Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Các quy định pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thụ lý, trả lại đơn khởi kiện và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thụ lý, trả lại đơn khởi kiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.46 KB, 9 trang )

Bài tập lớn học kỳ

Môn luật tố tụng dân sự

Mở đầu
Chúng ta đều biết rằng tòa án không thể tự ý đưa ra một vụ tranh chấp dân
sự để giải quyết, mà trách nhiệm này chỉ phát sinh khi có đơn khởi kiện. Tuy
nhiên không phải có đơn khởi kiện là tòa án sẽ tiến hành giải quyết vụ việc mà
điều này còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau theo quy định của pháp
luật. Mà khi những điều kiện này thỏa mãn thì tòa án sẽ thụ lý và tiến hành giải
quyết vụ việc dân sự. Còn nếu việc khởi kiện rơi vào các trường hợp nhất định
thì tòa án sẽ trả lại đơn. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề thụ lý và trả lại đơn khởi
kiện, chúng ta cùng tìm hiểu đề tài sau: “Các quy định pháp luật tố tụng dân sự
hiện hành về thụ lý, trả lại đơn khởi kiện và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về
thụ lý, trả lại đơn khởi kiện”

Nội dung chính
1. Những vấn đề lý luận về thụ lý và trả lại đơn khởi kiện
1.1. Thụ lý đơn khởi kiện
*Khái niệm
Để bắt đầu tiến hành giải quyết một vụ án dân sự nhất định theo quy định
của pháp luật, cần có người làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết, sau đó
căn cứ vào quy định của pháp luật mà Tòa án quyết định có thụ lý vụ án hay
không. Và hành vi thụ lý của Tòa án đã làm phát sinh hàng loạt những hành vi tố
tụng sau này của người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng. Vậy
thụ lý vụ án là gì? Căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng dân sự ta có
thể đưa ra khái niệm như sau: “Thụ lý vụ án dân sự là việc Tòa án chấp nhận
giải quyết đơn khởi kiện của người khởi kiện dựa trên những căn cứ đã quy định
và vào sổ thụ lý vụ án dân sự để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.”
*Bản chất, ý nghĩa của việc thụ lý đơn khởi kiện
Thụ lý VADS là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng dân sự do Tòa án


thực hiện. Đây thực chất là việc Tòa án chấp nhận đơn khởi kiện và xem xét giải
quyết. Khi người khởi kiện nộp đơn đến Tòa án thì không nhất thiết là Tòa án
phải tiến hành thụ lý vụ án, mà dựa vào các quy định của pháp luật tố tụng dân
sự Tòa án có thể ra các quyết định khác như: trả lại đơn khởi kiện, chuyển đơn
khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền. Việc thụ lý vụ án làm phát sinh quyền và
nghĩa vụ tố tụng của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Nếu
không tiến hành thụ lý vụ án thì hang loạt các hoạt động tố tụng sau này: hòa
giải, công nhận hòa giải thành, quyết định đưa vụ án ra xét xử, phiên tòa sơ
thẩm, phiên tòa phúc thẩm, kháng cáo, kháng nghi,… sẽ không được tiến hành
và cũng không xuất hiện các chủ thể với tư cách là nguyên đơn, bị đơn.
Thụ lý vụ án dân sự có ý nghĩa pháp lý quan trọng, xác định trách nhiệm
của Tòa án trong việc giải quyết vụ án, cũng kể từ khi thụ lý vụ án thì những
Trường đại học luật Hà nội

1


Bài tập lớn học kỳ

Môn luật tố tụng dân sự

người tham gia tố tụng có những quyền và nghĩa vụ nhât định nhằm tạo điều
kiện cho việc giải quyết tranh chấp được nhanh chóng, kịp thời, đúng quy định
của pháp luật, nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm của mình thì
những chủ thể này phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi đối với mình.
Thụ lý vụ án là cơ sở để Tòa án tính thời hạn giải quyết vụ án dân sự,
tránh việc vụ án bị kéo dài quá lâu gây khó khăn cho việc giải quyết, ảnh hưởng
tới chất lượng phán quyết của Tòa án cũng như gây mất niềm tin của nhân dân
vào cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung và cơ quan nhà nước nói riêng.
1.2. Trả lại đơn khởi kiện

*Khái niệm
Khi đơn khởi kiện được gửi đến một tòa án nào đó thì tòa án đó có trách
nhiệm phải nhận đơn. Pháp luật TTDS quy định tòa án trong thời hạn năm ngày
(kể từ ngày nhận đơn khởi kiện) phải xem xét đơn khởi kiện. Trong thời hạn này,
Tòa án có thể ra một trong các quyết định sau đây: tiến hành thụ lý vụ án,
chuyển đơn khởi kiện, hoặc trả đơn khởi kiện. Như vậy, việc tòa án ra quyết
định trả lại đơn khởi kiện chỉ được đưa ra khi tòa án chưa tiến hành thụ lý vụ án.
Vậy trả lại đơn khởi kiện là gì? Ở đây ta có thể hiểu đơn giản rằng trả lại đơn
khởi kiện là việc tòa án không tiến hành thủ tục thụ lý vụ án đối với đơn khởi
kiện, và quyết định trả lại đơn khởi kiện chỉ được đưa ra khi có các căn cứ mà
pháp luật quy định. Cụ thể căn cứ của việc trả lại đơn khởi kiện được quy định
tại khoản 1 điều 168 và khoản 2 điều 169 BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011.
*Ý nghĩa
Trái ngược với hậu quả của việc Tòa án thụ lý giải quyết vụ án dân sự, việc
tòa án trả lại đơn khởi kiện không làm phát sinh quyền hạn, trách nhiệm của tòa
án trong việc giải quyết tranh chấp, không làm phát sinh tư cách nguyên đơn, bị
đơn, người tiến hành tố tụng,… Quy định về việc trả lại đơn khởi kiện giúp làm
hạn chế các công việc không cần thiết của tòa án,tránh việc thụ lý và giải quyết
các vụ tranh chấp một cách tràn lan làm lãng phí thời gian và tiền bạc.
Pháp luật quy định người khởi kiện nộp đơn khởi kiện đến tòa án là cho
phép họ có quyền tự định đoạt, tự hành động trong việc bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình. Do vậy người khởi kiện phải đưa ra được các căn cứ cần
thiết cho yêu cầu của mình, cũng như phải đáp ứng được các điều kiện cần thiết
khác thì tòa án mới thụ lý vụ án. Và khi người khởi kiện không có đầy đủ các
điều kiện cũng như căn cứ cần thiết thì tòa án sẽ trả lại đơn. Việc trả lại đơn này
không phải là pháp luật không cho phép các chủ thể có quyền tự định đoạt mà
nó có ý nghĩa trong việc nâng cao trách nhiệm của người khởi kiện khi đưa ra
yêu cầu của mình, không được đưa ra yêu cầu của mình một cách vô lý, đồng
thời góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người khác.
Trường đại học luật Hà nội


2


Bài tập lớn học kỳ

Môn luật tố tụng dân sự

2. Quy định của pháp luật hiện hành về thụ lý và trả lại đơn khởi kiện
2.1. Thụ lý đơn khởi kiện
2.1.1. Các điều kiện thụ lý vụ án dân sự
Để được tòa án thụ lý giải quyết một vụ án dân sự thì phải thỏa mãn tất cả
các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, về người khởi kiện. Người khởi kiện ở đây có thể là cá nhân, cơ
quan, tổ chức khởi kiện (hoặc người đại diện hợp pháp) để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình hoặc của người khác, hoặc lợi ích công cộng khi cho
rằng quyền và lợi ích đó đang bị xâm phạm. Cần lưu ý rằng đối với cá nhân khởi
kiện thì trong một số trường hợp mặc dù người đó chưa có đầy đủ năng lực hành
vi TTDS nhưng pháp luật vẫn cho phép họ có quyền khởi kiện trong một số
quan hệ pháp luật nhất định: hôn nhân gia đình, lao động, giao dịch dân sự đối
với người từ đủ 15 đến 18 tuổi bằng tài sản riêng của mình.
Thứ hai, đúng thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Thẩm quyền của Tòa án
ở đây được xét trên ba phương diện đó là: thẩm quyền theo loại việc, thẩm
quyền theo lãnh thổ, thẩm quyền theo cấp. Đúng thẩm quyền giải quyết của Tòa
án trong trường hợp này được hiểu là đúng theo cả ba loại thẩm quyền là theo
cấp, theo loại việc và theo lãnh thổ. Khi tiếp nhận đơn khởi kiện, tòa án trước
tiên phải xem quan hệ pháp luật có tranh chấp là thuộc lĩnh vực nào, sau đó xem
vụ án đó có thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp mình hay không. Để xác định
đúng thẩm quyền của tòa án cần căn cứ vào quy định tại điều 25, 27, 29, 31, 33,
34, 35, 36 của BLTTDS.

Thứ ba, chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật. Về nguyên tắc thì mỗi VADS chỉ được yêu cầu Tòa án giải quyết một
lần, nếu VADS đó đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật, do đó đối với những vụ án như vậy thì người khởi kiện không được
khởi kiện nữa. Nếu vẫn cố tình khởi kiện thì sẽ bị trả lại đơn khởi kiện. Tuy
nhiên, đối với một số trường hợp nhất định, mặc dù đã có bản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng khi thấy có
căn cứ để khởi kiện thì người khởi kiện vẫn có quyền nộp đơn đến tòa án yêu
cầu giải quyết tranh chấp (được quy định tại điểm b khoản 1 điều 168 BLTTDS)
Thứ tư, một số điều kiện khác. Thường thì khi người khởi kiện nộp đơn
khởi kiện đến đến tòa án mà đáp ứng được ba điều kiện ở trên thì Tòa án sẽ tiến
hành thụ lý vụ án. Tuy nhiên trong một số trường hợp pháp luật quy định những
thủ tục nhất định mà khi chưa trải qua các thủ tục này thì sẽ không có quyền
khởi kiện. chẳng hạn đối với tranh chấp về đất đai (có giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất hoặc giấy tờ khác theo quy định), tòa án chỉ thụ lý giải quyết tranh
chấp nếu vụ tranh chấp đã được hòa giải tại UBND xã mà một hoặc các bên
Trường đại học luật Hà nội

3


Bài tập lớn học kỳ

Môn luật tố tụng dân sự

đương sự không nhất trí và khởi kiện đến tòa án. Một số tranh chấp khác: tranh
chấp lao động, tranh chấp về bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của
cơ quan tiến hành tố tụng gây ra, ly hôn,… cũng phải trải qua những thủ tục nhất
định mới được quyền khởi kiện đến Tòa án.
2.1.2. Thủ tục thụ lý vụ án dân sự của Tòa án

*Nhận đơn khởi kiện
Đơn khởi kiện là một văn bản mà nội dung của chính của nó là yêu cầu
tòa án giải quyết tranh chấp phát sinh. Người nộp đơn khởi kiện phải nộp kèm
theo đơn các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình
là có căn cứ và hợp pháp.Theo quy định tại điều 167 BLTTDS, khi người khởi
kiện nộp đơn khởi kiện đến tòa án thì Tòa án có trách nhiệm phải nhận đơn và
đồng thời phải ghi vào sổ nhận đơn. Viêc tòa án nhận đơn khởi kiện không phụ
thuộc vào việc đơn đó có được nộp cho đúng tòa có thẩm quyền không, người
nộp đơn có quyền nộp đơn không hay là đơn đã đầy đủ các nội dung mà pháp
luật quy định hay chưa.
Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày tòa án nhận đơn khởi kiện, nếu không
thuộc các trương hợp trả lại đơn khởi kiện hay chuyển đơn khởi kiện theo quy
định của luật TTDS thì tòa án sẽ quyết định tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu vụ
án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và tiến hành các bước tiếp theo.
*Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện
Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện được đặt ra “trong trường hợp
đơn khởi kiện không có đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 2 điều 164
BLTTDS”. Việc sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện có vai trò rất quan trọng vì nếu
đơn khởi kiện không chính xác hoặc không đầy đủ thì có thể gây khó khăn trong
quá trình giải quyết vụ án nếu được thụ lý. Chẳng hạn trong đơn khởi kiện
không ghi rõ địa chỉ của người bị kiện thì tòa án sẽ không gửi được văn bản
thong báo tới người bị kiện để lấy ý kiến của họ. Hay trong đơn khởi kiện không
ghi rõ tên của tòa án nhận đơn khởi kiện, tòa án sẽ không thể biết được mình có
thẩm quyền để giải quyết nội dung tranh chấp trong đơn khởi kiện hay không.
Trong thời hạn quy định tại khoản 1 điều 169 nếu người khởi kiện không
sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo như yêu cầu của tòa án thì sẽ bị trả lại đơn
khởi kiên. Nếu người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung đầy đủ các nội dung yêu cầu
của tòa án trong đơn khởi kiện thì tòa án tiếp tục thụ lý vụ án.
*Xác định tiền tạm ứng án phí và thông báo cho người khởi kiện
Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy

vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án thì tòa án phải xác định tiền tạm
ứng án phí và thong báo cho người khởi kiện biết để họ đến tòa án nộp tiền tạm
ứng án phí (điều 171). Tuy nhiên không phải tất cả người khởi kiện đều phải nôp
Trường đại học luật Hà nội

4


Bài tập lớn học kỳ

Môn luật tố tụng dân sự

tiền tạm ứng án phí, pháp luật quy định trong một số trường hợp nhất định người
khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí.
Việc nộp tiền tạm ứng án phí được thực hiện trong một thời gian nhất định
(15 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo về nộp tiền tạm ứng án phí) mà quá thời
hạn này thì người khởi kiện không nộp được tiền tạm ứng án phí nữa, trong
trường hợp này thì tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện.
*Vào sổ thụ lý vụ án dân sự
Nếu người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí đúng thời hạn, nộp biên lai
nộp tiền tạm ứng án phí cho tòa án đúng thời hạn thì Tòa án sẽ ra quyết định thụ
lý vụ án và vào sổ thụ lý vụ án dân sự. Đối với những trường hợp người khởi
kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí thì tòa án phải thụ lý vụ án khi nhận
đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Việc tòa án vào sổ thụ lý vụ án dân sự là rất quan trong, đây chính là căn
cứ để phát sinh các quyền hạn và trách nhiệm của Tòa án trong giải quyết vụ án,
làm phát sinh tư cách của người tham gia tố tụng dân sự. Thời điểm vào sổ thụ
lý cũng có ý nghĩa trong việc xác định các thời hạn trong các giai đoạn kế tiếp
để giải quyết vụ án dân sự.
2.2. Trả lại đơn khởi kiện

2.2.1. Các trường hợp trả lại đơn khởi kiện
Khi xem xét thụ lý vụ án, nếu thấy việc khởi kiện chưa đáp ứng đủ các
điều kiện khởi kiện nên không thể thụ lý được vụ án thì tòa án trả lại đơn khởi
kiện và các chứng cứ, tài liệu kèm theo cho người khởi kiện. Việc trả lại đơn
khởi kiện cho người khởi kiện phải kèm theo văn bản ghi rõ lý do trả đơn. Các
lý do trả đơn được quy định cụ thể tại khoản 1 điều 168 BLTTDS, gồm:
Thứ nhất, người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ
năng lực hành vi tố tụng dân sự
Thứ hai, sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu
lực của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền (trừ một số trường hợp do pháp luật quy định)
Thứ ba, hết thời hạn được quy định mà người khởi kiện không nộp biên
lai thu tiền tạm ứng án phí cho tòa án
Thứ tư, chưa có đủ điều kiện khởi kiện, là trường hợp các đương sự có
thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về điều kiện khởi kiện, nhưng đương sự
đã khởi kiện khi còn thiếu một trong các điều kiện đó. Ví dụ: A và B yêu cầu tòa
án giải quyết ly hôn nhưng lại chưa qua hòa giải tại cơ sở
Thứ năm, vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là trường
hợp nộp đơn không thuộc một trong các tranh chấp về loại việc quy định tại các
điều 25, 27, 29, 31 BLTTDS.
Trường đại học luật Hà nội

5


Bài tập lớn học kỳ

Môn luật tố tụng dân sự

Thứ sáu, ngoài các lý do được quy định tại điều 168, còn một lý do khác

để tòa án trả lại đơn là người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện
theo yêu cầu của Tòa án như đã trình bày ở trên (Khoản 2 điều 169)
2.2.2. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về trả lại đơn khởi kiện.
Theo quy định tại điều 170 BLTTDS, trong thời hạn 3 ngày làm việc, từ
ngày nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo do TA trả lại, hoặc
kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện của TA, người khởi kiện có
quyền khiếu nại, VKS cùng cấp có quyền kiến nghị với chánh án TA đã trả lại
đơn khởi kiện. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhân được đơn khiếu
nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, chánh án TA phải ra một trong các
quyết định: giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện hoặc nhận lại đơn khởi kiện
Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được quyết định trả lời đơn khiếu
nại, kiến nghị của Chánh án TA, người khởi kiện có quyền khiếu nại, VKS có
quyền kiến nghị với chánh án TA cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết. Trong 10
ngày từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện,
Chánh án TA cấp trên trực tiếp phải ra một trong các quyết định: giữ nguyên
việc trả lại đơn khởi kiện hoặc yêu cầu TA cấp sơ thẩm nhận lại đơn khởi kiện.
Quyết định của Chánh án tòa án cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng.
3. Thực tiễn việc thụ lý và trả lại đơn khởi kiện của Tòa án
3.1. Một số điểm còn chưa phù hợp trong việc thụ lý và trả lại đơn khởi
kiện theo quy định của pháp luật
BLTTDS năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 được ra đời trên cơ sở kế
thừa các quy định trước đây của pháp luật TTDS, căn cứ vào tình hình thực tiễn
giải quyết các vụ án của TA đã phát sinh trong thực tế để có được những quy
định phù hợp, tạo điều kiện tốt nhất cho cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến
hành tố tụng và người tham gia tố tụng thực hiện được tốt nhất các quyền và
nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp pháp luật khi áp
dụng vào thực tế cũng phù hợp, vì trong cuộc sống các tình huống tranh chấp
xảy ra vô cùng đa dạng và phức tạp mà nhiều khi pháp luật chưa thể dự liệu
được hết. Sau đây là một số điểm mà tôi thấy rằng quy định của pháp luật TTDS
còn chưa phù hợp trong quá trình TA thụ lý, trả lại đơn khởi kiện:

Thứ nhất, chúng ta biết rằng trong BLTTDS năm 2004 có quy định thời
hiệu khởi kiện là một trong những điều kiện bắt buộc phải xác định xem một vụ
tranh chấp có được tòa án thụ lý để giải quyết hay không. Theo BLTTDS sửa
đổi, bổ sung năm 2011 thì đây không còn là điều kiện để tòa án thụ lý mà nó trở
thành căn cứ để tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án sau khi đã thụ lý. Như vậy
một câu hỏi đặt ra là, nếu trong thực tiễn tòa án tiến hành nhận đơn khởi kiện mà
có thể thấy rõ ràng rằng thời hiệu khởi kiện đối với vụ tranh chấp đã hết (nếu
Trường đại học luật Hà nội

6


Bài tập lớn học kỳ

Môn luật tố tụng dân sự

các điều kiện khác đã thỏa mãn) thì tòa án vẫn phải tiến hành thụ lý giải quyết
vụ án rồi sau đó ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, chứ tòa án không được
trả lại đơn khởi kiện vì không có căn cứ. Điều này là chưa phù hợp vì đối với
một vấn đề được xác định rõ rang như vậy rồi mà vẫn phải tiếp tục thực hiện các
thủ tục: nộp tiền tạm ứng án phí, thụ lý vụ án, phân công thẩm phán, ra quyết
định đình chỉ vụ án sẽ gây lãng phí thời gian, công sức của người khởi kiện và
tòa án một cách không cần thiết.
Thứ hai, về thẩm quyền của TA. Pháp luật quy định bắt buộc đối với
những tranh chấp lien quan đến quyền sử dụng đất (có giấy tờ) phải qua hòa giải
tại UBND cấp xã, kết quả hòa giải được lập thành biên bản có chữ ký của các
bên tranh chấp. Nếu một bên hoặc các bên không đồng ý nội dung hòa giải thì
mới được gửi đơn đến TA yêu cầu giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên có trường
hợp phát sinh là nếu trong phiên hòa giải chỉ có một bên tham gia, bên còn lại cố
tình trốn tránh không đến thì việc hòa giải không thể tiến hành vì không có mặt

đầy đủ các bên, nên không có biên bản hòa giải. Vì vậy nếu một bên muốn làm
đơn khởi kiện đến TA yêu cầu giải quyết thì TA cũng không thể chấp nhận vì
“chưa có đủ điều kiện khởi kiện” (điểm d khoản 1 điều 168). Như vậy trong luật
đất đai đã không quy định trong trường hợp chỉ có một người tham gia họp hòa
giải thì sẽ giải quyết như thế nào, nếu không quy định cụ thể điều này thì sẽ gây
khó khăn cho người dân trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
và cũng sẽ tạo nên tiền lệ xấu khi mà một số người không muốn TA giải quyết
vụ tranh chấp bằng cách cố tình không tham gia phiên họp hòa giải tại UBND
Thứ ba, đối với vụ án dân sự yêu cầu TA giải quyết ly hôn. Luật hôn nhân
và gia đình năm 2000 chỉ quy định khuyến khích hai bên hòa giải tại cơ sở
nhưng trên thực tế tại các TA thì việc vợ chồng phải qua hòa giải tại cơ sở trước
khi yêu cầu TA giải quyết ly hôn lại là một thủ tục bắt buộc. Mặt khác đối với
những trường hợp mà vợ chồng sau khi kết hôn lại không chung sống cùng nhau
tại một địa phương nhất định, chẳng hạn một người đi làm ăn xa hoặc đi xuất
khẩu lao động mà vài năm mới về một lần. Như vậy nếu yêu cầu phải qua hòa
giải ở cơ sở thì các bên sẽ tiến hành hòa giải như thế nào khi mà ngay cả ở cơ sở
cũng không biết được đời sống, tình cảm, quan hệ vợ chồng, gia đình của cặp vợ
chồng thực tế ra sao.
3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thụ lý, trả lại đơn khởi kiện.
Từ thực tiễn những bất cập quy định của pháp luật ở trên, sau đây tôi xin
đưa ra một số kiến nghị:
Thứ nhất, về thời hiệu khởi kiện. Pháp luật hiện hành quy định rằng hết
thời hiệu khởi kiện là căn cứ để đình chỉ vụ án chứ không phải căn cứ để trả lại
đơn khởi kiện, tuy nhiên nếu cứ quy định và áp dụng như vậy là rất cứng nhắc,
Trường đại học luật Hà nội

7


Bài tập lớn học kỳ


Môn luật tố tụng dân sự

do dó tòa án tối cao cần có quy định cụ thể để hướng dẫn về vấn đề này theo
hướng vẫn quy định thời hiệu khởi kiện là một căn cứ đê đình chỉ giải quyết vụ
án, nhưng nếu khi xem xét đơn khởi kiện mà tòa án xác định được rõ rằng thời
hiệu khởi kiện đã hết thì vẫn có thể trả lại đơn khởi kiện
Thứ hai, về vấn đề hòa giải tại UBND cấp xã đối với các tranh chấp đất
đai (có giấy tờ) trước khi yêu cầu tòa án giải quyết. theo tôi phiên họp hòa giải
tại UBND là rất cần thiết để cơ quan có thẩm quyền xem xét vụ tranh chấp và
giải quyết vì UBND cấp xã chính là cấp quản lý gần với dân nhất và cũng hiểu
rõ nhất được hiện trạng sử dụng đất đai ở địa phương của mình. Tuy nhiên
không nên quy định bắt buộc phải qua hòa giải tại cơ sở vì như đối với những
trường hợp đã trình bày ở trên, khi mà một bên cố tình không tham gia phiên
hòa giải. Nên có quy định cụ thể rằng UBND sẽ mời các bên tham gia phiên hòa
giải trong giới hạn một số lần nhất định. Nếu một hoặc nhiều bên vẫn cố tình
không tham gia thì UBND sẽ lập biên bản với nội dung không tiến hành hòa giải
được và nêu ra lý do. Đối với những trường hợp như vậy thì nên quy định rằng
một bên vẫn có quyền khởi kiện đến tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai
để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Thứ ba, về vấn đề hòa giải tại cơ sở trước khi yêu cầu giải quyết ly hôn tại
TA. Đối với những trường hợp có đủ điều kiện tiến hành phiên hòa giải và ở cơ
sở cũng hiểu rõ được tình hình của cặp vợ chồng thì những trường hợp như vậy
việc hòa giải tại cơ sở là có vai trò rất lớn, giúp gia đình đoàn tụ, giảm thiểu các
vụ án ly hôn, làm gắn kết hơn tình cảm làng xóm láng giềng. Đối với những
trường hợp mà ngay cả ở những người ở cơ sở cũng không thể nắm chắc, hiểu rõ
được đời sống của cặp vợ chồng muốn ly hôn thì việc hòa giải tại cơ sở lại
không phát huy được hết hiệu quả, do đó không nên bắt buôc phải qua hòa giải
tại cơ sở (điều này vô tình làm cản trở quyền được yêu cầu ly hôn của vợ,
chồng) mà nên để cho họ được quyền đến TA yêu cầu giải quyết ly hôn luôn.


Kết luận
Từ bài trình bày ở trên ta có thể hiểu them về việc thụ lý và trả lại đơn
khởi kiện của tòa án, giúp ta nắm rõ được các quy định của pháp luật về vấn đề
này cũng như còn một số những bất cập của quy định pháp luật với thực tiễn để
từ đó ngày một hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật nói chung và pháp
luật tố tụng dân sự nói riêng, nhằm tạo nên sự nghiêm minh của pháp luật cũng
như sự tin tưởng của người dân vào pháp luật và hệ thống các cơ quan tư pháp
của Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trường đại học luật Hà nội

8


Bài tập lớn học kỳ

Môn luật tố tụng dân sự

- Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) 2004 đã sửa đổi, bổ sung năm 2011
- Luật đất đai năm 2003
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
- Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành các quy định trong
phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố
tụng dân sự
- Thụ lý vụ án dân sự một số vấn đề lý luận và thực tiễn: luận văn thạc sĩ luật
học/ Liễu Thị Hạnh, 2009
- Giáo trình Luật tố tụng dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nôi, Nhà xuất bản
Tư pháp, Hà Nội 2005


Ghi chú:
BLTTDS: Bộ luật tố tụng dân sự
TTDS: Tố tụng dân sự
UBND: Ủy ban nhân dân
VADS: Vụ án dân sự
TA: Tòa án
VKS: Viện kiểm sát

Trường đại học luật Hà nội

9



×