Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đề bài bình luận về tư cách pháp nhân và quốc tịch của pháp nhân nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.21 KB, 4 trang )

Đề bài: Bình luận về Tư cách pháp nhân và Quốc tịch của pháp nhân n ước
ngoài.
Ngày nay, xu thế chung trên thế giới là quốc tế hóa mọi mặt của đ ời
sống đặc biệt là kinh tế. Vì vậy, hoạt động của pháp nhân n ước ngoài ở
mỗi nước ngày một sôi động. Việc tìm hiểu hoạt dộng của pháp nhân
nước ngoài để xây dựng một quy chế pháp lý đầy đủ và thoáng h ơn v ới
pháp nhân nước ngoài là một vấn đề cần thiết và quan trọng.
1.

Pháp nhân nước ngoài và tư cách pháp nhân của pháp nhân nước
ngoài.
Pháp nhân là một tổ chức nhất định của con người, được pháp luật

quy định có quyền năng chủ thể. Theo pháp luật Việt Nam, không phải bất
kỳ tổ chức nào cũng được công nhận có tư cách pháp nhân. Ch ỉ nh ững t ổ
chức được thành lập theo trình tự, thủ tục và có đ ủ các đi ều ki ện do pháp
luật quy định tại Điều 84 Bộ luật dân sự 2005 mới được coi là có t ư cách
pháp nhân. Thông thường, những tổ chức được thành lập theo trình tự, th ủ
tục và có đủ các điều kiện do pháp luật của Nhà n ước quy đ ịnh ho ặc t ồn
tại trên thực tế và được Nhà nước công nhận thì mới có t ư cách pháp nhân.
Một tổ chức được coi là có tư cách pháp nhân ở n ước n ơi mà nó đ ược
thành lập thì cũng được công nhận có tư cách pháp nhân ở nước khác.
Pháp nhân nước ngoài là tổ chức hưởng tư cách pháp nhân theo quy đ ịnh
của pháp luật nước ngoài và được công nhận là có qu ốc t ịch n ước ngoài.
Đối với Việt nam, tất cả những pháp nhân không mang quốc tịch Việt Nam
đều được coi là pháp nhân nước ngoài. Khoản 5 Điều 3 Ngh ị đ ịnh
138/2006/NĐ-CP quy định “Pháp nhân nước ngoài” là pháp nhân đ ược
thành lập theo luật nước ngoài.
Để một pháp nhân chính mình tham gia vào các quan hệ pháp lu ật,
đa số các quốc gia đều quy định tổ chức đó phải có tư cách pháp nhân. T ư
cách pháp nhân là điều kiện cần có để bất kỳ pháp nhân nào tiến hành




hoạt động của mình. Theo đó, một pháp nhân nước ngoài tiến hành hoạt
động của mình trên lãnh thổ Việt Nam phải đáp ứng nh ững điều ki ện v ề
tư cách pháp nhân theo yêu cầu của pháp luật Việt Nam. Khoản 1 Điều 16
Bộ luật thương mại 2005 và Điều 765 Bộ luật dân sự 2005 cũng gián tiếp
quy định về tư cách pháp nhân nước ngoài. Theo đó, pháp nhân n ước ngoài
muốn hoạt động tại Việt nam phải được thành lập hợp pháp theo pháp
luật nước ngoài và được Việt Nam công nhận có quốc t ịch n ước ngoài.
Điều kiện thành lập pháp nhân ở các quốc gia là khác nhau và đ ược ghi
nhận cụ thể trong pháp luật mỗi quốc gia. Bởi vậy, khi xem xét t ư cách
pháp nhân nước ngoài, Việt Nam phải nắm rõ điều kiện thành lập pháp
nhân trong hệ thống pháp luật của các nước trên th ế giới để đ ảm bảo t ư
cách pháp lý của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam, góp phần ki ểm soát
hoạt động của pháp nhân đó, bảo vệ an ninh chủ quyền và lợi ích kinh t ế
xã hội của Việt Nam.
2.

Quốc tịch của pháp nhân nước ngoài.
Quốc tịch pháp nhân là mối quan hệ pháp lý đặc biệt và v ững ch ắc

giữa Nhà nước với một pháp nhân nhất định. Mối quan hệ đó được th ể
hiện trong hoạt động ở nước ngoài, pháp nhân sẽ được Nhà n ước bảo h ộ
về mặt ngoại giao, đồng thời việc sáp nhập, chia, tách, giải th ể, ch ấm d ứt
pháp nhân và thanh lý tài sản trong các trường hợp này sẽ đ ược tuân theo
quy định của pháp luật nước nơi pháp nhân mang quốc tịch.
Pháp luật của các nước trên thế giới hiện nay không có sự th ống
nhất trong việc đưa ra tiêu chí để xác định quốc tịch của pháp nhân, chính
điều này dân đến xung đột pháp luật trong pháp luật các nước. Các tiêu chí
phổ biến được các nước trên thế giới sử dụng làm căn cứ xác định qu ốc

tịch pháp nhân đó là: trung tâm quản lý pháp nhân (Pháp, Đ ức,...); n ơi đăng
kí điều lệ của pháp nhân khi thành lập (Anh, Hoa Kỳ,...); n ơi trung tâm


hoạt động của pháp nhân (Ai Cập, Xi-ri...); nơi thành l ập (Nga, Đông
Âu,...)...
Pháp luật Việt Nam không có điều khoản nào quy định các nguyên
tắc riêng để xác định quốc tịch của pháp nhân, nhưng nếu xem xét các quy
định khác của pháp luật sẽ có những điều nh ắc t ới vấn đ ề này. Kho ản 1
Điều 765 Bộ luật dân sự 2005 quy định về căn cứ xác định năng l ực pháp
luật của pháp nhân nước ngoài: “Năng lực pháp luật dân s ự của pháp nhân
nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó đ ược
thành lập” hay khoản 20 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005 quy đ ịnh “ Qu ốc
tịch của doanh nghiệp là quốc tịch của nước, vùng lãnh th ổ n ơi doanh
nghiệp thành lập, đăng ký kinh doanh” và khoản 1 Điều 16 Lu ật th ương
mại 2005 có ghi “Thương nhân nước ngoài là th ương nhân đ ược thành l ập,
đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật n ước ngoài ho ặc đ ược
pháp luật nước ngoài công nhận:... Do đó, doanh nghiệp có v ốn 100% n ước
ngoài hay doanh nghiệp liên doanh thành lập theo Luật đầu tư 2005 thì
đều mang quốc tịch việt Nam. Ở Việt Nam, từ trước tới nay trên th ực t ế các
pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam, đồng th ời cũng đặt
trụ sở và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Những pháp nhân đó được
công nhận là pháp nhân mang quốc tich Việt Nam. BLDS VN 2005 không
quy định nguyên tắc xác định pháp nhân. Song khi xem xét vấn đ ề năng l ực
pháp luậ của pháp nhân nước ngoài tại khoản 1 Điều 765 BLDS VN 2005
quy định phải căn cứ vào pháp luật của nước nơi pháp nhân đó thành l ập.
Có thể nói BLDS VN 2005 gián tiếp th ừa nhận nguyên tắc n ơi pháp nhân
thành lập để xác định quốc tịch của pháp nhân n ước ngoài. Ngoài ra nh ững
pháp nhân không có quốc tịch Việt Nam thì đều coi là pháp nhân n ước
ngoài.

Thực tế, ở một số nước, không phải bất kỳ pháp nhân nào cũng là
chủ thể thực sự của tư pháp quốc tế. Chỉ những pháp nhân được cơ quan


nhà nước có thẩm quyền của nước pháp nhân đó mang quốc tịch cho phép
tham gia vào quan hệ với pháp nhân, công dân nước ngoài m ới là ch ủ th ể
thực sự của tư pháp quốc tế. Bởi vậy, bên cạnh tư cách pháp nhân, pháp
nhân nước ngoài cần phải được phép hoạt động tại n ước ngoài theo quy
định của pháp luật quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch.



×