Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT HUY NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC TRONG GIẢNG DẠY BÀI ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.24 KB, 22 trang )

CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG
PHÁT HUY NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC TRONG GIẢNG DẠY
BÀI ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM.
TÁC GIẢ CHUYÊN ĐỀ: ĐINH THU NGỌC
GIÁO VIÊN TỔ VĂN – NGOẠI NGỮ
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
I. Lý do xây dựng chuyên đề:
- Nếu hình dung văn học như một dòng chảy thì văn học dân gian chính là ngọn
nguồn của dòng chảy ấy. Trong giai đoạn hiện nay, chưa bao giờ Văn học dân gian
cổ truyền của dân tộc lại sống dậy huy hoàng và được nhận thức sâu sắc về giá trị
và vai trò của nó. Trong những thành tựu về việc nghiên cứu văn học dân gian cổ
truyền của dân tộc, có một luận điểm khoa học cực kỳ quan trọng được nhiều
người thừa nhận là “chính văn học dân gian là nền tảng của sự phát triển, kết tinh
của nền văn học dân tộc”. Văn học dân gian ra đời cùng với sự ra đời của lịch sử
dân tộc và tồn tại, phát triển trong một thời gian dài trước khi có văn học viết.
Trong chương trình Ngữ Văn THPT, bộ phận văn học dân gian được triển khai học
ngay từ đầu lớp 10. Với thời lượng không nhiều và cũng chỉ đi sâu vào một số thể
loại tiêu biểu như: Sử thi,Truyền thuyết, Truyện cổ tích, ca dao, …..
- Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ Văn, đặc biệt là những tiết ôn
tập Văn học, chúng ta đã bàn nhiều đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học. Đặc
biệt, hình thức truyền thụ xem việc thuyết giảng là chính đã trở nên đơn điệu, xơ
cứng, không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Mối quan tâm của giáo viên
giảng dạy Văn học ở nhà trường phổ thông là phát huy tính chủ động sáng tạo của
học sinh, nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ, khơi gợi niềm say mê hứng thú học
tập bộ môn Ngữ văn nói chung và những tiết ôn tập nặng về củng cố lý thuyết nói
riêng.
- Trong nỗ lực tìm kiếm và đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất


lượng giảng dạy và góp phần khắc phục tình trạng học sinh thiếu hứng thú học Văn
và cảm thấy nhàm chán trong giờ ôn tập Văn học vì sự lặp lại kiến thức thì việc tổ
chức các hoạt động dạy học tích cực hướng tới phát huy năng lực người học là một
xu hướng khả dĩ đáp ứng tốt những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng lấy người học làm trung tâm. Vì vậy, trong hội thảo này, tôi xin triển khai:
Một số phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực người học trong giảng
dạy bài ôn tập Văn học dân gian Việt Nam.
II. Mục đích của chuyên đề:
1. Kiến thức
- Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức về bộ phận văn học dân gian Việt Nam đã
học như: đặc trưng, các thể loại, giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm
(đoạn trích) văn học dân gian.


2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng hệ thống hóa, so sánh, vận dụng kiến thức lí thuyết để tìm hiểu, phân
tích một tác phẩm Văn học dân gian cụ thể.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giải quyết và phản
ứng nhanh với những vấn đề được đặt ra.
3. Về thái độ:
- Có tình cảm trân trọng, tự hào về văn học dân gian Việt Nam và các di sản tinh
thần của dân tộc.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Để đạt được những mục tiêu đề ra, chủ đề đã vận dụng các phương pháp, kĩ thuật
dạy học tích cực để dạy bài ôn tập văn học dân gian Việt Nam, nhằm giúp học sinh
hình thành các kiến thức, kĩ năng và năng lực cần thiết.
IV. Đối tượng nghiên cứu
- Chủ đề hướng vào đối tượng nghiên cứu là: Một số phương pháp dạy học theo
hướng phát huy năng lực người học trong giảng dạy bài ôn tập văn học dân gian
Việt Nam.

V. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp lý luận.
- Phương pháp khảo sát, thống kê.
- Nghiên cứu thực tế: Giảng dạy, điều tra thực tế (dự giờ, nắm bắt tình hình giảng
dạy, học tập bộ môn của học sinh ...).
- Thực nghiệm sư phạm.
VI. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
- Áp dụng cho HS lớp 10
- Dự kiến thời lượng : 02 tiết.


PHẦN 2: NỘI DUNG
Tiết 31-32
Đọc văn
ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức - Kĩ năng - Thái độ
a. Kiến thức
- Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức về bộ phận văn học dân gian Việt Nam đã
học như: đặc trưng, các thể loại, giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm
(đoạn trích) văn học dân gian.
b. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng hệ thống hóa, so sánh, vận dụng kiến thức lí thuyết để tìm hiểu, phân
tích một tác phẩm văn học dân gian cụ thể.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giải quyết và phản
ứng nhanh với những vấn đề được đặt ra.
c. Về thái độ:
- Có tình cảm trân trọng, tự hào về văn học dân gian Việt Nam và các di sản tinh
thần của dân tộc.
2. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn học dân gian Việt Nam
- Năng lực đọc – hiểu các văn bản liên quan đến văn học dân gian Việt Nam
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn học dân gian Việt
Nam
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, những đặc điểm cơ bản,
giá trị của những tác phẩm văn học dân gian Việt Nam
- Năng lực phân tích, so sánh đặc trưng của mỗi thể loại trong văn học dân gian
Việt Nam
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận….
B. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
1. Thời gian thực hiện
- Thực hiện trong 01 tuần: 11
- Số tiết thực hiện trên lớp: 01
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Giáo viên:


- SGK, SGV, Tài liệu tham khảo .
- Sưu tầm tranh, ảnh, audio, video về các tác phẩm liên quan đến văn học dân gian.
- Thiết kế hệ thống câu hỏi và theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho giờ học: Giấy A0, bút dạ, nam châm/băng
dính hai mặt…
b. Học sinh:
- Ôn tập các kiến thức về VHDG.
- SGK và một số tài liệu liên quan, một số tác phẩm VHDG, các bài hát dân ca…
C. Lập bảng mô tả mức độ nhận thức
Nhận biết
Nêu được các khái niệm
văn học dân gian, biết

được đặc trưng, các thể
loại, nội dung, nghệ
thuật của các bài đọc
văn đã học;

Thông hiểu
Vận dụng thấp
Ảnh hưởng của Lấy được những dẫn
văn học dân gian chứng để chứng minh.
đối với văn học
của dân tộc.

Vận dụng cao
Vận dụng hiểu
biết về đặc trưng
của văn học dân
gian để phân tích
nội dung, nghệ
thuật của các tác
phẩm VHDG đã
học;

D. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
2. Kiểm tra bài cũ: (lồng ghép trong phần khởi động)
3. Tổ chức dạy và học bài mới:
KHỞI ĐỘNG
Năng
Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, lực cần

Hoạt động của Thầy và trò
năng lực cần phát triển
hình
thành
- GV giao nhiệm vụ: +Trình chiếu - Nhận thức được nhiệm vụ cần Năng
tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh giải quyết của bài học.
lực thu
VHDG (CNTT)
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải thập
+ Chuẩn bị bảng lắp ghép
quyết nhiệm vụ.
thông


* HS:
- Có thái độ tích cực, hứng thú.
+ Nhìn hình đoán tác phẩm VHDG
+ Lắp ghép tác phẩm với thể loại
+ Nghe audio, video liên quan đến
VHDG
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện
nhiệm vụ:
- GV nhận xét và dẫn vào bài mới:
Trong suốt mười tuần học trước,
chúng ta đã được tìm hiểu bài khái
quát và các tác phẩm ưu tú thuộc
nhiều thể loại của VHDG. Người ta
nói “văn ôn, võ luyện” nên để nắm
vững các kiến thức về VHDG đã học,

hôm nay, chúng ta sẽ cùng ôn tập về
VHDG theo những câu hỏi trong sgk.

tin.
-Năng
lực giải
quyết
những
tình
huống
đặt ra.
Năng
lực giao
tiếng
tiếng
Việt

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (ÔN TẬP)
Hoạt động
của GV HS

Kiến thức cần đạt

Năng
lực cần
hình
thành
Họat động 1: Tìm hiểu: GV sử dụng phương pháp thảo luận nhóm kết hợp với kỹ
thuật phòng tranh.
Hướng dẫn I. Nội dung ôn tập

-Năng
ôn tập nội 1. Khái niệm và đặc trưng cơ bản của VHDG:
lực thu
dung:
- Định nghĩa : Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thập
Thao tác 1: thuật ngôn từ truyền miệng, được hình thành, tồn tại và phát thông
- GV yêu triển nhờ tập thể. Tác phẩm văn học dân gian gắn bó và phục tin.
cầu
HS vụ cho các hoạt động khác nhau trong đời sống cộng đồng.
nhắc
lại - Đặc trưng : Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật
định nghĩa ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng), là sáng tạo mang
VHDG?
tính tập thể (tính cộng đồng), gắn bó và phục vụ cho các sinh


→ HS làm hoạt cộng đồng (tính thực hành còn gọi là tính biểu diễn).
theo
yêu
cầu.
- GV đưa
Đặc trưng của VHDG
một sơ đồ
khuyết nội
dung
các
đặc trưng,
Gắn bó
Được tập
Tác phẩm

gọi 3 HS
và phục
thể sáng
nghệ thuật
lên
bảng
vụ trực
tác.
ngôn từ
điền vào ô
tiếp cho
truyền miệng.
các sinh
trống.
hoạt
→ HS làm
khác
theo
yêu
nhau …
cầu,
GV
chốt ý.
- GV hỏi:
Tất cả các
tác
phẩm
VHDG
trong
chương

trình
học
đều
ghi
chép bằng
văn
bản.
Vậy những
tác
phẩm
này có còn
là tác phẩm
VHDG nữa
hay không?
→ HS trả
lời: vẫn là
tác
phẩm 2. Hệ thống thể loại:

-Năng
lực giải
quyết
những
tình
huống
đặt ra.


VHDG.
Thao tác 2:

VHDG
gồm
bao
nhiêu
thể
loại? Nêu
những đặc
trưng của
các thể loại
sử
thi,
truyền
thuyết,
truyện cổ
tích, ca dao,
truyện
cười?
→ HS nhớ
lại
trình
bày,
GV
chốt ý bằng
bảng bên.

- Các thể loại chính : thần thoại, sử thi dân gian, truyền thuyết,
truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, tục ngữ, câu đố,
ca dao – dân ca, vè, truyện thơ, các thể loại sân khấu (chèo,
tuồng, múa rối, các trò diễn mang tích truyện).
T Thể loại Ví dụ

Đặc trưng
T
Sử
thi Đam
Kể về các nhân vật anh hùng
1 anh hùng Săn
thời hình thành các dân tộc với
thái độ tôn vinh; có tính chất
thần linh, kì ảo.
Truyền
An
Kể về các nhân
2 thuyết
Dương vật lịch sử; có
Vương. liên quan đến
..
thần linh.
Tấm
Kể về cuộc đấu tranh giữa cái
3 Cổ tích
Cám
thiện và cái ác, nhằm bênh vực
cái thiện; có các yếu tố kì ảo
tham gia hỗ trợ.
Truyện
Tam
Kể về những điều nghịch lí,
4 cười
đại con mất tự nhiên, nhằm giải trí hoặc


phê phán.
Các
Thể hiện tình cảm, tâm tư,
5 Ca dao
bài ca nguyện vọng của tầng lớp bình
dao đã dân.
học
Truyện
Tiễn
Kể lại những câu chuyện tình
6 thơ
dặn
cảm, cũng có đấu tranh chống
người
cái ác như dưới hình thức bài
yêu
thơ dài.
Truyện dân
gian
Thần thoại
Truyền thuyết
Cổ tích

Câu nói dân Thơ dân
gian
gian
Tục ngữ
Sử thi

Truyện thơ

Câu đố
Ca dao

Sân khấu
dân gian
Chèo
Tuồng đồ
Các
trò

-Năng
lực hợp
tác,
trao
đổi,
thảo
luận.

Năng
lực
giao
tiếng
tiếng
Việt


Ngụ ngôn
Truyện cười

diễn (có

tích trò)

3. So sánh các thể loại đã học:
Thao tác 3:
GV Hướng
dẫn HS điền
vào bảng so
sánh ở câu
hỏi 3 SGK/
100.
→ HS thảo
luận, mối tổ
điền 1 thể
loại.

Thể
loại

Sử thi
(anh
hùng)

Truyề
n
thuyết

Truyệ
n cổ
tích


Mục đích
sáng tác

Hình
Nội
thức
dung
lưu phản ánh
truyề
n
Ghi
lại Hát,
Xã hội
cuộc sống kể
Tây
và ước mơ
Nguyên
cộng đồng
cổ đại.
của người
dân
TN
xưa.
Thể hiện Kể,
Kể
về
thái độ và diễn các sự
cách đánh xướn kiện và
giá
của g

nhân vật
nhân dân
lịch sử
đối
với
có thật
các
sự
qua cốt
kiện

truyện
nhân vật
hư cấu.
lịch sử.
Thể hiện Kể
Xung
nguyện
đột

vọng, ước
hội, cuộc

của
đấu
nhân dân
tranh
trong xã
giữa cái
hội phong

thiện và

Kiểu
nhân vật
chính

Đặc
điểm
nghệ
thuật

Người
anh hùng
cao đẹp,
kì vĩ của
cộng
đồng.

Sosán
h,
phóng
đại,
trùng
điệp.

Nhân vật
lịch sử
được
truyền
thuyết

hoá.

Yếu
tố lịch
sử và
hoang
đường
đan
xen
vào
nhau.

Thông
minh, tài
giỏi, mồ
côi, bất
hạnh…

Cốt
truyện
, hình
tượng
nhân
vật
được


kiến xưa.

Mua vui, Kể

Truyệ giải
trí,
n cười châm
biếm, phê
phán

- Ca dao
than
thân
thường là
lời của ai?

sao?
Thân phận
ấy hiện lên
như thế nào
bằng những
so sánh, ẩn
dụ gì?
- Ca dao
yêu thương
tình nghĩa
đề cập đến
phẩm chất,
tình
cảm
nào
của
người lao
động?


sao họ hay

cái ác,
giữa
chính
nghĩa và
gian tà.
Những
điều trái
tự nhiên,
thói hư
tật xấu.


cấu.

Kiểu
nhân vật
có thói

tật
xấu.

Ngắn
gọn,
tạo
tình
huống
bất

ngờ,
mâu
thuẫn.

4. Nội dung và nghệ thuật của ca dao:
a) Nội dung :
- Ca dao than thân thường là lời của người phụ nữ trong xã hội
phong kiến xa. Thân phận của họ thường bị phụ thuộc vào
những người khác trong xã hội, giá trị phẩm chất của họ không
được người ta biết đến và trân trọng. Thân phận ấy thường được so sánh như: củ ấu gai, tấm lụa đào, hạt mưa, miếng cau
khô, cái giếng...
- Ca dao yêu thương, tình nghĩa đề cập đến tình bạn cao đẹp,
tình yêu đôi lứa (với những cung bậc phong phú như nhớ thương, hờn giận...), tình cảm gia đình, tình nghĩa thủy chung của
con người trong cuộc sống,...
- Ca dao yêu thương thường gắn với những biểu tượng như cái
khăn, chiếc cầu,... vì đây là những vật, những nơi mà nam nữ
thường có nhiều kỉ niệm. Cái khăn là kỉ vật luôn đi cùng người
con gái. Nó mang theo hơi ấm của người yêu. Còn chiếc cầu là
nơi nam nữ hẹn hò tâm sự.
- Ca dao tình nghĩa còn thường sử dụng những ước lệ như
cây đa, bến nước, con thuyền, gừng cay, muối mặn... Vì đó là
những hình ảnh vừa gần gũi, quen thuộc với người bình dân


lấy
khăn,
cầu để bộc
lộ tình yêu,
các
biểu

tượng cây
đa bến nước
để biểu hiện
tình cảm?
→ HS nhớ
lại trả lời,
GV
nhận
xét.

vừa biểu tượng cho sự chia li, chờ đợi hay cho những ước
muốn, khát khao về sự thủy chung tình nghĩa của con người.
- Trong ca dao hài hước, tiếng cười tự trào là tiếng cười hóm
hỉnh, hồn nhiên vô tư nhằm "thi vị hóa" cuộc sống nghèo khổ
của mình. Nó là tiếng cười tiếp sức để người ta vượt lên hoàn
cảnh. Trong khi đó tiếng cười phê phán xã hội có mục đích đấu
tranh xã hội mạnh mẽ hơn. Nó hướng vào những thói hư tật
xấu trong nội bộ hoặc lên án giai cấp thống trị ti tiện, tham
lam,... Tiếng cười phê phán có nhiều mức độ : nhắc nhở, giễu
cợt, đả kích, phủ nhận,...
b) Các biện pháp nghệ thuật thường sử dụng trong ca dao :
- Thường lặp lại các mô thức mở đầu : thân em, em như, cô
kia, ước gì,...
- Sử dụng nhiều các mô típ biểu tượng : gừng cay - muối mặn,
con đò, bến đợi, ngọn đèn, tấm khăn, cái cầu,...
- Sử dụng phổ biến các biện pháp so sánh, ẩn dụ, cường điệu,
tương phản đối lập.
- Sử dụng các thể thơ quen thuộc của dân gian (chủ yếu là lục
bát).
- Ngôn ngữ mang tính chất lời ăn tiếng nói hàng ngày, tuy rất

đời thường nhưng mang nhiều hàm nghĩa sâu sắc...
Các biện pháp nghệ thuật này có khá nhiều điểm khác với nghệ
thuật thơ của văn học viết. Lí do của sự khác biệt đó là do ca
dao, là sản phẩm, là tiếng nói của cộng đồng. Tập thể sáng tác
bao giờ cũng có xu hướng tìm những cách thức diễn đạt có tính
phổ biến chung. Trong khi đó những sáng tác của văn học viết
lại in đậm những dấu ấn cá nhân (luôn có xu hướng tìm cách
diễn đạt mới, lạ lẫm để thu hút độc giả và để tạo ra những "ấn
tượng nghệ thuật" riêng).
Họat động 2: Bài tập vận dụng: GV sử dụng phương pháp thảo luận nhóm kết
hợp với kỹ thuật chạm góc.
Hướng dẫn II. Bài tập vận dụng:
Năng
làm các bài 1. Bài tập 1
lực
tập
vận
Trong ba đoạn văn này, nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả làm
dụng trong nhân vật anh hùng nằm ở các thủ pháp sau :
chủ và


SGK/ 101 +
102.
→ HS thảo
luận,
lần
lượt
lên
bảng trình

bày phần trả
lời.
GV
nhận xét và
đưa đáp án.
Nhận
xét về hai
đoạn miêu
tả
cảnh
Đam
Săn
múa khiên

đoạn
cuối tả hình
ảnh và sức
khoẻ
của
chàng trong
đoạn trích
Chiến
thắng Mtao
Mxây :

HS nhớ lại
kết quả trả
lời câu hỏi
về
nghệ


- Thủ pháp so sánh : Với những câu văn như "chàng múa
trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc",
"Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng
ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực...".
- Thủ pháp phóng đại : "Một lần xốc tới, chàng vợt một đồi
tranh", "khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn
nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung"...
- Thủ pháp trùng điệp : Nằm ở nội dung của các câu văn và
ở cả cách thức thể hiện. Các hành động, cũng như đặc điểm của
Đam Săn đều được luyến láy nhiều lần nhằm tạo nên sự kì vĩ,
lớn lao: "Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía
tây", "Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang... Đam Săn vốn
ngang tàng từ trong bụng mẹ",...
Sự kết hợp linh hoạt của các biện pháp nghệ thuật này cùng
với trí tưởng tượng hết sức phong phú của tác giả, dân gian đã
góp phần tôn lên vẻ đẹp của người anh hùng sử thi - một vẻ đẹp
kì vĩ lớn lao trong một khung cảnh cũng rất hoành tráng và dữ
dội.
→ Đề cao vẻ đẹp người anh hùng Đăm Săn.
2. Bài tập 2- Truyện Mị Châu- Trọng Thủy(SGK)
Cái lõi sự
thật lịch
sử

Bi kịch
được hư
cấu

Những chi tiết

hoang đường,
kì ảo

Kết
cục
Bài học
của bi
rút ra
kich
Xung đột Bi kịch Thần Kim Quy,
Mất Cảnh
giữa An tình yêu lẫy nỏ thần, rùa tất cả giác
Dương
giữa Mị vàng đưa An (tình trong giữ
Vương - Châu và Dương Vương yêu,
nước.
Triệu Đà Trọng
xuống
biển, gia
- Cần đặt
thời
Âu Thuỷ
ngọc trai - đình, tình cảm
Lạc nước
nước giếng.
đất
cá nhân
ta.
nước) trên cộng
.

đồng.
b- Những biện pháp nghệ thuật thường dùng trong ca dao.

phát
triển
bản
thân:
Năng
lực tư
duy

-Năng
lực giải
quyết
những
tình
huống
đặt ra.


thuật trong
các bài ca
dao
than
thân, ca dao
tình nghĩa,
và ca dao
hài hước,
lập bảng hệ
thống hay

liệt kê các
biện pháp
nghệ thuật
thường
dùng. Nêu ý
nghĩa

dẫn chứng

Gợi ý:
Ý nghĩa
So sánh

Ẩn dụ

Hoán dụ

Nói quá

Nói
ngược

Tương
phản

Ví dụ

Là cách đối chiếu sự
vật này với sự vật khác
trên cơ sở những nét

giống nhau

Thân em như tấm lụa
đào...
Thân em như củ ấu
gai...
Thân em như giếng
giữa đàng...
Muối mặn..., gừng
cay... (như) đôi ta
tình nặng nghĩa dày...
Là cách lấy tên của sự Mặt trăng sánh với
vật này để nói sự vật mặt trời...
khác trên cơ sở những Khăn thương nhớ
nét giống nhau
ai...
Là cách lấy tên của sự
vật này để nói sự vật
khác trên cơ sở những
nét gần nhau
Tức phóng đại, có ít
nói nhiều, có nhỏ nói
to, hay ngược lại

Mắt thương nhớ ai...

Ước gì sông rộng
một gang...
Lỗ mũi mười tám
gánh lông...

Làm trrai cho đáng
nên trai- Khom lưng
uốn gối gánh hai hạt
vừng

Cách nói làm cho
những gì trái ngược
nhau nhưng lại nằm
trong hình thức thuận
chiều.
Cách nói tạo thành hai Chồng người đi
vế ngược nhau
ngược
về
xuôiChồng em ngồi bếp
sờ đuôi con mèo

-Năng
lực hợp
tác,
trao
đổi,
thảo
luận.

- Năng
lực giải
quyết
vấn đề:
Năng

lực
sáng
tạo
Năng
lực cảm
thụ,
thưởng
thức cái
đẹp


Bài tập 2- Truyện Mị Châu- Trọng Thủy(SGK)
Tham khảo:
Cốt lõi Hư cấu
sự thật thành bi
lịch sử kịch gì?

Mị
Châu
kết hôn
cùng
Trọng
Thủy
theo sự
sắp đặt
của vua
cha.
Thuỷ
làm
gián

điệp,
lấy
được bí
mật
chiếc
nỏ. An
Dương
Vương
mất
nước.
Mị
Châu,
Trọng
Thuỷ

Bi kịch
của Mị
ChâuTrọng
Thủy là
bi kịch
của tình
yêu: Mị
Châu vì
tình yêu
mà mất
cảnh
giác;
Trọng
Thủy vì
mâu

thuẫn
giữa tình
yêu với
nghĩa vụ
quốc gia
mà phải
tự vẫn.

Những
chi tiết
hoang
đường, kì
ảo
Các
chi
tiết hoang
đường, kì
ảo:
+
Chiếc
lẫy
nỏ
thần.
+
Rùa
Vàng (Sứ
Thanh
Giang).
+
Ngọc

trai (theo
lời nguyện
của
Mị
Châu
trước khi
chết)
+
Ngọc
trai- giếng
nước (rửa
nước
giếng
Trọng
Thủy,
ngọc trai
sáng lên).

Tính chất
của bi kịch

Bi kịch mang
tính chất lịch
sử: đánh dấu
một
bước
ngoặt
lớn
trong lịch sử
dân

tộc,
chuyển
từ
thời
Văn
Lang- Âu Lạc
sang
thời
thuộc Hán.

Kết
quả
của
bi
kịch

Bài học
rút ra

Đất
nước
ÂuBài học
Lạc
cảnh
bị
giác
diệt.
Trọng
ThủyMị
Châu

đều
bị
chết.


rơi vào
bi kịch
Bài tập 3- Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám để làm rõ
đặc sắc nghệ thuật của truyện là sự chuyển biến hình tượng
nhân vật Tấm(SGK)
Gợi ý:
+ Trong truyện Tấm Cám, nhân vật Tấm có sự chuyển hóa
liên tục, từ chỗ yếu đuối, thụ động, đến chỗ kiên quyết đấu
tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình”.
+ Chứng minh qua các giai đoạn:
- Yếu đuối, thụ động: từ đầu đến chỗ Tấm chết hóa thành
con chim vàng anh. Trong đoạn này, nhân vật Tấm chủ yếu
xuất hiện với tư cách nạn nhân, là con người nhỏ bé, yếu đuối,
bị áp bức...
- Chuyển hoá thành chủ động, kiên quyết đấu tranh giành
lại sự sống và hạnh phúc cho mình: từ chỗ hóa thành chim
vàng anh đến hết truyện. Trong đoạn này, Tấm trở nên chủ
động, kiên quyết, mạnh mẽ hơn. Biểu hiện của những phẩm
chất đó qua tiếng chim Vàng Anh (Giặt áo chồng tao...), qua
tiếng khung cửi (Kẽo cà kẽo kẹt- Lấy tranh chồng chị- Chị
khoét mắt ra...); qua cả việc hóa thân qua các kiếp khác: kiếp
làm con chim, kiếp làm cây xoan, cây thị..., và cuối cùng trở về
kiếp con người.
+ So sánh với các truyện cổ tích khác (như Thạch Sanh,
Sự tích trầu cau và vôi...): Các truyện cổ tích khác ít có không

gian nghệ thuật rộng rãi, qua nhiều kiếp như vậy; tính cách, số
phận của các nhân vật cũng không có nhiều biến hóa như trong
truyện Tấm Cám.
Bài tập 4- Lập bảng (SGK)
Tham khảo:
Truyện
Đối tượng Nội dung
Tình huống cười
cười
cười
Tam đại

Thầy đồ

Thói sĩ

Thầy bị học trò hỏi dồn,


con gà

dốt

Nhưng nó
phải bằng
hai mày

Quan tham

diện hão,

đã dốt lại
hay dấu
dốt

Thói tham
ô, ăn hối lộ

nhất là bị người nhà chất
vấn

Hai người cùng hối lộ
quan, quan xử kiện dựa
theo số tiền nhận hối lộ

c) Một số bài ca dao có:
- Chiếc khăn, chiếc áo :
- Biểu tượng cây đa, bến nước, con thuyền:
d) Một số câu ca dao hài h ước có tính chất giải trí, mua vui
:
- Ai làm chùa ngã xuống sông
Phật nổi lổm ngổm, chuông đồng chìm theo.
- Cái bống đi chợ Cầu Canh
Cái tôm đi trước củ hành đi sau
Con cua lạch tạch theo hầu
Cái chày rơi xuống vỡ đầu con cua.
- Ngồi buồn đốt một đống rơm
Khói bay nghi ngút chẳng thơm chút nào
Khói lên đến tận Thiên Tào,
Ngọc Hoàng phán hỏi, thằng nào đốt rơm?
Bài tập 6- (SGK)

+ Tìm một vài bài thơ sử dụng chất liệu văn học dân gian:
Tham khảo:
- Khổ thơ của Chế Lan Viên:
“Cái rét đầu mùa anh rét xa em
Đêm dài lạnh chăn chia làm hai nửa
Nửa đắp cho em ở miền sóng bể
Nửa đắp cho mình ở phía không em...”


Khổ thơ trên có sử dụng chất liệu trong bài Ngồi tựa mạn
thuyền (Dân ca quan họ Bắc Ninh):
“... Đêm dài, đêm lạnh, canh trường
Nửa chăn, nửa chiếu, nửa giường đợi ai?”
- Bài thơ Bài ca xuân 68 của Tố Hữu có đoạn:
“Hoan hô anh Giải phóng quân
Kính chào Anh, con người đẹp nhất!
Lịch sử hôn Anh, chàng trai chân đất
Sống hiên ngang, bất khuất trên đời
Như Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi...”
Đoạn thơ có sử dụng chất liệu trong truyện cổ tích Thạch
Sanh.
- Bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi có đoạn:
“Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy, sáng loà”...
Khổ thơ trên có sử dụng 2 hình ảnh trong ca dao: hình ảnh
“lửa thử vàng” và “bông sen không lấm trong bùn”:
“Vàng thì thử lửa, thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời”

Hình tượng “lửa thử vàng” dẫn đến việc dùng từ “sáng
loà” trong câu: “Nước Việt Nam từ máu lửa- Rũ bùn đứng dậy
sáng loà”.
Và bài ca dao:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Do ý tứ của bài ca dao này mà Nguyễn Đình Thi đã sử
dụng từ “bùn” trong “Rũ bùn đứng dậy... ”.
Một số câu thơ (bài thơ) của các nhà thơ trung đại hoặc
hiện đại có sử dụng văn học dân gian làm chất liệu sáng tác:
- Câu trong Truyện Kiều :


Sầu đong càng lắc càng đầy
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.
lấy ý từ câu ca dao:
Ai đi muộn dặm non sông
Để ai chứa chất sầu đong vơi đầy.
- Hoặc nhà thơ Tố Hữu viết:
Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm lỡ để trên đầu.
Là khởi hứng từ truyền thuyết An Dương Vương và Mị
Châu - Trọng Thủy.
- Truyện Thánh Gióng cũng gợi ý cho nhà thơ Chế Lan
Viên viết hai câu thơ rất hay trong bài Tổ quốc bao giờ đẹp thế
này chăng? :
Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt
Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng.

Còn có thể tìm thấy ở nhiều tác giả khác những sáng tác liên
quan ít nhiều đến văn học. Điều đó chứng tỏ văn học dân gian
có một sức sống trường tồn và không những thế nó còn có vai
trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển văn học viết.
LUYỆN TẬP
Hoạt động của GV - HS
GV giao nhiệm vụ:
Câu hỏi 1: Câu đánh giá: văn học
dân gian là những hòn ngọc quý là
của :
a. Nguyễn Trãí.
b. Hồ Chí Minh.
c. Nguyễn Du.
d. Phạm Văn Ðồng
Câu hỏi 2: Văn học dân gian được
truyền miệng bằng hình thức
a. Nói -kể

Kiến thức cần đạt
TRẢ LỜI
[1]='b'
[2]='d'
[3]='b'

Năng lực cần hình
thành
Năng lực giải quyết
vấn đề:



b. Hát
c. Diễn
d. Tất cả các hình thức trên
Câu hỏi 3: Ðánh giá nào sau đây
chưa đúng về ngôn ngữ của văn học
dân gian ?
a. Ngôn ngữ được dùng trong sáng
tác văn học dân gian là ngôn ngữ nói.
b. Ở Ðó là thứ ngôn ngữ thô sơ, đơn
giản
c. Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu nhưng
cũng rất bóng bẩy
d. Ngôn ngữ của người bình dân
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện
nhiệm vụ:

VẬN DỤNG
Hoạt động của GV - HS
GV sử dụng phương pháp
thảo luận nhóm và kỹ thuật
trình bày 1 phút.
GV giao nhiệm vụ: Qua
truyền thuyết An Dương
Vương và Mị Châu – Trọng
Thủy , bằng những hiểu biết
của mình, em hãy phát biểu
cách đánh giá của bản thân về
nhân vật Mị Châu.


Kiến thức cần đạt

Năng lực cần hình
thành
1/ Mở bài: Giới thiệu truyền Năng lực giải quyết
thuyết An Dương Vương và Mị vấn đề:
Châu – Trọng Thủy- nhận xét về
nhân vật Mị Châu.
2/ Thân bài:
- Tóm tắt truyền thuyết
- Giới thiệu nhân vật Mị Châu:
+ Ngây thơ, trong sáng, hết
lòng yêu thương và tin tưởng chồng.
+ Không có ý thức, trách
nhiệm của một công chúa đối với


- HS thực hiện nhiệm vụ:
đất nước, bỏ quên ý thức chính trị,
- HS báo cáo kết quả thực chỉ biết đắm mình trong tình riêng,
hiện nhiệm vụ:
tự tiện đem bí mật quốc gia cho
Trọng Thủy xem – vốn là con của
người từng đem quân xâm lược đất
nước.
+ Khi Âu Lạc thất thủ, cùng
cha chạy nạn, nàng vẫn không thức
tỉnh, lấy lông ngỗng làm dấu cho kẻ
thù đuổi theo.
++Bị kết tội là giặc và bị đích

thân cha đẻ chém đầu là hoàn toàn
hợp lí . Mị Châu gánh chịu bản án
lịch sử xuất phát từ truyền thống
yêu nước của dân tộc.
++Tuy nhiên, tất cả tội lỗi của
Mị Châu đều xuất phát từ sự quá
ngây thơ và cả tin, nên khi chết đi,
xác nàng biến thành ngọc thạch,
máu trai sò ăn phải biến thành hạt
châu . Sự hóa thân của Mị Châu thể
hiện lòng bao dung của nhân dân
đối với nàng.
- Nhận xét: Mị Châu chính là
nạn nhân của chiến tranh xâm lược,
của dã tâm con người.Qua nhân vật
Mị Châu nhân dân muốn lên án
chiến tranh xâm lược và rút ra bài
học lịch sử cho ngàn đời: phải biết
dung hòa giữa nước với nhà, giữa
chung với riêng.
3/ Kết bài: Khẳng định lại giá
trị truyền thuyết và hình tượng nhân
vật Mị Châu.


MỞ RỘNG , PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt


Năng lực cần hình
thành
GV giao nhiệm vụ, HS - Có ý thức trải nghiệm cuộc Năng lực tự học.
làm bài tập theo nhóm:
sống. Sau khi sưu tầm, viết thu
- Sưu tầm ở địa bàn cư
hoạch công việc đã làm;
trú một số tác phẩm văn - Tập diễn xướng một số tác
học dân gia, ghi chép và
phẩm VHDG tiêu biểu.
sắp xếp theo thể loại;
- Tập hát những bài dân
ca, đóng kịch dân gian
( Nghêu, sò, ốc, hến…)
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực
hiện nhiệm vụ:

4. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà.
- Lập sơ đồ tóm tắt kiến thức cơ bản về văn học dân gian
- Chuẩn bị bài: Chủ đề 8-Văn học sử
- Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ thứ X đến hết thế kỉ XIX


PHẦN 3: KẾT LUẬN
Qua thực tế sử dụng phương pháp này để hướng dẫn học sinh tôi đã thu
được một số kết quả rất khả quan:
- Phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình
chuẩn bị và tham gia học tập.
- Rèn cho học sinh tư duy sáng tạo, khả năng diễn đạt vấn đề trước tập thể bằng

ngôn ngữ nói nhằm tạo cho các em một thái độ tự tin vào bản thân, có thể làm chủ
được mình khi trình bày ý kiến trước tập thể.
- Tạo mối quan hệ gần gũi giữa giáo viên và học sinh để giáo viên có điều kiện
hiểu hơn về năng lực của học sinh. Từ đó có biện pháp giảng dạy thích hợp hơn,
ngược lại học sinh có thể cảm nhận được sự quan tâm sâu sắc của giáo viên đối với
mình.
Trong phạm vi chủ đề nhỏ này tôi đã chia sẻ cùng các đồng nghiệp một số
kinh nghiệm của cá nhân tôi trong quá trình giảng dạy, hướng dẫn học sinh tìm
hiểu bài ôn tập Văn học dân gian Việt Nam. Rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của các đồng chí.
Tôi xin chân thành cảm ơn các quí vị đại biểu, các thầy giáo, cô giáo đã chú
lắng nghe những chia sẻ của tôi trong bài viết này.
Cuối cùng tôi xin gửi tới quí thầy cô lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, thành
công! Xin trân trọng cảm ơn!



×