Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Phân tích về những điểm khác biệt trong quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài cư trú ở việt nam so với qui chế pháp lí hành chính của công d

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.21 KB, 7 trang )

I.MỞ ĐẦU.
Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân-đây là một nguyên tắc hiến
định và là xuất phát điểm cho mọi hoạt động của Nhà nước. Chính từ nguyên tắc
đó mà Nhà nước ta đã xây dựng quy chế pháp lí hành chính cho công dân của
mình có sự khác biệt so với những cá nhân khác không phải là công dân của nhà
nước đó. Vậy điểm khác biệt trong quy chế pháp lí hành chính của người nước
ngoài cư trú ở Việt Nam so với quy chế pháp lí hành chính của công dân Việt
Nam là gì? Và tại sao có sự khác biệt đó ? Để có câu trả lời cho những câu hỏi
trên, chúng ta cùng đi tìm hiểu nội dung dưới đây.
II. NỘI DUNG
1.Khái niệm
Trước tiên để tìm hiểu nội dung này ta cần hiểu rõ một số khái niệm sau:
Theo điều 49 Hiến pháp Việt Nam 1992 thì:”Công dân nước Cộng hoà xã hội
Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”.
Theo cách giải thích từ ngữ tại điều 3 Luật quốc tịch Việt Nam 2008 thì: Người
nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc
tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam.
Quy chế pháp lí hành chính của công dân ( hoặc của người nước ngoài cư trú
tại Việt Nam ) là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của công dân ( hoặc người nước
ngoài cư trú tại Việt Nam) trong quản lí hành chính nhà nước được quy định
trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và
được đảm bảo thực hiện trong thực tế.
2. Cơ sở pháp lý
Cơ sở của quy chế pháp lí hành chính của công dân là chương V Hiến pháp của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992, có quy định những quyền và
nghĩa vụ cơ bản cho công dân Việt Nam, gồm 34 Điều (Đ49-Đ82)
Quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài cư trú tại Việt Nam được
quy định tại hiến pháp 1992(Điều 81,82);
Luật cư trú năm 2006 và Nghị định số 107/2007/NĐ-CP chi tiết hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật cư trú quy định về quyền tự do cư trú của công dân
trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; trình tự, thủ tục đăng


ký, quản lý cư trú; quyền, trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ
chức về đăng ký, quản lý cư trú. Đối tượng áp dụng là các cơ quan, tổ chức, hộ
gia đình, công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn còn
quốc tịch Việt Nam trở về Việt Nam sinh sống.
Nghị định 136/2007/NĐ-CP về xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam
Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm
2000 và Nghị định hướng dẫn thi hành.

1


Luật khiếu nại tố cáo 1998 (sửa đổi, bổ xung năm 2004 và 2005) quy định về
quyền khiếu nại, tố cáo và trình tự thủ tục thực hiện quyền này của công dân Việt
Nam.
Ngoài ra quy chế pháp lí hành chính của công dân Việt Nam, người nước ngoài
cư trú tại Việt Nam còn được quy định ở nhiều văn bản trong các lĩnh vực khác
nhau như kinh doanh, văn hoá, ….
3. Sự khác biệt quy chế pháp lí hành chính của công dân Việt Nam và người
nước ngoài cư trú tại Việt Nam.
Sự khác biệt trong quy chế pháp lí hành chính của công dân Việt Nam và
người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thể được phân thành 3 nhóm :trong lĩnh
vực hành chính-chính trị, trong lĩnh vực kinh tế-xã hội; trong lĩnh vực văn hoáxã hội. Cụ thể là :
3.1. Sự khác biệt trong lĩnh vực hành chính-chính trị.
3.2. Sự khác biệt trong lĩnh vực kinh tế- xã hội
Điều 55 Hiến pháp 1992 quy định " Lao động vừa là quyền, vừa là nghĩa
vụ của công dân ". Nhà nước ta đã và đang tạo điều kiện mở rộng ngành nghề,
tạo thêm việc làm, sắp xếp công việc tùy theo điều kiện cho phép, căn cứ vào
năng lực nguyện vọng của các cá nhân, yêu cầu của xã hội. Quyền lao động của
công dân được Nhà nước bảo đảm từng bước trong quá trình phát triển kinh tế ,
văn hóa nhằm giúp vệc làm ổn định,đời sống vật chất được cải thiện , thông qua

đó làm phát triển,của cải trong xã hội sẽ nhiều hơn, phong phú hơn . Mặt khác ,
qua quá trình lao động xã hội , công dân sẽ ý thức hơn vai trò của mình đối với
xã hội . Chính vì lý do đó , nhà nước đảm bảo các quyền và buộc công dân Việt
Nam phải có nghĩa vụ lao động . Khác với công dân Việt Nam,đối với người
nước ngoài ở Việt Nam , lao động chỉ là quyền chứ không phải nghĩa vụ . Vì Nhà
bước không thể tạo điều kiện lao động cho người nước ngoài như đối với công
dân việt Nam, tức là quyền của họ có phần nào bị hạn chế.Quyền thì bao giờ
cũng đi đôi với nghĩa vụ, vì vậy, họ cũng không có nghĩa vụ phải lao động khi
sinh sống tại Việt nam. Đặc biệt,người nước ngoài không được tự do lựa chọn
nghề nghiệp khi ở tại Việt Nam. Điển hình, việc tổ chức, cá nhân nước ngoài,
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được thành lập và quản lý doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ ( Nghị định số 14/2001/NĐ-CP ngày 25-42001 . Bên cạnh đó việc tuyển dụng lao động người nước ngoài làm việc tại Việt
Nam ngoài những yêu cầu cơ bản như đủ 18 tuổi, có sức khỏe phù hợp với công
việc thì còn có những yêu cầu khắt khe hơn. Ví dụ, nếu là nhà quản lý, giám đốc
điều hành hoặc chuyên gia; đối với người nước ngoài xin vào hành nghề y, dược
tư nhân, trực tiếp khám, chữa bệnh tại Việt Nam hoặc làm việc trong lĩnh vực
giáo dục, dạy nghề thì phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt
Nam về hành nghề y, dược tư nhân hoặc về giáo dục, dạy nghề. d) Không có tiền
2


án về tội vi phạm an ninh quốc gia, không thuộc diện đang bị truy cứu trách
nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt hình sự theo quy định của pháp luật
Việt Nam và pháp luật nước ngoài. đ) Có giấy phép lao động do cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Người lao động nước ngoài làm việc cho
doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam phải có giấy phép lao động, trừ một
số trường hợp đặc biệt .
Theo điều 57 Hiến pháp 1992 " Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy
định của pháp luật". Việc thực hiện quyền kinh doanh sẽ tạo điều kiện phát huy
tiềm năng của các thành phần kinh tế, nhờ đó mà kinh tế không ngừng tăng

trưởng.Tuy nhiên, người nước ngoài ở Việt Nam bị hạn chế một số quyền trong
lĩnh vực này. Có một số lĩnh vực kinh doanh như cho thuê
lưu trú, cho người nước ngoài thuê nhà, dịch vụ cầm đồ, hoạt động in, kinh
doanh karaoke, vũ trường...thì các tổ chức cá nhân nước ngoài kinh doanh ngành
nghề trên phải nộp bản cam kết cho công an cấp tỉnh hoặc cấp huyện nơi họ hành
nghề. .Trong khi đó, thủ tục kinh doanh các lĩnh vực đặc biệt đó của công dân
Việt Nam đơn giản hơn rất nhiều. Ngoài ra, công dân Việt nam có quyền tự do
đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.
Nhưng người nước ngoài chỉ được đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp hoặc cùng
với công dân Việt nam đầu tư thông qua hình thức mua cổ phần trong trường hợp
người đó làm ăn sinh sống lâu dài tại Việt nam, đã được cơ quan có thẩm quyền
của Việt nam cấp thẻ thường trú.
Theo điều 62 Hiến pháp nước CHXHCNVN,"Công dân có quyền xây
dựng nhà ở theo quy hoạch và pháp luật. Quyền lợi của người thuê nhà và người
có nhà cho thuê được bảo hộ theo pháp luật" .Trong khi đó, cho đến năm 2003
các chủ đầu tư nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp sử dụng đất trong khu công
nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế mới bắt đầu có nhiều ưu đãi hơn trong
lĩnh vực này. Tuy nhiên, trong trường hợp cá nhân, tổ chức nước ngoài đầu tư
xây dựng nhà ở để bán thì Nhà nước không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
nhà cho chủ đầu tư, mà sau khi hoàn thành việc xây dựng nhà theo dự án , chủ
đầu tư được quyền bán nhà ở này cho tổ chức , cá nhân trong nước và người Việt
nam định cư ở nước ngoài được diện sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định
của Luật nhà ở và Nghị định 90 hướng dẫn thực hiện Luật nhà ở. Một trường
hợp nữa hạn chế quyền của người nước ngoài tại Việt Nam so với công dân Việt
nam là việc tổ chức, cá nhân người nước ngoài nếu được tặng cho, thừa kế nhà ở
thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó theo quy đinh của pháp luật.
Theo điều 51 Hiến pháp 1992,Quyền của công dân không tách rời nghĩa
vụ của công dân.Vì vậy, công dân bị buộc thực hiện lao động công ích, tham gia
xây dựng công trình công cộng, khắc phục hậu quả của thiên tai nhưng người
nước ngoài không bị buộc phải thực hiện các nghĩa vụ này.

3.3. Quyền và nghiã vụ trong lĩnh vực văn hóa- xã hội:
3


Đa số các quy chế pháp lí hành về quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực văn hóa
của công dân Việt Nam và người nước ngoài là giống nhau.Tuy nhiên vẫn có sự
khác biệt rõ rệt giữa các nhóm đối tượng này.
- Công dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ học tập ( quy định tại điều 59, Hiến
pháp 1992). Giáo dục và đào tạo là quốc sách hang đầu, nhà nước và xã hội phát
triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Chính vậy mà công dân không những được tự do học tập trong nước mà còn
được đi học ở nước ngoài theo con đường tự chọn về ngành học, bậc học nước
mà công dân du học và họ còn được hưởng quyền như công dân khác được cử ra
nước ngoài du học. Trong khi đó, người nước ngoài và con em của họ học tại
Việt Nam bị hạn chế ở một số mặt. Theo Quyết định số 33/1999/QĐ-BGD&ĐT
Ngày 25 tháng 8 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì việc tiếp
nhận và quản lý đào tạo đối với người nước ngoài học tại Việt Nam do Bộ Giáo
dục và Đào tạo tiếp nhân hoặc cho phép tiếp nhận. Việc tiếp nhận, quản lý đào
tạo đối với người nước ngoài học tại các cơ sở giáo dục thuộc Bộ QUốc phòng,
Bộ Công an, Thanh tra Nhà nước, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, ban Cơ yếu
Chính phủ, Học viện Chính trị Quốc gia, Học viện Hành chính Quốc gia được
thực hiện theo quy định riêng của Nhà nước.
- Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin
đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức
của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội (dưới đây gọi chung là tổ chức); là
diễn đàn của nhân dân. Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực
hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát
huy đúng vai trò của mình. Công dân Việt Nam có quyền tự do báo chí, quyền tự
do ngôn luận trên báo chí (Điều 4 Luật Báo chí 1999). Còn hoạt động báo chí
của phóng viên nước ngoài phải tuân theo quy chế quản lý thông tin của nước

Việt Nam. Nghị định số 67/CP ngày 31/10/1996 của Chính phủ ban hành Quy
chế quản lý hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài, các cơ
quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam quy định mọi hoạt động báo chí của
phóng viên nước ngoài.
4. Nguyên nhân có sự khác biệt này.
Sự khác biệt căn bản về địa vị pháp lý giữa công dân Việt Nam và người nước
ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam. Quốc
tịch là mối quan hệ chính trị và pháp lí gắn kết một cá nhân với nhà nước có chủ
quyền. Quốc tịch là cơ sở đầu tiên để làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ qua
lại giữa nhà nước và công dân. Chỉ trên cơ sở quốc tịch cá nhân mới được thụ
hưởng những quyền và lợi ích mà nhà nước dành riêng cho công dân của mình.

4


Về phía nhà nước, việc xác định quốc tịch cho công dân để bảo hộ quyền và lợi
ích hợp pháp của họ cũng có ý nghĩa như là vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Và ngược lại để đổi lấy việc nhà nước bảo hộ các quyền của công dân, công dân
cũng phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định bởi quyền của công dân luôn gắn
liền với nghĩa vụ của công dân.
Đối với một nhà nước có chủ quyền, việc xác định quốc tịch dể bảo hộ công
dân của mình ở trong nước, ở nước ngoài cũng như xác định quốc tịch nước
ngoài cho người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ của mình để có chính sách thích
hợp đối với họ thực chất có ý nghĩa quan trọng như bảo vệ chủ quyền quốc gia
vậy.
Do là công dân Việt Nam, được mang quốc tịch Việt Nam sẽ đề cao vinh dự và
ý thức trách nhiệm của công dân Việt Nam trong việc hưởng quyền và làm nghĩa
vụ. Ngoài ra, việc quy định sự khác biệt trong quy chế pháp lí hành chính giữa
công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam còn nhằm kế thừa
và phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước của dân tộc Việt Nam, tăng cường

gắn bó, đoàn kết giữa nhà nước với mọi công dân Việt Nam dù cư trú ở trong
hay ngoài nước, vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh.
III.KẾT LUẬN
Tóm lại việc quy định quy chế pháp lí hành chính cho công dân Việt Nam có
sự khác biệt đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam là rất cần thiết, và có ý
nghĩa như là vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia. Thấy rõ sự khác biệt này để thấy
được chính sách cũng như nguyên tắc quản lí xã hội của nhà nước ta. Trong mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội như: hành chính-chính trị, kinh tế- xã hội, văn hoáxã hội đều sự khác biệt về quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam so với
người nước ngoài cư trú tại Việt Nam.

 
 
 
 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

5


1. Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb
CAND, Hà Nội, 2007,2008.
2. Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Khoa Luật- Trường Đại học Quốc
gia, Hà Nội, 2005.
3. Giáo trình luật hành chính và tài phán hành chính, Học viện hành chính
quốc gia, Hà Nội, 2005.
4. Quyền lực Nhà nước và quyền công dân, Đinh Văn Mậu, Nxb Tư pháp,
Hà Nội, 2003.
5. Luật cư trú 2006.

6. Luật quốc tịch 2008.
7. Internet.

MỤC LỤC

6


I.MỞ ĐẦU……………………………………………………………….1
II.NỘI DUNG……………………………………………………………1
1.Khái niệm………………………………………………………………1
2.Cơ sở pháp lí…………………………………………………………...1
3.Sự khác biệt quy chế pháp lí hành chính của công dân Việt Nam và

người

nước ngoài cư trú tại Việt Nam……………………………………2
3.1. Sự khác biệt trong lĩnh vực hành chính-chính trị………………….
3.2. Sự khác biệt trong lĩnh vực kinh tế- xã hội………………………….
3.3. Quyền và nghiã vụ trong lĩnh vực văn hóa- xã hội…………………
4. Nguyên nhân có sự khác biệt này……………………………………..
III.KẾT LUẬN………………………………………………………….

7



×