Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

(Bài làm đảm bảo chất lượng) đề 3 giải thích rõ việc lựa chọn chủ thể ban hành, loại văn bản, căn cứ pháp lí và soạn thảo hoàn chỉnh văn bản pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.96 KB, 6 trang )

Đề 3.Giải thích rõ việc lựa chọn chủ thể ban hành, loại văn bản, căn cứ pháp lí và
soạn thảo hoàn chỉnh văn bản pháp luật để chủ thể có thẩm quyền giải quyết công
việc sau: Thành lập Sở Thông tin và truyền thông tỉnh A.

I-LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển thì yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp
luật cũng ngày càng cao. Là một phương tiện tác động trực tiếp đến hiệu lực và hiệu quả
quản lí nhà nước, văn bản pháp luật đã và đang dần khẳng định vai trò của nó trong việc
hoàn thiện hệ thống pháp luật nước nhà đồng thời tăng cường năng lực hoạt động của các
cơ quan nhà nước.
Có ba nhóm văn bản pháp luật được kể đến đó là :văn bản quy phạm pháp luật, văn
bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính . Mỗi nhóm văn bản lại có những điểm đặc
thù về nội dung, tính chất và vai trò riêng trong hoạt động quản lí nhà nước. Tuy nhiên,
chiếm số lượng lớn và phổ biến nhất phải kể đến nhóm các văn bản áp dụng pháp luật.
Vậy văn bản áp dụng pháp luật có nội dung và hình thức ra sao? Làm sao để soạn thảo
được một văn bản áp dụng pháp luật chính xác và có hiệu lực pháp luật?
Em xin chọn đề tài “Giải thích rõ việc lựa chọn chủ thể ban hành, loại văn bản, căn
cứ pháp lí và soạn thảo hoàn chỉnh văn bản pháp luật để chủ thể có thẩm quyền giải quyết
công việc : Thành lập Sở Thông tin và truyền thông tỉnh A.” để đi sâu tìm hiểu và làm rõ
hơn về vấn đề này.

II-NỘI DUNG CHÍNH
1.xác định Chủ thể ban hành .
Hiện nay, pháp luật quy định rất nhiều chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản pháp
luật như các cơ quan quyền lực, hành chính, kiểm sát, xét xử; người đứng đầu và một số
công chức khác của các cơ quan nhà nước; tổ chức xã hội hoặc cá nhân được ủy quyền
quản lí nhà nước đối với một số việc cụ thể (công đoàn hoặc người chỉ huy tàu biển…).
Chỉ những chủ thể do pháp luật quy định mới có quyền ban hành văn bản pháp luật. Nếu
1



văn bản được ban hành bởi một cá nhân hay tổ chức mà pháp luât không quy định về
thẩm quyền thì văn bản đó không có hiệu lực pháp luật.
Chính bởi điều đó mà việc xác định chủ thể ban hành văn bản pháp luật là một bước hết
sức quan trọng khi soạn thảo văn bản, nó quyết định đến sự tồn tại cũng như hiệu lực của
chính văn bản đó.
Đối với việc xác định chủ thể ban hành văn bản pháp luật cho chủ thể có thẩm quyền giải
quyết công việc “Thành lập Sở Thông tin và truyền thông tỉnh A.” ta cần nắm rõ mối
quan hệ giữa 2 cơ quan là UBND tỉnh A và Sở thông tin truyền thông tỉnh A. Theo đó, Sở
thông tin và truyền thông tỉnh A là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh A. Khoản 6, Điều 124
Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003quy
định: “Uỷ ban nhân dân thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề sau đây:
6. Đề án thành lập mới, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân
dân và việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính ở địa phương.
Như vậy, theo khoản 6, điều 124 kể trên, UBND tỉnh A có thẩm quyền ra quyết định
thành lập sở thông tin và truyền thông của tỉnh này. Do đó, ta kết luận :cơ quan có thẩm
quyền ban hành văn bản pháp luật để chủ thể có thẩm quyền giải quyết công việc “thành
lập sở thông tin và truyền thông tỉnh A” trong trường hợp này chính là UBND tỉnh A.
2. Xác định loại văn bản: văn bản áp dụng pháp luật (văn bản áp dụng pháp luật theo kết
cấu điều khoản).
Để biết cần sử dụng loại văn bản khi soạn thảo, ta cần nắm rõ đặc điểm của từng loại văn
bản. Cụ thể, trong trường hợp này, loại văn bản được lựa chọn là văn bản áp dụng pháp
luật (theo kết cấu điều khoản).
Căn cứ vào những đặc trưng của văn bản áp dụng pháp luật ta biết đây là văn bản pháp
lý cá biệt mang tính quyền lực do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành trên cơ
sở các quy phạm pháp luật.Nó có chứa đựng những mệnh lệnh cá biệt và chỉ được áp
dụng một lần trong từng trường hợp cụ thể.

2



Tương tự như vậy, việc thành lập Sở thông tin và truyền thông tỉnh A là một công việc
riêng biệt, được áp dụng một lần duy nhất cho Sở này. Chính vì vậy, ta cần sử dụng văn
bản áp dụng pháp luật cho quá trình soạn thảo.
Văn bản áp dụng được soạn thảo về việc “ Thành lập sở thông tin và truyền thông tỉnh A”
nói trên có tên gọi là Quyết định. Vì đây là công việc do Uỷ ban nhân dân thảo luận tập
thể và quyết định theo đa số nên Chủ tịch tỉnh có quyền ra quyết định thực hiện theo
khoản 7, Điều 127 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng
11 năm 2003: “ chủ tịch UBND có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
7. Ra quyết định, chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.”
3.Căn cứ pháp lí.
Do văn bản pháp luật không có những quy định cụ thể nên để việc viện dẫn cơ sở pháp lí
của các văn bản áp dụng pháp luật được đúng đắn, ta cần dựa trên những nguyên tắc nhất
định:
-thứ nhất, cơ sở pháp lí của dự thảo là văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng
pháp luật trực tiếp liên quan tới chủ thể dự thảo.
-thứ hai,cơ sở pháp lí của văn bản áp dụng pháp luật chỉ là văn bản đang có hiệu lực pháp
luật vào thời điểm văn bản đó được ban hành, trừ trường hợp đặc biệt.
-thứ ba, cơ sở pháp lí của văn bản áp dụng pháp luật chỉ là văn bản có nội dung liên quan
mật thiết tới chủ đề của nó.
Tương ứng với các nguyên tắc trên, về việc thành lập sở thông tin và truyền thông tỉnh A,
để soạn thảo cơ sở pháp lí của văn bản áp dụng cho việc này ta cần xác định như sau:
-thứ nhất, Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11
năm 2003. Đây là văn bản quy định về thẩm quyền giải quyết và hướng giải quyết đối với
việc thành lập sở thông tin truyền thông tỉnh A. Cụ thể, . Khoản 6, Điều 124 Luật Tổ
chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003quy định rõ:
“Uỷ ban nhân dân thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề sau đây:
3


6. Đề án thành lập mới, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân

dân và việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính ở địa phương.
Như vậy, thẩm quyền của UBND tỉnh A đã được quy định trực tiếp trong việc thành lập
Sở thông tin và truyền thông của tỉnh.
-Thứ hai, căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân năm 2004 vì đây là căn cứ chứng minh hiệu lực của văn bản Luật Tổ chức
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003 nêu trên.
-Thứ ba, ta cần căn cứ Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của
Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương vì đây là văn bản có liên quan mật thiết đến việc thành lập sở
thông tin và truyền thông tỉnh A, nó cho biết về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu
tổ chức…của Sở và là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Sở thông tin và truyền thông
tỉnh A sau khi được thành lập.
III-SOẠN THẢO VĂN BẢN
ỦY BAN NHÂN DÂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

TỈNH A

NAM

--------

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …/QĐ-UBND

A, ngày 21 tháng 3 năm 2008


QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TỈNH A
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH A
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm
2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân năm 2004;
4


Căn cứ Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy
định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 119/TTr-SNV ngày 20 tháng 3 năm
2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Sở Thông tin và Truyền thông trên cơ sở Sở Bưu chính, Viễn thông và
tiếp nhận chức năng, tổ chức quản lý Nhà nước về báo chí, xuất bản từ Sở Văn hoá, Thể
thao và Du lịch.
Điều 2. Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước về: báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; viễn thông
và internet; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, điện tử; phát
thanh và truyền hình; cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông; quảng cáo trên các phương
tiện báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm.
Sở Thông tin và Truyền thông chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế, chương trình,
kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ
đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Sở Thông tin và Truyền thông có tư cách pháp nhân; có con dấu, tài khoản riêng và có trụ
sở làm việc đặt tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
Điều 3. Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:

1. Tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và các tổ chức sau đây:
a) Chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về bưu chính, viễn thông và nguyên trạng về
tổ chức, biên chế cán bộ, công chức, viên chức, tài chính, tài sản và các dự án đang thực
hiện (nếu có) của Sở Bưu chính, Viễn thông do Giám đốc Sở Bưu chính, Viễn thông bàn
giao;
b) Chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về báo chí, xuất bản và nguyên trạng về tổ
chức, biên chế cán bộ, công chức, viên chức làm công tác báo chí, xuất bản và các dự án
5


về báo chí, xuất bản đang thực hiện (nếu có) do Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du
lịch bàn giao.
2. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Thông tin và Truyền thông.
3. Sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức các phòng, đơn vị thuộc Sở bảo đảm tinh
gọn, hợp lý và đủ khả năng tham mưu, tổng hợp đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước của
Sở.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính,
Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Công an tỉnh, thủ trưởng các Sở, Ban ngành, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thủ trưởng các cơ quan có liên quan, Giám đốc
Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Giám đốc
Sở Bưu chính, Viễn thông chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

6




×