Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên giúp học sinh lớp 3 biết dùng hình ảnh so sánh khi viết văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772.37 KB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỌ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN
GIÚP HỌC SINH LỚP 3
BIẾT DÙNG HÌNH ẢNH SO SÁNH KHI VIẾT VĂN

Người thực hiện: Vũ Thị Hạnh
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Xuân Lập - Thọ Xuân
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tiếng Việt

THANH HÓA NĂM 2018

0


MỤC LỤC
Nội dung
1. Phần mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung của SKKN
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN
2.2. Thực trạng
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề


2.4. Hiệu quả của SKKN
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

Trang
1
1
2
2
2
2
2
3
5
19
19
19
20


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Tiếng Việt là một môn học ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng
lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Nếu phân môn Tập đọc rèn cho học sinh kĩ
năng đọc hiểu văn bản, phân môn Tập làm văn giúp học sinh có kĩ năng viết các
đoạn văn, bài văn theo từng chủ đề thì phân môn Luyện từ và câu cung cấp cho học
sinh các kĩ năng thực hành. Luyện từ và câu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc
mở rộng hệ thống hóa vốn từ ngữ cho học sinh, hình thành và phát triển cho học sinh

năng lực sử dụng từ, cách đặt câu và sử dụng câu ... trong giao tiếp và học tập. Từ
đó, giúp học sinh nói năng đúng chuẩn, phù hợp với mục đích và môi trường giao
tiếp, đồng thời góp phần rèn luyện tư duy và giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Chính
biện pháp tu từ so sánh đã góp một phần không nhỏ làm lên điều này.
So sánh là thao tác thường trực của tư duy, là “cách nói” rất quen thuộc và
phổ biến trong cuộc sống cũng như sáng tạo văn chương. So sánh có khả năng khắc
hoạ hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ, làm nên một hình thức miêu tả sinh động,
mặt khác, so sánh còn có tác dụng làm cho lời nói rõ ràng, cụ thể, sinh động, diễn
đạt được mọi sắc thái biểu cảm. Nhờ phép so sánh, người viết có thể gợi ra những
hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, đẹp đẽ cho người đọc, người
nghe. So sánh được coi là một trong những phương thức tạo hình, gợi cảm hiệu quả
nhất, có tác dụng lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng
tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người. Mặt khác, nó còn
làm cho tâm hồn và trí tuệ của con người thêm phong phú, giúp con người cảm nhận
cuộc sống và văn học một cách tinh tế hơn, sâu sắc hơn.
Xuất phát từ vai trò và tác dụng của phép tu từ so sánh, từ mục tiêu của
môn Tiếng Việt ở Tiểu học, ngay từ lớp 1, các bài học của Sách giáo khoa (SGK) đã
đưa vào khá nhiều hình ảnh so sánh... Tuy nhiên, đến lớp 3 học sinh mới chính
thức được học về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu. Sách giáo
khoa Tiếng Việt 3 đã giới thiệu sơ bộ về phép so sánh, hình thành những hiểu biết và
kĩ năng ban đầu về so sánh cho HS thông qua các bài tập thực hành. Từ đó, giúp HS
cảm nhận được cái hay của một số câu văn, câu thơ và vận dụng phép so sánh vào
quan sát sự vật, hiện tượng xung quanh và thể hiện vào bài tập làm văn được tốt hơn.
Mặt khác, việc dạy phép tu từ so sánh cho HS lớp 3 cũng là một cách chuẩn bị dần
để các em sử dụng thành thạo hơn phép tu từ này khi làm các bài văn kể chuyện,
miêu tả ở lớp 4, lớp 5.
So sánh được đưa vào chương trình lớp 3 với mục tiêu giúp học sinh:
- Nhận biết phép so sánh
- Mục đích, sử dụng phép so sánh
- Rèn luyện kỹ năng phát hiện và sử dụng phép so sánh

Trong thực tế, giáo viên và HS lớp 3 còn gặp nhiều khó khăn khi dạy học
về phép tu từ so sánh, hiệu quả dạy học về phép tu từ so sánh chưa cao. Sách
giáo khoa Tiếng Việt 3 không có các bài dạy riêng lý thuyết mà chỉ có bài tập để học
sinh thực hành về từ và câu, khá phong phú và đa dạng kiểu loại... Trong khi đó, tư
duy, nhận thức của học sinh lớp 3 là tư duy trực quan cụ thể. Các em có thể nhận


diện (tìm) những sự vật được so sánh, hình ảnh so sánh, các vế so sánh, từ chỉ so
sánh, đặc điểm so sánh được nói đến trong câu (đoạn văn), thơ hoặc văn bản nhưng
mới chỉ cảm nhận một cách chung chung tác dụng của so sánh. Các em thường gặp
khó khăn khi vận dụng đặt câu (nói, viết) có dùng phép so sánh vì vốn từ còn ít,
chưa biết cách quan sát, nhận xét sự vật, hiện tượng để tìm ra những đặc điểm giống
nhau. Bởi vậy, câu văn của các em chỉ mang nội dung thông báo chứ chưa có sức gợi
cảm, gợi tả... Điều đó cũng phần nào lí giải vì sao các bài tập Tập làm văn thường
khô khan, thiếu sức hấp dẫn.
Sách giáo viên hầu như cũng chỉ đưa ra đáp án bài tập, chứ chưa hướng dẫn cách
làm thế nào. Điều này khiến giáo viên gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận
dụng phương pháp dạy học sao cho kích thích được sự hứng thú, say mê học tập của
học sinh. Thực tế làm công tác chuyên môn nhiều năm tôi nhận thấy hầu như rất ít
học sinh lớp 3 biết sử dụng hình ảnh so sánh khi viết đoạn văn hoặc có em có viết
nhưng hình ảnh so sánh thường khập khiễng, không đúng dẫn đến đoạn văn rời rạc
thêm từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bài văn. Để giúp các em học sinh
lớp 3 biết viết những đoạn văn giàu hình ảnh so sánh, chuẩn bị cho một giai đoạn
viết văn sâu hơn ở lớp 4, 5 trong quá trình quản lí chuyên môn, tôi đã trăn trở,
nghiên cứu, tìm tòi đúc rút được một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên giúp học sinh
lớp 3 trường tôi phụ trách biết dùng hình ảnh so sánh khi viết đoạn văn và đã áp
dụng thành công, chính vì thế mà tôi đăng kí viết đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo
giáo viên giúp học sinh lớp 3 biết dùng hình ảnh so sánh khi viết văn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng giảng dạy phép tu từ so sánh ở lớp 3, từ đó, bước đầu đề

xuất phương hướng ứng dụng một số phương pháp giảng dạy có hiệu quả phép tu từ
so sánh cho học sinh lớp 3 ở các phân môn; thiết kế quy trình dạy học các dạng bài
tập về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu; xây dựng quy trình tổ
chức hướng dẫn HS vận dụng phép tu từ so sánh trong các giờ học Tập đọc và Tập
làm văn, góp phần giải quyết những khó khăn của giáo viên và nâng cao hứng thú và
kết quả học tập về phép tu từ so sánh cho HS.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Một số biện pháp dạy phép tu từ so sánh ở lớp 3.
- Giáo viên, học sinh khối 3 trường Tiểu học Xuân Lập - Thọ Xuân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, tôi đã sử dụng các nhóm phương
pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương
pháp so sánh, phương pháp tổng hợp và phương pháp hệ thống. Ngoài ra còn sử
dụng một số phương pháp, thao tác bổ trợ khác.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận:
Tiếng Việt ở trường Tiểu học được dạy và học thông qua c¸c phân môn. Phân
môn tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng bởi nó tận dụng các hiểu biết và kĩ
năng Tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện và cung cấp đồng thời góp phần
hoàn thiện chúng. Mặt khác, phân môn Tập làm văn còn rèn luyện cho học sinh các
2


kĩ năng sản sinh văn bản. Sản phẩm của phân môn Tập làm văn là các bài văn viết và
nói. Để sản sinh được các văn bản này, học sinh phải có thêm nhiều kĩ năng khác
ngoài các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Đó là các kĩ năng dùng từ, đặt câu, phân tích
đề, tìm ý, lập dàn ý, liên kết câu, đoạn và kĩ năng sử dụng các biện pháp tu từ trong
đó biện pháp so sánh.
Chúng ta đều biết rằng, chất lượng của một bài văn, nhất là văn miêu tả là
“nói ít gợi nhiều”, chi tiết đưa ra không cần nhiều nhưng phải dẫn đến cảm xúc

mãnh liệt nhất, dẫn đến những hình ảnh sinh động hiện lên trước mắt người đọc
khiến họ nhìn thấy rất rõ và rất có ấn tượng. Yếu tố tạo nên chất lượng trên là các chi
tiết có góc cạnh, sinh động, thể hiện được cái thần, cái hồn, cái dáng vẻ đặc biệt của
con người, con vật, hoa trái… Để có được những đoạn văn, bài văn như thế, ngoài
sự quan sát có chọn lọc, biết phát hiện, rất cần sự biểu đạt, phô diễn các chi tiết đã có
bằng cách dùng ngôn ngữ, vẽ nó lên trước mắt người đọc, người nghe. Sử dụng biện
pháp so sánh trong làm văn là một cách kết nối giữa cảm nhận tinh tế mọi sự vật ở
người viết và người đọc.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Thực trạng về công tác dạy học sinh dùng hình ảnh so sánh trong viết văn.
Hoạt động dạy học sinh viết các hình ảnh so sánh trong các đoạn văn, bài văn
được lồng trong các tiết tập làm văn. Một thực tế cho thấy trong mỗi lớp có nhiều
đối tượng học sinh khác nhau, việc hướng dẫn các em viết được các đoạn văn không
thể dẫn đến một đáp số đúng như môn toán mà có rất nhiều đáp số khác nhau. Để đạt
được mục tiêu em nào cũng biết viết được một đoạn văn theo yêu cầu đề bài, thay vì
phải mất rất nhiều thời gian, công sức đã có xu thế cho học sinh thuộc văn và viết lại
đoạn, bài đã thuộc. Với cách làm đó, việc giúp học sinh biết dùng hình ảnh so sánh
trong làm văn cũng mờ nhạt, ít ỏi dần. Việc hướng dẫn con em làm văn ở nhà của
các bậc phụ huynh không được coi trọng, rất ít phụ huynh quan tâm đến việc hướng
dẫn con em mình viết các câu văn có hình ảnh so sánh.
2.2.2. Nội dung chương trình Tập làm văn liên quan đến dùng hình ảnh so sánh
trong bài viết và thực trạng viết văn của học sinh lớp 3
Trong chương trình phân môn Tập làm văn ở lớp 3, các tiết Tập làm văn được
cụ thể thành các bài tập nhỏ. Các bài tập như: Kể lại buổi đầu đi học; Kể về người
hàng xóm; viết đoạn văn về quê hương; viết đoạn văn về cảnh đẹp đất nước; viết
đoạn văn về thành thị, nông thôn; kể về việc học tập của em (Ở học kì I), viết đoạn
văn về người lao động trí óc; kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật; kể về lễ hội, kể lại
một trận thi đấu thể thao; viết đoạn văn về bảo vệ môi trường …(Ở học kì II) là
những bài tập yêu cầu học sinh phải viết thành đoạn văn. Trước khi viết thành những
đoạn văn ngắn, các em được thực hành kể hoặc trả lời các câu hỏi tìm ý cho đoạn

văn. Việc viết thành một đoạn văn ngắn đối với các em học sinh lớp 3 đã trở nên
quen thuộc vì từ lớp 2 các em đã thực hành viết đoạn văn nhiều lần. Tuy nhiên, việc
đưa vào trong đoạn văn những hình ảnh so sánh chưa nhiều. Một số em đã viết được
hình ảnh so sánh trong đoạn văn nhưng có hình ảnh lại thiếu chính xác, sự so sánh
khập khiễng, không phù hợp khiến cho câu văn, đoạn văn trở nên thiếu tự nhiên, gò
bó và ảnh hưởng đến chất lượng đoạn văn.
3


2.2.3. Kết quả khảo sát
Để kiểm tra chất lượng viết đoạn văn có hình ảnh so sánh, tôi đã tiến hành
cho các em HS lớp 3 làm bài kiểm tra.
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn về cảnh đẹp của đất nước.
Kết quả đạt được như sau:
Tổng số HS

Số đoạn văn có hình
ảnh so sánh hấp dẫn,
sinh động

Số đoạn văn đã
có hình ảnh so
sánh tương đối
đảm bảo phù hợp

Số đoạn văn có
hình ảnh so sánh
chưa phù hợp,
thiếu chính xác.


Số đoạn văn chưa
có hình ảnh so
sánh.

85
0=0%
12 = 14,1%
18 = 21,2 %
55 = 64,7 %
Kết quả đánh giá một bài tập làm văn trên đây cho thấy chưa có học sinh nào
viết được đoạn văn có hình ảnh so sánh sinh động, giàu hình ảnh, lôi cuốn người đọc
hoặc gây ấn tượng. Nguyên nhân dẫn tới kết quả đó là:
*. Đối với giáo viên:
- GV còn xem nhẹ tầm quan trọng của việc hướng dẫn học sinh viết đoạn văn có sử
dụng hình ảnh so sánh vì tâm lí chỉ cần học sinh hoàn thành mục tiêu bài học là viết
được đoạn văn về chủ đề nào đó là được không nhất thiết phải có sử dụng các biện
pháp tu từ trong khi viết văn đã ăn sâu vào trong suy nghĩ của nhiều giáo viên nên
giáo viên chưa chú ý hướng dẫn học sinh cần sử dụng phép so sánh khi viết văn.
- Giáo viên chưa thực sự nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, dạy bài nào là biết bài đó
(chưa chú ý đặt bài dạy vào trong hệ thống kiến thức, kĩ năng của môn học) nên
thiếu củng cố, khắc sâu, mở rộng cho học sinh.
- Khi dạy Tập đọc, dạy Luyện từ và câu, dạy Tập làm văn GV chưa chú trọng, chưa
lưu tâm đến việc rèn cho HS thói quen ví von, so sánh trong lời ăn tiếng nói của các
em; GV chưa có biện pháp hữu hiệu để kích thích tư duy, kích thích trí tưởng tượng,
liên tưởng của các em đối với những sự vật, hiện tượng có nét tương đồng, giống
nhau khi nói và viết.
- GV chưa thực sự đầu tư trong việc soạn giảng các tiết học Luyện từ và câu hướng
dẫn học sinh cách so sánh một cách hiệu quả nhất. Kiến thức về phong cách học của
GV còn hạn chế. GV chưa biết vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức và
hình thức dạy học nên kết quả học tập của HS chưa cao. Bên cạnh đó, GV phần lớn

chỉ chú trọng đến việc dạy cho HS cách nhận diện phép so sánh mà chưa quan tâm
nhiều tới việc dạy HS cách cảm nhận và vận dụng các kiến thức về so sánh vào việc
nói và viết.
*. Đối với học sinh:
- Tỉ lệ HS viết đoạn văn chưa có hình ảnh so sánh phù hợp hoặc thiếu chính xác hoặc
chưa có hình ảnh so sánh... còn cao là do các em chưa tìm ra được đặc điểm nổi bật
về hình dáng, kích thước, mùi vị, màu sắc... để liên tưởng ví von cho thật ấn tượng,
dẫn đến khập khiễng, mất đi hiệu quả tác dụng của phép so sánh. Hơn nữa các em
còn tìm sai từ so sánh, nhận diện sai các yếu tố so sánh là do việc nắm kiến thức lí
thuyết về so sánh chưa vững. Mặt khác do các em lười tư duy hoặc tư duy hạn chế,
vốn sống của các em chưa phong phú, vốn từ còn nghèo nàn, chưa có kĩ năng viết
câu có hình ảnh so sánh trong đoạn văn.

4


- Các em chưa nắm được các cách so sánh một cách chắc chắn dẫn đến khi sử dụng
phép so sánh các em còn lúng túng, chưa xác định được đối tượng so sánh để tìm
hình ảnh so sánh cho phù hợp, hay so sánh khập khiễng, không đúng đối tượng,…
- Do năng lực tiếp thu của một số HS còn chậm nên các em còn mắc một số lỗi như
lỗi về nhận diện phép sánh, lỗi về cách cảm thụ và vận dụng các hình ảnh so sánh
vào bài làm của mình.
Thực trạng trên cho thấy điều tác động nhiều nhất đến chất lượng viết văn của
học sinh là cách dạy, các biện pháp dạy học nhằm giúp các em học sinh lớp 3 biết
viết những đoạn văn giàu hình ảnh, sinh động.
Nắm bắt được những nguyên nhân dẫn đến chất lượng viết văn có sử dụng
hình ảnh so sánh của học sinh lớp 3 chưa đạt theo yêu cầu tôi đã áp dụng một số giải
pháp sau:
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Nâng cao nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của phép so sánh

trong dạy học Tiếng Việt.
Để nâng cao chất lượng của việc giúp học sinh biết sử dụng hình ảnh so sánh
khi viết văn người giáo viên cần nhận thức đúng đắn phép so sánh và sử dụng hình
thức dạy học hiệu quả, tích cực. Do đó, đòi hỏi người giáo viên phải luôn mẫu mực
trong việc nhận thức, tìm tòi, nâng cao sự hiểu biết về phép so sánh. Trước hết, bản
thân tôi nhận thấy mình phải thực sự thuần thục về kĩ năng hướng dẫn học sinh biết
sử dụng phép so sánh, cũng như khả năng, hiểu biết về lí thuyết so sánh. Hiểu như
vậy nên trong quá trình quản lí chỉ đạo chuyên môn ở trường tôi luôn chú ý bồi
dưỡng cho giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của phép so sánh trong viết văn,
tôi cũng luôn tìm tòi, suy nghĩ, tìm hiểu về các dạng, các mô hình của phép tu từ so
sánh ở Tiểu học. Từ đó hướng dẫn, định hướng cho giáo viên của trường thực hiện
dạy có hiệu quả việc giúp học sinh biết sử dụng phép so sánh khi viết văn.
2.3.2. Bồi dưỡng về phương pháp và kiến thức về phép tu từ so sánh cho GV.
- Bản thân tôi nhận thấy: Để giúp nâng cao chất lượng viết văn có sử dụng phép so
sánh thì điều đầu tiên cần phải làm đó là bồi dưỡng về kiến thức, giúp giáo viên
vững vàng hơn về phương pháp dạy phân môn Luyện từ và câu. Nắm được điều đó
nên trong quá trình quản lí, chỉ đạo chuyên môn tôi đã chú ý định hướng cho giáo
viên cần phải dạy đúng quy trình. Để học sinh học tốt dạng bài tu từ so sánh. Bất cứ
một bài tập nào, tôi đều yêu cầu giáo viên cần làm theo các bước sau:
- Đọc kỹ đề bài
- Xác định đúng yêu cầu của bài
- Phân tích yêu cầu của bài
- Học sinh làm bài
- So sánh đối chiếu kết quả của học sinh với đáp án (HS phải giải thích được đáp án
của mình).
- GV phải giải thích cho học sinh rõ vì sao có đáp án đó.
* Ví dụ : Bài tập 2 (Trang 8): Tìm sự vật được so sánh trong khổ thơ sau:
Ơ cái dấu hỏi
Trông ngộ ngộ ghê
5



Như vành tai nhỏ
Hỏi rồi lắng nghe
- Giáo viên yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề
- Giải thích cho học sinh hiểu từ ngữ chỉ sự vật.
- HS gạch chân bằng bút chì từ chỉ sự vật vào SGK
- Học sinh trình bày (Giáo viên có thể hỏi vì sao để học sinh giải thích lí do lại sao
em chọn từ đó)
- Giáo viên đưa ra đáp án để đối chiếu kết quả:
Sự vật so sánh
Từ so sánh
Sự vật so sánh
Cái dấu hỏi
như
vành tai nhỏ
+ Giáo viên có thể vẽ lên bảng hoặc giải thích cho học sinh hiểu Dấu hỏi cong cong,
nở rộng ở phía trên rồi nhỏ dần chẳng khác gì vành tai. (Giáo viên có thể cho học
sinh nhìn vào vành tai bạn).
* Chú ý : Phương pháp này có hiệu quả nhất là sử dụng khi tìm hiểu bài.
Hay, tôi đã cung cấp cho giáo viên nắm vững kiến thức lí thuyết về so sánh như cấu
tạo của phép so sánh gồm 4 yếu tố:
Câu: Mặt tươi như hoa.
1
2
3
4
Mặt
tươi
như

hoa
Trong đó:
- Yếu tố 1: là cái so sánh
- Yếu tố 2: là cơ sở so sánh, có vai trò nêu rõ phương diện so sánh
- Yếu tố 3: từ dùng để so sánh. Ngoài "như" còn có các từ "tựa", "tựa như", "giống
như", "là", "như là", "như thể",...
- Yếu tố 4: là cái được so sánh tức là cái đưa ra để làm chuẩn so sánh.
Khi xem xét phép so sánh, có thể dựa vào mặt cấu trúc của nó.
- Dựa vào cấu trúc: Có thể đưa ra các dạng so sánh như sau:
Dạng 1: Phép so sánh đầy đủ 4 yếu tố: Đây là dạng so sánh chuẩn vì nó có đầy đủ cả
4 yếu tố: Cái so sánh, cơ sở so sánh, mức độ so sánh và cái được so sánh.
VD: Bà hiền như suối trong.
1 2 3
4
Dạng 2: So sánh vắng yếu tố (1), tức là so sánh không có cái so sánh.
VD: trong như thạch
Dạng so sánh này có rất nhiều trong thành ngữ so sánh: "đông như hội", "xấu như
ma", "lặng như tờ", "ngọt như đường",...
Dạng 3: So sánh vắng yếu tố (2)
Dạng so sánh này kích thích sự làm việc của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn để có thể
xác định được những nét giống nhau giữa hai đối tượng ở hai vế và từ đó nhận ra đặc
điểm của đối tượng được miêu tả.
VD: Đây con sông như dòng sữa mẹ.
"con sông" được so sánh như "dòng sữa mẹ" và từ hình ảnh so sánh này có thể suy
nghĩ, liên tưởng tới nhiều hình ảnh khác nhau:
Chẳng hạn: Con sông đầy ăm ắp như dòng sữa mẹ.
6


Con sông ngọt ngào như dòng sữa mẹ.

Con sông tốt lành như dòng sữa mẹ.
Dạng 4: So sánh vắng yếu tố (2) và (3)
Đây là dạng so sánh không đầy đủ, chỉ có cái so sánh và cái được so sánh. Yếu tố (2)
và (3) được thay thế bằng chỗ ngắt giọng, dấu gạch ngang hoặc là hình thức đối
chọi.
VD: Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.
Bằng cách giúp giáo viên nắm vững kiến thức cũng như nội dung chương trình giảng
dạy có liên quan đến phép so sánh giúp cho giáo viên có từng phương pháp giảng
dạy đối với mỗi dạng bài và từng bước nâng cao được hiệu quả giảng dạy.
2.3.3. Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát sự vật một cách tinh tế
Quan sát không chỉ đơn giản là nhìn sự vật để nắm bắt các thông tin về sự vật
đó mà còn phải sử dụng mọi giác quan để nhận biết về sự vật. Đối với học sinh Tiểu
học, hướng dẫn các em quan sát sự vật là hướng dẫn các em thực hiện các nhiệm vụ
mắt nhìn, mũi ngửi, tay sờ, lưỡi nếm, có khi còn phải dùng cả làn da để cảm nhận sự
vật. Có những cảnh vật, con người, sự việc diễn ra quanh ta tưởng chừng như rất
quen thuộc nhưng nếu ta không chú ý quan sát, nhận xét để có cảm xúc và ghi nhớ
thì chúng ta sẽ không làm giàu thêm vốn hiểu biết về cuộc sống của chúng ta. Để
viết được một đoạn văn có các hình ảnh so sánh trước hết tôi hướng dẫn giáo viên
tập cho học sinh xây dựng thói quen quan sát sự vật một cách kĩ càng bằng nhiều
giác quan, tìm ra được những nét chính, thấy được những nét riêng độc đáo của mỗi
sự vật, suy nghĩ xem các sự vật, các chi tiết độc đáo vừa quan sát đó giống với sự vật
nào đã gặp, đã biết. Sau đó, tôi yêu cầu giáo viên hướng dẫn các em ghi chép lại vào
giấy nháp.
VD: Khi hướng dẫn HS viết đoạn văn về nông thôn, tôi định hướng để giáo
viên hướng dẫn các em quan sát quang cảnh ở nông thôn quê em, có thể là cảnh
đường làng, triền đê, cánh đồng, dòng sông, thôn xóm …. Giáo viên gợi cho các em
quan sát bằng hệ thống câu hỏi:
- Con đường làng như thế nào? ( quanh co uốn lượn ).
- Em thấy con đường giống với sự vật nào? (giống một con rắn khổng lồ đang
trườn dài trên mặt đất).

- Con rắn ấy hiền lành hay hung dữ ? (hiền lành).
- Hãy viết thành câu văn có hình ảnh so sánh nói về con đường? Học sinh của
tôi nêu được: (Con đường làng quanh co uốn lượn như một con rắn khổng lồ hiền
lành đang trườn dài trên mặt đất).
Từ việc hướng dẫn học sinh quan sát đến ghi chép kết quả quan sát và viết
thành những câu văn, các em học sinh lớp 3 trường tôi phụ trách đã có được những
hình ảnh so sánh hay về nông thôn như: Cánh đồng lúa quê em đang thì con gái
xanh mượt như một tấm thảm nhung êm ả hoặc Nhà cửa san sát bên nhau xen lẫn
những vườn cây xanh tốt đẹp như một bức tranh hoặc Dòng sông như dải lụa mềm
vắt qua làng quê em,...

7


Mỗi cảnh vật chỉ cần miêu tả bằng một đến hai câu văn nhưng phải thể hiện
được những nét đặc trưng, nổi bật, tiêu biểu của cảnh đó kết hợp được một số hình
ảnh so sánh mới giúp các em có được những đoạn văn hay, gây ấn tượng.
Việc quan sát kĩ các sự vật còn giúp học sinh có sự nhìn nhận, đánh giá chính
xác về sự vật. Từ đó giúp các em lựa chọn các hình ảnh so sánh hợp lí nhất.
2.3.4. Hướng dẫn giáo viên bồi dưỡng trí tưởng tượng, óc liên tưởng cho học sinh
Khi học sinh đã có kĩ năng quan sát kĩ sự vật, tôi hướng dẫn giáo viên tiếp tục
giúp các em phát huy trí tưởng tượng phong phú của tuổi thơ. Việc tưởng tượng, liên
tưởng các sự vật có nét tương đồng, giống nhau giúp các em viết được câu văn có
hình ảnh so sánh chính xác, độc đáo. Trong bài tập đọc “Nhớ lại buổi đầu đi học”,
bằng trí tưởng tượng và óc liên tưởng phong phú của mình, nhà văn Thanh Tịnh đã
viết được những hình ảnh so sánh vô cùng đặc sắc như: “Tôi quên sao được những
cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa
bầu trời quang đãng”. Hoặc hình ảnh “Họ như con chim non nhìn quãng trời rộng
muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ”.
Đối với học sinh lớp 3, yêu cầu các em dựa vào trí tưởng tượng, óc liên tưởng

để viết các câu văn có hình ảnh so sánh chỉ ở mức độ đơn giản. Chỉ cần học sinh tạo
ra được một hình ảnh so sánh dù chưa hay, chưa chính xác, chúng ta sẽ giúp các em
chỉnh sửa phù hợp.
VD1: Khi viết đoạn văn về ngày đầu tiên đi học, có em viết: “Ngày đầu tiên
đến trường em thấy rất sợ sệt, sợ như có ai đang dọa em”, tôi đã chú ý gợi mở để
sửa lại:
- Ngày đầu tiên đi học, em có cảm giác như thế nào? (Vui, hồi hộp, lo sợ).?. Niềm
vui, sự hồi hộp đó giống lần nào? ( Giống lần đầu tiên em được bố mẹ cho đi chơi
xa).
Kết quả học sinh đó viết lại: Ngày đầu tiên đi học em thấy vui và hồi hộp
như lần đầu tiên em được bố mẹ cho đi chơi xa.
VD2: Khi viết đoạn văn về quê hương, ở cuối đoạn văn, tôi đã khơi gợi trí
tưởng tượng của các em như:
- Một ngày không xa, quê hương em sẽ trở nên giàu mạnh, lúc đó, nhà cửa,
đường xá, cây cối sẽ như thế nào? Con người và cảnh vật trên quê hương em sẽ thay
đổi ra sao?
Hoặc có thể đặt câu hỏi khác như : Em mơ ước quê hương em trong tương lai
sẽ như thế nào?
Kết quả học sinh đã viết được: Một ngày không xa, quê em sẽ trở nên giàu
mạnh hơn bây giờ rất nhiều. Những ngôi nhà cao tầng sừng sững như những dãy
núi san sát bên nhau. Những con đường dải nhựa đến từng ngõ xóm. Cuộc sống của
người dân sung túc, hiện đại như mong ước của mọi người.
VD3: Khi viết đoạn văn kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em
đối với em, tôi chú ý giúp các em liên tưởng:
- Được đón nhận tình cảm yêu thương, chăm lo của bố mẹ, em cảm thấy như thế
nào? (Em thấy mình rất hạnh phúc)

8



- Niềm hạnh phúc đó giống với những hình ảnh nào trong các hình ảnh dưới đây?
(Tôi đưa ra một số bức ảnh để học sinh lựa chọn):

Cuối cùng các em sẽ lựa chọn được một hình ảnh hợp lí nhất và đặt được câu:
“Niềm hạnh phúc của em là được sống trong tình cảm yêu thương vô bờ của bố
mẹ giống như những chú gà con được nằm dưới đôi cánh ấp ủ thân thương của
gà mẹ”.
Để giúp các em có được trí tưởng tượng phong phú, tôi yêu cầu giáo viên
luôn dẫn dắt, gợi mở, nêu vấn đề ở mỗi bài văn viết bằng các từ ngữ gợi hình ảnh,
âm thanh, tạo hình hoặc sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, chỉ ra các sự vật gần gũi, thân
quen hằng ngày để giúp các em biết kết nối chúng lại với nhau, so sánh với nhau.
Điều đó góp một phần tạo ra được các câu văn có hình ảnh so sánh.
2.3.5. Chỉ đạo giáo viên dạy kĩ kiến thức về phép so sánh ở phân môn luyện từ và
câu
Phép so sánh được đưa vào dạy trong chương trình luyện từ và câu lớp 3, chủ
yếu ở học kì I. Ngay từ tuần đầu tiên đã có bài tập về nhận diện các sự vật được so
sánh với nhau. Để giúp HS biết sử dụng hình ảnh so sánh người giáo viên cần có
biện pháp dạy học các tiết lí thuyết một cách tỉ mỉ, dễ hiểu, có chất lượng nhất để HS
nắm vững được các cách so sánh từ đó giúp các em vận dụng vào làm bài tốt hơn.

9


Nắm được điều đó nên tôi đã hướng dẫn giáo viên trong quá trình giảng dạy các tiết
Luyện từ và câu cần chú ý hướng dẫn học sinh như sau:
Thông qua hệ thống các bài tập, giáo viên giúp các em phát hiện ra các mô
hình so sánh:
a) Mô hình 1: So sánh: sự vật - sự vật
b) Mô hình 2: So sánh: sự vật - con người
c) Mô hình 3: So sánh: hoạt động với hoạt động

d) Mô hình 4: So sánh: âm thanh - âm thanh
Để các em nhận diện, phân biệt được các mô hình so sánh trên, tôi cùng giáo
viên giúp các em tìm hiểu, nắm vững yêu cầu các bài tập trong SGK, phân tích cụ
thể các hình ảnh so sánh tìm được. Ngoài ra, tôi cùng với giáo viên sưu tầm thêm
nhiều dạng bài tập cùng loại hoặc sáng tạo để giúp các em nắm vững, hiểu rộng hơn
về phép so sánh.
VD: So sánh sự vật – sự vật có các dạng như: A như A, A là B, A chẳng bằng
B…, trong SGK có các bài tập như:
Tìm sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn sau:
“Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành.”
(Huy Cận)
“Mặt biển sáng trong như một tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch”.
(Vũ Tú Nam)
“Cánh diều như dấu “á”
Ai vừa tung lên trời.”
“Ơ, cái dấu hỏi
Trông ngồ ngộ ghê,
Như vành tai nhỏ
Hỏi rồi lắng nghe.”
Đối với bài tập trên, sau khi hướng dẫn học sinh phân tích các hình ảnh so sánh, các
em sẽ nêu được các sự vật được so sánh với nhau là: “Hai bàn tay em” so sánh với
“hoa đầu cành”; “Mặt biển” so sánh với “tấm thảm khổng lồ”… Ngoài ra, tôi còn
hướng dẫn giáo viên lấy thêm các ví dụ về hình ảnh so sánh khác để làm rõ hơn kiểu
so sánh sự vật – sự vật như: Chỉ ra các sự vật được so sánh với nhau, các từ so sánh
trong đoạn thơ sau:
“ Lá thông như thể chùm kim
Reo lên trong gió một nghìn âm thanh
Lá lúa là lưỡi liềm cong
Vây quanh bảo vệ một bông lúa vàng

Lá chuối là những con tàu
Bồng bềnh chở nặng một màu gió trăng”.
(Phạm Đức)
Sau khi HS đã nắm được các kiểu bài so sánh, giáo viên mở rộng giới thiệu
thêm một số dạng bài so sánh sáng tạo hơn cho HS có năng khiếu. Chẳng hạn bài tập
sau:
10


Trong Trường ca Đam San có viết: “Nhà dài như tiếng chiêng. Hiên nhà dài
như sức bay của một con chim”.
a. Hãy nêu các hình ảnh được so sánh trong hai câu trên?
b. Các hình ảnh so sánh ấy có gì đặc biệt?
Sau khi phân tích, tìm hiểu, học sinh sẽ tìm được các hình ảnh so sánh là
“nhà dài” so sánh với “tiếng chiêng”, “hiên nhà” so sánh với “sức bay của một
con chim”. Các từ so sánh ở hai câu trên là: “như” , “bằng”. Tôi phân tích thêm để
học sinh thấy được sự so sánh ở đây là không cùng loại: nhà/ tiếng chiêng (So sánh
sự vật với âm thanh), hiên nhà/ sức bay của chim ( so sánh sự vật với tính chất). Từ
sự so sánh ấy, các em cảm nhận được sự bất ngờ, độc đáo, thú vị qua hai câu văn và
cũng hiểu được phần nào sắc thái của trường ca Đam San cũng như bản sắc của con
người, núi rừng Tây Nguyên.
Hay đối với bài tập 3 Tuần 15 với yêu cầu cao hơn, đó là: Quan sát từng cặp sự
vật được vẽ dưới đây rồi viết những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh.

Hình1

Hình 2

Hình 3
Hình 4

Đối với loại bài tập này tôi định hướng cho giáo viên hướng dẫn học sinh như sau:
Bước 1: Xác định rõ yêu cầu bài tập
Nhiệm vụ 1: quan sát từng cặp sự vật trong tranh
Nhiệm vụ 2: Viết những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh
Bước 2: Quan sát kĩ các cặp trong tranh, viết tên từng cặp sự vật được so sánh
trong tranh.
11


Bước 3: Nhớ lại những kiến thức về phép so sánh đã học (cách so sánh)
Bước 4: HS tiến hành làm việc và ghi kết quả vào phiếu
Bước 5: HS trình bày kết quả:
Học sinh lớp 3 trường tôi phụ trách đã có kết quả so sánh ở bài tập này như
sau:
Ở hình 1: HS nối tiếp đặt được các câu như sau:
- Trăng tròn như quả bóng.
- Trăng rằm tròn xoe như quả bóng.
Ở hình 2:
- Bé cười tươi như hoa.
- Mặt bé tươi như hoa.
- Em bé xinh đẹp như hoa hồng.
Hình 3: - Đèn điện sáng như sao.
- Đèn điện sáng như mặt trăng.
- Ngọn đèn thức như sao đêm không ngủ.
Hình 4: - Đất nước ta cong cong như hình chữ S.
- Hình dáng đất nước Việt Nam cong như hình chữ S.
Dưới sự dẫn dắt của như trên của tôi, HS rút ra kiến thức cần củng cố: Muốn
viết được những hình ảnh so sánh, trước hết ta cần quan sát kĩ các sự vật được so
sánh với nhau, sau đó tìm ra sự giống nhau giữa chúng và từ đó viết hình ảnh so
sánh.

Thông qua hệ thống bài tập, tôi cùng với giáo viên khối 3 giúp các em nhận ra
các từ so sánh thể hiện sự ngang bằng : như, là, giống, giống như, giống hệt, giống
đúc, giống lột, y như, y hệt, y như là, bằng …hoặc dùng dấu câu như dấu gạch
ngang, dấu phẩy; các từ so sánh thể hiện sự hơn kém như: hơn, kém, thua, chẳng
bằng, gần bằng,…
2.3.6. Giúp giáo viên hướng dẫn HS vận dụng các kiểu so sánh vào viết từng câu
văn, đoạn văn
Nắm vững kiến thức về biện pháp so sánh các em học sinh có thể tự tin hơn
khi vận dụng biện pháp so sánh trong làm văn. Tuy nhiên, giáo viên cần hướng dẫn
để các em hiểu không phải câu văn nào trong đoạn văn cũng phải có hình ảnh so
sánh. Chỉ những sự vật, âm thanh, hoạt động tiêu biểu, có tác dụng làm nổi bật đoạn
văn hoặc những sự vật, hoạt động đã được quan sát kĩ càng, lựa chọn được hình ảnh
so sánh hợp lí thì mới tạo ra một hình ảnh so sánh sinh động. Vì vậy, tôi luôn định
hướng cho HS tìm ý so sánh trước khi làm bài.
VD: Khi viết đoạn văn về quê hương, tôi đã cùng với giáo viên chú ý gợi mở,
định hướng:
- Làng quê em vào mùa thu hoạch, cánh đồng lúa chín vàng có thể so sánh với
những gì? ( nong kén vàng khổng lồ, biển lúa vàng, ….)
- Những đêm trăng sáng, xóm làng lại rộn ràng, vui như ( ngày hội, ngày Tết, được
mùa…).
Đối với học sinh lớp 3, do vốn sống, vốn từ của các em chưa nhiều nên việc
đặt câu có hình ảnh so sánh còn hạn chế. Để giúp các em có được những hình ảnh so
12


sánh sinh động, đảm bảo chính xác trong khi làm văn, tôi cùng giáo viên xây dựng
một số bài tập nhỏ giúp các em vận dụng những hình ảnh đã viết vào bài văn của
mình. Việc tổ chức dạy các dạng bài tập này tiến hành trong các tiết buổi 2, trước khi
làm bài văn viết.
VD: Trước khi làm bài văn kể về một lễ hội, giáo viên tổ chức cho học sinh

làm bài tập sau:
Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm trong các câu
sau:
a. Hai bên bờ sông, tiếng trống dồn dập lẫn tiếng hò reo cổ vũ của người đi
xem hội như tiếng của…………… (cô giáo giảng bài, còi xe inh ỏi, đoàn quân
chiến thắng, đàn pi-a-nô.)
b. Những chiếc thuyền đua lao nhanh như……………………( tên, bay, chiến
thuyền, căn cắt).
c. Dòng người từ khắp mọi nơi về đây trẩy hội, lối đi nào cũng chật
như…………..(kiến cỏ, nêm)
Ở mỗi bài tập, tôi soạn đầy đủ các mô hình so sánh để khi làm bài, các em học
sinh có thể vận dụng một trong các hình ảnh so sánh đó vào bài văn của mình (đối
với học sinh hoàn thành mục tiêu môn học) hoặc vận dụng một cách sáng tạo hơn
(đối với học sinh hoàn thành tốt mục tiêu môn học).
Ngoài ra, tôi hướng dẫn giáo viên sử dụng một số hình ảnh trực quan, vật thật
để giúp các em có cảm nhận cụ thể và phát hiện ra sự so sánh, từ đó biết viết những
câu văn có hình ảnh so sánh.
VD: Khi viết một đoạn văn về một trận thi đấu thể thao, giáo viên cho Học
sinh quan sát quả bóng với một số sự vật khác (quả địa cầu, cái đĩa, quả dừa, quả
bưởi…) để học sinh lựa chọn sự vật được so sánh với quả bóng.
Sau những quan sát ấy, có em đã viết được: Trên sân, quả bóng to hơn quả
bưởi một tí đang lăn từ chân bạn Long sang chân bạn Hải rồi Hải lại chuyền sang
cho Tuấn.
Hoặc có em viết: Quả bóng như quả địa cầu không xoay trên giá đỡ mà lăn
tròn trên sân.
2.3.7. Hướng dẫn học sinh biết chọn hình ảnh để so sánh phù hợp trong từng
hoàn cảnh cụ thể.
Đối với học sinh lớp 3 vốn từ của các em còn hạn chế, nhiều khi các em lựa
chọn các sự vật để so sánh chưa thực sự chính xác, phù hợp. Nắm được điều đó, nên
tôi luôn chú ý yêu cầu giáo viên cần thường xuyên chấm, chữa bài cho các em, phát

hiện những lỗi sai kịp thời và gợi ý cho HS tự sửa lại cho phù hợp.
Ví dụ: HS viết câu: Bạn Lan gầy như que củi.
Đọc câu văn trên của học sinh tôi nhận thấy cách dùng hình ảnh so sánh của
các em chưa hợp lí vì vậy tôi định hướng cho các HS khác nhận xét:
Em có nhận xét gì về hình ảnh so sánh của bạn? Nếu là em, em sẽ nói thế
nào?
Bằng cách gợi mở như vậy, học sinh sẽ tự nêu ra các hình ảnh so sánh khác
nhau phù hợp.
13


Hay câu: "Trong giờ thể dục, bạn Nam chạy nhanh như ma đuổi."
Đối với tình huống này tôi lưu ý cho các em nhận xét về cách so sánh:
- Em có nhận xét gì về cách so sánh của bạn?
- “Chạy như ma đuổi” là hình ảnh so sánh thường chỉ để miêu tả người chạy
nhanh trong tình huống nào?
- Em sẽ thay bằng hình ảnh so sánh đó bằng hình ảnh so sánh nào?
HS có thể nói: Chạy như tên bắn, chạy nhanh như cắt...
Tôi chú ý giúp cho HS cần hiểu so sánh không chỉ là miêu tả, mà quan trọng
là trong hình ảnh so sánh phải thể hiện được sự nhận xét và tình cảm của riêng mình.
Tóm lại, giáo viên cần làm cho HS hiểu mỗi câu nói hay một hình ảnh so sánh
là một hành động do nhu cầu nhất định của sự giao tiếp thúc ép. Trong thực tế của
hoạt động ngôn ngữ, không có những câu đối lập với tình huống và ngữ cảnh. Chính
vì vậy, muốn biết hình ảnh so sánh có phù hợp với mục đích giao tiếp hay không thì
phải đặt nó vào trong ngữ cảnh. Điều này cho phép chúng ta thấy trong hoàn cảnh
nào thì người nói có thể nói như thế này mà không nói như thế khác.
2.3.8. Hướng dẫn HS tích lũy những hình ảnh so sánh trong thơ, văn; trong cuộc
sống.
Biết tích lũy, ghi nhớ những câu văn, đoạn văn giàu hình ảnh so sánh kết
hợp với khả năng vận dụng sáng tạo trong làm văn sẽ giúp học sinh có những bài

văn hay, ý nổi bật. Vận dụng hình ảnh so sánh đã đọc nào đó vào văn của mình
sao cho phù hợp, “ăn ý”, hợp lí không phải là “bắt chước” văn người khác mà
việc làm đó thể hiện ý thức biết tích lũy, vận dụng sáng tạo trong khi làm văn.
Nắm được điều đó nên tôi đã gợi ý giáo viên trong các tiết học tập đọc cần chủ
động lồng ghép, tích hợp cả các nội dung phân môn luyện từ và câu, phân môn
tập làm văn để giáo dục học sinh ý thức tích lũy kiến thức môn Tiếng Việt. Chẳng
hạn, khi dạy các bài Tập đọc có hình ảnh so sánh, cần nhắc nhở các em về chép
lại các hình ảnh đó, ghi nhớ để vận dụng trong học các phân môn khác. Tôi cùng
với giáo viên đã thống kê phân môn tập đọc có rất nhiều bài đọc giàu hình ảnh so
sánh như:
TT
Hình ảnh so sánh
Bài
Trang
1 Hai bàn tay em như hoa đầu cành
Hai bàn tay em
7
Cái Anh hai má núng nính, ngồi gọn tròn
2
Cô giáo tí hon
17
như củ khoai
3 Thần Chết chạy nhanh hơn gió
Người mẹ
29
Mẹ về như nắng mới
Mẹ vắng nhà ngày
4
32
Sáng ấm cả gian nhà

bão
Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng
5 sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn Ông ngoại
34
cây hè phố.
Mùa thu là vàng hoa cúc như nghìn con
6
Mùa thu của em
42
mắt
- Đi đón ngày khai trường vui như là đi hội
7
Ngày khai trường
49
- Lá cờ bay như reo.
14


8

10

11

12

13
14
15
16


17

18
19

- Những cảm giác trong sáng ấy nảy nở
trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm
cười giữa bầu trời quang đãng.
- Mấy người học trò bỡ ngỡ như con chim
nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn
ngập ngừng e sợ.
- Quê hương là chùm khế ngọt
- Quê hương là đường đi học
- Quê hương là con diều biếc
- Quê hương là con đò nhỏ
- Quê hương là cầu tre nhỏ
- Quê hương là đêm trăng tỏ
- Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi.
Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, là mẹ, là anh em ruột
thịt của chúng tôi
- Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ
một lớp tuyết cực mỏng.
- Những hạt sương sớm đọng trên lá long
lanh như những bóng đèn pha lê.
- Những cái bánh màu rêu xanh lấp ló trong
cái áo xôi nếp trắng được đặt vào những
chiếc lá chuối hơ qua lửa thật mềm, trông
đẹp như những bông hoa

- Cắn một miếng bánh thì như thấy cả
hương đồng, cỏ nội gói vào trong đó
Đi giữa rừng hoa như đi trong mơ
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
Ông sao Rua mọc lên giữa lòng suối như
một chùm hạt ngọc
Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh đồng lúa vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày
Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ
ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm
màu hồng nhạt.
- Bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc
lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của
sóng biển
Những tảng đá ven đường sáng hẳn lên như
vui trong nắng sớm
- Người, xe đi như gió thổi

Nhớ lại buổi đầu đi
học

51

Quê hương

79

Đất quý, đất yêu


84

Chõ bánh khúc của
dì tôi

91

Nắng phương Nam
Cảnh đẹp non sông
Người con của Tây
Nguyên

94
97
103

Vàm Cỏ Đông

106

Cửa Tùng

109

Người liên lạc nhỏ

112

Nhà bố ở


124
15


20
21
22
23
24
25
26
27
28
29

- Nhà cao sừng sững như núi
- Đường lên đi vào trong ruột
Quanh co như Páo leo đèo
- Bố ở tầng năm chót vót
Gió như đỉnh núi bản ta
- Ban đêm, đèn điện lấp lánh như sao sa
Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm
Anh Đóm quay vòng như sao bừng nở
Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ
giữa đêm rừng lạnh tối
Đoàn quân nối thành vệt dài từ thung lũng
tới đỉnh cao như một sợi dây kéo thẳng
đứng
Những con dơi xoè cánh chao đi chao lại

như chiếc lá bay
Cái cầu tre như võng trên sông ru người
qua lại
- Cái chân tựa như bằng cột sắt
- Ông nắm lấy khố Quắm Đen nhấc bổng
anh ta lên nhẹ nhàng như giơ con ếch có sợi
rơm ngang bụng vậy.
Cả bầy hăng máu phóng như bay

Đôi bạn
Về quê ngoại
Anh Đom đóm

130
133
143

Ở lại với chiến khu

13

Trên đường mòn Hồ
Chí Minh

19

Ông tổ nghề thêu

23


Cái cầu

34

Hội vật
Hội đua voi ở Tây
Nguyên
Đi hội chùa Hương

59

60

Bước say mê như giữa trang cổ tích
68
- Đê-rốt-xi và Cô-rét-ti leo như hai con khỉ.
89
30 - Cậu khoẻ chẳng khác gì một con bò mộng Buổi học thể dục
non
31 Nó cất cánh bay nhẹ như chẳng ngờ
Con cò
111
- Tiếng mưa trong rừng cọ
Như tiếng thác thổi về
125
32 Như ào ào trận gió.
Mặt trời xanh của tôi
- Lá xoè từng tia nắng
giống hệt như mặt trời
Và rất nhiều bài tập đọc khác được các tác giả đưa các hình ảnh so sánh vào

từng câu, từng đoạn. Ngoài các bài tập đọc, gặp bất cứ hình ảnh so sánh nào khi
được nghe, được đọc, tôi cũng khuyến khích các em ghi chép lại và nhớ vận dụng để
làm văn. Trong cuộc sống, đôi khi những người thân và mọi người xung quanh các
em cũng dùng những hình ảnh so sánh để giao tiếp, nói chuyện với nhau. Tôi khuyến
khích các em ghi nhớ một số hình ảnh so sánh đó để viết được những câu văn miêu
tả sinh động. Ví dụ: “ Trắng như trứng gà bóc”, “xanh như tàu lá”, “đẹp như tiên”,
“nhanh như chớp’’, “vui như hội”, “đông như kiến cỏ”, “hiền như bụt”, “yếu như
sên”, “khỏe như voi”, “gan như cóc tía”, “cao như sào”, “chậm như rùa”, “đen
như cột nhà cháy”, “đỏ như vang, vàng như nghệ”…. Việc sử dụng các hình ảnh so
16


sánh trên còn tùy thuộc vào từng văn cảnh cụ thể. Trước khi viết văn, tôi giúp các
em tập nói những câu vận dụng các hình ảnh so sánh trên đây cho phù hợp với văn
cảnh để tránh việc vận dụng một cách máy móc khiến câu văn trở nên tối nghĩa hoặc
ngây ngô.
Ví dụ: Khi viết đoạn văn về người mà em yêu quý nhất, các em có thể viết đoạn
văn về mẹ, về bố, về ông bà, anh chị…Hình ảnh so sánh “trắng như trứng gà bóc”
chỉ nên vận dụng khi tả nước da của chị chứ không thể dùng để tả nước da của bà
được vì bà tuổi đã cao rồi và da nếu có trắng cũng đã có những nếp nhăn, không thể
bóng như trứng gà bóc được nữa.. Khi tả mái tóc có thể chọn hình ảnh đen như gỗ
mun (đối với người còn trẻ), trắng như mây, trắng như cước (đối với người đã cao
tuổi)…
2.3.9. Giáo dục ý thức nói và viết câu văn có hình ảnh so sánh thông qua dạy học
tích hợp các phân môn Tiếng Việt với rèn kĩ năng sống hàng ngày
Tôi đã chú ý định hướng cho giáo viên: Không chỉ khi làm văn mới hướng
dẫn các em viết những câu văn có hình ảnh so sánh. Trong quá trình dạy học, ở môn
học nào nếu ta dùng những hình ảnh so sánh ví von cũng tạo được ấn tượng trong
việc tiếp thu kiến thức ở học sinh. Một việc làm, một hoạt động nào đó trong dạy
học, một lời khen ngợi học sinh, hay cả những khi nói chuyện, chia sẻ với các em,

nếu chúng ta dùng những hình ảnh so sánh sẽ giúp các em nhận thức dễ dàng, cảm
nhận mọi vật sinh động hơn, hiểu được những công việc cần làm đơn giản hơn, tạo
hứng thú học tập hơn.
Ví dụ: Khi yêu cầu học sinh làm vệ sinh trường lớp, một số em tỏ ra chưa tích
cực, tôi hóm hỉnh hỏi các em: Làm vệ sinh trường lớp dễ như chơi trò chơi phải
không các bạn? chắc chắn sẽ có em hăng hái làm việc hơn hoặc chữ viết của một
học sinh tiến bộ hơn trước, tôi khen ngợi: Em đã kiên trì luyện chữ giống như Cao
Bá Quát rồi đấy!
Trong môn Tiếng Việt, nói và viết là hai trong những kĩ năng cần rèn cho học
sinh. Nếu giáo viên chú trọng đến việc rèn kĩ năng nói và viết câu có hình ảnh so
sánh sẽ giúp học sinh ghi nhớ bền vững, phát triển trí tưởng tượng, óc liên tưởng. Vì
vậy, ngoài tiết tập làm văn và tiết luyện từ và câu hay khi học tập đọc tôi giúp các
em tích lũy, ghi nhớ những hình ảnh so sánh đã học tôi còn chú ý ở các tiết kể
chuyện, khi học sinh kể lại từng đoạn hay cả câu chuyện, tôi khuyến khích các em kể
theo cách diễn đạt của mình, nếu lời kể có hình ảnh so sánh thì càng trở nên lôi cuốn,
hấp dẫn. Một số dữ liệu bài tập trong phân môn chính tả cũng rất giàu hình ảnh so
sánh. Khi học sinh làm bài và đọc kết quả bài làm, cho nên giáo viên yêu cầu học
sinh chỉ ra hình ảnh so sánh có trong đoạn viết chính tả hoặc trong các bài tập.
VD1: Bài tập chính tả 2b, trang 68, sách TV3, tập 2, ngoài yêu cầu chính là
điền vần ên hay ênh, sau khi làm bài xong, giáo viên yêu cầu chỉ ra câu văn có hình
ảnh so sánh. Các em tìm được câu: “Bốn chiếc thuyền như bốn con rồng vươn dài,
vút đi trên mặt nước mênh mông”. Tôi nhắc giáo viên dặn các em ghi câu văn này
vào các nội dung tích lũy để vận dụng làm bài kể về lễ hội.

17


VD2: Bài tập chính tả 2a trang 15, sách TV3 – tập 2, ngoài yêu cầu viết và
giải câu đố, giáo viên nhắc các em ghi nhớ một hình ảnh so sánh để vận dụng miêu
tả con sông. Đó là:

Miệng dưới biển, đầu trên non
Thân dài uốn lượn như con thằn lằn
Bụng đầy những nước trắng ngần
Nuốt tôm cá, nuốt cả thân tàu bè.
Đối với phân môn Tập Viết, một số câu ứng dụng cũng có những hình ảnh so
sánh.
Tuần
Câu
Anh em như thể chân tay
Tuần 1
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
Công cha như núi Thái Sơn
Tuần 4
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Tuần 13
Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí.
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Tuần 17
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Tuần 28
Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ.
Trẻ em như búp trên cành
Tuần 29
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Tuần 32
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.
Việc viết đi viết lại các câu thơ, câu văn có hình ảnh so sánh giúp khắc sâu trí
nhớ của học sinh về câu ứng dụng, ghi nhớ hình ảnh so sánh để các em vận dụng
trong nói, viết văn.

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, học sinh thường có các hoạt động vui
chơi, giúp gia đình một số việc đơn giản, giao tiếp với người thân, với thầy cô giáo,
bạn bè và những người xung quanh. Giúp cho học sinh có thói quen nói câu có hình
ảnh so sánh trong giao tiếp, nói chuyện với mọi người cũng chính là nhắc nhở các
em nhớ vận dụng những cụm từ so sánh cố định vào từng tính huống cụ thể. Chẳng
hạn giúp học sinh có kĩ năng phòng tránh những tai nạn khi ở nhà, có tình huống học
sinh làm vỡ bát, những mảnh vỡ rơi trên sàn nhà. Các em có thể nói : Mẹ ơi, những
mảnh bát vỡ này sắc như dao. Hoặc khi nhìn thấy một nhân vật nữ xinh đẹp trong
phim, các em có thể nói: Chị ấy đẹp như tiên, khi được nghe giọng ca hay của một
bạn nhỏ, các em có thể nói: Giọng ca của bạn ấy trong như giọng hót của chim
họa mi, khi được tham gia, chứng kiến một hoạt động vui chơi nào đó hoặc một việc
vui trong gia đình, các em có thể nói: Hôm nay vui như Tết…
Tóm lại, trong nói năng, giao tiếp hàng ngày, người thân và những người khác
xung quanh các em càng sử dụng nhiều câu nói ví von bao nhiêu thì trẻ nhỏ càng dễ
thâm nhập bấy nhiêu. Để các em biết sử dụng các câu nói ví von đó đúng lúc, đúng
chỗ và mang tính giáo dục, người lớn khi nghe các em nói cần để ý, uốn nắn, chỉnh
sửa và không nói những câu so sánh thô thiển trước mặt trẻ.

18


Để giúp học sinh biết viết những hình ảnh so sánh hoàn hảo, giáo viên cần
vận dụng linh hoạt các giải pháp trên bởi giữa các giải pháp đó có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau, lồng ghép vào nhau, hỗ trợ bổ sung cho nhau trong quá trình dạy học.
Quan trọng hơn cả là giáo viên biết hướng dẫn học sinh quan sát sự vật một cách
tinh tế, bồi dưỡng trí tưởng tượng, óc quan sát và hướng dẫn học sinh biết tích lũy
các hình ảnh so sánh để vận dụng.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến:
Áp dụng các biện pháp giúp học sinh biết dùng hình ảnh so sánh khi làm văn
trên đây trong quá trình quản lí chỉ đạo chuyên môn, bản thân tôi nhận thấy học sinh

đã bước đầu viết các đoạn văn có hình ảnh so sánh, nói được một số hình ảnh so
sánh trong khi giao tiếp với bạn bè và mọi người xung quanh. Đặc biệt, khả năng
nhận biết các hình ảnh so sánh của các em đã nâng lên rõ rệt. Nhiều em ban đầu còn
mơ hồ với việc nhận biết các hình ảnh so sánh thì nay đã chỉ ra một cách nhanh
chóng các hình ảnh so sánh trong các đoạn văn, bài văn. Một số học sinh trước đây
không biết vận dụng đưa hình ảnh so sánh vào đoạn văn mình viết thì giờ đây đã biết
vận dụng tương đối linh hoạt các hình ảnh so sánh tích lũy được vào đoạn văn của
mình. Để kiểm nghiệm việc vận dụng các biện pháp giúp học sinh biết dùng hình
ảnh so sánh khi viết văn, tôi yêu cầu HS viết đoạn văn Kể về một buổi biểu diễn văn
nghệ mà em được xem ( Tuần 23 ) (Đề bài đã được điều chỉnh phù hợp với
Chuẩn kiến thức kĩ năng). Kết quả đạt được như sau:
Tổng số HS

Số đoạn văn có
hình ảnh so sánh
hấp dẫn, sinh động

Số đoạn văn đã
có hình ảnh so
sánh đảm bảo
phù hợp.

Số đoạn văn có
hình ảnh so
sánh chưa phù
hợp, thiếu chính
xác.

Số đoạn văn
chưa có hình

ảnh so sánh.

85
35 = 41,2 %
47 = 55,3 %
3 = 3,5 %
0
Điều đáng mừng là số học sinh biết dùng hình ảnh so sánh trong khi viết đoạn
văn đã tăng lên. Những hình ảnh so sánh trong mỗi đoạn văn các em viết bớt vụng
về, gợi tả và gợi cảm hơn. Điều đó cho thấy các biện pháp thực hiện để nâng cao
chất lượng viết văn có sử dụng phép so sánh của bản thân đã thành công.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Dạy học sinh lớp 3 viết được một đoạn văn có các phÐp so sánh sinh động là
một công việc khó khăn, kết quả thực hiện khó đồng bộ đối với tất cả học sinh. Tuy
nhiên, nếu mỗi cán bộ quản lí, mỗi giáo viên chủ định và cố gắng, chúng ta sẽ dần
dần giúp các em có thói quen nói và viết câu có hình ảnh so sánh. Bên cạnh đó, trong
dạy học, mỗi giáo viên luôn biết tự tích lũy cho mình vốn từ, các hình ảnh so sánh và
sử dụng các hình ảnh đó trong mỗi tiết dạy. Đối với học sinh lớp 3 nói riêng và học
sinh tiểu học nói chung, để mọi công việc dạy học trở nên hiệu quả, thầy cô giáo
phải là những người gần gũi và hướng dẫn tỉ mỉ đến từng em. Bài làm của các em
chưa đúng, chưa hay chỗ nào phải sửa ngay chỗ ấy, làm đi làm lại nhiều lần sẽ có kết
quả tốt hơn.
19


Người quản lí cần có tâm, có tầm nhìn và có năng lực chuyên môn tốt. Luôn
quan tâm, trăn trở vì chất lượng chung của nhà trường. Luôn tìm tòi đưa ra các
phương pháp dạy học phù hợp để giúp giáo viên nâng cao hiệu quả của từng tiết dạy.
Giáo viên cần nhiệt tình, tâm huyết với nghề, nhận thấy được tầm quan trọng

của việc giúp học sinh sử dụng phép so sánh vào trong khi viết văn để có định
hướng, phương pháp dạy học thích hợp. Cần giúp học sinh nhận biết, sử dụng cách
so sánh, hình ảnh so sánh trong tất cả các tiết học của phân môn Tiếng Việt chứ
không phải chỉ ở các tiết Tập làm văn hay Luyện từ và câu. Giáo viên cần hướng dẫn
học sinh biết tích lũy các câu văn hay, các hình ảnh so sánh đẹp trong văn chương
cũng như trong thực tế cuộc sống để vận dụng một cách linh hoạt vào trong quá trình
làm văn của mình. Giáo viên cần luôn động viên khuyến khích các em, khen ngợi
học sinh với từng tiến bộ khiêm tốn nhất. Từ đó giúp học sinh tự tin và hào hứng
hơn trong việc nói, viết các câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh.
Trong quá trình dạy học, giáo viên luôn coi trọng quan điểm tích hợp. Không
chỉ tích hợp kiến thức các môn học mà cần tích hợp, lồng ghép kĩ năng sống, phối
hợp nhịp nhàng giữa dạy kiến thức, dạy vận dụng thực hành với rèn kĩ năng sống
cho học sinh.
Để việc tổ chức các hoạt động dạy học giúp học sinh lớp 3 biết sử dụng các
hình ảnh so sánh trong làm văn, tổ chuyên môn nên lồng ghép nội dung này vào các
buổi sinh hoạt chuyên môn để không chỉ giáo viên khối 3 được thảo luận, trao đổi
cách triển khai thực hiện mà các giáo viên dạy các lớp khác cũng cùng tham gia.
Mỗi giáo viên cần tuyên truyền cách thức hướng dẫn con em biết luyện viết
các đoạn văn có hình ảnh so sánh cho các bậc phụ huynh để nâng cao hơn nữa chất
lượng các đoạn văn, bài văn.
Khi chấm bài giáo viên nên có những phân tích, đánh giá cụ thể các hình ảnh
so sánh trong bài làm của học sinh để giúp các em biết tự rút kinh nghiệm cho các
bài làm sau.
Giáo viên cần gợi cho học sinh yêu thích đọc sách, tổ chức các "Ngày hội đọc
sách" để thu hút học sinh đến đọc sách tại thư viện nhà trường. Từ đó, hướng dẫn
học sinh biết tích lũy vốn từ để làm giàu vốn từ cho học sinh.
Như vậy: Việc giúp học sinh nắm vững những kiến thức về phép so sánh có ý
nghĩa rất quan trọng, tạo cơ sở vững chắc cho việc phát triển kĩ năng nói và viết cho
HS, làm giàu và góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Cụ thể, giúp HS phát
triển kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng cảm thụ văn học, cảm thụ vẻ đẹp của văn chương và

làm tốt các bài Tập làm văn miêu tả, kể chuyện ở các lớp trên. Từ đó, giúp các em –
những chủ nhân tương lai của đất nước được phát triển một cách toàn diện hơn.
3.2. Kiến nghị, đề xuất: Không
Xác nhận của Hiệu trưởng

Thọ Xuân, ngày 30 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản thân
tự viết, không sao chép của người khác.
Người viết
20


Vũ Thị Hạnh

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa, sách giáo viên lớp 3
2. Tạp chí GDTH
3. Hỏi - đáp về dạy học Tiếng Việt 3 - Nguyễn Minh Thuyết (2004) - Nhà xuất
bản Giáo dục, Hà Nội.
4. Dạy lớp 3 theo chương trình Tiểu học mới - Bộ giáo dục và Đào tạo - NXB
Giáo dục, Hà Nội
5. Phương pháp dạy học Tiếng Việt - Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán
(2004) - NXB Giáo dục, Hà Nội
6. Dạy văn cho học sinh Tiểu học - Hoàng Hòa Bình - NXB Giáo dục, Hà Nội
7. Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm - Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan,
Nguyễn Văn Thàng (2001) - NXB Đại học quốc gia, Hà Nội
8. Vui học Tiếng Việt - Trần Mạnh Hưởng (2006) - NXB Giáo dục, Hà Nội

9. Phong cách học Tiếng Việt - Đinh Trọng Lạc (1998) - NXB Giáo dục, Hà Nội.


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Vũ Thị Hạnh
Chức vụ và đơn vị công tác: P.HT - Trường TH Xuân Lập - Thọ Xuân
Kết quả
Cấp đánh
đánh giá Năm học
giá xếp loại
TT
Tên đề tài SKKN
xếp loại
đánh giá
(Phòng, Sở,
(A, B,
xếp loại
Tỉnh...)
hoặc C)
Phòng
1 Để dạy tốt tiết kỹ thuật lớp 2
Loại C 1997 - 1998
GD&ĐT
Một biện pháp nhỏ để dạy thành
Phòng
2 công tiết tập làm văn miệng Lớp
Loại C 1998 - 1999

GD&ĐT
5
Một Biện pháp nhỏ bồi dưỡng
Phòng
3
Loại B 1999 - 2000
học sinh năng khiếu TV Lớp 5
GD&ĐT
Một biện pháp nhỏ góp phần dạy
Phòng
4
Loại C 2000 - 2001
thành công tiết chính tả lớp 5
GD&ĐT
Kinh nghiệm dạy Tiếng Việt lớp
Phòng
5
Loại C 2002 - 2003
3
GD&ĐT
Biện pháp bồi dưỡng học sinh
Phòng
6
Loại C 2004 - 2005
viết chữ đẹp hiệu quả
GD&ĐT
Chỉ đạo giáo viên dạy tốt tiết
Phòng
7
Loại C 2006 - 2007

TLV Lớp 5
GD&ĐT
Biện pháp nhỏ chỉ đạo giáo viên
Phòng
8
Loại C 2007 - 2008
lớp 3 dạy tốt tiết TN-XH
GD&ĐT
Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn
Phòng
9
Loại C 2009 - 2010
cho HS Khá giỏi Lớp 5
GD&ĐT
Phát triển năng lực tư duy môn
Phòng
10
Loại C 2010 - 2011
toán cho HS Lớp 5
GD&ĐT
Giúp HS lớp 5 làm tốt dạng toán
Phòng
11
Loại C 2012 - 2013
trắc nghiệm khách quan
GD&ĐT
Một số biện pháp chỉ đạo giáo
12 viên lớp 3 nâng cao hiệu quả dạy Sở GD&ĐT Loại C 2013 - 2014
học theo nhóm môn TNXH
Rèn kỹ năng giải một số dạng

Phòng
13
Loại B 2015 - 2016
toán lớp 4 bằng sơ đồ đoạn thẳng
GD&ĐT
Một số biện pháp chỉ đạo giáo
Phòng
14 viên giúp học sinh lớp 3 biết dùng
Loại A 2017 - 2018
GD&ĐT
hình ảnh so sánh khi viết văn


×