Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tích hợp nội dung giáo dục bẳn sắc văn hóa dân tộc mường vào soạn giảng bài 1 cộng đồng các dân tộc việt nam, môn địa lí lớp 9 cho học sinh trường THCS thiết kế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.55 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Tích hợp nội dung giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Mường
vào soạn giảng Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam – Môn Địa
Lí 9 cho học sinh trường THCS Thiết Kế

Người thực hiện: Nguyễn Công Thành
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Thiết Kế
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Địa Lí

MỤC LỤC
THANH HÓA NĂM 2018


Nội dung
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
2.3. Các giải pháp áp dụng nhằm giải quyết vấn đề
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động


giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3. Kết luận, kiến nghị
3.1 Kết luận
3.2 Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

Trang
1-2
2
2
2-3
3
3-5
5-15
15-16

16
16-17
18


1. MỞ ĐẦU.
1.1 Lí do chọn đề tài.
Chúng ta đều biết rằng, đất nước Việt Nam với hơn bốn ngàn năm lịch sử đã
hình thành nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc. Mỗi vùng miền, mỗi dân tộc có
những nét văn hóa riêng, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, quần cư, nhà ở,
phong tục, tập quán…làm cho nền văn hóa Việt Nam thêm phong phú, giàu bản
sắc.
Trong tiến trình lịch sử, không có nền văn hóa nào lại không tiếp thu, ảnh
hưởng và biến đổi do tác động của những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Vì

vậy, không quá ngạc nhiên khi trong thực tiễn, nền văn hóa dân tộc này bị ảnh
hưởng bởi nền văn hóa dân tộc kia để thậm chí dẫn đến nhiều nền văn hóa bị mai
một, mất đi bản sắc riêng của mình. Trong điều kiện ngày nay, sự phát triển của nền
kinh tế thị trường và đô thị hóa làm tăng cường giao lưu và hội nhập đưa đến sự
phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời, đây cũng là một thách thức lớn đối với nền văn
hóa của các dân tộc, đặc biệt là nền văn hóa của các dân tộc thiểu số.
Mặt khác, vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cũng là vấn đề
được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm, với quan điểm bao trùm là: Bảo tồn
và phát huy bản sắc dân tộc. Đặc biệt là từ sau khi đất nước ta tiến hành Đổi mới
(1986), nền kinh tế có nhiều chuyển biến mạnh mẽ kéo theo các biến đổi về mặt
văn hoá - xã hội, các chính sách về văn hoá cũng trở thành trọng tâm bên cạnh các
chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước.
Học sinh nhà trường và cư dân Thiết Kế - Bá Thước chủ yếu là dân tộc
Mường, đây là vùng đất thuộc khu vực Mường Ống cổ, nằm trong địa danh của sử
thi Đẻ đất, Đẻ nước của dân tộc Mường. Những địa danh đã gắn liền với tên đất,
tên làng từ thuở có Chu chương Mường nước, có núi Lai Li, Lai Láng nơi có cây
chu Đá lá chu Đồng bông Thau quả Thiếc. Củng chính bởi yếu tố đó và cuộc sống
lâu đời đã để lại cho cư dân nơi đây một nền văn hóa bản địa, đặc sắc, phong phú,
thể hiện qua phong tục, tập quán, sinh hoạt, ăn, mặc, ở, và các hoạt động văn hóa
khác. Tuy nhiên do sự tác động tổng hòa của nhiều yếu tố, những nét đặc sắc, nổi
trội của văn hóa Mường nơi đâyđang có những biến đổi mạnh mẽ. Bằng cảm quan
đời thường, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, từ các nếp sinh hoạt thường nhật như
ăn, mặc, ở, đi lại cho đến lời ăn tiếng nói, phong tục tín ngưỡng, cũng như các hình
tượng, biểu tượng trong văn hoá - nghệ thuật, rồi các khuôn mẫu, các cung cách ứng
xử giữa người và người, tất cả đều đang thay đổi, Sự thay đổi đó đang đặt ra cho
chúng ta nhiều câu hỏi: Văn hoá của dân tộc Mường đang biến đổi ra sao, theo xu
hướng nào? Tần suất và cường độ biến đổi của nó? Nguyên nhân nào dẫn tới sự biến
đổi? Chúng ta phải làm gì để sự biến đổi đó diễn ra theo đúng chiều hướng mà xã hội
mong đợi. Thực tế cho thấy các thế hệ học sinh dân tộc Mường hiện nay không còn
biết nhiều về những nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Trong khi đó vấn đề

tuyên truyền giáo dục giá trị văn hóa dân tộc ở nhà trường chưa được quan tâm đúng
mực.Các nội dung giáo dục văn hóa được đề cập trong chương trình các môn học rất ít
1


và chỉ ở mức khái quát chung, nên việc bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong học sinh
của nhà trường, đặc biệt là lí tưởng sống, lối sống, đạo đức và bản lĩnh văn hóa dân tộc
chưa thật sự hiệu quả. Học sinh còn thờ ơ với những giá trị văn hóa của cha ông mình
để lại. Vậy làm thế nào để học sinh hiểu rõ được ý nghĩa, giá trị của bản sắc văn hóa
dân tộc để từ đó có ý thức trân trọng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mà
cha ông đã dày công xây đắp nên. Để giúp học sinh có những hiểu biết về những giá
trị văn hóa dân tộc mình, qua đó giáo dục cho học sinh ý thức giữ gìn, bảo vệ, phát
huy và kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống của cha ông, đồng thời thúc đẩy
việc đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học,
mở rộng nội dung, phạm vi tích hợp trong dạy học trong khuôn khổ nội dung chương
trình cho phép nên tôi đã chọn vấn đề để viết sáng kiến kinh nghiệm là: “Tích hợp
nộidung giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Mường vào soạn giảng Bài 1: Cộng
đồng các dân tộc Việt Nam, môn Địa Lí lớp 9 cho học sinh trường THCS Thiết
Kế.
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu, tìm hiểu các giá trị văn hóa dân tộc Mường và tích hợp vào nội dung
giáo dục ở nhà trường trong môn Địa Lí là một trong những phương pháp dạy học
mới, tích cực, giúp cho học sinh có những nhận thức đúng đắn và ý thức trách nhiệm
trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, tạo điều kiện cho
học sinh được tìm tòi, khám phá những kiến thức ngay trên quê hương, dân tộc mình.
Tù đó phát triển tư duy độc lập sáng tạo trong học tập, giáo dục tư tưởng, đạo đức,
lòng yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc cho học sinh. Đồng thời qua việc
nghiên cứu đề tài này giúp cho giáo viên tăng cường hơn nữa kỹ năng tích hợp trong
quá trình dạy học. Làm cho giờ học trở nên hấp dẫn, sinh động, học sinh hứng thú học
tập và hiểu bài sâu sắc.

1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu bản sắc dân tộc Mường nói chung và bản sắc dân tộc Mường trên địa
bàn xã Thiết Kế nói riêng, và những biến đổi của nó trong giai đoạn hiện nay.
Nghiên cứu tích hợp nội dung giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Mường vào soạn
giảng Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam, môn Địa Lí lớp 9 cho học sinh trường
THCS Thiết Kế, một cách hiệu quả nhất, đáp ứng mục tiêu giáo dục, mục tiêu yêu cầu
của bài học. Xác định các giải pháp giáo dục học sinh biết giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc Mường trong nền văn hóa Việt Nam.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Tìm hiểu, sưu tầm những giá
trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và địa
phương xã Thiết Kế.
Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Khảo sát thực trạng việc giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường trong cộng đồng dân cư và trong học sinh nhà
trường.
Phương pháp phân tích tổng hợp nhằm đánh giá, khẳng định các giá trị văn hóa
2


của dân tộc Mường trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến.
Nghị quyết TW 5 (khóa VIII) của Đảng đã nêu rõ: “bản sắc văn hóa của dân
tộc Việt Nam gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa vun đắp nên lịch sử hàng
nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, trở thành những nét đặc sắc của cộng
đồng dân tộc Việt Nam. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh
thần đoàn kết, tính cộng đồng, gắn kết cá nhân, gia đình, làng nước lòng nhân ái
bao dung, trọng nghĩa đạo lý, đầu óc thực tế, tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao
động, tế nhị trong ứngxử, giản dị trong lối sống”.
Tại công văn Số: 4406/BGDĐT-GDDT V/v: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ

năm học 2016-2017 đối với giáo dục dân tộccủng đã nêu rõ: “Tăng cường giáo dục
nâng cao nhận thức của học sinh về chủ trương, đường lối, chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước, về bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc
Việt Nam;”
Bản sắc văn hóa có thể hiểu như yếu tố cốt lõi tạo nên bản sắc dân tộc. Bản
sắc dân tộc góp phần tạo nên bản lĩnh dân tộc tức là sức sống và sự từng trải của
dân tộc. Nhờ đó mà dân tộc có thể vững vàng và trường tồn trước thử thách khắc
nghiệt của lịch sử. Bản sắc văn hóa là tổng thể các giá trị đặc trưng của văn hóa dân
tộc được hình thành, tồn tại và phát triển trong suốt lịch sử lâu dài của đất nước.
Thiết Kế là một vùng đất mang đậm văn hóa dân gian truyền thống của đồng
bào các dân tộc Mường. Hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất phong
phú, độc đáo mang bản sắc đặc thù, thể hiện ở các loại hình: Mo mường, sử thi “Đẻ
đất,đẻnước”, phong tục tập quán, nhà ở, văn hóa cồng chiêng và nhạc cụ dân tộc,
các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống, văn hóa ẩm thực, văn hóa trang
phục…, Những nét văn hóa này mang mộtđặc trưng riêng của người Mường được
hình thành, tồn tại và phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử.
Như vậy bản sắc văn hóa là thiêng liêng là quý giá, nó tạo nên đặc thù của
một dân tộc nó hình thành và phát triển trong lịch sử lâu dài được đúc kết từ kinh
nghiệm sống, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, gắn bó vào máu thịt của con người.
Nó tồn tại tự nhiên, không ép buộc nhưng đòi hỏi phải biết gìn giữ, bảo tồn và phát
triển, cũng có thể nó biểu hiện ra bên ngoài nhưng cũng có thể ẩn sâu trong tâm
hồn con người.
Việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc
Việt Nam nói chung và của các dân tộc Mường nói riêng là trách nhiệm của toàn xã
hội, phải giáo dục cho thế hệ trẻ nhận thức đúng đắn và ý thức trách nhiệm trong
việc gìngiữ và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trong sự phát triển chung của đất nước, học sinh là con em đồng bào dân tộc
thiểu số được đến trường và tiếp cận nhiều kiến thức văn hóa mới, nhưng lại ít có
điều kiện tìm hiểu văn hóa truyền thống của dân tộc mình, dẫn đến nguy cơ văn hóa

3


truyền thống của các dân tộc thiểu số dần mai một. Việc giáo dục bản sắc văn hóa
dân tộc thiểu số trong chương trình THCS nói chung và giáo dục bản sắc vănhóa
dân tộc Mường nói riêng ở nhà trường chưa được quan tâm đúng mực. Nội dung
giáo dục bản sắc văn hóa chưa được đề cập cụ thể, ở một số môn học có khả năng
lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bản sắc văn hóa như: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa
Lí, Giáo Dục Công Dân…mới chỉ dùng lại ở mức khái quát chung chung, chưa cụ
thể đi sâu vào giáo dục bản sắc văn hóa bản địa cho học sinh. Giáo viên không có
tài liệu liên quan, ngại sưu tầm trong đời sống cộng đồng dân cư, nên khó và thậm
chí là không tích hợp vào chương trình bộ môn, bài học có khả năng tích hợp nội
dung giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó dẫn đến tình trạng học sinh thiếu
kiến thức về văn hóa dân tộc mình, thờ ơ và không có ý thức giữ gìn những vốn
quý văn hóa mà cha ông để lại.
Qua khảo sát 31 học sinh lớp 9 dân tộc Mường năn học 2016 – 2017 về nội
dung: Một số nét văn hóa tiêu biển của dân tộc Mường qua ngôn ngữ, trang phục,
phong tục tập quán như:
+ Nhà ở truyền thống của dân tộc Mường là nhà gì? Điểm khác so với nhà
các dân tộc khác?
+ Dân tộc Mường có những phong tục, tập quán nào tiêu biểu? ý nghĩa của
nó?
Kết quả kháo sát như sau:
Hiểu được vai
Nắm được
Hiếu được ý
Nêu được tên
trò tâm linh
kiến trúc cơ
nghĩa, đặc

nhà ở truyền
một số chi tiết
bản của nhà
điểm không
Về nhà ở
thống của dân
của nhà sàn cổ
sàn truyền
gian sinh
tộc Mường là
như: cột chồ,
thống dân tộc
hoạt của nhà
nhà sàn.
của chính, cửa
Mường
sàn
sổ (vóong)
Số học sinh
24/31
1/31
0
0

Về phong tục tập
quán

Không nêu được
tên gọi phong tục,
tập quán nào


Số học sinh

5/31

Nêu và hiểu được
hình thức tổ
Nêu được một số
chức, ý nghĩa của
phong tục tập quán
một số phong tục
của dân tộc Mường
tập quán tiêu
biểu
15/31
1/31

Từ kết quả trên ta thấy nhiều học sinh không biết đến tên, những nét văn
hóatiêu biểu của dân tộc mình. Cùng với quá trình đổi mới thì điều kiện giao lưu,
tiếp xúcgiữa các vùng, các dân tộc ngày càng được tăng cường và mở rộng, học
sinh miền núi cũng hòa nhập vào cuộc sống hiện đại, nhanh chóng tiếp thu cái mới,
4


có lúc còn chạy theo những biểu hiện của lối sống thiếu lành mạnh hoặc lai căng
mà quên mất những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, làm cho những
điều tốt đẹp của bản sắc văn hóa đang bị mai một dần. Bởi vậy, trong trường học,
nhất là ở các trường miền núi, nơi có đa phần học sinh là người dân tộc thiểu số, thì
việc giúp cho học sinh được tiếp xúc với bản sắc văn hóa dân tộc mình là điều hết
sức cần thiết và theo tôi là hoàn toàn có thể làm được.

2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn
đề:
2.3.1. Nghiên cứu, sưu tầm những kiến thức cơ bản về văn hóa dân tộc
Mườngtại địa phương để làm tư liệu cho quá trình dạy học tích hợp:
- Về nhà ở truyền thống và không gian sinh hoạt trong nhà sàn:
Với người Mường nói chung, nhà là nơi diễn ra và chứng kiến những sự
kiệnnhư sinh, hôn, tử của một vòng đời. Từ đó, ngôi nhà không chỉ có ý nghĩa đối
với gia đình mà còn mang ý nghĩa cộng đồng xã hội, không chỉ là nhu cầu về vật
chất là để trú ngụ nắng mưa, ngủ nghỉ, mà còn đáp ứng nhu cầu tâm linh. Người
Mường không coi trọng nhiều đến việc dựng nhà theo hướng nào mà chỉ cốt thuận
lợi cho đi lại cho lao động sản xuất. Từ dụng ý này mà làng bản của người Mường
đều giống nhau ở chỗ lộn xộn, chồng chéo, không có sự thống nhất hay quy định
chung về hướng nhà. Nhà dựng ở đồi gò thì lưng dựa vào đồi gò, cửa hướng ra
khoảng không thung lũng, cánh đồng trước mặt. Nhà dựng ở ven sông thì mặt có
thể hướng ra dòng sông hay hướng vào trong... Tất cả những cái tưởng chừng là
“lộn xộn” đó lại tạo cho bản làng của người Mường cảm giác vừa vững vàng vừa
cởi mở với những nét độc đáo riêng.
Nhà sàn của người Mường là kiểu kiến trúc cổ truyền, có nhiều điều khác
biệt so với nhà sàn các dân tộc khác. Nhà sàn được làm theo truyền thuyết dân gian,
gọi là nhà rùa: 4 mái, 3 tầng, mô phỏng theo quan niệm dân gian ba tầng, bốn thế
giới của người Mường. Việc dựng nhà sàn của đồng bào là kết quả của một quá
trình dài đúc rút kinh nghiệm cư trú. Điều đó thể hiện ở bản mo nổi tiếng của họ là
“Te tấc te đác” (đẻ đất đẻ nước). Trong bản Mo đồ sộ này có đoạn nói về sự ra đời
của nhà sàn người Mường. Mo rằng: Khi người Mường sinh ra nhà chưa có, nên
phải sống trong các hang núi, hốc cây, họ phải đối mặt với nhiều thiên tai hiểm hoạ.
Một hôm, ông Đá Cần (còn gọi là lang Cun Cần) bắt được một con rùa đen trong
rừng đang định đem ra làm thịt thì Rùa van xin Đá Cần tha chết và hứa nếu được
thả thì rùa sẽ dạy cho ông cách làm nhà để ở, làm kho để lúa, để thịt:
Bốn chân tôi làm nên cột cái
Nhìn sườn dài, sườn cụt mà xếp làm rui

Nhìn qua đuôi làm trái
Nhìn lại mặt mà làm cửa thang cửa sổ
Nhìn vào xương sống làm đòn nóc dài dài
Muốn làm mái thì trông vào mai
Vào rừng mà lấy tranh, lấy nứa làm vách
5


Lấy chạc vớt mà buộc kèo
Lần dựng thứ nhất, nhà đổ. Ông Đá Cần dọa làm thịt rùa. Rùa lại phải dặn
lấy gỗ tốt mà làm cột làm kèo. Từ đó, người Mường biết làm nhà để ở.
Nhà của người Mường được chia thành nhiều gian, thường có từ ba đến năm
gian. Xưa kia, những gia đình đông con và nhiều thế hệ thì nhà có đến từ bảy đến
mười hai gian. Nhà dù ít hay nhiều gian đều có một sàn bên trái để bắc cầu thang.
Cầu thang trong nhà sàn của người Mường không chỉ là để đi lên, đi xuống, mà đó
còn là nơi phân định giữa không gian ngôi nhà, nơi con người ở và thế giới bên
ngoài. Nó là nhịp cầu, thành điểm xuất phát của người Mường, từ trong ngôi nhà
sàn thân yêu bắt đầu những chuyến hành trình suốt cuộc đời, nó đã hóa thiêng liêng
trong cõi tâm linh, thành nơi tiến hành những nghi lễ dân gian mang đậm tính nhân
văn Mường.
Gian đầu tiên từ cầu thang lên gọi là “pen ngoài” (bên ngoài) hay gian gốc.
Đây là gian quy tụ mọi tính linh thiêng của ngôi nhà, là nơi xuất phát những tục lệ,
đối xử hành vi của con người với ngôi nhà. Đó là nơi tiếp khách và cũng là nơi để
bàn thờ tổ tiên. Ở gian gốc có một cây cột to hơn các cây cột khác trong nhà gọi là
cột gốc (còn gọi là cây cột chồ) ở đầu góc nhà đối diện với côt đặt cầu thang. Cây
cột gốc được đồng bào trân trọng đặt khám (bàn thờ) thờ tổ tiên. Mọi người kể cả
chủ hay khách đến nhà chơi đều không được bôi nhọ, dựa lưng, gác chân, buộc đồ
vật hay treo quần áo vào cột này. Phần cột dưới sàn cũng không được buộc trâu bò
hay dựng, treo công cụ lao động. Người Mường quan niệm nếu phạm phải những
điều cấm trên thì bị coi là xúc phạm đến gia đình, tổ tiên và thần linh.

Gian tiếp theo gọi là “pen tlong”(bên trong) được coi là một gian buồng, có
hướng nhìn ra sân. Đây mới được xem là gian nhà chính. Trong gian này có bếp và
diễn ra mọi sinh hoạt trong đời sống hằng ngày của gia đình người Mường.
Gian cuối cùng là nơi dành cho phụ nữ sinh hoạt, có chạn bát, để đồ dùng gia
đình, nơi sửa soạn cơm nước. Đây cũng là nơi người phụ nữ thay quần áo và ngủ
nghỉ.
Sự phân biệt “bên ngoài - bên trong”, “phía trên - phía dưới” hoàn toàn mang
tính ước lệ song lại được tôn trọng đặc biệt “bên ngoài” ở phần “phía trên” bao giờ
cũng là nơi đặt bàn thờ tổ tiên, và cũng là chỗ dành cho người cao tuổi, khách quý:
khách nam giới được tiếp ở “Bên ngoài”, song nếu là bậc con cháu, ít tuổi thì chỉ
được ngồi ở phần “phía dưới” để chỉ sự khiêm tốn và kính trọng gia chủ.
Nhà sàn Mường thường nhiều cửa voóng (cửa sổ), mỗi gian có từ 1 đến 2 cửa
voóng. Ở bất kỳ hướng cửa sổ nào với người Mường đều được coi là thứ rất linh
thiêng và là điều tối kị nếu phụ nữ ngồi lên cửa sổ. Cửa sổ trong tiềm thức và
phong tục lâu đời của người Mường là dùng để tiễn đưa những người thân trong gia
đình sang thế giới bên kia sẽ đi theo lối này. Đó là tín ngưỡng về thế giới của
“Mường Ma”, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Mường.
Bếp lửa là bộ phận không thể thiếu được của một ngôi nhà sàn về tính hữu
6


dụng của nó. Tại đây những giá trị nhân sinh và tín ngưỡng cổ truyền của người
Mường được bảo lưu cụ thể, giản dị và vô cùng thiêng liêng, thuần khiết.
Có thể nói, nhà sàn là một sản phẩm văn hoá đặc sắc của người Mường. Nhà
sàn truyền thống của người Mường không chỉ là giá trị vật chất, có bề dày lịch sử
mà còn hàm chứa trong lòng nó nhiều giá trị tinh thần đáng trân trọng: Tôn trọng
ông bà, tổ tiên, tôn trọng người già, lòng hiếu khách, tôn trọng giá trị gia đình, tình
nghĩa vợ chồng thuỷ chung, khát vọng về một cuộc sống ấm no và bình yên, tôn
trọng thần linh, và các lực lượng siêu nhiên trong quan hệ trực tiếp với cuộc sống
con người.

- Về trang phục truyền thống:
So với một số dân tộc khác, trang phục của người Mường không có màu sắcrực rỡ
mà đơn giản hơn nhiều, song cũng có những nét rất đặc trưng. Nam giới thường
mặc áo ngắn hoặc áo dài, màu chàm, cài khuy, quần dài, rộng, thắt lưng quấn quanh
cạp, đầu búi, quấn khăn dài, đầu khăn giắt sang hai bên. Nữ giới mặc Váy đen dài,
áo khóm màu trắng hoặc sáng. Chính cái cạp váy trong trang phục của phụ nữ
Mường đã tạo ra nét đặc trưng riêng của người Mường về sắc thái thẩm mỹ trong
trang phục. Trang trí của hoa văn nghệ thuật trên cạp váy tạo ra sự tương phản với
màu đen của váy và màu trắng trên áo.
Điểm nổi bật nhất của cạp váy Mường là những họa tiết trang trí hoa văn trên bề
mặt của nó. Với một diện tích không lớn, cạp váy chứa đựng một số lượng hoa văn
khá phong phú về cả hình thức và kiểu loại. Cạp váy được chia làm ba phần gọi là:
rang trên, rang dưới và cao. Thứ tự ba mảng này được tính từ miệng váy trở xuống,
tức là phần trên cùng được gọi là rang trên. Hoa văn của mỗi phần là cái để phân
biệt chúng với nhau, trong đó hoa văn của rang trên và hoa văn cao, thuần túy là
hoa văn hình học, riêng phần cao, đôi khi không có hoa văn, còn phần rang trên thì
luôn là hoa văn hình học. Phần rang dưới chủ yếu là hoa văn động vật với rất nhiều
mô típ khác nhau.Cạp váy Mường trong bộ trang phục của người phụ nữ Mường
vừa giản dị, kín đáo, không phô trương mà lại nền nã, hấp dẫn và không kém phần
đặc sắc. Một điều đặc biệt là rất nhiều hoa văn trên cạp váy Mường cũng là các mô
típ hoa văn phổ biến trên trống đồng Đông Sơn. Điều này cho thấy các hoa văn cạp
váy Mường có giá trị cả về mặt nghệ thuật lẫn lịch sử, liên quan đến một thời kỳ
rực rỡ của văn minh Việt Nam.
- Về một số phong tục tập quán và văn hóa dân gian.
+ Tụcchạy theo trong hôn nhân: Đây là một sự linh động và nhân văn trong hôn
nhân cho những đôi trai gái yêu nhau nhưng gia đình hai bên chưa đồng thuận hoặc
phía nhà trai không đủ diều kiện để tiến hành nghi lễ ăn hỏi. Tục lệ này diễn ra như
sau: Đôi trai gái ngầm bố trí một cuộc trộm vợ trong đêm khuya, đến giờ hẹn người
con trai đợi sẳn ở dưới cầu thang, cô gái nhận ám hiệu của chàng trai, bí mật rời
khỏi nhàvà đi theo chàng trai. Lễ đính hôn được tiến hành ngay trong đêm, đơn

giản, lặng lẽ. Nghi lễ chỉ cần một con gà, một mâm xôi. Người đại diện nhà trai
khấn tổ tiên và cho cô dâu (lạy ma nhà), qua nghi lễ này cặp trai gái đã thành vợ
7


chồng. Tiếp sau đó nhà trai làm thịt lợn mời khách khứa, họ hàng nhà trai và cử ông
Mối đem một chân lợn, một chai rượu, trầu cau sang nhà gái thông báo việc trộm
vợ nói trên. Sau 3 ngày nhà trai sắm lễ vật sang nhà gái để xin lỗi việc đã làm của
đôi trai gái, cuối cùng cả hai bên gia đình đều phải thông cảm cho nhau vì việc đã
rồi.
+ Tục làm vía:
Làm vía là một nét văn hóa tốt đẹp của người Mường, là một trong những
điều kiện để động viên đời sống tinh thần của người Mường (gọi là linh hồn). Đây
là tục lệ có từ lâu đời, biểu hiện cho sự cố kết cộng đồng và dòng họ. Làm vía gắn
với vòng đời của mỗi thành viên trong cộng đồng, thông thường mỗi người trong
đời được làm vía 2 lần là khi mới sinh ra và lúc về già. Ngoài ra củng được thực
hiện trong lúc ốm đau, bệnh tật, tai nạn rủi ro (theo quan niệm lúc này con người bị
mất vía, nên gọi vía về với cơ thể.
Làm vía vừa có ý nghĩa giải xui, vừa mang tính cầu mong mọi điều tốt đẹp
cho con người. Tùy theo sự sắp xếp của thầy cúng (Ậu Mo), thông thường mâm
cúng bắt buộc phải có bát nhang (chủ yếu dùng bằng bát gạo trắng cắm ba nén
hương) và một chiếc áo của người được gọi vía. Mâm cúng thường có hai chiếc đùi
gà, hoặc nguyên con gà luộc đặt lên phía trên đĩa xôi trắng, bên cạnh đó còn có một
bát nước, một chai rượu, gạo, muối, ba quả trứng… Trong khi làm lễ, con cháu
trong nhà sẽ ngồi ở phía dưới, thỉnh thoảng chắp tay vái lạy. Lễ gọi vía sẽ diễn ra
khoảng từ một đến hai tiếng đồng hồ, khi thầy cúng gọi vía về thì tất cả đều phải
đứng dậy chào vía, nếu vía người già thì lạy 3 cái để tỏ lòng kính cẩn. Trong các
loại lễ vật làm lễ cúng thì chiếc áo rất quan trọng, theo quan niệm thì linh hồn sẽ
theo chiếc áo về với thể xác.Tục làm vía là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện sự hiếu
thảo với cha mẹ và ông bà. Phong tục này mang đậm bản sắc của người Mường.

Đây chính là nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo, rất cần được gìn giữ, góp phần tô đẹp
cho nền văn hóa Việt Nam.
+ Lễ kéo Si kéo Sanh:
Trong quan niệm cây Si khi già thường rũ xuống chân gốc, lễ kéo Si kéo
Sanh mang ý nghĩa cầu chúc cho người già tiếp tục có sức khỏe, tránh được mọi
bệnh tật. Lễ kéo Si kéo Sanh cho người già được con cháu tổ chức ngay tại nhà. Lễ
vật gồm có xôi, gà, chai rượu, bát xôi có cắm 3 cành cây Si và một chậu láđể cạnh
bàn thờ. Chủ trì cho buổi lễ kéo si là ông Mo. Ông Mo kể về sự tích con người, khi
lễ mo chấm dứt, con cháu trong gia đình sẽ thực hiện động tác kéo để cành Si trên
bát xôi đứng thẳng lại, biểu tượng cho sự cầu mong sức khỏe ông bà, cha mẹ luôn
được trường tồn.
+Hát xường, hoạt động văn hóa dân gian tiêu biểu của người Mường:
Trong sinh hoạt văn hóa, Mường Ống nói chung và người Mường Thiết Kế
nói riêng có nhiều hình thức trao đổi văn hóa, trong đó hát dân ca “Xường” là hình
thức văn nghệ phổ biến nhất. Xường là một trong nhiều thành tố dân gian của
người Mường như: Xường rang bọ mẹnh, hát đối đáp, hát ru… phản ánh nhận thức
8


của đồng bào Mường về thế giới tự nhiên, con người, xường khá phổ biến và đóng
vai trò chủ đạo, phản ánh sâu sắc đầy đủ cung bậc tình cảm trong cuộc sống người
Mường. Những làn điệu xường đối đáp dân giã mà tha thiết, lôi cuốn lòng người.
Truyền thuyết Mường kể rằng, khi mới hình thành Chu Chương Mường Nước, Mụ
Dạ Dần gánh xường đi phân phát khắp trần gian, khi đi qua vùng này, gánh xường
bị đứt “ đứt gánh Mường Ai, đứt quai Mường Ống”. Vì thế người Mường Ống,
Mường Ai giỏi xường khéo hát.
Ngoài những nét văn hóa tiêu biểu trên, người Mường nơi đây còn rất nhiều
phong tục, tập quán, loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc khác như: Thờ
thần núi, thờ thần nước, tang ma… tất cả các yếu tố đó đã tạo một nền văn hóa bản
địa, đặc sắc, phong phú của cộng đồng người Mường Thiết Kế, nếu được bảo tồn

phát huy sẻ trở thành tài nguyên phát triển du lịch, giáo dục và nghiên cứu khoa
học.
2.3.2. Lựa chọn những nội dung tiêu biểu phù hợp của bản sắc văn hóa dân tộc
Mường, tích hợp vào soạn giảng bài 1. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam, môn
Địa Lí 9.
GIÁO ÁN MINH HỌA
Tiết 1 - Bài 1:
CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
I . Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc.
- Biết được các dân tộc có tŕnh độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống
đoàn kết cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Biết được một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc Mường
- Trình bày sự phân bố các dân tộc nước ta.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc.
- Phân tích biểu đồ, bảng số liệu, bản đồ về dân cư.
- Kĩ năng điều tra, quan sát, đánh giá thực tế.
3. Thái độ:
- Có tinh thần xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở nước ta.
- Liên hệ thực tế tới địa phương.
- Có ý thức tôn trọng giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng
lực đọc hiểu văn bản
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử
dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
9



1. Giáo viên:
- Bản đồ phân bố các dân tộc Việt Nam
- Tranh ảnh về đồng bằng, ruộng bậc thang.
- Bộ tranh ảnh về đại gia đình dân tộc Việt Nam
- Sưu tầm ảnh về nhà ở, trang phục, phong tục tập quán tại địa phương
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa. Atlát Việt Nam
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1.Ổn định lớp:
2.Bài mới:
- Khởi động: (1 phút) Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc khác nhau, mỗi
dân tộc có những nét văn hóa riêng tạo nên nền văn hóa việt nam phong phú, giàu
bản sắc. Với truyền thống yêu nước, các dân tộc Việt Nam đă đoàn kết sát cánh bên
nhau trong suốt quá tŕnh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đó là nội dung bài học hôm
nay. Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam .
HOẠT ĐỘNG 1. CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM. (25 phút)
1. Mục tiêu của hoạt động:
1.1: Về kiến thức:
- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc.
- Biết được các dân tộc có tŕnh độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống
đoàn kết cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Biết được một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc Mường.
1.2: Về kĩ năng:
- Phân tích bảng số liệu, biểu đồ về số dân theo thành phần dân tộc để thấy
được các dân tộc có số dân rất khác nhau, dân tộc kinh chiếm khoảng 4/5 dân số cả
nước
- Thu thập thông tin về dân tộc Mường (số dân, đặc điểm, về phong tục, tập
quán, trang phục, nhà ở, kinh nghiệm sản xuất…) và một số dân tộc khác

2.Hình thức tổ chức hoạt động:
- Hình thức cá nhân.
3.Phương pháp dạy học:
- Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng biểu đồ, tranh ảnh.
4.Kỹ thuật dạy học:
- Dạy học tích hợp, lồng ghép.
5. Phương tiện dạy học:
- Máy chiếu
- SGK
- Tranh ảnh về dân tộc Mường và một số dân tộc nước ta.
Hoạt động thầy và trò
Kiến thức cơ bản
Hoạt động tìm hiểu Các dân tộc
I. Các dân tộc ở Việt Nam.
ở Việt Nam. (Cá nhân/ cặp)
10


* Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Hs đọc thông tin sgk + bảng số
liệu sgk
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
Dân tộc nào có số dân đông nhất ?
chiếm tỉ lệ bao nhiêu % dân số?dân
tộc nào có số dân ít nhất? chiếm tỉ lệ
bao nhiêu % dân số?
+ Đặc điểm nổi bật của các dân
tộc được thể hiện ở những mặt nào?
+ Tại sao nói: Các dân tộc đều
bình đẳng, đoàn kết cùng nhau xây

dựng và bảo vệ tổ quốc?
+ Quan sát hình 1.2 em có suy
nghĩ gì về lớp học ở vùng cao không?
*Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ
- HS làm việc cá nhân trả lời các
câu hỏi
- Gv: Quan sát, hỗ trợ, gợi ý
+ Đặc điểm nổi bật cần nêu: có
kinh nghiệp trong nghành sản xuất gì?
Khả năng tham gia ngành kinh tế
nào? tên một số sản phẩm nổi tiếng,
nét tiêu biểu trong trang phục, nhà ở,
phong tục tập quán...
+ Dẫn chứng về tình đoàn kết,
giúp đỡ nhau giữa các dân tộc Việt
Nam trong quá trình xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
*Bước 3: Trao đổi, báo cáo
- GV: Gọi cá nhân học sinh trả lời
câu hỏi.
- HS: Trả lời - Các bạn nhận xét
* Bước 4: Phương án KTĐG
- GV nhận xét, bổ sung và chốt
kiến thức.
Hoạt động tích hợp, lồng ghép
nội dung giáo dục bản săc dân tộc
Mường.(10 phút)
1.Mục tiêu
1.1 Kiến thức:- Biết được số dân,


- Nước ta có 54 dân tộc
- Dân tộc Việt (Kinh) có số dân
đông nhất chiếm 86% dân số cả
nước, có nhiều kinh nghiệm thâm
canh lúa nước, có các nghềthủ công
đạt mức tinh xảo có lực lượnglao
động đông đảo trongnông nghiệp,
công nghiệ,dịch vụ, khoa học kĩ
thuật.
- Các dân tộc ít người có số dân
và trình độ kinh tế khác nhau, mỗi
dân tộc có kinh nghiệm riêng sản
xuất và đời sống.
- Người Việt sống ở nước ngoài
cũng là một bộ phận của cộng đồng
các dân tộc Việt Nam .
- Các dân tộc đều bình đẳng,
đoàn kết trong quá trình xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.

11


địa bàn phân bố chủ yếu, một số nét
văn hóa tiêu biểu của dân tộc Mường.
1.2: Về kĩ năng:
- Thu thập thông tin về dân tộc
Mường (số dân, đặc điểm, về phong
tục, tập quán, trang phục, nhà ở, kinh
nghiệm sản xuất…)

1.3 Thái độ:
- Có tinh thần tôn trọng, tự hào,
giữ gìn và phát huygiá trị văn hóa tiêu
biểu của cha ông, dân tộc mình.
2. Phương tiện.
Gv: Máy chiếu, tranh ảnh về dân
tộc Mường, tài liệu vềvăn hóa dân tộc
Mường.
Hs:tìm hiểu các nét sinh hoạt văn
hóa tiêu biểu trong nhândân
Nội dung hoạt động
* Bước 1: Giao nhiệm vụ
+ Lớp chúng ta có bao nhiêu dân
tộc ? Hãy cho biết tên dân tộc em, số
dân và tỉ lệ dân số so với cả nước?
+ Địa bàn phân bố chủ yếu của
dân tộc em?
+ Làm thế nào em có thể phân
biệt được dân tộc em với các dân tộc
khác?
+Vậy qua đó em có thể nêu một
số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc
em?
+ Các em cần làm gì để giữ gìn
và phát huy bản sắc dân tộc mình?
*Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ
Gv: Cho học sinh quan sát hình
ảnh về trang phục, nhà ở truyền
thống, một số nghi lễ, phong tục tập
quán của người Mường trên máy

chiếu.
+ Học sinh quan sát hình ảnh và
kiến thức đã sưu tầm ở nhà làm việc
cá nhân trả lời câu hỏi

* Dân tộc Mường:
- Số dân:1.137.500 người (năm
1999) đứng thứ tư về số dân
- Địa bàn phân bố chủ yếu các
tỉnh:Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ
An
- Ngôn ngữ: Thuộc nhóm ViệtMường, không có chữ viết riêng.
- Nhà ở truyền thống: nhà sàn
hình mai rùa.
- Trang phục:
+Nữ: váy dài đen, áo khóm,
đeo thắt lưng, xà tích, đầu chít khăn
+Nam:quần dài, áo cổ tròn, xẻ
tà hai bên có hai túi phía trước.
+ Phong tục tập quán giàu bản
sắc:Mo Mường, tục chạy theo trong
cưới xin, lễ làm vía, lễ kéo Si, keo
Sanh, thừ thần núi, thần nước, lễ
mừng lúa mới…
+ Văn nghệ dân dan: Hát
12


* Bước 3: Trao đổi, báo cáo
xường, hát ru, đâm đuống…

- Gv: Gọi cá nhân học sinh trả lời
câu hỏi.
- HS: Trả lời - Các bạn nhận xét
* Bước 4: Phương án KTĐG
- GV nhận xét, bổ sung, liên hệ
thực tế trong nhân dân nêu những nét
tiêu biểu, đặc sắc của dân tộc Mường
trong trang phục, nhà ở, phong tục tập
quán và chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 2. CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM. ( 14 phút)
1. Mục tiêu của hoạt động:
1.1: Về kiến thức:
- Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta.
- Nêu được sự khác nhau về dân tộc và phân bố dân tộc giữa các vùng
1.2: Về kĩ năng:
- Phân tích, nhận xét được đặc điểm cư trú của các dân tộc ít người
2.Hình thức tổ chức hoạt động:
- Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
3.Phương pháp dạy học:
- Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ.
4.Kỹ thuật dạy học:
- Hoạt động nhóm.
5. Phương tiện dạy học:
- Máy chiếu
- Phiếu học tập.
- SGK
Hoạt động thầy và trò
Kiến thức cơ bản
-? Quan sát lược đồ phân bố các dân
II Sự phân bố các dân tộc

tộcViệt Nam hình1.3 cho biết dân tộc
1. Dân tộc Việt (Kinh)
Việt phân bố chủ yếu ở đâu?
- Phân bố rộng khắp nước tập trung
-? Hiện nay sự phân bố của người
nhiều ở đồng bằng, trung du và duyên
Việt có gì thay đổi nguyên nhân chủ yếu hải.
của sự thay đổi (chính sách phân bố lại
dân cư và lao động, phát triển kinh tế
văn hoá của Đảng)
- Dựa vào vốn hiểu biết, hăy cho
biết các dân tộc ít người phân bố chủ
2. Các dân tộc ít người
yếu ở miền địa hình nào? (thượng nguồn
13


các dòng sông có tiềm năng lớn về tài
nguyên thiên nhiên có vị trí quan trọng
về quốc phòng)
* Hoạt đông nhóm
* Hoạt động nhóm : (4 phút)
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Giáo viên chia lớp làm 3 nhóm
mỗi nhóm thảo luận một nội dung sau.
Nhóm 1. Nêu đặc điểm cư trú của
các dân tộc ít người ở vùng Trung du và
miền núi Bắc Bộ
Nhóm 2. Nêu đặc điểm cư trú của
các dân tộc ít người ở Khu vực Trường

Sơn – Tây Nguyên
Nhóm 3. Nêu đặc điểm cư trú của
các dân tộc ít người ở vùng Duyên hải
cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm thảo luận, điền nội
dung vào phiếu học tập.
- Gv: Quan sát, hỗ trợ và điều chỉnh
Bước 3: Trao đổi, báo cáo
- HS đại diện nhóm báo cáo – nhóm
khác nhận xét
- HS chấm điểm cho nhau.( Nhóm
1-2; 2-3;3-1)
Bước 4: Phương án KTĐG
- GV nhận xét, cho điểm.
- Chốt kiến thức qua bảng phụ ( phụ
lục trên máy chiếu)
? hiện nay sự phân bố các dân tộc
có gì thay đổi?
GV Mở rộng+ Nâng cao ý thức đề
phòng của nhân dân các dân tộc đối
với âm mưu thâm độc của bọn phản
động lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của
đồng bào
lôi kéo đồng bào chống phá cách mạng
nước ta….
4. Luyện tập (4 phút)
- Nước ta có bao nhiêu dân tộc?

- Các dân tộc ít người chiếm 13,8%

sống chủ yếu ở miền núi và trung du .

+ Trung du và miền núi phía bắc là
địa bàn cư trú của người Tày, Nùng,
Thái Mường, Dao, Mông.
+ Khu vực Trường Sơn – Tây
Nguyên là địa bàn cư trú người Ê- đê,
Gia rai, Mnông ….
+ Duyên hải cực Nam Trung Bộ và
Nam Bộ Người Chăm, Khơ me cư trú
xen kẻ người Kinh .
+ Các đô thị có người Hoa sinh
sống.

- Hiện nay sự phân bố các dân tộc đă có
nhiều thay đổi. (Các dân tộc ít người từ
miền núi phía bắc đến cư trú ở Tây
Nguyên)

14


- Các dân tộc khác nhau ở mặt nào? Cho ví dụ.
Khoanh tròn vào ý em cho là đúng:
1. Nhóm người Tày , Thái phân bố chủ yếu ở:
a. Vùng núi trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
b. Các cao nguyên Nam Trung Bộ
c. Vùng Tây Nguyên
d. Đông Nam Bộ
2. Các cao nguyên Nam Trung Bộ là địa bàn sinh sống của các dân tộc:

a. Tày, Thái, Nùng
c. Êđê, Gia rai, Mnông
b. Mường, Dao, Khơ me
d. Chăm, Mnông, Hoa
- Hướng dẫn học tập
- Học bài và làm bài tập 1, 2, 3 sgk.
HS làm bài tập mở rộng: Hãy cho biết hình thức tổ chức, ý nghĩa của không
gian sinh hoạt trong nhà sàn tuyền thống của dân tộc Mường và phong tục làm vía
của dân tộc
2.3.3. Kinh nghiệm được rút ra sau khi thực hiện.
Để thực hiện tốt nội dung lồng ghép, tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa cho
học sinh ngoài những phương pháp cơ bản cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
Giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, từng bài học cụ thể để
có phương án lồng ghép, tích hợp ngay từ đầu năm học.
Thời lượng lồng ghép phải phù hợp, phải đảm bảo lượng kiến thức trọng tâm
trong SGK.
Sưu tầm, chọn lọc nội dung về “bản sắc văn hóa” các dân tộc bản địa (Ví dụ như
dân tộc Mường) phải phù hợp với đối tượng học sinh, thực tế ở nhà trường, địa
phương và nội dung bài học. Phải linh động, sáng tạo trong việc lồng ghép bản sắc
văn hóa vào tiết học, không khô cứng, bắt buộc mà tạo “sân chơi” để các em “tự
do” khám phá, tìm tòi và sáng tạo. Giáo viên chỉ định hướng, hướng dẫn-học sinh
chủ chủ động học tập bộ môn.
Nội dung và hình ảnh lồng ghép phải trích dẫn cụ thể hiện tượng bản sắc văn hóa
đã và đang tồn tại tại địa phương.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
- Đối với học sinh:
Qua vận dụng các giải pháp các hoạt động tích hợp giáo bản sắc văn hóa dân
tộc Mường vào nôi dung bài học đã đạt được kết quả như sau: Tỉ lệ học sinh biết và
hiểu được bản sắc văn hóa tiêu biểu dân tộc Mường được tăng lên. Các em có hứng

thú khi tham gia học tập, đặc biệt các em đã biết tự hào hơn khi trình bày về truyền
thống văn hóa dân tộc mình. Từ đó giúp các em có thêm tin yêu và có trách nhiệm
giữ gìn vốn văn hóa truyền thống của dân tộc.
Kết quả khảo sát sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm như sau:
+ Tổng số học sinh được khảo sát là 31 hs.
15


+ Nội dung khảo sát: Như phần khảo sát đánh giá thực trạng.
+ Kết quả đối chứng:

Về nhà ở

Nêu được tên
nhà ở truyền
thống của dân
tộc Mường là
nhà sàn

Nắm được
kiến trúc cơ
bản của nhà
sàn truyền
thống dân tộc
Mường

Hiểu được vai
trò tâm linh
một số chi tiết
của nhà sàn cổ

như: cột chồ,
của chính, cửa
sổ (voong)

Hiếu được ý
nghĩa, đặc
điểm không
gian sinh
hoạt của nhà
sàn

Số học sinh

31/31(tăng 5
và đạt 100%

23/31( tăng 21
và đạt 74,2%)

20/31 (tăng 21
và đạt 67,7%)

17/31 (tăng
17 và đạt
54,8%)

Về phong tục tập
quán

Không nêu được

tên gọi phong tục,
tập quán nào

Số học sinh

0

Nêu và hiểu được
hình thức tổ
Nêu được một số
chức, ý nghĩa của
phong tục tập quán
một số phong tục
của dân tộc Mường
tập quán tiêu
biểu
31/31 (tăng 16 và 26/31(tăng 25 và
đạt 100%)
đạt 83,8%)

- Đối với đồng nghiệp và nhà trương: Việc nghiên cứu, tìm hiểu và bản sắc
văn hóadân tộc Mường tạo tư liệu cho đồng nghiệp và nhà trường có thể lựa chọn
áp dụng tích hợp vào giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc trong cá bộ môn: Ngữ Văn,
Lịch Sử, Giáo Dục Công Dân, Mĩ Thuật và tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục trong thời kì mới.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Bên cạnh giáo dục tri thức, giáo dục giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số
cho học sinh là người dân tộc củng cần được quan tâm đẩy mạnh hơn nữa. Giúp các
em hiểu và có ý thức trong việc bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc

bản địa, rèn luyện cho các em cách quan sát, cảm nhận, tạo cơ hội cho các em được
hoạt động và trải nghiệm thực tế. Đây củng là một trong những mục tiêu, nhiện vụ
trọng tâm của công tác giáodục hiện nay.
Tích hợp giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Mường giúp học sinh phát huy được
tính chủ động, sáng tạo, tìm tòi và tự do khám phá về nét đặc trưng của dân tộc
mình. Các em có cơ hội thể hiện những gì các em được nhìn thấy, được cảm nhận,
được gần gủi…một cách chân thực và hiệu quả nhất.
16


3.2. Kiến Nghị
-Với gần 100% học sinh nhà trường là dân tộc Mường nên đối với đội ngủ
cán bộ, giáo viên nhà trường cần đầu tư tìm hiểu và có hiểu biết hơn nữa về văn
hóa dân tộc Mường, để tích hợp, giáo dục các em lòng tự hào, biết giữ gìn và phát
huy giá trị truyền thống của dân tộc.
- Đối với nhà trường cần xây dựng kế hoạch đưa hoạt động giáo dục bản săc
văn hóa dân tộc vào hoạt động ngoài giờ lên lớp tạo cơ hội cho các em được thể
hiện các trò chơi dân gian, hình thức giao lưu, sinh hoạt văn nghệ củadân tộc mình.

XÁC NHẬN CỦA
HIỆU TRƯỞNG

Bá Thước, ngày 5 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Công Thành

17



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Nghị quyết TW 5 (khóa VIII) của Đảng
2.Nghị quyết TW 5 (khóa VIII) của Đảng
3. Lịch sử Đảng bộ xã Thiết Kế
4. Đời sống văn hóa dân tộc Mường, nhà xuất bản Thanh Hóa

18



×