

MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, vấn đề quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể ngày càng được
Nhà nước quan tâm bảo vệ. Để đảm bảo việc giải quyết nhanh chóng và đúng đắn
các vụ việc dân sự, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể tại kì họp thứ V
ngày 15/6/2004 Quốc Hội khóa XI đã thông qua Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) 1


1

BLTTDS: Bộ luật tố tụng dân sự

1


Bài tập lớn học kỳ

N05.TL2

đầu tiên của nước Cộng Hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tại Điều 9 của Bộ luật có
ghi nhận nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ (QBV) 2 của đương sự là một trong
những nguyên tắc cơ bản, có ý nghĩa quan trong trong việc đảm bảo quyền lợi ích
hợp pháp của đương sự trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự (VVDS)3.
Ở bài tập lớn này, em xin nghiên cứu nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của
đương sự sự trong tố tụng dân sự (TTDS) 4 và việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc
này
I. Những Vấn Đề Lý Luận Về Đảm Bảo QBV Của Đương Sự Trong TTDS

1. Khái niệm “đảm bảo quyền bảo vệ của đương sự”
Dưới góc độ một thuật ngữ pháp lí thì: “ đảm bảo là trách nhiệm của một
chủ thể phải làm cho quyền, lợi ích của chủ thể bên kia chắc chắn được thực hiện,
được giữ gìn, nếu xảy ra thiệt hại thì phải bồi thường”5
Theo quy định của pháp luật, các đương sự có thể sử dụng các phương thức
khác nhau để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp bị xâm
phạm. Trong khoa học pháp lí, quyền của chủ thể trong việc chống lại các hành vi
trái pháp luật xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp theo thủ tục TTDS được gọi
là quyền bảo vệ của đương sự trong TTDS
Như vậy, có thể nói đảm bảo QBV của đương sự trong TTDS là làm cho

đương sự có đủ những điều kiện cần thiết để chắc chắn thực hiện được các quyền
tố tụng dân sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ trước tòa án.

2. Cơ sở của nguyên tắc đảm bảo quyền bảo vệ của đương sự trong TTDS
Mỗi quy định của pháp luật đều dựa trên những cơ sở nhất định. Các quy
định của pháp luật TTDS về bảo đảm QBV của đương sự trong TTDS được ban
hành cũng không nằm ngoài nguyên lí đó. Pháp luật TTDS quy định bảo đảm QBV
của đương sự trong TTDS bao gồm các cơ sở sau:
2

QBV: Quyền bảo vệ
VVDS: Vụ việc dân sự
4
TTDS: Tố tụng dân sự
5
Trang 27, Từ điển luật học –Nguyễn Hữu Đắc - NXB Từ điển bách khoa.
3

2


Bài tập lớn học kỳ

N05.TL2

2.1 Cơ sở lí luận.
Thứ nhất, Xuất phát từ mối quan hệ giữa việc công nhận và thực hiện các
quyền và lợi ích của các chủ thể, trong đó yếu tố đảm bảo thực hiện các quyền, lợi
ích hợp pháp của các chủ thể có vai trò rất quan trong. Khi đã công nhận quyền, lợi
ích của các chủ thể trong các văn bản pháp luật thì Nhà nước phải tạo điều kiện

thuận lợi đảm bảo cho nó thực hiện trên thực tế. Đối với QBV của các chủ thể cũng
vậy
Thứ hai, xuất phát từ những ưu điểm và yêu cầu của phương thức yêu cầu
Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Trong các phương thức bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể thì phương thức yêu cầu Tòa án bảo vệ
là có nhiều ưu điểm nhất. Tòa án là cơ quan xét xử, có quyền lực, biện pháp bắt
buộc người vi phạm chấm dứt các hành vi trái pháp luật và khắc phục hậu quả của
nó. Các quyết định của Tòa án lại được bảo đảm bằng cưỡng chế nhà nước nên có
tác dụng bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.
Thứ ba, pháp luật tố tụng dân sự quy định bảo đảm QBV của đương sự trong
tố tụng dân sự chính là cơ sở để đảm bảo thực hiện quá trình tranh tụng để làm rõ
sự thật khách quan của vụ việc dân sự vì việc tranh tụng công khai giữa các bên
đương sự sẽ giúp cho các đương sự cũng như các Thẩm phán có thể nhận thức
đúng đắn VVDS. Đồng thời tranh tụng cũng tạo điều kiện tốt nhất cho các đương
sự đưa ra chứng cứ, chứng minh cho yêu cầu của mình hay phản đối yêu cầu của
người khác để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

2.2 Cơ sở thực tiễn
Từ thực tế là hoạt động giải quyết VVDS của Tòa án và những người tiến
hành tố tụng luôn bị tác động từ nhiều phía, có những trường hợp họ tiến hành tố
tụng không trung thực, khách quan dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự
không được bảo vệ; điều kiện tham gia tố tụng của các đương sự khác nhau và trên
thực tế còn xảy ra tình trạng không ít cơ quan, tổ chức, cá nhân không nhận thức
đúng trách nhiệm của họ đối với việc giải quyết các VVDS, không giúp đỡ các
đương sự trong việc tham gia tố tụng. Trong trường hợp này,các quy định về đảm
bảo QBV của đương sự sẽ giúp đương sự thực hiện được quyền tố tụng dân sự bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

3



Bài tập lớn học kỳ

N05.TL2

3.Ý nghĩa của nguyên tắc.
Nguyên tắc đảm quyền bảo vệ của đương sự trong pháp luật TTDS có ý
nghĩa rất quan trọng đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
cũng như quá trình giải quyết đúng đắn VVDS của Tòa án. Trên cơ sở đảm bảo
quyền bảo vệ của đương sự trong TTDS các đương sự sẽ được tạo những điều kiện
cần thiết để thực hiện các quyền tố tụng của họ. Trong đó, có cả việc đương sự
được tạo điều kiện để tự mình thực hiện các quyền tố tụng dân sự, được tòa án, luật
sư hoặc người khác giúp đỡ, hỗ trợ pháp lí khi tham gia tố tụng dân sự trong
trường hợp cần thiết. Đảm bảo QBV của đương sự trong TTDS cũng tạo được sự
tôn trọng cần thiết đối với việc thực hiện các quyền TTDS của đương sự, chống
được sự vi phạm pháp luật cản trở việc tham gia TTDS của họ từ phía người tham
gia tố tụng khác hoặc người tiến hành tố tụng. Bên cạnh đó, thông qua việc các
đương sự thực hiện các quyền TTDS của họ, Tòa án có điều kiện nhận biết sự thật
của VVDS để giải quyết kịp thời, nhanh chóng, công minh.
II. Nội Dung Và Các Điều Kiện Cơ Bản Đảm Bảo Thực Hiện Nguyên Tắc
1. Nội dung nguyên tắc
Tại Điều 9 BLTTDS quy định: “Đương sự cơ quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật
sư hay người khác có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật này bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của mình. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực
hiện quyền bảo vệ của họ”. Như vậy, với quy định này thì nội dung của bảo đảm
QBV của đương sự trong TTDS bao gồm bảo đảm quyền tự bảo vệ của đương sự,
bảo đảm quyền của đương sự được người khác bảo vệ và trách nhiệm của Tòa án
trong việc bảo đảm QBV của đương sự trong TTDS.
1.1. Bảo đảm quyền tự bảo vệ của đương sự trong TTDS
Trong Bộ luật TTDS thì những quyền và nghĩa vụ của đương sự được ghi

nhận tại các Điều 5, 58,25,60,61. Theo đó, các đương sự có các quyền, nghĩa vụ tố
tụng như khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự; thay đổi,
bổ sung, rút yêu cầu; cung cấp chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích
của mình;…Đảm bảo quyền tự bảo vệ của đương sự là phải đảm bảo cho đương sự
tự thực hiện được những quyền và nghĩa vụ TTDS của họ trên thực tế.
Pháp luật tố tụng dân sự đã có những quy định khá đầy đủ và cụ thể để đảm
bảo cho các đương sự có thể tự thực hiện được những quyền này trên thực tế. Có
thể kể đến một số quy định cụ thể như sau:
4


Bài tập lớn học kỳ

N05.TL2

Theo điểm a Khoản 2 Điều 58 BLTTDS, đương sự có quyền: “cung cấp
chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình”. Để đảm bảo
cho đương sự thực hiện quyền này thì pháp luật TTDS quy định: khi nhận được
đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và các tài liệu kèm theo Toà án phải tiếp
nhân đơn và các chứng cứ, tài liệu đó và xác định các chứng cứ, tài liệu cần thiết
cho việc giải quyết VVDS để yêu cầu đương sự cung cấp bổ sung nếu cần thiết.
Bên cạnh đó, tại các điều 165, 175, 221, và 272 BLTTDS thì các đương sự có thể
thực hiện việc cung cấp chứng cứ trước hoặc tại phiên toà, phiên họp sơ thẩm hoặc
phúc thẩm. Quy định này đã tạo điều kiện cho đương sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của mình.
Để đảm bảo cho quyền tham gia phiên toà, phiên họp của đương sự thì tại
Điều 313 BLTTDS quy định Toà án phải thông báo cho đương sự biết việc mở
phiên toà, phiên họp bằng việc gửi cho đương sự quyết định đưa vụ án ra xét xử
hay quyết định đưa việc dân sự ra giải quyết sau khi ra quyết định đó. Theo quy
định tại các điều 199, 200, 201, 202 BLTTDS, Toà án tiến hành phiên toà, phiên

họp giải quyết vụ việc dân sự với sự có mặt của đương sự, nếu có đương sự vắng
mặt thì Toà án phải hoãn phiên toà, phiên họp. Toà án chỉ được tiến hành phiên toà,
phiên họp vắng mặt đương sự trong trường hợp có đơn yêu cầu giải quyết vắng
mặt họ hoặc đương sự đã có người đại diên hợp pháp tham gia phiên toà, phiên họp
hoặc đương sự là bị đơn, người bị yêu cầu , người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
đã được triệu tập hợp lên đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.
1.2. Bảo đảm quyền của đương sự được người khác bảo vệ
Bảo đảm quyền của đương sự được người khác bảo vệ trong TTDS là bảo
đảm cho đương sự được người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Nội dung của đảm bảo
quyền của đương sự được người khác bảo vệ gồm bảo đảm đương sự uỷ quyền
được cho người khác đại diện, được người khác đại diện trong trường hợp không
có năng lực hành vi TTDS và bảo đảm quyền nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự.
Để đảm bảo cho đương sự thực hiện quyền uỷ quyền cho người khác đại
diện trong TTDS các điều từ Điều 73 đến Điều 78 BLTTDS đã quy định các vấn đề
liên quan đến người đại diện theo uỷ quyền của đương sự như những người được
đại diện cho đương sự, những người không được đại diện cho đương sự, phạm vi
các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự mà người đại diện theo uỷ quyền
được thực hiên, việc chấm dứt đại diện theo uỷ quyền và hậu quả của việc chấm
dứt đại diện theo uỷ quyền. Nếu đương sự không có hoặc bị hạn chế năng lực hành
5


Bài tập lớn học kỳ

N05.TL2

vi tố tụng mà không có người đại diện họ phải được Toà án chỉ định người đại diện
để đảm bảo sự bình đẳng trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ TTDS giữa các

đương sự, làm cho việc giải quyết VVDS được diễn ra công bằng, đúng pháp luật.
Để bảo đảm quyền nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự các Điều 63, 64, 203, 221, 222, 232, 264, 271 BLTTDS đã quy định cụ
thể việc tham gia TTDS của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
1.3.Trách nhiệm của Toà án đối với việc bảo đảm QBV của đương sự trong
TTDS.
Trong TTDS, Toà án là cơ quan tiến hành tố tụng chủ yếu, có trách nhiệm
chính đối với việc đảm bảo QBV của đương sự trong TTDS. Trách nhiệm của Toà
án được quy định cụ thể tại Điều 126 Hiến pháp năm 1992, Điều 1 LTCTAND năm
2002, Điều 9 và các điều luật khác của BLTTDS.
Theo Điều 8 BLTTDS, các đương sự đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
trong TTDS, Toà án có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và
nghĩa vụ tố tụng dân sự của mình. Do vậy, để tạo điều kiện cho các đương sự thực
hiện được quyền, nghĩa vụ TTDS của họ thì Toà án phải xác định và triệu tập đầy
đủ các đương sự đến tham gia TTDS. Toà án phải phổ biến giải thích cho đương
sự biết rõ các quyền, nghĩa vụ của họ. Bên cạnh đó, Toà án phải luôn luôn tôn
trọng việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ TTDS, không được hạn chế việc thực
hiện các quyền, nghĩa vụ TTDS của đương sự. Đối với những đương sự hay những
người khác có hành vi lạm dụng việc thực hiện quyền tố tụng dân sự của mình
nhằm gây khó khăn cho đương sự trong việc tham gia tố tụng hay Toà án án trong
việc giải quyết VVDS thì Toà án phải kịp thời xử lí, phê phán và có biện pháp khắc
phục hậu quả xấu của nó.
2. Các điều kiện cơ bản đảm bảo thực hiện nguyên tắc

2.1. Hệ thống các quy phạm pháp luật liên quan đến bảo đảm QBV của đương
sự trong tố tụng dân sự
Nếu quy định của pháp luật TTDS rõ ràng, đầy đủ, khoa học thì việc giải
quyết VVDS, bảo vệ quyền, lợi ích của các đương sự sẽ thuận lợi. Ngược lại, nếu
pháp luật tố tụng dân sự quy định không đầy đủ, mâu thuẫn, thiếu cơ sở khoa học
thì không những tòa án gặp khó khăn trong việc giải quyết vụ việc dân sự mà các

đương sự cũng khó bảo vệ tốt được quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
6


Bài tập lớn học kỳ

N05.TL2

2.2. Hoạt động giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án
Hoạt động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự trong TTDS
trước hết phải thông qua tòa án. Mỗi hoạt động tố tụng giải quyết VVDS của
những người tiến hành tố tụng thuộc cơ quan này đều có ảnh hưởng trực tiếp đến
việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự. Nếu họ tuân thủ nghiêm
chỉnh pháp luật trong việc giải quyết VVDS thì việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp
của đương sự sẽ thuận lợi và hiệu quả còn nếu không thì kết quả có thể ngược lại.
2.3. Hoạt động hỗ trợ đương sự tham gia tố tụng của các cá nhân, cơ quan, tổ
chức
Sự giúp đỡ, hỗ trợ pháp lí của các cá nhân, tổ chức khác như luật sư, nhân
viên của các Trung tâm trợ giúp pháp lí hoặc tổ chức xã hội đối với việc tham gia
tố tụng của các đương sự sẽ giúp đương sự khắc phục được những nhận thức
không đầy đủ về pháp luật, sự lúng túng do thiếu kinh nghiệm tham gia tố tụng
cũng như tạo được sự cân bằng trong việc tham gia tố tụng giữa các bên đương sự
2.4. Cơ chế giám sát và kiểm sát các hoạt động tố tụng dân sự
Các hoạt động tố tụng dân sự được đặt dưới sự giám sát, kiểm sát của nhân
dân hay của Nhà nước sẽ đảm bảo cho hoạt động tố tụng được tiến hành đúng đắn
từ đó tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình.
2.5. Điều kiện kinh tế - xã hội
Phát triển kinh tế - xã hội sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện QBV
của đương sự trong TTDS. Trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống phát luật

được thực hiện, ý thức pháp luật của mọi người được nâng cao, các hoạt động trợ
giúp pháp lí được đẩy mạnh, tòa án sẽ có đủ điều kiện cần thiết để giải quyết vụ
việc dân sự và các đương sự cũng có thêm các điều kiện thuận lợi về vật chất để
tham gia hoặc nhờ người khác tham gia TTDS bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
họ.
III. Thực Tiễn Thực Hiện Nguyên Tắc Và Hướng Hoàn Thiện.
Trong thời gian qua, việc thực hiện các quy định của BLTTDS về đảm bảo
quyền bảo vệ của đương sự trong TTDS là khá tốt. Các đương sự đã có những điều
kiện thuận lợi tự tham gia tố tụng hay được người khác tham gia tố tụng bảo vệ
7


Bài tập lớn học kỳ

N05.TL2

quyền, lợi ích hợp pháp của mình.Trong quá trình giải quyết VVDS, Tòa án đã tôn
trọng và bảo đảm cho các đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dan sự
của họ. Các cán bộ ngành toà án đã có một sự cố gắng lỗ lực lớn trong việc giải
quyết đúng và kịp thời các VVDS, công tác giải quyết khiếu nại về việc xét xử
trong những năm qua cũng đã có những chuyển biến tích cực. Trên cơ sở đó, việc
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự thông qua hoạt động của Toà án ngày
càng hiệu quả. Hoạt động tố tụng của các luật sư hoặc người khác trong các vụ
việc dân sự bước đầu đã góp phần tích cực vào việc thực hiện dân chủ, bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc bảo đảm thực hiện QBV
của đương sự trên thực tế vẫn còn nhiều hạn chế nhất định nhất định làm ảnh
hưởng xấu tới việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, có thể kể đến
một số hạn chế cơ bản sau:
Thứ nhất, không ít trường hợp đương sự khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải

quyết vụ việc dân sự không đúng thẩm quyền của Tòa án nên đã bị trả lại đơn khởi
kiên, đơn yêu cầu. Trong nhiều vụ việc dân sự, đương sự không thực hiện được
đầy đủ các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của mình nhất là quyền, nghĩa vụ trong
việc cung cấp chứng cứ cho yêu cầu của mình nên yêu cầu không được Tòa án
chấp nhận.
Thứ hai, việc giải quyết VVDS của Tòa án còn nhiều trường hợp sai sót
trong việc trả lại đơn khởi kiện, xác định sai thành phần đương sự trong vụ việc
dân sự, không triệu tập đầy đủ các đương sự đến tham gia tố tụng, xét xử vắng mặt
đương sự không đúng quy định của pháp luật, giải quyết vụ việc dân sự không
đúng thời hạn, nhiều trường hợp việc giải quyết VVDS còn bị dây dưa, kéo dài,
qua nhiều cấp xét xử làm ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của đương sự, gây phiền hà, tốn kém cho đương sự
Thứ ba, tỉ lệ luật sư tham gia tố tụng trong các vụ việc dân sự để bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự còn thấp, hoạt động của người đại diện,
người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong các VVDS còn hạn chế,
một số cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan chưa tạo điều kiện cho người đại diện,
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện nhiệm vụ, còn gây
khó khăn cho việc thu thập chứng cứ, xác minh các tình tiết của VVDS và việc
tham gia TTDS của họ.
Nguyên nhân cơ bản của việc tồn tại những bất cập trên bắt nguồn từ quy
định của pháp luật TTDS liên quan đến việc bảo đảm QBV của đương sự còn
8


Bài tập lớn học kỳ

N05.TL2

nhiều điểm chưa hợp lí, đầy đủ và còn nhiều mâu thuẫn; đội ngũ cán bộ Tòa án còn
thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, vẫn còn những cán bộ sa sút về phẩm chất,

đạo đức nghề nghiệp, vi phạm kỉ luật, vi phạm pháp luật; sự hiểu biết về pháp luật
tố tụng của đương sự chưa cao; cơ sở vật chất, phương tiện bảo đảm hoạt động tố
tụng còn thiếu và lạc hậu.
Xuất phát từ những thực trạng và yêu cầu của đảm bảo QBV của đương sự
trong TTDS thì cần phải sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định của BLTTTDS.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục đổi mới công tác tổ chức cán bộ tư pháp và cơ chế kiểm
tra giám sát các hoạt động TTDS, đẩy mạnh việc giáo dục, tuyên truyền và phổ
biến pháp luật TTDS, đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện cho các hoạt động
TTDS.

9


Bài tập lớn học kỳ

N05.TL2
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004
2. Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB
Tư Pháp
3. Nguyễn Thị Minh Huệ, 266 câu hỏi và trả lời về Bộ luật tố tụng dân sự năm
2004, NXB Lao động – Xã hội
4. Nguyễn Hữu Đắc, Từ điển luật học, NXB Từ điển bách khoa.
5. Nguyễn Ngọc Khánh, “Những nguyên tắc tố tụng đặc trưng trong Bộ luật tố
tụng dân sự”, Tạp chí kiểm sát, số 1/2005.
6. Đinh Trung Tụng, “Các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự Việt
Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 8/2004

10




×