Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bài tập học kì tố tụng dân sự phân tích thủ tục giải quyết trong trường hợp đương sự rút đơn khởi kiện ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm và kiến nghị ho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.26 KB, 9 trang )

Tiểu luận học kì
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------BÀI SỐ 15: Phân tích thủ tục giải quyết trong trường hợp đương sự rút đơn khởi
kiện ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm và kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng dân
sự về vấn đề này.

Lời mở đầu
Bằng phương thức khởi kiện, yêu cầu giải quyết việc dân sự, đương sự đã thực hiện
việc yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình. Khi đương sự thực hiện hành vi khởi kiện, yêu cầu thì họ hoàn toàn có quyền
quyết định các hành vi tố tụng tiếp theo của mình. Đương sự có quyền tự định đoạt
chấm dứt, thay đổi hoặc bổ sung hay rút yêu cầu của mình. Tùy thuộc vào từng giai
đoạn tối tụng mà việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu có thể được Tòa án chấp nhận hay
không chấp nhận. Khi thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự Tòa án phải tiến hành các
thủ tục pháp lý cần thiết. Tuy nhiên những thủ tục này lại không được quy định nhiều và
chặt chẽ như thủ tục giải quyết trong trường hợp đương sự rút đơn khởi kiện.
Bài tiểu luận sẽ trình bày rõ những quy định của pháp luật TTDS thủ tục giải quyết
trong trường hợp đương sự rút đơn khởi kiên ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm và kiến
nghị một số vấn đề hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự về vấn đề này.
I - THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRONG TRƯỜNG HỢP ĐƯƠNG SỰ RÚT ĐƠN KHỞI
KIỆN Ở TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM
Đối với việc rút đơn khởi kiện trong mọi giai đoạn tố tụng đều có thể được Tòa án
chấp nhận. Theo nguyên tắc chung việc rút đơn khởi kiện là hành vi định đoạt của
nguyên đơn được biểu hiện ở hai khía cạnh đó là sự từ bỏ yêu cầu (dự trên luật nội
dung) và là sự từ bỏ phương tiện bảo vệ yêu cầu bằng con đường tố tụng (thông qua Tòa
án). Tuy nhiên trong một số trường hợp việc rút đơn khởi kiện chỉ có hàm ý là nguyên
đơn từ bỏ phương tiện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình bằng con đường tố tụng.
Chẳng hạn, việc nguyên đơn rút đơn khởi kiện là do bị đơn đó tự nguyện thực hiện
nghĩa vụ đối với nguyên đơn hoặc là cũng có thể do nguyên đơn không mong muốn tiếp
tục giải quyết tranh chấp trước Tòa án. Nguyên đơn có thể rút một phần hoặc toàn bộ
yêu cầu khởi kiện (điểm b khoản 1 Điều 59 BLTTDS).
1. Đương sự rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa sơ thẩm



1


Tiểu luận học kì
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------BLTTDS không có quy định cụ thể về việc rút đơn khởi kiện của đương sự trước khi
mở phiên tòa xét xử sơ thẩm. Nhưng việc rút đơn khởi kiện trong trường hợp này được
quy định gián tiếp tại điểm c, d khoản 1 Điều 192. Theo đó, nếu người khởi kiện rút đơn
khởi kiện phải được Tòa án chấp nhận, nếu tòa án không chấp nhận cho người khởi kiện
rút đơn thì người khởi kiện không được rút. Cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện
trong trường hợp không có nguyên đơn hoặc nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải
quyết vụ án.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của pháp
luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người khác. Hành vi khởi kiện của họ là cơ sở để tòa án giải quyết vụ án
nhưng sau khi tòa án thụ lý giải quyết vụ án thì người khởi kiện rút đơn khởi kiện và
được tòa án chấp nhận làm cơ sở của việc giải quyết vụ án không còn nữa.
Cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp không có nguyên đơn hoặc
nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án. Cơ quan dân số, gia đình và trẻ em
(trước đây) hoặc hội liên hiệp phụ nữ khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của Luật
hôn nhân và gia đình của Việt Nam là cơ sở để tòa án giải quyết vụ án dân sự nhưng sau
khi tòa án đã thụ lý vụ án các cơ quan, tổ chức này lại rút văn bản khởi kiện do không
có nguyên đơn hoặc nguyên đơn không yêu cầu tiếp tục giải quyết vụ án cũng làm cho
cơ sở của việc giải quyết vụ án không còn nữa.
Do đó, Theo quy định tại khoản 1 điểm c,d Điều 192, trong trường hợp đương sự rút
đơn khởi kiện hợp pháp trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán được phân công giải quyết
vụ án dân sự ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án
dân sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại mục 10 phần II nghị quyết 02/2006/ NQ-HĐTP

hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa
táo án cấp sơ thẩm”,khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện, thì Toà án cần phải xem xét
trong vụ án có yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc yêu cầu độc lập của người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan hay không để quyết định như sau:

1


Tiểu luận học kì
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Trong trường hợp không có yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập, thì Toà án chấp
nhận việc người khởi kiện rút đơn khởi kiện và căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 192 của
BLTTDS ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
Trong trường hợp có yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu độc lập của người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, thì tuỳ trường hợp mà giải quyết như sau:
- Trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện, bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu
phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của
mình, thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đối với yêu cầu của
người khởi kiện đã rút;
- Trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố,
nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình,
thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đối với yêu cầu của người khởi
kiện và yêu cầu phản tố của bị đơn đã rút;
- Trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan rút toàn bộ yêu cầu độc lập, nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố của
mình, thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đối với yêu cầu của
người khởi kiện và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã rút.
Sau khi ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của đương sự đã
rút, Toà án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung đối với yêu cầu phản tố của bị
đơn hoặc yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và căn cứ vào từng
trường hợp cụ thể để xác định lại địa vị tố tụng của các đương sự theo đúng quy định tại

Điều 219 của BLTTDS.
Trong trường hợp người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, bị đơn rút toàn
bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút toàn bộ yêu cầu độc lập,
thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết toàn bộ vụ án.
Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án khi đương sự rút đơn khởi kiện : Đối
với trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận, Khi có
quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự có quyền khởi kiện yêu cầu Toà
án giải quyết lại vụ án dân sự đó theo thủ tục chung , nếu thời hiệu khởi kiện vụ án theo
quy định tại điều 159 BLTTDS vẫn còn, mặc dù việc khởi kiện vụ án sau không có gì vụ
1


Tiểu luận học kì
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp; Đối với trường hợp
Cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp không có nguyên đơn hoặc
nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án thì đương sự không có quyền khởi
kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không
có gì khác vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp; Tiền
tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước.
Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo
thủ tục phúc thẩm.
2. Đương sự rút đơn khởi kiện tại phiên tòa sơ thẩm
Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, việc thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên
đơn bị giới hạn là không được vượt quá so với phạm vi yêu cầu ban đầu. Trong trường
hợp nguyên đơn rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu đó là
tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc
toàn bộ yêu cầu nguyên đơn đó rút (khoản 2 Điều 218 BLTTDS ).
Tùy từng trường hợp tại phiên tòa có đương sự rút đơn khởi kiện mà gải quyết như
sau:
Nếu nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, nhưng bị đơn vẫn giữ yêu cầu phản tố

của mình theo quy định tại khoản 1 Điều 219 của BLTTDS, thì Hội đồng xét xử: Ra
quyết định đình chỉ xét xử đối với toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn đã rút theo quy định
tại khoản 2 Điều 218 của BLTTDS; Công bố việc thay đổi địa vị tố tụng của các đương
sự. Bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố của mình trở thành nguyên đơn; nguyên đơn
đã rút toàn bộ yêu cầu của mình trở thành bị đơn. Ví dụ khi xét hỏi, chủ tọa hỏi nguyên
đơn: “Đề nghị nguyên đơn cho biếtnguyên đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc
toàn bộ yêu cầu khởikiện hay không?”. Giả sử nguyên đơn trả lời: “… tôi quyết định rút
lạitoàn bộ yêu cầu khởi kiện của mình”. Để có cơ sở pháp lý đúng để xử lýyêu cầu của
nguyên đơn, chủ tọa sẽ phải đặt tiếp câu hỏi với bị đơn,nếu trong vụ án này, bị đơn có
yêu cầu phản tố: “… đề nghị bị đơn chobiết có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc
toàn bộ yêu cầu phản tốcủa mình hay không?”. Bị đơn trả lời: “Tôi giữ nguyên toàn bộ
yêu cầuphản tố của mình”.

1


Tiểu luận học kì
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Phiên toà diễn ra theo đúng Khoản 1 Điều 219 BLTTDS.Chủ tọa phiên tòa có thể
thay mặt Hội đồng xét xử (HĐXX) tuyên bố: “Căncứ Khoản 1 Điều 219, toà tuyên bố,
địa vị tố tụng của đương sự thay đổinhư sau: Bắt đầu từ thời điểm này, nguyên đơn trở
thành bị đơn, bị đơntrở thành nguyên đơn”. Tuyên bố của chủ tọa được thư ký phiên tòa
thểhiện trong biên bản phiên tòa. Tình trạng bất ổn bắt đầu xuất hiện:phần đầu của biên
bản ghi A là nguyên đơn, B là bị đơn, nhưng đoạn sauthì ngược lại, A lại trở thành bị
đơn, B trở thành nguyên đơn.
Nếu nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản
tố, nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của
mình theo quy định tại khoản 2 Điều 219 của BLTTDS, thì Hội đồng xét xử: Ra quyết
định đình chỉ xét xử đối với toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, của bị đơn đã rút theo quy
định tại khoản 2 Điều 218 của BLTTDS; Công bố công khai tại phiên toà việc thay đổi địa
vị tố tụng tuỳ theo mối quan hệ giữa các đương sự liên quan đến yêu cầu độc lập của người

có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Việc thay đổi địa vị tố tụng của đương sự phải được ghi vào biên bản phiên toà
và phải được ghi trong bản án.
II - THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRONG TRƯỜNG HỢP ĐƯƠNG SỰ RÚT ĐƠN
KHỞI KIỆN Ở TÒA ÁN CẤP PHÚC THẨM
Trường hợp nguyên đơn, người yêu cầu rút đơn khởi kiện, đơn yêu cầu trước khi
mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa xét xử phúc thẩm, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp
pháp cho cả hai bên đương sự, tùy từng trường hợp BLTTDS và các văn bản hướng dẫn
quy định cách giải quyết khác nhau:
Trong thời hạn nguyên đơn có quyền kháng cáo, nếu nguyên đơn rút đơn khởi
kiện, thì Toà án cấp sơ thẩm cần phải giải thích cho họ biết hậu quả của việc bị đơn
không đồng ý để họ quyết định việc kháng cáo hoặc rút đơn khởi kiện.
Trường hợp nguyên đơn vẫn quyết định rút đơn khởi kiện thì Toà án cấp sơ thẩm
phải thông báo bằng văn bản cho bị đơn biết và yêu cầu bị đơn phải trả lời bằng văn bản
cho Toà án cấp sơ thẩm về việc họ có đồng ý hay không đồng ý trong thời hạn năm ngày
làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án. Tuỳ thuộc vào kết quả trả lời của
bị đơn mà giải quyết như sau:
1


Tiểu luận học kì
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trường hợp Toà án cấp sơ thẩm nhận được văn bản trả lời của bị đơn không
đồng ý việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn và trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị
không có đương sự nào kháng cáo, Viện kiểm sát không kháng nghị, thì việc rút đơn
khởi kiện của nguyên đơn đương nhiên không được chấp nhận. Trong trường hợp này
bản án sơ thẩm được coi là không bị kháng cáo, kháng nghị và có hiệu lực pháp luật kể
từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
-Trường hợp Toà án cấp sơ thẩm nhận được văn bản trả lời của bị đơn đồng ý việc
rút đơn khởi kiện của nguyên đơn, thì không phân biệt trong thời hạn kháng cáo, kháng
nghị có đương sự nào kháng cáo hoặc Viện kiểm sát kháng nghị hay không, Toà án cấp

sơ thẩm đều phải gửi hồ sơ vụ án và kháng cáo, kháng nghị, văn bản rút đơn khởi kiện
cho Toà án cấp phúc thẩm để Toà án cấp phúc thẩm căn cứ vào Điều 269 của BLTTDS
mở phiên toà giải quyết vụ án theo thủ tục chung.
Trường hợp đương sự có kháng cáo (bao gồm cả nguyên đơn) hoặc Viện kiểm sát
có kháng nghị, nhưng trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm nguyên đơn
rút đơn khởi kiện, thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không
và tuỳ từng trường hợp mà giải quyết như sau: Bị đơn không đồng ý thì không chấp
nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn; Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn
khởi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định huỷ bản án sơ thẩm
và đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí
sơ thẩm theo quyết định của Toà án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm
theo quy định của pháp luật.
Khi Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải
quyết vụ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 269 của BLTTDS – bị đơn dồng ý việc
rút đơn của nguyên đơn, thì căn cứ vào quyết định của Toà án cấp sơ thẩm về án phí
trong bản án sơ thẩm bị huỷ, Toà án cấp phúc thẩm quyết định đương sự nào phải chịu
án phí và mức án phí sơ thẩm. Đối với trường hợp này các đương sự còn phải chịu một
nửa án phí phúc thẩm.
Việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn trước khi mở phiên toà phải được làm
thành văn bản. Việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn tại phiên toà không phải làm
thành văn bản, nhưng phải ghi vào biên bản phiên toà.
1


Tiểu luận học kì
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Theo quy định tại khoản 1 Điều 193, khoản 2 Điều 269 của BLTTDS thì việc Tòa
án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án trong trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi
kiện không làm mất quyền của nguyên đơn được khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại
vụ án dân sự đó nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.
III – KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VỀ THỦ

TỤC GIẢI QUYẾT TRONG TRƯỜNG HỢP ĐƯƠNG SỰ RÚT ĐƠN KHỞI KIỆN
Một số bất cập về thủ tục giải quyết trong trường hợp đương sự rút đơn khởi kiện
Nghiên cứu các quy định của BLTTDS về thủ tục giải quyết trong trường hợp đương sự
rút đơn khởi kiện ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm, ta thấy còn tồn tại một số bất cập
sau:
- Trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước phiên tòa sơ thẩm nhưng không
được tòa án chấp nhận thì tòa án vẫn tiếp tục giải quyết vụ án mà không thể ra quyết
định đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS.
Tuy nhiên, khi tòa án tiếp tục giải quyết vụ án mà triệu tập nguyên đơn đến lần thứ hai
để tham gia mà nguyên đơn vẫn vắng mặt thì tòa án lại phải ra quyết định đình chỉ việc
giải quyết vụ án theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 192 BLTTDS.
- Trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa
phúc thẩm thì hội đồng xét xử phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không. Nếu bị đơn đồng ý
thì hội đông xét xử phúc thẩm chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn và hội
đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.
Trường hợp này các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của tòa án
cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật (khoản
1 Điều 269 BLTTDS). Tuy nhiên, nếu trong vụ án có sự tham gia của người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì cần có sự đồng ý của người này hay không
khi nguyên đơn rút đơn khởi kiện ở trước hoặc tại phiên tòa phúc thẩm thì BLTTDS lại
không có quy định.
Để khắc phục được những bất cập trên, chúng tôi thấy rằng BLTTDS cần quy định
theo hướng sau đây:
- Đương sự đã được tòa án triệu tập hợp lệ mà vắng mặt có lý do chính đáng lần thứ
bao nhiêu cũng phải hoãn để triệu tập lần thứ tiếp theo để đảm bảo quyền tham gia của
1


Tiểu luận học kì
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------đương sự. Tuy nhiên, nếu đương sự được tòa án triệu tập hợp lệ vắng mặt không có lý

do chính đáng lần thứ nhất thì cần áp dụng ngay các biện pháp xử lý đối với đương sự
để việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, kịp thời đồng thời hạn chế việc đương sự cố
tình trì hoãn quá trình tố tụng.
- Nguyên đơn rút đơn kởi kiện trước phiên tòa hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp
lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, tòa án ra quyết định đình chỉ
giải quyết yêu cầu của nguyên đơn thì cũng chỉ sung công quỹ nhà nước số tiền tạm ứng
phí của nguyên đơn vắng mặt không có lý do chính đáng.
- Trong trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện, cơ quan, tổ chức rút văn bản
khởi kiện thì tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của các chủ
thể này.
- BLTTDS cần có quy định: Trong vụ án có sự tham gia của người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì cần có sự đồng ý của người này khi nguyên đơn rút
đơn khởi kiện ở trước hoặc tại phiên tòa phúc thẩm thì BLTTDS để đảm bảo quyền lợi
cho họ nhu ở tòa án cấp sơ thẩm.
KẾT LUẬN
Thủ tục giải quyết trong trường hợp đương sự rút đơn khởi kiện ở tòa án cấp sơ
thẩm, phúc thẩm tuy còn một vài hạn chế song nhìn chung những quy định này của pháp
luật đã đáp ứng được thực tiễn công tác xét xử và lý luận của các học giả.
Bài tiểu luận là sự khái quát những quy định hiện hành của pháp luật về thủ tục giải
quyết khi đương sự rút đơn khởi kiện ở toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm và dừng lại ở mặt
lý luận một vài bất cập cũng như phương hướng hoàn thiện chúng của những quy định
hiện hành đó.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Tố tụng dân sự 2004
1


Tiểu luận học kì
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------2. NGHỊ QUYẾT CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI

CÁO SỐ 02/2006/NQ-HĐTP NGÀY 12 THÁNG 5 NĂM 2006 HƯỚN DẪN THI
HÀNH CÁC QUY ĐỊNH TRONG PHẦN THỨ HAI “THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ
ÁN TẠI TOÀ ÁN CẤP SƠ THẨM” CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
3. NGHỊ QUYẾT CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI
CAO SỐ 05/2006/NQ-HĐTP NGÀY 04 THÁNG 8 NĂM 2006 HƯỚNG DẪN THI
HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH TRONG PHẦN THỨ BA “THỦ TỤC GIẢI QUYẾT
VỤ ÁN TẠI TOÀ ÁN CẤP PHÚC THẨM” CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
4. Nguyễn Nữ Giang Anh – Khóa luận tốt nghiệp – Nguyên tắc quyền tự định đoạt
của Đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam, 2010, tr 28 - 31
5. Phùng Thị Tuyết Trinh- Khóa luận tốt nghiệp – Quyền yêu cầu và thay đổi yêu
cầu của đương sự trong tố tụng dân sự, 2010
6. Nguyễn Triều Dương, “Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự”, tạp chí luật học, Đặc
san về BLTTDS, 2005, tr 27 - 33

1



×