Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Thủ tục tố tụng dân sự được tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm áp dụng trong trường hợp đương sự chết và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.39 KB, 11 trang )

LÊ THỊ DUNG – 351241

LỚP N01 – TL1

MỤC LỤC:
MỞ ĐẦU:
...........................................................................................................................
1
NỘI DUNG:
...........................................................................................................................
1
1.Khái quát chung về đương sự trong tố tụng dân sự
...........................................................................................................................
1
2. Thủ tục tố tụng dân sự được tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm áp dụng trong
trường hợp đương sự chết
...........................................................................................................................
2
2.1. Tại phiên tòa sơ thẩm
...........................................................................................................................
2
2.1.1. Khi đương sự chết mà quyền và nghĩa vụ của họ được thừa kế
...........................................................................................................................
2
2.1.2. Khi đương sự chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được thừa kế
...........................................................................................................................
4
2.2. Tại phiên tòa phúc thẩm
...........................................................................................................................
5
2.2.1. Khi đương sự chế mà quyền và nghĩa vụ của họ được thừa kế


...........................................................................................................................
5
2.2.2. Khi đương sự chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được thừa kế
...........................................................................................................................
5

ĐỀ BÀI SỐ 09

0


LÊ THỊ DUNG – 351241

LỚP N01 – TL1

3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thủ tục tố tụng dân sự được Tòa án cấp
sơ thẩm, phúc thẩm áp dụng trong trường hợp đương sự chết
...........................................................................................................................
6
KẾT LUẬN
...........................................................................................................................
8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỞ ĐẦU
Thủ tục tố tụng nói chung và thủ tục tố tụng dân sự nói riêng bao gồm nhiều khâu,
nhiều giai đoạn hết sức phức tạp. Thành phần tham gia tố tụng cũng rất đa dạng và những
vấn đề phát sinh trong quá trình tiến hành tố tụng cũng muôn hình vạn trạng, vì vậy pháp
luật đã dự báo và đưa ra rất nhiều quy định điều chỉnh những vấn đề phát sinh đó. Một
trong những vấn đề đáng kể ở đây chính là việc đương sự chết trong quá trình tố tụng. Vấn

đề đặt ra là ở mỗi thời giai đoạn, thời điểm khác nhau trong quá trình tố tụng, khi mà
đượng sự chết thì cách thức giải quyết được pháp luật quy định như thế nào? Quy định
như vậy đã hợp lý về mặt lý luận và phù hợp với thực tiễn hay chưa? Để tìm hiểu rõ hơn
về vấn đề này, nội dung bài tập lớn học kì của em xin được làm rõ nội dung đề bài số 09:
“Thủ tục tố tụng dân sự được Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm áp dụng trong trường
hợp đương sự chết và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này”
ĐỀ BÀI SỐ 09

1


LÊ THỊ DUNG – 351241

LỚP N01 – TL1

NỘI DUNG
1.
Khái quát chung về đương sự trọng tố tụng dân sự.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 56 BLTTDS 2004: “Đương sự trong vụ án dân sự
là cá nhân, cơ quan tổ chức bao gồm: Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan”.
Trên cơ sở đó có thể hiểu: “Đương sự trong vụ án dân sự là người tham gia tố tụng
để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của
nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách”.
Đặc điểm của đương sự trong vụ án dân sự:
Là chủ thể của quan hệ pháp luật nội dung có quyền và lợi ích bị xâm phạm
hoặc cần được xác định trong vụ án dân sự. Sự liên quan về quyền, lợi ích của đương sự
đối với quá trình giải quyết vụ án dân sự có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp.
Là chủ thể được Tòa án cho phép tham gia vào quá trình giải quyết vụ án dân
sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đương sự có thể mong muốn tham gia

hoặc buộc phải tham gia vào việc tố tụng do việc “khởi động” vụ án của nguyên đơn hoặc
người yêu cầu và được tòa án thụ lý giả quyết.
Các đương sự bình đẳng với nhau trong quan hệ tố tụng, có thể tham gia tố
tụng độc lập hoặc thông qua người đại diện trong tố tụng dân sự. Những quyền và nghĩa
vụ tố tụng của đương sự mà pháp luật quy định là cơ sở để các đương sự có điều kiện
thuận lợi như nhau khi tham gia vào quan hệ tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của
mình về mặt nội dung.
Chủ thể có quyền tự định đoạt việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
mình là cơ sở để phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quá trình giải quyết vụ án dân sự. Khác
với các chủ thể khác, chỉ có đương sự mới có quyền tự định đoạt trong việc thực hiện các
quyền và nghĩa vụ về tố tụng. các chủ thể tố tụng khác có nghĩa vụ tôn trọng và bảo đám
quyền tự định đoạt của đương sự.

Việc giải quyết vụ việc dân sự tại tòa án là do nhu cầu giải quyết các quan hệ
pháp luật nội dung giữa các đương sự để ổn định xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
giữa các đương sự là một thành phần chủ yếu của vụ việc dân sự. Mặt khác, đương sự
cũng chính là chủ thể của quan hệ pháp luật nội dung được tòa án giải quyết trong vụ việc
dân sự, có quyền định đoạt quyền lợi ích của mình khi tham gia quan hệ. Khi tham gia vào
quá trình tố tụng dân sự, các đương sự vẫn có quyền định đoạt quyền lợi của mình. Do đó,
hoạt động tố tụng của các đương sự có thể dẫn đến việc làm phát sinh, thay đổi hay đình
chỉ tố tụng. Các đương sự trong vụ việc dân sự gồm có: nguyên đơn, bị đơn và người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự; người có yêu cầu, người bị yêu cầu,
người có liên quan trong việc dân sự.
2.
Thủ tục tố tụng dân sự được tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm áp dụng trong
trường hợp đương sự chết.
2.1. Tại phiên tòa sơ thẩm.
ĐỀ BÀI SỐ 09

2



LÊ THỊ DUNG – 351241

LỚP N01 – TL1

2.1.1. Khi đương sự chế mà quyền và nghĩa vụ của họ được thừa kế.
Theo khoản 1 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự, một trong các căn cứ tạm đình chỉ
việc giải quyết vụ án dân sự là “đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã sáp
nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa
vụ tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó”. Trong quá trình tòa án đang tiến hành giải
quyết vụ án thì có thể xảy ra việc đương sự là cá nhân chết làm gián đoạn việc giải quyết
vụ án. Việc kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng được thực hiện theo quy định tại Điều 62
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) theo đó, trường hợp đương
sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được người
thừa kế tham gia tố tụng (khoản 1, Điều 62 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004).
Người thừa kế của đương sự được xác định theo quy định về thừa kế của Bộ luật
dân sự năm 2005. Nếu trong trường hợp có nhiều người thừa kế (thừa kế theo di chúc
hoặc theo pháp luật) thì về nguyên tắc, tất cả những người thừa kế tham gia tố tụng hoặc
họ phải thỏa thuận với nhau bằng văn bản để cử người đại diện tham gia hoặc cùng ủy
quyền cho người khác đại diện tham gia tố tụng.
Trường hợp tất cả người thừa kế đều từ chối nhận di sản, không có người thừa kế
hoặc có người thừa kế nhưng người thừa kế không được hưởng thì tài sản thuộc về Nhà
nước, sau khi thực hiện việc thanh toán các nghĩa vụ theo thứ tự ưu tiên được quy định tại
Điều 683 Bộ luật dân sự năm 2005. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là về nguyên tắc tài sản đó
thuộc về nhà nước Tòa án phải tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự nhưng cá nhân, cơ quan,
tổ chức nào đại diện cho lợi ích của Nhà nước tham gia tố tụng trong trường hợp này pháp
luật tố tụng hiện hành không có quy định. Ngoài ra, cần phải phân biệt trường hợp này
với trường hợp nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ
không được thừa kế thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự

(điểm a khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004) và vấn đề thừa kế quyền,
nghĩa vụ tố tụng không đặt ra.
Hậu quả của việc đình chỉ vụ án được quy định tại Điều 193 Bộ Luật tố tụng dân
sự: “1. Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi
kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có
gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ
các trường hợp quy định tại các điểm c, e và g khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này và các
trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức đang tham gia tố tụng phải chấm dứt hoạt
động, bị giải thể, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức, thì việc kế thừa nghĩa
vụ tố tụng dân sự đó được xác định như sau:
- Nếu tổ chức phải chấm dứt hoạt động (bị giải thể buộc phá sản) là công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thì cá nhân, tổ chức là thành viên
của tổ chức đó hoặc đại diện của họ tham gia tố tụng (điểm a khoản 2 Điều 42 Bộ luật tố
tụng dân sự năm 2004). Tuy nhiên cũng cần phân biệt khi xác định việc kế thừa quyền,
nghĩa vụ tố tụng trong hai trường hợp sau:
ĐỀ BÀI SỐ 09

3


LÊ THỊ DUNG – 351241

LỚP N01 – TL1

- Trường hợp tổ chức phải chấm dứt hoạt động là loại hình tổ chức trong đó, thành
viên chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn
(điểm a khoản 1 Điều 26, điểm b khoản 1 Điều 51 Luật doanh nghiệp), doanh nghiệp liên
doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (Điều 6, Điều 15 Luật đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam) thì cá nhân, tổ chức là thành viên tổ chức đó khi tham gia tố tụng chỉ

phải chịu trách nhiệm tài sản tối đa bằng phân tài sản còn lại của các tổ chức đó khi phải
chấm dứt hoạt động hoặc bị giải thể nếu các cá nhân và tổ chức thành viên này đã hoàn
thành nghĩa vụ đóng góp vốn theo quy định trong điều lệ của doanh nghiệp. Nếu có thành
viên chưa hoàn thành nghĩa vụ góp vốn thì người đó phải thực hiện nghĩa vụ này bao gồm
cả gốc và lãi theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật doanh nghiệp và khoản 2 Điều 11a
Nghị định số /2000/NĐ – CP của Chính phủ ngày 03/02/2000 (đã được sửa đổi bổ sung
một số điều bằng Nghị định số 125/2004/NĐ-CP ngày 19/5/2004 của Chính phủ). Nếu tài
sản còn lại của tổ chức bị chấm dứt hoạt động hoặc bị giải thể chưa bị chia cho các thành
viên, thì nghĩa vụ tài sản được thực hiện từ toàn bộ số tài sản còn lại. Nếu tài sản còn lại
đã được chia cho các thành viên thì mỗi thành viên tham gia tố tụng phải thực hiện nghĩa
vụ tài sản của tổ chức bị chấm dứt hoạt động hoặc bị giải thể tương ứng với phần tài sản
của mình đã nhận.
- Trường hợp tổ chức phải chấm dứt hoạt động là công ty hợp danh thì cá nhân, tổ
chức là thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm tài sản về các nghĩa vụ của công ty trong
phạm vi số vốn đã góp vào công ty, còn các cá nhân là thành viên hợp danh phải chịu
trách niệm tài sản về các nghĩa vụ tài sản của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình (điểm
b, c khoản 1 Điều 95 Luật doanh nghiệp).
- Nếu cơ quan, tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là cơ quan nhà nước,
đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội –
nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức được giao
tiếp nhận các quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tô chức để tham gia tố tụng. Tuy nhiên, cũng
cần lưu ý rằng trong trường hợp cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản
mà không có cá nhân, tổ chức, cơ quan kế thừa quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó
thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự (điểm b khoản 1 Điều 192
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004).
- Nếu tổ chức được tổ chức lại bằng cách hợp nhất, sáp nhật, chia, tách, chuyển đổi
hình thức tổ chức thì cá nhân, tổ chức nào tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của tổ chức đó sẽ
tham gia tố tụng (điểm c khoản 2 Điều 62 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004).
- Nếu đương sự là tổ chức không phải là pháp nhân mà người đại diện hoặc người
quả lý đang tham gia tố tụng chết thì tổ chức đó phải cử ng

ười khác làm đại diện để tham gia tố tụng. Nếu tổ chức đó phải chấm dứt hoạt
động, bị giải thể thì cá nhân là thành viên của tổ chức đó tham gia tố tụng (khoản 3, Điều
62 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004).
Về hình thức thủ tục: Theo quy định tại Điều 194 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004
(sửa đổi, bổ sung năm 2011), thì thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự có
ĐỀ BÀI SỐ 09

4


LÊ THỊ DUNG – 351241

LỚP N01 – TL1

thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đó. Quyết định tạm đình
chỉ giải quyết vụ án dân sự phải được lập thành văn bản. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày
ra quyết định tạm đình chỉ, tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự và viện kiểm sát
cùng cấp.
Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án không phải là chấm dứt việc giải quyết vụ án và
đình chỉ tố tụng mà bản thân quá trình giải quyết vụ án chỉ tạm thời bị gián đoạn trong
một thời gian nhất định. Vì vậy, sau khi có quyết định tạm đình chỉ hoạt động giải quyết
vụ án, tòa án không xóa sổ thụ lý đối với vụ án này mà chỉ ghi chú vào sổ thụ lý số, ngày,
tháng, năm của quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đó. Thời hạn tạm đình chỉ
giải quyết vụ án dân sự, pháp luật không quy định cụ thể. Tuy nhiên, sau khi có quyết định
tạm đình chỉ giải quyết vụ án, nếu thấy có lý do hay căn cứ tạm đình chỉ không còn thì tòa
án lại tiếp tục giải quyết vụ án.
2.1.2. Khi đương sự chết mà không có người thừa kế quyền và nghĩa vụ của họ.
Trong quá trình chuẩn bị xét xử, nếu có căn cứ do pháp luật quy định để ngừng việc
giải quyết vụ án dân sự thì tòa sẽ sẽ quyết định ngừng giải quyết vụ án dân sự - quyết định
đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Và sau khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân

sự, các hoạt động tố tụng giải quyết vụ án dân sự được ngừng lại. Theo quy định tại Điều
192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) thì một trong các căn
cứ đình chỉ vụ án dân sự có:
“a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không
được thừa kế;
b) Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân,
cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;…”
Theo quy định tại Điều 194 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm
2011), khi phát hiện có một trong các căn cứ nêu ở Điều 192 thì thẩm phán được phân
công giải quyết vụ án dân sự có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân
sự. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được lập thành văn bản. Trong thời hạn 5
ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đó cho đương sự và viện kiểm sát cùng cấp. Sau
khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự thì mọi hoạt động tố tụng giải quyết vụ
án dân sự phải được ngừng lại. Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự xóa
tên vụ án dân sự trong sổ thụ lý.
Hậu quả của việc đình chỉ vụ án khi đương sự chết mà không có người thừa kế
quyền và nghĩa vụ của họ thì khi đó theo khoản 2 Điều 192 Tòa án xóa tên vụ án đó trong
sổ thụ lý vụ án. Và ngoài ra tiền tạm ứng án phí sẽ được sung vào công quỹ nhà nước.

Như vậy, đối với trường hợp đương sự chết khi đang trong quá trình giải
quyết ở cấp sơ thẩm thì trước hết vụ án sẽ tạm đình chỉ. Lúc này sẽ có hai trường hợp là
tìm thấy đương sự thay thế (người thừa kế) và không tìm thấy đương sự thay thế. Nếu tìm
thấy đương sự thay thế thì vụ việc sẽ được xét xử theo Điều 191 là “tiếp tục giải quyết vụ
án dân sự khi lí do đình chỉ không còn” và nếu không tìm thấy thì vụ việc sẽ được giải
ĐỀ BÀI SỐ 09

5


LÊ THỊ DUNG – 351241


LỚP N01 – TL1

quyết theo điểm a) khoản 1 Điều 192 khi đương sự chết và quyền, nghĩa vụ không được
thừa kế.
2.2. Tại phiên tòa phúc thẩm.
Theo Điều 259 về Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án quy định: “Tòa án cấp
phúc thẩm ra quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án, hậu quả của việc tạm đình
chỉ xét xử phúc thẩm vụ án và tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án được thực hiện theo quy
định tại các điều 189, 190 và 191 của Bộ luật này”.
Quyết định đình chỉ vụ án được quy định tại điểm a) khoản 1 Điều 260: “ Quyết
định đình chỉ xét xử vụ án được quy định nếu đương sự chết theo theo điểm a) khoản 1
Điều 192”.
2.2.1. Khi đương sự chết mà quyền, nghĩa vụ của họ được thừa kế.
Nếu có căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án như ở cấp sơ thẩm thì tòa án cấp
phúc thẩm ra quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm. Các quy định về căn cứ tạm đình
chỉ, hậu quả của việc tạm đình chỉ và tiếp tục giải quyết vụ án sau khi có quyết định tạm
đình chỉ xét xử phúc thẩm được thực hiện theo các quy định tương ứng về tạm đình chỉ
giải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp sơ thẩm được quy định tại các điều 189, 190, 191 Bộ
luật tố tụng dân sự.
2.2.2. Khi đương sự chết mà không có người thừa kế quyền và nghĩa vụ của họ.
Theo Điều 259 thì tạm đình chỉ vụ án chỉ xảy ra khi có căn cứ tại Điều 189 và hậu
quả của việc tạm đình chỉ sẽ được quy định tại Điều 190 và Điều 191.
Như vậy, theo căn cứ tạm đình chỉ tại Điều 189 thì nếu đương sự chết mà chưa tìm
thấy người thừa kế thì vụ án sẽ được đình chỉ. Khi đó thủ tục tại phiên tòa phúc thẩm cùng
sẽ giống với thủ tục tại phiê tòa sơ thẩm.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ
sung năm 2011), tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm trong
trường hợp sau:
“a) Trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 192 của Bộ

luật này…”
Tại Điều 278 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011)
thì “Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án nếu trong
quá trình giải quyết tại Tòa án cấp sơ thẩm, vụ án thuộc một trong các trường hợp quy
định tại Điều 192 của Bộ luật này.” Như vậy, nếu như đương sự chết trong quá trình giải
quyết tại tòa án cấp sơ thẩm mà sang đến cấp phúc thẩm thì về thủ tục tòa án cấp phúc
thẩm phải hủy bản án sơ thẩm và ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
3.
Kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về thủ tục tố tụng dân sự được Tòa án
cấp sơ thẩm, phúc thẩm áp dụng trong trường hợp đương sự chết.
Theo khoản 1 Điều 189 quy định nếu đương sự chết mà chưa có người thay thế
quyền và nghĩa vụ của họ, nghĩa là vụ án tạm đình chỉ lại không có đương sự thay thế
đương sự bị chết. Tuy nhiên thời hạn đình chỉ lại không có quy định cụ thể về thời gian

ĐỀ BÀI SỐ 09

6


LÊ THỊ DUNG – 351241

LỚP N01 – TL1

bao lâu mà chỉ quy định tại Điều 190 về việc tiếp tục xét xử vụ án nếu như lý do đình chỉ
được giải quyết.
Chính vì vậy nếu như tại khoản 1 Điều 189 có căn cứ là có đương sự thừa kế
quyền và nghĩa vụ nhưng chưa tìm thấy do mất tích, lưu lạc… thì thơi hạn để tuyên bố
người đó chết hay mất tích là rất dài. Như vậy thời hạn đình chỉ vụ án quá lâu trong khi đó
nếu vụ việc cần giải quyết nhanh chóng thì sẽ ảnh hưởng đến đương sự khác trong vụ án.
Và nếu như người thừa kế quyền và nghĩa vụ của đương sự bị chết không có đủ

năng lưc hành vi dân sự và cũng không còn ai là người giám hộ hay đại diện hợp pháp để
tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng cũng chưa được đề cập đến.
Do tính chất nhân thân nên khi đương sự chết, quyền và nghĩa vụ nhân thân đương
nhiên chấm dứt. Do đó, tòa án phải đình chỉ việc giải quyết vụ án vì đối tượng xét xử
không còn nữa. Nhưng trường hợp quyền và nghĩa vụ của đương sự được thừa kế nhưng
không có người thừa kế, người thừa kế từ chối hoặc bị tước quyền tham gia tố tụng do
người thừa kế thuộc trường hợp của Điều 642, 643 BLDS năm 2005 thì giải quyết như thế
nào, đặc biệt là trường hợp bị đơn chết mà quyền và nghĩa vụ tài sản của họ không có
người thừa kế, họ có tài sản để thực hiện yêu cầu của nguyên đơn. Trong thực tế, các tòa
án thường giải quyết theo các phương án khác nhau. Có tòa án máy móc căn cứ luôn điểm
a, Khoản 1 Điều 192 BLTTDS ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án. Theo em, điều
đó là không hợp lý, bởi:
Điều 647 BLDS năm 1995 quy định “nếu không có người thừa kế theo di chúc,
theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối quyền hưởng di
sản, thì di sản không có người thừa kế thuộc về nhà nước” và Khoản 4, Điều 640 BLDS
năm 1995 về thực hiện nghĩa vụ tài sản theo di chúc do người chết để lại thì “nhà nước,
cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do
người chết để lại là cá nhân”.
Còn Điều 644 BLDS năm 2005 cũng quy định tương tự rằng: “trong trường hợp
không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền
hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài
sản mà không có người nhận thừa kế thuộc nhà nước”.
Có thể thấy, nếu không có người thừa kế, pháp luật chưa quy định Nhà nước hưởng
di sản với tư cách gì nhưng nếu tòa án đình chỉ việc giải quyết vụ án sẽ quá thiệt thòi cho
các đương sự còn lại.
Vì vậy, theo em, đại diện của cơ quan nhà nước nhận tài sản của bị đơn sẽ phải tiếp
tục tham gia tố tụng thay bị đơn để giải quyết tranh chấp với nguyên đơn. Việc này đại
diện cơ quan nhà nước có thể thuê luật sư hoặc sử dụng luật sư công thay mặt nhà nước
tham gia tố tụng. Khi trả xong món nợ của bị đơn đối với nguyên đơn, thì nhà nước mới
nhận được tài sản của bị đơn. Đó cũng là cách tốt nhất để bảo đảm quyền lợi của nguyên

đơn, của nhà nước.
Về thủ tục tại phiên tòa sơ thẩm khi đương sự chết căn cứ vào Điều 192:
Theo điểm a) khoản 1 Điều 192 thì vụ án được đình chỉ khi đương sự chết mà
không có người thừa kế quyền và nghĩa vụ của họ.
ĐỀ BÀI SỐ 09

7


LÊ THỊ DUNG – 351241

LỚP N01 – TL1

Sự kiện đương sự chết sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án dân sự nhưng nguyên đơn
không biết được địa chỉ của những người thừa kế quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự đã
chết, sự kiên này không thuộc căn cứ nào quy định tại khoản 1 Điều 192 BLTTDS và cũng
không thuộc khoản 1 Điều 192 BLTTDS. Vì vậy, căn cứ ở Khoản 2 Điều 192 BLTTDS
phải xảy ra trước khi đương sự khởi kiện. Do đó Tòa án không thể áp dụng khoản 2 Điều
192 để ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, trả lại đơn kiện cho đương sự như Tòa án
cấp sơ thẩm đã làm. Và Tòa án cũng không thể áp dụng điều 168 BLTTDS trả lại đơn kiện
và thông báo cho đương sự biết như đối với tòa án cấp phúc thẩm. Trong trường hợp này
Tòa án phải áp dụng khoản 1 Điều 189 BLTTDS: “Đương sự chết là cá nhân đã chết, cơ
quan, tổ chức đã sáp nhận, chia, tách, giải thế mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế
thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó” để ra quyết định tạm
đình chỉ giải quyết vụ án.”
Thêm một vấn đề nữa, thực tiễn cho thấy nhiều vụ án bị đơn là cá nhân chết tuy có
người thừa kế nhưng bị đơn lại không để lại di sản thừa kế. Trong trường hợp này có tòa
án đã vận dụng quy định tại khoản 1 Điều 189 BLTTDS để ra quyết định tạm đình chỉ giải
quyết vụ án. Theo như trường hợp này thì chưa có cơ sở pháp lý nào để giải quyết những
vướng mắc mà Tòa án đang gặp phải, giả sử như đương sự đã chết đang chịu một khoản

nợ mà không để lại di sản thừa kế thì Tòa án sẽ xử lý như thế nào? Yêu cầu người thừa kế
trả nợ hay bác đơn đòi nợ của nguyên đơn? Theo tôi, trong trường hợp này Luật cần quy
định rõ ràng hơn, đương sự chết mà không để lại tài sản thì người thừa kế phải có nghĩa vụ
trả nợ thay cho đương sự đã chết, lúc này Tòa án sẽ ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết
vụ án dân sự. Cũng cần nói thêm một trường hợp nữa là nếu người thừa kế yêu cầu không
nhận quyền thừa kế của mình (mặc dù đương sự chết không để lại tài sản) thì Tòa án sẽ ra
quyết định đình chỉ vụ án dân sự.

Trên cơ sở đó, kiến nghị:
Bổ sung căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án nếu bị đơn là cá nhân chết nhưng không
để lại tài sản thừa kế
Qua những phân tích về thực tiễn tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự
thì cho thấy đối với trường hợp bị đơn là cá nhân chết, có người thừa kế nhưng không để
lại di sản thừa kế thì Tòa án đã vân dụng tại quy định tại khoản 1 Điều 189 để ra quyết
định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
Bản chất của sự kiện nguời có nghĩa vụ chết không để lại di sản là căn cứ để tòa án
chấm dứt việc giải quyết vụ án, tuy nhiên do pháp luật còn bỏ sót các căn cứ này nên tôi
xin kiến nghị bổ sung vào điều 189 BLTTDS quy định: “Nếu người thừa kế đồng ý nhận
là nguời được thừa kế của đương sự thì người thừa kế có trách nhiệm thanh toán mọi
khoản nợ của đương sự và trong trường hợp này Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải
quyết vụ án”
ĐỀ BÀI SỐ 09

8


LÊ THỊ DUNG – 351241

LỚP N01 – TL1


Đồng thời bổ sung vào điều 192 BLTTDS : “Nếu người thừa kế từ chối nhận thừa
kế của đương sự hoặc không đủ năng lực để nhận thừa kế thì Tòa án ra quyết định đình
chỉ giải quết vụ án dân sự.”
Bổ sung quy định hướng dẫn việc sử lý trong trường hợp tranh chấp về tài sản
nhưng nguyên đơn chết mà không có người thừa kế.
Do không có giải thích cụ thể nên dẫn tới hiện tượng hiểu và vận dụng không đúng
quy định tại điểm a khoản 1 Điều 192 BLTTDS “ nguyên đơn, bị đơn chết mà quyền,
nghĩa vụ của họ không được thừa kế” để ra quyết định đình chỉ, giải quyêt vụ án trong
trường hợp nguyên đơn có tài sản đang tranh chấp chết nhưng k có người thừa kế tài sản.
Việc vận dụng như trên là không đúng với tinh thần tại điểm a khoản 1 Điều 192
BLTTDS. Bởi vì quy đinh này được áp dụng cho các quan hệ về nhân thân mà quyền và
nghĩa vụ của nguyên đơn không được thừa kế. Đối với trường hợp nên nêu trên thì đây là
trường hợp tranh chấp về tài sản, nguyên đơn chết, quyền, nghĩa vụ tài sản được thừa kế
nhưng không có người thừa kế. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 644 BLDS năm 2005 thì
tài sản không có người thừa kế thuộc về nhà nước. Do vậy, kiến nghị bổ sung quy định :
Đối với vụ án tranh chấp về tài sản mà nguyên đơn chết nhưng không có người thừa kế tài
sản thì Tòa án không đình chỉ mà vẫn tiến hành giải quyết vụ án. Nếu quyết định tài sản
thuộc quyền sở hữu, sử dụng của nguyên đơn thì tài sản này thuộc về nhà nước quản lý.
KẾT LUẬN
Qua những phân tích trên về thủ tục tố tụng dân sự mà Tòa án cấp sơ thẩm, phúc
thẩm áp dụng trong trường hợp đương sự chết, nhận thấy rằng: mặc dù pháp luật có dự
liệu trước các thủ tục cũng như hướng giải quyết cho các trường hợp khi được sự chết, tuy
nhiên, bình xét dưới nhiều góc độ thì những quy định của pháp luật về vấn đề này vẫn còn
nhiều vướng mắc, hạn chế. Pháp luật cần hoàn thiện hơn nữa để có thể bảo vệ tốt nhất
quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự cũng như những người liên quan khi đương
sự tham gia tố tụng dân sự chết.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng dân sự, Nxb Tư pháp,
Hà Nội, 2009.

2. TS. Lê Thu Hà, Bình luận khoa học một số vấn đề của pháp luật tố tụng dân
sự và thực tiễn áp dụng, NXB. Tư pháp, Hà Nội, 2009.
3. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004.

ĐỀ BÀI SỐ 09

9


LÊ THỊ DUNG – 351241

LỚP N01 – TL1

4. Phạm Hải Tâm, Tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự theo quy
định của bộ luật TTDS năm 2004.

ĐỀ BÀI SỐ 09

10



×