A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong quá trình tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng
đóng một vai trò rất quan trọng. Cùng với nguyên đơn và bị đơn, họ là những
người giúp giải quyết thành công một vụ án, vụ việc dân sự. Do vậy,bảo đảm sự
vô tư của những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng được pháp
luật quy định là một nguyên tắc của luật tố tụng dân sự. Nguyên tắc bảo đảm sự
vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng được ra đời từ mục
đích đó và nó đã được quy định trong BLTTDS 2005. Nội dung chủ yếu được
xác định là phải tiến hành những biện pháp cần thiết để bảo đảm sự vô tư trong
việc tiến hành tố tụng hoặc tham gia tố tụng của những người tiến hành tố tụng,
người tham gia tố tụng; trường hợp có căn cứ cho thấy họ có thể không vô tư
trong khi làm nhiệm vụ thì phải thay đổi. Bài viết sau đây sẽ tìm giúp ta tìm
hiểu kỹ hơn về vấn đề: Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố
tụng, người tham gia tố tụng và việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc này.
B. NỘI DUNG:
I. Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người
tham gia tố tụng.
1. Khái quát về người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng.
Người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng là một số các chủ thể
cùng tham gia vào vụ án, vụ việc. Cùng với nguyên đơn, bị đơn và người có
quyền và lợi ích liên quan, họ giúp giải quyết vụ án, vụ việc dân sự.
Người tiến hành tố tụng dân sự là người thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn
trong việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự hoặc kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trong tố tụng dân sự. Những người tiến hành tố tụng đều là các
công chức nhà nước,được thay mặt các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện việc
giải quyết vụ việc dân sự,thi hành án dân sự va kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong quá trình tố tụng. Hoạt động tố tụng của họ có ý nghĩa quyết định đối với
việc giải quyêt vụ việc dân sự và thi hành án dân sự.
1
Người tham gia tố tụng dân sự là người tham gia vào việc giải quyết vụ
việc dân sự và thi hành án dân sự để bảo vệ quyền,lợi ích hợp pháp của mình
hay của người khác hoặc hỗ trợ tòa án,cơ quan thi hành án trong việc giải
quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự. Việc tham gia tố tụng của những
người tham gia tố tụng có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết vụ việc dân sự
của tòa án và việc bảo vệ quyền,lợi ích hợp pháp của đương sự.Do đó họ phải
sự vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Theo quy định tại Điều 16 BLTTDS thì những người tiến và tham gia tố
tụng dân sự gồm có: Chánh án Tòa án, thẩm phán,Hội thẩm nhân dân,Thư ký
Tòa án,Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên,người phiên dịch, người giám
định.Những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng giúp tòa án làm rõ các
vấn đề của vụ việc dân sự,các vấn đề ấy được thực hiện thông qua nhiệm
vụ,quyền hạn của họ trong quá trình tố tụng.
2. Căn cứ pháp lý và nội dung của nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của
người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng.
a. Căn cứ pháp lý:
Việc tham gia quá trình giải quyết vụ án của những người tiến hành tố
tụng và người tham gia tố tụng có vai trò quan trọng trong việc xác định sự thật
vụ án, giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm của nguyên đơn, bị đơn. Vì lý do
đó, Điều 16 BLTTDS 2004 đã quy định rõ: “Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội
thẩm nhân dân, Thư ký Toà án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, người
phiên dịch, người giám định không được tiến hành hoặc tham gia tố tụng, nếu
có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn của mình”.
Ngoài ra, còn có những điều luật khác quy định cụ thể những trường hợp
phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng hoặc những trường hợp phải
từ chối hoặc thay đổi người giám định, người phiên dịch được qui định tại các
điều 43, 46, 47, 48, 49, 51,... BLTTDS 2004.
2
b. Nội dung của nguyên tắc:
Thứ nhất, những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng phải
giữ được sự vô tư khi làm nhiệm vụ của mình trong mọi trường hợp. Họ phải
tôn trọng sự thật, tôn trọng pháp luật, tiến hành công việc của mình với thái độ
thật sự công tâm, khách quan, vô tư, không được để những quan hệ, những tình
cảm cá nhân chi phối vào công việc. Không được có thái độ thiên vị hay định
kiến đối với bất kì người tham gia tố tụng nào. Nội dung này đúng với tất cả
chuyên ngành tố tụng chứ không chỉ riêng ngành luật tố tụng dân sự. BLTTDS
2004 đã cụ thể hóa điều này bằng các điều luật cụ thể, quy định việc từ chối
hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng. Theo điều 46
BLTTDS 2004, có 3 căn cứ để từ chối hoắc thay đổi, đó là:
- Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương
sự. Người thân thích của đương sự là người có quan hệ sau đây với đương sự: là
vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của đương sự; là
ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của đương sự;
là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của đương sự. Theo quy định tại
khoản 1 Điều 46 của BLTTDS thì người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành
tố tụng hoặc bị thay đổi, nếu họ là người thân thích của đương sự (bao gồm
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) trong vụ án dân
sự.1
- Họ đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ
án đó. Trong một vụ án, mỗi chủ thể chỉ có thể đóng một vai trò nhất định và
chuyên biệt. Quy định này giúp cho người tiến hành tố tụng, người tham gia tố
tụng có thể tập trung thực hiện nhiệm vụ duy nhất của mình trong vụ án, tránh
sự chồng ché, đan xen, gây hiệu quả thấp.
1
Theo điểm 2.1, 2.2 khoản 2 phần II Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31 tháng 3 năm 2005 của Hội
đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những
quy định chung” của Bộ luật tố tụng Dân sự 2004.
3
- Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm
vụ. Có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ
là ngoài các trường hợp được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 46 của
BLTTDS thì trong các trường hợp khác (như trong quan hệ tình cảm, quan hệ
thông gia, quan hệ công tác, quan hệ kinh tế...) có căn cứ rõ ràng để có thể
khẳng định là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Thư ký Toà án
không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Ví dụ: Hội thẩm nhân dân là anh em kết
nghĩa của nguyên đơn; Thẩm phán là con rể của bị đơn; người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan là Thủ trưởng cơ quan nơi vợ của Thẩm phán làm việc... mà
có căn cứ rõ ràng chứng minh là trong cuộc sống giữa họ có mối quan hệ tình
cảm thân thiết với nhau, có mối quan hệ về kinh tế...
Cũng được coi là có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ có thể không vô tư
trong khi làm nhiệm vụ nếu trong cùng một phiên toà xét xử vụ án dân sự Kiểm
sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký Toà án là người thân thích
với nhau hoặc nếu Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên được phân
công xét xử phúc thẩm vụ án dân sự có người thân thích là Thẩm phán, Hội
thẩm nhân dân, Kiểm sát viên đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án đó.1
Thứ hai, việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc này là điều kiện cần thiết để
thực hiện một số các nguyên tắc cơ bản khác của tố tụng dân sự như nguyên tắc
bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng dân sự; bảo đảm quyền bình
đẳng của mọi công dân trước pháp luật; bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự;
nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật...
Có thể nói nguyên tắc này là đòi hỏi pháp lý chi phối mọi hoạt động của những
người tiến hành tố tụng.
Việc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành hoặc tham gia tố tụng
sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa
1
Theo điểm 2.3 khoản 2 phần II Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31 tháng 3 năm 2005 của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy
định chung” của Bộ luật tố tụng Dân sự 2004.
4
được thực hiện. Có đảm bảo được sự vô tư trong quá trình tố tụng thì mới bảo
đảm được sự minh bạch, công bằng và đúng đắn của pháp luật, đồng thời cũng
đảm bảo cho quyền và lợi ích của các bên tham gia vụ án. Trong vụ án, các bên
đều được nêu lên ý kiến của mình, điều này tránh việc hạn chế quyền dân chủ
của công dân một cách trái pháp luật.
Bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành hoặc tham gia tố tụng cũng
sẽ tạo tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bình
đẳng của công dân trước pháp luật. Không có sự phân biệt nam nữ, dân tộc tín
ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội…Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý
theo pháp luật. pháp luật không có quy định riêng cho từng công dân cụ thể, tài
sản và địa vị xã hội không mang lại đặc quyền trước Tòa án và pháp luật, mọi
người đều có quyền như nhau khi tham gia tố tụng. Do đó nguyên tắc vô tư
trong tố tụng được thực hiện tốt bởi người tham gia hoặc tiến hành thì sự thì đã
góp phần vào việc nâng cao tính đúng đắn và khách quan của pháp luật mang
bảo đảm được quyền cơ bản của công được quy định trong Hiến pháp.
Khác với trong TTHS, người tiến hành TTDS chỉ tham gia tố tụng theo
những nội dung mà đương sự yêu cầu, do TTDS tôn trọng quyền tự định đoạt
của đương sự. Vì vậy trách nhiệm của người tham gia tố tụng, người tiến hành
tố tụng không lớn bằng TTHS. Tuy nhiên, nếu không đảm bảo sự vô tư của họ
thì ít nhiều quyền tự định đoạt của các bên đương sự cũng bị ảnh hưởng, gây sự
thiếu công bằng trong giải quyết vụ án, quyền và lợi ích của các bên liên quan
sẽ không được đảm bảo đầy đủ.
II. Đảm bảo việc thực hiện nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người
tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng.
1. Điều kiện để đảm bảo thực hiện nguyên tắc:
- Cần có những quy định pháp luật để điều chỉnh vấn đề này, những quy
định pháp luật này phải đầy đủ, rõ ràng, thống nhất.
5
- Những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng phải nhận
thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình, cần chủ động, tự giác tiến hành từ chối
tiến hành hoặc tham gia tố tụng nếu thuộc một trong các trường hợp luật định.
Trên thực tế, vấn đề tự nguyện, tự giác từ chối tiến hành tố tụng của người tiến
hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng không cao. Bởi ngoài những mối
tưởng nhờ vả vào người thân quen thì lợi ích được đảm bảo, hạn chế phải chịu
chịu trách nhiệm trước pháp luật và đáp lại là sự "cố gắng sẽ giúp" của những
người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng. Chính điều này là nguyên nhân
làm cho sự thật bị "biến dạng, méo mó", các quyết định không đảm bảo được
tính khách quan, tính chính xác.
Ngoài ra, để đảm bảo được sự vô tư của những người tiến hành tố tụng và
người tham gia tố tụng cần có những quy định đảm bảo tranh tụng dân chủ tại
phiên tòa; tăng cường năng lực giám sát của công dân đối với các hoạt động
của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng; đào tạo nâng cao năng
lực, ý thức pháp luật và đạo đức nghề nghiệp cho những người tiến hành tố
tụng; phát hiện sớm và xử lý nghiêm minh và kịp thời mọi hành vi lôi kéo, mua
chuộc những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng.
2. Ý nghĩa của việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc:
Việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc đảm bảo sự vô tư của người tiến hành
tố tụng, người tham gia tố tụng có rất nhiều ý nghĩa:
- Đảm bảo sự công bằng, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của
các bên.
- Người tiến hành hoặc người tham gia tố tụng nếu đảm bảo được sự
khách quan, vô tư thì sự thật vụ án sẽ được xác định đúng đắn, khách quan,
chính xác, bảo đảm sự công bằng của pháp luật.
- Đảm bảo được uy tín của đội ngũ áp dụng pháp luật. Tạo điều kiện mở
rộng và phổ biến hơn nữa công tác dân chủ hóa quá trình tố tụng. Đảm bảo
6
được sự công bằng, bảo đảm được quyền và lợi ích của các bên. Là cơ sở tạo
niềm tin của người dân vào pháp luật, vào sự công bằng, vào ý thức trách nhiệm
của đội ngũ cán bộ pháp luật.
- Khắc phục những tiêu cực, quan liêu, cá nhân chủ nghĩa, không vô tư
trong hoạt động tố tụng.
C. KẾT LUẬN:
Qua sự xem xét về nội dung, ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm sự vô tư
của những người tiến hành hoặc tham gia tố tụng và điều kiện đảm bảo thực
hiện nguyên tắc này chúng ta thấy rõ hơn vai trò của nguyên tắc này trong suốt
quá trình tố tụng. Cũng bởi thế mà pháp luật cần có những quy định cụ thể hơn
đầy đủ hơn để điều chỉnh vấn đề này bởi sự vô tư của người tiến hành tố tụng và
người tham gia tố tụng có ảnh hưởng lớn đến việc bảo đảm công lý được thực
thi./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam. 2011. NXB
CAND;
2. Đại học Luật Hà Nội. Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam. 2010. NXB
CAND;
3. Bộ Luật tố tụng hình sự nước CHXHCNVN 2004, sửa đổi, bổ sung năm
2011;
7
4. Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31 tháng 3 năm 2005 của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong
phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng Dân sự 2004;
8