Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Chứng minh rằng trong cách xác định và quy chế pháp lý của một vùng biển theo quy định của công ước luật biển 1982 luôn thể hiện sự dung hòa về lợi íc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.38 KB, 10 trang )

A. Lời mở đầu
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng nước mới được chính thức thừa nhận
trong công ước luật biển 1982 và được đánh giá là 1 trong những nét tiêu biểu
thể hiện sự tiến bộ của luật biển quốc tế hiện đại. Dưới ảnh hưởng của thực
tiễn quan hệ quốc tế và những nguyên nhân hình thành mà vùng nước này
mang tính chất đặc thù đó là sự dung hòa về lợi ích giữa các quốc gia được thể
hiện rõ trong quá trình xây dựng, hoàn thiện các qui định về cách xác định và
qui chế.

B. Nội dung
I. Khái niệm và lịch sử hình thành.
1. Khái niệm.
Điều 55 công ước luật biển năm 1982 qui định: “Vùng đặc quyền kinh
tế là vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lí riêng qui định
trong phần này, theo đó, các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển
và các quyền cũng như các quyền tự do cửa các quốc gia khác đều do các qui
định thích hợp cửa công ước điều chỉnh”.
Các qui định về cách xác định và qui chế của vùng đặc quyền kinh tế
trong luật biển quốc tế thể hiện rõ sự dung hòa về lợi ích giữa các quốc gia
cũng xuất phát một phần từ lịch sử hình thành vùng đặc quyền kinh tế.
2. Lịch sử hình thành vùng đặc quyền kinh tế.
Khái niệm vùng đặc quyền kinh tế ghi nhận trong công ước luật biển
1982 có sự ra đời gắn với xu thế mở rộng chủ quyền của nước ven bờ ra biển.
Trong khoa học pháp lí, vùng đặc quyền kinh tế có quá trình hình thành khá
truyền thống là con đường pháp điển hóa các qui phạm tập quán. Trong thực
tiễn sử dụng và khai thác biển, sự ra đời của vùng đặc quyền kinh tế bắt nguồn
từ những hành vi mang tính chất đơn phương mà khởi điểm từ tuyên bố của
tổng thống Tru- man ngày 28/9/1945 về thềm lục địa và nghề cá ven bờ trong
một số vùng biển cả, trong đó Mỹ đề nghị thiết lập một “vùng bảo tồn một
phần nhất định của biển cả tiếp liền với bờ biển Mỹ, tại đó các hoạt động
nghề cá đã và sẽ phát triển trong tương lai ở mức độ quan trọng” nằm ngoài


lãnh hải 3 hải lí.

1


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành vùng đặc quyền kinh tế,
trong đó nguyên nhân chủ yếu, cốt lõi là sự không thống nhất về nội dung các
quyền trong vùng nước này giữa các nhóm nước. Trong khi các nước Mỹ- La
Tinh như Chi- Lê, Pê- Ru, Ecuado mở rộng lãnh hải của mình ra 200 hải lí
dưới tên gọi vùng biển di sản, lãnh hải di sản, loại bỏ quyền tự do hàng hải và
các quyền tự do biển cả khác. Một sớ nước khác cũng yêu sách về vùng đánh
cá đặc quyền. Thì các quốc gia hàng hải lớn như Liên Xô, Mỹ lại tỏ ra lo ngại
và chống đối nhằm bảo vệ các quyền tự do biển cả truyền thống. Riêng các
nước A- Phi, với bản dự thảo các điều khoản về vùng đặc quyền kinh tế gửi
Uy ban đáy đại dương năm 1972, lại áp dụng chính sách mềm dẻo, dung hòa 2
lập trường trên: Trong vùng đặc quyền kinh tế, các quốc gia ven biển có
“thẩm quyền đặc biệt nhằm kiểm soát, qui định, khai thác và bảo vệ các tài
nguyên sinh vật cũng như không sinh vật của vùng và chống lại ô nhiễm”
trong khi các quyền tự do hàng hải, tự do bay, tự do đặt dây cáp ngầm được
bảo lưu.
Sau cùng khái niệm vùng đặc quyền kinh tế được hình thành trong
công ước luật biển 1982 mà không vấp phải sự phản đối nào. Đây là kết quả
của sự nhượng bộ lẫn nhau giữa trường phái tiến ra biển của các quốc gia ven
bờ với trường phái quan niệm về bảo tồn các vùng biển truyền thống của cộng
đồng quốc tế nhằm đảm bảo lợi ích của các quốc gia.
Như vậy, ngay từ quá trình xây dựng, hình thành khái niệm vùng đặc
quyền kinh tế trong luật biển quốc tế đã thể hiện rất rõ sự dung hòa về lợi ích
giữa các quốc gia. Sự dung hòa này còn được bộc lộ rất rõ qua các qui định
về cách xác định và qui chế của vùng đặc quyền kinh tế.
II. Các qui định về cách xác định và qui chế của vùng đặc quyền

kinh tế.
1. Cách xác định vùng đặc quyền kinh tế trong luật biển quốc tế.
Điều 57 công ước luật biển 1982 qui định chiều rộng của vùng đặc
quyền kinh tế “không mở rộng ra quá 200 hải lí kể từ đường cơ sở dùng để
tính chiều rộng lãnh hải”. Như vậy, vùng đặc quyền kinh tể thông thường chỉ
gồm lớp nước nước biển trong khoảng cách từ giói hạn bên ngoài của biên
giới quốc gia trên biển cho đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều dài lãnh
hải của quốc gia ven biển một khoảng cách không quá 200 hải lí. Điều đó
2


đồng nghĩa với việc vùng đặc quyền kinh tế sẽ bao trùm lên cả vùng tiếp giáp
và vùng tiếp giáp này sẽ được hưởng qui chế kép (tức là cả qui chế vùng tiếp
giáp và vùng đặc quyền kinh tế).
Với bề rộng tối đa 200 hải lí kể từ đường cơ sở sẽ chỉ có 188 hải lí là
thuần túy mang tính chất của vùng đặc quyền kinh tế. Còn phần đất và lòng
đất phía dưới, có bề rộng lớn hơn hoặc bằng bề rộng của vùng đặc quyền kinh
tế kể từ đường cơ sở lại có qui chế riêng, được gọi là vùng thềm lục địa.
Vùng đặc quyền kinh tế không tồn tại một cách đương nhiên và thực tế
với mỗi quốc gia ven biển mà chỉ trở thành hiện thực thông qua tuyên bố đơn
phương hoặc thỏa thuận của các quốc gia hữu quan. Chẳng hạn như tuyên bố
ngày 12/5/1977 của chính phủ Việt Nam, điểm 3 qui định vùng đặc quyền
kinh tế của nước CHXHCN Việt Nam tiếp liền với lãnh hải và tạo với lãnh hải
một vùng rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
Qua các qui định của công ước luật biển 1982 (điều 56, 57) và các thỏa
thuận song phương giữa các quốc gia hữu quan, vùng đặc quyền kinh tế hình
thành và được xác định là có bản chất pháp lí hỗn hợp – vừa tồn tại quyền chủ
quyền của quốc gia ven biển vừa tồn tại quyền tự do biển cả được thừa nhận
trong luật biển quốc tế. Chính bản chất này đã tạo nên một vùng biển mang
tính chất đặc thù, tạo sự tương đồng giữa các nhóm lợi ích khác nhau, thể hiện

rõ sự dung hòa lợi ích giữa các quốc gia trong vùng đặc quyền kinh tế:
+ Một là nhóm lợi ích liên quan đến nước ven biển. Các nước này sẽ
được thụ hưởng đặc quyền khai thác tài nguyên ở vùng đặc quyền kinh tế
đồng thời còn có quyền tài phán được qui định cụ thể trong công ước.
+ Hai là nhóm lợi ích liên quan đến các quốc gia khác. Các quốc gia
khác (gồm cả quốc gia không có biển hoặc bất lợi về địa lí) có được các quyền
tự do biển cả truyền thống (trừ quyền đánh cá truyền thống) và quyền được
tham gia khai thác tài nguyên sinh vật.
Sự cân bằng, dung hòa về mặt lợi ích này đảm bảo được cả lợi ích của
nước ven biển thông qua mở rộng quyền chủ quyền của các quốc gia này một
cách có giới hạn đồng thời bảo vệ được lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.
2. Qui chế pháp lí.
Với tính chất đặc thù, chế độ pháp lí của vùng đặc quyền kinh tế cũng
thể hiện sự dung hòa về mặt lợi ích giữa các quốc gia thông qua sự cân bằng
3


giữa “ các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển” với “ các quyền và
các quyền tự do khác của các quốc gia khác”.
2.1. Các quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển.
2.1.1. Các quyền chủ quyền của quốc gia ven biển.
Điểm a khoản 1 điều 56 công ước luật biển 1982 qui định quốc gia
ven biển có: “ Các quyền thuộc chủ quyền về việc khai thác, thăm dò và kiểm
tra, bảo tồn và quản lí các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh
vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển
cũng như về các hoạt động khác nhau nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì
mục đích kinh tế như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió”.
Đối với tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế, các quốc
gia ven biển luôn được xác định ở vị trí hàng đầu trong việc tiếp cận, nhất là
các quốc gia ven biển có nền kinh tế phụ thuộc quá lớn vào việc khai thác tài

nguyên sinh vật trong vùng này. Tính đặc quyền của quốc gia ven biển về khai
thác tài nguyen sinh vật ở vùng đặc quyền kinh tế thể hiện trong việc quốc gia
ven biển có toàn quyền đánh giá nguồn tiềm năng đối với tài nguyên sinh vật
thông qua tự xác định tổng khối lượng cá được phép khai thác. Việc xác định
này căn cứ vào khả năng thực tế của quốc gia ven biển, dựa trên cơ sở số liệu
hàng năm và qui định tại điều 61, 62 của công ước luật biển 1982. Nếu tổng
lượng cá cho phép đánh bắt lớn hơn khả năng khai thác của quốc gia ven biển,
tức là tồn tại một số dư của khối lượng cho phép đánh bắt thì quốc gia ven
biển có quyền “cho phép các quốc gia khác, qua các điều ước hoặc thỏa
thuận khác và theo đúng các thể thức, điều kiện, các qui định và qui luật...
khai thác số dư của khối lượng cho phép đánh cá” (khoản 2 điều 62 công ước
luật biển 1982). Việc đưa ra các điều kiện và thể thức để cho nước ngoài tiếp
cận tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyền kinh tế thuộc về quốc gia ven biển
như điều kiện cấp phép, các khoản thuế và lệ phí, các qui định về khu vực
được cấp phép... cũng là đặc quyền về khai thác tài nguyên sinh vật của quốc
gia ven biển.
Đối với tài nguyên không sinh vật (gồm tài nguyên khoáng sản, tài
nguyên nước, tài nguyên du lịch hoặc phục vụ nghiên cứu khoa học...) điều 60
luật biển 1982 qui định: “Quốc gia ven biển có đặc quyền tiến hành xây
dựng, cho phép và qui định việc xây dựng, khai thác và sử dụng:
4


a, Các đảo nhân tạo.
b, Các thiết bị và công trình dùng vào mục đích được trù định ở điều
56 hoặc các mục đích kinh tế khác”.
Các đặc quyền đối với tài nguyên không sinh vật của quốc gia ven biển
có thể được chia sẻ vói các quốc gia khác. Các quốc gia có thể xây dựng, khai
thác và sử dụng đảo nhân tạo, các công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của
nước ven biển chỉ khi được quốc gia ven biển cho phép đồng thời phải tuân

thủ các luật lệ và qui định của nước ven biển.
Tuy nhiên song song với những đặc quyền này, các quốc gia ven biển
cũng được qui định các nghĩa vụ nhất định nhằm cân bằng lợi ích của các quốc
gia khác trong điều kiện chấp nhận các đặc quyền của quốc gia ven biển.
Trong vùng đặc quyền kinh tế, nghĩa vụ quan trọng nhất của quốc gia ven biển
khi khai thác tài nguyên sinh vật là nghĩa vụ bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật
biển được qui định cụ thể tại điều 61 công ước luật biển 1982, gồm:
+ Nghĩa vụ ấn định khối lượng cá đánh bắt cho phép, có kèm các biện
pháp, luật lệ để đảm bảo tài nguyên không bị suy giảm do đánh bắt quá mức.
+ Nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác trong việc bảo tồn tài nguyên
sinh vật ở vùng đặc quyền kinh tế như trao đổi thông tin, thực hiện các biện
pháp quản lí, bảo tồn mang tính chất chia sẻ giữa các quốc gia.
Ngoài ra khi có số dư của khối lượng cho phép đánh cá, quốc gia ven
biển có nghĩa vụ tạo điều kiện cho các quốc gia khác được phép khai thác.
2.1.2. Quyền tài phán của quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh
tế.
Công ước luật biển 1982 ghi nhận tài phán của quốc gia ven biển
trong vùng đặc quyền kinh tế – vùng biển thuộc quyền chủ quyền của mình tại
điểm b khoản 1 điều 56:
“ Các quốc gia ven biển có quyền tài phán theo đúng qui định thích
hợp của công ước về việc:
i, Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình.
ii, Nghiên cứu khoa học về biển.
iii, Bảo vệ và giữ gìn môi trường biển”.

5


Quyền tài phán về lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và
công trình là hệ quả của việc hưởng các quyền chủ quyền của quốc gia ven

biển đối với các tài nguyên thiên nhiên nhằm tạo thế chủ động cho các quốc
gia này khai thác, sử dụng vùng đặc quyền kinh tế.
Quyền tài phán về nghiên cứu khoa học biển là quyền tài phán thể
hiện ở một số nguyên tắc áp dụng đối với các nước tham gia vào hoạt động
nghiên cứu môi trường biển của nước ven biển (vd: hoạt động nghiên cứu phải
được tiến hành bằng phương pháp và phương tiện thích hợp với qui định của
công ước luật biển 1982, công tác nghiên cứu không được gây trở ngại phi lí
cho hoạt động thực thi quyền chủ quyền của quốc gia ven biển...) và việc đình
chỉ hoặc chấm dứt công tác nghiên cứu.
Đối với quyền tài phán trong bảo vệ và giữ gìn môi trường biển, quốc
gia ven biển có quyền ban hành pháp luật và thực hiện mọi biện pháp cần thiết
nhằm bảo vệ môi trường biển.
2.2. Các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác trong vùng đặc
quyền kinh tế.
Về quyền của các quốc gia khác trong vùng đặc quyên kinh tế, công
ước luật biển 1982 qui định: “ trong vùng đặc quyền kinh tế, tất cả các quốc
gia, dù có biển hay không có biển, trong những điều kiện do các qui định
thích hợp của công ước trù định, được hưởng các quyền tự do hàng hải và
hàng không, quyền tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm nêu ở điều 87, cũng
như quyền tự do sử dụng biển vào những mục đích khác hợp pháp về mặt
quốc tế và gắn liền với việc thực hiện các quyền tự do này và phù hợp với các
qui định của công ước, nhất là trong khuôn khổ việc khai thác các tàu thuyền,
phương tiện bay và dây cáp, ống dẫn ngầm”.
Như vậy, các quyền mà các quốc gia khác được hưởng trong vùng đặc
quyền kinh tế thuộc quốc gia ven biển là các quyền tự do truyền thống xuất
phát từ nguyên tắc tự do biển cả truyền thống bao gồm: quyền tự do hàng hải,
tự do hàng không, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm. Quốc gia ven biển có
nghĩa vụ tôn trọng và đảm bảo cho tàu thuyền nước ngoài được hưởng các
quyền trên trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
6



Ngoài ra, trong vùng đặc quyền kinh tế, các quốc gia còn được hưởng
quyền khai thác tài nguyên sinh vật “ hạn chế”. Tức là quốc gia khác chỉ có
quyền khai thác tài nguyên sinh vật khi nước ven biển công bố tồn tại một số
dư tài nguyên sinh vật theo sự xác định của các nước hữu quan khi nước này
chấp nhận chia sẻ nguồn tài nguyên đó.
Quyền tài phán đối với tàu thuyền và phương tiện nước ngoài khi thực
hiện các quyền tự do trên tuân theo nguyên tắc “ luật nước treo quốc kì” .
Quốc gia khác có quyền tài phán đối với tàu thuyền mang quốc tịch nước
mình khi hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ven biển, trừ
quyền tài phán thuộc về nước ven biển.
III. Nhận xét.
Như vậy quá trình hình thành, xây dựng và hoàn thiện các qui định về
cách xác định và qui chế của vùng đặc quyền kinh tế thể hiện rất rõ bản chất
của vùng nước này là sự dung hòa lợi ích giữa các quốc gia khác nhau. Trong
khi dành cho các nước ven biển những quyền chủ quyền thì luật biển quốc tế
cũng đảm bảo cho các quốc gia khác có được những quyền nhất định.
So với vùng đánh cá trong công ước luật biển 1958, vùng đặc quyền
kinh tế trong công ước luật biển 1982 đã đem lại quyền và lợi ích thiết thực
cho các quốc gia ven biển. Vùng đánh cá là vùng không xác định được bề rộng
và giới hạn quyền lực của quốc gia ven biển đối với tài nguyên sinh vật nhưng
vùng đặc quyền kinh tế lại được xác định rõ là rộng không quá 200 hải lí tính
từ đường cơ sở và quốc gia ven biển có quyền đối với tất cả các sinh vật hoặc
không sinh vật trong tất cả các tầng của vùng này đông thời còn có một số
quyền tài phán nhất định. Song song với các quyền của quốc gia ven biển, các
quốc gia khác cũng được hưởng các quyền tự do biển cả và một số lợi ích
khác.
Có thể thấy, việc xây dựng các qui định về cách xác định và qui chế
của vùng đảm bảo dung hòa lợi ích giữa các quốc gia giải quyết được nhiều

vấn đề đặt ra. Một là, đảm bảo lợi ích chính đáng của nước ven biển thông qua
việc mở rộng quyền chủ quyền có giới hạn. Hai là, bảo vệ được lợi ích chung
của cộng đồng quốc tế đã tồn tại trong thời gian dài qua. Từ đó đảm bảo tính

7


ổn định của biển cả và vùng, giảm thiểu được những tranh chấp, bất đồng giữa
các quốc gia khi tham gia hoạt động trên biển.

C. Kết luận
Sự ra đời của vùng đặc quyền kinh tế trong công ước luật biển năm
1982 là một trong những sự kiện nổi bật trong quá trình phát triển của luật
biển quốc tế hiện đại, góp phần quan trọng trong việc thay đổi trật tự kinh tế
quốc tế trên biển những thập niên cuối thế kỉ XX. Quá trình xây dựng, hoàn
thiện các qui định về cách xác định và qui chế của vùng biển này thể hiện rõ
sự dung hòa về lợi ích giữa các quốc gia. Nét đặc thù trên đã và đang góp phần
giữ gìn sự ổn định tương đối của biển cả và vùng. Trong xu thế hòa bình và
hội nhập quốc tế hiện nay, các quốc gia ven biển và các quốc gia khác cần
thực hiện nghiêm túc những quyền và nghĩa vụ của mình để hạn chế những
tranh chấp, bất đồng gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của mỗi quốc gia.

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, Nxb Công an
nhân dân, năm 2004;
2. Lê Mai Anh & Trần Văn Thắng, Luật quốc tế - Lí luận và thực tiễn, Nxb

Giáo dục, năm 2001;
3. Lê Mai Anh, Luật biển quốc tế hiện đại, Nxb Lao động, năm 2005;
4. Công ước của Liên Hợp Quốc năm 1982 về luật biển.
5. Một số trang web:

tapchiqptd.vn

9


MỤC LỤC
Trang:

A. Lời mở đầu..........................................................................................1
B. Nội dung...............................................................................................1
I. Khái niệm và lịch sử hình thành……………………………………...…..1
1. Khái niệm…………………………………………………………..…....…1
2. Lịch sử hình thành vùng đặc quyền kinh tế…………………………..….1
II. Các quy định về cách xác định và qui chế của vùng đặc quyền kinh
tế.........................................................................................................................
2
1. Cách xác định vùng đặc quyền kinh tế trong luật biển quốc tế...………2
2. Qui chế pháp lí…………………………………………………..…………3
2.1. Các quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển……..…3
2.1.1. Các quyền chủ quyền của quốc gia ven biển………………………..….3
2.1.2. Quyền tài phán của quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế......5
2.2. Các quyền và nghĩa vụ của quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh
tế…………………………………………………………………………...….6
III. Nhận xét………………………………………………………………….7


C. Kết luận…………………………………………………………..….7

10



×