Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Phân tích thực trạng 2012 và nêu ý kiến pháp lý về quy định phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách địa phương theo luật ngân sách 2002

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.64 KB, 15 trang )

Trang
Mở đầu…………………………………………………………………………….. 1
Nội dung…………………………………………………………………………… 1
I. Quy định về phân phối nguồn thu và nhiệm chi cho ngân sách địa phương theo 1

MỤC LỤC

Luật Ngân sách nhà nước năm 2002………………………………………………
1. Khái niệm và sự cần thiết phải phân phối nguồn thu và nhiệm chi cho ngân 1
sách địa phương……………………………………………………………………
1.1- Khái niệm về phân phối nguồn thu và nhiệm chi cho ngân sách địa phương.
1
1.2- Sự cần thiết phải phân phối nguồn thu và nhiệm chi cho ngân sách địa 2
phương……………………………………………………………………………..
2. Nguyên tắc phân phối nguồn thu và nhiệm vụ chi cho ngân sách địa phương.
3
3. Thẩm quyền quyết định phân phối nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp 5
ngân sách địa phương……………………………………………………………..
4. Các khoản thu, chi của ngân sách địa phương………………………………….
a. Các khoản thu ngân sách địa phương……………………………………….
b. Các khoản chi của ngân sách địa phương…………………………………..
II. Phân tích thực trạng 2012 về phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách

6
7
7
8

địa phương theo Luật ngân sách 2002…………………………………………….
1. Những kết quả đạt được………………………………………………………… 8
2. Những hạn chế còn tồn tại……………………………………………………… 9


III. Ý kiến pháp lý về quy định phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách 11
địa phương theo Luật ngân sách 2002…………………………………………….
Kết bài……………………………………………………………………………..
Danh mục tài liệu tham khảo………………………………………………………

12
13

MỞ ĐẦU
Trong vấn đề quản lý ngân sách nhà nước, quan hệ giữa các cấp chính quyền trong
việc phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách là vấn đề phức tạp, làm sao
vừa đảm bảo được tính tập trung thống nhất, vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo của các
cấp chính quyền trong việc giải quyết trong việc giải quyết tốt các vấn đề kinh tế - xã hội,
đảm bảo kỷ cương trong quản lý ngân sách nhà nước theo pháp luật. Để đảm bảo các cấp
chinh quyền có thể chủ động trong việc thực hiện chức năng của mình thì mỗi cấp chính
0


quyền đều cần có một nguồn vốn tiền tệ nhất định, nói cách khác, các cấp chính quyền nhà
nước hay các cấp ngân sách cần có sự độc lập tự chủ ở một chừng mực nhất định. Do vậy
vấn đề cần đặt ra để đảm bảo cho sự độ tập tự chủ ở các cấp ngân sách trong đó có ngân sách
địa phương là vấn đề phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi. Chính vì tầm quan trọng của vấn
đề, em đã chọn đề tài: “Phân tích thực trạng 2012 và nêu ý kiến pháp lý về quy định phân
phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách địa phương theo Luật ngân sách 2002”để
làm bài học kỳ của mình.

NỘI DUNG
I. Quy định về phân phối nguồn thu và nhiệm chi cho ngân sách địa phương theo Luật
Ngân sách nhà nước năm 2002.
1. Khái niệm và sự cần thiết phải phân phối nguồn thu và nhiệm chi cho ngân sách địa

phương.
1.1- Khái niệm về phân phối nguồn thu và nhiệm chi cho ngân sách địa phương.
Khái niệm về ngân sách nhà nước:Theo khoản 1 Điều 4 Luật NSNN năm 2002
thì“Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương”. Quy định
này cho thấy mô hình tổ chức hệ thống ngân sách Nhà nước gồm hai cấp là ngân sách trung
ương và ngân sách địa phương. Trong hệ thống ngân sách này, Quốc hội chỉ phân giao nguồn
thu và nhiệm vụ chi cụ thể cho ngân sách trung ương, đồng thời xác định tổng khối lượng
thu chi trong năm ngân sách cho ngân sách địa phương. Luật NSNN năm 2002 đã trao quyền
quyết định cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong việc phân giao nhiệm vụ thu, chi cho các
cấp ngân sách ở địa phương. K 1 Điều 4 Luật NSNN quy định “Ngân sách địa phương bao
gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân”.
Hiện nay, các đơn vị hành chính có hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ở nước ta gồm có
đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Như vậy, ngân sách địa phương bao gồm có
3 cấp: ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã.
Trong nền kinh tế thì trường NSNN trở thành công cụ quan trọng giúp nhà nước điều
hành nền kinh tế xã hội. Hoạt động của ngân sách nằm trong sự vận động của thị trường. Tạo
nguồn thu cho ngân sách phải gắn với mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế, các khoản chi
của ngân sách phải gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời
kỳ. Do đó, việc xác định thu chi của các cấp ngân sách cũng như việc phân định nguồn thu
và nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách có ý nghĩa quan trọng và rất cần thiết. Nhà nước thực
hiện thu, chi ngân sách nhà nước để duy trì hoạt động của các cơ quan nhà nước cũng chính
là thực hiện chức năng của Nhà nước.
Thu ngân sách nhà nước là huy động một bộ phận giá trị sản phẩm của xã hội, theo
quy định của pháp luật, làm hình thành quỹ NSNN; các khoản thu NSNN gồm: thu từ thuế,
lệ phí, phí, thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước, các khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân,
các khoản viện trự và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
1


Chi ngân sách nhà nướclà phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo dự

toán ngân sách đã được chủ thể quyền lực quyết định nhằm duy trì sự hoạt động của bộ máy
nhà nước và đảm bảo Nhà nước thực hiện được các chức năng của mình, bao gồm các khoản
chi để phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, đảm bảo hoạt động của bộ máy
nhà nước, choi trả nợ Nhà nước, chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp
luật.
Phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách địa phương là việc xác định mỗi
cấp ngân sách địa phương được tập trung những nguồn thu nào và mức độ tập chung đến
đâu; đồng thời đề ra nhiệm vụ chi cụ thể cho từng cấp ngân sách. Theo quy định của pháp
luật hiện hành thì việc phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước ở địa phương
là thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh. 1 Ta có thể dễ dàng nhận thấy, việc phân định cụ
thể nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể của ngân sách địa phương là vô cùng cần thiết. Vì việc
phân giao nguồn thu, nhiệm vụ chi cụ thể cho từng địa phương trên địa bàn chính quyền địa
phương quản lý, từ đó có thể dự đoán được khả năng tự đáp ứng nhu cầu chi tiêu của cấp
ngân sách để từ đó có những quy định phù hợp nhằm điều chỉnh ngân sách địa phương.
Việc phân định nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp nhằm tăng thêm nguồn
lực cho địa phương, khuyến khích địa phương chăm lo đầu tư phát triển kinh tế xã hội, chống
thất thu, thực hành tiết kiệm chi để tự cân đối ngân sách địa phương và tăng cường nguồn thu
cho ngân sách nhà nước.
1.2-Sự cần thiết phải phân phối nguồn thu và nhiệm chi cho ngân sách địa phương.
Thứ nhất,việc phân giao nguồn thu cụ thể cho phép định lượng được các khoản thu của từng
địa phương trên địa bàn chính quyền địa phương quản lý, từ đó có thể dự toán được khả năng
tự đáp ứng nhu cầu chi tiêu của cấp ngân sách và phần còn thiếu mà ngân sách cấp trên phải
chi điều tiết bổ sung, nhằm đảm bảo khả năng cấp phát, chi trả, thanh toàn của cấp ngân sách
đó hoặc phần thừa có thể điều hòa cho các địa phương khác hoặc cho ngân sách cấp trên để
đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả của từng cấp ngân sách cũng như của toàn bộ hệ thống
ngân sách.
Thứ hai, việc phân phối nguồn thu luôn đi kèm với việc phân chia nhiệm vụ chi, nếu không
sẽ dẫn đến tình trạng không tận dụng được số bội thu ở một số cấp ngân sách (quận, xã)
nhiều để điều động cho các cấp ngân sách thu dược ít, sẽ làm tăng gánh nặng cho Ngân sách
cấp tỉnh, việc quy định này sẽ giúp cho các cấp địa phương huy động được nguồn lực tài

chính của khu vực quản lý phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội; tránh tình trạng ỷ
lại, trông chờ vào sự cấp phát kinh phí cấp trên đồng thời tránh tùy tiện trong sử dụng ngân
sách.
Thứ ba,việc phân phối nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo pháp luật
hiện hành được xây dựng trên cơ sở quán triệt tinh thần phát huy những kết quả đạt được và
khắc phục những tổn tại trong suốt quá trình thực thi Luật ngân sách nhà nước năm 1996
1

Khoản 8, Điều 25 Luật Ngân sách nhà nước 2002.

2


đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương, khuyến khích địa phương chăm lo đầu
tư phát triển kinh tế- xã hội, bồi dưỡng nguồn thu, chống thất thu, thực hành tiết kiệm chi để
tự cân đối ngân sách và tăng cường đóng góp cho ngân sách nhà nước. Để làm được điều đó,
chế định phân phối thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách đề ra những nguyên tắc về phân
phối thu, chi cũng như phân định cụ thể nguồn thu và nhiệm vụ chi cho ngân sách trung
ương và ngân sách địa phương.
2. Nguyên tắc phân phối nguồn thu và nhiệm vụ chi cho ngân sách địa phương.
Đối với việc phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách cho địa phương phải tuân
thủ theo các nguyên tắc về phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nói
chung được quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật ngân sách nhà nước 2002. Theo đó, việc
phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách của chính quyền địa phương theo
4 nguyên tắc. Điều 34 Luật ngân sách nhà nước năm 2002 đề ra bốn nguyên tắc pháp lý định
hướng quyết định phân phối thu, chi của hội đồng nhân dân tỉnh.
Thứ nhất, việc phân bổ nguồn thu và nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách địa
phương phải phù hợp với phân cấp nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và phù
hợp với đặc điểm của từng vùng cũng như đối với trình độ quản lý của từng địa phương
(khoản 3 Điều 34 Luật ngân sách nhà nước năm 2002). Trình độ kinh tế- xã hội, quốc phòng,

an ninh của mỗi vùng là khác nhau cũng như trình độ quản lý của từng địa phương là khác
nhau. Có địa phương mạnh về lĩnh vực kinh tế – xã hội này, có địa phương mạnh về lĩnh vực
kinh tế – xã hội khác và quốc phòng, an ninh cũng vậy, hay nói cách khác, tùy thuộc vào
điều kiện của từng địa phương, cấp địa phương mà việc phân bổ nguồn thu, nhiệm vu chi
cũng có sự khác nhau và phải dựa vào đó để thực hiện. Đây chính là yếu tố thể hiện vai trò
chủ đạo của ngân sách trung ương ở việc điều hòa vốn cho các địa phương giúp cho ngân
sách địa phương hoàn thành các mục tiêu kinh tế- xã hội của mình đồng thời hỗ trợ vốn cho
các địa phương miền núi, vùng dân tộc và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, xóa
đói, giảm nghèo, thực hiện chế độ đối với gia đình chính sách, người có công, cán bộ hưu trí.
Thứ hai, việc phân bổ nguồn thu và nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách cấp xã phải
thỏa mãn tỷ lệ tối thiểu mà pháp luật quy định. Điều này thể hiện, việc phân giao nguồn thu
cho địa phương là việc làm cần thiết. Chỉ khi được phân định nguồn thu cụ thể, địa phương
mới có thể chủ động lên kế hoạch thu nhằm hình thành nên quỹ ngân sách của địa phương
mình, làm tiền đề cho việc bố trí kinh phí ngân sách của địa phương để thực hiện kịp thời các
nhiệm vụ chi đã được giao phó. Để bảo đảm chủ trương tăng cường nguồn lực hco ngân sách
xã, ngoài các nguồn thu theo quy định của hội đồng nhân dân tỉnh, ngân sách xã còn được
hưởng tối thiểu 70% một số khoản thu về thuế có liên quan đến đất đai và một số loại lệ phí
(điểm b khoản 1 Điều 34 Luật ngân sách nhà nước năm 2002). Trước đây, Luật ngân sách
nhà nước quy định cấp xã, phường, thị trấn được hưởng tối thiểu là 20% thuế sử dụng đất
nông nghiệp. Như vậy, quy định mới của Luật ngân sách nhà nước hiện hành đã tạo điều
kiện tăng thêm nguồn thu cho ngân sách xã, từ đó khuyến khích chính quyền xã chăm lo phát
triển nguồn thu trên phạm vi xã mình.
3


Thứ ba, khi quyết định tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa ngân sách các
cấp chính quyền địa phương, hội đồng nhân dân tỉnh phải căn cứ vào tỷ lệ phần trăm phân
chia các khoản thu do Thủ tướng Chính phủ giao và các nguồn thu ngân sách địa phương
được hưởng toàn bộ. Khoản 2 Điều 34 Luật ngân sách nhà nước có quy định: “Căn cứ vào tỷ
lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu do Thủ tướng Chính phủ giao và các nguồn thu

ngân sách địa phương hưởng 100%, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ phần trăm
(%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương.”
Bởi việc phân phối thu, chi giữa các cấp ngân sách là thuộc thẩm quyền của Quốc hội
và hội đồng nhân dân tỉnh. Quốc hội quyết định khoản thu và nhiệm vụ chi cho ngân sách
cấp trung ương và ngân sách cho địa phương; hội đồng nhân dân tỉnh quyết định nguồn thu
và nhiệm vụ chi cho các thuộc địa bàn tỉnh. Do đó, phải dựa vào cái quyết định của cấp trung
ương. Hơn nữa, Thủ tướng Chính phủ là người giao các tỷ lệ phần trăm phân chia cho nên
phải tuân thủ quyết định đó là tất yếu.
Thứ tư, khi phân giao nhiệm vụ chi cho ngân sách cấp thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
phải có nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng công trình công cộng phục vụ cho ngành giáo dục, cho
hoạt dộng giao thông đô thi và cho các sinh hoạt khác (điểm d khoản 1 Điều 34 Luật ngân
sách nhà nước). Bởi đây đều là những hoạt động, những nhu cầu thiết yếu nhất của con
người trong đời sống hàng ngày. Phải tập trung đầu tư phát triển cho các hoạt động này thì
mới có thể phát triển được đất nước nói chung và tại mỗi địa phương nói riêng. Đây còn là
những công trình thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã được hội đồng nhân dân
cấp tỉnh quyết định nhưng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh của ngân sách
cấp tỉnh trong năm dự toán. Ngoài ra các khoản thu được tỉnh phân bổ, chính quyền xã và
các cấp tương đương được phép huy động các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá
nhân để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của địa phương mình. Tuy nhiên, việc huy
động, quản lý và sử dụng nguồn thu này phải tuân thủ quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, các nguyên tắc này đã được cụ thể hoá tại Điều 2 thông tư 188/2010/TT
– BTC ngày 22 tháng 11 năm 2010 quy định phân cấp tiêu thức nguồn thu và phân chia các
khoản chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương.
Theo đó, nguyên tắc phân cấp nguồn thu và phân chia các khoản thu giữa ngân sách
các cấp chính quyền địa phương bao gồm:
Một là, phân phối nguồn thu và nhiệm vụ chi cho ngân sách địa phương phải đảm bảo
gắn nguồn thu với nhiệm vụ chi và khả năng quản lý của từng cấp chính quyền địa phương,
đảm bảo nguồn lực để các cấp chủ động thực hiện những nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã
hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội trong phạm vi quản lý; khuyến
khích các cấp tăng cường quản lý thu, chống thất thu; hạn chế phân chia các nguồn thu có

quy mô nhỏ cho nhiều cấp; hạn chế sử dụng nhiều tỷ lệ phân chia khác nhau đối với từng
khoản thu cũng như giữa các đơn vị hành chính trên địa bàn.

4


Hai là, phải đảm bảo tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu cho ngân sách cấp
mình và ngân sách các cấp dưới không được vượt quá tỷ lệ phần trăm (%) phân chia quy
định của cấp trên về từng khoản thu được phân chia. Riêng ngân sách xã, thị trấn và ngân
sách thị xã, thành phố thuộc tỉnh được hưởng tỷ lệ (%) phân chia tối thiểu về một số khoản
thu theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật Ngân sách nhà nước.
Ba là, phải đảm bảo phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi theo đúng tiêu thức phân cấp
nguồn thu và phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền, nhằm phục vụ
công tác quản lý, kiểm tra, theo dõi nguồn thu của các cấp ngân sách.
Bốn là, phải đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch và phát triển cân đối nguồn
ngân sách giữa các khu vực trên địa bàn để chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao, đồng
thời đảm bảo tập trung điều hành ngân sách các cấp trong phạm vi địa phương.
3. Thẩm quyền quyết định phân phối nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách
địa phương.
Việc tổ chức hệ thống ngân sách theo Luật ngân sách nhà nước năm 1996, Luật sửa
đổi bổ sung Luật ngân sách nhà nước năm 1998 và phân giao quyền hạn, trách nhiệm cụ thể
cho từng cấp ngân sách xét về mặt lý thuyết là hoàn toan fphù hợp với hoạt động của hệ
thống tổ chức các đơn vị hanh chính. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các quy định của Luật ngân
sách 1996 về phân phối nguồn thu, nhiệm vụ cho cho ngân sách địa phương đã bộc lộ một số
hạn chế.
Thứ nhất việc phân định cụ thể và chi tiết nguồn thu và các nhiệm vụ chi thống nhất
cho từng cấp ngân sách ở tất cả các địa phương là chưa phù hợp bởi mỗi địa phương có đặc
thù tiêng dẫn đến nguồn lực, yêu cầi và khả năng quản lý rất khác nhau từ đó vai trò và vị trí
của ngân sách các cấp huyện (quận, thị xã); xã (phường, thị trấn) ở từng tỉnh, thành phố là
khác nhau.

Thứ hai vị trí và vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong quản lý, điều hành các cấp
ngân sách là rất quan trọng bở chính quyền cấp tỉnh có điều kiện nắm bắt nhanh, nhạy tình
hình và những chuyển biến có liên quan dedén các lĩnh vực của đời sống xã hội trong địa
phương mình quản lí; tuy nhiên Luật ngân sách nhà nước 1996 chưa tạo điều kiện cho chính
quyền cấp tỉnh phát huy vai trò của mình.
Thứ ba trong hệ thống ngân sách nước ta, ngân sách xã là một khâu quan trọng nhưng
cách phân định nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách xã theo Luật ngân sách 1996 chưa
tương xứng với vị trí và vai trò của cấp ngân sách này
Do những vướng mắc của Luật ngân sách nhà nước năm 1996, Luật sửa đổi bổ sung
Luật ngân sách nhà nước năm 1998 và phân giao quyền hạn và trách nhiệm cụ thể, chi tiết
cho từng ngân sách. Cho nên, Luật ngân sách nhà nước năm 2002 đã sửa đổi chế độ phân
phối thu, chi giữa các cấp ngân sách, theo đó, việc phân phối thu, chi chỉ được Quốc hội
quyết định chi tiết cho hai cấp ngân sách là ngân sách cấp trung ương và cấp tỉnh. Việc phân
5


giao nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể cho từng cấp ngân sách huyện và xã thuộc địa bàn
mỗi tỉnh do hội đồng nhân dân từng tỉnh quyết định phù hợp với đặc thù, khả năng, và nhu
cầu của địa phương mình (điểm c khoản 2 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước năm 2002).
Khoản 3 mục I Thông tư Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6
năm2003của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước có
quy định: “Nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp chính quyền địa phương do Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế – xã hội, quốc
phòng, an ninh của Nhà nước, trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn.” Như vậy, việc
phân giao cụ thể nguồn thu và nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách huyện và xã do Hội
đồng nhân dân tỉnh quyết định – hội đồng nhân dân tỉnh có quyền chủ động phân phối thu,
chi cho ngân sách cấp dưới trên cơ sở căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương mình
quản lí và phải quán triệt các nguyên tắc pháp lý nhất định.
Luật ngân sách nhà nước năm 2002 đã đề cao trách nhiệm và quyền hạn của chính
quyền nhà nước cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác quản lý, điều hành

ngân sách các cấp ở địa phương. Quyền hạn của chính quyền nhà nước cấp tỉnh tương xứng
với vai trò quan trọng của tỉnh trong tổ chức và điều hành ngân sách trên địa bàn tỉnh. Căn
cứ theo quy định tại Điều 34 Luật ngân sách nhà nước 2002 thì việc phân cấp nguồn thu,
nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
quyết định, thời gian thực hiện phân cấp này phải phù hợp với thời kỳ ổn định ngân sách ở
địa phương; cấp xã được tăng cường nguồn thu, phương tiện và cán bộ quản lý tài chính –
ngân sách để quản lý tốt, có hiệu quả các nguồn lực tài chính trên địa bàn được phân cấp.
4. Các khoản thu, chi của ngân sách địa phương.
Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Mỗi
cấp ngân sách đều có nguồn thu, nhiệm vụ chi cụ thể. Trong đó ngân sách địa phương gồm
ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã. Bên cạnh đó, luật còn quy
định HĐND cấp tỉnh quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân
sách chính quyền địa phương mình.
Khác với khoản thu cấp trung ương, nguồn thu của ngân sách địa phương được chia
thành bốn nhóm lớn như đã nêu ở trên còn ở cấp trung ương chỉ có hai nhóm lớn đó là các
khoản thu được tập trung toàn bộ vào ngân sách địa phương và nhưng nguồn thu theo tỷ lệ
phần trăm. Cũng chính vì lẽ đó mà cấp địa phương phải căn cứ vào tỷ lệ phần trăm phân chia
các khoản thu do Thủ tướng Chính phủ giao và nguồn thu ngân sách được hưởng toàn bộ.
a. Các khoản thu ngân sách địa phương.
Khác với thu của ngân sách trung ương, nguồn thu của ngân sách địa phương được
chia thành bốn nhóm lớn: ngoài hai nhóm thu tương tự như cấp ngân sách trung ương (những
nguồn thu được tập trung toàn bộ vào ngân sách địa phương và những nguồn thu theo tỉ lệ
phần trăm), địa phương còn được thu bổ sung từ ngân sách cấp trên và thu từ huy đọng vốn
6


của các tổ chức, cá nhân. Theo quy định tại Điều 32 Luật ngân sách nhà nước 2002 thì các
khoản thu của ngân sách địa phương gồm:
+ Các khoản thu mà ngân sách địa phương được hưởng toàn bộ gồm: các loại thuế
như thuế nhà đất, thuế tài nguyên (không kể thuế tài nguyên thu từ dầu khí, thuế chuyển

quyền sử dụng đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp;thuế môn bài; lệ phí trước bạ, các khoản
phí, lệ phí thu từ hoạt động sự nghiệp, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, thu hồi vốn của ngân
sách địa phương tại các tổ chức kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính của địa phương, thu nhập
từ vốn góp của địa phương;thu từ quỹ đất công tích và thu hoa lợi công sản khác; thu từ viện
trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực
tiếp cho địa phương; đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước;
thu kết dư ngân sách địa phương và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
+ Các khoản thu phân chia theo tỉ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương và ngân
sách địa phương. Những khoản thu này cũng giống các khoản thu mà trung ương được tập
trung theo tỉ lệ phần trăm vào ngân sách cấp mình nhưng lại khác nhau về tỉ lệ thu.
+ Các khoản thu bổ sung từ ngân sách trung ương, gồm: các khoản thu bổ sung để
cân đối thu, chi ngân sách địa phương và các khoản thu bổ sung có mục tiêu giúp địa phưng
thực hiện những nhiệm vụ mà pháp luật quy định.
+ Các khoản thu từ huy động vốn của các tổ chức, cá nhân để đáp ứng nhu cầu đầu
tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi cấp tỉnh đảm nhiệm nhưng ngân
sách cấp tỉnh không đủ kinh phí để thực hiện.
b. Các khoản chi của ngân sách địa phương.
Các khoản chi của ngân sách địa phương theo Điều 33 Luật ngân sách nhà nước 2002
cũng gồm nhiều loại và được chia thành năm nhóm lớn:
+ Chi đầu tư phát triển: Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội do địa phương quản lý; Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các
tổ chức tài chính của Nhà nước theo quy định của pháp luật;Các khoản chi khác theo quy
định của pháp luật;
+ Chi thường xuyên: Các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã
hội, văn hóa thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi
trường, các hoạt động sự nghiệp khác do địa phương quản lý; Quốc phòng, an ninh và trật tự,
an toàn xã hội (phần giao cho địa phương); Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan
Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương; Hỗ trợ cho các tổ
chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa
phương theo quy định của pháp luật; Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng

do địa phương quản lý; Chương trình quốc gia do Chính phủ giao cho địa phương quản lý;
Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
7


+ Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền huy động cho đầu tư xây dựng của địa
phương.
+ Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh
+ Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.
Như vậy, so với nhiệm vụ chi của ngân sách Trung ương, nhiệm vụ chi của ngân sách địa
phương có nhẹ hơn cả về khoản mục chi cũng như nội dung của từng khoản mục chi. Điều
đó có thể thấy rõ qua danh mục các nhiệm vụ chi ngân sách của Trung ương và địa phương,
Ví dụ: địa phương không có nhiệm vụ chi viện trợ và chi cho vay như trung ương. Điều đó
còn thể hiện trong nội dung của từng khoản mục chi vì trong từng khoản mục, nội dung chi
của trung ương bao gồm cả những khoản chi mà nội dung chi của địa phương không có.
II. Phân tích thực trạng 2012 vềphân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách địa
phương theo Luật ngân sách 2002.
1. Những kết quả đạt được.
Nhìn chung có thể thấy trong thời gian qua, xu hướng phân cấp quản lý nói chung,
phân cấp quản lý ngân sách nhà nước nói riêng đang ngày càng mạnh mẽ. Điều đó thể hiện
rõ nét trong việc phân cấp nhiều hơn cho chính quyền địa phương về nguồn thu và nhiệm vụ
chi ngân sách.Bên cạnh đó thì năm 2012 là năm thứ 2 của thời kỳ ổn định ngân sách theo qui
định của Luật Ngân sách từ năm 2011-2015. Sau đây là một số thành tựu đã đạt được trong
thời gian qua, đặc biệt là năm 2012:
Thứ nhất, hiện nay cơ cấu chi ngân sách đã được cải thiện đáng kể đảm bảo ưu tiên
cho chi đầu tư phát triển, bố trí ngân sách đảm bảo yêu cầu về phát triển giáo dục đào tạo,
chữa bệnh và thực hiện các chính sách an sinh xã hội (cải cách tiền lương, thực hiện xoá đói
giảm nghèo…). Điều này đã khiến cho các địa phương chủ động hơn trong việc điều hành,
quản lý ngân sách của địa phương mình; đảm bảo nguồn tài chính phục vụ yêu cầu phát triển
kinh tế – xã hội chung của cả nước cũng như từng địa phương.

Theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 thì chính quyền cấp tỉnh được giao quyền
tự chủ khá lớn trong quản lý ngân sách địa phương. Cụ thể là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
được quyền quyết định phân cấp các nguồn thu và nhiệm vụ chi cho chính quyền cấp dưới;
được quyết định một số chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ngân sách ở địa phương theo
phân cấp của trung ương; được quy định một số loại phí và lệ phí thu trên địa bàn; được
quyết định dự toán thu chi ngân sách tỉnh, phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh và mức bổ
sung ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách cấp dưới.
Thứ hai, việc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước đối với chính quyền địa phương
bước đầu được thực hiện theo nguyên tắc dịch vụ công được phân cho cấp nào có khả năng
đáp ứng nhanh nhất và tiện lợi nhất cho dân. Theo đó, nguồn kinh phí chi thường xuyên
8


được phân bổ cho mỗi cấp để bảo đảm nguồn lực cho việc cung ứng các dịch vụ công tương
ứng.
Vào năm 2012, chi ngân sách nhà nước của địa phương cho giáo dục, đào tạo và dạy
nghề là 111,693 tỷ đồng (chiếm đến 79,68% tổng chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực này).
Tương tự, chi ngân sách địa phương cho y tế là chiếm 76% tổng chi ngân sách nhà nước cho
y tế.
Cục thuế TP Hà Nội, thu nội địa ước thực hiện tháng 8 là 5.074 tỷ, đạt 59,2%DTPL,
58,7% DTHĐND, 56,2% DTPĐ, tăng 3,6% so cùng kỳ năm 2011. Thu nội địa không kể dầu
thô, tiền sử dụng đất tháng 8 ước thực hiện 4.200 tỷ, đạt 59,6% DTPL, 59,1% DTHĐND,
56,5% DTPĐ, tăng 7% so cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh việc chú trọng công tác thực hiện thu NSNN, cục thuế địa phương còn chú
trọng công tác thanh kiểm tra thuế và xác minh hoá đơn. Ví dụ tại cục Thuế Nam Định, kết
quả thanh tra thuế đã truy thu 5,3 tỷ, phạt vi phạm pháp luật về thuế là 1,5 tỷ. Luỹ kế đến
tháng 8 đã thanh tra tại 46 đơn vị đạt 55% kế hoạch năm, truy thu 11,5 tỷ, phạt 3,3 tỷ đồng,
giảm lỗ 3.4 tỷ đồng, giảm lỗ 8 tỷ đồng, giảm số thuế được khấu trừ là 148 triệu đồng.
Thứ ba, trong lĩnh vực đầu tư phát triển, chính quyền địa phương được phân cấp ngày
càng lớn hơn trong quyết định các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà

nước. Cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định các dự án nhóm A, B, C (ngoài những dự án quan
trọng quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định sau khi đã được Quốc hội thông qua chủ
trương và cho phép đầu tư), Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền quyết định các
dự án đầu tư có mức vốn đến 5 tỷ đồng và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã – đến 3 tỷ đồng.
2. Những hạn chế còn tồn tại.
Quy định về phân phối nguồn thu và nhiệm vụ cho ngân sách địa phương vẫn còn
nhiều điểm bất cập cần được khắc phục, cụ thể là:
Thứ nhất, trên thực tế chính quyền địa phương mới chỉ được tăng quyền về tổ chức
thực thi ngân sách, còn thẩm quyền quyết định vẫn thuộc về trung ương. Xét về bản chất,
phân cấp quản lý ngân sách nhà nước bao gồm sự phân chia 2 loại quyền: quyền quyết định
và quyền tổ chức thực thi.
Ở nước ta mới chỉ thực hiện phân cấp về quyền tổ chức thực thi ngân sách, còn quyền
được đưa ra những quyết định ngân sách vẫn thuộc về trung ương. Chẳng hạn, quyền quyết
định các sắc thuế, các mức thuế suất, các nhiệm vụ chi tiêu là thuộc về trung ương. Chính
quyền địa phương chỉ được quyền quản lý, điều hành, phân bổ những sắc thuế và nhiệm vụ
chi đã được trung ương ban hành. Chính quyền địa phương chỉ được quyền quyết định đối
với một số loại phí, lệ phí nhỏ mà trung ương quy định khung hoặc mang tính địa phương
đặc thù.

9


Nguyên tắc trên tạo điều kiện quản lý tập trung thống nhất cao, bảo đảm sự bình đẳng
về chính sách thuế giữa các địa phương, nhưng không khuyến khích được các địa phương
khai thác lợi thế của mình và chủ động nuôi dưỡng, phát triển các nguồn thu tiềm năng của
địa phương.
Thứ hai, việc lồng ghép hệ thống ngân sách nhà nước như hiện nay đặc biệt là trong
năm 2012 còn nhiều hạn chế.Hệ thống NSNN hiện nay bao gồm ngân sách Trung ương và
ngân sách địa phương, trong đó, NSĐP bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có
hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, cụ thể là ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và

ngân sách cấp xã; ngân sách cấp dưới là một bộ phận hợp thành của ngân sách cấp trên. Quy
định lồng ghép của hệ thống NSNN cơ bản đảm bảo tính thống nhất và tính tuân thủ của các
cấp ngân sách.
Tuy nhiên, cũng do tính lồng ghép này mà quy trình ngân sách khá phức tạp, thời gian
xây dựng dự toán và quyết toán ngân sách dài trong khi thời gian cho mỗi cấp lại rất hạn chế,
trách nhiệm của từng cấp không rõ ràng, không thực sự đảm bảo quyền tự chủ của cấp dưới.
Nhiều khi địa phương quyết định dự toán không đúng với chỉ tiêu giao dự toán của Thủ
tướng Chính phủ về chi đầu tư phát triển, chi cho giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ….
Thứ ba, trong năm 2012 thìtương quan giữa nguồn thu được giữ lại và nhiệm vụ chi
của các cấp chính quyền địa phương chưa tương xứng. Mặc dù tỷ trọng chi của ngân sách
địa phương trong tổng chi ngân sách nhà nước đã tăng lên đáng kể, song phần chi đó phần
lớn lại được trang trải từ nguồn bổ sung của ngân sách trung ương. Số tỉnh tự cân đối được
ngân sách từ nguồn thu được giữ lại cho tỉnh giảm từ 15 tỉnh năm 2012 xuống còn 7 tỉnh.
Các tỉnh còn lại đều phải trông chờ vào số bổ sung của ngân sách trung ương. Tính bình
quân, số bổ sung của ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương chiếm 44,5% tổng chi
ngân sách địa phương.
Thứ tư, việc giao nhiều quyền cho cấp tỉnh đồng thời làm hạn chế tính tự chủ của
ngân sách cấp dưới. Cách làm này có ưu điểm là tăng quyền quyết định và sự chủ động cho
cấp tỉnh tuỳ thuộc vào điều kiện đặc thù của từng địa phương. Nhưng trên thực tế, cách làm
này tạo lại điều kiện cho chính quyền cấp tỉnh tập trung các nguồn lực lớn trong tay mình và
vô hình chung lại tạo ra một cơ chế xin – cho giữa chính quyền cấp trên với các cấp chính
quyền bên dới ở mỗi địa phương. Số liệu báo cáo đánh giá chi tiêu công năm 2012 đã cho
thấy hầu hết các tỉnh tập trung các nguồn thu lớn về cấp mình. Điều đó làm tăng tình trạng
phụ thuộc của các cấp chính quyền bên dưới vào cấp trên. Cũng không có cơ sở nào bảo đảm
rằng sau những năm ổn định, sự phân chia các nguồn thu lại không thay đổi và tước đi các
lợi thế của chính quyền cấp dưới xuất hiện trong thời kỳ đó.
Thứ năm, theo quy định của Luật NSNN, ngân sách cấp xã được hưởng tối thiểu
70% của 5 khoản , thế nhưng trong quá trình thực hiện, đã có tình trạng một số xã thừa
nguồn đảm bảo nhiệm vụ chi, trong khi có xã nguồn thu chưa đảm bảo được nhiệm vụ chi,
không thực hiện điều hòa được, gây khó khăn trong quản lý ngân sách.

10


Đối với khoản thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa, dịch vụ trong nước và thuế giá
trị gia tăng hàng sản xuất trong nước, theo quy định của Luật NSNN, khoản thu thuế tiêu thụ
đặc biệt hàng sản xuất trong nước và thuế VAT (không kể thuế VAT hàng nhập khẩu) là
khoản thu phân chia giữa NSTƯ và NSĐP có trụ sở doanh nghiệp đóng tại địa bàn. Tuy
nhiên, 2 khoản thuế gián thu, do các tổ chức, cá nhân nộp, không phải chỉ có các tổ chức, cá
nhân trên địa bàn địa phương đó, nên chỉ phân chia cho địa phương có trụ sở của doanh
nghiệp đóng trên địa bàn là chưa hợp lý.
Thứ sáu, trong một số trường hợp, do chưa bao quát, lường hết được những yếu tố
phát sinh mới (chẳng hạn có thêm nhà máy đi vào hoạt động…) nên một số địa phương có
tăng thu đột biến; hoặc cơ sở tính chưa sát dẫn đến làm giảm thu lớn (ví dụ dự kiến thời gian
tới sẽ có một nhà máy lớn đi vào hoạt động, dự kiến đem lại nguồn thu mấy trăm, mấy nghìn
tỷ, nhưng sau đó nhà máy không hoạt động nữa). Tuy nhiên, Luật NSNN hiện hành không có
quy định về vấn đề này, nên trong quá trình triển khai thực hiện phát sinh nhiều bất cập.Nếu
không xử lý kịp thời thì có thể dẫn đến tình trạng địa phương bị giảm thu đột biến lâm vào
tình trạng rất khó khăn, phải làm công văn đề nghị, nghĩa là sẽ dẫn đến cơ chế xin cho.
III. Ý kiến pháp lý về quy định phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách địa
phương theo Luật ngân sách 2002.
Thứ nhất, thực hiện sự phân tách rõ ràng hơn giữa các cấp ngân sách, hướng đến
xây dựng một hệ thống phân cấp ngân sách đầy đủ hơn, trong đó chính quyền địa phương có
sự tự chủ và quyền quyết định lớn hơn về ngân sách cấp mình độc lập với chính quyền trung
ương. Theo định hướng này, Quốc hội sẽ quyết định ngân sách trung ương và khoản bổ sung
cho ngân sách địa phương, còn ngân sách của mỗi tỉnh sẽ do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết
định. Mọi vấn đề về lập dự toán, phân bổ và quyết toán ngân sách của ngân sách cấp nào sẽ
do ngân sách cấp đó quyết định. Ngân sách cấp trên chỉ tổng hợp ngân sách cấp dưới vào
ngân sách nhà nước chung. Cách làm này sẽ tạo điều kiện trao trách nhiệm giải trình trọn vẹn
cho mỗi cấp chính quyền đối với ngân sách cấp mình, đồng thời khắc phục được tính thứ
bậc cao và tính lồng ghép của hệ thống ngân sách nhà nước, khuyến khích được các địa

phương khai thác lợi thế của mình và chủ động nuôi dưỡng, phát triển các nguồn thu tiềm
năng của địa phương.
Thứ hai, trao cho địa phương quyền tự chủ cao hơn trong quyết định và quản lý nguồn
thu. Quyền tự chủ về thu bao gồm quyền thay đổi thuế suất một số sắc thuế, hoặc ở mức tự
chủ cao hơn là địa phương có thể tự định ra sắc thuế của riêng mình. Trong điều kiện cụ thể
của Việt Nam, việc để địa phương tự định ra các sắc thuế của riêng mình là không khả thi,
bởi vì điều này có thể tạo ra sự cạnh tranh về thuế giữa các địa phương và khuyến khích việc
di chuyển của hàng hoá và dịch vụ sang những địa phương có lợi về thuế, do đó sẽ làm thay
đổi phân bố sản xuất và tiêu dùng, mở rộng khoảng cách bất bình đẳng giữa các địa phương.
Trước mắt có thể thí điểm áp dụng cho phép chính quyền địa phương được tự quyết định
thuế suất đối với một số loại thuế. Về nguyên tắc, do chính quyền địa phương nắm chắc được
các nhu cầu cũng như tiền của người nộp thuế nên có thể định ra các mức thuế suất phù hợp
11


với đặc thù của địa phương. Như vậy, đối với những địa phương có tiềm năng về một loại
thuế nào đó, chính quyền địa phương có thể tăng thuế suất để tăng nguồn thu cho địa
phương. Điều đó sẽ khuyến khích địa phương nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu.
Thứ ba, mở rộng quyền tự chủ của địa phương trong quyết định chi tiêu. Cho phép
chính quyền địa phương tự chủ ở một mức độ thích hợp trong việc ra các quyết định chi tiêu
theo ưu tiên của địa phương. Đương nhiên, việc đặt ra những ưu tiên chi tiêu của địa phơng
phải phù hợp với chiến lược và mục tiêu phát triển của quốc gia. Đồng thời, cần cho phép địa
phương được quyền quyết định các chế độ, định mức chi tiêu của địa phương trên cơ sở
nguyên tắc hoặc trong khung do Trung ương quy định. Việc mở rộng quyền tự chủ của địa
phương trong các quyết định chi tiêu sẽ dựa trên nguyên tắc chi tiêu được thực hiện ở cấp
chính quyền nào trực tiếp cung ứng dịch vụ công có hiệu quả nhất. Tránh tình trạng cùng
một nhiệm vụ chi được phân ra cho quá nhiều cấp mà không có sự xác định ranh giới rõ
ràng, dẫn đến chỗ không quy được trách nhiệm giải trình và sự chồng chéo, đùn đẩy giữa các
cấp chính quyền.
Thứ tư,trước mắt sẽ vẫn giữ hệ thống NSNN như quy định hiện hành, chỉ sửa đổi một

số nội dung cho phù hợp với thực tế. Chẳng hạn, về chi NSNN, Quốc hội chỉ quyết định tổng
chi NSNN, bao gồm chi NSTƯ và chi NSĐP; đối với NSĐP, không quyết định chi tiết theo
các lĩnh vực chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài
chính, dự phòng ngân sách, và không quyết định rằng trong chi đầu tư phát triển, chi thường
xuyên phải có mức chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ…
Việc sửa đổi này sẽ tạo quyền chủ động hơn cho địa phương trong phân bổ và quyết định
ngân sách, nhưng sẽ có thể dẫn đến việc phân bổ NSNN cho lĩnh vực giáo dục – đào tạo,
khoa học công nghệ… không đảm bảo tỷ lệ đề ra.
Thứ năm, trao quyền nhiều hơn cho các cấp chính quyền bên dưới, đặc biệt là chính
quyền cơ sở, nơi trực tiếp cung cấp cho dân nhiều loại dịch vụ công thiết yếu. Trung ương
cần thống nhất phân phối về nguồn thu và nhiệm vụ chi cơ bản cho đến cấp huyện và cấp xã,
tạo cho mỗi cấp này quyền chủ động nhất định trong thu – chi ngân sách ở cấp mình, đồng
thời nuôi dưỡng và phát triển năng lực quản lý tài chính của mỗi cấp tương xứng với vai trò
của các cấp này trong quản lý hành chính nhà nước ở địa phương. Sự phân định rõ ràng bằng
luật pháp về nguồn thu và nhiệm vụ chi cơ bản của mỗi cấp sẽ tạo ra quyền chủ động trong
lập kế hoạch ngân sách dài hạn và khuyến khích cấp huyện, cấp xã quan tâm nuôi dưỡng và
phát triển các nguồn thu của riêng mình.
Thứ sáu, tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về tài chính ở cấp địa
phương. Việc đẩy mạnh phân cấp quản lý ngân sách chỉ có thể đạt được mục tiêu mong
muốn nếu được gắn liền với việc tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về tài
chính ở cấp địa phương. Cần có các cơ chế thích hợp để tăng cường tính minh bạch, công
khai trong quản lý ngân sách ở các cấp chính quyền, đồng thời tăng cường hoạt động kiểm
tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền nhằm bảo đảm tính hiệu quả của quản lý ngân
sách, trong đó cần đề cao vai trò của các cơ quan dân cử và của Kiểm toán nhà nước. Tăng
12


cường trách nhiệm giải trình của mỗi cấp chính quyền trong quản lý ngân sách không chỉ với
cấp trên, mà trước hết là với trước Hội đồng nhân dân và người dân ở địa phương đó.
Thứ bảy,phải có cơ chế điều chỉnh nguồn thu khi có tăng giảm đột biến. Luật NSNN

cần bổ sung quy định trong trường hợp ngân sách địa phương có tăng, giảm thu đột biến
trong kỳ ổn định ngân sách thì Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội quyết
định biện pháp điều chỉnh số tăng, giảm thu cho phù hợp và phải xác định rõ khái niệm “đột
biến”, thế nào là “tăng đột biến” và “giảm đột biến”.
Thứtám, nên cho phép hỗ trợ từ ngân sách địa phương cho các cơ quan Trung ương
đóng trên địa bàn.
Luật NSNN hiện hành quy định không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho
nhiệm vụ của cấp khác, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ. Nhưng trên
thực tế, đã có một số địa phương có điều kiện về ngân sách thực hiện hỗ trợ thêm cho các cơ
quan Trung ương ở địa phương (cơ quan tư pháp, công an, quân đội…) Việc hỗ trợ này tạo
thêm nguồn lực tài chính cho các cơ quan Trung ương để thực hiện nhiệm vụ và phù hợp với
điều kiện thực tế ở địa phương. Song nếu đối chiếu vào luật thì việc hỗ trợ như vậy đã vi
phạm quy định.Để đảm bảo không vi phạm pháp luật ngân sách cần giữ quy định mang tính
nguyên tắc như Luật NSNN hiện hành, nhưng cũng cần quy định cụ thể các trường hợp được
sử dụng ngân sách cấp này hỗ trợ cho các nhiệm vụ chi của cấp khác, có thể hướng dẫn cụ
thể trong Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật NSNN.

KẾT BÀI
Ngân sách địa phương mặc dù không giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống ngân sách
nhưng có vai trò quan trọng trong việc thực thi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo
dục được giao phó trên địa bàn mình quản lý. Vì vậy, việc phân phối nguồn thu, nhiệm vụ
chi cho ngân sách địa phương là cần thiết.Như vậy, việc hoàn thiện pháp luật về phân phối
nguồn thu và nhiệm vụ chi cho ngân sách địa phương là vấn đề quan trọng trong quá trình
xây dựng nền tài chính công theo hướng hiện đại, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, qua đó thúc đẩy đất nước phát triển và phù hợp với thông lệ quốc
tế. Vì vậy cần phát huy những điểm đạt được và khắc phục những hạn chế trong quy định
của pháp luật phân phối nguồn thu và nhiệm vụ chi cho ngân sách địa phương.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật ngân sách nhà nước, Nxb CAND, Hà Nội,
2011.

13


2. Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật tài chính, Hà Nội, 2007.
3. Dự án Việt – Pháp về tăng cường năng lực đạo tạo quản lý tài chính công, Học viện
tài chính, Giáo trình pháp luật tài chính, Nxb LD-XH, Hà Nội, năm 2008
4. Luật ngân sách nhà nước năm 1996 (sửa đổi 1998)
5. Luật ngân sách nhà nước năm 2002.
6. Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm2003của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước
7. Thông tư 188/2010/TT – BTC ngày 22 tháng 11 năm 2010 quy định phân cấp tiêu
thức nguồn thu và phân chia các khoản chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa
phương.
8. Website : thuvienphapluat.com

/>chnhanuoc?categoryId=100002587&articleId=10048219
/>
14



×