Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Phân tích mối liên hệ giữa phạm vi điều chỉnh của hiệp định TRIPS (1994) và công ước paris (1883) về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cá nhân 2 tư ph

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.01 KB, 1 trang )

á nhân 2 Tư pháp Quốc tế – Phân tích mối liên hệ giữa phạm vi điều chỉnh của hiệp định TRIPS (1994) và công ước Paris (1883)
về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

3 Votes
BÀI LÀM

Công ước Paris (1883) là một trong những Công ước quốc tế đa phương quan trọng về sở hữu công nghiệp. Công ước Paris được kí kết vào ngày 20/03/1883, đến
ngày 15/9/2005 số lượng thành viên là 169 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Công ước Paris (bản sửa đổi năm 1979) có 30 điều khoản, mục đích chủ yếu của Công ước là
nhằm xây dựng các điều kiện có lợi cho việc cấp Văn bằng bảo hộ cho chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp là công dân, pháp nhân của nước này ở nước khác thuộc
thành viên Công ước, trên nguyên tắc tôn trọng luật sở hữu công nghiệp của các nước thành viên.

Phạm vi điều chỉnh của công ước Paris (1883) rất rộng, bao gồm đối tượng, nguyên tắc bảo hộ và các vấn đề liên quan đến nguyên tắc bảo hộ của quyền sở hữu công
nghiệp <bao gồm việc quy định các yêu cầu có lợi cho việc nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của công dân các nước thành viên>. Ngoài ra, công ước cũng
quy định tiêu chuẩn bảo hộ, điều kiện đăng kí và chuyển giao quyền sử dụng của đối với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp <hợp đồng Li-xăng>.

Cùng với sự ra đời của tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngày 01.01.1995, hiệp định TRIPS ( Trade Related Aspects of Intellectual Property Rights 1993) chính thức có hiệu
lực đồi với tất cả các nước là thành viên của WTO, trong đó có Việt Nam. Mặc dù đã tồn tại rất nhiều những điều ước quốc tế đa phương về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và
sở hữu công nghiệp nói riêng nhưng các nước thành viên của WTO vẫn cần có một điều ước quốc rế riêng để điều chỉnh các quan hệ về sở hữu trí tuệ phát sinh giữa các
nước thành viên. Mặt khác trong các điều ước quốc tế hiện có về sở hữu trí tuệ vẫn chưa được quy định hoặc đã được quy định nhưng chưa chặt chẽ. Sự ra đời của hiệp định
TRIPS đã đánh dấu một bước tiến quan trọng của hệ thống pháp luật quốc tế về sở hữu trí tuệ, tạo ra một cơ chế bảo hộ quốc tế đa phương đồ sộ nhất trong việc bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ trên phạm vi toàn cầu. Với cấu trúc hiệp định gồm 7 phần và 73 điều, hiệp định được coi là công ước đa phương toàn diện nhất về sở hữu trí tuệ.

Phạm vi điều chỉnh của hiệp định TRIPS rất rộng, bao quát ở cả hai lĩnh vực là bản quyền và các quyền có liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp. Ngoài ra hiệp định
TRIPS còn xây dựng các quy định liên quan đến việc kiểm soát các hành vi chống cạnh tranh không lành mạnh trong việc cấp phép đối với hợp đồng Li – xăng.

Có thể thấy rằng, các quy định của công ước Paris là cơ sở pháp kí quốc tế đầu tiên đặt nền tảng cho việc bảo hộ quốc tế quyền sở hữu công nghiệp. Trong khuôn khổ
của công ước Paris, rất nhiều điều ước quốc tế sau này về sở hữu công nghiệp được kí kết, trong đó có hiệp định TRIPS (1994). Phạm vi điều chỉnh của hiệp định TRIPS
(1994) dựa trên nền tảng của các vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của công ước Paris (1883), tuy nhiên đã được phát triển ra rộng hơn và sâu hơn. Hiệp định TRIPS là sự
tổng hợp, kế thừa và phát triển từ công ước Paris. Công ước Paris chỉ điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp thì hiệp định TRIPS




×