Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bình luận các quy định của pháp luật việt nam hiện hành trong vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.82 KB, 9 trang )

Bài Tập Nhóm tháng 2. Lớp NO3-TL4-Nhóm 02--------------------------------------------------------------

A. MỞ ĐẦU
Hiện nay, do sự phát triển của các mối giao lưu dân sự quốc tế nên tập hợp những
người tạo nên gia đình trong xã hội Việt Nam không chi bó hẹp giữa các thành viên có
cùng quốc tịch và cùng cư trú trên lãnh thổ một nước . Mặc dù Luật Hôn nhân và gia đình
đã dành hẳn một chương (chương XI) quy định về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài,
tuy nhiên với những phát sinh muôn hình muôn vẻ của cuộc sống, những quy định đã bộc
lộ những thiếu sót và nhược điểm, nhất là trong xu thế ngày càng phát triển của quan hệ
quốc tế. Dưới đây, bài viết của nhóm em xin được đi vào “Bình luận các quy định của
pháp luật Việt Nam hiện hành trong vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài”.
B. NỘI DUNG
I. Khái quát chung về kết hôn và xung đột pháp luật trong quan hệ kết hôn có yếu
tố nước ngoài
1. Một số khái niệm
 Khái niệm kết hôn
Theo khoản 2 Điều 8 LHNGĐ 2000 quy định: “kết hôn là việc nam và nữ xác lập
quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn ”.
Như vậy có thể nói, kết hôn là thủ tục pháp lý bắt buộc để xác lập quan hệ vợ chồng, làm
phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa họ đối với nhau.
 Kết hôn có yếu tố nước ngoài (YTNN)
Theo lý luận về Tư pháp quốc tế, quan hệ hôn nhân và gia đình thuộc đối tượng
điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là quan hệ hôn nhân và gia đình có YTNN tham gia. Các
nước trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về YTNN trong quan hệ hôn nhân và gia
đình. Ở Việt Nam, tại khoản 14 Điều 8 LHNGĐ 2000 YTNN trong quan hệ hôn nhân và
gia đình được quy định: “a. Giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài; b. Giữa người
nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam; c. Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn
cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên
quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”. Ngoài ra, khoản 4 Điều 100 Luật HNGĐ 2000 còn
quy định: “Các quy định của Chương này cũng được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và
gia đình giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai bên định cư ở nước


ngoài”.
Việc nhận diện đúng YTNN trong quan hệ hôn nhân và gia đình là hết sức cần tiết.
Nhiều trường hợp không xác định đúng YTNN nên đã gây không ít khó khăn cho cơ quan
nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh từ quan hệ hôn nhân và
gia đình có YTNN đó.
 Xung đột pháp luật trong quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài
Trong tư pháp quốc tế, xung đột pháp luật tức là việc một quan hệ pháp luật có thể
chịu sự điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Như vậy, ta có thể hiểu xung
đột pháp luật về kết hôn là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng có thể được
áp dụng để điều chỉnh một quan hệ kết hôn có YTNN trong tư pháp quốc tế.

1


Bài Tập Nhóm tháng 2. Lớp NO3-TL4-Nhóm 02--------------------------------------------------------------

Từ định nghĩa xung đột pháp luật về kết hôn có thể thấy nguyên nhân chủ yếu làm
phát sinh xung đột pháp luật về kết hôn là: do pháp luật về hôn nhân gia đình của các nước
quy định khác nhau; và do đặc điểm về nội dung của Tư pháp quốc tế điều chỉnh quan hệ
hôn nhân gia đình.
2. Cơ sở pháp ly
Hiện nay, quan hệ hôn nhân và gia đình có YTNN được quy định tại LHNGĐ Việt
Nam năm 2000. Luật này đã dành Chương XI quy định những vấn đề có tính nguyên tắc về
quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.Hệ thống các văn bản khác có liên quan
như Bộ luật dân sự 2005, Luật Quốc tịch 2008, Luật Cư trú 2006,... Ngoài các văn bản luật
này, quan hệ hôn nhân và gia đình có YTNN còn được điều chỉnh tại các văn bản hướng
dẫn sau: Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/07/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của LHNGĐ về quan hệ hôn nhân và gia đình có YTNN; Nghị định
69/2006/NĐ-CP ngày 21/07/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/07/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số

điều của LHNGĐ về quan hệ hôn nhân và gia đình có YTNN; Chỉ thị 05/2003/CT-UB ngày
20/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Nghị định số 68/2002/CP của Chính phủ
qui định chi tiết thi hành một số điều của LHNGĐ về quan hệ hôn nhân và gia đình có YTNN;
….Ngoài ra, vấn đề kết hôn còn được giải quyết trên cơ sở các hiệp định tương trợ tư pháp
mà Việt Nam ký kết với nước ngoài.
II. Bình luận quy định của pháp luật Việt Nam về quan hệ kết hôn có yếu tố nước
ngoài
1. Pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài
1.1. Điều kiện về kết hôn hợp pháp
Điều kiện kết hôn là điều kiện để nhà nước công nhận việc kết hôn của các bên nam
và nữ, hay nói cách khác chỉ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật đặt ra thì việc
kết hôn mới hợp pháp và được pháp luật bảo vệ. Tại khoản 1 Điều 103 HNGĐ quy định
về kết hôn có YTNN: “Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài,
mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn
được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài
còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn. Việc kết hôn giữa
những người nước ngoài với nhau tại Việt Nam trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.”
Từ nội dung của khoản 1 Điều 103 HNGĐ, việc áp dụng pháp luật điều chỉnh đều
kiện kết hôn có YTNN có thể được chia làm 2 trường hợp là trường hợp kết hôn không
được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của VN và trường hợp kết hôn được tiến
hành trước cơ quan có thẩm quyền của VN.
Trường hợp thứ nhất, khi kết hôn không được tiến hành trước cơ quan có thẩm
quyền của VN. Trường hợp này xảy ra khi, công dân Việt Nam (VN) kết hôn với người
nước ngoài mà việc kết hôn này không được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền tại
VN, mà tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Công dân VN phải tuân

2



Bài Tập Nhóm tháng 2. Lớp NO3-TL4-Nhóm 02--------------------------------------------------------------

theo các quy định của pháp luật VN về kiều kiện kết hôn, còn người nước ngoài phải đảm
bảo các tiêu chuẩn về điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật của nước ngoài đó mang
quốc tịch. Việc tuân theo quy định trên đây sẽ là 1 trong những cơ sở pháp lý quan trọng để
các cơ quan có thẩm quyền của VN công nhận tính hợp pháp của việc kết hôn đó.
Trường hợp thứ hai, kết hôn được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của VN.
Trong trường hợp này, khi các bên kết hôn (công dân VN kết hôn với người nước ngoài
hoặc người nước ngoài kết hôn với nhau) tiến hành kết hôn trước cơ quan có thẩm quyền
của nhà nước VN thì các bên phải tuân ttheo pháp luật nước mình về điều kiện kết hôn,
đồng thời, người nước ngoài phải tuân theo pháp luật VN về điều kiện kết hôn.
Nhìn chung, khi đề cập đến điều kiện kết hôn, pháp luật thường quy định các vấn đề
liên quan tới nhân thân của người muốn kết hôn như: tuổi tác, sức khỏe, tình trạng hôn
nhân, giới tính,... của các bên muốn kết hôn. Điều 9, 10 nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày
10/7/2002 đã cụ thể hóa điều kiện kết hôn trong luật HNGĐ 2000 như sau:
Thứ nhất, điều kiện về tuổi kết hôn. Xuất phát từ sự khác nhau về trình độ kinh tế,
đặc biệt là sự khác nhau về phong tục tập quán giữa các nước mà pháp luật quy định về độ
tuổi đủ điều kiện kết hôn là không giống nhau. Theo pháp luật VN trong trường hợp có
YTNN sẽ được áp dụng cụ thể như sau: Trường hợp 1, hai bên muốn kết hôn cùng mang
quốc tịch VN nhưng kết hôn tiến hành ở nước ngoài thì nam phải 20 tuổi trở lên, nữ từ 18
tuổi trở lên; Trường hợp 2,một bên là công dân VN và một bên là công dân nước ngoài
muốn kết hôn với nhau ở nước ngoài mà việc kết hôn này không được tiến hành trước cơ
quan có thẩm quyền của VN, thì điều kiện về tuổi kết hôn sẽ là: nam công dân VN phải từ
20 tuổi trở lên hoặc nữ công dân VN phải từ 18 tuổi trở lên; Trường hợp 3, nếu công dân
VN kết hôn với người nước ngoài hoặc những người nước ngoài kết hôn với nhau trước cơ
quan có thẩm quyền của VN thì các bên không những phải tuân theo quy định về tuổi kết
hôn theo pháp luật nước mình mà còn phải tuân theo pháp luật VN về độ tuổi kết hôn, nam
20, nữ 18 tuổi.
Thứ hai, điều kiện về sức khỏe. Mặc dù, pháp luật các nước có sự khác nhau trong
việc quy định về các loại bệnh cụ thể mà những người mắc phải sẽ không được phép kết

hôn, nhưng nhìn chung, pháp luật các nước đều quy định những người mắc một số bệnh
nhất định liên quan đến thần kinh, các bệnh liên quan đến đường sinh dục không được phép
kết hôn. Tại khoản 2 Điều 10 LHNGĐ 2000 quy định về điều kiện sức khỏe: “những
người mất năng lực hành vi dân sự (NLHVDS) không được kết hôn”. Vậy, người như thế
nào thì bị coi là người mất NLHVDS? Tại khoản 1 Điều 24 BLDS đã quy định: “khi một
người bị cho là tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được
hành vi của mình, thì theo yêu cầu của người co quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết
định tuyên bố mất NLHVDS trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền”. Về
mặt pháp lý thì những người dị tật hay bại liệt chân tay nhưng không mất NLHVDS thì
không vi phạm quy định về điều kiện sức khỏe. Song, để áp dụng với hôn nhân có yếu tố
nước ngoài thì cần cụ thể và chi tiết hơn khi mà thực tế hiện nay có nhiều cuộc hôn nhân
được coi là hiện tượng không bình thường khi nhiều cô gái trẻ đẹp Việt Nam lại kết hôn với

3


Bài Tập Nhóm tháng 2. Lớp NO3-TL4-Nhóm 02--------------------------------------------------------------

những người đàn ông nước ngoài nhiều tuổi, dị tật… để tránh vi phạm khoản 2 Điều 18
Nghị định số 68/2002/NĐ-CP và khoản 2 Điều 103 LHNGĐ 2000, thì các cơ quan chức
năng bằng cách nào phải thẩm tra, xác minh một cách chính xác trường hợp nào kết hôn vì
tình yêu, trường hợp nào kết hôn vì mục đích vụ lợi,...
Thứ ba, điều kiện về tình trạng hôn nhân. Cụ thể hóa khoản 1 điều 10 LHNGĐ ,
trong quan hệ hôn nhân có YTNN, Nghị định số 68/2002/NĐ-CP quy định tại Điều 13:
“...tờ khai xin đăng ký kết hôn có xác nhận chưa quá 6 tháng(kể từ ngày nhận hồ sơ) của
cơ quan có thẩm quyền về việc hiện tại người xin đăng kí kết hôn không có vợ hoặc không
có chồng (khoản 1a). Trong trường hợp các bên đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn hoặc
đã chết thì phải có bản sao bản án, quyết định cho ly hôn đã có hiệu lực pháp luật hoặc bản
sao chứng tử của người vợ hoặc chồng đã chết (khoản 2b,c). Việc pháp luật quy định về
tình trạng hôn nhân một vợ một chồng của quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài không

chi nhằm bảo vệ quyền lợi cụ thể của các bên chủ thể trong quan hệ hôn nhân mà còn nhằm
bảo vệ nguyên tắc pháp lý của pháp luật VN.
Thứ tư, điều kiện không có quan hệ dòng họ hoặc thân thuộc. Quy định này là
nhằm bảo vệ mỗi tế bào của xã hội đó là gia đình về khía cạnh giống nòi và về luân thường
đạo lý. Dựa vào khoản 3,4 Điều 10 LHNGĐ ta có thể phân ra thành 2 nhóm: Nhóm những
người có quan hệ về dòng họ và nhóm những người có quan hệ thân thuộc. Trong quan hệ
hôn nhân có yếu tố nước ngoài, để xác định điều kiện không có quan hệ dòng họ hoặc quan
hệ thân thuộc giữa các bên kết hôn, khoản 1 Điều 13 nghị định 68/2002/NĐ-CP quy định
phải có “lý lịch cá nhân theo mẫu quy định” trong hồ sơ đăng kí kết hôn.
Thứ năm, điều kiện không cùng giới tính. Theo quy luật tự nhiên, sinh đẻ là kết quả
của quan hệ tình dục giữa các bên nam và nữ. Do đó trong pháp luật hầu hết các nước đều
quy định việc kết hôn chỉ được tiến hành đối với các bên chủ thể khác giới tính, Việt Nam
cũng quy định cụ thể tại khoản 5 Điều 10 LHNGĐ là những người cùng giới không được
kết hôn với nhau. Theo khoản 1 Điều 7 LHNGĐ thì quy định trên cũng áp dụng cho quan
hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
1.2. Về nghi thức kết hôn có yếu tố nước ngoài
Nghi thức kết hôn là trình tự tiến hành chính thức công nhận một cách hợp pháp
quan hệ vợ chồng. Pháp luật các nước có quy định khác nhau về nghi thức kết hôn. Trong
pháp luật VN, nghi thức kết hôn có YTNN được đề cập đến tại Khoản 1 Điều 20 Nghị
định 68/2002/NĐ-CP: “Việc kết hôn giữa công dân VN với nhau hoặc với người nước
ngoài đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, phù hợp với pháp luật của
nước đó thì được công nhận tại VN, nếu vào thời điểm kết hôn công dân VN không vi phạm
quy định của pháp luật VN về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn”.
Như vậy, việc kết hôn giữa công dân VN với người nước ngoài trước cơ quan có
thẩm quyền nước ngoài phù hợp với pháp luật nước đó thì được công nhận ở VN, sự phù
hợp này không chỉ phù hợp về điều kiện kết hôn mà còn phải phù hợp về nghi thức kết hôn.
Song quy định trên chỉ có nghĩa là công nhận nghi thức kết hôn ở nước ngoài chứ không
coi là quy định về chọn luật để điều chỉnh nghi thức kết hôn YTNN. Theo đó, các quy

4



Bài Tập Nhóm tháng 2. Lớp NO3-TL4-Nhóm 02--------------------------------------------------------------

định chọn pháp luật áp dụng cho nghi thức kết hôn có YTNN tại VN cần được nghiên cứu
bổ sung.
Quy định của pháp luật VN công nhận nghi thức kết hôn dân sự là nghi thức kết hôn
hợp pháp, như sau: “việc kết hôn phải được đăng kí trước cơ quan có thẩm quyền (khoản 1
Điều 11); khi đăng kí kết hôn phải có mặt của cả 2 bên nam nữ kết hôn, đại diện cơ quan
đăng kí kết hôn yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn của họ, nếu hai bên
đồng ý tự nguyện kết hôn thì đại diện cơ quan đăng kí kết hôn trao Giấy chứng nhận kết
hôn cho hai bên kết hôn (Điều 14); mọi nghi thức kết hôn không theo quy định tại điều 14
LHNGĐ sẽ không được pháp luật công nhận là vợ chồng...”. thủ tục này được áp dụng cho
cả quan hệ HNGĐ có yếu tố nước ngoài khi việc kết hôn này được tiến hành trước cơ quan
có thẩm quyền của Việt Nam. Nghị định 68/2002/NĐ-CP quy định tại Điều 11 đã chi tiết
nội dung đó như sau: “việc đăng kí kết hôn phải được đăng kí và do cơ quan nhà nước VN
thực hiện theo nghi thức đã được pháp luật quy định...”
Thủ tục kết hôn được quy định tại Điều 13 Nghị định số 69/CP, Điều 69 (nếu ở vùng
biên giới); Nghị định số 68/2002/NĐ-CP và được cụ thể hóa trong Thông tư số 07.
2. Một số hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia điều
chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài
Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có YTNN, hầu như các nước thường tham gia
ký kết các điều ước quốc tế song phương với từng nước hữu quan để giải quyết vấn đề này.
Nội dung của các điều ước quốc tế về hôn nhân và gia đình có YTNN thường không quy
định cụ thể việc điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có YTNN mà chỉ quy định
nguyên tắc chọn pháp luật áp dụng. Do vậy, các quy phạm được quy định trong các điều
ước quốc tế về hôn nhân và gia đình thường là các quy phạm xung đột.
Mặc dù chưa ký kết hoặc tham gia một điều ước quốc tế đa phương nào về hôn nhân
nhưng VN đã tích cực ký kết điều ước quốc tế song phương với một số nước trên thế giới,
trong đó quy định một số vấn đề cơ bản điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.

Cụ thể, để giải quyết xung đột pháp luật về vấn đề kết hôn có YTNN, Việt Nam và một số
nước như Bungari, Nga, Lào, Tiệp Khắc,…đã ký kết các HĐTTTP bao gồm các quy phạm
xung đột thống nhất để chọn luật áp dụng. Các hiệp định này chủ yếu áp dụng hệ thuộc
luật quốc tịch, luật nơi cư trú và luật nơi thực hiện hành vi của đương sự để giải quyết.
2.1. Về điều kiện kết hôn trong các HĐTTTP Việt Nam ky với nước ngoài
Điều kiện kết hôn giữa công dân VN với công dân các nước đã ký HĐTTTP với VN
sẽ căn cứ vào các quy định của Hiệp định. Nhìn chung, tất cả các Hiệp định đều áp dụng
nguyên tắc luật quốc tịch của các bên đương sự để xác định về điều kiện kết hôn. Các Hiệp
định đều có quy định: “Việc kết hôn giữa công dân nước ký kết này với công dân nước ký
kết kia phải tuân theo những điều kiện kết hôn do pháp luật của nước ký kết mà họ là công
dân quy định”. Quy định này vừa đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công dân các nước
ký kết hiệp định đồng thời tránh tình trạng trốn tránh pháp luật, vi phạm điều cấm của pháp
luật nước họ là công dân.

5


Bài Tập Nhóm tháng 2. Lớp NO3-TL4-Nhóm 02--------------------------------------------------------------

Ngoài ra, trong một số Hiệp định cũng có quy định bổ sung: công dân các nước là
thành viên của các Hiệp định muốn kết hôn thì ngoài việc tuân thủ pháp luật nước nơi họ
mang quốc tịch thì phải tuân thủ quy định của nước nơi tiến hành kết hôn về các trường
hợp cấm kết hôn. Chẳng hạn, theo quy định tại khoản 1 Điều 25 HĐTTTP VN – Lào:
“Trong việc kết hôn giữa công dân các Nước ký kết, mỗi bên đương sự phải tuân theo điều
kiện kết hôn trong quy định của nước ký kết mà họ là công dân. Trong trường hợp kết hôn
tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền của một Nước ký kết, thì họ còn phải tuân theo pháp
luật của nước ký kết đó về điều kiện kết hôn”. Hay tại khoản 1 Điều 23 HĐTTTP VN –
Liên Xô (cũ) quy định: “Việc kết hôn giữa công dân nước ký kết này với công dân nước ký
kết kia phải tuân theo những điều kiện kết hôn do pháp luật của nước ký kết mà họ là công
dân quy định. Ngoài ra, người kết hôn phải tuân theo pháp luật của nước ký kết nơi tiến

hành việc kết hôn về những trường hợp ngăn cấm kết hôn”.
2.2. Về nghi thức kết hôn trong các HĐTTTP Việt Nam ky với nước ngoài
Trong các HĐTTTP giữa VN với các nước khác đều quy định nguyên tắc chung là
nghi thức kết hôn được xác định theo pháp luật của nước ký kết nơi tiến hành kết hôn.
(khoản 2 Điều 23 HĐTTTP VN– Cu Ba, Điều 24 HĐTTTP VN – Liên Bang Nga, khoản 1
Điều 31 HĐTTTP VN – Hungari,…). Quy định này cũng phù hợp với pháp luật VN và
công ước Lahaye về kết hôn năm 1902. Điều 15 Công ước quy định: “Nghi thức kết hôn
được công nhận là hợp pháp nếu nó tuân theo luật nơi tiến hành kết hôn”.
Tuy nhiên, một số Hiệp định cũng có quy định bổ sung về việc nghi thức kết hôn
phải là nghi thức nhà nước mới có giá trị, chẳng hạn như khoản 1 Điều 18 Hiệp định giữa
Việt Nam – Tiệp Khắc.
III. Thực trạng và hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quan hệ kết hôn có
yếu tố nước ngoài
1. Tình hình chung về kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài
1.1. Thực trạng kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài
Năm 1993, văn bản pháp luật đầu tiên điều chỉnh quan hệ kết hôn có YTNN ra đời, đó
là Pháp lệnh HN&GĐ giữa công dân VN và người nước ngoài. Văn bản này đánh dấu mốc
quan trọng trong sự phát triển quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài, tiếp đó là Nghị định
số 184/NĐ-CP quy định chi tiết về thủ tục đăng kí kết hôn, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa
công dân VN với người nước ngoài. Đến năm 1995, chúng ta bắt đầu thực hiện văn bản
pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn có YTNN này. Kể từ đó, quan hệ hôn nhân có YTNN
gia tăng nhanh chóng và phân thành 2 nhóm: Việc kết hôn giữa công dân VN với người VN
ở nước ngoài chiếm khoảng 45% tổng số & Việc kết hôn giữa công dân VN với người nước
ngoài chiếm khoảng 55% tổng số.
Bảng: Số lượng việc kết hôn có yếu tố nước ngoài ở một số tỉnh
năm 2005-2006 và năm 2009-2010
STT Tỉnh, thành phố

Năm 2005


Năm 2006

Năm 2009

Năm 2010

1

400

345

696

796

Hà Nội

6


Bài Tập Nhóm tháng 2. Lớp NO3-TL4-Nhóm 02--------------------------------------------------------------

2
3
4
5
6

TP. Hồ Chí Minh

3754
3742
3825
3509
TP. Hải Phòng
978
776
606
421
Quảng Ninh
296
248
188
381
Đồng Tháp
87
317
303
284
TP. Cần Thơ
1431
760
1875
475
(Nguồn: Số liệu thống kê của phòng hành chính, tổng hợp,
Vụ hành chính tư pháp- Bộ Tư pháp)
Theo số liệu của Bộ Tư pháp, từ năm 1995 đến hết 2010, đã có trên 294000 công dân
VN kết hôn với người nước ngoài hoặc với công dân VN định cư ở nước ngoài. Bộ Tư
pháp đã tham mưu cho Thủ tướng trình Chủ tịch nước cho thôi quốc tịch VN gần 60000 cô
dâu VN tại Đài Loan và gần 5000 cô dâu VN tại Hàn Quốc. Điều tra xã hội học cho thấy có

đến 31% cô dâu muốn lấy chồng Đài Loan để kiếm việc làm và tăng thu nhập, trên 15%
muốn kiếm chồng giàu để giúp đỡ gia đình. Công dân VN kết hôn với người nước ngoài
tập trung ở một số tỉnh, thành phố, chủ yếu là các tỉnh phía Nam và các tỉnh giáp biên giới.
 Xét về điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài của các cặp cô dâu - chú rể có một số
đặc điểm sau:
 Tuổi của cô dâu, chú rể tham gia kết hôn: Sự chênh lệch tuổi tác giữa cô dâu và
chú rể theo thống kê trên toàn quốc, cô dâu VN có dưới 20 tuổi chiếm khoảng 41,43%, từ
20-30 chiếm khoảng 53,57%, trên 50 chỉ có vài trường hợp. Trong khi đó, độ tuổi chú rể lại
khá cao, không có ai dưới 20 tuổi, từ 31-40 chiếm 50,91%, trên 50 tuổi chiếm 6,98%. 85%
cô dâu lấy chồng hơn mình từ 10-19 tuổi, 15% hơn mình từ 20-30 tuổi.
 Trình độ học vấn của cô dâu, chú rể: Cô dâu VN có trình độ học vấn thấp không
tự mình làm các thủ tục pháp lý để tiến hành kết hôn với người nước ngoài mà phải qua
môi giới dẫn tới hiện tượng môi giới hôn nhân phổ biến. Chú rể nước ngoài thuộc nhóm có
chuyên môn không cao so với trình độ học vấn chung trong nước.
 Nghề nghiệp của cô dâu, chú rể: Các cô gái VN không có nghề nghiệp ổn định,
chú rể nước ngoài có thu nhập đủ sống, là ông chủ nhỏ, công nhân, làm cơ quan nhà nước,
thợ hồ, làm mướn, có khả năng đảm bảo khinh tế gia đình phù hợp với mức sống trung
bình trong nước. Chi phí cưới cô dâu VN phù hợp với khả năng tài chính của họ, thấp hơn
nhiều lần so với chi phí cưới cô dâu bản xứ.
 Tình trạng hôn nhân của những người tham gia quan hệ hôn nhân có yếu tố nước
ngoài: Có một số trường hợp kết hôn trong khi đang có vợ hoặc có chồng. Vi phạm này
không chỉ ở phía chú rể ngoại quốc mà còn ở cả phía cô dâu VN.
 Thời gian tiến hành hôn nhân: Thời gian tiến hành hôn nhân của các cặp cô dâu,
chú rể rất vội vã, nhanh chóng. Thậm chí, pháp luật Hàn Quốc cho phép đăng kí kết hôn
vắng mặt cô dâu VN nên việc gặp mặt nhau giữa cô dâu và chú rể có khi là không có.
 Phong tục, tập quán, ngôn ngữ: Đa số các cặp cô dâu VN- chú rể nước ngoài phải
nhờ đến phiên dịch khi trao đổi, phỏng vấn tại Sở Tư pháp tỉnh. Thậm chí họ phải dùng cử
chỉ, kí hiệu để trao đổi với nhau. Qua đó cho thấy, việc hiểu các phong tục, tập quán của

7



Bài Tập Nhóm tháng 2. Lớp NO3-TL4-Nhóm 02--------------------------------------------------------------

nhau càng khó khăn, đồng thời thời gian tiến hành kết hôn quá ngắn lại càng không thể
hiểu nhau.
 Vấn đề môi giới trong hôn nhân có yếu tố nước ngoài: Những đặc điểm kinh tế- xã
hội đã tạo lực đẩy nguồn lao động ra khỏi các tỉnh, thành phố của nước ta. Đồng thời sự
khác biệt về các mặt kể trên nên môi giới hôn nhân đóng vai trò nhất định trong quan hệ
hôn nhân xuyên quốc gia. Chính vì vậy đã hình thành các tổ chức môi giới hôn nhân có
tính lợi nhuận. Bên cạnh hình thức môi giới có tổ chức, hình thức môi giới đơn lẻ, tự phát
đang dần chiếm ưu thế, tạo niềm tin với cả hai phía.
1.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam điều chỉnh về kết hôn có YTNN
Các quy định của pháp luật Việt Nam đã bộc lộ một số bất cập trong việc điều chỉnh
quan hệ này.
Điều 103 LHNGĐ 2000 chưa có quy định giải quyết xung đột pháp luật về hình thức
kết hôn. Vấn đề này chỉ được quy định gián tiếp qua việc công nhận việc kết hôn đã được
tiến hành ở nước ngoài tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP (hiện nay là Điều
16 Nghị định số 24/2013/NĐ-CP) và Nghị định 69/2006/NĐ-CP.
Việc quy định có xác nhận về tình trạng hôn nhân theo Điều 13 Nghị định số
68/2002/NĐ-CP (nay là Điều 7 Nghị định số 24/2013/NĐ-CP) và Thông tư 07/2002/TTBTP là chưa chặt chẽ. Luật HN&GĐ năm 2000 chưa có khái niệm cụ thể "thuần phong mỹ
tục" là gì?, "trục lợi khác" là gì?.
Về giấy xác nhận tình trạng sức khỏe của các bên đương sự chỉ mang tính hình thức.
Đồng thời thiếu thủ tục xác định người mất năng lực hành vi. Thủ tục phỏng vấn trực tiếp
tại Sở Tư pháp mang nhiều tính chủ quan của cán bộ phỏng vấn.
2. Một số kiến nghị
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung quy định giải quyết xung đột pháp luật về hình thức kết
hôn có yếu tố nước ngoài.
Thứ hai, giải thích rõ "thuần phong mỹ tục" hoặc vì mục đích "trục lợi khác", sửa
đổi một số quy định chỉ mang tính hình thức hoặc chưa phát huy hiệu quả như đã nói ở

trên.
Thứ ba, các cán bộ hộ tịch phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với Biên bản
phỏng vấn. Đồng thời, xác nhận tình hình thu nhập và tài sản của chú rể nhằm đảm bảo cho
cuộc sống gia đình sau khi kết hôn cũng nên được bổ sung. Cần lựa chọn, bố trí cán bộ có
đủ năng lực, phẩm chất và trình độ chuyên môn đảm nhận công tác hộ tịch. Ngoài ra là
quản lý dữ liệu lý lịch tư pháp bằng công nghệ thông tin. Cần phối hợp tổ chức tuyên
truyền giáo dục sâu rộng đến người dân.Thành lập nhiều Trung tâm hỗ trợ kết hôn. Biên
soạn nhiều tài liệu phân phối cho những người có nhu cầu, những cô dâu, chú rể nào chưa
có chứng chỉ đã qua các lớp tập huấn thì không được xuất cảnh lấy chồng, lấy vợ.
Thứ tư, kí kết các văn bản pháp lý thiết lập hệ thống thông tin hai chiều giữa Chính
phủ Việt Nam và Chính phủ các nước có nhiều công dân Việt Nam cư trú để nắm bắt tình
hình và bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ khi cần thiết. Tăng cường kí kết một số Hiệp
định tương trợ tư pháp với các nước có đông người Việt Nam cư trú, Tăng cường hợp tác,

8


Bài Tập Nhóm tháng 2. Lớp NO3-TL4-Nhóm 02--------------------------------------------------------------

chia sẻ kinh nghiệm với các nước về quản lý quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài, gia
nhập Công ước La Haye 1902 về kết hôn.
C. KẾT LUẬN
Cùng với quá trình hội nhập quốc tế, các quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài diễn
ra ngày càng nhiều. Qua bài viết trên, có thể thấy, các quy định của pháp luật Việt Nam
hiện hành đã khá đầy đủ và chi tiết để điều chỉnh các quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Mặc dù vẫn còn những bất cập nhất đinh, đòi hỏi cần tập trung nghiên cứu, tham khảo pháp
luật của các nước để hoàn thiện

9




×