Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Vũ k (37 tuổi) và trần kim h (41 tuổi) đã bàn bạc trước rất kỹ càng về việc chiếm đoạt tài sản của gia đình ông n (giám đốc một doanh nghiệp) chiều 0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.74 KB, 10 trang )

Bài 2
Vũ K (37 tuổi) và Trần Kim H (41 tuổi) đã bàn bạc trước rất kỹ càng về việc
chiếm đoạt tài sản của gia đình ông N (giám đốc một doanh nghiệp). Chiều
07/02/2010, lợi dụng gia đình ông N đi sắm tết, K và H mang theo một túi quà đến
gõ cửa nhà ông N và nói với bà P (57 tuổi, là người giúp việc) là đến để chúc tết
gia đình. Không nghi ngờ gì, bà P đã mở cửa cho K và H vào nhà. Sau khi vào nhà,
chúng vờ xin nước uống rồi xông vào đe doạ và định chói bà P. Bà P sợ hãi van xin
K, H và nói: “Các anh lấy gì thì cứ lấy, tôi chỉ là người giúp việc thôi”
K và H phá két sắt của gia đình, lấy đi 70 triệu đồng, 47 chỉ vàng cùng một
số ngoại tệ .Tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 460 triệu đồng. Sau khi K, H lấy
được tài sản và bỏ đi thì bà P mới chạy ra đường hô hoán. K, H bị bắt giữ ngay sau
đó.
Có 3 ý kiến khác nhau về tội danh của K và H:
a. K và H phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản vì chúng đã có hành vi gian
dối đánh lừa người giúp việc.
b. K và H phạm tội trộm cắp tài sản vì chúng có hành vi lợi dụng lúc gia
đình ông N đi vắng để lấy tài sản. Tuy bà P ở nhà nhưng bà chỉ là người giúp việc,
không phải là chủ sở hữu của những tài sản đó, và giả sử bà P lợi dụng hoàn cảnh
đó để lấy tài sản của chủ thì bà P cũng sẽ bị coi là phạm tội trộm cắp tài sản.
c. K và H phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản vì chúng công khai lấy tài
sản trước mắt người giúp việc.
Hỏi:1. K và H phạm tội gì? Hãy chứng minh.
2. Hãy phản bác các ý kiến mà anh (chị) cho là sai.

1


GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1.Khẳng định K và H phạm tội cướp tài sản theo Điều 133 Bộ luật Hình
Sự (BLHS).
Trong tình huống cụ thể nêu trên, hành vi phạm tội của K và H có đầy đủ


yếu tố cấu thành tội cướp tài sản. Sở dĩ có thể khẳng định như vậy là do các
nguyên nhân sau đây:
Tội cướp tài sản là “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có
hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự
được nhằm chiếm đoạt tài sản…
Khách thể của tội phạm: Hành vi cướp tài sản xâm hại đồng thời hai quan
hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, đó là quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu,
bằng hành vi phạm tội của mình người phạm tội cướp tài sản xâm hại trước hết đến
thân thể, đến tự do của con người để qua đó có thể xâm phạm được sở hữu. Khách
thể trực tiếp trong tình huống này là K và H đã đe dọa xâm phạm đến thân thể của
bà P, chúng đã đe dọa bằng lời nói đối với bà và sau đó định trói bà P lại để tiến
hành lấy tài sản. Sau khi làm cho bà P hoảng sợ K và H đã phá két sắt và lấy đi 460
triệu đồng hành động này đã xâm phạm đến quan hệ sở hữu mà cụ thể khách thể
trực tiếp là tài sản.
Mặt khách quan của tội phạm: Theo quy định của Điều luật thì có ba dạng
hành vi khách quan được coi là hành vi phạm tội của tội cướp tài sản. Nhưng nhìn
nhận vào trong tình huống này chúng ta nhận thấy những điểm đáng chú ý sau đây:
K và H đã có hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc với bà P nếu như bà P
chống cự lại việc chúng chiếm đoạt, ở đây cần chú ý dấu hiệu “ngay tức khắc” vì
nó có ý nghĩa rất quan trọng. Đầu tiên K và H xông vào và đe dọa việc đe dọa này
được thực hiện bằng lời nói sau đó với việc sử dụng công cụ là dây trói H và K đã
2


định trói bà P. Bằng hành vi đe dọa này thì người phạm tội đã khống chế được ý
chí của người bị tấn công và làm cho người bị tấn công bị tê liệt ý chí kháng cự.
Minh chứng trong trường hợp này là bà P đã sợ hãi quá mà van xin ““Các anh lấy
gì thì cứ lấy, tôi chỉ là người giúp việc thôi” Vì bà P đã không còn chống cự được
nên có thể nói bà đã “lâm vào tình trạng không thể chống cự được”. Đây cũng là
dấu hiệu phân biệt tội cướp với tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 135 BLHS), vì có ý

kiến cho rằng hành vi phạm tội của K và H cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản.
Nhưng chúng ta để ý thì sẽ thấy rằng nếu ở tội cướp tài sản là hành vi “đe dọa dùng
vũ lực ngay tức khắc” thì ở tội cưỡng đoạt tài sản có hành vi “đe dọa sẽ dùng vũ
lực” trong tội cưỡng đoạt tài sản không có dấu hiệu làm cho người bị tấn công lâm
vào tình trạng không chống cự được mà chỉ có khả năng khống chế ý chí của người
bị đe dọa, người bị đe dọa vẫn có điều kiện suy nghĩ cân nhắc để lựa chọn việc
chống lại nếu muốn. Ở tội cưỡng đoạt tài sản người phạm tội không mong muốn
làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được và thực tế
người bị tấn công cũng không bị tê liệt ý chí. Ngoài ra, ở tội cưỡng đoạt tài sản là
đe dọa là “sẽ dùng vũ lực” tức là dùng vũ lực trong tương lai,có khoảng cách về
mặt thời gian. Sự đe dọa này không có tính nguy hiểm như cướp, người bị đe dọa
còn có điều kiện để chống cự lại, có thời gian để báo với cơ quan có thẩm quyền
xử lý trước khi hành vi chiếm đoạt xảy ra còn tội cướp tài sản thì không, hành động
diễn ra nhanh chóng và rất mạnh mẽ, “ngay tức khắc”. Do đó không thể nói rằng
K và H sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản.
Có thể thấy rõ một điều dấu hiệu này ngoài việc chỉ sự nhanh chóng về mặt
thời gian còn dùng để chỉ sự mãnh liệt của hành vi đe dọa, nói mãnh liệt là vì hành
vi ấy sẽ làm cho người bị đe dọa thấy rằng vũ lực sẽ xảy ra ngay, họ không hoặc
khó có điều kiện tránh khỏi, nó làm cho ý chí của người bị đe dọa tê liệt. Bà P sẽ
không thể chống cự được trước những hành vi của K và H bởi lẽ với hành động
xông vào thì gần như đồng nghĩa với việc chúng sẽ trói bà P ngay tức khắc, trong
3


tình huống có nêu sự đe dọa của K và H với bà P nhưng chúng chỉ định trói thì bà
P đã van xin. Như vậy là đến lúc này bà P rất hoảng sợ không thể làm chủ được ý
chí của bản thân mình. Ngoài ra, để khẳng định K và H phạm tội cướp tài sản
chúng ta cần căn cứ vào những tình tiết sau:
Với thái độ xông vào đe dọa và định trói chúng ta có thể thấy K và H đã thể
hiện rõ quyết tâm muốn lấy cho được tài sản. Thái độ thể hiện sự quyết tâm và cho

thấy cả hai đều không lộ vẻ gì đó là sợ hãi, với một người phụ nữ đã 57 tuổi việc bị
hai người đàn ông xông vào và đe dọa trói là việc làm khiến cho người phụ nữ đó
bị rơi vào trạng thái hoảng sợ. Hơn nữa, lúc đó bà P lại chỉ có một mình trong khi
đó hai kẻ phạm tội lại đang rất hung hăng và có lẽ ở độ tuổi ấy chúng vẫn còn rất
khỏe mạnh để đối phó với một người giúp việc đã ở vào cái tuổi sức khỏe đã yếu
dần. Lực lượng hai bên chênh lệch rất lớn do đó người gặp bất lợi là bà P, ngoài ra
thì lúc này hai bên đang ở trong một không gian vắng vẻ (không thấy nhắc tới sự
xuất hiện của người nào khác). Cả bà P, K và H đều đã ở trong nhà cả căn nhà chỉ
có 3 người vậy nên việc bà P không thể ngăn cản lại việc làm của K và H là điều
dễ hiểu và bị chúng làm cho hoảng sợ cũng là điều có thể hiểu.
Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của K và H trong tình huống này là lỗi cố
ý trực tiếp K và H nhận thức rất rõ về hành vi của mình nhưng vẫn mong muốn
thực hiện hành vi phạm tội ấy biểu hiện là K và H đã bàn bạc rất kĩ càng về việc
chiếm đoạt tài sản của gia đình ông N. Do vậy, chúng mong muốn có được số tài
sản này và hàng loạt các hành vi tiếp theo đã minh chứng rất cụ thể cho mục đích
ấy.
Mục đích chiếm đoạt là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm, hàng loạt
cách hành vi trên được K và H thực hiện nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản và kết
quả là chúng đã đạt được. Số tiền K và H chiếm đoạt được là 460 triệu đồng.

4


Chủ thể của tội phạm: Theo như tình huống đề bài đưa ra Vũ K (37 tuổi)
và Trần Kim H (41 tuổi) với độ tuổi như vậy, hai người này hoàn toàn thỏa mãn
điều kiện về chủ thể, có đầy đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành
vi. Không thể khẳng định hai người đã biết vạch kế hoạch đưa ra những phương
pháp nhằm tiếp cận tài sản để có thể chiếm đoạt được tài sản mà lại không thỏa
mãn những điều kiện trên
Em không đồng ý với quan điểm cho rằng K và H phạm tội lừa đảo chiếm

đoạt tài sản bởi những lí do sau: Điều 139 BLHS quy định “người nào bằng thủ
đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác…” thứ nhất chúng ta đề cập đến
việc K và H có dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản hay không? Gian dối
là đặc trưng cơ bản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng không phải là dấu
hiệu duy nhất của tội phạm mà ngoài thủ đoạn gian dối người phạm tội còn phải có
hành vi chiếm đoạt tài sản.Thủ đoạn gian dối của người phạm tội bao giờ cũng
phải có trước khi có việc giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội thì mới
là hành vi phạm tội. Trong tình huống trên chúng ta thấy K và H đã có hành vi
bằng lời nói của mình nói dối người giúp việc là đến để chúc tết gia đình để có thể
vào được ngôi nhà của ông N. Nhưng không vì thế mà có thể kết luận hành vi của
K và H cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là chiếm đoạt nhưng chiếm đoạt bằng thủ
đoạn gian dối. Nếu chỉ có hành vi nói dối để vào nhà thì mới chỉ là điều kiện để
giúp K và H có thể tiếp cận được tài sản chứ chưa thể giúp K và H chiếm đoạt
được tài sản. Nếu bằng thủ đoạn gian dối đánh lừa người giúp việc và người giúp
việc đã đưa ngay tài sản cho K và H do người giúp việc tin vào thông tin giả do K
và H đưa ra thì K và H phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nhưng trong tình
huống đã nêu cụ thể, chúng ta giả sử K và H nói dối như vậy thì bà P đã giao tài
sản ngay cho hai người này chưa?câu trả lời là chưa. Vậy nên hành vi gian dối
đánh lừa người giúp việc để vào nhà chỉ là để tiếp cận tài sản và tạo sự thuận lợi để
5


dễ thực hiện hành vi chiếm đoạt. Sau đó là hàng loạt các tình tiết xông vào đe dọa
và định trói thì đây là những biếu hiện của hành vi khách quan của tội cướp tài sản.
Mặt khác, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định cụ thể là “người nào dùng
thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tải sản của người khác...”, có nghĩa là người phạm
tội chỉ chiếm đoạt được tài sản khi dùng thủ đoạn gian dối và chỉ dùng thủ đoạn
gian dối mới chiếm đoạt được tài sản. Và đặc biệt trong tội lừa đảo, sau khi người
phạm tội chiếm đoạt được tài sản một khoảng thời gian nhất định người quản lý tài

sản mới phát hiện được là mình bị lừa đảo, người bị lừa đảo tự mình chuyển giao
quyền quản lý tài sản hoặc chuyển giao quyền sở hữu về tài sản cho người thực
hiện hành vi lừa đảo sau khi bị người phạm tội thực hiện hành vi gian dối (lừa
đảo). Nhưng ở tội cướp tài sản thì ngay trong thời điểm người phạm tội thực hiện
việc chiếm đoạt tài sản, chủ quản lý tài sản đã nhận biết được việc chiếm đoạt đó.
Và trong tình huống này cũng vậy, ngay sau khi K và H thực hiện việc chiếm đoạt
tài sản thì bà P – là người quản lý đã biết ngay việc tài sản mình đang quản lý đang
bị lấy đi mất. Mà không phải đợi đến khi K và H đi rồi bà P mới biết việc tài sản đã
bị chiếm đoạt.
Thêm vào đó khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là quan hệ sở hữu
chứ không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà trong tình huống này hành vi của
K và H không chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu mà còn đe dọa xâm phạm đến
quan hệ nhân thân. Từ những phân tích trên, em khẳng định K và H không bị truy
cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 139 BLHS.
Thứ hai, em không đồng ý với ý kiến cho rằng K và H phạm tội trộm cắp tài
sản bởi những lý do sau: Dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản là dấu hiệu hành vi
chiếm đoạt cùng với hai dấu hiệu khác thể hiện tính chất của hành vi chiếm đoạt và
tính chất của đối tượng bị chiếm đoạt – Dấu hiệu lén lút và dấu hiệu tài sản đang có
chủ. Thứ nhất là dấu hiệu lén lút, ở trong tình huống này chúng ta không thể nói H
6


và K lén lút chiếm đoạt tài sản được bởi lẽ H và K đã nói dối bà P là đến để chúc
tết gia đình do vậy K và H đã xuất hiện trong nhà ông N một cách công khai không
có dấu hiệu nào là lén lút. K và H lấy tài sản cũng k cần giấu diếm hành vi của
mình bởi lẽ chúng lấy tài sản trước mặt người giúp việc. Chúng ta xem xét đến vai
trò của người giúp việc trong tình huống này, bà P không phải là chủ sở hữu của
ngôi nhà điều đó không phải tranh cãi nữa vì chính bà P nói rằng bà là người giúp
việc. Ở đây, chúng ta có thể hiểu là bà P đang đóng vai trò là người quản lý tài sản,
gia đình ông N đi vắng hết chỉ có một mình bà P ở nhà về nguyên tắc thì không bao

giờ chủ nhà lại giao tài sản cho người giúp việc quản lý hộ nhưng trong tình huống
này cả gia đình ông N đi vắng từ đó chúng ta ngầm hiểu được rằng ông N đã giao
cho bà P trông giữ ngôi nhà. Như vậy tài sản K và H chiếm đoạt là tài sản đang
nằm trong sự quản lý của người khác – trông giữ của bà P. Ở đây K và H không lén
lút chiếm đoạt tài sản đang có chủ mà là sau khi đe dọa dùng vũ lực “trói” ngay tức
khắc với bà P làm bà P hoảng sợ K và H đã thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Cùng tương tự như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khách thể của tội trộm cắp tài sản
không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu.
Giả sử bà P lợi dụng hoàn cảnh đó để lấy tài sản của chủ thì bà P cũng sẽ bị
coi là phạm tội trộm cắp tài sản. Về quan điểm này thì bản thân em có cách hiểu
như sau, trong tình huống này bà P với vai trò là người giúp việc được gia đình ông
N giao cho trông giữ tài sản lúc gia đình ông đi vắng. Nếu bà P lấy tài sản trong lúc
gia đình ông N đi vắng mà lại lấy tài sản từ két sắt cần phải tiến hành quá trình mở
két sắt như vậy là lén lút chiếm đoạt tài sản trong lúc gia đình chủ nhà không có
nhà, tài sản này dĩ nhiên là đang có chủ. Do đó có thể kết luận bà P phạm tội trộm
cắp tài sản theo Điều 138 BLHS, nhưng nếu như ông N lại giao cho bà P một chiếc
ô tô, lại đưa cả chìa khóa nữa và bà P đã bán chiếc xe ấy đi thì như vậy là giữa ông
N và bà P đã xác lập hợp đồng gửi giữ và sau đó bà P có hành vi chiếm đoạt tài sản
bằng thủ đoạn bỏ trốn hoặc đánh tráo…không trả lại tài sản do không có khả năng
7


hoàn trả vì đã sử dụng vào mục đích hợp pháp như cầm đồ…thì như vậy bà P sẽ bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Vì lúc
này bà P nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản sau khi được chủ tài sản giao cho tài
sản để quản lý, chứ không phải là có ý định chiếm đoạt tài sản từ trước như ở tội
trộm cắp tài sản. Trong tình huống bà P lợi dụng lúc K và H lấy tài sản đã lấy tài
sản của chủ cũng vậy, cần căn cứ vào việc bà P lấy tài sản như thế nào, nếu chủ tài
sản chỉ giao cho bà P trông giữ tài sản không thôi mà bà P lại tranh thủ lấy tài sản
cùng với K và H thì bà P sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 138 BLHS.

Nhưng nếu chủ tài sản đưa tài sản cho bà quản lý và đặt niềm tin vào bà thì mọi
chuyện sẽ khác. Vậy nên cách mà bà P có được tài sản quyết định rất nhiều đến
việc bà P sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nào theo quy định của BLHS.
Để bảo vệ quan điểm của mình về tội danh của K và H do đó em cũng không
đồng ý với quan điểm cho rằng K và H phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.
Công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi lợi dụng sơ hở, vướng mắc của người
quản lý tài sản để lấy tài sản một cách công khai. Hành vi công nhiên chiếm đoạt
tài sản gồm có các đặc điểm sau: Hành vi chiếm đoạt tài sản của người phạm tội
thực hiện khi chủ quản lý tài sản hoặc chủ sở hữu về tài sản do hoàn cảnh khách
quan mà không thể bảo vệ được tài sản của mình hoặc không ngăn cản được hành
vi chiếm đoạt tài sản của người phạm tội; Người phạm tội thực hiện hành vi chiếm
đoạt tài sản một cách công khai; Sau khi chiếm đoạt được tài sản, người phạm tội
có thể có thêm hành vi nhanh chóng tẩu thoát. Mặc dù hành vi này không bắt buộc
phải có nhưng có thể xảy ra.
Đối chiếu với tình huống trên chúng ta thấy rằng trường hợp của K và H
không thỏa mãn đặc điểm thứ nhất, ở đây không phải là bà P không thể bảo vệ
được tài sản mình có trách nhiệm quản lý. Mà lúc này bà đang bị K và H đe dọa
dùng vũ lực ngay tức khắc nhưng đặc điểm của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là
người quản lý tài sản không có điều kiện ngăn cản nên người phạm tội không cần
8


và không có ý định có bất cứ thủ đoạn nào khác để đối phó với bà P.K và H cũng
không cần dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực hay uy hiếp tinh thần. Nhưng thực
tế trong tính huống này lại không như vậy, K và H đã đe dọa dùng vũ lực ngay tức
khắc với bà P. Làm cho bà P hoảng sợ van xin do đó K và H mới có thể lấy tài sản
công khai trước mặt bà P mà không gặp bất kì một trở ngại nào.
Nếu chỉ có hành động K và H công khai lấy tài sản trước mắt người giúp
việc mà đã vội vàng kết luận K và H phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản thì sẽ
dẫn đến sai lầm. Bởi lẽ, người phạm tội công khai chiếm đoạt tài sản phải được đặt

trong hoàn cảnh chủ tài sản hay người quản lý tài sản không có khả năng ngăn cản
hành vi chiếm đoạt đó lại vì đang ở trong tình trạng khó khăn không thể làm gì
được.
K và H có mục đích là chiếm đoạt tài sản và mục đích đó phải có trước khi
người phạm tội tiến hành thực hiện tội phạm. K và H nếu không có bất kì một hành
vi đe dọa nào đối với người giúp việc thì K và H có công khai lấy được tài sản
trước mắt người giúp việc như vậy không?hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực ngay tức
khắc đối với bà P đã làm bà sợ hãi và không dám làm gì. Do đó K và H có thể lấy
được tài sản một cách công khai không cần giấu diếm lúc này bà P biết tài sản bà
quản lý đang bị chiếm đoạt nhưng bà không thể làm gì được vì bà đang bị khống
chế.
Từ những phân tích trên, em khẳng định K và H phạm tội cướp tài sản theo
Điều 133 BLHS hiện hành.

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam (bình luận chuyên
sâu), Nxb. TP. Hồ Chí Minh.
2.Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam (tập I và tập II),
Nxb. CAND, Hà Nội, 2009;
3.Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (sửa đổi năm 2009);
4.Nguồn bài viết: />
10



×