Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu trong năm 2013 và đề xuất ý kiến pháp lý nhằm thực hiện tốt pháp luật t

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.26 KB, 14 trang )

A. LỜI NÓI ĐẦU
Trong cấu trúc hệ thống thuế ở mỗi quốc gia, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có vai trò và
ý nghĩa thiết thực. Mặc dù xuất hiện muộn hơn so với một số sắc thuế nội địa nhưng thuế nhập
khẩu đã nhanh chóng khẳng định được vai trò, tác dụng to lớn của mình đối với nền kinh tế quốc
gia, đặc biệt là vai trò kiểm soát hoạt động nhập khẩu hàng hóa với bên ngoài. Ngày nay cho dù
xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang từng bước ảnh hưởng đến tình trạng của loại thuế này
theo hướng hạn chế vai trò của nó ở mỗi quốc gia. Song về cơ bản đây vẫn là giải pháp quản lý
vĩ mô có hiệu quả đối với nền kinh tế trong nước nhất là đối với những quốc gia đang trong quá
trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường như Việt Nam.
Từ việc tìm hiểu về thuế nhập khẩu, nhóm xin chọn đề tài: “phân tích về những yếu tố ảnh
hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu trong năm 2013 và đề xuất ý kiến pháp lý
nhằm thực hiện tốt pháp luật thuế xuất nhập khẩu”

B. NỘI DUNG
1. Khái quát chung về thuế nhập khẩu và pháp luật thuế nhập khẩu
1.1. Khái quát chung về thuế nhập khẩu
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm.
Hiện nay, chúng ta chưa đưa ra một định nghĩa thống nhất, hoàn chỉnh, mang tính pháp lý
nào về thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, dựa trên Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 và
Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005, có thể hiểu thuế nhập khẩu là: loại thuế đánh vào
hàng hóa được nhập khẩu vào “những khu vực trong lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, nơi Luật Hải quan được áp
dụng” (khoản 18 Điều 4 Luật Hải quan)
Từ định nghĩa nêu trên, chúng ta có thể thấy Thuế nhập khẩu có những đặc điểm sau:
Thứ nhât: Thuế nhập khẩu có đối tượng chịu thuế là các hàng hóa được phép vận chuyển
qua biên giới. Khái niệm hàng hóa là đối tượng chịu Thuế nhập khẩu bao gồm các tư liệu sản
xuất và tư liệu tiêu dùng do con người sản xuất ra và được lưu thông trên thị trường bằng cách
chuyển vào biên giới của một nước. Thuế nhập khẩu không tác động vào đối tượng nhập khẩu là
các loại hình dịch vụ.
Thứ hai: bản chất của Thuế nhập khẩu là thuế gián thu, song chỉ mang tính chất tương đối.
Vì trong trường hợp nhà nhập khẩu tự tiêu thụ số hàng hóa nhập khẩu thì khoản thuế nhập khẩu


đã nộp là thuế trực thu. Nhà nhập khẩu vừa là người nộp thuế vừa là người chịu thuế. Ngược lại,
khi nhà nhập khẩu đã nộp Thuế nhập khẩu và bán lại số hàng hóa đó cho người khác thì số tiền
Thuế nhập khẩu đã nộp có xu hướng chuyển sang cho người mua hàng, và khi đó khoản Thuế
nhập khẩu này có tính chất là thuế gián thu, vì người nộp thuế và người chịu thuế không phải là
một.
1


Thứ ba: Thuế nhập khẩu gắn liền với hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia, trong
từng thời kỳ bởi hoạt động ngoại thương là một trong những hình thức hoạt động cơ bản của nền
kinh tế đối ngoại mà Thuế nhập khẩu là công cụ góp phần thực hiện vai trò quản lý, kiểm soát
hoạt động ngoại thương của Nhà nước.
Thứ tư: Thuế nhập khẩu được quản lý bằng cơ quan chuyên trách là Hải quan. Điều 11
Luật Hải quan quy định rõ: “Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật về thuế
đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải
quan đối với chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”.
Thứ năm: Thuế nhập khẩu bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: nhu cầu thu ngân sách nhà
nước; chính sách Thuế nhập khẩu phải phù hợp với chính sách phát triển kinh tế của nhà nước;
yếu tố thực trạng kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và đặc biệt là yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế
của quốc gia.
1.1.2. Vai trò.
Bên cạnh 3 vai trò của thuế nói chung là: tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước; điều tiết
hoạt động kinh tế và hướng dẫn tiêu dùng trong xã hội. Thuế nhập khẩu còn có vai trò quan trọng
riêng biệt của mình, xuất phát từ đặc trưng cơ bản của Thuế nhập khẩu là đánh vào các hàng hóa
nhập khẩu và sau đó được cấu thành trong giá của hàng hóa. Đó là bảo hộ nền sản xuất trong
nước và chống lại xu hướng cạnh tranh không cân sức giữa hàng hóa nội địa với hàng hóa ngoại
nhập.
Thuế nhập khẩu sẽ làm cho giá hàng hóa ngoại nhập tăng lên, giúp hàng hóa trong nước có
thể cạnh tranh được, đồng thời hạn chế sự tác động của các biện pháp cạnh tranh không lành
mạnh trên thị trường quốc tế. Như vậy, bản chất của việc đánh Thuế nhập khẩu là biện pháp bảo

hộ nền sản xuất trong nước khi Chính phủ nhận thấy những bất lợi nghiêng về phía hàng hóa
trong nước.
Ngoài ra, Thuế nhập khẩu còn là cơ sở cho việc đàm phán trong thương mại quốc tế. Lộ
trình, mức độ, phạm hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia được phản ánh trước hết trong
chính sách Thuế nhập khẩu. Vấn đề cắt giảm hàng rào thuế quan luôn là tâm điểm của các cuộc
đàm phán, thỏa thuận giữa các quốc gia về mở rộng tự do hóa thương mại.
Trong trường hơp đặc biệt, thuế nhập khẩu còn là biện pháp tự vệ hay trả đũa của một quốc
gia nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế hoặc bù đắp những tổn thất do các hoạt động thương mại không
lành mạnh gây ra. Qua đó thúc đẩy cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại quốc tế.
1.2. Khái quát chung về pháp luật thuế nhập khẩu.
Pháp luật thuế nhập khẩu là danh từ pháp lý dùng để chỉ tập hợp các quy phạm pháp luật
do Nhà nước ban hành, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình đăng ký, kê
khai, tính thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế và xử lí các vi phạm, tranh
chấp về thuế nhập khẩu, phát sinh giữa Nhà nước với người nộp thuế.
Xét từ phương diện hình thức, pháp luật vể thuế nhập khẩu bao gồm các văn bản quy phạm
pháp luật như văn bản luật, nghị quyết của Quốc hội; nghị định và nghị quyết của chính phủ;
quyết định và chỉ thị của Thủ tướng; quyết định, thông tư và chỉ thị của các bộ… Hiện nay Việt
Nam đang tích cực hội nhập quốc tế, do vậy ngoài các quy định của pháp luật trong nước thì
2


pháp luật thuế nhập khẩu còn bao hàm cả các quy định trong pháp luật quốc tế có liên quan trực
tiếp đến vấn đề thuế nhập khẩu, ví dụ như: Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ; hiệp định
WTO hiện hành…
Xét về phương diện nội dung, pháp luật về thuế nhập khẩu lại bao hàm các vấn đề chủ yếu
như: phạm vi áp dụng (được thể hiện thông qua các quy định về chủ thể nộp thuế, đối tượng chịu
thuế, đối tượng không chịu thuế); căn cứ tính thuế; trình tự, thủ tục tiến hành thu thuế; chế độ
miễn giảm thuế; hoàn thuế, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp…

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu trong năm 2013.

Trong điều kiện Việt Nam đang ở trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế theo xu hướng chung của thế giới thì pháp
luật thuế nhập khẩu bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là bị chi phối của các quan
hệ kinh tế. Trong rất nhiều yếu tố chi phối đến pháp luật thuế nhập khẩu thì có một số yếu tố cơ
bản sau:
2.1. Những yếu tố tích cực
Thứ nhất, những quy định của luật mới đã tạo ra một cơ sở pháp lý thống nhất về thu
TXK,TNK nói chung và TNK nói riêng. Trên tinh thần hội nhập và hoàn thiện quy định của pháp
luật, Luật TXK,TNK hiện hành tỏ ra minh bạch và hiệu quả hơn những luật thuế trước đây. Theo
đó, luật đã có những quy định phù hợp với Luật Hải quan như quy định về trị giá hải quan, kiểm
tra hải quan. Luật đã quy định mở rộng hơn về đối tượng không chịu thuế và miến thuế, phát huy
tinh thần tích cực và chủ động của các chủ thể nộp thuế, tạo môi trường bình đẳng cho các loại
hàng hóa nhập khẩu vào nước ta… Sự thống nhất của hệ thống pháp luật, hợp lý với hoàn cảnh
thực tế chính là điều kiện cố yếu để pháp luật thuế nhập khẩu nói riêng và pháp luật nói chung
được thực thi một cách hiệu quả.
Thứ hai, chúng ta đã áp dụng những phương pháp mới trong việc thực hiện hoạt động nhập
khẩu. Hiện nay, chúng ta đang triển khai mô hình thực hiện hải quan điện tử theo Quyết định
103/2009/QĐ-TTg, Thông tư 222/2009/TT-BTC. Mô hình này đã đạt được những thành tựu nhất
định. Đối với 13 cục hải quan tỉnh, thành phố, số doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử
đã đạt 43.168 doanh nghiệp; số tờ khai thực hiện thủtục hải quan điện tử đạt 1,58 triệu tờ khai,
chiếm tỷ lệ 70%; kim ngạch thực hiện hải quan điện tử đạt 116,7 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 70,3% 1 .
Hải quan điện tử mang lại nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp như giảm chi phí thủtục, thời
gian…, giảm việc sách nhiễu, tiêu cực.
Số chi cục thực hiện hải quan điện tử cũng đã đạt 80 chi cục, chiếm tỷ lệ 95%. Ngày
23/3/2011, Văn phòng Chính phủ ban hành công văn số 1757/VPCP- KTTH về việc mở rộng thí
điểm thủ tục hải quan điện tử, theo đó đồng ý mở rộng thực hiện hải quan điện tử cho 7 đơn vị
mới. Việc này giúp cho hoạt động kiểm tra, giám sát nhập khẩu được dễ dàng, thuận tiện hơn,
giúp cho pháp luật thuế nhập khẩu có thể được thực hiện một cách triệt để hơn.

3



2.2. Những yếu tố tiêu cực.
2.2.1. Hệ thống văn bản pháp luật chưa đầy đủ, quy định không thống nhất, còn nhiều bất
cập.
Thứ nhất: Có nhiều quy định còn chưa thống nhất, nhiều quy định của luật còn gây khó
hiểu như quy định về thuế suất thông thường là không quá 70% thuế suất ưu đãi (điểm c khoản 2
điều 10 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005). Theo cách tư duy ngôn ngữ của người Việt
thì quy định này dễ gây hiểu sang hướng thuế suất thông thường thấp hơn thuế suất ưu đãi, tức là
thuế suất thông thường tối đã bằng 70% thuế suất ưu đãi chứ không phải là 170% theo cách hiểu
của nhà làm luật.
Theo quy định này Bộ tài chính chỉ có thể áp dụng mức thuế suất trong khoảng từ 100%
đến 170% so với thuế suất ưu đãi của loại hàng hóa tương ứng. Nhưng theo quy định tại điều 92
thông tư 194/2010/TT-BTC ban hành ngày 06/12/2010 thì: “Thuế suất thông thường được áp
dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi”. Như vậy việc áp dụng quy định này là chưa linh hoạt, chưa thực sự
hợp lí với những loại hàng hóa nhập khẩu khác nhau. Đồng thời, với những quy định mâu thuẫn
nhau như vậy sẽ gây khó khăn trong việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu trên thực tế. Các cá
nhân có thẩm quyền sẽ lúng túng khi phải lựa chọn áp dụng Luật hay Nghị định. Theo khoa học
pháp lý thì Luật có hiệu lực pháp lý cao hơn Nghị định do vậy sẽ ưu tiên áp dụng Luật, tuy nhiên
trên thực tế Nghị định lại là văn bản hướng dẫn Luật, do vậy sẽ có nhiều quy định sát thực với
thực tế hơn nên trên thực tế lại ưu tiên áp dụng luật. Điều này sẽ tạo ra sự không thống nhất trong
toàn bộ hệ thống, do vậy việc quy định mâu thuẫn như vậy ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thực
thi của pháp luật thuế nhập khẩu trên thực tế.
Những quy định của pháp luật thuế còn chồng chéo, gây khó khăn cho việc thực hiện và
thực tế quản lí. Như quy định tại điều 15 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 đã đề ra
những thời hạn nộp thuế rõ ràng trong khi khoản 1 điều 28 Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung năm
2005 lại quy định về kiểm tra, đăng kí hồ sơ hải quan lấy tiêu chí ý thức chấp hành tốt luật này là
chính. Khi thực hiện việc thu thuế sẽ gây ra những chồng chéo, phức tạp nhất định cho cả chủ
thể nộp thuế và cơ quan thu thuế.

Thứ hai: hệ thống pháp luật còn chưa đầy đủ. Hiện nay, hoạt động thương mại ngày càng
được mở rộng, mức độ cạnh tranh ngày càng cao, hàng hóa được nhập khẩu vào nước ta từ nhiều
quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau với giá cả cạnh tranh. Luật TXK,TNK đã quy định các biện
pháp về thuế bổ sung như thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ, thuế chống trợ cấp và thuế chống
phân biệt đối xử trong nhập khẩu hàng hóa nhằm bảo vệ doanh nghiệp trong nước.
Tuy nhiên, trên thực tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới ban hành ba pháp lệnh: Pháp
lệnh thuế tự về năm 2002, Pháp lệnh thuế chống bán phá giá năm 2004 và Pháp lệnh thuế chống
trợ cấp năm 2004. Tuy nhiên, đến nay, mới chỉ có một nghị định hướng dẫn cho thuế chống bán
phá giá. Riêng thuế chống phân biệt đối xử trong nhập khẩu hàng hóa chưa có một văn bản nào
quy định cụ thể mà mới chỉ tồn tại trong Luật TXK,TNK.
Việc thiếu sót những văn bản quy định cụ thể, văn bản hướng dẫn như vậy gây nên rất
nhiều khó khăn trong quá trình thực thi pháp luật TNK nói riêng và Luật TXK,TNK nói chung.
Điều này còn tạo ra bất lợi lớn trong quá trình bảo hộ hợp lý các ngành sản xuất trong nước.
4


Thứ ba: một số quy định của pháp luật chưa thực sự phù hợp với các hiệp định của WTO,
do đó, tính thực tiễn của các quy định này là không cao. Trong điều kiện nước ta đã gia nhập
WTO, ngày càng mở cửa nền kinh tế, nếu những quy định không phù hợp đó vẫn tiếp tục tồn tại
thì sẽ là một yếu tố có ảnh hưởng xấu, gây khó khăn cho quá trình thực thi luật thuế nhập khẩu
với mục đích bảo hộ nền sản xuất trong nước.
Thứ tư: hiện nay pháp luật chưa có cơ chế nào để kiểm soát việc mang hàng hóa từ nước
ngoài về nước của các phi công, tiếp viên hàng không, thủy thủ…Do vậy, họ ngang nhiên mang
hàng “xách tay” về nước, các mặt hàng này chủ yếu là máy vi tính, điện thoại, mỹ phẩm, sữa,
rượu…Các hàng hóa này khi được xách tay về nước đã trốn được thuế nhập khẩu, do vậy gây
thất thu không nhỏ cho ngân sách nhà nước.
Thứ năm: Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005 có quy định tại điều 15 như sau:
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu được hưởng ân hạn thuế trong 30 ngày
hoặc 275 ngày (tùy theo loại hình xuất nhập khẩu cụ thể) kể từ ngày đăng ký hải quan. Lợi dụng
chính sách này của Nhà nước, nhiều công ty “ma” đã được thành lập nên, sau đó nhập ồ ạt hàng

hóa về nước, sau khi tiêu thụ hết thì bỏ trốn làm thất thu hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế của Nhà
nước. Chính sách này đã giúp doanh nghiệp giảm bớt khó khăn về vốn, đẩy mạnh hoạt động xuất
nhập khẩu, phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp ma đã lợi dụng chính
sách này để trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Đây cũng là một điểm còn chưa
hoàn thiện, cần được khắc phục để pháp luật về thuế nhập khẩu phát huy hiệu quả cao nhất trên
thực tế
Thứ sáu: Biểu thuế nhập khẩu hiện nay còn quá nhiều mức, cụ thể là 18 mức. Quy định
này có ưu điểm là bảo hộ đến từng doanh nghiệp, từng nhóm doanh nghiệp sản xuất nhưng lại
làm cho biểu thuế phức tạp, gây khó khăn cho quản lý thuế nhập khẩu là cho biểu thuế nhập
khẩu mất tính trung lập. Biểu thuế được xây dựng trên cơ sở danh mục điều hòa HS tạo điều kiện
thuận lợi cho thực hiện phân loại hàng hóa. Tuy nhiên do để áp dụng phù hợp với chủ trương bảo
hộ sản xuất của một số ngành nên vẫn còn có chi tiết một số mặt hàng chưa phù hợp với cách
phân loại của danh mục, chúng ta chưa áp dụng toàn phần hệ thống.

2.2.2. Ý thức của các chủ thể nộp thuế chưa cao
Có thể nói đây là yếu tố gây ảnh hưởng lớn nhất tới việc thực thi luật TNK. Quy định của
pháp luật hiện hành rất coi trọng sự tự giác của các nhà nhập khẩu. Tuy nhiên, có thể nói quy
định này chưa thực sự phù hợp. Các nhà nhập khẩu luôn hướng tới lợi nhuận tối đa cho bản thân.
Từ đó, luôn tìm cách “lách luật” nhằm trốn thuế, gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước. Mục
đích của việc thực thi luật thuế nhập khẩu không đạt đươc.
2.2.2.1. Lợi dụng các quy định của pháp luật về giá tính thuế nhập khẩu.
Thứ nhất, khai báo giá không trung thực: bên nhập khẩu sẽ thông đồng với nhà sản xuất để
khai báo giá trị hàng hóa nhập khẩu thấp hơn so với giá trị hàng hóa trên thực tế. Các hợp đồng,
chứng từ thanh toán qua ngân hàng như L/C chỉ thể hiện phần nào nội dung mà cơ quan hải quan
đang kiểm tra, chứ không thể hiện đầy đủ giá trị khai báo. Nhà xuất khẩu thì đều muốn làm vừa
lòng khách hàng để giữ giao dịch. Do đó, hiện nay xuất hiện tình trạng một giao dịch được thực
hiện theo hai hay nhiều hợp đồng để đối phó với hải quan.
5



Trường hợp tháng 3/2009, một doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh làm thủ tục nhập
khẩu lô hàng qua Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1. Lô hàng gồm 520 chiếc ghế ngồi
dùng để sửa xe ô tô, khung nhôm có đệm và 70 chiếc ghế nằm dùng để sửa xe ô tô khung nhôm
có đệm, mới 100% xuất xứ từ Trung Quốc (đây là mặt hàng mới). Theo giá khai báo nhập khẩu,
giá mỗi chiếc ghế nêu trên chỉ có 2USD, theo đó số thuế phải nộp chỉ khoảng 9,2 tỷ đồng. Trong
khi kết quả tham vấn giá trị tính thuế của hải quan đối với ghế ngồi dùng để sửa xe ô tô được xác
định là 138 USD/chiếc (tăng 69 lần so với giá khai báo) và ghế nằm dùng để sửa xe ô tô giá 124
USD/chiếc (tăng 62 lần so với giá khai báo của doanh nghiệp).
Như vậy, với mức thuế suất nhập khẩu 33% và thuế giá trị gia tăng 10%, với lô hàng gần
600 chiếc ghế chuyên dùng nêu trên, số thuế doanh nghiệp phải thực nộp tăng thêm hơn 623
tỷđồng so với mức 9,2 tỷđồng theo khai báo ban đầu 2
Thứ hai, khai thấp về chất lượng hàng hóa: ví dụ như doanh nghiệp nhập khẩu hàng vải,
sợi, sắt, thép… khai báo hàng hóa của họ là hàng thứ phẩm, hàng tồn kho, hàng loại A,B,C,D
hoặc hàng vỡ vụn nhiều…nhằm làm giảm giá khai báo, trốn thuế.
Thứ ba, khai báo hàng không thanh toán, hàng hỗ trợ tiếp thị quảng cáo: vì theo công văn
hướng dẫn của ngành hải quan, nếu doanh nghiệp có hàng hóa khuyến mãi thì sẽ được miễn thuế
đối với hàng hóa đi kèm. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã biến hàng hóa của mình thành hàng
khuyến mãi để trốn thuế.
Thứ tư, khai thấp dần trị giá khai báo so với các lô hàng cùng loại, tương tự nhập khẩu
trước đó.
Dựa vào danh mục dữ liệu giá của cơ quan hải quan để khai báo trị giá các lô hàng giống
hệt, tương tự với giá thấp hơn giá dao dịch thực tế.
Dựa vào xác nhận giá của sứ quán, tham tán thương mại, phòng thương mại tại nước xuất
khẩu để khai trị giá thấp hơn giá giao dịch thực tế.
Thứ năm, khai thấp trị giá đối với hàng nhập thử, sau đó ồ ạt nhập theo trị giá thấp đã khai
trước đó.
Khai thấp trị giá đối với những mặt hàng nhạy cảm có thuế suất cao, nhập khẩu số lượng
lớn rồi bỏ trốn hoặc giải thế.
Hoặc mới đây là vụ trốn thuế lên đến hàng nghìn tỷ đồng của hàng loạt các tên tuổi lớn là
thành viên Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) như Toyota Việt Nam, Ford Việt

Nam, Vidamco, Vinamotor…Cuối tháng 3/2011, cơ quan Hải quan nhận thấy một số linh kiện
phụ tùng như ống xả, kính sườn cửa trượt (của xe Transit)… không đáp ứng đủ mức độ rời rạc
theo quy định hiện hành để có thể áp mức thuế nhập khẩu theo dạng linh kiện, phụ tùng (có thuế
suất từ 0- 27%). Trong khi đó, theo Thông tư 184/2010 của Bộ Tài chính, chỉ cần một linh kiện
phụ tùng không đảm bảo mức độ rời rạc theo Quyết định 05/2005/QĐ- BKHCN của Bộ Khoa
học Công nghệ thì sẽ phải áp thuế theo thuế suất xe nguyên chiếc (thuế suất 82%).
Từ kết quả này, Chi cục Hải quan Hải Dương đã liên tiếp ra các quyết định ấn định thuế
theo xe nguyên chiếc với lô hàng nhập khẩu của Ford Việt Nam với lý do “Lô hàng không
đủđiều kiện tính thuế cho từng linh kiện, chi tiết, cụm chi tiết”. Tổng số tiền thuế còn phải nộp
6


của liên doanh này chỉ trong ba tờ khai hải quan ngày 22/2/2011, 22/3/2011, 25/3/2011 đã lên tới
trên 15 tỷđồng 3.
Ngoài ra, “chiêu bài phổ biến nhất mà doanh nghiệp áp dụng để trốn thuế là thường xuyên
kê khai thua lỗ, dù thực tế vẫn…mở rộng hoạt động kinh doanh. Theo số liệu thống kê, riêng tại
Thành phố Hồ Chí Minh, đến cuối năm 2009, số doanh nghiệp kê khai lỗ và thu nhập bằng 0 lên
đến hơn 2000. Sau khi tiến hành thanh tra 826 doanh nghiệp, đã truy thu hơn 760 tỷđồng, phạt
hơn 246 tỷđồng 2 …
2.2.2.2. Lợi dụng các quy định của pháp luật về thuế suất thuế nhập khẩu
Thuế suất thuế nhập khẩu là căn cứ quan trọng để xác định số thuế nhập khẩu mà nhà nhập
khẩu phải nộp cho Nhà nước. Trong quá trình hội nhập kinh tế, chúng ta đã cam kết cắt giảm
hàng rào thuế quan theo lộ trình nhất định. Việc quy định thuế suất là khá rõ ràng trong các văn
bản pháp luật và cam kết quốc tế, song việc áp dụng thuế suất trên thực tế lại vô cùng phức tạp.
Các nhà nhập khẩu có vô vàn cách biến hóa nhằm trốn thuế hoặc hưởng thuế suất thấp hơn để
thoát khỏi hoặc giảm bớt một phần nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.
Thủ đoạn thứ nhất là gian lận giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) để hưởng thuế suất
ưu đãi. Ví dụ như vụ 15 doanh nghiệp nhập khẩu tổng cộng gần 42.000 tấn thép tấm lá cán nguội
(CRC) từ Phillipine vào Việt Nam với mức giá thấp hơn cả mức giá nội địa của sản phẩm tại
Phillipine nhằm trốn thuế thông qua việc sử dụng C/O có lai lịch bất minh: Nội dung C/O From

D có thay đổi (dao động từ 400 – 600 USD/tấn) nhưng hàm lượng ASEAN không thay đổi (cùng
là 40%); hình thức của C/O From D có một số điểm không phù hợp với quy định như: lẽ ra số
tham chiếu trên C/O phải có số thứ tự để thể hiện nguồn gốc chính xác của văn bản nhưng hầu
hết các số tham chiếu trên C/O lại trùng nhau (nội dung khác nhau nhưng lại có cùng một số
tham chiếu); con dấu cách sao theo quy định của ASEAN chỉ được đóng lên C/O trong trường
hợp hải quan cấp C/O không trùng với ngày xếp hàng lên tàu. Với những nghi vấn trên, Cục hải
quan thành phố Hồ Chí Minh đã dừng ngay việc áp dụng thuế suất ưu đãi 0% (theo quy chế dùng
cho hiệp định CEFI) đối với các lô hàng là theo CRC. Theo cam kết, mức thuế MFN dành cho
mặt hàng này là 7%. Trong năm 2006, 15 doanh nghiệp đã lập về Việt Nam tổng cộng 42.000 tấn
thép CRC, tính ra số tiền nhà nước bị thất thu thuế lên đến khoảng 28,5 tỷ đồng.
Thủ đoạn thứ hai: thủ đoạn khai sai nguồn gốc xuất xứ hàng hóa nhằm hưởng lợi từ việc
ưu đãi về thuế đối với các nước mà Việt Nam có cam kết giảm thuế. Điển hình là trường hợp
Vũng Tàu Sinhanco khai sai xuất xứ hàng hóa bột ngọt để trốn thuế nhập khẩu.
Ngoài ra còn có một số thủ đoạn gian lận khác mà nhà nhập khẩu có thể sử dụng, ví dụ như
khai báo gian dối về tên hàng hóa nhập khẩu để được áp mã và hưởng thuế suất thấp hơn. Minh
chứng cho việc gian lận thuế suất này có thể lấy công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y tế TP.HCM
(Yteco) là ví dụ. Khi Yteco nhập khẩu các loại thuốc như Nimfast, Rofegessic, Ikomin,… là các
loại thuốc giảm đau có thuế suất 10% (mã 3004959), Yteco đã tự sửa toa thuốc, bỏ cụm từ “giảm
đau” để áp mã số thuế 30049099 có thuế suất bằng 0%. Bằng cách này, công ty đã liên tục nhập
khẩu thuốc về Việt Nam mà không tốn một xu tiền thuế nào.

7


2.2.3. Lợi dụng các quy định của pháp luật về quy trình hành thu thuế nhập khẩu.
2.2.3.1. Kê khai thuế nhập khẩu
Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc kê khai TNK là do chủ thể tiến hành hoạt
động nhập khẩu tự thực hiện, điều này đòi hỏi sự tự giác trung thực, nghiêm chỉnh từ phía nhà
nhập khẩu.
Nội dung kê khai thuế trong các tờ khai hải quan bao gồm kê khai về mặt hàng nhập khẩu,

số lượng hàng nhập và trị giá hải quan. Cả ba nội dung này trên thực tế đều không được kê khai
một cách trung thực và khó có thể dựa trên ý thức tự giác của nhà nhập khẩu.
Việc kiểm tra của cán bộ hải quan tiến hành rất khó khăn. Trong khi đó, hàng nhập khẩu rất
phong phú và đa dạng, khó có thể phân biệt và mã hóa một cách chính xác. Phần lớn các lô hàng
nhập khẩu đều thừa về số lượng so với khai báo, nhưng lại rất khó để kiểm tra chính xác số
lượng và có hàng lậu kèm theo trong lô hàng không, đặc biệt là đối với nguyên liệu dệt may.Nên
thực tế công việc không thể kiểm soát hết được hàng hóa, và hàng lậu thì vẫn theo những lô hàng
hợp pháp tràn vào Việt Nam một cách tự do.
2.2.3.2. Nộp thuế nhập khẩu
Thời hạn nộp thuế được quy định khá rõ ràng trong Điều 15 Luật TXK,TNK, nhưng việc
thực hiện quy định này trên thực tế gặp phải không ít khó khăn. Nhiều nhà nhập khẩu đã lợi dụng
chính sách ân hạn thuế để gây thất thu thuế cho Nhà nước.
Minh chứng cho trường hợp này là vụ việc của Ngô Nhật Phương – người sáng lập công ty
cổ phần Kinh Bắc (Kinh Bắc group). Phương đã thuê người thành lập công ty “ma” TNHH Ngự
Bình tại Gò Vấp (Thành phố Hồ Chí Minh). Thông qua tư cách pháp nhân của công ty Ngự
Bình, từ tháng 7 đến tháng 9/2002, Phương đã nhập khẩu hơn 75.000 tấn giấy (trị giá gần
265.000 USD) từ Singapore), nợ thuế nhập khẩu hơn 3,8 tỷ đồng. Phương được chậm nộp thuế
nhập khẩu trong 30 ngày theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 15 Luật TXK,TNK. Tuy nhiên,
sau khi nhận và bán hàng xong, công ty “ma” này đã trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh.
Trước đó, Phương đã thành lập hai công ty Thắng Lợi (huyện Hóc Môn) và Đại Phong (quận
Tân Bình) bằng thủđoạn tương tự, trốn thuế hơn 10 tỷ đồng.
2.2.4. Các nhà nhập khẩu lợi dụng ưu đãi miễn giảm, thuế nhập khẩu để trốn thuế
Theo quy định tại khoản 5 Điều 16 Luật TXK,TNK năm 2005, hàng hóa nhập khẩu trong
tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người nhập cảnh được miễn thuế. Lợi dụng quy định này, nhiều
vụ nhập lậu, đặc biệt là điện thoại theo đường phi mậu dịch và xách tay qua các sân bay đã được
thực hiện trót lọt, gây thất thu hàng chục tỷ đồng thuế của nhà nước. Sử dụng cách thứ này chủ
yếu là nhân viên hàng không, thuyền viên hoặc người đi công tác, đi du lịch hay sinh viên di học.
Và loại hàng hóa chủ yếu là điện thoại di động.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Luật TXK,TNK thì hàng hóa nhập khẩu theo một hợp
đồng gia công cho bên nước ngoài cũng nằm trong diện được miễn thuế. Do đó, một số doanh

nghiệp đã làm giả hợp đồng gia công nhằm trốn thuế, gây thất thu thuế cho Nhà nước.
Lợi dụng chính sách tạm nhập, tái xuất, đối tượng buôn lậu chuyển hàng bằng tàu biển đến
khu vực giáp ranh biên giới Việt Nam– Trung Quốc, mở kẹp chì chuyển thuốc lá lậu sang cano

8


siêu tốc chạy sát bờ biển Việt Nam rồi chuyển sang cano nhỏ hoặc thuyển đánh cá đưa sâu vào
nội địa
Thực tế đã cho thấy việc áp dụng Luật TXK,TNK năm 2005 trên thực tế vô cùng phức tạp
do số lượng cũng như tính chất các vụ trốn thuế nhập khẩu ngày càng tăng và tinh vi hơn. Theo
Cục điều tra chống buôn lậu, tình trạng buôn lậu đang diễn ra hết sức phức tạp tại các cảng biển.
Đặc biệt, các thủ đoạn trốn thuế ngày càng có cơ hội phát triển khi Việt Nam phổ biến giá áp tính
thuế trên tờ khai theo những cam kết với WTO, doanh nghiệp tự khai báo, tự xác định trị giá tính
thuế trên tờ khai. Chính sách thông thoáng, miễn kiểm tra hoặc kiểm tra theo tỷ lệ của nhà nước
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà nhập khẩu. Tuy nhiên, các đối tượng lại lợi dụng những
ưu đãi này để nhập hàng hóa thừa so với hợp đồng khai báo hải quan, nhập nguyên liệu hàng hóa
xuất khẩu nhưng lại đem tiêu thụ trái phép trong nước, giả hợp đồng gia công…
Bên cạnh đó, các yếu tố ảnh hưởng xấu đến việc thực thi luật thuế nhập khẩu ở nước ta còn
một phần do quy định của pháp luật còn nhiều kẽ hở. Mặt khác do lực lượng hải quan của ta còn
thiếu và còn yếu, trong khi các đối tượng buôn lậu ngày càng liều lĩnh và tinh vi hơn. Điều này
đòi hỏi pháp luật thuế nhập khẩu phải không ngừng hoàn thiện để bám sát thực tế, tránh tình
trạng buôn lậu hoành hành gây thất thoát thuế của Nhà nước.
2.2.5. Đội ngũ cán bộ hải quan còn thiếu và yếu, một số cán bộ bị suy thoái, biến chất; Cơ
sở vật chất lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu
2.2.5.1. Cán bộ hải quan
Thực tế cho thấy, lực lượng cán bộ hải quan Việt Nam còn mỏng về số lượng và chưa đáp
ứng được yêu cầu công việc, chất lượng cán bộ không đồng đều. Thậm chí, nhiều cán bộ còn vì
cái lợi trước mắt mà thông đồng với những kẻ buôn lậu, trốn thuế. Năm 2007, Cơ quan điều tra
đã thực hiện lệnh bắt giam đối với một loạt cán bộ Hải quan Lào Cai (Đinh Bá An – Cục trưởng,

Phạm Xuân Thường
Chi cục trưởng Hải quan Bát Xát; Khuông Mạnh Hùng – Chi cục trưởng…) vì đã nhận hối
lộ của các công ty để “phớt lờ” họ nhập khẩu thuốc lá và trốn thuế. Công ty Thiên Lợi Hòa và
Thành Sơn nhập qua lối mở thuộc Chi cục Bát Xát quản lý hơn 2000 tấn nguyên liệu nhưng
không thực hiện kê khai hải quan. Số tiền dùng để “bôi trơn” lực lượng Hải quan Lào Cai lên đến
hơn 1 tỷ đồng.
Năng lực, kỹ năng nghiệp vụ yếu kém của nhiều cán bộ cũng là một yếu tố ảnh hưởng
không nhỏ đến việc thực thi luật thuế nhập khẩu. Vì họ tuy có phẩm chất đạo đức tốt, nhưng lại
không đủ khả năng để nhận biết, phát giác những hành vi trốn thuế ngày càng tinh vi của các đối
tượng, gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước, và ảnh hưởng đến mục đích điều tiết hàng hóa,
tạo điều kiện cho sản xuất trong nước của luật thuế nhập khẩu.
2.2.5.2. Cơ sở vật chất
Không thể phủ nhận là cơ sở vật chất của ngành hải quan đang ngày càng được hoàn thiện.
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bất cập, thiếu thốn, là yếu tố trở ngại cho việc thực thi thuế nhập
khẩu. Đơn cử như tại cảng Cát Lái (Quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh) – cảng container lớn nhất
cả nước. Các doanh nghiệp cũng như cán bộ hải quan vẫn đang gặp nhiều khó khăn do đường
truyền hải quan điện tử bị nghẽn và máy móc làm hàng tại cảng có vấn đề. Việc đưa container
qua máy soi, chuyển container sang bãi chuyển hóa… làm rất chậm. Phương tiện, trang thiết bị
9


trợ giúp cho cán bộ hải quan vẫn còn lạc hậu, gây ra nhiều khó khăn, đặc biệt là trong công tác
chống buôn lậu. Ví dụ như công tác bắt hàng lậu trên biển, các đối tượng buôn lậu dùng xuồng
có công suất lớn nên cán bộ hải quan không tiếp cận được và để thoát. Số tàu, xuồng cao tốc
đưcọ trang bị cho các Hải độc chống buôn lậu trên biển hiện đã quá lạc hậu, tốc độ chỉ khoảng
20 hải lý/giờ, bằng 1/3 so với loại xuồng mà các đối tượng buôn lậu sử dụng.
Nơi làm việc cho cán bộ công chức tại trụ sở Cục hải quan Thành phố cũng như tại các Chi
cục cửa khẩu có nhiều khó khăn do mặt bằng làm việc chật hẹp. Tại các cửa khẩu Hải quan
không có đất để xây dựng trụ sở mà phải lệ thuộc vào cơ quan chủ quản trên địa bàn (Cảng biển,
sân bay, bưu điện…) nên rất khó khăn, bịđộng trong triển khai nghiệp vụ.

Bên cạnh đó, hệ thống trang thiết bị, công nghệ thông tin cũ, không đồng bộ, phần mềm
quản lý chưa hoàn thiện nhưng chưa được trang bị mới, nâng cấp, chưa được trang bị đầy đủ
những thiết bị cần thiết như: camera quan sát, máy soi, máy phát hiện ma túy…
Chính những khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất như vậy khiến cho việc thực thi luật
thuế nhập khẩu càng trở nên khó khăn. Các cán bộ hải quan nếu muốn cũng rất khó có thể kiểm
tra, phát hiện các hành vi gian lận, trốn thuế của các nhà nhập khẩu.
3. Ý kiến pháp lý nhằm thực hiện tốt pháp luật thuế xuất nhập khẩu.
Từ những điểm còn hạn chế trên, em xin kiến nghị đề xuất ra những giải pháp góp phần
nhằm nâng cao việc thực thi pháp luật về thuế nhập khẩu:
3.1. Pháp luật thuế nhập khẩu cần phải xây dựng một hàng rào bảo hộ thuế quan hợp lý:
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, điển hình là việc chúng ta gia nhập WTO đòi hỏi chúng
ta phải cắt giảm thuế quan, do đó cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện nhanh chóng các loại
thuế nhập khẩu bổ sung như: thuế nhập khẩu để tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống
phân biệt đối xử trong nhập khẩu hàng hóa. Trong Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm
2005 thì những quy định về các loại thuế này chỉ mang tính hình thức, quy định cho có chứ chưa
làm rõ và phát huy được vai trò của các loại thuế này. Trong hoàn cảnh hội nhập hiện nay, khi vai
trò của thuế nhập khẩu buộc phải giảm dần theo các cam kết quốc tế thì việc nâng cao vai trò của
các loại thuế nhập khẩu bổ sung là cần thiết.
3.2.Ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể:
Theo như Nghị định 87/2010/NĐ - CP có hiệu lực từ ngày 1/10/2010 tính đến nay được
hơn sáu tháng. Tuy nhiên vẫn chưa có Thông tư hướng dẫn cụ thể. Nếu theo thông tư
59/2007/TT-BTC của Bộ tài chính ngày 14/6/2007 thì hồ sơ và thủ tục miễn thuế và xét miễn
thuế rất phức tạp điều này làm cho các chủ thể làm thủ sẽ mật nhiều thời gian, gây ra rất nhiều
tốn kém.
Vì vậy, theo kiến nghị của em, khi ban hành Thông tư mới hướng dẫn Nghị định
87/2010/NĐ - CP thì nên pháp luật nên đưa ra một mức thuế suất thấp có thể là 0,5%. Như thế có
thể sẽ không làm mất nhiều thời gian của chủ thể làm thủ tục và đồng thời tiền nộp thuế cũng sẽ
không tốn kém bằng số tiền chi phí mà chủ thể bỏ ra để hoàn thành xong hồ sơ.

10



3.3.Về thời hạn nộp thuế:
Về thời hạn nộp thuế, pháp luật cần được sửa đổi để có một cách hiểu chính xác và thống
nhất về thời hạn nộp thuế. Theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 có quy định về
thời hạn nộp thuế chưa thống nhất với Luật hải quan sửa đổi bổ sung năm 2005. Theo Điều 15
Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 thì thời hạn nộp thuế đã được quyđịnh rõ. Tuy
nhiên theo khoản 1 điều 28 Luật hải quan 2005 thì qui định về kiểm tra, đăng kí hồ sơ lại lấy tiêu
chuẩn chấp hành tốt pháp luật hải quan. Vì vậy, theo đề xuất của em thì pháp luật cần có sự điều
chỉnh để tạo ra sự đồng bộ trong việc các quy định. Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm
2005 nên lấy tiêu chí ý thức chấp hành tốt Luật hải quan năm 2005 để chủ thể nộp thuế nâng cao
hơn nữa ý thức tuân thủ pháp luật.
3.4.Về thuế suất:
Về thuế suất, thông thường ai cũng hiểu thuế suất thông thường cao hơn thuế suất ưu đãi.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 10 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm
2005 quy định: “thuế suất thông thường được qui định không quá 70% so với thuế suất ưu đãi
của từng mặt hàng tương ứng do Chính phủ quy định”.Việc quy định này gây hiểu lầm sang
hướng thuế suất thông thường thấp hơn thuế suất ưu đãi, nghĩa là thuế suất thông thường tối đa
bằng 70% thuế suất ưu đãi chứn không phải là 170% theo cách hiểu của nhà làm luật. Hiện các
văn bản hướng dẫn Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 đã có cách hiểu rất đúng về
vấn đề thuế suất, chỉ có ngôn ngữ của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 Luật Thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 là chưa phù hợp.
Vì vậy, nhằm giúp cho cả những người nghiên cứu pháp luật, cơ quan thực thi và cả những
người không có nghiên cứu sâu về pháp luật có cái hiểu đúng đắn về vấn đề này, theo em nên
pháp luật nên sửa đổi điểm c Khoản 2 Điều Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 như
sau: “ Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc
vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế
nhập khẩu với Việt Nam. Thuế suất thông thường được quy định không quá 170% so với thuế
suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng do Chính phủ quy định.”
Mặt khác, hiện nay thuế suất thông thường được Bộ tài chính quy định theo điểm c khoảng

2 Điều 9 nghị định 87/2010/NĐ-CP thì “thống nhất ở mức bằng 150% thuế suất ưu đãi”. Như
vậy, vô hình chung đã lấn áp Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 2005 vì luật cho
phép dao động ở mức 100% đến 170%.
Vì vậy, theo em pháp luật cần có quy định cụ thể về vấn đề này. Ví dụ như trường hợp nào
áp dụng thuế suất thông thường là bao nhiêu %, nhằm khắc phục sự cứng nhắc trong áp dụng
thuế suất, đồng thời đảm bảo khung thuế suất không bị áp dụng tùy tiện, chủ quan cho từng
trường hợp riêng lẻ nào cả.
3.5. Hoàn thiện các biện pháp tổ chức và bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế của Việt
Nam về thuế nhập khẩu:
Vấn đề đơn giản hóa thủ tục Hải quan, Tổng cục hải quan phải kết hợp với Bộ Tài chính
cải cách và phổ biến cách thức quản lý mới. Chúng ta cần đơn giản hóa bộ hồ sơ hải quan, cụ thể
là bỏ bớt một số giấy tờ: giấy giới thiệu, tờ khai trị giá, hợp đồng thương mại,…

11


Đi đôi với việc cải cách thủ tục hành chính, chúng ta cần đào tạo rèn luyện đội ngũ công
chức thực hiện chính sách thuế nhập khẩu, nâng cao trình độ nghiệp vụ của họ, đồng thời xử lý
nghiêm minh công chức vi phạm pháp luật thuế nhập khẩu.
Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn và chỉ đạo chính sách thuế nhập khẩu cho
các doanh nghiệp trong và ngoài nước có tham gia vào quan hệ thuế nhập khẩu để nâng cao trình
độ hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật thuế nhập khẩu của các doanh nghiệp. Từ đó, sẽ đảm
bảo cho hoạt động thu, nộp thuế nhập khẩu tiến hành sẽ dàng và hiệu quả hơn.
C. KẾT LUẬN
Với xu thế hội nhập sâu rộng về mọi mặt trong giai đoạn hiện nay, việc hoàn thiện hệ
thống pháp luật là yêu cầu cần thiết. Các hoạt động giao lưu, hợp tác sẽ thúc đẩy sự phát triển
kinh tế nếu có một hành lang pháp lý phù hợp làm nền tảng cho nó, đặc biệt trong hoạt động
nhập khẩu và hệ thống pháp luật về nhập khẩu. Các quy định của pháp luật nhập khẩu cần sát
thực tế hơn nữa, phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam hơn nữa…như vậy, mới thúc đẩy
và phát huy được vai trò của thuế nhập khẩu trong thời đại giao lưu, hội nhập.


12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Giáo trình Luật thuế Việt Nam, trường Đại học Luật Hà Nội, NXB CAND, năm 2010. 2.
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005.
3. Nghị định 87/ 2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu.
4. Khóa luận tốt nghiệp, Pháp luật thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế,
Trịnh Thu Thảo, 2006.
5. Pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế : Khoá
luận tốt nghiệp / La Thị Tuyết Anh, 2007.
6. Thực tiến áp dụng Luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam, Lê Minh Giang, khóa luận tốt
nghiệp năm 2007.
7. Thực tiễn áp dụng pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay những vấn đề cần hoàn
thiện, 2008.
8. Pháp luật về thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Trịnh Thu Thảo,
khóa luận tốt nghiệp năm 2006.
9. Thông tư 194/2010/TT-BTC ban hành ngày 06/12/2010 Hướng dẫn về thủ tục hải quan;
kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu

13


MỤC LỤC

A. LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................................................................1
B. NỘI DUNG............................................................................................................................................1

1. Khái quát chung về thuế nhập khẩu và pháp luật thuế nhập khẩu...................................................1
1.1. Khái quát chung về thuế nhập khẩu......................................................................................................1
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm......................................................................................................................1
1.1.2. Vai trò.............................................................................................................................................2
1.2. Khái quát chung về pháp luật thuế nhập khẩu......................................................................................2
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu trong năm 2013..................3
2.1. Những yếu tố tích cực...........................................................................................................................3
2.2. Những yếu tố tiêu cực...........................................................................................................................4
2.2.1. Hệ thống văn bản pháp luật chưa đầy đủ, quy định không thống nhất, còn nhiều bất cập..........4
2.2.2. Ý thức của các chủ thể nộp thuế chưa cao....................................................................................5
2.2.3. Lợi dụng các quy định của pháp luật về quy trình hành thu thuế nhập khẩu...............................8
2.2.4. Các nhà nhập khẩu lợi dụng ưu đãi miễn giảm, thuế nhập khẩu để trốn thuế..............................8
2.2.5. Đội ngũ cán bộ hải quan còn thiếu và yếu, một số cán bộ bị suy thoái, biến chất; Cơ sở vật
chất lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu................................................................................................9
3. Ý kiến pháp lý nhằm thực hiện tốt pháp luật thuế xuất nhập khẩu................................................10
3.1. Pháp luật thuế nhập khẩu cần phải xây dựng một hàng rào bảo hộ thuế quan hợp lý:.....................10
3.2.Ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể:...................................................................................................10
3.3.Về thời hạn nộp thuế:...........................................................................................................................11
3.4.Về thuế suất:.........................................................................................................................................11
3.5. Hoàn thiện các biện pháp tổ chức và bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về thuế
nhập khẩu:..................................................................................................................................................11
C. KẾT LUẬN.........................................................................................................................................12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................13

14



×