Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu xác định hình thế thời tiết gây mưa lớn và xây dựng phương trình dự báo mưa thời hạn 2448 giờ trong mùa lũ cho khu vực tỉnh Gia Lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 106 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
------------------------------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HÌNH THẾ THỜI TIẾT GÂY MƯA LỚN VÀ XÂY
DỰNG PHƯƠNG TRÌNH DỰ BÁO MƯA THỜI HẠN 24-48 GIỜ TRONG MÙA
LŨ CHO KHU VỰC TỈNH GIA LAI

CHUYÊN NGÀNH: KHÍ TƯỢNG HỌC

TRẦN TRUNG THÀNH

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
------------------------------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HÌNH THẾ THỜI TIẾT GÂY MƯA LỚN VÀ
XÂY DỰNG PHƯƠNG TRÌNH DỰ BÁO MƯA THỜI HẠN 24-48 GIỜ
TRONG MÙA LŨ CHO KHU VỰC TỈNH GIA LAI

TRẦN TRUNG THÀNH
CHUYÊN NGÀNH: KHÍ TƯỢNG KHÍ HẬU HỌC
MÃ SỐ:

62440222


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. NGUYỄN VIẾT LÀNH
2. TS. HOÀNG PHÚC LÂM


HÀ NỘI, NĂM 2018
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Cán bộ hướng dẫn chính: PGS.TS.Nguyễn Viết Lành
Cán bộ hướng dẫn phụ: TS.Hoàng Phúc Lâm

Cán bộ chấm phản biện 1: PGS.TS.Ngô Đức Thành

Cán bộ chấm phản biện 2: TS.Nguyễn Đăng Quang

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Ngày 22 tháng 9 năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu xác định hình thế thời
tiết gây mưa lớn và xây dựng phương trình dự báo mưa thời hạn 24-48 giờ
trong mùa lũ cho khu vực tỉnh Gia Lai.” là do tôi thực hiện với sự hướng
dẫn của PGS.TS. Nguyễn Viết Lành và TS. Hoàng Phúc Lâm. Các kết quả
nghiên cứu trong luận văn do tôi thực hiện và chưa công bố bất cứ ở đâu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung mà tôi trình bày
trong luận văn này.
Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2018

Tác giả

Trần Trung Thành

i


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nỗ lực, cố gắng của bản thân luận văn “Nghiên cứu
xác định hình thế thời tiết gây mưa lớn và xây dựng phương trình dự báo
mưa thời hạn 24-48 giờ trong mùa lũ cho khu vực tỉnh Gia Lai.”đã hoàn
thành. Trong quá trình học tập,nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tôi đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng tới PGS. TS
Nguyễn Viết Lành và TS Hoàng Phúc Lâm những người đã chỉ bảo, hướng
dẫn và giúp đỡ rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Đào tạo và Khoa Khí tượng - Thủy
văn Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và toàn thể các thầy,
cô đã giảng dạy, giúp đỡ trong thời gian học tập cũng như thực hiện luận
văn.
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ viên chức Đài
Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy
văn quốc gia và các đồng nghiệp đã giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận
văn.
Do thời gian nghiên cứu hạn chế, trình độ và kinh nghiệm thực tiễn còn
chưa tốt nên luận văn chắc chắn không tránh được thiếu sót, vì vậy kính mong
các thầy, cô giáo, đồng nghiệp đóng góp ý kiến để kết quả nghiên cứu được hoàn
thiện hơn./.
Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2018
Tác giả


Trần Trung Thành
ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………1
1. Sự cần thiết............................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài

.........................................................................................3

3. Phạm vi nghiên cứu

.........................................................................................3

4. Cấu trúc luận văn

.........................................................................................4

CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 5
1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội tỉnh Gia Lai......................................... 5
1.1.1 Điều kiện tự nhiên.......................................................................................... 5
1.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội............................................................................... 9
1.2.Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ................................................... 13
1.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................................ 13
1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước................................................................. 16
1.2.3.Tình hình nghiên cứu dự báo mưa, mưa lớn tại Đài KTTV khu vực Tây
Nguyên ..................................................................................................................... 19


CHƯƠNG 2.CƠ SỞ SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 22
2.1.Cơ sở số liệu

........................................................................................22

2.1.1 Số liệu quan trắc ............................................................................................ 22
2.1.2 Số liệu tái phân tích ....................................................................................... 22
2.2.Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 25
2.2.1 Phương pháp phân tích synop để xác định hình thế thời tiết gây mưa lớn 25
2.2.2 Phương pháp thống kê để xây dựng phương trình dự báo mưa cho các trạm
khí tượng .................................................................................................................. 26
2.2.3 Xác định tập các nhân tố dự báo....................................................................28

CHƯƠNG 3.HÌNH THẾ GÂY MƯA LỚN VÀ PHƯƠNG TRÌNH DỰ BÁO
MƯA .........................................................................................................................30
3.1 Đặc trưng mưa trên khu vực tỉnh Gia Lai ..................................................... 30
3.1.1.Tổng lượng mưa năm .................................................................................... 30
iii


3.1.2 Phân bố lượng mưa theo mùa ....................................................................... 32
3.1.3 Lượng mưa tháng .......................................................................................... 33
3.1.4 Số ngày có mưa .............................................................................................. 34
3.2 Xác định hình thế thời tiết gây mưa lớn trên địa bàn tỉnh Gia Lai ............ 36
3.2.1 Tổng hợp những hình thế thời tiết gây mưa lớn diện rộng. ........................ 36
3.2.2 Hình thế thời tiết gây mưa lớn diện rộng trên địa bàn tỉnh Gia Lai...........46
3.3 Phương trình dự báo mưa trong mùa lũ tỉnh Gia Lai .................................. 60
3.3.1 Xây dựng phương trình dự báo mưa ............................................................ 60
3.3.2 Đánh giá chất lượng phương trình dự báo định lượng mưa....................... 63


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................70
1.Kết luận.................................................................................................................70
2.Kiến nghị...............................................................................................................71

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 73
PHỤ LỤC.......................................................................................................................76

iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
KTTV

Khí tượng thủy văn

KKL

Không khí lạnh

ITCZ

Dải hội tụ nhiệt đới

ĐD

Đường dòng

H

Độ cao địa thế vị


ATNĐ

Áp thấp nhiệt đới

BĐKH

Biến đổi khí hậu

R24

Tổng lượng mưa 24h

ECMWF

Trung tâm Dự báo thời tiết hạn vừa Châu Âu

v


MỤC LỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tổng lượng mưa TBNN tại tỉnh Gia Lai (mm) ......................................30
Bảng 3.2. Phân bố tổng lượng mưa trong các mùa tại tỉnh Gia Lai ...........33
Bảng 3.3. Số ngày có mưa TBNN tại tỉnh Gia Lai (mm) .......................................35
Bảng 3.4. Tổng hợp những hình thế thời tiết gây mưa lớn diện rộng trên địa bàn
tỉnh Gia Lai (số liệu thời kỳ 2007-2017) .....................................................................36
Bảng 3.5. Tổng hợp tần suất và thời gian xuất hiện của các hình thế thời tiết gây
mưa lớn diện rộng trên địa bàn tỉnh Gia Lai (2007-2017) .........................................45
Bảng 3.6. Chất lượng dự báo mưa 24h trên chuỗi số liệu phụ thuộc tại trạm
Pleiku.............................................................................................................................65

Bảng 3.7. Chất lượng dự báo mưa 24h trên chuỗi số liệu phụ thuộc tạitrạm
Yaly................................................................................................................................65
Bảng 3.8. Chất lượng dự báo mưa 24h trên chuỗi số liệu phụ thuộc tại trạm An
Khê................................................................................................................................65
Bảng 3.9. Chất lượng dự báo mưa 24h trên chuỗi số liệu phụ thuộc tại trạm
Ajunpa.........................................................................................................................66
Bảng 3.10. Chất lượng dự báo mưa 48h trên chuỗi số liệu phụ thuộc tại trạm
Pleiku............................................................................................................................66
Bảng 3.11. Chất lượng dự báo mưa 48h trên chuỗi số liệu phụ thuộc tại trạm
Yaly.................................................................................................................................67
Bảng 3.12. Chất lượng dự báo mưa 48h trên chuỗi số liệu phụ thuộc tại trạm An
Khê.................................................................................................................................67
Bảng 3.13. Chất lượng dự báo mưa 48h trên chuỗi số liệu phụ thuộc tại trạm
Ajunpa...........................................................................................................................67
Bảng 3.14. Chất lượng dự báo mưa 48h tháng 9 trên chuỗi số liệuđộc lập tại trạm
Pleiku..............................................................................................................................68
Bảng 3.15. Chất lượng dự báo mưa 48h tháng 7, 8 trên chuỗi số liệu độc lập tại
trạm Yaly........................................................................................................................68
vi


MỤC LỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1.Bản đồ mạng lưới trạm khí tượng thủy văn, đo mưa tỉnh Gia Lai ............ 25
Hình 3.1. Bản đồ tổng lượng mưa TBNN tỉnh Gia Lai...................................31
Hình 3.2.Bản đồ đường dòng ngày 16/9/2014 ........................................................... 48
Hình 3.3. Bản đồ đường dòng ngày 29/9/2009 ......................................................... 49
Hình 3.4. Bản đồ đường dòng ngày 25/9/2013 .......................................................... 50
Hình 3.5. Bản đồ đường dòng ngày 14/9/2015 .......................................................... 52
Hình 3.6. Bản đồ đường dòng ngày 03/11/2007 ........................................................ 53
Hình 3.7. Bản đồ đường dòng ngày 17/10/2007 ........................................................ 55

Hình 3.8. Bản đồ đường dòng ngày 02/11/2010 ........................................................ 56
Hình 3.9. Bản đồ đường dòng ngày 02/11/2009 ........................................................ 57
Hình 3.10. Bản đồ đường dòng ngày 03/11/2016 ...................................................... 58
Hình 3.11. Bản đồ đường dòng ngày 15/11/2013 ..................................................... 60

vii


MỞ ĐẦU
1.Sự cần thiết
Gia Lai là một tỉnh miền núi, nằm ở phía bắc của khu vực Tây Nguyên, địa
hình gồm các dãy núi và cao nguyên chia cắt phức tạp. Do ảnh hưởng của địa
hình và dãy núi Trường Sơn nên khí hậu ở đây chia làm hai vùng khác biệt đó
là khí hậu Đông Trường Sơn gồm các huyện: K’Bang, An Khê, Đắk Pơ,
KonChro, Phú Thiện, IaPa, Ayunpa và Krông Pa và khí hậu Tây Trường Sơn
gồm: thành phố Pleiku và các huyện Chư Pah, Gia Grai, Đức Cơ, Chư Prông,
Chư Sê, Chư Pưh, Đắk Đoa, Măng Giang. Chế độ mưa của các khu vực cũng
khác nhau, khu vực Tây Trường Sơn hàng năm mùa mưa bắt đầu từ tháng 5
và kết thúc vào cuối tháng 10, khu vực Đông Trường Sơn mùa mưa bắt đầu từ
tháng 6 và kết thúc vào cuối tháng 11 ⌊6⌋.

Trong những năm gần đây, các trận mưa lớn, đặc biệt là các đợt mưa lớn

trái quy luật đã xảy ra trên khu vực tỉnh Gia Lai với tần suất và cường độ
ngày một lớn. Những trận mưa này, mỗi khi xảy ra làm cùng với việc xả lũ từ
các hồ chứa thủy lợi, thủy điện thường gây ra ngập lụt nghiêm trọng trên địa
bàn tỉnh, tác động rất lớn đến kinh tế xã hội và môi trường sống của người
dân.
Năm 2009,tỉnh Gia Lai bị thiệt hại do mưa lũ gây ra làm chết 12 người, bị
thương 11 người, cuốn trôi và làm sập 459 ngôi nhà, 89 cơ quan, 238 phòng

học, 67 cầu cống, làm ngập lụt và mất trắng hơn 13.000 ha lúa, 2.895 ha ngô,
481 ha cao su, 959 ha cà phê, làm chết trên 3.000 con gia súc…. Thiệt hại về
vật chất ước tính trên 578 tỷ đồng ⌊3⌋.

Năm 2013, tại tỉnh Gia Lai theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn tỉnh Gia Lai ước giá trị thiệt hại do mưa lũ gây ra là 75,71 tỷ
đồng, trong đó thiệt hại về nông nghiệp là 50,654 tỷ đồng, giao thông 14,763
1


tỷ đồng, nhà cửa 2,333 tỷ đồng, thủy lợi 7,1 tỷ đồng… Cụ thể, hơn 4.376 ha
lúa và hoa màu và hàng ngàn con gia súc, gia cầm bị lũ cuốn trôi; 467 ngôi
nhà bị hư hỏng, ngập lụt; 37 km đường bi sạt lở, hư hỏng… đặc biệt, đã có 2
người chết, 1 người bị thương nhẹ do bão lũ ⌊4⌋ .

Điển hình là đợt mưa lũ từ ngày 13-15/11/2013, do ảnh hưởng của cơn

bão số 15 gây mưa lớn trên lưu vực hồ thủy điện An Khê-Ka Nak với lượng
mưa 02 ngày đạt từ 250-400mm, gây lũ lớn trên sông Ba, cụ thể mực nước
tại trạm Thủy văn An Khê là 410,15 mét, vượt báo động III là 3,65 mét,
cường suất lũ 1,43 m/giờ. Lưu lượng đỉnh lũ là 3.310 m3/s, lớn nhất trong
chuỗi số liệu thực đo trong vòng 35 năm qua, gây thiệt hại cho người dân
vùng hạ du công trình thủy điện An Khê-Ka Nak thuộc địa phận các huyện:
K’Bang, An Khê, ĐakPơ, Kông Chro. Ngoài ra lũ quét cũng đã gần như chôn
vùi nhà máy thủy điện An Khê, phải mất hơn 02 tháng sau mới hoạt động lại
được ⌊4⌋.

Ngay mới đây đợt mưa lớn do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với


đới gió đông trên cao có cường độ mạnh gây mưa lớn trái vụ cho khu vực
phía Đông tỉnh Gia Lai trong thời gian từ ngày 13-16/12/2016 (theo quy luật
mùa mưa khu vực này kết thúc vào cuối tháng 11), và hồ thủy điện An Khê đã
phải xả lũ đến 2.500m3/s ⌊5⌋.

Hiện tại trên địa bàn tỉnh Gia Lai các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đã được

xây dựng trên tất cả hệ thống sông, đặc biệt là trên thượng nguồn sông Ba nơi
có hệ thống hồ thủy điện An Khê-KaNak hiện đã và đang là vấn đề được quan
tâm của nhân dân tỉnh Gia Lai và cả nước vì tác động tiêu cực của nó đến đời
sống của nhân dân các huyện, thị xã phía Đông, Đông Nam tỉnh Gia Lai.
Chính phủ đã ban hành Quyết định 1077/QĐ-TTg, ngày 07/7/2014 về việc
quy định quy trình vận hành liên hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên lưu vực sông
Ba. Trong đó đã nói rõ về việc quy định thời gian thông báo xã lũ là trước

2


24h, và như vậy bắt buộc công tác dự báo KTTV phải dự báo trước 24-48 giờ
⌊13⌋.

Để phục vụ tốt cho công tác phòng, chống giảm nhẹ thiên tai và tìm

kiếm cứu nạn tỉnh Gia Lai, đặc biệt là phục vụ tốt cho công tác bảo đảm vận
hành liên hồ chứa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu nâng
cao chất lượng dự báo mưa thời đoạn 24-48 giờ là cực kỳ cấp bách và quan
trọng. Vì vậy, đề tài:“Nghiên cứu xác định hình thế thời tiết gây mưa lớn và
xây dựng phương trình dự báo mưa thời hạn 24-48 giờ trong mùa lũ cho
khu vực tỉnh Gia Lai.”đã được chọn làm luận văn tốt nghiệp cao học. Kết
quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học cho các đơn vị dự báo KTTV

trong khu vực Tây Nguyên ứng dụng vào công tác dự báo KTTV với nhằm
phục vụ địa phương trong công tác phòng chống thiên tai và đặc biệt giúp cho
công tác dự báo phục vụ vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba nơi có
hồ thủy điện An Khê-Ka Nak đang là điểm nóng về quy trình vận hành.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được các hình thế thời tiết gây mưa lớn cho khu vực tỉnh Gia
Lai.
- Xây dựng được các phương trình dự báo mưa trong các tháng mùa lũ tại
các trạm khí tượng trên địa bàn tỉnh Gia Lai với thời hạn dự báo từ 24-48 giờ
bằng phương pháp thống kê.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Hình thế thời tiết gây mưa lớn diện rộng và dự báo mưa
thời hạn 24h, 48h trong các tháng mùa mưa lũ.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu hình thế gây
mưa lớn diện rộng và xây dựng phương trình dự báo mưa thời hạn 24h, 48h
trong các tháng mùa mưa lũ trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
3


+ Phạm vi thời gian: Nghiên cứu trên chuỗi số liệu từ 2007 đến 2017.
4. Cấu trúc luận văn
Nội dung của luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị,tài
liệu tham khảo và phụ lục, được bố cục thành 3 chương chính như sau:
Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Chương 2.Cơ sở dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3.Hình thế gây mưa lớn và phương trình dự báo mưa

4



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội tỉnh Gia Lai
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
1,Vị trí địa lý ⌊11⌋

Gia Lai là tỉnh miền núi biên giới nằm ở phía Bắc Tây Nguyên có tọa

độ địalý từ 12058’28” đến 14036’30” vĩ độ Bắc, từ 107027’23” đến
108054’40” kinh độ đông,phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định,
Phú Yên, phía bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía tây
giáp Campuchia.
TỉnhGia Lai có diện tích tự nhiên 15.510,99 km2, có 17 đơn vị hành
chính bao gồm: Thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa và 14 huyện
( K’Bang, Đắk Đoa, Chư Păh, Ia Grai, Măng Yang, Kon Chro, Đức Cơ, Chư
Prông, Chư Sê, Đắk Pơ, Ia Pa, Krông Pa, Phú Thiện, Chư Pưh)
2, Địa hình ⌊11⌋

Địa hìnhtỉnh Gia Lai bị chia cắt mạnh mẽ bởi dãy Trường Sơn Nam có

hướng chính là bắc nam qua địa bàn tỉnh nối với các cao nguyên Kon Hà
Nừng ở phía đông và cao nguyên Pleiku ở vùng trung tâm Tỉnh. Nhìn chung
địa hình tỉnh Gia Lai có xu hướng thấp dần từ bắc xuống nam và đông nam,
nghiêng sang tây; xen kẽ là những vùng trũng thấp ven sông khá bằng phẳng.
Dãy Trường Sơn Nam với các đỉnh Kon Ka Kinh 1748 mét, ở các vùng
ranh giới phía bắc huyện K’Bang và huyện Măng Yang, với các đỉnh núi
KôngQuaBoh 1710 mét; KônBoRia 1532 mét vàKonKoBang (đèoMăng
Yang) 1304 mét và ChưRdan 1551 mét nối với dãy Chư Thai qua đèo Chư Sê

chính là địa hình phân cách Đông và Tây Trường Sơn ở tỉnh Gia Lai.
Địa hình tỉnh Gia Lai là đồi núi chiếm 2/5 diện tích toàn Tỉnh. Ngoài ra
địa hình Gia Lai còn là thung lũng, cao nguyên. Núi cao ở Gia Lai phần lớn

5


nằm ở phía bắc, địa hình núi chia cắt mạnh. Từ đỉnh núi Kông Ka Kinh (cao
1748 mét, thuộc địa bàn huyện K’Bang) chạy về hướng nam, núi chia thành
hai hệ:
- Hệ thứ nhất (qua đèo An Khê - thuộc dãy núi An Khê): Chạy dọc phía
đông của tỉnh tạo thành dải phân cách tự nhiên giữa Gia Lai với các tỉnh ven
biển miền Trung và thấp dần khi vào vùng đồng bằng IaPa, AyunPa,
KrôngPa.
- Hệ thứ hai (Qua đèo Măng Yang): Chia tỉnh Gia Lai thành hai phần là
Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn với những đặc điểm khí hậu, thổ
nhưỡng, môi sinh khác biệt.
Ngoài hai hệ núi trên, bề mặt các dạng địa hình khác của Gia Lai như
các cao nguyên, những thung lũng đồng bằng cũng đều rải rác có đồi núi.
Cao nguyên là dạng địa hình phổ biến và quan trọng của Gia Lai,toàn
Tỉnh có hai cao nguyên lớn:
- Cao nguyên Kon HơNưng ở phía Đông Trường Sơn, diện tích khoảng
1250 km2, trải dài từnam huyện KonPlong (tỉnh Kon Tum) và chiếm gần chọn
huyện K’bang, có độ cao từ 500 – 800 mét, thấp dần từ bắc xuống nam, độ
dốc trung bình 8 - 120.
- Cao nguyên Pleiku có diện tích 4.550 km2 là một trong hai cao
nguyên rộng lớn nhất Tây Nguyên, kéo dài từ nam thành phố Kon Tum,
xuống tận núi ChưPah và từ đèo Măng Yang sang tận biên giới Cămpuchia,
đỉnh núi HdRung (núi Hàm Rồng) cao 1028 mét, phía bắc và đông bắc cao từ
750 – 800 mét; thấp dần về phía Nam chỉ còn 400 mét.

Các vùng trũng của tỉnhGia Laihầu hết nằm ở phía đông, đông nam của
Tỉnh.
- Vùng trũng thấp An Khê có diện tích 1.312 km2 kéo dài theo hướng
đông bắc-tây nam. Phía bắc giáp cao nguyên KonHơNưng, nam giáp vùng
trũng thấp CheoReo - Phú Túc và vùng núi thấp ChưTriAn, ranh giới phía
6


đông và phía tây là hai hệ núi chạy qua đèo An Khê và đèo Măng Yang.
- Vùng trũng Cheo Reo – Phú Túc nằm trọn trong địa bàn sông Ba với
diện tích 1.474 km2, nối tiếp với vùng trũng An Khê và nằm về phía đông
nam Tỉnh, độ cao trung bình 180 – 200 mét.
3, Tài nguyên đất⌊11⌋
Đất đai tỉnh Gia Lai có 26 loại đất, gồm 7 nhóm chính:
- Nhóm đất phù sa có diện tích 46.430 ha, chiếm 3% diện tích tự nhiên,
phân bố ở nơi có địa hình bằng phẳng, gần nguồn nước (sông suối lớn), tầng
đất dày. Đây là loại đất tốt, thích hợp cho việc trồng các loại rau, hoa màu,
lương thực.
- Nhóm đất xám có diện tích 364.806 ha, chiếm 23,55% diện tích tự
nhiên, tập trung thành vùng dọc theo sông Ba, sông Ayun ở tây nam huyện
Chư Prông và các huyện, thị: An Khê, Đăk Pơ, Ayun Pa, Ia Pa. Đất có thành
phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, khả năng giữ chất dinh dưỡng kém nên
nghèo dinh dưỡng. Loại đất này thích hợp với những loại cây công nghiệp
ngắn ngày như mía, vừng, sắn, thuốc lá, đậu đỗ các loại hoặc trồng rừng để
giữ đất.
- Nhóm đất đen có tổng diện tích 27.870 ha, chiếm 1,8% diện tích tự
nhiên,phân bố chủ yếu ở các huyện Mang Yang, Chư Prông, Chư Sê và Đức
Cơ. Trên diện tích này thích hợp cho việc trồng rừng, khôi phục thảm thực vật
để bảo vệ đất.
- Nhóm đất đỏ vàng có diện tích 781.765 ha, chiếm 50,44% diện tích tự

nhiên, tập trung ở các huyện trên cao nguyên Pleiku và cao nguyên Kon Hơ
Nừng, thích hợp cho việc trồng các cây công nghiệp dài ngày như cà phê, chè,
hồ tiêu, cao su và cây công nghiệp ngắn ngày, hoa màu, lương thực.
- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi có diện tích 175.582 ha chiếm
11,35% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở vùng núi phía bắc và đông bắc
tỉnh, có độ cao từ 1000 m trở lên. Loại đất này chủ yếu dành cho phát triển
7


lâm nghiệp.
- Nhóm đất thung lũng dốc tụ có diện tích 14.140 ha, chiếm 0,91% diện
tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở độ cao từ 300 - 700 m, độ dốc từ 3 - 800, trên
địa bàn các huyện Mang Yang, Chư Sê, vùng Ayun Pa và thành phố Pleiku.
- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá có diện tích 113.423 ha, chiếm 7,32%
diện tích tự nhiên, tập trung ở các huyện thị: An Khê, Ayun Pa, Phú Thiện,
Krông Pa. Nhóm đất này không có khả năng khai thác để phất triển nông
nghiệp, thích hợp cho việc trồng rừng bảo vệ đất.
4, Lớp phủ thực vật⌊11⌋
Tỉnh Gia Lai có diện tích đất lâm nghiệp là 1.112,8ha, chiếm 72% tổng
diện tích đất tự nhiên, có độ che phủ rừng là 47% và là tỉnh có độ che phủ
rừng cao thứ hai trong cả nước. Trong đó diện tích đất lâm nghiệp cho rừng
đặc dụng là 61.364,6 ha (chiếm 5,5% diện tích đất lâm nghiệp), diện tích đất
cho rừng phòng hộ là 277.613,3 ha (chiếm 23,5% diện tích đất lâm nghiệp);
diện tích đất cho rừng sản xuất là 773,447,7 ha (chiếm 69,5% diện tích đất
lâm nghiệp).
5, Khí hậu⌊6⌋
Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, trong năm chia làm 2
mùa.
Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 10 (riêng các vùng ở phía đông, đông
namTỉnh mùa mưa thường bắt đầu và kết thúc muộn hơn khoảng 1 tháng).

Khí hậu tỉnh Gia Lai chịu sự chi phối chủ yếu của hệ thống gió mùa mùa hè
có nguồn gốc từ bán cầu Nam vượt qua xích đạo đổi hướng tây nam đi qua
Ấn Độ Dương có bản chất nóng ẩm tràn lên và dưới tác động của địa hình
dãy Trường Sơn gây mưa trên phần diện tích phía sườn tây dãy Trường Sơn.
Thời kỳ này là mùa mưa ở hầu hết các vùng của Tỉnh với đặc thù thời tiết chủ
yếu mát và nóng ẩm trong đó mát chiếm ưu thế; độ ẩm không khí trung bình
đạt từ 85% đến trên 90%; tổng số giờ nắng trong các tháng phổ biến đạt dưới
8


40 giờ. Lượng mưa trong thời kỳ mùa mưa chiếm trên dưới 90% tổng lượng
mưa năm. Tháng có lượng mưa lớn nhất ở các vùng phía Tây và vùng giữa
Tỉnh thường là tháng 8, còn các vùng phía đông thường là tháng 10. Tháng có
nhiều ngày có mưa nhất ở các vùng phía tây và vùng giữa Tỉnh là tháng 7, 8
(trên 20 ngày) còn các vùng phía đông là các tháng 9, 10.
Mùa khô: Khu vực phíaTây và trung tâm tỉnh từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau, khu vực phíaĐông, Đông Nam tỉnh từ tháng 12 đến tháng 5 năm
sau. Trong mùa khô tỉnh Gia Lai chịu chi phối của hệ thống gió mùa mùa
đông có nguồn gốc từ Siberiacó tính chất khô lạnh biến tính qua biển Đông
trở thành lạnh ẩm tràn vào nước ta dưới tác dụng địa hình của dãy Trường
Sơn gây mưa ở các tỉnh Trung Trung Bộ trở thành khô lạnh trước khi ảnh
hưởng tới Tây Nguyên. Thời kỳ này là mùa khô ở Gia Lai với thời tiết chủ
yếu lạnh và mát, trong đó mát chiếm ưu thế; độ ẩm tương đối trung bình thời
kỳ này đạt dưới 75%; số giờ nắng các tháng phổ biến đạt đạt trên 50giờ.
1.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội
Tỉnh Gia Lai có 17 đơn vị hành chính, bao gồm: Thành phố Pleiku, thị
xã An Khê, thị xã Ayun Pa và 14 huyện. Thành phố Pleiku là trung tâm kinh
tế, chính trị, văn hóa và là trung tâm thương mại của Tỉnh, nơi hội tụ của 2
quốc lộ chiến lược của vùng Tây Nguyên là quốc lộ 14 theo hướng bắc nam
và Quốc lộ 19 theo hướng đông tây; là điều kiện thuận lợi để giao lưu phát

triển kinh tế - xã hội với vùng duyên hải Nam Trung Bộ, cả nước và trung tâm
khu vực tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia.
1,Dân số và lao động⌊11⌋
Dân số2016 của tỉnh là 1.417.259 người, trong đó đồng bào các dân tộc
thiểu số chiếm 45,06%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,61%năm.Mật độ dân cư
phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã và các trục
đường giao thông, như thành phố Pleiku là 758 người/km2 , thị xã An Khê 330
người/km2 . Còn các vùng sâu, vùng xa dân cư thưa thớt, mật độ thấp như:
9


huyện Kông Chro 27 người/ km2, huyện Krông Pa 40 người/ km2.Số người
trong độ tuổi lao động là 797.340 người, là điều kiện thuận lợi để phát triển
kinh tế - xã hội của Tỉnh.
2,Kết cấu hạ tầng ⌊11⌋

Đường bộ: Quốc lộ 14, chạy theo hướng bắc-nam, là con đường huyết

mạch của Tây Nguyên, nối các tỉnh Gia Lai với Kon Tum, Quảng Nam, thành
phố Đà Nẵng về phía bắc và Đắk Lắk, Đắk Nông, các tỉnh vùng Đông Nam
Bộ về phía nam, đoạn qua tỉnh Gia Lai dài 112 km. Quốc lộ 19, chạy theo
hướng đông - tây, nối cảng Quy Nhơn, Bình Định dài 180km về phía đông, nối
với cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh để vào tỉnh Ratanakiri, Campuchia về phía tây.
Phần đường quốc lộ 19 trên đất Gia Lai dài 196 km. Quốc lộ 25 nối quốc lộ 1
(thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên) với quốc lộ 14 tại Mỹ Thạch (huyện Chư
Sê, Gia Lai). Đoạn quốc lộ 25 thuộc địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều dài 111
km. Ngoài ra, đường Hồ Chí Minh cũng đi qua địa bàn tỉnh Gia Lai. Các quốc
lộ 14, 25 nối Gia Lai với các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải miền Trung rất
thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa đến hải cảng để xuất khẩu và các trung tâm
kinh tế lớn của cả nước. Gia Lai còn có 11 tuyến tỉnh lộ quan trọng với tổng

chiều dài 473 km đã được trải nhựa đi đến các huyện, xã trong tỉnh.
Đường hàng không:Sân bay Pleiku cách trung tâm thành phố Pleiku
khoảng 5 km. Sân bay Pleiku đang hoạt động, hàng ngày có 03 chuyến bay từ
Pleiku đi Hà Nội và ngược lại, 04 chuyến đi Thành phố Hồ Chí Minh và
ngược lại, hàng tuần có 03 chuyến bay đi Đà Nẵng, Vinh, Hải Phòng và
ngược lại. Sân bay đã được nâng cấp và tiếp nhận được các máy bay lớn
(A320, A321).
3,Nông - Lâm nghiệp⌊11⌋
Gia Lai có gần 500.000 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp, trong đó
có hơn 291.000 ha đất cho trồng cây hàng năm và hơn 208.000 ha cây lâu
nămnên có tiềm năng rất lớn để phát triển sản xuất nông nghiệp. Do tính chất
10


đặc trưng của đất đai và khí hậu, tỉnh Gia Laicó một hệ thống cây trồng, vật
nuôi phong phú, đa dạng, có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt, trong 7 nhóm đất
chính của tỉnh, nhóm đất đỏ ba zan có 386.000ha, tập trung chủ yếu vùng Tây
Trường Sơn (thành phố Pleiku và các huyện Mang Yang, Đăk Đoa, Chư Sê,
Chư Pưh, Chư Prông, Đức Cơ, Chư Păh, Ia Grai) canh tác các loại cây công
nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, bông vải...Các huyện, thị xã phía
đông của Tỉnh (An Khê, K’Bang, Kông Chro, Đăk Pơ, Ayun Pa, Ia Pa, Phú
Thiện, Krông Pa), do chịu ảnh hưởng khí hậu Đông Trường Sơn của vùng
đồng bằng giáp ranh (Bình Định, Phú Yên) nên thích hợp cho các loại cây
trồng ngắn ngày và là vùng nguyên liệu mía chính cung cấp cho hai nhà máy
đường An Khê và Ayun Pa với công suất 4.000 tấn mía cây/năm. Riêng
huyện Đăk Pơ và thị xã An Khê còn là vựa rau, hàng ngày cung cấp trên 100
tấn rau các loại cho các tỉnh thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Các
huyện phía đông nam của tỉnh như Phú Thiện, Ia Pa và thị xã Ayun Pa, với lợi
thế có hồ thuỷ lợi Ayun Hạ, là một trong những vựa lúa của cả khu vực Tây
Nguyên. Với diện tích 1.112.452,8 ha đất lâm nghiệp, trong đó, có 773.447,7

ha đất cho rừng sản xuất (chiếm 69,5% diện tích đất lâm nghiệp) nên tỉnh Gia
Lai có tiềm năng lớn phát triển lâm nghiệp. Hàng năm, các sản phẩm gỗ khai
thác từ rừng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, bột giấy với quy
mô lớn và chất lượng cao. Gia Lai còn có quỹ đất lớn để phát triển rừng trồng,
rừng nguyên liệu giấy...
4,Công nghiệp⌊11⌋
Trên cơ sở nguồn tài nguyên nông lâm nghiệp và khoáng sản, triển
vọng phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến
nông lâm sản với quy mô vừa và lớn. Hiện có hai nhà máy sản xuất xi măng
với công suất 14 vạn tấn/năm, đến nay đã phát huy vượt công suất.Khu công
nghiệp Trà Đa với diện tích 124,5 ha, có 30 dự án đầu tư, lấp đầy trên 100%

11


diện tích với tổng số vốn đăng ký 818 tỷ đồng. Đến nay có 21 nhà máy đã đi
vào hoạt động.Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh với diện tích 110 ha và
mở rộng đến 210 ha (tính đến 2020).
Với địa hình cao và nhiều sông suối, Gia Lai là một trong những nơi
tập trung khá nhiều các nhà máy thủy điện lớn, vừa và nhỏ. Trên địa bàn tỉnh
hiện có 82 dự án thuỷ điện, trong đó có 7 công trình do EVN đầu tư với tổng
công suất 1.841 MW:Thuỷ điện Ia Ly,được xây dựng trên dòng sông Sê San,
huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, là công trình thuỷ điện lớn thứ 3 của Việt Nam
sau công trình thuỷ điện Hoà Bình và thủy điện Sơn La trên sông Đà, công
suất thiết kế 720 MW. Sản lượng điện bình quân hàng năm 3,7 tỷ KWh.thủy
điện Sê San 3, trên dòng sôngSê San thuộc địa phận xã Ia Mnông, huyện Chư
Păh, tỉnh Gia Lai, với công suất lắp đặt là 260 MW, sản lượng điện trung bình
hàng năm 1,127 tỉ KWh.Thủy điện Sê San 3A, công suất lắp máy là 180MW,
điện lượng trung bình hàng năm là 479,3 triệu KWh/năm,công trình được xây
dựng tại xã Ia Khai, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Thủy điện Sê San 4, được

xây dựng trên sông Sê San, gồm 3 tổ máy với tổng công suất 360 MW, sản
lượng điện cung cấp lên lưới quốc gia 1,5 tỷ KWh/năm. Thuỷ điện Sê San
4A,công trình nằm dưới cùng của hệ thống bậc thang thủy điện trên sông Sê
San, được xây dựng tại xã Ia O (huyện Ia Grai) gồm 3 tổ máy, có tổng công
suất 63 MW.Thuỷ điện An Khê - Ka Nak, nằm trên địa phận huyện K’Bang,
thị xã An Khê , tổng công suất lắp máy là 173 MW, điện lượng trung bình
701,5 triệu kWh /năm. Thuỷ điện Sông Ba Hạ, nằm ở bậc thang cuối cùng
trên bậc thang sông Ba thuộc hai huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) và huyện
Krông Pa (tỉnh Gia Lai), có hai tổ máy với công suất 220MW, sản lượng điện
trung bình 825 triệu KWh/năm.
5,Du lịch - Dịch vụ
Là vùng núi cao có nhiều cảnh quan tự nhiên cũng như nhân tạo, nên

12


Gia Lai có tiềm năng du lịch rất phong phú.Bên cạnh sự hấp dẫn của thiên
nhiên hùng vĩ, Gia Lai còn có nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc núi rừng
của đồng bào các dân tộc, chủ yếu là Jrai và Bahnar thể hiện qua kiến trúc nhà
rông, nhà sàn, nhà mồ, qua lễ hội truyền thống, qua y phục và nhạc cụ...Các lễ
hội đặc sắc ở Gia Lai: lễ Pơ Thi (Bỏ Mả), lễ hội đâm trâu, ...trang phục ngày
hội được trang trí hoa văn nhiều màu sắc thần bí, các điệu múa xoang, múa
dân gian trên nền âm thanh vang vọng của các loại nhạc cụ riêng của từng dân
tộc như cồng chiêng, tù và, đàn Trưng, đàn đá...
1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Mưa lớn luôn là hiện tượng thời tiết nguy hiểm, gây thiệt hại to lớn đến
đời sống, kinh tế-xã hội, vì vậy các nhà khí tượng trên thế giới từ trước đến
nay đặc biệt quan tâm đến công tác nghiên cứu dự báo mưa lớn nên đã có
nhiều công trình dự báo về mưa lớn. Lịch sử về dự báo mưa đã chỉ ra ba

phương pháp dự báo chính đó là: Phân tích synop, phương pháp thống kê và
phương pháp số trị.
Dự báo thời tiết bằng phương pháp synop (phương pháp cổ điển) được
các nhà khí tượng tiến hành từ cách đây rất nhiều thập niên. Trong phương
pháp synop khí quyển và thời tiết ở một thời điểm nào đó được mô tả bằng
các bản đồ thời tiết, bản đồ các trường khí áp, nhiệt độ, độ ẩm và gió ở trên bề
mặt và ở các độ cao nhất định. Các bản đồ này được xây dựng cho một khu
vực rộng lớn bao gồm nhiều quốc gia, vùng biển, đại dương lân cận trong đó
chứa đựng “vùng dự báo quan tâm”, dựa trên số liệu đo đạc quốc tế cả khu
vực rộng lớn tại một thời điểm nhất định nào đó. Dựa vào các bản đồ này, tiến
hành phân tích và dự báo các hình thế thời tiết và các hiện tượng thời tiết cho
một khu vực (“vùng dự báo quan tâm”), hay một địa điểm đã chọn trong thời
gian 24- 48h sau đó. Phương pháp synop đòi hỏi nhiều thời gian và công sức
13


để chuẩn bị cho một lần dự báo, đồng thời độ chính xác của nó phụ thuộc
nhiều vào kinh nghiệm của dự báo viên. Kết quả dự báo mang tính chất định
tính hơn là định lượng.
Phương pháp thống kê trong dự báo nghiệp vụ được phân làm hai dạng:
Dự báo thống kê cổ điển và dự báo thống kê động lực. Phương pháp dự báo
thống kê cổ điển được nghiên cứu và phát triển trước khi có sản phẩm dự báo
số trị (NWP-numerical weather prediction). Với sự phát triển của khoa học
khí quyển và công nghệ tính toán, các sản phẩm NWP được sử dụng rộng rãi
và đưa đến sự ra đời của phương pháp dự báo thống kê động lực do các thông
tin dự báo trực tiếp từ các mô hình NWP vẫn chưa thực sự chính xác. Nghiên
cứu ứng dụng các phương pháp thống kê để hiệu chỉnh sai số hệ thống của mô
hình trên cơ sở các quan trắc thực tế trong quá khứ vì các mô hình vẫn còn
tồn tại những sai số nhất định.Hiện nay, quá trình hiệu chỉnh thống kê kết quả
mô hình MOS – Model Output Statistic đang được sử dụng tại nhiều cơ quan

dự báo trên thế giới, đây là quá trình dựa trên các phương pháp thống kê hiện
đại để hiệu chỉnh trực tiếp kết quả dự báo của mô hình thông qua số liệu quan
trắc địa phương.Việc ứng dụng các phương pháp thống kê kết hợp với các sản
phẩm mô hình NWP nhằm mục đích nâng cao chất lượng dự báo mưa từ mô
hình. Tuy nhiên các nghiên cứu gần đây cho thấy sự cải thiện trong chất
lượng dự báo của MOS chỉ bộc lộ rõ trong các dự báo hạn ngắn < 24h, còn dự
báo dài hơn cải thiện không đáng kể.
Trong các thập niên gần đây phương pháp dự báo số trị đã được ứng
dụng và phát triển mạnh mẽ, với độ phân giải ngày càng cao từ các mô hình
toàn cầu có độ phân giải ngang 15-50 km đến các mô hình quy mô vừa (<15
km). Mô hình dự báo số trị hiện tại cho phép dự báo định lượng mưa chi tiết
theo không gian và thời gian..
Ở Hoa Kỳ, Trung tâm Dự báo Môi trường Quốc gia đã thực hiện dự án
14


xây dựng dự báo tổ hợp thời tiết hạn ngắn (SREF) gồm 10 dự báo từ mô hình
ETA và 5 dự báo từ mô hình phổ RSM⌊25⌋. Các mô hình này đã sử dụng điều
kiện ban đầu từ hệ thống dự báo tổ hợp hạn vừa của NCEP và một số trường
phân tích từ các mô hình nghiệp vụ khác như: ETA, NGM, MRF..
Kết quả đã dự báo có hiệu quả các đợt mưa lớn do các hình thế thời tiết quy
mô lớn như bão, ATNĐ..Tuy nhiên tại khu vực nhiệt đới, nơi có ít số liệu
quan trắc thì còn nhiều hạn chế.
Ở châu Âu, Trung tâm Dự báo Thời tiết hạn vừa châu Âu – ECMWF
đã đưa phương pháp dự báo tổ hợp vào dự báo nghiệp vụ từ năm 1992 bằng
việc sử dụng phương pháp tách vector kỳ dị để tạo nhiễu động ban đầu
(Palmer và nnk, 1992). ECMWF bắt đầu sử dụng dự báo tổ hợp cho khu vực
giới hạn (LAEF) trong nghiệp vụ. Từ năm 2007 cho đến nay, ECMWF bắt
đầu sử dụng dự báo tổ hợp cho khu vực giới hạn (LAEF) trong nghiệp vụ.
⌊22⌋.Các sản phẩm dự báo của Trung tâm này đã được Trung tâm Dự báo

KTTV Quốc gia và các đơn vị dự báo KTTV tại Việt Nam sử dụng rộng rãi

do kết quả tương đối phù hợp với Việt Nam. Các sản phẩm của ECMWF hiện
là đầu vào không thể thiếu của các mô hình dự báo số trị trong nước và là
thông tin đáng tin cậy cho việc tác nghiệp công tác dự báo thời tiết tại Việt
Nam.
Tại Úc, Cơ quan Khí tượng Úc hiện sử dụng phương pháp dự báo mưa
bằng cách là tổ hợp các mô hình dự báo khác nhau từ năm 2006. Phương pháp
tổ hợp ở đây chính là PME (Poor Man’s Ensemble). Chất lượng dự báo tổ hợp
cho thấy về mặt thống kê nó luôn luôn có độ chính xác tốt hơn bất cứ một dự
báo thành phần nào trong tổ hợp. Các sản phẩm tổ hợp nhận được từ GAPS
(Global Assimilation and Prediction System) và LAPS (Limited Area
Prediction Scheme) ⌊23⌋

Ở Hồng Kông, Cơ quan Khí tượng Hồng Kông đã sử dụng các sản
15


×