Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tổ chức và hoạt động của quốc hội thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.34 KB, 6 trang )

MỞ ĐẦU
Trong bộ máy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quốc hội là cơ quan
quyền lực cao nhất. Theo Hiến pháp 1992 đã nêu rõ vị trí và tính chất của Quốc
hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lưc cao nhất của
nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam( Điều 83). Để hiểu rõ hơn về quốc
hội sau đây tôi xin được trình bày đề tài: " Tổ chức và hoạt động của Quốc hộiThực trạng và giải pháp".
I. Tổ chức và hoạt động của Quốc hội
1. Tổ chức của Quốc hội
Cơ cấu tổ chức của Quốc hội:
Tổ chức Quốc hội

Ủy ban
thường
vụ Quốc
hội

Hội
đồng
dân tộc

Các ủy
ban của
Quốc hội

1.1 Ủy ban thường vụ Quốc hội
Ủy ban thường vụ Quốc hội được xác định là cơ quan thường trực Quốc hội.
Ủy ban thường vụ Quốc hội gồm có: Chủ tịch Quốc hội, Các phó chủ tịch Quốc
hội, các ủy viên. Quốc hội quyết định số thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc
hội. Thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể đồng thời là thành viên
của Chính phủ nhằm đảm bảo cho hoạt động giám sát Ủy ban thường vụ Quốc hội
được khách quan.


Ủy ban Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn sau:


Nhiệm vụ , quyền hạn trong lĩnh vực lập hiến và lập pháp: Ủy ban
thường vụ Quốc hội là một trong những cơ quan được Quốc hội giao cho việc
trình dự án luật. Ủy ban thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ phải chuẩn bị, xây dựng
hoàn chỉnh và trình bày trước Quốc hội dự án đó để Quốc hội xem xét. Ngoài ra
Ủy ban thường vụ Quốc hội còn có nhiệm vụ giải thích Hiến pháp, luật, pháp
lệnh.
Nhiệm vụ, quyển hạn trong việc tổ chức, đảm bảo cho các hoạt động
thường trực của Quốc hội: Ủy ban thường vụ Quốc hội công bố và chủ trì việc bầu
cử đại biểu Quốc hội; tổ chức việc chuẩn bị triệu tập và chuẩn bị các kì họp Quốc
hội; thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội; hướng dẫn và đảm bảo điểu kiện
hoạt động của các đại biểu Quốc hội.
Nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực giám sát hoạt động của Nhà
nước, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật: Ủy bạn thường vụ Quốc hội
giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị
quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đình chỉ thi hành các văn bản của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân
tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết
định hủy bỏ các văn bản đó; hủy bỏ các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh,
nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết một số vấn đề thuộc thẩm quyền của
Quốc hội trong trường hợp Quốc hội không thể họp: Quyết định việc tuyên bố
tình trạng chiến tranh khi nhà nước bị xâm lược và báo cáo Quốc hội xem xét,
quyết định tại kì họp gần nhất của Quốc hội.
Trong tổ chức của Quốc hội cũng như Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch
Quốc hội giữ một vai trò, vị trí rất quan trọng. Nhiệm vụ của Chủ tịch Quốc hội

được quy định rất rõ trong Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức Quốc hội: Chủ
tịch Quốc hội chủ tọa các phiên họp của Quốc hội; bảo đảm thi hành quy chế đại
biểu Quốc hội; tổ chức việc thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội, lãnh đạo
hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam trong Liên minh quôc hội thế


giới. Ngoài ra giúp việc cho Quốc hội còn có các phó Chủ tịch nước làm nhiệm vụ
theo sư phân công của Chủ tịch.
2.2 Hội đồng dân tộc
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng dân tộc bao gồm: Chủ tịch, các phó chủ tịch và
các ủy viên do Quốc hội bầu ra trong các đại biểu Quốc hội. Trong đó, số phó chủ
tịch và số ủy viên Hội đồng dân tộc do Quốc hội quy định. Chủ tịch Hội đồng dân
tộc được tham dự các phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, được mời tham
dự các kì họp của Chính phủ bàn về việc thực hiện chính sách dân tộc. Ngoài ra,
theo điều 94 Hiến pháp 1992 còn quy định Hội đồng dân tộc có một số thành viên
làm theo chế độ chuyên trách nhằm nâng cao hoạt động của Quốc hội; số thành
viên chuyên trách do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
Hội đồng dân tộc có trách nhiệm tham mưu cho Quốc hội về vấn đề dân tộc.
Nhiệm vụ của cơ quan này là nghiên cứu và kiên nghị với Quốc hội những vấn đề
dân tộc; thực hiện giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, các chương trình, kế
hoạch phát triển kinh tế- xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Mọi
quyết định của Chính phủ về chính sách dân tộc phải tham khảo qua ý kiến của
Hội đồng dân tộc. Mặt Khác, Hội đồng dân tộc còn có những nhiệm vụ. quyền hạn
như các ủy ban của Quốc hội như: nghiên cứu, thầm tra cac dự án luật...
2.3 Các ủy ban Quốc hội
Để giúp cho Quốc hội thực hiện tốt các nhiệm vụ, quyền hạn của mình,
Quốc hội đã lập ra các ban Quốc hội. Nhiệm vụ của cơ quan này là nghiên cứu,
thẩm tra những vấn đề được Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội giao, đề xuất
những sáng kiến giúp Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội giải quyết tốt các
vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của mình.

Các ủy ban Quốc hội được phân làm hai loại: Ủy ban thường trực và ủy ban
lâm thời.
Về Ủy ban thường trực Quốc hội : Đây là những ủy ban hoạt động thường
xuyên. Các ủy ban này có nhiêm vụ nghiên cứu, thẩm tra án luật, kiến nghị về luật,
dự án pháp lệnh và dự án khác, những báo cáo được Quốc hội hoặc Ủy ban thường
vụ Quốc hội giao; trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ý kiến về chương


trình xây dựng luật, pháp lệnh; thực hiện giám sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn do luật quy định; kiến nghị những vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của ủy ban.
Quốc hội có 9 ủy ban thường trực sau đây: Ủy ban pháp luật; Ủy ban tư
pháp; Ủy ban kinh tế; Ủy ban tài chính, ngân sách; Ủy ban quốc phòng và an ninh;
Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; Ủy ban về các vấn
đề xã hội; Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường; Ủy ban đối ngoại.
Về Ủy ban lâm thời: Đây là những ủy ban được Quốc hội thành lập ra khi
xét thấy cần thiết để nghiên cứu thẩm tra dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất
định. Ủy ban này sẽ giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ: Ủy ban sửa đổi hiến
pháp, Ủy ban thầm tra tư cách đại biểu Quốc hội ....
Ủy ban Quốc hội gồm và số ủy viên ủy ban do Quốc hội quyết định. Thành
viên ủy ban do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội còn thành viên hoạt
động chuyên trách do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
2. Hoạt động của Quốc hội
Quốc hội tham gia hoạt động trong những lĩnh vực sau đây:
2.1 Trong lĩnh vực lập hiến và lập pháp:
Ở Việt Nam, Quốc hội có đồng thời cả hai quyền lập hiến và lập pháp.
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền thông qua Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp,
thông qua luật, sửa đổi luật. Hoạt động này của Quốc hội được đảm bảo tiến hành
hiệu quả và thuận lơi thông qua quy định cụ thể các bước chuẩn bị và quy trình
thực hiện.
Sáng kiến pháp luật được Quốc hội giao cho nhiểu cơ quan, tổ chức xã hội

và những người có chức trách trong bộ máy Nhà nước. Tại điều 87 Hiến pháp 1992
sửa đổi bổ sung 2001 có quy định: "Chủ tích nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội,
Hội đồng dân tộc và Ủy ban thường vụ của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân
tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
thành viên của mặt trận có quyền dự án luật ra trước Quốc hội. Đại biểu Quốc hội
có quyền trình kiến nghị về luật và dự án luật ra trước Quốc hội. Thủ tục trình
Quốc hội dự án luật, kiến nghị về luật do luật định".


Ngoài ra, để đảm bảo cho hoạt động lập pháp hiệu quả, Quốc hội còn có
quyền xây dựng luật, pháp lệnh.
2.2 Trong lĩnh vực quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước
Quốc hội có quyền quyết định những mục tiêu phát triển kinh tế , xã hội ,
những vấn đề quốc kế, dân sin; những vấn đề đối nội, đối ngoại và quốc phòng, an
ninh đất nước. Trong lĩnh vực kinh tế, Quốc hội còn quyết định các kế hoạch phát
triển kinh tế, các chính sách phát triển kinh tế tiển tệ, các vấn đề ngân sách nhà
nước, quy định, sửa đồi hoặc bãi bỏ thuế.
Những vấn đề hệ trọng liên quan đến vận mệnh đất nước như: quyết định
vấn đề chiến tranh, hòa bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc
biệt khác đảm bảo an ninh quốc phòng và an ninh quốc gia; các chính sách về vấn
đề dân tộc, tôn giáo của Nhà nước, vấn đề đại xá, trưng cầu ý dân cũng đều do
Quốc hội quyết định.
Đặc biệt, hoạt động quan trọng nhất của Quốc hội chính là việc quyết định
chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước Quốc tế do
Chủ tịch nước kí; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điểu ước quốc tế khác đã được kí kết
hoặc gia nhập theo đề nghị của Chủ tịch nước.
2.3 Trong lĩnh vực tổ chức nhà nước
Việc tổ chức, củng cố bộ máy Nhà nước từ trung ương đến địa phương,
Quốc hội giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Quốc hội sẽ xem xét và quyết định
mô hình tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước.

Quốc hội còn bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tích nước, Phó chủ tịch nước,
Chủ tịch Quốc hội , Phó chủ tịch Quốc hội và các ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc
hội...; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm , miễn
nhiệm, cách chức Phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ;
phê chuẩn đề nghị của Chủ tích nước về danh sách thành viên Hội đồng quốc
phòng và anh ninh; bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giũ các chức vụn do
Quốc hội bầu và phê chuẩn. Quốc hội còn có quyền quyết định thành lập, bãi bỏ
các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập mới, nhập, chia, điểu chỉnh
địa giới các tỉnh, thành phổ trực thuộc trung ương, thành lập hoặc hoặc giải thể đơn
vị hành chính - kinh tế đặc biệt.


Ngoài ra, Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản của Chủ tích nước, Ủy ban
thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và
Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật và nghin quyết của Quốc
hội. Quốc hội còn quy định hàm, cấp trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm
cấp ngoại giao và những cấp hàm cấp Nhà nước ; quy định huân chương, huy
chương và danh hiệu vinh dự nhà nước.
2.4 Trong lĩnh vực giám sát tối cao toàn bộ hoạt động cùa Nhà nướ, giám sát việc
tuân theo Hiến pháp và pháp luật.
Chức năng, nhiệm vụ giám sát tối cao thuộc về Quốc hội. Nhiệm vụ giám
sát của Quốc hội nhằm làm cho các quyết định của Hiến pháp, pháp luật được thi
hành triệt để và thống nhất. Quốc hội giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà
nước, đảm bảo cho những cơ quan này hoàn thành nhiệm vụ và quyền hạn của
mình, làm cho bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả, không chồng chéo, chống
các biểu hiện tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát thông qua việc xem xét báo cáo của Chủ
tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện
kiểm soát nhân dân tối cao, thông qua hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Uỷ
ban của Quốc hội, hoạt động của bản thân đại biểu Quốc hội .


II. Thực trạng và giải pháp



×