Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

phân tích và nêu ý kiến pháp lý về quy định phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách địa phương theo luật ngân sách năm 2002

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.56 KB, 11 trang )

Theo thời gian, tiến trình phát triển của đất nước, ta nhận thấy rằng các quy
định pháp luật nhà nước ta ngày càng rõ ràng và hoàn thiện nhất là trong lĩnh vực
ngân sách nhà sách của nhà nước - một chế định vô cùng quan trọng đối với sự
sống còn của đất nước. Vấn đề quyết định sự phồn vinh, thịnh vượng hay suy tàn
của đất nước phụ thuộc rất lớn vào việc phân phối thu chi của ngân sách nhà
nước cùng với các cấp ngân sách địa phương. Nhà nước ta đã quy định nguồn
thu, nhiệm vụ chi ra sao để đảm bảo sự tồn tại của bộ máy nhà nước, để nền kinh
tế được phát triển, đất nước đi lên? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, trong
khuôn khổ bài viết em sẽ đi chi tiết một bộ phận cấu thành về những quy định
trên. Sau đây, em xin đi “ phân tích và nêu ý kiến pháp lý về quy định phân phối
nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách địa phương theo luật ngân sách năm
2002”.
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG:
1. Khái niệm ngân sách nhà nước và vị trí của ngân sách địa phương:
 Ngân sách nhà nước:
Về Ngân sách nhà nước ( NSNN) thì có khá nhiều quan điểm, tuy nhiên về
mặt pháp lý thì theo điều 1 luật Ngân sách nhà nước năm 2002 thì:
“Điều 1:Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong
một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.”
 Ngân sách địa phương:
Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
Do đó, Ngân sách địa phương là một bộ phận cấu thành của ngân sách nhà nước.
Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội
đồng nhân dân (HĐND) và Uỷ ban nhân dân (UBND) (theo khoản 1, Điều 4,
Luật ngân sách nhà nước). Ở nước ta đơn vị hành chính có HĐND và UBND đó
là tỉnh, huyện, xã. Vì vậy ngân sách địa phương ở nước ta cũng gồm 3 cấp, đó là
ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã.
2. Nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách địa phương theo luật ngân
sách năm 2002:
 Pháp luật quy định nguồn thu của ngân sách địa phương tại điều 32,


Luật Ngân sách năm 2002; cụ thể:
“a, Thuế nhà, đất;
b) Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ dầu, khí;
c) Thuế môn bài;
1


d) Thuế chuyển quyền sử dụng đất;
đ) Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
e) Tiền sử dụng đất;
g) Tiền cho thuê đất;
h) Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
i) Lệ phí trước bạ;
k) Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
l) Thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các tổ chức kinh tế, thu từ quỹ dự
trữ tài chính của địa phương, thu nhập từ vốn góp của địa phương;
m) Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá
nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương;
n) Các khoản phí, lệ phí, thu từ các hoạt động sự nghiệp và các khoản thu
khác nộp vào ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật;
o) Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;
p) Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
q) Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước;
r) Thu kết dư ngân sách địa phương theo quy định tại Điều 63 của Luật này;
s) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;
2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung
ương và ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 2 Điều 30 của Luật này;
( % các địa phương khác nhau,vì nhiêu hoạt đọng hơn, dân cư đông đúc hơn, có
thể)
3. Thu bổ sung từ ngân sách trung ương;

4. Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy
định tại khoản 3 Điều 8 của Luật này."
 Đồng thời cũng quy định nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương tại
điều 33, Luật ngân sách nhà nước: “
Điều 33:
Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương gồm:
1. Chi đầu tư phát triển:
a) Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do địa
phương quản lý;
b) Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài
chính của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
c) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;
2


2. Chi thường xuyên:
a) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá
thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi
trường, các hoạt động sự nghiệp khác do địa phương quản lý;
b) Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội (phần giao cho địa
phương);
c) Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam và
các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương;
d) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương quản
lý;
e) Chương trình quốc gia do Chính phủ giao cho địa phương quản lý;
g) Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
h) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;

3. Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền huy động cho đầu tư quy định tại
khoản 3 Điều 8 của Luật này;
4. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh;
5. Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.”

II. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ PHÂN PHỐI NGUỒN THU, NHIỆM VỤ
CHI CHO NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG THEO LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC NĂM 2002
Để nuôi sống bổ máy nhà nước, để xây dựng và phát triển nhà nước thông qua
các hoạt động thu và chi một cách hiệu quả, nhà nước ta thực hiên chế độ phân
phối thu, chi, quy định rõ ràng trong Luật NSNN năm 2002. Để hiểu rõ hơn về
vấn đề này, em xin đi sâu vào những quy định cụ thể về nguồn thu, nhiệm vụ chi
của ngân sách địa phương.
1.Quy định về nguồn thu của ngân sách địa phương:
Để thực hiện các chức năng của mình hiệu quả, quy định về nguồn thu đã
được pháp luật nước ta quy định khá rõ ràng trong luật ngân sách nhà nước năm

3


2002. Theo Điều 32, nguồn thu của ngân sách địa phương bao gồm các tiêu chí
sau đây:
Thứ nhất, nguồn thu cố định, bao gồm các khoản thu mà cấp ngân sách địa
phương được hưởng 100%.Các nguồn thu mà ngân sách địa phương được
hưởng 100% này đã được liệt kê ra khá nhiều ở Điều 32, như thu từ thuế nhà,
đất; thuế tài nguyên; thuế chuyển quyền sử dụng đất; tiền cho thuê đất… Vậy tại
sao nhà nước lại quy định nhiều nguồn thu như vậy? Chắc phải có lý do thỏa
đáng chứ? Câu trả lời là tất nhiên. Việc quy định như vậy sẽ tạo được cơ chế độc
lập, tự chủ tài chính ở mức độ nhất định cho đơn vị địa phương. Sẽ gần giống
như việc “ tự cấp tự túc” vậy. Ngân sách địa phương sẽ thực hiện chức năng của

mình, chi tiêu cho nội bộ, các họat động chương trình phát triển bằng số tiền
mình tự kiếm được thông qua các loại thuế, lệ phí, dịch vụ, viện trợ…tại địa
phương đó, điều đó sẽ làm giảm áp lực cho ngân sách trung ương, sẽ không có
tình trạng một anh “ kiếm tiền” cho một anh khác “tiêu” được. Ngân sách trung
ương chỉ có thể bổ sung ngân sách cho địa ở một chừng mức nhất định, khuôn
khổ nhất định chứ không phải hoàn toàn. Mỗi cơ quan sẽ phần nào tự chủ về tài
chính để tránh phần nào việc ỷ lại vào ngân sách trung ương, điều đó cũng khiến
cho các đơn vị hành chính thực hiện chi tiêu một cách chủ động,có kế hoạch,
hợp lý và tiết kiệm hơn. Tuy nhiên việc độc lập tự chủ cũng cần ở một chừng
mực nhất định nhằm đảm bảo tính thông nhất, tránh sự rời rạc giữa các cấp ngân
sách.
Vậy tại sao những nguồn thu này lại nằm trong mục nguồn thu của ngân
sách địa phương và ngân sách địa phương được hưởng 100%? Có thể thấy tất
cả các nguồn thu trên đều mang tính nhỏ lẻ hoặc mang tính địa phương như thuế
nhà, đất; Lệ phí trước bạ; Tiền sử dụng đất; Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở
nước ngoài trực tiếp cho địa phương; Thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại
các tổ chức kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính của địa phương, thu nhập từ vốn
góp của địa phương…Chính vì tính chất như vậy cho nên nhà nước quy định
khoản thu đó nằm trong danh sách nguồn thu mà ngân sách địa phương chịu
trách nhiệm thu và sở hữu 100%. Quy định như vậy sẽ đảm bảo cho việc thu
thuế, lệ phí…dễ dàng, không bị bỏ sót, thu một cách toàn diện đảm bảo tính
nhanh chóng và có trách nhiệm trong việc thu của đơn vị hành chính, cũng như
đảm bảo nguồn kinh phí cho ngân sách địa phương.
Thứ hai, nguồn thu điều tiết: Là khoản thu được phân chia giữa các cấp
ngân sách hay các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách
trung ương và ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 2 Điều 30 của Luật
ngân sách nhà nước (khoản 2, Điều 32 luật NSNN). Theo khoản 2 Điều 30, các

4



khoản thu phân chia theo tỉ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương và ngân sách
địa phương gồm có:
“a) Thuế giá trị gia tăng, không kể thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu
quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của
các đơn vị hạch toán toàn ngành quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
c) Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;
d) Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, không kể thuế chuyển lợi nhuận ra
nước ngoài từ lĩnh vực dầu, khí quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này;
đ) Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hoá, dịch vụ trong nước;
e) Phí xăng, dầu”.
Đây chủ yếu là các loại thuế gián thu không liên quan đến hàng hóa xuất nhập
khẩu, một vài loại thuế trực thu như thuế thu nhập doanh nghiệp ( trừ phần thuế
trung ương đã thu 100%), thuế thu nhập với người có thu nhập cao và phí xăng
dầu. Sở dĩ có các nguồn thu trên có sự điều tiết bởi một mặt căn cứ vào tính chất
phổ biến chung, đồng thời các khoản thu trên mang lại cho ngân sách nhà nước
một khoản tiền không nhỏ (ví dụ như thuế tiêu thụ đặc biệt nhà nước thường quy
định mức thuế suất khá cao: Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây
thuốc lá là 65%, vàng mã, hàng mã là 70%, xe ô tô loại có dung tích xi lanh trên
3000. cm3 là 60%)…Do đó, để đảm bảo cho kinh phí cho cả hai cấp ngân thì nhà
nước ta đã quy định đây là khoản thu phải phân chia theo tỉ lệ phần trăm.
Thứ ba, thu bổ sung: là khoản thu một cấp ngân sách được nhận từ ngân
sách cấp trên. Ở nước ta có hai dạng: Thu bổ sung để cân đối Ngân sách và thu
bổ sung có mục tiêu. Thu bổ sung để cân đối Ngân sách là khoản tiền được ngân
sách cấp trên chi cho ngân sách cấp dưới nhằm cân đối, điều tiết các khoản thu
chi trong trường hợp bội chi. Thu bổ sung có mục tiêu là nguồn thu từ ngân sách
cấp trên để thực hiện những mục tiêu cụ thể mà pháp luật quy định. Khoản thu
bổ sung này vừa mang lại mặt tích cực vừa dẫn đến mặt tiêu cực nhất định. Về

mặt tích cực: Nguồn thu của ngân sách địa phương không đủ cho việc chi tiêu,
thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình. Do đó, ngân sách cấp trên sẽ rót xuống
để đơn vị cấp dưới có đủ kinh phí để thực hiện nhiệm vụ, chức năng. Tuy nhiên
song song với điều đó nó lại mang lại mặt tiêu cực. Chính vì việc chi bổ sung
như vậy, ngân sách cấp huyện rót xuống ngân sách cấp xã, ngân sách cấp tỉnh rót
xuống ngân sách cấp huyện, ngân sách trung ương rót xuống ngân sách cấp tỉnh,
vi vậy ngân sách cấp dưới có thể ỷ nại vào ngân sách cấp trên, chi tiêu tràn lan,
không hiệu quả dẫn tới bội chi, thâm hụt ngân sách nhà nước…
Thứ tư, nguồn thu từ vốn huy động: Theo khoản 3, Điều 8, luật NSNN năm
2002 quy định: “3. Về nguyên tắc, ngân sách địa phương được cân đối với tổng
5


số chi không vượt quá tổng số thu; trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân
sách cấp tỉnh bảo đảm, thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã được
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, nhưng vượt quá khả năng cân đối của
ngân sách cấp tỉnh năm dự toán, thì được phép huy động vốn trong nước và phải
cân đối ngân sách cấp tỉnh hàng năm để chủ động trả hết nợ khi đến hạn. Mức
dư nợ từ nguồn vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản
trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh”. Huy động vốn thực chất là việc
đi vay có mức độ nhất định của ngân sách cấp tỉnh, thành phố dùng để cân đối
chi tiêu cho công trình xây dựng thuộc kế hoạch đầu tư 5 năm của địa phương
đó. Hiện nay nhà nước chỉ cho phép ngân sách cấp tỉnh thành phố vay qua hình
thức trái phiếu công trình, không được vay nước ngoài. Tuy nhiên việc làm này
cũng không ang lại kết quả tốt cho lắm bởi đa số dân ta còn nghèo nên chẳng
mấy ai nghĩ tới chuyện mua trái phiếu, số khác có tiền lại không có thói quen
mua trái phiếu công trình.
Việc nhà nước quy định ngân sách tỉnh, thành phố mới được được phép huy
động vốn bởi nhà nước lo ngại rằng nếu cho ngân sách địa phương đi vay tràn

lan sẽ dẫn tới việc ngân sách cấp đó không đủ khả năng trả nợ và cuối cùng
khoản nợ đó lại đổ lên vai ngân sách trung ương dẫn tới bội chi, trên thực tế đã
có nhiều trường hợp như vậy.
2. Quy định về nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương:
Thứ nhất về chi cho đầu tư phát triển: Được quy định tại khoản 1 Điều 33,
luật NSNN. Đây là khoản chi có tính chất tích lũy để phát triển kinh tế, thông
qua các lĩnh vực: Đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước
góp vốn; và các khoản tích lũy khác. Đây là khoản chi không mạng lại lợi ích tức
khắc cho ngân sách địa phương tuy nhiên nó laị mang tới lợi ích lâu dài. Trước
tiên ta đi đầu tư, sau đó ta sẽ nhận lại lợi ích dần dần, lâu dài từ việc đầu tư đó.
Ví dụ khi đầu tư xây dựng điện, đường, trường, trạm, lợi ích lâu dài cả đất nước
nhận sẽ trở lên văn minh, đi lại dễ dàng dẫn tới giao lưu trao đổi kinh tế phát
triển, dân cư có nơi khám chữa bệnh…sẽ tạo nên một xã hội văn minh, hiện đại
và năng động.
Thứ hai, chi thường xuyên: là các khoản chi có tính chất tiêu dùng thường
xuyên của nhà nước, được quy định tại khoản 2, Điều 33, luật NSNN. Ngân sách
địa phương để duy trì bộ máy ở địa phương, rồi chi cho các trường hợp được quy
định cụ thể tất cả là nhằm mục đích thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình
đồng thời nâng cao đời sống nhân dân…Có thu phải có chi, chi để phục vụ nhà
nước và nhân dân. Việc quy định ngân sách địa phương chi cho các khoản nêu
trên nhằm giúp đỡ nhà nước duy trì hoạt động, san sẻ gánh nặng cho nhà nước…
6


Thứ ba, ngoài các khoản chi trên, ngân sách địa phương còn có nhiệm vụ
chi các khoản sau: Chi trả nợ gốc và lãi cho các khoản tiền huy động cho đầu tư
quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật NSNN; Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính
của cấp tỉnh; Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới. Ngân sách địa phương không
chỉ thu từ ngân sách cấp trên mà còn phải chi cho ngân sách cấp dưới ( trừ ngân
sách cấp xã) và chi bổ sung cho quỹ tài chính cấp tỉnh. Tại sao nhà nước lại quy

định như vậy? Bởi vì điều đó tạo nên sự liên kết, thông nhất giữa các cấp ngân
sách, giống như kiểu “ lá lành đùm lá rách” vậy. Một khi ngân sách cấp dưới bị
thiếu hụt, sẽ được chi bổ sung từ ngân sách cấp trên, giống như em đã đi phân
tích ở phần chi bổ sung trên. Tuy nhiên phần chi là có giới hạn để giảm thiểu bội
chi nhà nước. Đồng thời các cấp ngân sách dưới cũng phải chi một khoản ngược
lại vào quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh. Đây là khoản dự trự của ngân sách tỉnh
nhằm để một là nguồn dự trữ cho ngân sách cấp mình, hai là nguồn bổ sung cho
ngân sách dưới để giảm thiểu gánh nặng, giảm thiểu bội chi lên ngân sách trung
ương. Ngoài ra, ngân sách địa phương còn phải trả nợ gốc và nợ lãi còn phải cho
các khoản tiền huy động, khoản tiền huy động này là thuộc trách nhiệm phải trả
của ngân sách địa phương.. Thực ra nói là ngân sách địa phương nhưng ở đây đối
tượng được huy động vốn chỉ có ngân sách cấp tỉnh, thành phố. Bởi lẽ do quy
định của pháp Luật, đây là những đối tượng có khả năng trả nợ, có thể độc lập,
tự chủ một cách tương đối tốt về mặt tài chính.
III. Ý KIẾN PHÁP LÝ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN
1.Ý kiến pháp lý:
a.Về phân cấp nguồn thu:
Việc phân cấp NSĐP trong đơn vị tỉnh giữa ngân sách tỉnh, ngân sách huyện
và ngân sách xã được giao cho HĐND tỉnh. Ngân sách trung ương và ngân sách
địa phương tuy được đảm bảo tính độc lập bằng các khoản thu được hưởng
100%, nhưng nhìn chung hệ thống NSNN còn mang tính thứ bậc, và tính lồng
ghép cao của ngân sách cấp dưới vào ngân sách cấp trên.
Còn đối với địa phương không có khả năng tự cân đối nguồn thu so với nhiệm
vụ chi, qui định khoản thu bổ sung của ngân sách địa phương theo Luật NSNN
hiện nay là tạo ra lợi ích để các địa phương ngày càng ỷ nại không cân đối được
nguồn thu để thực hiện nhiệm vụ chi.
Luật NSNN tuy có phân cấp cho HĐND tỉnh trong quyết định các khoản thu
trong phạm vi địa phương nhưng Quốc hội vẫn nắm quyền điều tiết lớn thông
qua quyết định khoản thu bổ sung có mục tiêu. Hơn thế nữa, thông qua qui định
thưởng tăng thu so với dự toán cho Ngân sách địa phương (Điều 59 Khoản 5),

Quốc hội có thể tác động vào nguồn thu tại các địa phương.
7


Có thể thấy quyền tự chủ của HĐND tỉnh thông qua việc quyết định phân cấp
các khoản thu trong phạm vi địa phương theo Luật NSNN đối với khoản thu
được hưởng 100%. Các cấp ngân sách huyện và xã chỉ được thu theo quyết định
phân cấp quản lý nguồn thu theo Nghị quyết của HĐND tỉnh. Nên thực chất, có
thể nói việc tự chủ của các cấp ngân sách trong tỉnh còn bị hạn chế.
Do các địa phương có các điều kiện kinh tế – xã hội khác nhau cũng như có
các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng khác nhau
nên việc thống nhất tỉ lệ điều tiết giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa
phương được giao trong thời kỳ ổn định là khó khăn. Việc tính toán tỉ lệ điều tiết,
mức bổ sung cho mỗi cấp có nhiều phức tạp do cách tính mức thiếu hụt cần bổ
sung cho ngân sách tỉnh bao gồm cả mức thiếu hụt của các cấp huyện, xã trong
tỉnh. Đến nay chưa có sự thẩm định nào nhất quán về tính hợp lý của các dự toán
do cấp dưới lập. Do đó việc kéo dài hỗ trợ ngân sách mang tính cảm tính.
b. Về phân cấp nhiệm vụ chi:


Về chi đầu tư :

Trên thực tế, Luật NSNN chưa qui định cụ thể quyền quyết định đầu tư bằng
vốn NSNN vào các doanh nghiệp, trách nhiệm và nghĩa vụ giám sát vốn đầu tư
của Nhà nước dẫn tới tình trạng khó xác định cơ quan chịu trách nhiệm chính
trong việc theo dõi việc sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước và phân tích, đánh giá
hiệu quả kinh doanh của doanh ngiệp nhà nước. Việc áp dụng phương thức quản
lý thu chi đối với một số hạng mục chưa thích hợp, chưa bảo đảm các nguồn lực
tập trung vào NSNN cụ thể là còn tình trạng thiếu kiểm soát chặt chẽ đối với tiền
bán cổ phần, khoản tiền lợi nhuận từ liên doanh dầu khí thực hiện theo phương

thức ghi thu, ghi chi chưa được đưa vào cân đối NSNN hàng năm. Do đó, để tạo
ra cơ sở pháp lý bảo đảm xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức sử dụng
NSNN đầu tư vào Tập đoàn kinh tế nhà nước và Tổng công ty nhà nước trong
điều kiện Luật Doanh nghiệp nhà nước hết hiệu lực thì Luật NSNN cần làm rõ
thẩm quyền và trách nhiệm quản lý vốn và tài sản của nhà nước đưa vào kinh
doanh cũng như qui định nghĩa vụ công khai thông tin về hoạt động tài chính
cũng như hiệu quả kinh tế xã hội của các tổ chức kinh doanh này.


Về chi thường xuyên :

Các khoản chi thường xuyên là các khoản chi không thể thiếu được để duy trì
các mặt hoạt động của bộ máy nhà nước. Các khoản chi được lập phải căn cứ
vào nguồn thu từ thuế, phí và lệ phí và theo các chế độ, tiêu chuẩn định mức do
cơ quan có thẩm quyền ban hành (Luật NSNN,Điều 37). Luật NSNN qui định
8


nghĩa vụ hỗ trợ của NS cấp trên cho NS cấp dưới khi phát sinh các nhiệm vụ
quan trọng cần thiết mà sau khi bố trí lại NSNN, sử dụng dự phòng, dự trữ tài
chính vẫn chưa đáp ứng được (Điều 36, Khoản 3).
Nhìn chung, chi thường xuyên cũng giống như chi đầu tư phát triển vẫn mang
nặng tính công bằng, tính bình quân, chưa thực sự có tính định hướng rõ ràng về
chiến lược, đầu tư mũi nhọn. Bởi vậy, vấn đề đặt ra là phải làm thế nào điều
chỉnh việc phân cấp nguồn thu đáp ứng nhiệm vụ chi trên cơ sở phát huy lợi thế
của các địa phương trong tạo nguồn thu, hỗ trợ các địa phương theo yêu cầu thực
tế tránh phân cấp công bằng mang tính hình thức.
2. Phương hướng hoàn thiện :
Thứ nhất, cần có các qui định thể hiện sự phân cấp quản lý về ngân sách
nhiều hơn, rộng hơn cho các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là chính

quyền cấp xã nhằm đảm bảo quyền độc lập, tự chủ về tài chính. Việc qui định
khoản chi bổ sung cho ngân sách địa phương dễ làm phát sinh tình trạng bội chi
của ngân sách trung ương. Do đó, trên cơ sở kết quả giám sát chi NSNN cần phải
điều chỉnh hợp lý, cụ thể các nhiệm vụ chi theo hướng tăng nhiệm vụ chi và bổ
sung cân đối cho địa phương thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh
tế–xã hội ở địa phương. Đồng thời, cần cho phép địa phương điều chỉnh định
mức phân bổ cho sát với quản lý tài chính ở các địa phương và đề cao trách
nhiệm của người đứng đầu trong việc kiểm soát chi NSNN trong phạm vi địa
phương đảm bảo cho việc sử dụng có hiệu quả NSNN.
Thứ hai, pháp luật cần qui định cụ thể phương thức bổ sung từ ngân sách cấp
trên cho ngân sách cấp dưới theo nguyên tắc nhiệm vụ chi thuộc địa phương nào
địa phương đó phải sắp xếp kinh phí để thực hiện, nếu còn thiếu thì ngân sách
cấp trên mới hỗ trợ để thực hiện mục tiêu trên.
Thứ ba, để thu hẹp khoảng cách thu - chi ngân sách, cần sửa đổi các luật thuế,
cơ cấu lại các nguồn thu, cải cách chế độ thu thuế, tránh tình trạng NSNN phụ
thuộc quá nhiều vào các nguồn thu không mang tính chất bền vững như thu từ
hoạt động dầu mỏ, thuế nhập khẩu.
Thứ tư, việc chi cho đầu tư phát triển, chi thường xuyên cần phải dựa trên kết
quả điều tra xã hội học và thẩm định phương án đầu tư cũng như đánh giá chất
lượng dịch vụ cung cấp sau đầu tư để làm căn cứ khắc phục những thiếu sót
trong quyết định đầu tư gây thất thoát cho NSNN.
Tóm lại, Luật NSNN cần được sửa đổi theo hướng tăng quyền tự chủ về tài
chính cho ngân sách địa phương, qui định những nguyên tắc cơ bản chi đầu tư
phát triển và cơ chế điều chỉnh phân cấp chi thường xuyên để đảm bảo sử dụng
có hiệu quả hỗ trợ của ngân sách trung ương và nguồn thu tạo lập ở các địa
phương.
9


Trên đây là nhận định cũng như một số phương hướng hoàn thiện về việc quy

định phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách địa phương của em. Qua
tìm hiểu về các quy định trên của nhà nước, em đã hiểu rõ phần nào về cơ chế
phân cấp quản lý ngân sách của nhà nước cũng như việc phân phối phần thu,
nhiệm vụ chi. Đây sẽ là nền tảng cho những nhận thức về ngành luật tài chính
sau này. Em xin chân thành cảm ơn !

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

10


1.

Giáo trình Luật ngân sách nhà nước, trường đại học Luật Hà Nội, chủ
biên T.S Nguyễn Văn Tuyến, Nxb tư pháp, năm 2005, tr 61-121.

2.

Luật ngân sách nhà nước năm 2002.

3.

Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước.

4.

Thông tư của Bộ tài chính số 59/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm
2003 Hướng dẫn thi hành nghị định số 60/2003/NĐ-CP.

11




×