Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Trình bày quan điểm cá nhân về vấn đề có nên ghi nhận quyền được chết của cá nhân trong pháp luật dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.52 KB, 9 trang )

Môn: Pháp luật về quyền nhân thân

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ.......................................................................................1
I. Khái niệm quyền được chết...................................................................1
1. Định nghĩa quyền được chết..................................................................1
2. Đặc điểm................................................................................................2
II. Tình hình quy định của pháp luật về quyền được chết.....................2
1. Quy định của một số nước trên thế giới................................................2
2. Quy định của Việt Nam.........................................................................3
III. Quan điểm cá nhân về việc quy định quyền được chết trong Bô
luật Dân sự Việt Nam. .........................................................................................4
1. Quan điểm về việc quy định quyền được chết trong Bộ luật Dân sư......4
2.

Một

số

bất

cập..........................................................................................6
3. Điều kiện để Việt Nam quy định “quyền được chết” trong Bộ luật Dân
sư............................................................................................................................7
KẾT LUẬN...........................................................................................................7
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................8

1



Môn: Pháp luật về quyền nhân thân

Đề 9: Trình bày quan điểm cá nhân về vấn đề có nên ghi nhận “quyền được chết”
của cá nhân trong pháp luật dân sư

MỞ ĐẦU
Quyền được sống nói riêng và nhân quyền nói chung là những quyền cơ
bản của công dân được pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia bảo vệ. Tuy
nhiên, từ đầu thế kỉ XIX, tại các nước tư bản phương Tây đã xuất hiện khái niệm
“quyền được chết” và mặc dù đây vẫn đang là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi
nhưng hiện nay, quyền được chết đã được pháp luật một số nước coi là quyền
nhân thân của con người và được quy định trong luật gọi là Luật An tử. Như vậy
xét trên bình diện khoa học pháp lý, trên thế giới, quyền được chết là một vấn đề
không còn quá mới mẻ nhưng tại Việt Nam hiện vẫn chưa có những nghiên cứu
về vấn đề này.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ
I.Khái niệm quyền được chết
1.Định nghĩa quyền được chết.
Theo lý thuyết thì chỉ khi một quyền được quy định trong Bộ luật dân sư
thì mới được công nhân là quyền nhân thân một cách chính thức. Và khi chưa
được công nhân, về mặt pháp luật thì một người thưc hiện hành vi của quyền
được chết như trợ giúp tư tử, thưc hiện trưc tiếp giúp bệnh nhân chết sẽ bị quy
vào một số tội như giết người, giúp người khác tư sát, không cứu giúp người bị
nạn...Hiện tại, chỉ có ở một số nước hợp pháp hóa quyền được chết trở thành
quyền nhân thân.
Hiện nay chưa có định nghĩa cụ thể vê quyền được chết, nhưng nếu dưa
vào nội dung của quyền được chết hiện nay được đa số quan điểm đồng tình và

2



Môn: Pháp luật về quyền nhân thân

theo các đạo luật của các nước đã thông qua quyền được chết thì có thể hiểu
quyền được chết như sau: “Quyền được chết là một quyền nhân thân của người
đã thành niên đang phải chịu sư đau đớn về thể chất hoặc tinh thần kéo dài và
không thể chịu đưng được sau một tai nạn hay một bệnh lý không thể cứu chữa,
rơi vào tình huống y tế không lối thoát.”
2.Đặc điểm
Một số đặc điểm của quyền được chết là:
- Quyền được chết là một quyền nhân thân của mỗi con người.
- Chủ thể có quyền này đa phần phải là người đã thành niên, đang chịu sư
đau đớn kéo dài do bệnh tật hoặc tai nạn; mục đích của quyền được chết là giúp
người bệnh được kết thúc cuộc sống một cách nhanh nhất và an toàn nhất theo
mong muốn.
- Hành động của quyền được chết bao gồm cả nội dung trợ tử bên trong.
- Quyền này có thể được thưc hiện thông quá chính người đó hoặc người
đại diện

II. Tình hình quy định của pháp luật về quyền được chết
1. Quy định của một số nước trên thế giới.
Không riêng gì Việt Nam, trên thế giới nhiều cuộc tranh cãi đã nổ ra xung
quanh việc có nên giúp đỡ một người chấm dứt cuộc sống một cách không đau
đớn hoặc ít đau đớn nhất nhằm giúp họ khỏi kéo dài cuộc sống trong những hoàn
cảnh không mong muốn hay không. Hiện nay chỉ có vài nước hay vài địa
phương là đồng ý với cái chết tư nguyện này. Cụ thể, Hà Lan là quốc gia đầu tiên
trên thế giới thông qua đạo luật “cái chết êm ả” vào năm 2001. Điều tra toàn
quốc cho thấy gần 90% người dân nước này ủng hộ Luật an tử vì nó đảm bảo


3


Môn: Pháp luật về quyền nhân thân

quyền cá nhân. Năm 2006, Hà Lan còn cho phép an tử đối với trẻ em, trẻ sơ sinh
mắc bệnh nặng không thể cứu chữa.
Sau Hà Lan, Bỉ là quốc gia thứ hai hợp pháp hóa quyền được chết. Ngày
16/05/2002, Thượng viện Bỉ đã chấp thuận đạo luật cho phép bệnh nhân bị bệnh
rất nặng có quyền được chết với những điều kiện nhất định.
Ở Mỹ, năm 1997, bang Oregon đã có luật cho phép tư tử được bác sĩ hỗ
trợ. Bang Texas năm 1999 cũng cho phép cái chết tư nguyện. Nhưng ở các bang
khác của Mỹ vẫn không cho phép thưc hiện quyền được chết.
Cho đến nay, mới chỉ có Bỉ và Hà Lan chính thức hợp pháp hóa quyền
được chết. Một số quốc gia ở Châu Âu như Tây Ban Nha vẫn ngầm chấp nhận
việc tư tử có sư hỗ trợ nhưng phần lớn không hợp pháp hóa nó.
2. Quy định của Việt Nam.
Trong đại bộ phân dân cư, quyền được chết là một vấn đề còn xa lạ và còn
có nhiều sư nhầm lẫn trong quan niệm cũng như nhân thức. Bên cạnh đó, phong
tục, tập quán và truyền thống Á Đông đã chi phối đến việc tiếp cận những vấn đề
mới, nhạy cảm có liên quan đến tín ngưỡng, văn hóa. Hiến pháp Việt Nam các
năm 1946,1959,1980,1992 đều không có quy định về quyền được chết của cá
nhân. Bộ luật Dân sư Việt Nam năm 1995 và 2005 cũng không ghi nhận quyền
được chết là một trong các quyền nhân thân của con người. Tại kỳ họp thứ 6 và 7
Quốc hội khóa XI (2004, 2005), Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách năm
2005, vấn đề quyền được chết đã được đưa vào Dư thảo sửa đổi Bộ Luật Dân sư
và được khá nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm. Bởi lẽ thưc tế đã xuất hiện những
người mắc bệnh hiểm nghèo, phải chịu đưng đau đớn vật vã, thậm chí sống đời
sống thưc vật cả đời. Trong một số trường hợp, người bệnh hoặc thân nhân muốn
họ được ra đi êm ái. Tại diễn đàn Quốc hội, có đại biểu đề nghị cần luật hóa

quyền được chết. Nhìn chung, các quan điểm đều nhìn nhận đây là một việc làm
nhân đạo, nhưng lại là một vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với đạo lý người Á
4


Môn: Pháp luật về quyền nhân thân

Đông hiện nay. Hơn nữa, số lượng bệnh nhân giai đoạn cuối, mắc bệnh vô
phương cứu chữa của Việt Nam còn ít so với thế giới. Do đó, quyền được chết
vẫn chưa được công nhận và thông qua tại Việt Nam.

III. Quan điểm cá nhân về việc quy định quyền được chết
trong Bô luật Dân sự Việt Nam.
1. Quan điểm về việc quy định quyền được chết trong Bộ luật Dân sư
Tôi ủng hộ việc đưa “quyền được chết” vào Bộ Luật Dân sư Việt Nam là
một trong các quyền nhân thân. Bởi những lẽ sau:
Quyền được chết hướng đến mục đích tốt đẹp là giúp những bệnh nhân bị
bệnh nan y mà trong tương lai gần Y học không thể chế tạo ra phương pháp điều
trị, phải chịu đưng những cơn đau về thể xác và tinh thần kéo dài ngày này qua
ngày khác được giải thoát. Ví dụ như một bệnh nhân bị tai biến mạch máu não
phải sống đời sống thưc vật kéo dài qua rất nhiều năm thì việc cho họ được chết
chính là sư giải thoát tốt nhất cho bản thân họ. Việc từ chối quyền được chết sẽ
làm duy trì nỗi đau đối với người bệnh, những người đã biết chắc mình sắp chết,
đang chịu đau đớn và có nguyện vọng được chết một cách nhẹ nhàng, trong sư
tỉnh táo giữa những người thân yêu nhất mà không được đáp ứng.
Bên cạnh đó, quyền được chết không chỉ giải thoát cho bản thân người
bệnh mà còn để giải thoát cho chính gia đình họ. Để duy trì sư sống cho người
bệnh cần tiêu tốn rất nhiều tiền của, và với những gia đình nghèo thì việc lo viện
phí, thuốc thang trong thời gian dài sẽ dẫn đến kiệt quệ về kinh tế. Chấp nhận
quyền được chết không có nghĩa là không coi trọng sư sống. Khi thưc hiện

quyền được chết, người bệnh đã tôn trọng cuộc sống của những người khác.
Hành vi thưc hiện quyền được chết có ý nghĩa xã hội rất lớn với những mục đích
hết sức tốt đẹp. Khi sư sống của bệnh nhân không còn được đảm bảo: mắc bệnh

5


Môn: Pháp luật về quyền nhân thân

vô phương cứu chữa, đang phải chịu đưng đau đớn kéo dài… thì được chết một
cách nhẹ nhàng theo yêu cầu là cách thức hợp lý nhất. Việc này không chỉ tốt
cho bệnh nhân mà còn tốt cho gia đình, xã hội. Người bệnh được ra đi thanh
thản, chấm dứt những ngày tháng chịu đưng đau đớn. Gia đình bệnh nhân không
phải chịu những tốn kém không đáng có và xã hội tránh được các cuộc tranh
luận lâu dài, gay gắt về vấn đề này.
Chính vì cuộc sống là quý giá nhất nên hơn ai hết, những người bệnh đã
phải suy nghĩ rất kĩ trước khi muốn chết. Xét về mặt pháp lý, nếu như quy định
“quyền được sống” là một quyền nhân thân thì một người cũng có quyền từ chối
quyền đó của mình. Cuộc sống là của một cá nhân thì họ hoàn toàn có quyền kết
thúc cuộc sống đó. Nếu như pháp luật Việt Nam quy định “án tử hình”, nghĩa là
nhà nước có quyền tước đi tính mạng của một cá nhân. Vậy thì tại sao cá nhân
không được quyền quyết định tước đi tính mạng của chính mình.
Hơn nữa, đói nghèo, bệnh tật, chiến tranh...là nguy cơ tiềm tàng dẫn đến
nhiều trường hợp xin được áp dụng “quyền được chết” trong tương lai. Trong khi
đó, việc chưa có các quy định của pháp luật điều chỉnh về vấn đề này nghĩa là
chưa có chế tài xử lý sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường do các đối tượng bất
chấp pháp luật thưc hiện những việc liên quan đến “quyền được chết” cho người
khác với dụng ý xấu.
Nếu quyền được chết chưa được công nhận thì những những cuộc chiến
pháp lý vẫn kéo dài. Các vụ việc liên quan đến quyền được chết luôn rơi vào bế

tắc, không lối thoát do tồn tại những quan niệm chưa đầy đủ về việc thưc hiện
quyền được chết. Một thưc tế nữa là các vụ việc về thưc hiện quyền được chết
không chỉ giới hạn trong lĩnh vưc y học mà còn liên quan đến nhiều lĩnh vưc
khác dẫn đến nhiều phức tạp. Ngoài ra, quyền được chết nếu được công nhận thì
thưc tiễn pháp luật sẽ không phải hứng chịu những cuộc chiến không lối thoát do
những người muốn được chết thưc hiện hành vi tư sát bởi sư trợ giúp của bác sỹ.
6


Môn: Pháp luật về quyền nhân thân

Khi pháp luật đã có quy định cho phép thưc hiện hành vi của quyền được chết,
việc xét xử các vụ án có liên quan trở nên dễ dàng hơn. Quan trọng nhất là sẽ
hạn chế đi những trường hợp xét xử không đúng với bản chất vụ án.
Thêm nữa, việc quy định “quyền được chết” trong Bộ luật Dân sư Việt
Nam cũng giúp cho các bác sĩ có định hướng tốt và có thể yên tâm giúp đỡ bệnh
nhân được toại nguyện khi họ đang phải chịu đau đớn kéo dài và xin được chết.
2. Một số bất cập
Tuy nhiên, mặc dù việc ghi nhận “quyên được chết” trong Bộ luật Dân sư
là cần thiết nhưng không có nghĩa là phải thưc hiện ngay. Việc chấp thuận cần có
thời gian và phụ thuộc vào những điều kiện thưc tế của xã hội nước ta.
Về mặt luật pháp, trong thời điểm hiện tại, hệ thống pháp luật của Việt
Nam còn lỏng léo, chồng chéo và thiếu đồng bộ nếu quy định “quyền được chết”
trong lúc này sẽ dễ dẫn đến quyền này bị lạm dụng gây nguy hiểm cho xã hội.
Quy định về “quyền được chết” cần phải hết sức chặt chẽ để tránh bị sử dụng với
mục đích xấu cần nhiều thời gian để nghiên cứu, xem xét và học hỏi kinh
nghiệm các nước trong việc quy định về vấn đề này. Nền kinh tế của nước ta còn
chậm phát triển, kéo theo điều kiện của các cơ sở chăm sóc, khám chữa bệnh y tế
còn thấp. Nếu “quyền được chết” được hợp pháp hóa trong thời điểm hiện tại thì
sẽ rất nhiều đối tượng bị lợi dụng với mục đích xấu như người già ngeo đơn, ốm

yếu, người bị thiểu năng trí tuệ, người bị bệnh thần kinh...
Về thưc tế, nếu “quyền được chết” được trở thành một quyền nhân thân thì
sẽ có rất nhiều trường hợp lạm dụng bừa bãi quyền này. Ví dụ như một số bệnh
nhân bị bệnh trầm cảm hoặc một số người bị một cú sốc tinh thần nào đó có thể
tư tử bất cứ lúc nào và họ từ chối tất cả những biện pháp của người khác nhằm
cứu sống họ. Như vậy, nếu như hiện tượng tư tử trở thành phổ biến thì nó rất

7


Môn: Pháp luật về quyền nhân thân

nguy hiểm cho xã hội, nó không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của nạn nhân, gia
đình họ mà còn khiến cả xã hội hoang mang.
Như vậy, vấn đề công nhận “quyền được chết” như một quyền nhân thân ở
Việt Nam hiện nay là vấn đề còn nằm ở tương lai. Trước mắt, Nhà nước cần
quan tâm đến việc tuyên truyền ý nghĩa lớn lao của quyền được chết như là một
quyền nhân thân quan trọng của con người, được pháp luật quy định và bảo hộ.
Đồng thời chú trọng nghiên cứu thỏa đáng hơn các quan niệm về sư sống và cái
chết trong truyền thống của người Việt Nam trước khi bước vào quá trình ghi
nhận quyền này.
3. Điều kiện để Việt Nam quy định “quyền được chết” trong Bộ luật Dân

Thời điểm thích hợp để Việt Nam có thể quy định “quyền được chết” như
một quyền nhân thân đó là khi có đủ các yếu tố sau:
-

Khi nhu cầu xã hội cấp thiết, số lượng bệnh nhân mắc bệnh nan y, giai

đoạn cuối lớn, giới bác sĩ tồn tại nhiều bức xúc, bất cập.

- Khi Việt Nam đã có hệ thống pháp luật chặt chẽ, đồng bộ, nghiêm minh.
Kỹ thuật lập pháp của nước ta đủ vững vàng để có thể xây dưng luật ít bị lạm
dụng nhất.
- Người dân được tuyên truyền, giáo dục để có ý thức tôn trọng chặt chẽ
những điều được quy định trong luật và phần lớn người dân ủng hộ.

KẾT LUẬN
Tóm lại, quyền được chết là một vấn đề rất nhạy cảm, nên việc tìm hiểu, đánh
giá quyền này cần được xem xét thận trọng từ nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy
nhiên, thưc tế cũng đã chứng minh rằng số lượng các nước chấp thuận quyền
được chết đang có xu hương tăng dần trong các năm qua. Mặc dù công nhận
quyền được chết là hoàn toàn hợp lí nhưng cũng cần phải mất một khoảng thời
8


Môn: Pháp luật về quyền nhân thân

gian khá dài để Việt Nam có thể đưa quyền này vào Bộ luật Dân sư với như một
quyền nhân thân của cá nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sư 2005.
2. Giáo trình Luật Dân Sư 1- ĐH Luật Hà Nội.
3. />4. Chuyên đề: ”Một số vấn đề cơ bản về quyền được chết và vấn đề xây
dưng Luật An tử tại Việt Nam”
5. Số Thông tin Khoa học Pháp lý (Viện Khoa học Pháp lý – Bộ Tư pháp)
tháng 3/2011
6. />7. />%E1%BB%81-Quy%E1%BB%81n-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-ch
%E1%BA%BFt-v%C3%A0-v%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%81-Lu
%E1%BA%ADt-an-t%E1%BB%AD-%E1%BB%9F-Vi%E1%BB%87t-Nam

8. />9. />
9



×