Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bài tập lớn học kì môn luật hình sự module 2 đề 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.97 KB, 10 trang )

BÀI LÀM
1. K và H phạm tội gì? Hãy chứng minh.
Khẳng định: K và H phạm tội cướp tài sản được quy định tại điều 133
BLHS
Muốn định tội cho một hành vi cụ thể, chúng ta cần phải căn cứ vào các cấu
thành tội phạm (CTTP) đã được quy định trong BLHS. Việc xác định tội danh
chính là quá trình xác định xem hành vi phạm tội thoả mãn các dấu hiệu của
CTTP nào trong BLHS.
Điều 133 BLHS quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay
tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng
không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến
mười năm”. Do đó, các dấu hiệu pháp lí của tội cướp tài sản được quy định như
sau:
- Khách thể của tội cướp tài sản là xâm hại đồng thời hai quan hệ xã hội
được Luật hình sự bảo vệ đó là quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu. Cả hai
quan hệ xã hội bị xâm hại đều được coi là khách thể trực tiếp của tội cướp tài
sản. Bởi sự xâm phạm một trong hai quan hệ này đều chưa thể hiện được hết bản
chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi cướp tài sản. Đối tượng tác động của tội
cướp tài sản đó là con người và tài sản.
- Mặt khách quan của tội cướp tài sản được thể hiện qua ba dạng hành vi:
+ Hành vi dùng vũ lực: Đây là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động vào
người khác nhằm đè bẹp và làm tê liệt sự chống cự của người này nhằm chiếm
đoạt tài sản.
+ Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: Người phạm tội bằng lời nói
hoặc cử chỉ (hoặc cả hai) dọa sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc nếu chống lại việc
chiếm đoạt.
+ Hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự
được nhằm chiếm đoạt tài sản: Hành vi này tuy không phải là dùng vũ lực hay


lời nói. Nhưng hành vi này cũng có khả năng đè bẹp hoặc làm tê liệt sự kháng


cự.
- Chủ thể của tội phạm: Là chủ thể thường nên chỉ đời hỏi năng lực TNHS
và đạt độ tuổi luật định.
- Mặt chủ quan của tội phạm: Người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý trực
tiếp nhằm chiếm đoạt tài sản.
Xét tình huống đã cho:
Về mặt khách thể, hành vi của Vũ K và Trần Kim H đã đe dọa trực tiếp tới
hai quan hệ xã hội đó là quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu, cụ thể đó là H và
K xâm phạm tới tự do, thân thể của bà P để qua đó thực hiện hành vi chiếm đoạt
tài sản.
Về chủ thể: Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội trong tình huống đã cho
đó là Vũ K và Trần Kim H. Theo đề bài, Vũ K (37 tuổi) và Trần Kim H (41 tuổi)
nên cả 2 người này đều đủ tuổi chịu TNHS. Tình huống không đề cập đến rằng
K và H mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác trong khi thực hiện hành vi làm
mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Nên có thể
thấy K và H không thuộc trường hợp ở trong tình trạng không có năng lực trách
nhiệm hình sự được quy định tại Điều 13 BLHS. Do đó, K và H là người có đủ
năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định.
Về mặt chủ quan : Hành vi phạm tội của H và K được thực hiện với lỗi cố ý
trực tiếp. Khi thực hiện hành vi phạm tội cả H và K đều nhận thức rõ được tính
chất và mức độ nguy hiểm do hành vi phạm tội của mình gây ra, tuy nhiên họ
vẫn mong muốn cho hậu quả xảy ra
Về mặt khách quan: Hành vi khách quan của tội phạm là việc cả H và K
đều có hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc đối với bà P, khiến cho bà P bị
tê liệt ý chí, không có khả năng chống cự.
Dấu hiệu “ngay tức khắc” vừa dùng để chỉ sự nhanh chóng về mặt thời
gian (sẽ xảy ra ngay lập tức, khó có điều kiện tránh khỏi ) và vừa dùng để chỉ sự
mãnh liệt của hành vi đe dọa. Tình huống đã cho “Sau khi vào nhà, chúng vờ
xin nước uống rồi xông vào đe doạ và định chói bà P” thì hành vi “xông vào đe
dọa và định chói” bà P của H và K thể hiện sự nhanh chóng của hành vi về mặt



thời gian cũng như sự mãnh liệt của hành vi. Sự đe dọa dùng vũ lực ngay tức
khắc của H và K làm cho ý chí của bà P bị tê liệt, sự đe dọa dùng vũ lực ngay
tức khắc của H và K có sự kết hợp của lời nói, cử chỉ dọa sẽ dùng vũ lực ngay
tức khắc để nếu bà P chống lại việc chiếm đoạt của mình.Việc đe dọa này nhằm
làm cho bà P tin và sợ sẽ bị nguy hại ngay đến sức khỏe, tính mạng. Bà P trước
tình huống này nhận thức rõ được rằng nếu chống cự lại H và K thì sẽ ảnh
hưởng xấu tới bản thân mình nên bà phải van xin“Các anh lấy gì thì cứ lấy, tôi
chỉ là người giúp việc thôi”.
Ngoài ra, khi thực hiện hành vi phạm tội H và K đã có hành vi gian dối: “K
và H mang theo một túi quà đến gõ cửa nhà ông N và nói với bà P (57 tuổi, là
người giúp việc) là đến để chúc tết gia đình” hành vi này của H và K chỉ nhằm
che giấu hành vi phạm tội của mình. Lợi dụng sơ hở của gia đình ông N (ông N
đi vắng) và sự không hiểu biết, sơ hở của bà P mà H và K đã thực hiện hành vi
giả mạo người thân quen của ông N đến chúc Tết nhằm chiếm đoạt tài sản. Thủ
đoạn trên của H và K có tính chất công khai và có tính chất gian dối khi thực
hiện hành vi phạm tội, đó là hành vi cố ý đưa ra những thông tin không đúng sự
thật, giả mạo người thân quen của gia đình ông N, tuy nhiên đó chỉ là những thủ
đoạn xảo quyệt, gian dối nhằm giúp H và K dễ dàng để tiếp cận tài sản, tiếp cận
người quản lý tài sản, tạo ra sự sơ hở đối với người quản lý tài sản “Không nghi
ngờ gì, bà P đã mở cửa cho K và H vào nhà. Sau khi vào nhà, chúng vờ xin
nước uống rồi xông vào đe doạ và định chói bà P” để dễ chiếm đoạt tài sản đó
và tạo thuận lợi để sau đó mới thực hiện hành vi cướp tài sản.
Về hậu quả, sau khi K và H thực hiện hành vi cướp tài sản cùng với những
thủ đoạn tiếp cận tài sản của gia đình ông N thì: “K và H phá két sắt của gia
đình, lấy đi 70 triệu đồng, 47 chỉ vàng cùng một số ngoại tệ .Tổng giá trị tài sản
bị chiếm đoạt là 460 triệu đồng”. Ngay sau khi thực hiện hành vi kể trên, K và
H đã bỏ đi cùng với số tài sản vừa chiếm đoạt được. Hành vi của H và K đã trực
tiếp làm dịch chuyển tài sản ra khỏi vị trí ban đầu cũng như làm hư hại tới một

phần tài sản của ông N (két sắt bị phá). Như vậy, ta có thể thấy hành vi phạm tội
của H và K và hậu quả mà hành vi đó đã gây ra có mối quan hệ nhân quả với
nhau.


Mặt khác, khoản 1 điều 20 BLHS quy định: “Đồng phạm là trường hợp có
hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Trong tình huống đã cho:
Thứ nhất: Có hai chủ thể thực hiện hành vi phạm tội nên điều kiện về số
lượng thỏa mãn.
Thứ hai: Cả H và K đều cố ý trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội, cả hai đã
có sự liên kết chặt chẽ, đã bàn bạc trước rất kỹ càng về việc chiếm đoạt tài sản
của gia đình ông N và cả hai cùng thực hiện hành vi cướp tài sản.
Do đó, K và H là đồng phạm về tội cướp tài sản với vai trò vừa là người
thực hành vừa là người tổ chức.
Kết luận: Hành vi của K và H cấu thành tội phạm về tội cướp tài sản
theo quy định tại khoản 3 điều 133 BLHS và có tính chất đồng phạm theo quy
định tại điều 20 BLHS.
2. Phản bác các ý kiến cho là sai.
Bên cạch ý kiến cá nhân của em thì có 3 ý kiến khác được đưa ra ở đầu
bài. Sau đây em sẽ phân tích 3 ý kiến để chỉ ra những chỗ sai của 3 ý kiến này.
Ý kiến thứ nhất: K và H phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản vì chúng
đã có hành vi gian dối đánh lừa người giúp việc. Đây là ý kiến sai vì:
Điều 139 BLHS quy định: “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi
chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối” 1. Theo quy định tại
điều 139 BLHS thì hành vi phạm tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm hai
hành vi khác nhau. Đó là hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt. Giữa hai hành
vi này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hành vi lừa dối là điều kiện để hành vi
chiếm đoạt có thể xảy ra, còn hành vi chiếm đoạt là mục đích và là kết quả của
hành vi gian dối. Để phân biệt tội này với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt tài sản khác ta cần phân biệt ở đặc điểm của hành vi chiếm đoạt tài

sản, cụ thể là: Trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản người phạm tội có
ý thức chiếm đoạt tài sản từ trước. Tài sản là đối tượng tác động của hành vi
chiếm đoạt phải là những tài sản còn nằm trong sự chiếm hữu, quản lý của người
chủ tài sản.
1

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam tập II, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội năm 2012


Hành vi lừa dối là hành vi đưa ra thông tin không đúng sự thật, người phạm
tội biết rõ đó là thông tin giả nhưng mong muốn người khác tin đó là sự thật.
Hành vi gian dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao gồm hai dấu hiệu:
- Người phạm tội đã có hành vi gian dối như bằng lời nói, hành động hoặc
những thủ đoạn khác nhằm cung cấp những thông tin sai lệch về sự việc.
- Chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản đã nhầm tưởng, tin vào các thông
tin không đúng sự thật đó nên đã tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu hoặc
quyền quản lý tài sản cho người phạm tội.
Hành vi chiếm đoạt trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thể hiện dưới hai
hình thức:
- Nếu tài sản bị chiếm đoạt đang trong sự chiếm hữu của chủ tài sản thì coi
là chiếm đoạt được nếu người phạm tội đã nhận được tài sản từ tay người bị lừa
dối.
- Nếu tài sản bị chiếm đoạt đang trong sự chiếm hữu của người phạm tội thì
coi là chiếm đoạt được nếu người phạm tội đã giữ lại tài sản đáng lẽ phải giao
cho người bị lừa dối.2
Trong tình huống đã cho thì K và H đã trực tiếp thực hiện hành vi gian dối
“K và H mang theo một túi quà đến gõ cửa nhà ông N và nói với bà P (57 tuổi,
là người giúp việc) là đến để chúc tết gia đình” đồng thời lợi dụng sơ hở, sự
nhầm lẫn, cả tin của bà P (tin nhầm H và K là người quen của ông N, và sơ hở
lúc H và K vờ xin nước uống) để thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên, tài sản

mà H và K muốn chiếm đoạt chưa hề nằm trong tay H và K trước đó. Hành vi
lừa dối của H và K chỉ nhằm tiếp cận tài sản và tiếp cận người quản lý tài sản là
bà P chứ không hề có mục đích nhờ vào những thông tin sai lệch đó để có thể
làm cho bà P giao tài sản cho H và K. Ngoài ra, tài sản mà H và K chiếm đoạt
được không phải được nhận từ tay người bị lừa dối là bà P mà chúng chiếm đoạt
được tài sản thông qua hành vi uy hiếp, đe dọa bà P. Hành vi này hoàn toàn
không thuộc dạng hành vi thứ và dạng hành vi thứ hai của hành vi chiếm đoạt
trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

2

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam tập II, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội năm 2012


Mặt khác, dấu hiệu đặc biệt trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là sau khi
người phạm tội chiếm đoạt được tài sản một khoảng thời gian nhất định người
quản lý tài sản mới phát hiện được là mình bị lừa đảo, người bị lừa đảo tự mình
chuyển giao quyền quản lý tài sản hoặc chuyển giao quyền sở hữu về tài sản cho
người thực hiện hành vi lừa đảo sau khi bị người phạm tội thực hiện hành vi
gian dối (lừa đảo). Ở trường hợp này, ngay sau khi H và K thực hiện xong hành
vi gian dối của mình nhưng cả H và K đều chưa chiếm đoạt được tài sản. Bà P
đã biết được hành vi phạm tội cũng như thủ đoạn gian dối của họ trước khi họ
chiếm đoạt được tài sản.
Như vậy, dựa vào những căn cứ trên, ta có thể thấy dấu hiệu phạm tội của H
và K hoàn toàn không thỏa mãn hết các dấu hiệu của cấu thành tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản, chúng ta không thể khẳng định K và H phạm tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản.
Ý kiến thứ hai: “K và H phạm tội trộm cắp tài sản vì chúng có hành vi lợi
dụng lúc gia đình ông N đi vắng để lấy tài sản. Tuy bà P ở nhà nhưng bà chỉ
là người giúp việc, không phải là chủ sở hữu của những tài sản đó, và giả sử

bà P lợi dụng hoàn cảnh đó để lấy tài sản của chủ thì bà P cũng sẽ bi coi là
phạm tội trộm cắp tài sản”. Đây là một khẳng định sai vì:
Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có chủ,

3

người bị hại là người bị thiệt hại về tài sản do tội phạm gây ra và khách thể của
tội phạm ở đây là quan hệ sở hữu về tài sản. Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý
trực tiếp với mục đích chiếm đoạt tài sản. Dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản là
dấu hiệu về hành vi chiếm đoạt, hành vi “lén lút” và “tài sản đang có chủ”.
Thứ nhất, tài sản là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản là tài sản
phải đang trong vòng kiểm soát của chủ sở hữu, người quản lý tài sản. Hành vi
chiếm đoạt tài sản của K và H hướng tới tài sản đang có sự quản lý, trông coi
của người giúp việc là bà P tuy rằng bà P cũng không phải là chủ sở hữu của tài
sản tuy nhiên bà P thay cho ông N quản lý tài sản trong phạm vi ngôi nhà và
toàn bộ tài sản khi gia đình ông N đi vắng.

3

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam tập II, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội năm 2012.


Thứ hai, dấu hiệu chiếm đoạt trong cấu thành tội phạm tội trộm cắp tài sản
là chiếm đoạt được. Tội trộm cắp tài sản chỉ được coi là hoàn thành khi người
phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản. Căn cứ để xác định dựa vào vị trí, đặc
điểm của tài sản bị chiếm đoạt. Như vậy, hành vi của K và H là hành vi cấu
thành đầy dủ cho dấu hiệu chiếm đoạt được tài sản và trên thực tế H và K đã
đem được tài sản ra khỏi vị trí khu vực bảo quản, ra khỏi nhà của ông N.
Thứ ba, dấu hiệu hành vi “lén lút”. Hành vi của H và K đã không thỏa mãn
dấu hiệu hành vi lén lút. Hành vi chiếm đoạt của chúng không hề có đặc điểm

khách quan là lén lút và cũng không có ý thức chủ quan là muốn che giấu hành
vi. Ở tội trộm cắp tài sản, hành vi chiếm đoạt được coi là lén lút nếu hành vi đó
được thực hiện bằng hình thức mà hình thức đó có khả năng không cho phép
chủ tài sản biết có hành vi chiếm đoạt khi hành vi xảy ra. Lợi dụng sở hở của gia
đình ông N lúc họ đi vắng, cùng sự sơ hở của bà P để thực hiện hành vi phạm tội
chứng tỏ H và K khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản hoàn toàn có tính chất
công khai với người trông giữ, quản lý tài sản là bà P. Tính công khai thể hiện
mọi hành vi phạm tội của H và K đều thực hiện trước sự chứng kiến của bà P,
trước khi hành vi chiếm đoạt xảy ra bà P đã biết trước mặt mũi, hình dáng của cả
H và K và cách thức chúng lấy tài sản.
Giả sử bà P lợi dụng hoàn cảnh đó để lấy tài sản của gia đình ông N thì bà P
sẽ bị coi là phạm tội trộm cắp tài sản. Trong tình huống đã cho, bà P có hành vi
lợi dụng tình trạng sơ hở của chủ nhà, lợi dụng hành vi phạm tội đi liền trước
của H và K để chiếm đoạt tài sản của gia đình ông N. Tức là hành vi của bà P đã
được thực hiện một cách lén lút cùng ý chí chủ quan muốn che giấu hành vi
phạm tội thì ta có thể kết luận hành vi pham tội của bà P cấu thành tội trộm cắp
tài sản được quy định tại điều 138 BLHS. Hành vi phạm tội của P hoàn toàn
được thực hiện độc lập nên không thể ghép hành vi của bà P là hành vi đồng
phạm với H và K được.
Như vậy, dựa vào những căn cứ trên, ta có thể thấy dấu hiệu phạm tội của H
và K hoàn toàn không thỏa mãn hết các dấu hiệu của cấu thành tội trộm cắp tài
sản được quy định tại điều 138 BLHS.


Ý kiến thứ ba: “K và H phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản vì chúng
công khai lấy tài sản trước mắt người giúp việc”. Đây là một khẳng định sai vì:
Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là người phạm tội lợi dụng lúc chủ tài
sản không có điều kiện ngăn cản công nhiên chiếm đoạt tài sản của họ. 4 Hành vi
phạm tội trong tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được phân biệt với hành vi
chiếm đoạt của các tội khác qua dấu hiệu công nhiên. Ở tội công nhiên chiếm

đoạt tài sản thì hành vi chiếm đoạt này có tính công khai nhanh chóng như hành
vi của tội cướp giật nhưng hành vi này xảy ra trong hoàn cảnh chủ tài sản không
có điều kiện ngăn cản. Do vậy, người phạm tội không cần và không có ý định có
bất cứ thủ đoạn nào khác để đối phó với chủ tài sản. Người phạm tội không
dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực hay uy hiếp tinh thần nhanh chóng chiếm
đoạt và nhanh chóng lẩn tránh.
Mặc dù hành vi của H và K diễn ra khá công khai trước mặt bà P, đồng thời
khiến cho bà P không có điều kiện ngăn cản. Nhưng K và H đã có hành vi đe
dọa, uy hiếp tinh thần nhanh chóng, mãnh liệt đối với bà P: “xông vào đe doạ và
định chói bà P” làm cho bà P lâm vào trạng thái sợ hãi. Hành vi này của K và H
không thỏa mãn dấu hiệu “người phạm tội không dùng vũ lực hay đe dọa dùng
vũ lực hay uy hiếp tinh thần nhanh chóng hay nhanh chóng chiếm đoạt và lẩn
tránh”.
Như vậy, dựa vào những căn cứ trên, ta có thể thấy dấu hiệu phạm tội của H
và K hoàn toàn không thỏa mãn hết các dấu hiệu của cấu thành tội công nhiên
chiếm đoạt tài sản, chúng ta không thể khẳng định K và H phạm tội công nhiên
chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 137 BLHS.

MỤC LỤC
Trang
ĐỀ BÀI
BÀI LÀM
4

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam tập II, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội năm 2012.

0
1



1. K và H phạm tội gì? Hãy chứng minh.
2. Phản bác các ý kiến mà cho là sai.
• Ý kiến thứ nhất
• Ý kiến thứ hai.
• Ý kiến thứ 3
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1
4
4
6
8

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999
được sửa đổi bổ sung vào ngày 19/06/2009.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam tập II,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội năm 2008.
3. TS.Trần Minh Hưởng, Hệ thống pháp luật Hình sự Việt Nam tập I-Bình
luận khoa học bộ luật Hình sự đã được sửa đổi bổ sung năm 2009, Nxb Lao
động, Hà Nội, năm 2009.


4. Thạc sỹ Luật học Hoàng Anh Thuyên, Bộ luật Hình sự và 79 câu hỏi – trả
lời, Nxb Lao động xã hội, 2006.

5. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học bộ luật hình sự - phần các tội phạm,
Tập I, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, năm 2002.
6. TS. Nguyễn Đức Mai, Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa
đổi bổ sung năm 2009 – Phần các tội phạm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

năm 2010.
7. Ths. Đinh Thế Hưng – Ts. Trần Văn Biên, Bình luận khoa học Bộ luật
hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã sửa đổi bổ sung năm
2009, Nxb Lao động, Hà Nội, năm 2013.



×