Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Nghiên cứu đánh giá một số đặc trưng khí hậu vùng đông bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 117 trang )

F7

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĔN THẠC Sƾ
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG KHÍ HẬU
VÙNG ĐÔNG BẮC

CHUYÊN NGÀNH: KHÍ TƯỢNG - KHÍ HẬU HỌC

LÊ XUÂN ĐỨC

HÀ NỘI, NĔM 2018


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĔN THẠC Sƾ
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG KHÍ HẬU
VÙNG ĐÔNG BẮC
LÊ XUÂN ĐỨC
CHUYÊN NGÀNH: KHÍ TƯỢNG - KHÍ HẬU HỌC
MÃ SỐ: 60440222
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHẠM VŨ ANH

HÀ NỘI, NĔM 2018



CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Cán bộ hướng dẫn chính: PGS. TS Phạm Vũ Anh
Cán bộ chấm phản biện 1: TS. Nguyễn Đĕng Quang
Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Vũ Vĕn Thĕng
Luận vĕn được bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĔN THẠC Sƾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Ngày 22 tháng 09 nĕm 2018

3


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận vĕn “Nghiên cứu đánh giá một số đặc trưng khí hậu
vùng Đông Bắc” đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả được trình
bày trong luận vĕn là trung thực và chưa được ai công bố trong công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĔN

Lê Xuân Đức

4


LỜI CẢM ƠN
Luận vĕn thạc sĩ chuyên ngành Khí tượng - Khí hậu học “Nghiên cứu đánh giá
một số đặc trưng khí hậu vùng Đông Bắc” đã hoàn thành trong tháng 7 nĕm 2018.
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận vĕn, tác giả đã nhận được
rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và gia đình.

Trước hết tác giả luận vĕn xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Vũ Anh
đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận vĕn
này.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Khoa Khí tượng - Thủy vĕn, Trường
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, tạo điều
kiện và hướng dẫn trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận vĕn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện để
tác giả có thể hoàn thành luận vĕn này.
Trong khuôn khổ một luận vĕn, do sự giới hạn về thời gian và kinh nghiệm nên
không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp
quý báu của thầy cô và các bạn để tác giả hoàn thiện hơn nữa luận vĕn tốt nghiệp này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng 07 nĕm 2018
Tác giả

Lê Xuân Đức

5


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN................................................................................................. iv
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... v
MỤC LỤC ............................................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ........................................
viii


DANH

MỤC

CÁC

BẢNG

BIỂU

........................................................................ ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ,
ĐỒ THỊ ............................................................... x THÔNG TIN TÓM TẮT
LUẬN VĔN............................................................... 12
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 13
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 13
2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................... 15
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 16
4. Bố cục của luận vĕn.................................................................................. 16
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................... 17
1.1 Tổng quan về khu vực nghiên cứu ....................................................... 17
1.1.1 Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 17
1.1.2. Đặc điểm khí hậu .............................................................................. 17
1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ......................................... 19
1.2.1 Ngoài nước ......................................................................................... 19
1.2.2 Trong nước ........................................................................................ 22
1.3 Nhận xét Chương 1 ................................................................................ 25
CHƯƠNG 2. SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 27
2.1 Thu thập số liệu phục vụ nghiên cứu ................................................... 27
2.2 Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 31
2.2.1 Phương pháp thống kê trong tính toán các đặc trưng khí hậu ........... 31

2.2.2 Phương pháp đánh giá đặc điểm về xu thế biến đổi .......................... 32
2.2.3 Phương pháp phân tích theo không gian............................................ 33
2.2.4. Phương pháp xác định các tiểu vùng khí hậu theo chỉ tiêu lượng mưa
............................................................................................................................. 34
2.3. Nhận xét Chương 2 ............................................................................... 36
6


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 37
3.1 Đánh giá đặc trưng nhiệt độ trên khu vực Đông Bắc ......................... 37
3.1.1 Đặc trưng nhiệt độ tháng và nĕm theo số liệu quan trắc.................... 37
3.1.3. Đặc điểm phân bố theo không gian của đặc trưng nhiệt độ.............. 51
3.1.4 Xu thế biến đổi của đặc trưng nhiệt độ khu vực Đông Bắc ............... 58
3.2 Đặc trưng nhiều nĕm khu vực Đông Bắc............................................. 63
3.2.1 Một số hiện tượng cực đoan liên quan đến nhiệt độ .......................... 63
3.2.2 Đặc điểm lượng mưa nĕm và các tháng ............................................. 67
3.2.3. Đặc điểm phân bố theo không gian của lượng mưa trên khu vực
Đông Bắc ............................................................................................................. 75
3.2.4 Đặc điểm về các hiện tượng cực đoan liên quan đến lượng mưa ...... 79
3.2.5 Đặc điểm về xu thế biến đổi của lượng mưa ..................................... 87
3.3 Bước đầu xác định các tiểu vùng khí hậu thuộc khu vực Đông Bắc . 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 99
PHỤ LỤC ............................................................ Error! Bookmark not defined.
Phụ lục 1. Biến trình nĕm của nhiệt độ (0C) thời kỳ 1970 - 2017 tại các trạm
thuộc khu vực Đông Bắc ........................................ Error! Bookmark not
defined. Phụ lục 2. Biến trình nĕm của lượng mưa (mm) thời kỳ 1970 - 2017 tại
các
trạm thuộc khu vực Đông Bắc................................ Error! Bookmark not defined.
Phụ lục 3. Kết quả tính toán nhiệt độ tối cao (Tx) trung bình (0C)....Error!

Bookmark not defined.
Phụ lục 4. Kết quả tính toán nhiệt độ tối thấp (Tn) trung bình (0C) ........Error!
Bookmark not defined.
Phụ lục 5. Lượng mưa ngày lớn nhất tháng thời kỳ 1970 - 2017 khu vực
Đông Bắc ................................................................ Error! Bookmark not defined.

vii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Từ viết tắt

BĐKH

Biến đổi khí hậu

AT

Bản đồ thời tiết

ATNĐ

Áp thấp nhiệt đới

CFSR

Số liệu tái phân tích của hệ thống dự báo khí hậu (Climate Forecast

System Reanalysis)

GIS

Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System)

GPCP

Số liệu mưa lưới toàn cầu (Global Precipitation Climatology Project )

ITCZ

Dải hội tụ nhiệt đới (Inter Tropical Convergence Zone)

KKL

Không khí lạnh

KTTV

Khí tượng thủy vĕn

NCEP

NCAR

NOAA

Trung tâm Dự báo Môi trường Quốc gia Mỹ (National Centers for
Environmental Prediction)

Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia Mỹ (National Center for
Atmospheric Research)
Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (National
Oceanic and Atmospheric Administration)

WMO

Tổ chức Khí tượng Thế giới (World Meteorological Organization)

Ttb

Nhiệt độ trung bình

Tx

Nhiệt độ tối cao

Tn

Nhiệt độ tối thấp

Txx

Nhiệt độ tối cao tuyệt đối

Tnn

Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Danh sách các trạm khí tượng được sử dụng trong nghiên cứu ...................28
Bảng 2.2. Chỉ số ONI (0C) được thu thập từ CPC (màu đỏ: El Nino; màu xanh: La
Nina) ..............................................................................................................................30
Bảng 2.3. Tiêu chuẩn tin cậy của r ................................................................................33
Bảng 3.1. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối (Txx) tháng và nĕm (0C) tại các trạm thuộc khu
vực

Đông

Bắc

................................................................................................................43
Bảng 3.2. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối (Tnn) tháng và nĕm (0C) thời kỳ 1970 - 2017
các trạm thuộc khu vực Đông Bắc................................................................................48
Bảng 3.3. Kết quả tính toán mức độ biến đổi của Ttb tháng và nĕm (0C/48 nĕm) và
kiểm nghiệm xu thế biển đổi (thỏa mãn mức độ tin cậy 95% được bôi vàng) .............62
Bảng 3.4. Tổng lượng mưa nĕm (mm) tại các trạm thuộc trung tâm mưa lớn được xác
định theo các tác giả ......................................................................................................68
Bảng 3.5. Kết quả tính toán các đặc trưng tổng lượng mưa tháng, mùa và nĕm (mm)
(tổng lượng mưa nĕm được bôi xanh: tâm mưa lớn; bôi vàng: tâm mưa nhỏ) .............71
Bảng 3.6. Số ngày có mưa (ngày) .................................................................................79
Bảng 3.7. Lượng mưa một ngày (Rx1day) lớn nhất trong giai đoạn 1970 - 2017 tại các
trạm

thuộc


khu

vực

Đông

Bắc

(mm)

.............................................................................83
Bảng 3.8. Mức độ biến đổi của lượng mưa mùa đông, mùa hè và nĕm (%/48 nĕm) thời
kỳ 1970 - 2017 khu vực Đông Bắc và kết quả kiểm nghiệm xu thế biến đổi (thỏa mãn
độ tin cậy 95%: màu vàng) ............................................................................................89
Bảng 3.9. Một số đặc trưng lượng mưa thời kỳ 1970 - 2017 của các tiếu vùng khí hậu
thuộc

vùng

khí

hậu

Đông

Bắc

.......................................................................................93
Bảng 3.10. Một số đặc trưng thời kỳ 1970 - 2017 của các tiếu vùng khí hậu thuộc vùng
khí


hậu

Đông

..........................................................................................................93
9

Bắc


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 2.1. Bản đồ địa hình và mạng lưới trạm khu vực Đông Bắc, tỷ lệ 1:350.000 ......28
Hình 3.1. Biến trình nĕm của Ttb (0C) khu vực Đông Bắc ...........................................37
Hình 3.2. Biến trình nĕm của Ttb tại trạm Sa Pa (màu trắng) và Vĩnh Yên (màu đỏ)..39
Hình 3.3. Biến trình nĕm của Tx và Tn (0C) trung bình khu vực Đông Bắc ................40
Hình 3.4. Txx (0C)1970 - 2017 tại các trạm nghiên cứu thuộc khu vực Đông Bắc ......41
Hình 3.5. Tnn (0C) thời kỳ 1970 - 2017 khu vực Đông Bắc .........................................47
Hình 3.6. Nhiệt độ trung bình nĕm thời kỳ 1970 - 2017 khu vực Đông Bắc ................52
Hình 3.7. Nhiệt độ trung bình tháng 1 thời kỳ 1970 - 2017 khu vực Đông Bắc ...........53
Hình 3.8. Nhiệt độ trung bình tháng 4 thời kỳ 1970 - 2017 khu vực Đông Bắc ...........53
Hình 3.9. Nhiệt độ trung bình tháng 7 thời kỳ 1970 - 2017 khu vực Đông Bắc ...........54
Hình 3.10. Nhiệt độ trung bình tháng 10 thời kỳ 1970 - 2017 khu vực Đông Bắc .......54
Hình 3.11. Tx (0C) trung bình nĕm thời kỳ 1970 - 2017 khu vực Đông Bắc................55
Hình 3.12. Tx (0C) trung bình mùa đông thời kỳ 1970 - 2017 khu vực Đông Bắc.....56
Hình 3.13. Tx (0C) trung bình mùa hè thời kỳ 1970 - 2017 khu vực Đông Bắc ..........57
Hình 3.14. Tn (0C) trung bình nĕm thời kỳ 1970 - 2017 khu vực Đông Bắc................57
Hình 3.15. Tn (0C) trung bình mùa đông thời kỳ 1970 - 2017 khu vực Đông Bắc.......58
Hình 3.16. Tn (0C) trung bình mùa hè thời kỳ 1970 - 2017 khu vực Đông Bắc ...........59

Hình 3.17. Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình nĕm thời kỳ 1970 -2017 .....................60
Hình 3.18. Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình tháng 1 thời kỳ 1970-2017 .................61
Hình 3.19. Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình tháng 4 thời kỳ 1970 - 2017 ...............61
Hình 3.20. Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình tháng 7 thời kỳ 1970 - 2017 ...............61
Hình 3.21. Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình tháng 10 thời kỳ 1970 - 2017 .............62
Hình 3.22. Kết quả tính toán số ngày nắng nóng (Tx≥350C) và số ngày nắng nóng gay
gắt (Tx≥370C) thuộc khu vực Đông Bắc (ngày/nĕm) ...................................................65
Hình 3.23. Kết quả tính toán số ngày rét đậm rét hại (Ttb≤150C) và số ngày rét hại
(Ttb≤130C) tại các trạm thuộc khu vực Đông Bắc (ngày/nĕm).....................................66
10


Hình 3.24. Tổng lượng mưa nĕm (mm) thời kỳ 1970 - 2017 tại các trạm và trung bình
khu vực nghiên cứu (màu cam) .....................................................................................68
Hình 3.25. Biến trình nĕm của lượng mưa (mm) trung bình khu vực Đông Bắc thời kỳ
1970 - 2017 ....................................................................................................................70
Hình 3.26. Tỷ lệ phần trĕm (%) đóng góp của lượng mưa các mùa vào tổng lượng mưa
nĕm thời kỳ 1970 - 2017 tại các trạm thuộc khu vực Đông Bắc
...................................70
Hình 3.27. Bản đồ phân bố tổng lượng mưa nĕm (mm) trung bình thời kỳ 1970 - 2017
khu vực Đông Bắc .........................................................................................................76
Hình 3.28. Bản đồ phân bố tổng lượng mưa mùa mưa (mm) trung bình thời kỳ 1970 2017 khu vực Đông Bắc ................................................................................................77
Hình 3.29. Bản đồ phân bố tổng lượng mưa mùa ít mưa (mm) trung bình thời kỳ 1970
- 2017 khu vực Đông Bắc ..............................................................................................78
Hình 3.30. Đặc trưng lượng mưa một ngày lớn nhất (mm/ngày) tại các trạm thuộc khu
vực Đông Bắc thời kỳ 1970 - 2017 ...............................................................................82
Hình 3.31. Kết quả tính toán số ngày mưa lớn (R50mm) và số ngày mưa rất lớn
(R100mm) tại các trạm thuộc khu vực Đông Bắc .........................................................86
Hình 3.32. Xu thế biến đổi chuẩn sai lượng mưa mùa ít mưa (%) trung bình khu vực
Đông Bắc thời kỳ 1970 - 2017 ......................................................................................88

Hình 3.33. Xu thế biến đổi chuẩn sai lượng mưa (%) trung bình khu vực Đông Bắc
thời kỳ 1970 - 2017 .......................................................................................................88
Hình 3.34. Xu thế biến đổi chuẩn sai lượng mưa nĕm (%) trung bình khu vực Đông
Bắc thời kỳ 1970 - 2017 ................................................................................................88
Hình 3.35. Phân tiểu vùng khí hậu theo đặc trưng mưa nĕm khu vực Đông Bắc .........94

11


THÔNG TIN TÓM TẮT LUẬN VĔN

Họ và tên học viên: Lê Xuân Đức
Lớp: CH2B.K
Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Phạm Vũ Anh
Tên đề tài:
“Nghiên cứu đánh giá một số đặc trưng khí hậu vùng Đông Bắc”
Tóm tắt luận vĕn
Khu vực Đông Bắc là khu vực rộng lớn điều kiện địa lý, địa hình tự nhiên
phức tạp (núi cao, trung du, đồng bằng, ven biển và biển) nơi địa đầu của Việt
Nam. Khí hậu vùng Đông Bắc (B2) trong những nĕm gần đây do sự biến đổi của
khí hậu đã có nhiều biến đổi so với trung bình nhiều nĕm thời kỳ những nĕm
trước xu thế nhiệt độ tĕng, các hiện tượng cực đoan có xu thế diễn biến phức tạp
xảy ra ngày càng nhiều có cường độ mạnh các cực trị mới liên tiếp được ghi
nhận do đó gây rất nhiều tác hại ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, sản xuất
của nhân dân và phát triển kinh tế xã hội của cả khu vực này. Do đó việc thu
thập, cập nhật số liệu mới nhất về các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, lượng mưa để
đánh giá lại một số các đặc trưng khí hậu và qua đó đưa ra các xu thế biến đổi
của các yếu tố khí hậu như nhiệt độ và lượng mưa so với trung bình nhiều nĕm
và các diễn biến của ENSO ảnh hưởng đến các đặc trưng của khí hậu, đề xuất
phân chia các tiểu vùng khí hậu, xác định xu thế biến đổi các yếu tố các yếu tố

khí hậu của khu vực này chính là nội dung nghiên cứu mà Luận vĕn hướng tới.

12


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khí hậu là thành phần cơ bản trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên. Có thể
nói khí hậu là điều kiện tự nhiên thường xuyên ảnh hưởng đến giới sinh vật và đến mọi
hoạt động kinh tế – xã hội của con người. Mặt khác, các hoạt động kinh tế - xã hội
(nhất là các hoạt động gắn với sản xuất công nghiệp) cũng thường xuyên ảnh hưởng
đến môi trường xung quanh, đến khí hậu (làm thay đổi cơ chế khí hậu ở từng địa
phương, khu vực hay vùng lãnh thổ, ...dẫn đến biến đổi khí hậu). Sự ấm lên của trái đất
do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân gia tĕng nhanh chóng các
thành phần khí nhà kính thông qua các hoạt động kinh tế - xã hội đang trở thành mối đe
doạ lớn với loài người: nước biển dâng, bão lụt, hạn hán hoang mạc hoá gia tĕng và
ngày càng trở nên nghiêm trọng, làm thay đổi lớn môi trường tự nhiên và môi trường
sống. Thực tế đó đã được nhiều quốc gia trên thế giới chứng kiến và trả giá.
“Phát triển bền vững” đang là mục tiêu hàng đầu của mọi dự án quy hoạch từ
quy mô quốc gia đến từng vùng nhỏ của lãnh thổ. Việc xây dựng các chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương, trước hết là sản suất nông lâm nghiệp, phải
bảo đảm điều kiện cân bằng sinh thái và môi trường khu vực. Môi trường nền, trong
đó khí hậu, thuỷ vĕn được coi là những thành phần cơ bản, là dữ liệu đầu vào quan
trọng cho nhiều giải pháp quy hoạch; giúp các nhà hoạch định chính sách, các chuyên
gia... có được những định hướng chiến lược, xây dựng các mô hình và phương án quy
hoạch phát triển hợp lý nhất vùng lãnh thổ cũng như các chuyên ngành. Vì thế, có
được những thông tin khí hậu, thủy vĕn đủ bao quát và chính xác trên phạm vi địa
phương là yêu cầu không thể thiếu trong xây dựng chiến lược phát triển dài hạn cũng
như các kế hoạch ngắn và trung hạn của mỗi tỉnh.
Trên thế giới, việc nghiên cứu khí hậu, thuỷ vĕn đã được triển khai từ những

thế kỷ trước, song cho đến nay, để đáp ứng các yêu cầu phát triển mới của kinh tế xã
hội vẫn phải liên tục tiến hành những khảo sát, nghiên cứu bổ sung. Đó là chưa nói
đến nhiều vùng chưa hoặc mới được nghiên cứu rất ít. Ở các nước tiên tiến như Anh,
Pháp, Nga, Mỹ… những nghiên cứu khí hậu trong đó có kết quả phân vùng thường đã
có từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Cho đến nay, kết quả nghiên cứu khí hậu ở các

13


nước này đã khá toàn diện, được cập nhật thường xuyên và phục vụ rất có hiệu quả
cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Ở nước ta, việc đánh giá những điều kiện khí hậu, thuỷ vĕn cho phạm vi toàn
lãnh thổ và một số khu vực lớn đã được tiến hành sớm, từ vài thập kỷ trước đây. Giữa
thập kỷ
60 của thế kỷ XX, để phục vụ cho công tác xây dựng lại đất nước sau chiến tranh ở
Miền Bắc, Nha Khí tượng đã cho xuất bản cuốn “Đặc điểm Khí hậu Miền Bắc” của
nhóm tác giả Nguyễn Xiển, Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất Đắc [10], sau này khi đất
nước thống nhất, chúng ta có cuốn “Khí hậu Việt Nam” của Phạm Ngọc Toàn và Phan
Tất Đắc [12].
Cũng vào những nĕm 1960, ở một số tỉnh Miền Bắc, do yêu cầu của công tác
quy hoạch sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, Nha Khí tượng đã tổ chức nhiều
đoàn cán bộ về giúp các địa phương tổ chức công tác thu thập số liệu, biên soạn tài
liệu đặc điểm khí hậu cho các tỉnh. Sau thời gian thực hiện nhiều tỉnh đã hoàn thành sơ
bộ việc biên soạn đặc điểm khí hậu của tỉnh mình, ví dụ như “Khí hậu và tài nguyên
khí hậu” của Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu [7], “Kiểm kê, đánh giá tài
nguyên khí hậu Việt Nam” của Nguyễn Duy Chinh và nnk [4] … Những kết quả
nghiên cứu này đã có những đóng góp nhất định vào công tác quy hoạch, phát triển
của các địa phương. Song do nguồn số liệu khí hậu thu thập được thời đó chưa đủ dài,
trình độ và kinh nghiệm của cán bộ thực hiện còn hạn chế, mặt khác nhu cầu phát triển
của nền kinh tế thời đó cũng chưa cao nên phần lớn các tài liệu này không được xuất

bản, chỉ sử dụng như là một tài liệu lưu hành nội bộ và đã bị thất lạc hầu hết.
Những nĕm gần đây do việc mở rộng quy mô phát triển kinh tế ra nhiều vùng,
cơ cấu kinh tế ở hầu hết các tỉnh thành đã có những thay đổi khá cơ bản, công tác quy
hoạch có nhiều đổi mới nên nhu cầu cung cấp những thông tin về khí hậu, thủy vĕn
tĕng lên, vấn đề phân vùng khí hậu trong tình hình mới phục vụ công tác quy hoạch
lãnh thổ do đấy cũng gia tĕng. Một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Nghệ An, Hồ Chí
Minh, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị… đã triển khai nhiều nghiên cứu về khí hậu, thủy
vĕn; thiết lập các tập bản đồ (Atlas), các tập số liệu khí hậu và phân vùng khí hậu nhằm
đáp ứng các nhu cầu mới của tỉnh. Cùng với nhu cầu sử dụng các thông tin khí hậu như
là một nhân tố đầu vào cho các dự án quy hoạch tổng thể và chuyên ngành, kết quả
nghiên cứu khí hậu còn giúp việc khai thác có hiệu quả điều kiện khí hậu địa phương
với tư cách như là một nguồn tài nguyên như trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, du lịch,
nĕng lượng…
Cùng với mặt tích cực của môi trường khí hậu, những hiện tượng khí hậu cực
đoan như bão tố, hạn hán, mưa lớn, rét hại, mưa đá… cũng đã gây ra không ít thiệt hại


về người và của cho các địa phương, gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên
đây là một vấn đề hết sức khó khĕn, không phải mọi hiện tượng đều có thể nghiên cứu


được trọn vẹn với điều kiện của các địa phương hiện nay. Vì thế, tùy hoàn cảnh cụ thể
mỗi khu vực/tỉnh có thể lựa chọn nội dung và mức độ thực hiện phù hợp với điều kiện
của địa phương mình.
Khu vực Đông Bắc (vùng B2) chủ yếu là địa phận các tỉnh bao gồm: Lào Cai,
Yên Bái, Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc
Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hoà Bình. Đây là vùng khí hậu rộng lớn nhất so với
các vùng khí hậu khác ở Bắc Bộ (Tây Bắc và Đồng Bằng Bắc Bộ) và có một địa hình
tương đối đa dạng bao gồm cả đồng bằng, trung du và miền núi. Để phục vụ cho yêu
cầu phát triển kinh tế - quốc phòng sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, nhiều

nghiên cứu đánh giá điều kiện khí hậu cho khu vực Đông Bắc đã được thực hiện. Tuy
nhiên, các nghiên cứu này thường được thực hiện dựa trên bộ số liệu thiếu cập nhật
nhiều nĕm gần đây.
Ngày nay, cùng với sự phát triển chung của cả nước, nhiều địa phương ở khu
vực Đông Bắc đang trên đà phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, không chỉ có nông, lâm
nghiệp mà cả công nghiệp, nĕng lượng, giao thông vận tải, du lịch, dịch vụ… cũng
đang được tĕng tốc để hội nhập cùng các tỉnh bạn. Vấn đề quy hoạch, đánh giá khí hậu
và tài nguyên khí hậu trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, nhất là trong thời kỳ phát triển
kinh tế hiện nay.
Do vậy, việc đẩy mạnh nghiên cứu đánh giá đặc điểm khí hậu và tài nguyên khí
hậu cho một khu vực/địa phương có ý nghĩa quan trọng nhằm cập nhật thông tin mới
nhất về điều kiện khí hậu tại địa phương và cung cấp thông tin chi tiết về điều kiện khí
hậu. Những thông tin này đóng vai trò quan trọng phục vụ công tác phát triển kinh tế xã hội và phòng tránh thiên tai, cập nhật xu thế biến đổi khí hậu phục vụ công tác ứng
phó với biến đổi khí hậu, ….
Từ những phân tích nêu trên, luận vĕn thạc sĩ Chuyên ngành Khí tượng – Khí
hậu học “Nghiên cứu đánh giá một số đặc trưng khí hậu vùng Đông Bắc” được thực
hiện.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được một số đặc trưng khí hậu ở khu vực Đông Bắc dựa trên bộ số
liệu cập nhật đến nĕm 2017.
- Bước đầu đánh giá và phân định được một số tiểu vùng khí hậu thuộc khu vực
Đông Bắc dựa trên đặc trưng phân bố của lượng mưa theo không gian;
- Góp phần cung cấp thông tin về khí hậu phục vụ công tác phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương thuộc khu vực Đông Bắc.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận vĕn tập trung đánh giá một số đặc trưng khí hậu
vùng Đông Bắc thông qua phân tích các yếu tố khí hậu như: Nhiệt độ, nhiệt độ tối cao,
nhiệt độ tối thấp, lượng mưa và các hiện tượng cực đoan (rét đậm, rét hại, nắng nóng,
mưa lớn, số ngày có mưa và không mưa). Bên cạnh đó, trên cơ sở chỉ tiêu về lượng

mưa, chúng tôi cũng tiến hành đánh giá sơ bộ các tiểu vùng khí hậu thuộc khu vực
Đông Bắc.
Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ khu vực Đông Bắc, bao gồm 44 trạm khí tượng
tại: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Lạng
Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh.
4. Bố cục của luận vĕn
Nội dung của luận vĕn, ngoài phần mở đầu và kết luận, được bố cục thành 3
chương chính như sau:
Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Số liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Một số kết quả nghiên cứu


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Đông Bắc là vùng núi và trung du với nhiều khối núi và dãy núi đá vôi hoặc núi
đất. Phần phía tây, được giới hạn bởi thung lũng sông Hồng và thượng nguồn sông
Chảy, cao hơn, được cấu tạo bởi đá granit, đá phiến và các cao nguyên đá vôi. Thực
chất, đây là rìa của cao nguyên Vân Nam. Những đỉnh núi cao của vùng đông bắc đều
tập trung ở đây, như Tây Côn Lĩnh, Kiêu Liêu Ti.
Phần phía bắc sát biên giới Việt - Trung là các cao nguyên (sơn nguyên) lần lượt
từ tây sang đông gồm: cao nguyên Bắc Hà, cao nguyên Quản Bạ, cao nguyên Đồng
Vĕn. Hai cao nguyên đầu có độ cao trung bình từ 1000 - 1200 m. Cao nguyên Đồng
Vĕn cao 1600 m. Sông suối chảy qua cao nguyên tạo ra một số hẻm núi dài và sâu.
Cũng có một số đồng bằng nhỏ hẹp, đó là Thất Khê, Lạng Sơn, Lộc Bình, Cao Bằng.
Phía đông, từ trung lưu sông Gâm trở ra biển, thấp hơn có nhiều dãy núi hình
vòng cung quay lưng về hướng Đông lần lượt từ Đông sang Tây là vòng cung Sông
Gâm, Ngân Sơn - Yên Lạc, Bắc Sơn, Đông Triều. Núi mọc cả trên biển, tạo thành cảnh
quan Hạ Long nổi tiếng. Các dãy núi vòng cung này hầu như đều chụm lại ở Tam Đảo.

Phía tây nam, từ Phú Thọ, nam Tuyên Quang, nam Yên Bái, và Thái Nguyên
sang Bắc Giang thấp dần về phía đồng bằng. Người ta quen gọi phần này là “vùng
trung du”. Độ cao của phần này chừng 100 - 150 m, đặc trưng của vùng Trung du là có
vùng Đồng Bằng khá rộng bị chia cắt bởi gò đồi.
Vùng đông bắc có nhiều sông chảy qua, trong đó các sông lớn là sông Hồng,
sông Chảy, sông Lô, sông Gâm, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam (thuộc hệ
thống sông Thái Bình), sông Bằng, sông Bắc Giang, sông Kỳ Cùng,...
Vùng biển đông bắc có nhiều đảo lớn nhỏ, chiếm gần 2/3 số lượng đảo biển của
Việt Nam (kể cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) [15].
1.1.2. Đặc điểm khí hậu
Do có sự đa dạng về địa hình trên khu vực nên ở đây có sự phân hóa khí hậu có
tính chất địa phương:
(1) Vùng núi Đông Bắc: Có vị trí địa đầu Đông Bắc của lãnh thổ, vùng núi
Đông Bắc là nơi tiếp nhận sớm nhất gió mùa Đông Bắc tràn xuống Việt Nam. Do vậy,
vùng núi Đông Bắc là nơi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa cực đới, đem lại
sự hạ thấp nhiệt độ mùa đông rõ rệt hơn cả. So với các vùng núi khác ở cùng độ cao,


nhiệt độ mùa đông ở đây thấp hơn 1 – 30C. Sự hạ thấp nhiệt độ mùa đông là nguyên
nhân tĕng


biên độ nĕm của nhiệt độ tới các giá trị kỷ lục 13 – 140C. Ở vùng khí hậu này, ngay ở
những nơi thấp nhất cũng từng quan sát được những nhiệt độ xuống dưới 00C.
Có một mùa đông lạnh nhất so với tất cả vùng khác trên toàn quốc, đó là đặc
điểm nổi bật nhất của khí hậu vùng núi Đông Bắc. Mùa đông chẳng những lạnh mà
còn khá khô hanh vì gió mùa cực đới thường tràn nhanh qua các mảng trũng của vùng
và nhanh chóng đặt vùng này dưới sự khống chế ổn định của khối không khí cực đới.
Trong điều kiện thời tiết thịnh hành là lạnh và khô hanh, dễ dàng xuất hiện sương
muối. Cho nên, đây là vùng có nhiều sương muối, nhiều nhất toàn quốc. Ngay cả dưới

thấp, sương muối cũng là hiện tượng hầu như nĕm nào cũng xảy ra trầm trọng.
Trên đại bộ phận vùng núi Đông Bắc, chẳng những mùa đông ít mưa mà mùa
hạ cũng ít mưa so với vùng khác. Tình trạng ít mưa mùa hạ ở đây có liên quan đến tác
dụng quan trọng của cánh cung Đông Triều đối với luồng gió mùa mùa hạ và các
nhiễu động khí quyển. Trong khi ở phía đón gió là vùng duyên hải Quảng Ninh thu
được những lượng mưa rất lớn trong các dạng nhiễu động khí quyển vào mùa hạ (bão,
rãnh thấp, đường đứt,…) và trở thành một trong những trung tâm mưa lớn ở Việt Nam
(trung tâm Móng Cái) thì ở khuất sau núi chiếm phần lớn diện tích khu vực, lượng
mưa lại giảm sút rõ rệt, trong một số thung lũng khuất, lượng mưa còn ít hơn nữa.
Chính trong vùng khí hậu này đã xuất hiện một trong những trung tâm khô hạn nhất
Việt Nam là Na Sầm, với lượng mưa trên 1.000mm/nĕm.
Một đặc điểm nữa cần nêu là về ảnh hưởng của bão tới vùng này. Nói chung
mùa bão ở bờ biển Đông Bắc đến sớm hơn các vùng bờ biển phía Nam. Hai tháng
nhiều bão nhất ở đây là tháng 7 và tháng 8, sang tháng 9, bão đã ít khi đổ bộ vào vùng
bờ biển qua phía Bắc này. Bão gây ra mưa to gió lớn chủ yếu ở vùng duyên hải, vào
đến vùng núi Cao Bằng, Lạng Sơn, ảnh hưởng của bão đã giảm nhiều, song so với
vùng núi Tây Bắc thì ở đây vẫn chịu ảnh hưởng của bão mạnh hơn.
(2) Vùng núi Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn: Vùng này có mùa đông ít lạnh hơn so
với vùng núi Đông Bắc. Nói chung, không khí cực đới tràn vào lãnh thổ nước ta rất ít
khi từ phía bắc mà thường là từ phía đông bắc, cho nên vùng này thường tiếp nhận
không khí lạnh thổi từ đồng bằng và vùng núi Đông Bắc tới, đã bị biến tính thêm một
phần, không đem lại những nhiệt độ quá thấp như ở vùng núi Đông Bắc. So với cùng
độ cao, nhiệt độ mùa đông ở đây cao hơn vùng núi Đông Bắc 1 - 20C. Song so với
vùng núi Tây Bắc khuất sau dãy Hoàng Liên Sơn thì mùa đông ở đây lại lạnh hơn 1 –
20C.


Đây là vùng núi có nhiều dãy núi cao nên do ảnh hưởng của độ cao địa hình mà
thực tế trên các rẻo cao đã quan sát được những nhiệt độ rất thấp. Ở đây, sương muối
là hiện tượng quen thuộc, bĕng giá và tuyết cũng gặp trong những nĕm rét.



Mùa đông, front cực đới thường bị chặn lại trên sườn đông Hoàng Liên Sơn,
tồn tại nhiều ngày như một front tĩnh, gây mưa dai dẳng trên toàn vùng. Kết quả là, ở
đây hầu như mất hẳn thời kỳ khô hanh đầu mùa đông, tiêu biểu của miền khí hậu phía
Bắc. Lượng mưa trong các tháng mùa đông dồi dào hơn các vùng khác. Đặc biệt hiện
tượng mưa phùn trong nửa cuối mùa đông phát triển mạnh mẽ ở vùng núi này vì các
thung lũng mở rộng về phía đồng bằng đã tạo điều kiện thuận lợi tích tụ các luồng gió
nồm ẩm từ biển tới.
Mùa hạ, không khí ẩm hướng đông nam dễ dàng tràn qua đồng bằng xâm nhập
sâu vào các thung lũng đem lại lượng mưa rất lớn trên các sườn núi cao và cả trong
những thung lũng thượng nguồn. Kết quả là ở đây đã hình thành nhiều trung tâm mưa
lớn như: Bắc Quang, Tam Đảo và Hoàng Liên Sơn [12].
1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

1.2.1 Ngoài nước
Khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến các ngành kinh tế - xã hội, các
hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Do vậy, việc nghiên cứu đánh giá và đúc kết các đặc
trưng khí hậu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phòng tránh thiên tai, cũng như sinh
hoạt của người dân rất được quan tâm ở các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước
phát triển.
Nĕm 1956, Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) đã tiến hành nghiên cứu đánh
giá điều kiện khí hậu toàn cầu và xây dựng tập atlas về mây [23]. WMO cũng
đưa ra khuyến nghị các nước sử dụng chung thời kỳ chuẩn khí hậu, với độ dài là 30
nĕm. Đến nĕm 1967, WMO một lần nữa khuyến nghị các nước sử dụng chung thời kỳ
chuẩn khí hậu với độ dài là 30 nĕm [24]. Trải qua nhiều nĕm, các thời kỳ chuẩn khí
hậu đã được WMO công bố bao gồm: 1901 - 1930, 1931 - 1960, 1961 - 1990, 1971 2000, 1981 2010 và tiếp đến là 1991 - 2020. Hàng nĕm, WMO đều thực hiện các đánh giá điều
kiện khí hậu toàn cầu. Sau khoảng 10 nĕm, các đánh giá khí hậu thập kỷ cũng được
thực hiện [25]. Bên cạnh đó, một số dự án do WMO cho triển khai đã mang lại những
hiệu quả tích cực như dự án “Phục vụ thông tin và dự báo khí hậu - CLIPSˮ ở các

quốc gia. Trong kế hoạch của Tiểu ban Khí tượng và Vật lý địa cầu của Hiệp hội
ASEAN, dự án dự báo khí hậu được coi là một trong 6 dự án nghiên cứu trọng điểm
của khu vực Đông Nam Á.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tính toán và hệ thống giám sát khí
hậu toàn cầu (GTS) của WMO, nhiều nguồn số liệu quan trắc trên lưới (hay còn gọi là


tái phân tích) đã được xây dựng, như CFS (Climate Forecast System), GPCP (Global
Precipitation Climatology Project), TRMM (Tropical Rainfall Measuring Mission),


CRU (Climatic Research Unit), … Để cung cấp các đặc trưng khí hậu, JMA (2005) đã
xây dựng thành công bộ số liệu tái phân tích toàn cầu 25 nĕm (JRA-25) [31]. Hiện nay,
bộ số liệu này được biết đến rộng rãi và được ứng dụng nhiều trong các nghiên cứu
đánh giá đặc trưng khí hậu. Các bộ số liệu này góp phần quan trọng trọng các nghiên
cứu khí tượng, khí hậu trong những nĕm qua ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam.
Ở các nước trên thế giới, việc cung cấp thông tin về các đặc trưng khí hậu là một
yêu cầu quan trọng và được các cơ quan khí tượng thực hiện. Ở Hoa Kỳ, Cơ quan
Đánh giá khí hậu quốc gia (National Climate Assessment) đều thực hiện báo cáo
“Đánh giá điều kiện khí hậu quốc gia” hàng nĕm [29]. Việc đánh giá đặc trưng khí hậu
nĕm và nhiều nĕm ở các nước khác cũng được thực hiện, như Cơ quan Khí tượng Úc
(BOM), Cơ quan Khí tượng Anh Quốc (MetOffice), Cục Khí tượng Nhật Bản (JMA),
Cục Khí tượng Trung Quốc (CMA), …
Ở Hoa Kỳ, nĕm 1968, Trung tâm Dữ liệu Khí hậu Quốc gia (NCDC) thuộc
Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển - Đại dương (NOAA) và Trường Đại học OSU tính
toán các đặc trưng khí hậu và thành lập bộ bản đồ khí hậu. Trong những nĕm qua,
NCDC đã có nhiều cải tiến và thực hiện các tính toán đặc trưng khí hậu cho các thời kỳ
chuẩn khác nhau như 1961 - 1990, 1971 - 2000 và 1981 - 2010. Đến nay, các đặc trưng
khí hậu cho toàn bộ lãnh thổ Hoa Kỳ được đúc kết trong khoảng 2023 bản đồ. Để xây
dựng các bản đồ này, NCDC sử dụng phần mềm PRISM nội suy các đặc trưng khí hậu

ở độ phân giải ngang là 1km x 1km [27].
Trung tâm Khí tượng Hadley, Vương Quốc Anh đã tính toán các đặc trưng khí
tượng trong 30 nĕm (1961 - 1990) và công bố bộ bản đồ đặc trưng khí hậu toàn cầu
thời kỳ chuẩn (Rayer, 2003). Số liệu quan trắc nhiều nĕm ở các trạm quan trắc khí
tượng thủy vĕn, số liệu vệ tinh, rađa được tính toán và nội suy về lưới có độ phân giải
ngang
1km x 1km theo phương pháp phân tích khách quan có tính đến ảnh hưởng của địa
hình. Số liệu lưới sau đó được thể hiện dưới dạng bản đồ thông qua hệ thống thông tin
địa lý (GIS). Tập bản đồ mô tả giá trị trung bình tháng, mùa và nĕm của các yếu tố khí
hậu chính như nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm tương đối, bức xạ, gió, các cực đoan khí
hậu, … Nĕm 2008, Trung tâm Hadley, Anh Quốc tiếp tục thực hiện các tính toán cực
đặc trưng khí hậu và cực đoan khí hậu thời kỳ 1957 - 2002. Trên cơ sở đó, các bản đồ
về đặc trưng khí hậu đã được công bố [22].
Nĕm 2007, Viện Khí tượng Thủy vĕn Cộng hòa Séc (CHMI) đã thực hiện tính
toán các đặc trưng khí hậu thời kỳ 1961 - 2000. Trên cơ sở các tính toán, hơn 300 bản
đồ về các đặc trưng khí hậu đã được công bố. Dựa trên nhu cầu sử dụng thực tế ở Cộng
hoà Séc, các tác giả đã phân chia tập Atlats khí hậu thành 11 nhóm bản đồ thành phần,


bao gồm các yếu tố khí hậu cơ bản như nhiệt độ không khí, lượng mưa, tuyết, độ ẩm
không khí, số giờ nắng, bức xạ mặt trời, khí áp, hướng và tốc độ gió, nhiệt độ đất, hạn
hán, bốc hơi và khí áp. Công cụ chính để xây dựng các bản đồ khí hậu là phần mềm
ArcView với độ phân giải ngang được sử dụng phổ biến là 500m. Các bản đồ được
trình bày trên tỷ lệ quy mô từ 1:1.000.000 đến 1:5.000.000 [22].
Ở Úc, nhiều nghiên cứu đánh giá các đặc trưng khí hậu đã được thực hiện. Nĕm
1998, BOM đã xuất bản tài liệu “Atlas khí hậu cho Úc” [33]. Đến nĕm 2000, BOM tiếp
tục cập nhật bộ bản đồ phản ánh các đặc trưng khí hậu trên lãnh thổ nước Úc. Trong đó,
các tính toán thời kỳ chuẩn khí hậu đối với các đặc trưng là 1961 - 2010. Các thông tin
kèm theo Atlas khí hậu tương đối phong phú, chẳng hạn như mô tả nguồn số liệu, số
liệu thống kê mưa ngày, nĕm, các bản đồ phân bố trung bình tháng, nĕm thời kỳ 1961 1990 kèm theo bảng số liệu trạm, bản đồ dao động mùa kèm theo bảng số liệu, đồ thị

biểu diễn chuỗi thời gian của lượng mưa cho 4 mùa từ nĕm 1900 đến nĕm 1997,… Bản
đồ của 12 tháng, mùa và nĕm được xây dựng cho hầu hết các yếu tố. Để xây dựng các
bản đồ, số liệu quan trắc tại trạm được nội suy về lưới với độ phân giải ngang 0,1 độ
kinh vĩ theo phương pháp Splines (Hutchinson, 1991; 1995). Ảnh hưởng của độ cao
địa hình cũng được tính đến khi thực hiện nội suy. Các trường sau đó được làm trơn
theo phương pháp làm trơn 5 điểm lưới. Cuối cùng, công nghệ GIS được sử dụng để
tạo các bản đồ khí hậu. Ngoài các bản đồ khí hậu, BOM cũng xây dựng các bản đồ biến
đổi khí hậu, ví dụ: bản đồ thể hiện xu thế nhiệt độ, mưa, mức độ thay đổi giữa các thời
kỳ (10 nĕm, 20 nĕm, 30 nĕm), bản đồ xu thế các cực trị liên quan đến nhiệt độ, mưa
(nhiệt độ tối cao, tối thấp, lượng mưa ngày lớn nhất,...). Đến ngày nay, các đặc trưng
khí hậu và bộ bản đồ được công bố tại trang web của BOM
Các bản đồ đều được hiển thị dưới dạng phân bố theo
không gian của các yếu tố khí hậu theo dạng vùng. Để xây dựng các bản đồ khí hậu
cho khu vực nước Úc, BOM đã sử dụng số liệu quan trắc được thu thập và cập nhật tại
khoảng 6300 trạm, số liệu vệ tinh, số liệu từ sản phẩm của mô hình số [33].
Ở Trung Quốc, việc đánh giá đặc trưng khí hậu phục vụ các ngành kinh tế - xã
hội rất được quan tâm. Nĕm 2002, Cục Khí tượng Trung Quốc đã nghiên cứu đánh giá
đặc trưng khí hậu và xuất bản 339 bản đồ trung bình tháng và nĕm của các yếu tố nhiệt
độ, mưa và các đặc trưng liên quan. Thời kỳ chuẩn được chọn là 1961 - 1990. Theo
đánh giá, đây là một tập Atlas khí hậu tương đối toàn diện so với các phiên bản Atlas
trước đây. Bên cạnh việc cập nhật số liệu, tập Atlas mới có bổ sung thêm các bản đồ
biến đổi khí hậu và khí hậu ứng dụng. Nĕm 2010, Cục Khí tượng Trung Quốc cũng đã
cho công bố tập Atlas (bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu) đối với các hiện tượng khí hậu và


×