Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người việt, ý nghĩa của việc thờ thành hoàng làng và thờ vua hùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.09 KB, 25 trang )

Mở đầu
Trong suốt chặng đuờng lịch sử hình thành và phát triền hành ngàn
năm qua, dân tộc Việt Nam đã kiến tạo nên một nền văn hoá phong
phú và đa dạng, mang bản lĩnh và bản sắc riêng. Trong số những
tinh hoa văn hoá dân tộc, có một nét truyền thống trong đời sống
văn hóa và tinh thần của người Việt là lòng tôn kính, yêu thương và
biết ơn ông bà, cha mẹ, tổ tiên, vì vậy chúng ta có tục lệ thờ cúng tổ
tiên, thờ thành hoàng làng. Sau đây chúng em xin trình bày đề tài
về “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, ý nghĩa của
việc thờ Thành Hoàng làng và thờ vua Hùng.”
I. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt
1. Khái niệm tín ngưỡng
Hiện nay, khái niệm tín ngưỡng được hiểu theo các hướng khác nhau nhưng
đều thống nhất rằng, tín ngưỡng là sự ngưỡng mộ, tin tưởng của con người vào các
lực lượng siêu nhiên, hư ảo, có tính chất thiêng liêng huyền bí.
Trong tác phẩm “ Văn hoá Việt Nam đỉnh cao Đại Việt”, Nguyễn Đăng Duy đã viết:
“Tín ngưỡng là niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người vào lực lượng siêu nhiên,
thần bí, hoặc do con người tưởng tượng ra những vị thần linh đến mức họ cho rằng
những lực lượng ấy có ảnh hưởng, chi phối đời sống, số phận của con người và gây
thành một nếp sống xã hội theo niềm tin thiêng liêng ấy” (tr. 351); hoặc tác giả Đặng
Nghiêm Vạn cho rằng, “Trong tín ngưỡng phải có yếu tố thiêng liêng liên quan đến
một thế giới vô hình, đến những siêu linh, mà chính con người tưởng tượng và sáng
tạo ra nó” (“Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam”, tr. 67).
Trong đời sống thường ngày, khi đề cập đến tín ngưỡng người ta thường liên
tưởng đến những hiện tượng xã hội có tính chất linh thiêng, thần bí, thể hiện niềm tin
về một thế giới vô hình, về cuộc sống sau khi chết, về sự tồn tại của linh hồn người
chết và sự tác động của lực lượng này đối với cuộc sống hiện tại của con người. Hiện
1


tượng này gắn liền với các phong tục, tập quán, thói quen, truyền thống của một cộng


đồng người hay một dân tộc, nó phản ánh nếp sống, cung cách ứng xử của con người
cũng như phản ánh lịch sử phát triển văn hoá của cộng đồng dân tộc đó.
Dưới góc độ tâm lý học, chúng tôi cho rằng, tín ngưỡng là một hiện tượng tâm
lý - xã hội biểu hiện niềm tin của một cộng đồng người nhất định về thế giới vô hình,
về lực lượng siêu nhiên và năng lực chi phối của lực lượng này đối với cuộc sống của
con người thông qua hệ thống lễ nghi thờ cúng; quá trình hình thành và phát triển tín
ngưỡng gắn liền với lịch sử phát triển của cộng đồng nên nó phản ánh cuộc sống
thực tế của cộng đồng người đó.
Khi đó tín ngưỡng có các đặc điểm sau:
- Tín ngưỡng là một hiện tượng tâm lý, là niềm tin của con người.
- Đối tượng của tín ngưỡng là một lực lượng vô hình mà con người tạo ra bằng
trí tưởng tượng của mình, có tính linh thiêng, huyền bí.
- Tín ngưỡng ảnh hưởng chi phối hành động, ứng xử của cá nhân và cộng đồng
và được hiện thực hoá thành hiện tượng tâm lý xã hội.
Cho đến nay, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn tồn tại ở nhiều quốc gia, dân tộc.
Tuy vậy, vị trí và vai trò của nó trong đời sống tinh thần của con người ở mỗi nơi mỗi
khác. Ở Việt Nam, hầu hết mọi người đều thờ cúng tổ tiên kể cả những tín đồ của các
tôn giáo khác nhau. Mọi người quan niệm tín ngưỡng này vừa như là một phong tục
truyền thống, vừa như một đạo lý làm người, lại vừa như một hình thức sinh hoạt tâm
linh.
Ở Việt Nam, đối tượng của thờ cúng tổ tiên được thể hiện ở 3 cấp: gia đình,
làng xã, đất nước.
Ở cấp độ gia đình, người Việt Nam thờ cúng ông bà, cha mẹ,… là những người
cùng huyết thống đã chết. Đã là người Việt Nam, dù sang hèn, giàu nghèo khác nhau
ai cũng thờ cúng cha mẹ, ông bà, tổ tiên của mình. Đây không chỉ là vấn đề tín
ngưỡng mà còn là vấn đề đạo lý, phản ánh lòng biết ơn của con cháu đối với công

2



sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Nơi thờ cúng là ở gia đình và nhà
thờ họ.
Ở cấp độ làng xã, người Việt còn thờ cúng những người có công với làng xã và
được tôn vinh là Thành Hoàng và nơi thờ cúng ở đình làng.
Ở cấp độ Nhà nước, người Việt thờ cúng những người có công đối với đất
nước, Tổ quốc; như Các vua Hùng, thánh Gióng, Trần Hưng Đạo, Hồ Chủ Tịch …
Ở Việt Nam có 3 cộng đồng vốn từ xa xưa đã có quan hệ gắn bó chặt chẽ với
nhau, đó là: gia đình, làng xã và quốc gia. Vì vậy, tổ tiên gia đình, làng xã và đất
nước không tách rời nhau. Từ thực tế đó, chúng ta có thể hiểu tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên là một hiện tượng tâm lý xã hội thể hiện sự biết ơn của người còn sống đối với
người đã chết có công lao với cá nhân, gia đình, dòng tộc, làng xã, đất nước, thể hiện
niềm tin rằng, tổ tiên tuy đã chết nhưng linh hồn vẫn tồn tại ở một thế giới khác và
linh hồn tổ tiên có khả năng tác động tới đời sống, số phận của con cháu thông qua
các nghi lễ thờ cúng.
2. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt
2.1. Khái quát chung về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt
Trong các hình thái tín ngưỡng dân gian, thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín
ngưỡng cổ truyền mang tính phổ quát của người Việt. Thờ cúng tổ tiên đã trở thành
một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc
Việt Nam, là một trong những thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên rất giản dị : tin rằng tổ tiên mình là thiêng liêng, họ đi vào cõi vĩnh
hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp tai ách, khó
khăn; vui mừng khi con cháu gặp may mắn , khuyến khích cho con cháu khi gặp điều
lành và cũng quở trách con cháu khi làm những điều tội lỗi…
Ở nước ta, thờ cúng tổ tiên không chỉ là tín ngưỡng phổ biến của người Việt –
tộc người đa số - mà còn lưu giữu ở một vài tộc người khác như người Mường, người
Thái…. Trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, trong khi nhiều tôn giáo, tín
ngưỡng dân gian khác đã phải chịu cảnh long đong , bị kết tội “ mê tín dị đoan” thì
3



tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã và vẫn chiếm được vị trí thiêng liêng trong đời sống
tinh thần của người Việt. Ý thức” con người có tổ, có tông” được bảo tồn trong cõi
tâm linh và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, dù họ sống trên tổ quốc mình
hay lưu vong nơi xứ người. Đặc biệt, đây là hình thức tín ngưỡng được các thể chế
chính trị ( Nhà nước) từ xưa đến nay trân trọng thừa nhận, dù rằng với những mức độ
khác nhau. Cùng với tiến trình lịch sử của dân tộc, nó là sự bồi lắng, kết tụ những giá
trị đạo đức quý báu của con người Việt Nam.
2.2. Cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong cộng đồng người Việt
2.2.1. Xuất phát từ nhận thức, từ quan niệm tâm linh của con người về thế
giới
-

Cơ sở quan trọng đầu tiên cho việc hình thành bất cứ tôn giáo, tín ngưỡng nào

cũng là quan niệm tâm linh của con người về thế giới. Cũng như nhiều dân tộc khác,
người Việt xuất phát từ nhận thức “ vạn vật hữu linh” – mọi vật đầu có linh hồn và
bắt đầu từ giới tự nhiên xung quanh mình.
+) Về nhận thức: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được hình thành trên cơ sở niềm tin
vào sự bất tử của linh hồn tổ tiên. Niềm tin ấy bắt nguồn từ ước muốn mang tính bản
năng - ước muốn trường thọ của con người. Người Việt quan niệm rằng, con người có
2 phần: phần xác và phần hồn. Hai phần này vừa gắn bó, vừa tách biệt, chúng gắn bó
với nhau. Khi con người còn sống, hồn nhập vào xác điều khiển hành vi của con
người. Khi con người chết, phần hồn rời khỏi xác, thể xác của họ hoà vào cát bụi,
phần hồn vần tồn tại và chuyển sang sống ở một thế giới khác (cõi âm). Ở Cõi Âm
mọi linh hồn đều có các nhu cầu như cuộc sống nơi trần thế. Niềm tin vào việc những
người đã khuất luôn có mối quan hệ vô hình ( hoặc phù trợ, hoặc cản trở) đối với
những người đang sống. Ông bà, cha mẹ dù qua đời nhưng vẫn luôn hiện diện trong
tâm tưởng của con cháu, và con cháu luôn cảm thấy trách nhiệm cả về vật chất lẫn
tinh thần đối với họ. Niềm tin về cái chết chẳng qua là một cuộc trở về gặp tổ tiên,

ông bà và tổ tiên sẽ phù hộ độ trì cho con cháu.

4


+) Sự kính trọng biết ơn: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn được bắt nguồn từ lòng
hiếu thảo của con cháu. Quan hệ giữa bố mẹ đang sống với con cái là hiện thân của
mối quan hệ giữa tổ tiên với con cháu sau này. Sự kính hiếu cha mẹ được tiếp nối
bằng sự tôn thờ, sùng bái tổ tiên. Bổn phận kính trọng, báo hiếu, đền ơn công sinh
thành dưỡng… dục của bố mẹ cũng là bổn phận báo hiếu, ơn đền tổ tiên. Thờ phụng
tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo, sự thành kính biết ơn các bậc đã sinh thành, nuôi nấng
và tác thành cho mình. Tuy nhiên, con cháu chỉ được tổ tiên bao dung, che chở khi
sống xứng đáng với ước nguyện của tổ tiên. Mặt khác, con cháu chỉ tôn kính, qui
thuận và thờ phụng tổ tiên khi tổ tiên xứng đáng là tấm gương sáng cho con cháu noi
theo. Nếu ai, trong quá khứ có hành động đi ngược lại lợi ích của cộng đồng họ tộc và
gia đình, chẳng những không được kính trọng, tôn thờ mà còn bị nguyền rủa, trừng
phạt.
+) Sự sợ hãi: Trong cuộc sống con người còn gặp nhiều khó khăn, rủi ro, bất hạnh, sa
cơ, lỡ vận, bệnh tật hiểm nghèo …luôn đe doạ sự bình an của con người. Con người
còn thiếu tự tin vào chính bản thân khi phải đối mặt giải quyết với các vấn đề trên
trong cuộc sống của chính bản thân họ. Họ luôn mong muốn có sự giúp đỡ của các thế
lực khác nhau, trong đó họ cần đến sức mạnh của ông bà tổ tiên ở “thế giới bên kia”
che chở, nâng đỡ. Từ quan niệm dân gian về linh hồn, người ta cho rằng, nếu không
cúng tế linh hồn ông bà tổ tiên đầy đủ thì những linh hồn này trở thành ma đói và sẽ
mang lại rủi ro, quấy nhiễu cuộc sống của những người đang sống. Đồng thời, ở chế
độ phụ hệ quyền lực của người đàn ông, nhất là gia trưởng, tộc trưởng nam đã làm
nảy sinh ở phụ nữ, con cháu sự quy thuận lẫn cảm giác sợ hãi. Tâm trạng này không
phải chỉ tồn tại ở vợ và con cháu khi họ đang sống mà cả khi họ đã chết.
Trong cuộc sống của mỗi con người, càng về già, cái chết luôn là nỗi ám ảnh
kinh hoàng đối với mỗi người, con người không muốn nó diễn ra, ngay cả khi họ có

cuộc sống nơi dương thế luôn gặp khó khăn và trắc trở, nhưng họ lại luôn phải đối
mặt với nó. Thực hiện các lễ nghi thờ cúng tổ tiên trong không gian thiêng đó, mỗi

5


người được trải nghiệm và cũng như một lần được chuẩn bị tâm thế chấp nhận cái
chết một cách thanh thản, bình tĩnh và nhẹ nhàng hơn.

2.2.2. Cơ sở kinh tế
Trong xã hội nguyên thuỷ, ý thức về tổ tiên là một yếu tố của ý thức xã hội
nguyên thuỷ, phản ánh sự bất lực của con người trước sức mạnh của tự nhiên.
Về sau, cùng với lực lượng tự nhiên là lực lượng mang tính xã hội, như sự áp bức, bóc
lột giai cấp... luôn thống trị lên cuộc sống hàng ngày của con người. Bế tắc trong cuộc
sống hiện thực, con người tìm sự giải thoát trong cuộc sống tinh thần. Cùng với các
biểu tượng về thần linh, biểu tượng về tôtem (vật tổ) đã xuất hiện trong thời kỳ thị tộc
mẫu hệ. Đặc điểm chủ yếu của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong thời kỳ này là việc
thờ tổ tiên tôtem giáo Sang thời kỳ thị tộc phụ hệ, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên phản
ánh sự thay đổi trong phân công lao động xã hội.
Do đặc trưng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gió mùa nên Việt Nam sản xuất lúa
nước theo truyền thống tiểu canh kết hợp với nuôi gia súc. Vì vậy, sản xuất không đòi
hỏi tập trung nhân công theo quy mô lớn như ở nơi sản xuất lúa mì khô, công cụ sản
xuất cũng nhỏ, gọn , nhẹ, mọi thành viên trong gia đình, từ phụ nữ, trẻ em đều sử
dụng dễ dàng. Nhưng công việc nông nghiệp lại đòi hỏi sức vóc, vì vậy vai trò người
đan ông được đề cao và giữ vai trò chủ đạo trong đời sống kinh tế. Từ đó, Họ trở
thành những người vừa có quyền lực thế tục, vừa có uy tín, được quyền nắm giữ việc
thờ cúng các thần, trong đó có tổ tiên đã chết. Quyền hành của gia trưởng, tộc trưởng
còn làm phát sinh ở con cháu cảm giác sợ hãi, qui thuận. Cảm giác này được nuôi
dưỡng, di truyền thông qua các thế hệ và thậm chí được chuyển sang thế giới bên kia
với quan niệm rằng, người chết vẫn có thể trừng phạt con cháu. Tổ tiên cũng giống

như các vị thần linh khác có thể giáng tai hoạ xuống con cháu, vì thế cần phải kính
trọng, thờ cúng thường xuyên thì tổ tiên mới không làm hại, mới che chở, bảo vệ, phù
giúp. Đối tượng thờ cúng thời kỳ này được chuyển từ tổ tiên tôtem sang tổ tiên thật,
6


cùng huyết thống đã chết. Đặc điểm này đã tạo nên nét khác biệt trong tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên ở Việt Nam và Trung Hoa.
Như vậy, có thể xem nguồn gốc xã hội sâu xa mang tính khách quan của tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên là ở tính hạn chế của lực lượng sản xuất và kèm theo đó là sự
hạn chế, tù túng trong quan hệ kép giữa con người với tự nhiên và giữa con người với
con người trong xã hội. Còn nguồn gốc trực tiếp, mang tính xã hội của nó là sự phân
hoá xã hội mà hệ quả của sự phân hoá ấy là việc đề cao vai trò của người đứng đầu
trong gia đình - thị tộc.
2.2.3. Cơ sở xã hội
-

Có thể nói rằng, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cùng huyết thống chỉ thực sự ra

đời và phát triển trong thời kỳ thị tộc phụ quyền. Từ những cơ sở kinh tế nếu trên đã
dẫn đến một số hệ quả như sau: Trong chế độ phụ quyền, địa vị của người đàn ông
được đặt lên hàng đầu, quyền thừa kế tài sản theo dòng họ cha và tiếp nối đến thế hệ
sau đã củng cố vững chắc vị trí của người đàn ông trong xã hội.. Khi trình độ sản xuất
phát triển, của cải xã hội làm ra ngày càng nhiều làm xuất hiện một lớp tích luỹ được
nhiều của cải và dẫn tới có quyền uy chi phối người khác và là mầm mống cho sự
phân chia xã hội thành giai cấp. Trong xã hội có giai cấp, vị trí của người đàn ông
trong gia đình và ngoài xã hội ngày càng được củng cố - cơ sở đích thực trong quá
trình chuyển đổi từ việc thờ cúng tổ tiên sang việc thờ cúng tổ tiên là con người thực
cùng chung dòng máu.
-


Về hình thức tổ chức xã hội: Xã hội được tổ chức theo mô hình gia đình – làng

xã, đây vừa là cơ sở kinh tế vừa là cơ sở xã hội. Hình thức tổ chức này có tính cố hữu
cao, được xây dựng trên quan hệ huyết thống và dòng tộc là chủ yếu. Nó có thời gian
tồn tại và phát triển rất lâu dài, là cơ sở hình thành – phát triển – lưu giữ các giá trị
văn hóa của cộng động.
2.2.4. Ảnh hưởng của một số tư tưởng tôn giáo đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở
Việt Nam

7


- Ảnh hưởng của tư tưởng Khổng giáo (Khổng giáo do Khổng Tử sáng lập):
Tư tưởng của đạo Khổng là đề cao chữ hiếu và coi đó là nền tảng của đạo làm
người. Theo Khổng Tử, sự sống của mỗi con người không phải do tạo hoá sinh ra,
càng không phải do bản thân tự tạo, mà nhờ cha mẹ. Sự sống của mỗi người gắn liền
với sự sống của cha mẹ, sự sống của cha mẹ lại gắn liền với sự sống của ông bà và cứ
như vậy thế hệ sau là sự kế tiếp của thế hệ trước. Vì thế, con người phải biết ơn không
chỉ với cha mẹ mà cả đối với thế hệ tổ tiên trước đó.
- Ảnh hưởng của tư tưởng Đạo giáo (Đạo giáo do Lão Tử và Trang Tử khởi
xuớng): Trong quan niệm của Lão Tử và Trang Tử, bản chất của “Đạo” là nguồn gốc
của vạn vật trên thế giới, là quy luật vận động của tự nhiên và được hai ông diễn tả nó
như một thứ huyền bí, một nguyên lý tối cao vô hình. Trong Đạo giáo đã xây dựng
nhiều nhân vật thần tiên có dáng dấp của con người. Thần tiên của Đạo giáo chính là
những cá nhân đã được tôn vinh thành những nhân vật trường sinh bất tử, ở nơi bồng
lai tiên cảnh, sống cảnh an nhàn tiên cảnh, lại rất thần thông quảng đại có thể cưỡi
mây, đạp gió, làm được những việc phi thường mà con người trần tục không thể làm
được. Đạo giáo góp phần củng cố niềm tin vào sự tồn tại và năng lực siêu nhiên của
linh hồn những người đã chết thông qua một số nghi lễ thờ cúng như: gọi hồn, bùa

chú, ma chay, tang lễ, mồ mả và đốt vàng mã.
- Ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo: Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến sự
giữ gìn và phát triển tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam, trước hết là quan niệm
của Phật giáo về cái chết, về kiếp luân hồi và nghiệp báo,… Phật giáo cho rằng, sống
chết là quy luật tất yếu của thế gian giống như mặt trời lặn rồi lại mọc, mọc rồi lại lặn
mà thôi. Sống và chết chỉ có nghĩa là thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác.
Chết là bắt đầu của một chu kỳ sống mới, một kiếp sống mới. Theo Đạo Phật, không
có kiếp sống đầu và kiếp sống cuối cùng. Sau khi chết, linh hồn con người sẽ được tái
sinh, đầu thai vào một kiếp khác. Kiếp đó là hạnh phúc hay đau khổ, tuỳ thuộc vào
bản thân họ đã sống thiện hay ác trong quá khứ.

8


Những tư tưởng cơ bản của Phật giáo có ảnh hưởng lớn lao đến sự phát triển
của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, nhưng không vì thế mà nó là sự sao
chép y nguyên tư tưởng của Phật giáo. Người Việt Nam quan niệm rằng, cha mẹ và tổ
tiên luôn lo lắng và quan tâm cho con cái ngay cả khi họ đã chết. Người sống chăm lo
đến linh hồn người chết, vong hồn người chết cũng quan tâm đến cuộc sống của
người đang sống.
2.3. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong đời sống người Việt ngày nay
2.3.1. Thờ cúng tổ tiên trong gia đình và gia tộc
Mang đặc tính của cư dân nông nghiệp đa thần giáo, trong gia đình người ta thường
thờ phụng nhiều vị thần. Bên cạnh việc thờ tổ tiên, thờ Phật, người ta còn thờ bà Cô,
ông Mãnh (ông Hoàng ) là những người thân thích, chết trẻ hoặc chết vào giờ linh
thiêng. Ở một số gia đình, vị trí đặt bàn thờ được sắp xếp theo quy định, ví dụ thờ
Thánh sư ở trong góc nhà, thờ Tiền chủ ở bàn thờ đặt ngoài sân, thờ bà Cô, ông Mãnh
ở cạnh thấp hơn bàn thờ tổ tiên…Trong các vị thần được thờ tại gia, thường không có
vị thần nào được sắp xếp ngang hang với tổ tiên. Đây là điểm khác biệt với một số
dân tộc khác ở Đông Á. Ở Hàn Quốc người ta chỉ lập bàn thờ và dán bài khi có việc

cúng giỗ. Ở Nhật Bản, vị trí trang trọng nhất trong nhà dành thờ Thần đạo ( Shinto)
còn bàn thờ tổ tiên lại lập ở gian phụ.
Trong tục thờ cúng tổ tiên, người Việt coi trọng việc cúng giỗ vào ngày mất
(còn gọi là "kỵ nhật") thường được tính theo Âm lịch (hay còn gọi là "ngày ta"). Họ
tin rằng đó là ngày con người đi vào cõi vĩnh hằng. Không chỉ ngày giỗ, việc cúng tổ
tiên còn được thực hiện đều đặn vào các ngày mồng một (ngày sóc), ngày rằm (ngày
vọng), và các dịp lễ tết. Những khi trong nhà có việc quan trọng như dựng vợ gả
chồng, sinh con, làm nhà, đi xa, thi cử.., người Việt cũng dâng hương, làm lễ cúng tổ
tiên để báo cáo và để cầu tổ tiên phù hộ, hay để tạ ơn khi công việc thành công. Bản
chất việc thờ cúng tổ tiên của người Việt là từ niềm tin người sống cũng như người
chết đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau. Con cháu thì thăm hỏi, khấn cáo tiền
9


nhân. Tổ tiên thì che chở, dẫn dắt hậu thế nên việc cúng giỗ là thực hiện mối giao lưu
giữa cõi dương và cõi âm.
Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng đặt tại nơi cao ráo, sạch sẽ và trang trọng nhất
trong nhà (gian giữa đối với nhà một tầng, tầng trên cùng đối với nhà tầng). Trên bàn
thờ thì bày bát hương, chân đèn, bài vị hay hình ảnh người quá cố. Đồ cúng cơ bản
không thể thiếu hương, hoa, chén nước lã. Ngoài ra có thể có thêm thức ăn, trà rượu,
và có khi có cả đồ vàng mã (quần áo đồ dùng làm bằng giấy), tiền âm phủ... Sau khi
tàn tuần hương, đồ vàng mã và tiền âm phủ được đem đốt, được gọi là "hóa vàng",
còn chén rượu cúng thì đem rót xuống đống tàn vàng. Tục truyền rằng phải làm như
vậy người chết mới nhận được đồ cúng tế, vì hương khói bay lên trời, nước (rượu)
hòa với lửa mà thấm xuống đất.
Sau khi cúng giỗ, gia đình thường dọn thức ăn vừa cúng xong để cùng ăn, coi
như hưởng lộc của tiền nhân. Bạn bè thân thuộc cũng được mời đến dùng bữa, tức là
đi ăn giỗ. Một biến thể của việc cúng giỗ là tục thờ "hậu" do nhà chùa hay đình làng
đảm nhiệm. Trong trường hợp này người quá cố đã cúng tiền hay ruộng vào chùa hay
đình để được hưởng lễ vật vào những ngày kỵ nhật. Vì kính trọng tổ tiên, người Việt

coi việc tang ma là trọng sự, gắn liền với việc thờ cúng tổ tiên
2.3.2. Lễ giỗ tỗ Hùng Vương
Ngoài việc tôn thờ công đức của cha ông, tộc họ, những người đã khuất cùng
huyết thống người Việt còn tôn thờ tất cả những người có công với nước, với xóm
làng, những anh hung dân tộc. Cũng trong truyền thống ấy, với người Việt Nam từ
bao đời nay ngày giỗ tổ Hùng Vương luôn được coi trọng, và đó được gọi ngày ngày
“ Quốc lễ ”. Đó là sự tưởng nhớ, là sự trở về cội nguồn của dân tộc. Và đây được coi
là ngày giỗ quan trong và thiêng liêng nhất của cộng đồng người Việt:
“ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba”
10


Mùng Mười tháng Ba hàng năm đã trở thành ngày giỗ của vua Hùng, thành ngày hội
tụ con cháu khắp mọi miền đất nước hướng về đất Tổ. Có thể nói ngày giỗ tổ Hùng
Vương là sự phát triển cao có tính chất trừu tượng hóa ý thức về cội nguồn, bắt rễ sâu
xa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở làng xã, trong gia đình và gia tộc.
2.4. Giá trị lịch sử, văn hóa và đạo đức của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người
Việt
-

Giá trị lịch sử, văn hóa.
Trên cơ sở phân tích những bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, chúng ta có
thể đánh giá thống nhất về những giá trị lịch sử, văn hóa của di sản văn hóa phi vật
thể đặc biệt này.
Thờ cúng Tổ tiên ở Việt Nam là một tín ngưỡng có sức sống lâu bền, có gốc rễ
sâu xa trong cộng đồng người Việt. Do đó, thờ cúng Tổ tiên là hiện tượng xã hội có
tính phổ biến. “Thờ cúng tổ tiên là nghi thức mang hiệu quả đặc biệt trong việc
giáo dục chữ Hiếu, chữ Nhân, chữ Lễ, chữ Tâm là những phẩm chất cần thiết nhất
để con người có thể được xem là hoàn thiện trong nhân cách. Một trong những ảnh

hưởng có thể kiểm chứng ngay của những người đã khuất đến thế giới hiện tại là
góp phần điều chỉnh, giáo dục con người thông qua hành vi thờ tự....” ( PGS TS
Nguyễn Văn Cương, ĐHVHHN). TS Nguyễn Anh Tuấn, GĐ Bảo tàng Hùng
Vương, Phú Thọ khẳng định đây là:” một giá trị văn hoá - một hằng số bất biến của
giá trị nhân văn cao đẹp của mỗi người Việt Nam”. Xuất phát từ mối liên hệ mật
thiết, gắn bó trên cơ sở huyết thống, mà quy định thành những Đạo, nghĩa cụ thể,
như: đạo, nghĩa cha – con; đạo, nghĩa vợ - chồng; đạo nghĩa anh – em. Trong các
đạo ấy thì Đạo Hiếu đễ xoay quanh mối quan hệ cha-con và anh-em trở thành một
cái Đạo trung tâm chi phối đạo đức gia đình và mang đến cho gia đình những giá trị
văn hoá-đạo đức căn bản nhất. Từ chữ Hiếu đối với ông bà tổ tiên mình được mở
rộng, mang thêm những sắc thái ý nghĩa mới mang tính cộng đồng, trở thành tấm
lòng của người đi sau dành cho người đi trước, sự ngưỡng một đối với tiền nhân,
các công thần có công với nước được thờ trong đình làng cho đến một tinh thần
11


Hiếu đạo với ý thức thờ cúng “người cùng một cội, “cùng một bọc trứng mà sinh
ra” qua hình thức thờ Quốc tổ Hùng Vương. Hàng năm, ngày mùng 10 tháng 3,
ngày giỗ tổ cũng được tổ chức hết sức trang trọng ở phương Nam”.
Ths. Trần Văn Thục, Đại học Hùng Vương cho rằng : Giỗ Tổ Hùng Vương là
“hiện tượng lịch sử độc nhất vô nhị” mà không tìm thấy ở bất cứ nơi nào trên thế
giới, chỉ duy nhất cả dân tộc Việt Nam có chung ngày giỗ Tổ.

“Điều đó cho thấy việc hướng về nguồn, về tổ tiên người Việt mà thờ phụng là rất
rõ ràng, truyền từ đời này qua đời khác.”( Ths Hoàng Thị Hoa, GĐ Sở
VHTTDLBắcGiang). Việc coi Hùng Vương là một ông Tổ chung đã củng cố tâm
thức của các cộng đồng dân tộc - chúng ta là những người của chung một cội
nguồn, có cùng một Tổ chung, được sinh ra từ cùng một bọc trứng, dân cả nước
đều là anh em một nhà. Ý thức dân tộc đó đã trở thành nền tảng để hội tụ tinh thần
đoàn kết toàn dân, tạo nên sức mạnh bách chiến bách thắng của dân tộc. Sức mạnh

đó đã được củng cố và phát huy trong lịch sử chống ngoại xâm cũng như trong kiến
thiết xây dựng đất nước khi hòa bình. Biểu tượng Hùng Vương đã trở thành chỗ
dựa của niềm tin, thành điểm tựa cho sự đoàn kết quốc gia.
-

Cùng với việc phân tích những chân giá trị của tín ngưỡng Thờ tổ tiên ở Việt

Nam, các tác giả cũng đồng thời khẳng định về sức sống của tín ngưỡng này trong
đời sống đương đại : “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn được các triều đại phong
kiến thừa nhận và thể chế hóa bằng pháp luật.” Tín ngưỡng thờ cúng ông Tổ dòng
họ cũng đang được phục hồi. Các dòng họ đua nhau xây dựng và tu sửa từ đường,
mồ mả tổ tiên, lập lại gia phả. Nhiều dòng họ cử người ra Bắc vào Nam sưu tập tài
liệu, biên soạn gia phả để lưu truyền cho đời sau.
Về phần mình, chúng tôi cho rằng, với những nội dung giá trị tinh thần không
thể phủ nhận, tín ngưỡng thờ Quốc Tổ Hùng Vương nói riêng và tín ngưỡng thờ
12


cúng tổ tiên nói chung đã trở thành một trong những di sản văn hóa độc đáo của
quốc gia dân tộc Việt Nam, một bộ phận hữu cơ của kho tàng di sản văn hóa nhân
loại, xứng đáng được bảo vệ và phát huy giá trị.
-

Giá trị đạo đức:

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt trong quá trình hình thành, tồn tại của
nó đã góp phần tạo ra những giá trị đạo đức truyền thống như lòng hiếu thảo, lòng
nhân ái, tính cộng đồng, lòng hiếu học và lòng yêu nước. Vì thế, tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên đã trở thành một cái gì đó vĩnh hằng cùng với sự tồn tại và phát triển
của dân tộc. Hiếu với tổ tiên, ông bà, cha mẹ còn được nâng lên cao hơn, đẹp hơn

đó là “ hiếu với dân, với nước”.
Đã bao thế kỷ trôi qua, cung cách và quan niệm thờ phụng tổ tiên của người Việt
Nam xét theo góc độ nào đó đã có nhiều thay đổi nhưng ý nghĩa lớn nhất thì vẫn giữ
nguyên. Người Việt Nam coi việc thờ phụng tổ tiên là một trong những nguyên tắc
đạo đức làm người. Đó là hình thức thể hiện sự hiếu thuận và lòng biết ơn của con
cháu đối với các bậc sinh thành.
Niềm tin vào sự hiện tồn của tổ tiên góp phần cân bằng trạng thái tâm lý, nhiều
khi còn là cứu cánh, là sự giải toả nỗi cô đơn, bất hạnh của con người trước cái chết.
Bằng nghi lễ thờ cúng tổ tiên, con người thể hiện một cách suy nghĩ về cái chết và
cuộc sống sau khi chết, giải toả nỗi kinh sợ khi phải đối mặt với nó.
Đó là điều bí ẩn của thế giới tâm linh, đặc biệt là mối liên hệ vô hình nào đó giữa
những người cùng dòng máu. Vì thế càng ngày, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên càng có vị
trí quan trọng trong đời sống tâm linh của mỗi người dân Việt Nam. Nó là một trong
những nhân tố góp phần quan trọng để bảo tồn và duy trì nét văn hóa truyền thống của
dân tộc. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một tập tục mang đậm bản sắc văn hóa của
người Việt.
3. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong giai đoạn hiện nay
13


Từ sau đổi mới, các loại hình tôn giáo tín ngưỡng đều được coi là “trỗi dậy” sau
một giấc ngủ dài. Đời sống tôn giáo trở nên sôi động. Thờ cúng tổ tiên cũng hòa mình
vào xu thế chung đó. Thờ cúng tổ tiên trong các gia đình cũng ngày càng được chú
trọng hơn. Nếu tôn giáo chỉ đáp ứng được nhu cầu tâm linh của một bộ phận người
dân là tín đồ của tôn giáo đó thì thờ cúng tổ tiên đáp ứng nhu cầu tâm linh của đại bộ
phận người Việt Nam.
Nếu trước kia, chúng ta còn bắt gặp những gia đình không có ban thờ tổ tiên trong nhà
thì ngày nay nhà nào cũng có. Cùng với sự phát triển kinh tế, những trang thờ nhỏ bé
hay những bát hương đặt tạm bợ trên nóc tủ thời bao cấp dần dần được thay thế bằng
những ban thờ cố định với nhiều kiểu dáng mẫu mã trang nghiêm và đẹp mắt. Vị trí

đặt ban thờ tổ tiên cũng được chú trọng. Ngày nay, để đặt một ban thờ, người ta không
còn tùy tiện chỗ nào cũng được như trước mà cần phải xem hướng ban thờ, xem kích
thước ban thờ về chiều cao, chiều dài, chiều rộng. Ngày đặt ban thờ hay bốc bát
hương cũng là một sự kiện quan trọng của gia đình. Những gia đình có điều kiện,
người ta thường dành một phòng riêng, trên tầng cao nhất, hay khu vưc sạch sẽ và
trang trọng nhất trong ngôi nhà làm phòng thờ. Sự thay đổi trong cách thức bài trí bát
hương và không gian thờ tổ tiên trong các gia đình ngày nay là chỉ báo rõ nét thể hiện
tầm quan trọng của thờ cúng tổ tiên trong đời sống tâm linh người Việt Nam đương
đại.
Tầm quan trọng của thờ cúng tổ tiên bên cạnh sự biểu hiện qua không gian thờ
cúng tổ tiên trong gia đình còn thể hiện qua sự chú trọng xây dựng hệ thống nhà thờ
tổ, nhà thờ dòng tộc. Trong những năm gần đây, nhiều nhà thờ họ đã được tu bổ, xây
mới. Nhiều gia đình chi phí đóng góp xây dựng nhà thờ tộc, nhà thờ họ lên tới vài tỉ
đồng. Xu thế xây dựng nhà thờ tộc được phục hồi nhưng xu thế cá nhân hóa thờ cúng
tổ tiên cũng phát triển rất mạnh mẽ. Tính cá nhân hóa mà chúng tôi đề cập tới ở đây
để chỉ xu thế thờ cúng tổ tiên ngày nay được chuyển vào từng thành viên trong gia
đình. Nếu trước đây, thờ cúng tổ tiên được tập trung tại nhà dòng trưởng (trưởng tộc,
trưởng họ, trưởng chi, con trưởng) thì nay, mọi thành viên trong gia đình đều thờ cúng
14


tổ tiên tại gia đình mình. Nhiều gia đình vẫn còn giữ được tục lệ cứ giỗ tết tập trung
lại vào nhà con trưởng để làm giỗ. Tuy nhiên, tại nhiều gia đình, ngày giỗ không còn
là ngày con cháu tập trung như trước nữa. Hình thức cúng giỗ mang tính cộng đồng
chung các thành viên trong gia đình được chuyển thành hình thức cúng giỗ cá thể.
Mỗi thành viên trong gia đình làm lễ cúng giỗ người đã mất tại nhà mình. Như vậy,
giả dụ một ông bố có 5 người con, khi ông bố mất đi, nếu theo hình thức cúng giỗ
trước kia, các con sẽ tập trung tại nhà con trai trưởng để làm lễ cúng giỗ bố vào ngày
giỗ và không làm tại nhà riêng của mình thì ngày nay cả 5 người con không phân biệt
trai hay gái sẽ tiến hành làm lễ cúng giỗ bố tại nhà riêng của mình. Nếu cho rằng

người mất có thể về được để hưởng thụ những vật phẩm mà người thân của mình
cúng tế vào ngày giỗ thì ông bố này sẽ phải đi tới 5 ngôi nhà để hưởng 5 mâm cỗ thay
vì một mâm như trước kia. Cách thức bài trí ban thờ tổ tiên, ban thờ dòng tộc cũng có
nhiều thay đổi. Trước kia Nhà thờ Thủy tổ có riêng một thần chủ để thờ mãi mãi,
không bao giờ thay đổi, gọi là “bách thế bất diêu chi chủ”. Còn về gia từ nhà phú quý
có đủ thần chủ bốn đời, để thờ cao, tằng, tổ, khảo. Thần chủ làm bằng gỗ táo, lấy
nghĩa rằng gỗ táo sống lâu được nghìn năm. Dài một thước, ở giữa đề tên, họ, chức
tước và hai bên thì đề ngày tháng sinh tử của tổ tiên, có hộp vuông che kín và để trong
long khảm, khi nào cúng tế mới mở ra. Hễ đến năm đời thì lại đem thần chủ Cao tổ
mai đi mà nhắc lần Tằng, Tổ, Khảo lên bực trên, rồi đem Ông mới nhất mà thế vào
thần chủ ông Khảo, gọi là “Ngũ đại mai thần chủ”. Nhà thường dân cũng có nhà dùng
thần chủ, cũng có nhà chỉ dùng một bộ ỷ để thờ . Ngày nay, cách thức thờ cúng này
rất ít gia đình còn duy trì được. Hầu hết các ban thờ gia tiên, đặc biệt là các ban thờ
gia tiên tại thành phố không có thần chủ, không có long khảm đặt thần chủ, không có
bài vị Cao, Tằng, Tổ, Khảo. Một số ít gia đình, nhiều hơn tại các vùng làng quê còn
giữ được Thần chủ, một số gia đình không giữ được thần chủ nhưng vẫn còn Long
khảm trên ban thờ. Hiện nay, xu thế một số nhà thờ họ dựng lại Long khảm đặt trên
ban thờ gia tộc dòng họ. Tuy nhiên, ý nghĩa của Thần chủ, Long khảm không mấy ai
tường tận. Vì vậy, phương thức thờ “Ngũ đại mai thần chủ” không còn được duy trì.
15


Không có Thần chủ, không có bài vị các bậc Cao, Tằng, Tổ, Khảo nên giờ đây người
ta không còn khái niệm chỉ thờ cúng tổ tiên năm đời. Những gia đình nào còn may
mắn giữ lại được bài vị tổ tiên từ trước thì mãi mãi lưu giữ không tính đến chuyện đời
thứ 5 thì phải mai đi thay thế hệ mới vào đó nữa. Bài vị tổ tiên được cọi như bảo vật
cần được gìn giữ.
Nếu ngày xưa đồ thờ dùng gỗ táo thì nay người ta chuộng gỗ mít. Chúng tôi hỏi
những người làm đồ thờ tại làng Sơn Đồng, Hà Tây, một làng nổi tiếng với nghề làm
đồ thờ và tượng thờ thì được biết: “đồ thờ, tượng thờ làm bằng gỗ mít sẽ linh thiêng

hơn”. Vì sao linh thiêng thì không ai giải thích. Mô hình thường thấy của một ban
thờ tổ tiên hiện nay trong các gia đình là môt ban thờ hoặc trang thờ trên đó bày các
bát hương. Ban thờ tổ tiên cũng đồng thời là ban thờ Thần linh cai quản ngôi nhà nên
bài trí một ban thờ tổ tiên hiện nay thông thường gồm 3 bát hương. Bát to nhất ở giữa
thờ thần linh; bát bên phải to thứ hai thờ gia tiên dòng tộc không kể nội hay ngoại và
bao nhiêu đời; bát bên trái nhỏ hơn thờ những người mất trẻ (bà cô, ông mãnh) của
dòng tộc. Cũng có những gia đình bài trí khác, gồm một bát hương thần linh ở giữa;
bên phải là bát hương thờ bên nội; bên trái là bát hương thờ bên ngoại… Hiện không
có quy chuẩn cho sự bài trí ban thờ tổ tiên.
Sự chú trọng thờ cúng tổ tiên ngày nay còn được thể hiện ở sự chú trọng phần
mộ dòng tộc. Từ bao đời, phần mộ tổ tiên luôn được con cháu coi trọng và gìn giữ.
Tục ngữ có câu “ giữ như giữ mả tổ”. Câu tục ngữ đã thể hiện được tầm quan trọng
của mồ mả tổ tiên đối với người sống. Tuy nhiên, theo chúng tôi, đã có nhiều biểu
hiện chú trọng phần mộ tổ tiên một cách hơi thái quá trong xã hội ngày nay. Nhà nhà
đua nhau xây phần mộ nhà mình cho thật to, thật đẹp. Mộ là ngôi nhà của người mất.
Việc con cháu xây dựng cho tổ tiên một ngôi nhà mới, nhà đẹp là một nét đẹp văn hóa
nhưng đua nhau xây mộ sao cho mộ nhà mình phải to, phải đẹp hơn những nhà khác
lại là vấn đề cần phải suy nghĩ. Hiện chưa ai chứng minh được mộ to thì phúc lớn, mộ
nhỏ thì phúc bé. Chính lòng mong mỏi mộ nhà mình phải hơn nhà khác mà chúng ta
thấy hiện nay nhiều nghĩa trang xuất hiện tình trạng các mộ xây lấn vào nhau khiến
16


con cháu đến thắp hương không còn chỗ mà đứng mà đi vào phần mộ nhà mình.
Chăm sóc phần mộ tổ tiên là một nét văn hóa truyền thống của người Việt nhưng có lẽ
không nhất thiết phải đua nhau như vậy. Nhiều gia đình đã lâm vào tình trạng kinh tế
khó khăn, anh em bất đồng với những khoản đóng góp không nhỏ cho việc xây dựng
phần mộ, nhà thờ như vậy. Chúng ta cần tìm một cách nào để tránh lãng phí và phiền
hà cho những người thân đang sống thì có lẽ cũng sẽ hợp ý tổ tiên hơn.
II. Ý nghĩa của việc thờ cúng Vua Hùng

1.

Nguồn gốc của Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng và vị trí của nó

trong tiềm thức của người Việt.
Tín ngưỡng thờ Hùng Vương từ hàng nghìn năm nay đã ăn sâu vào tâm thức của
người Việt. Lễ hội Đền Hùng hàng năm được tổ chức vào ngày 10/3 âm lịch đã trở
thành lễ hội văn hóa lớn nhất của cả nước. Qua Lễ hội Đền Hùng 2011, một lần nữa
hệ giá trị tinh thần này lại được khẳng định và tôn vinh.
Sách “ Lĩnh Nam Chích Quái” của Trần Thế Pháp thế kỷ XIII ghi chép về những
chuyện cổ tích và truyền thuyết của nước ta. Trong đó những truyện “Họ Hồng
Bàng”, “Truyện Ngư Tinh”, “Truyện Hồ Tinh”, “Truyện Đổng Thiên Vương”,
“Truyện Nhất dạ trạch”, “Truyện Mộc Tinh”, “Truyện cây cau”, “ Truyện Dưa hấu”, “
Truyện Lý ông Trọng” đã phản ánh về thời các Vua Hùng nhưng chủ yếu tập trung
giải thích về nguồn gốc “Đồng bào” Việt Nam, về ý thức lao động của con người để
chinh phục thiên nhiên, cải tạo thiên nhiên, làm ra của cải vật chất phục vụ cuộc sống
cho chính mình: Chử Đồng Tử khai phá đầm lầy, Mai An Tiêm cải tạo đảo hoang; Tản
Viên Sơn đắp đê chống lụt, dạy dân cấy lúa, làm bánh, trồng dâu, chăn tằm, dệt vải,
trồng dưa hấu, buôn bán trao đổi sản vật…
Sách “Việt Sử Lược” (biên soạn năm 1377) đã chép về Hùng Vương dựng nước
Văn Lang nhưng Vua với tư cách là một pháp sư tài giỏi thâu tóm được quyền lực các
bộ tộc để trở thành một vị thủ lĩnh tối cao của bộ lạc. Năm 1372, Hàn Lâm viện học sĩ
17


Hồ Tông Thốc với sách “Việt Nam Thế Chí” đã là người đầu tiên đưa vào chính sử
các vị Hùng Vương vừa như một nhân vật lịch sử, lại vừa như là tinh thần dân tộc để
nhắc nhở, răn dạy con cháu theo quan niệm Trung hiếu của Nho giáo với những người
có công mở nước. Năm 1435 trong sách “Dư Đại Chí” Nguyễn Trãi đã nhắc đến
Hùng Vương theo thư tịch thời Trần như một niềm tự hào dân tộc…Từ đây về sau,

vua Hùng được gọi là Thánh Tổ và đựơc chính quyền Trung ương công nhận; nhân
dân ta trên khắp mọi miền đất nước xây đền thờ phụng. Trải qua hàng trăm năm, từ
thế kỷ XIII đến thế kỷ XV từ ngữ danh xưng Hùng Vương đã được tích tụ dần trở
thành chính thống.
Năm 1470, bằng việc soạn dựng “Ngọc phả cổ truyền về 18 chi đời Thánh Vương
triều Hùng” triều đại Hậu Lê đã khẳng định vị trí độc tôn dựng nước, sinh dân thuộc
về các Vua Hùng. Các Vua Hùng được nhân dân lập bàn thờ chính tại núi Nghĩa Lĩnh,
xã Hy Cương, thành phố Việt Trì (Phú Thọ) và còn rất nhiều các đền miếu thờ cúng
Hùng Vương và tướng lĩnh dưới thời các Vua Hùng ở Phú Thọ và nhiều địa phương
trong cả nước. Tín ngưỡng thờ Hùng Vương trong tiến trình lịch sử luôn là yếu tố nội
lực của văn hóa dân tộc, góp phần hun đúc lòng tự hào, tạo nên tinh thần đoàn kết,
yêu nước thương nòi của người Việt Nam.
Bằng chứng sinh động để khẳng định hệ tín ngưỡng thờ Hùng Vương là hơn 80
triệu con Lạc, cháu Hồng sinh sống trên dải đất hình chữ S đã lập hơn 1.400 di tích
thờ các vua Hùng, rồi tổ chức lễ hội hàng năm để bày tỏ tấm lòng tri ân tiên tổ. Đền
Hùng không phải là gốc của một tôn giáo, các Vua Hùng không phải là giáo chủ,
người Việt thờ cúng Hùng Vương không có học thuyết và cũng không có giáo hội
truyền bá, nhưng từ hàng ngàn đời nay, người Việt Nam vẫn hành hương về đền Hùng
để tri ân quốc Tổ, những người đã có công dựng nước. Lòng biết ơn, thành kính Tổ
tiên đã được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng phát biểu trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
năm 1969: “Từ lòng biết ơn đến sự tôn kính các thế hệ tiền nhân và tổ tiên gia đình,
dòng họ, dân tộc ta đã phát triển hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần ấy thành một

18


đạo lý và tín ngưỡng dân tộc độc đáo, là tín ngưỡng và phụng thờ một Tổ tiên chung
của toàn dân tộc - các Vua Hùng”.

2. Ý nghĩa của việc thờ cúng Vua Hùng.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã tồn tại và phát triển trong cuộc sống cộng
đồng người Việt hàng ngàn năm nay. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không chỉ
thể hiện trong đời sống văn hóa tâm linh và đức tin của người Việt vào các vị thánh
thần bảo hộ, mà còn trở thành đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” biết ơn những bậc tiền
nhân có công dựng nước. Tín ngưỡng thờ Vua Hùng không bó hẹp với khu di tích đền
Hùng (Phú Thọ).
Cội rễ của tín ngưỡng là tục thờ cúng tổ tiên, vì người Việt coi dân tộc mình như
một gia đình lớn, có cha mẹ (tháng Tám giỗ cha, tháng Ba giỗ mẹ), có ông tổ là các
vua Hùng. Và vua Hùng - biểu tượng Quốc tổ - chính là sự chắt lọc, kết tinh và thăng
hoa theo thời gian của tâm thức về nguồn cội, tâm thức gắn kết cộng đồng mà dân tộc
ta luôn mang theo. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một trường hợp rất độc đáo
trong văn hóa thế giới. Việt Nam trong suốt lịch sử phát triển của mình đã lấy hình
tượng Quốc tổ Hùng Vương làm “hạt nhân” trung tâm vừa để tạo sự gắn kết, vừa
mang đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian để làm chỗ dựa tâm linh cho cộng đồng. Đó
là điều gần như chưa xuất hiện ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
Lịch sử Việt Nam đã chứng minh rằng dù trong lúc đất nước thái bình hay trong
những khi vận mệnh cam go nhất, Vua Hùng vẫn hiển diện như một nguồn lực vô tận
xuyên suốt cả thời gian lẫn không gian đến với từng người dân Việt Nam, từng gia
đình người Việt Nam ở bất cứ nơi đâu trong nước hay ngoài biên giới Tổ quốc, như
một động lực tinh thần cổ vũ niềm tin và sức mạnh cho toàn dân tộc tiến lên phía
trước, phát triển và hội nhập toàncầu.

19


Với ý nghĩa to lớn như vậy, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề xuất của Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình UNESCO hồ sơ “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương ở Phú Thọ” để xem xét công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Đặc biệt, nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ Hội Đền Hùng năm 2011, tại Khu Di tích
lịch sử đền Hùng đã diễn ra cuộc hội thảo quốc tế “Tín ngưỡng thờ Hùng Vương”.

Đây là một bước quan trọng nhằm hoàn thiện Hồ sơ khoa học đề nghị tổ chức
UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ Hùng Vương” là di sản văn hóa phi vật thể của
nhân loại.
III. Ý nghĩa của việc thờ Thành Hoàng làng
1.Tên gọi, nguồn gốc thờ thành Hoàng Lạc.
a. Tên gọi
Thành hoàng xuất phát từ chữ Hán: Thành là cái thành, hoàng là cái hào bao quanh cái
thành; và khi ghép chung lại thành một từ dùng để chỉ vị thần coi giữ, bảo trợ cho cái
thành. Nhà văn Sơn Nam cho biết thêm: Ông thần ở đình làng gọi là thần Thành
hoàng, cai quản khu vực trong khung thành. Thoạt tiên là thần ngự trị nơi thị tứ, sau
áp dụng (cả) nơi thôn xóm, (vì) vẫn có điếm canh bố trí bao quanh...
Cũng theo Sơn Nam, thần Thành hoàng, theo thông lệ, thờ thần đàn ông, vì khí Dương
đem sức mạnh cho muôn loài, muôn vật. Và gọi ông Thần hoàng là sai nghĩa, vì cái tên
này chỉ là thứ nghi lễ đốt tờ giấy vàng, tức bản sao sắc phong do nhà vua tặng cho cha
mẹ, ông bà đã qua đời của quan chức cao cấp thời phong kiến; và tục này ở trong Nam
Bộ không có.
Bởi vậy, khi trích lại đoạn viết về tục "thờ thần" ở trong sách Việt Nam phong
tục của Phan Kế Bính, nhà văn Sơn Nam đã sửa từ "Thần hoàng" ra "Thành hoàng", cốt
để người đọc không còn lầm lẫn giữa hai thứ. Tuy nhiên, xét trong sách Việt Nam
phong tục, lễ Thần hoàng được xếp vào mục Phong tục trong gia tộc; còn việc thờ
phụng Thần hoàng được xếp vào mục Phong tục hương đảng, thì rõ là tác giả sách đã
chỉ ra đó là hai thứ khác nhau.

20


Điểm đáng chú ý khác nữa, vì là vùng đất mới, nên ở Nam Bộ nhiều đình làng, thần chỉ
có tên là Bổn cảnh Thành hoàng hay Thành hoàng Bổn cảnh. Theo sách Minh
Mạng chính yếu, quyển thứ 12, năm Minh Mạng thứ 20 (1839), thì nhà vua đã chuẩn y
lời tâu của Bộ Lễ xin hạ lệnh cho các địa phương lập thêm thần vị Bổn cảnh. Đây là

chức vụ mới, lúc trước không phổ biến. Lê Phục Thiện, người dịch sách trên chú
giải: Thành hoàng là vị thần coi một khu vực nào. Bổn cảnh là cõi đất nơi mình được
thờ. Nhà văn Sơn Nam cho biết bởi đây là dạng viên chức được vua ủy quyền trừu
tượng, trong rất nhiều trường hợp, không phải là con người lịch sử bằng xương bằng
thịt. Do vậy, đa phần không có tượng mà chỉ thờ một chữ "thần" (神) và thường cũng chỉ
có mỹ hiệu chung chung là "Quảng hậu, chính trực, đôn ngưng" (tức rộng rãi, ngay
thẳng, tích tụ)
b. Nguồn gốc
Thành Hoàng làng (Thành hoàng) là danh từ chung để chỉ vị thần được thờ trong một
làng xã Việt Nam. Giống như Táo công và Thổ công, Thành hoàng cai quản và quyết
định họa phúc của một làng và thường được thờ ở đình làng.
Tục thờ Thành hoàng vốn có nguồn gốc từ thời Trung hoa cổ, sau khi du nhập vào làng
xã Việt Nam đã nhanh chóng bám rễ vào trong tâm thức người nông dân Việt, trở nên
hết sức đa dạng, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.
Thành hoàng chính là vị chỉ huy tối linh của làng xã không chỉ về mặt tinh thần mà còn
một phần về mặt đời sống sinh hoạt vật chất. Họ là vị thần tối linh, có thể bao quát,
chứng kiến toàn bộ đời sống của dân làng, bảo vệ, phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt,
khoẻ mạnh. Cho nên sự thờ phụng thành hoàng xét cho cùng là sự thờ phụng luật lệ
làng xã, lề thói gia phong của làng.
Thường mỗi làng chỉ thờ một Thành hoàng, xong cũng có khi một làng thờ hai, ba hoặc
hai ba làng thờ một vị. Thành hoàng có thể là nam thần hay nữ thần, tuỳ sự tích mỗi
21


vùng. Đó có thể là một vị thần như Phù đổng Thiên vương, thần núi như Tản Viên Sơn
thần, thần có công với dân với nước như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Yết Kiêu,
Dã Tượng... lại có khi là các yêu thần, tà thần... với nhiều sự tích hết sức lạ lùng, nhiều
khi có vẻ vô lý.
Nhưng có khi Thành hoàng chỉ là một người dân mà theo quan niệm, là người được các
vị thần ban cho sứ mệnh để sau này thay họ cai quản làng xã, được gọi là Thành hoàng

sống.
Tương truyền rằng, khoảng năm 1938 đến năm 1940 của thế kỷ XX, ở xóm Dinh Thị
xã Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc có ông Nguyễn Đình Cận làm nghề nuôi dê lấy sữa. Hàng
ngày ông dẫn đàn dê đến chăn ở khu đồi làng Khai Quang. Mỗi lần ông đi qua đình
làng thì ngai thờ Thành hoàng đổ nhào về phía trước. Nhiều lần như vậy, ông Thủ Từ
lấy làm lạ nên chú ý đến chuyện không bình thường này. Ông thấy, cứ mỗi lần ông Cận
đi qua đình là ngai thờ Thành hoàng đều bị đổ. Ông trình bày đầu đuôi mọi sự với
hương chức làng. Hương chức cùng các vị bô lão họp bàn, làm lễ khấn xin thần linh
báo mộng để dân làng biết lý do việc ngai của thành hoàng đổ. Thần linh báo mộng
rằng: Thành hoàng cũ Thượng đế chuyển sang làm việc khác và chỉ định ông Nguyễn
Đình Cận thay thế. Sau đó, làng làm lễ đón ông Cận về thờ.
Thời xưa, các thành hoàng được vua sắc phong (trừ những tà thần, yêu thần...) thành ba
bậc: Thượng đẳng thần, Trung đẳng thần và Hạ đẳng thần, tuỳ theo sự tích và công
trạng của các vị thần đối với nước với dân, với làng xã, biểu hiện của lịch sử, đạo đức,
phong tục, pháp luật cũng như hy vọng sống của cả làng.
2.Ý nghĩa việc thờ thành Hoàng Lạc
Thành hoàng có sức toả sáng vô hình như một quyền uy siêu việt, khiến cho làng
quê trở thành một hệ thống chặt chẽ.

22


Chính sự thờ phụng này là sợi dây liên lạc vô hình, giúp dân làng đoàn kết, nếp
sống cộng cảm hoà đồng, đất nề quê thói được bảo tồn. Vì lẽ đó, các hương chức cũng
như các gia đình trong làng, mỗi khi muốn mở hội hoặc tổ chức việc gì đều phải có lễ
cúng thành hoàng để xin phép trước. Dường như sự ngưỡng mộ thành hoàng của người
dân không kém gì sự ngưỡng mộ đối với tổ tiên của họ. Hàng năm, ngày giỗ Thành
hoàng là ngày hội đông vui nhất của làng, của phố. Trong những ngày hội, ngoài việc
làm cỗ, ăn uống còn rất nhiều nghi lễ như diễn lại sự tích về Thành hoàng, tế lễ, rước
kiệu hay các trò vui: đấu võ, chọi gà, thổi cơm thi, bơi chải, đánh đu, đánh cờ người,

hát chèo, diễn tuồng... Không khí vui vẻ cả ngày lẫn đêm (có nơi hai, ba ngày), từ các
lão ông, lão bà đến mỗi cháu bé, và chờ đợi nhất, vui nhất là những trai gái đương lứa,
đây là dịp để gặp gỡ, kết bạn, tỏ tình. Các thế hệ dân cứ tiếp tục sinh sôi nhưng Thành
hoàng thì còn mãi, trở thành một chứng tích không thể phủ nhận được của một làng qua
những cơn chìm nổi.
Thần Thành hoàng dù có hay không có họ tên, lai lịch; và dù xuất thân bất kỳ từ
tầng lớp nào, thì cũng là chủ tể trên cõi thiêng của làng & đều mang tính chất chung
là hộ quốc tỳ dân (hộ nước giúp dân) ở ngay địa phương đó. Vai trò trên của thần còn
có ý nghĩa hơn nữa, nhất là đối với những cư dân từ miền ngoài vào khai khẩn vùng đất
hoang Nam Bộ, vì lẽ họ đã gặp không ít khó khăn do thiên tai địch họa, do thú dữ
hoành hành...Điều đó có nghĩa, thần Thành hoàng đã trở thành một biểu tượng tâm linh;
bởi theo họ, chỉ có thần mới có thể giúp cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt;
giúp cho cuộc sống của họ ngày một thêm ổn định, thịnh vượng.
Hiểu được nhu cầu tâm linh của người dân, cộng thêm ý muốn tạo lập một thiết chế văn
hóa - tín ngưỡng chính thống của vương triều, để nhằm xóa bỏ dần tầm ảnh hưởng của
các triều đại trước; nên dưới thời các vua đầu nhà Nguyễn, cứ ba năm xét ban sắc
phong thần một lần. Chỉ riêng năm 1852, có lẽ đoán trước thời nguy khổn của đất nước
trước thực dân Pháp, cho nên vua Tự Đức đã sai cấp đồng loạt 13.069 sắc phong cho cả

23


nước (nhiều nhất là ở Nam Bộ), cùng với việc “Quốc điển hóa” sự thờ phụng; cũng
chính là để nhanh chóng đạt được mục đích trên.
Có thể cho rằng, thành hoàng chính là vị chỉ huy tối linh của làng xã không chỉ
về mặt tinh thần mà còn một phần về mặt đời sống sinh hoạt vật chất của dân làng. Cho
nên sự thờ phụng thành hoàng xét cho cùng là sự thờ phụng luật lệ làng xã, lề thói gia
phong của làng.
Vì lẽ đó, các hương chức cũng như các gia đình trong làng, mỗi khi muốn mở hội
hoặc tổ chức việc gì đều phải có lễ cúng thành hoàng để xin phép trước. Có lẽ, sự

ngưỡng mộ thành hoàng cũng chẳng kém gì sự ngưỡng mộ tổ tiên.
Ngày nay, lễ hội làng đang phát triển mạnh mẽ và nở rộ ở khắp nơi. Tục thờ cúng
thành hoàng, diễn lại thần tích, rước xách, tế lễ đang được phục hồi, vì có như vậy mới
ghi nhớ được công lao của các vị tiền bối với nước, với làng.

Kết luận
Trong đời sống xã hội hiện đại, đã có thời kỳ người ta nghĩ đơn giản
rằng xã hội càng phát triển, khoa học kỹ thuật càng tiến bộ thì con
người càng bớt đi tìm niềm tin vào thế giới vô hình. Có lẽ điều này
chỉ đúng một phần, vì thế khi thế giới càng chia nhỏ rành mạch, con
người càng mở rộng tầm nhìn thì những khoảng trống, nhưng điều
chưa thể giải thích càng lớn. Đó là điều bí ẩn, của thế giới tâm linh.
Vì thế càng ngày tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên càng có vai trò quan
trọng trong đời sống tâm kinh của mỗi người Việt Nam, nó là một
trong những nhân tố góp phần quan trọng để bảo tồn và duy trì văn
háo truyền thồng. Tín ngưỡng thờ cúng tôt tiên là một tập tục mang
đâm nét văn hóa của người Việt.

24


MỤC LỤC
Mở đầu..............................................................................................................................................1
I. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt..................................................................................1
1. Khái niệm tín ngưỡng.....................................................................................................................1
2. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.................................................................................3
2.1. Khái quát chung về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.............................................3
2.2. Cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong cộng đồng người Việt...........................4
2.2.1. Xuất phát từ nhận thức, từ quan niệm tâm linh của con người về thế giới.........................4
2.2.2. Cơ sở kinh tế..............................................................................................................................6

2.2.3. Cơ sở xã hội............................................................................................................................7
2.2.4. Ảnh hưởng của một số tư tưởng tôn giáo đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam.....7
2.3. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong đời sống người Việt ngày nay...........................................9
2.3.1. Thờ cúng tổ tiên trong gia đình và gia tộc..............................................................................9
2.3.2. Lễ giỗ tỗ Hùng Vương.............................................................................................................10
2.4. Giá trị lịch sử, văn hóa và đạo đức của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt...........10
3. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong giai đoạn hiện nay..............................................................13
II. Ý nghĩa của việc thờ cúng Vua Hùng..........................................................................................17
1.
Nguồn gốc của Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng và vị trí của nó trong tiềm thức của
người Việt...........................................................................................................................................17
2. Ý nghĩa của việc thờ cúng Vua Hùng..........................................................................................19
III. Ý nghĩa của việc thờ Thành Hoàng làng..................................................................................20
1.Tên gọi, nguồn gốc thờ thành Hoàng Lạc....................................................................................20
a. Tên gọi............................................................................................................................................20
b. Nguồn gốc......................................................................................................................................21
2.Ý nghĩa việc thờ thành Hoàng Lạc...............................................................................................22
Kết luận..........................................................................................................................................24

25


×