Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

BIỆN PHÁP PHỐI hợp GIỮA đoàn THANH NIÊN với các lực LƯỢNG xã hội TRONG VIỆC tổ CHỨC các HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG hải DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.38 KB, 45 trang )

BIỆN PHÁP PHỐI HỢP GIỮA
ĐOÀN THANH NIÊN VỚI CÁC
LỰC LƯỢNG XÃ HỘI TRONG
VIỆC TỔ CHỨC CÁC HOẠT
ĐỘNG TÌNH NGUYỆN CHO
SINH VIÊN TRƯỜNG CAO
ĐẲNG HẢI DƯƠNG


-Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
-Nguyên tắc đảm bảo tính thừa kế và thực tiễn
Trong bối cảnh thực tiễn đang diễn ra hiện nay tại
Trường Cao đẳng Hải Dương, Đoàn trường đã và đang tổ
chức thực hiện các hoạt động tình nguyện cho sinh viên trong
trường. Do đó, việc đề xuất các biện pháp đòi hỏi phải đảm
bảo tính thừa kế và thực tiễn, các biện pháp triển khai thực
hiện phải mang tính khả thi và hiệu quả. Cần đúc rút các kinh
nghiệm thực tiễn hiện tại đang triển khai tại trường trong
nhiều năm qua và đưa ra giải pháp triển khai phù hợp với điều
kiện thực tế của nhà trường. Bên cạnh đó, kế thừa những kinh
nghiệm để có thể vận dụng linh hoạt, mềm dẻo và sáng tạo
các biện pháp trong việc tổ chức các hoạt động tình nguyên
cho sinh viên mang lại hiệu quả trong giáo dục và lợi ích cộng
đồng.
-Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và hiệu quả
Hiệu quả phải được coi là chuẩn mực của mọi quá trình tổ
chức hoạt động trong điều kiện ngày nay. Mục tiêu của các biện
pháp đề ra cần cụ thể, song không thể đạt mục tiêu bằng bất cứ


giá nào mà phải cân nhắc đến tính toán kết quả mang lại. Kết


quả này phải tương xứng với nguồn lực mà chủ thể triển khai
thực hiện phải bỏ ra trong quá trình tổ chức các hoạt động.
Đánh giá hiệu quả tổ chức hoạt động của là cơ sở quan trọng để
điều chỉnh các yếu tố liên quan đến mọi quá trình chuẩn bị triển
khai nhiệm vụ. Nguyên tắc này tác động ngược trở lại cho chủ
thể thực hiện làm có cơ sở điều chỉnh nội dung, hình thức và
phương pháp tổ chức thực hiện.
-Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ toàn diện
Đảm bảo tính đồng bộ yêu cầu khi giải quyết một vấn đề
cần xem xét vấn đề từ trên xuống một cách đồng bộ. Nguyên
tắc này tránh sự bỏ sót, đặt sự vật hiện tượng tách rời hoạt
động chung, giúp giải quyết dứt điểm những mặt hạn chế,
khắc phục tình trạng phân tán không hoàn thành công việc
chọn vẹn. Trong điều kiện môi trường bên ngoài luôn thay
đổi, vận dụng nguyên tắc này giúp các nhà quản lý nhìn nhận
vấn đề toàn diện, đồng bộ và khách quan hơn. Điều này có ý
nghĩa quan trọng nhằm tránh duy ý chí trong trong tổ chức
thực hiện nhiệm vụ.
- Nguyên tắc đảm bảo tính tự giác, tự nguyện


Tự nguyện là căn cốt đối với sinh viên và những bên tổ
chức các hoạt động tình nguyện. Những người tham gia hoạt
động tình nguyện không vì lợi ích cá nhân, không vì lợi ích
kinh tế, họ thực hiện bởi sự tự nguyện vài sự tiến bộ, phát
triển cộng đồng. Nguyên tắc này được thực hiện sẽ đảm bảo
tính tự giác góp phần nâng cao hiệu quả của mọi hoạt động.
-Đề xuất biện pháp phối hợp giữa đoàn thanh niên
với các lực lượng xã hội trong việc tổ chức các hoạt động
tình nguyện cho sinh viên Trường Cao đẳng Hải Dương

- Xây dựng chương trình phối hợp của từng giai đoạn
trong hoạt động của đoàn thanh niên nhà trường với các lực
lượng xã hội
- Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp
Quy định rõ trách nhiệm của từng đơn vị tham gia phối
hợp trên cơ sở nhiệm vụ chung phù hợp với chức năng của chủ
thê tổ chức. Căn cứ vào chức năng của từng đơn vị xây dựng
quy chế phối hợp chung theo từng giai đoạn cụ thể làm cơ sở
cho bộ phận trực thuộc tiến hành các hoạt động cụ thể.
- Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp


Ban Chấp hành Đoàn Trường Cao đẳng Hải Dương và đơn vị
phối hợp cần tham mưu cho lãnh đạo hai đơn vị xây dựng dự thảo
chương trình phối hợp làm cơ sở thống nhất trong chức năng,
nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động chung của hai đơn vị.
Xây dựng quy chế trong đó có việc xây dựng kế hoạch,
cách thức tiến hành các biện pháp tổ chức hoạt động tình
nguyện cho sinh viên trong những nội dung hoạt động thường,
định kỳ và những hoạt động đột xuất.
Xây dựng chương trình trong đó có việc phối hợp kiểm tra
nắm tình hình địa bàn, xác định những khu vực trọng điểm.
Trong quan hệ phối hợp này, các lực lượng tham gia chủ động
đặt ra những vấn đề và nắm tình hình thông qua chính quyền
địa phương các cấp và Tỉnh đoàn Hải Dương.
Nội dung chương trình phối hợp cần cụ thể hóa thông qua
các biện pháp tổ chức hoạt động tình nguyện cụ thể nhằm nâng
cao chất lượng, ý nghĩa của các hoạt động tình nguyện.
Trên cơ sở các thông tin cụ thể về địa bàn tỉnh Hải Dương
và đặc điểm, đối tượng sinh viên của trường, bộ phận làm công

tác đoàn 2 đơn vị phối hợp xây dựng dự thảo quy chương trình


hợp, tham mưu trình lãnh đạo đơn vị đồng ý phê duyệt chương
trình phối hợp này.
Đoàn trường và lực lượng tham gia phối hợp chủ động
xây dựng mục tiêu, yêu cầu ,nội dung và phương pháp cụ thể
phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, tâm sinh lý của lứa tổi sinh
viên để công tác tổ chức các hoạt động được hiệu quả nhất.
Xác định rõ những nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ cần làm
ngay trong chương trình phối hợp làm cơ sở xây dựng kế hoạch
triển khai thực hiện.
Trên địa bàn tỉnh Hải Dương, cần lưu ý một số hoạt động
mang tính thường xuyên sau làm cơ sở xây dựng chương trình
phối hợp:
- Công tác tuyên truyền, giáo dục
- Tổ chức các hoạt động vui chơi, chăm sóc, giáo dục
cho trẻ em
- Tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Thương binh Liệt sĩ
- Hoạt động tham gia xây dựng văn minh đô thị


- Hoạt động tham gia xây dựng nông thôn mới
- Các chiến dịch thanh niên tình nguyện hè hằng năm
- Chương trình Tiếp sức mùa thi
- Chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh
- Chiến dịch tình nguyện Hoa phượng đỏ
- Chiến dịch tình nguyện Kỳ nghỉ hồng
- Chiến dịch tình nguyện Hành quân xanh
- Phong trào hiến máu tình nguyện

Trên cơ sở những hoạt động thường xuyên tổ chức mang
tính định kỳ, ổn định hằng năm làm cơ sở các đơn vị tham mưu
ký kết các chương trình phối hợp với từng đơn vị làm nòng cốt.
Ngoài ra, các hoạt động mang tính đột xuất trên cơ sở những
mực tiêu chung của đơn vị phối hợp triển khai thực hiện theo
kết quả cụ thể.
- Điều kiện thực hiện biện pháp
- Công tác tham mưu của đoàn thanh niên nhà trường làm
nòng cốt để xây dựng Chương trình phối hợp giữa 2 bên. Bí thư


Đoàn trường chủ động kết nối, phối hợp trực tiếp với các lực
lượng liên quan xây dựng nội dung, dự thảo chương trình ký
kết.
- Dự thảo chương trình phối hợp được lấy ý kiến góp ý của
các đơn vị liên quan, trong đó có ý kiến góp ý của tỉnh đoàn và chi
đoàn cơ sở tại địa bàn hoạt động.
-Xây dựng kế hoạch phối hợp tổ chức các hoạt động
tình nguyện trên cơ sở chương trình phối hợp kết hợp với sự
hướng dẫn của Ban Chấp hành Tỉnh đoàn Hải Dương
- Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp
Biện pháp này nhằm giúp lãnh đạo nhà trường và lãnh đạo
từng đơn vị phối hợp chủ động trong công tác chỉ đạo, quản lý
các hoạt động tình nguyện cụ thể; xác định được mục tiêu,
nhiệm vụ mưu tiên; phân bố sắp xếp hợp lý và chủ động tận
dụng các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả tối ưu việc phối
hợp lực lượng tham gia khi tổ chức hoạt động tình nguyện cho
sinh viên vào một nội dung công việc cụ thể trên địa bàn tỉnh
Hải Dương.
- Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp



Xây dựng kế hoạch từng hoạt động trên cơ sở của chương
trình phối hợp đã ký kết. Nội dung kế hoạch cần phân định cụ
thể, chi tiết các nội dung công việc. Trong đó, tập trung vào một
số nội dung chi tiết như: mục tiêu, thời gian, địa điểm, thành
phần tham gia, phân công nhiệm vụ cụ thể, yêu cầu sản phẩm,
thời gian hoàn thành, người thực hiện và người phối hợp.
Đưa nội dung kế hoạch được xây dựng vào chương trình
công tác năm của 2 đơn vị để chuẩn bị những điều kiện cần
thiết triển khai hoạt động.
Kế hoạch hoạt động của năm được Bí thư Đoàn trường
triển khai, phổ biến cụ thể cho sinh viên trong những đợt sinh
hoạt tập thể, nhất là cho trưởng bộ phận các nhóm đoàn viên
của trường đang tham gia hoạt động tình nguyện trong nhà
trường.
Phân công đầu mối hai bên theo dõi công tác chuẩn bị từ
đầu năm, đối với nhà trường có sự tham gia theo dõi của các
sinh viên tình nguyện. Trên cơ sở của kế hoạch triển khai hoạt
động, có sự tham gia của sinh viên bám sát địa bàn hoạt động
chuẩn bị những yếu tố cần thiết cho hoạt động.


Phối hợp tốt với đoàn thanh niên trên địa bàn xã phường
cùng tham gia triển khai hoạt động trong năm để kết quả triển
khai hoạt động đạt kết quả tốt.
Sơ kết tại chỗ một hoạt động cụ thể có sự tham gia của
Ban Chấp hành Đoàn trường, xã đoàn trên địa bàn, các lực
lượng phối hợp tham gia, cộng đồng tình nguyện…nhằm kịp
thời động viên, khuyến kích và biểu dương kịp thời.

- Điều kiện thực hiện biện pháp
Hoạt động cụ thể trong kế hoạch của năm có sự phân
công rõ ràng, cụ thể tới trách nhiệm của nhà trường và các
đơn vị phối hợp, cùng với đó là tạo môi trường tốt cho sự
tham gia của sinh viên tình nguyện.
- Kế hoạch năm sau khi được xây dựng cần có sự tham
gia góp ý, chỉ đạo của Tỉnh đoàn Hải Dương. Các nội dung
hoạt động trong kế hoạch được phối hợp thực hiện lồng nghép
với chủ trương hoạt động của tỉnh đoàn.
- Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các lực
lượng tham gia các hoạt động tình nguyện
- Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp


Việc nâng cao nhận thức cho cán bộ các đơn vị phối hợp
hoạt động về ý nghĩa của từng hoạt động trong chương trình
phối hợp là hết sức cần thiết, đồng thời cần có biện pháp nhằm
động viên, khích lệ các lực lượng này tham gia, khai thác triệt
để tính nhân văn trong hoạt động phối hợp này.
Từ nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của các hoạt
động tình nguyện, mỗi cán bộ, lực lượng tham gia ở các bên sẽ
tự cảm nhận, hoàn thiện cho mình về kiến thức và kỹ năng tổ
chức hoạt động tình nguyện để mang lại kết quả như mong
muốn.
- Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Đội ngũ cán bộ Đoàn trường, cán bộ chủ chốt các lực
lượng tham gia phải nâng cao nhận thức của mình về tuyên
truyền, giải thích cho giáo viên và cán bộ đoàn trường, cán bộ
bên đơn vị phối hợp hiểu một cách sâu sắc về hoạt động phối
hợp giữa 2 đơn vị.

Mỗi đoàn viên thanh niên trong trường thấu hiểu, nhận
thức không chỉ là trách nhiệm trong công việc mà còn là tình
cảm, tình yêu trong từng nội dung phối hợp sẽ là chỉ mốc quan


trọng để nan tỏa tiếp xuống cho các đoàn viên, sinh viên trong
nhà trường để họ noi theo.
Hiệu trưởng triển khai kế hoạch đầu năm cần nhấn mạnh
đến công tác phối hợp giữa nhà trường và các đơn vị phối hợp
cho toàn thể giáo viên trong nhà trường. Trong đó, giao nhiệm
vụ cụ thể này cho đoàn thanh niên nhà trường theo dõi, chủ trì
thực hiện.
Hàng tháng, Ban Chấp hành Đoàn trường phổ biến nội
dung từng hoạt động trong chương trình phối hợp tới chi đoàn
các lớp, giáo viên chủ nhiệm, câu lạc bộ sinh viên tình nguyện
trong trường. Mặt khác, phối hợp với lực lượng tham gia điểm
rõ các nội dung công việc phái triển khai trong tháng.
Ban Chấp hành Đoàn trường kết hợp với các lực lượng
phối hợp cần tuyên truyền những nội dung cụ thể sau:
- Tuyên truyền về tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt
động cụ thể, có sự tham gia của sinh viên trong nhà trường.
- Xác định nhiệm vụ, mục tiêu phối nội dung hoạt động
giữa nhà trường và đơn vị phối hợp triển khai.


- Luôn đặt cao vai trò của lực lượng sinh viên tình nguyện
trong mọi hoạt động phối hợp của nhà trường.
- Tích cực vận động các đoàn viên sinh viên trong trường
nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của các nội dung hoạt đông,
việc tham gia hoạt động tình nguyện này như là một phần nội

dung hoạt động của mỗi cá nhân đoàn viên sinh viên.
- Có những yêu cầu và chỉ tiêu cụ thể về hoạt động phối
hợp trong thực thi một nhiệm vụ cụ thể, trách để giáo viên, sinh
viên nhà trường bằng lòng với cách phối hợp viện tại vốn chưa
thật sự hiệu quả.
- Điều kiện thực hiện biện pháp
- Lãnh đạo đơn vị phân công rõ trách nhiệm theo thõi
nội dung hoạt động trong chương trình phối hợp; giao bộ
phận ban chấp hành đoàn trường xây dựng kế hoạch triển khai
từng nhiệm vụ cụ thể. Trong đó, công tác tuyên truyền tới bộ
phận giáo viên, sinh viên và đơn vị phối hợp phải đi trước các
hoạt động triển khai để thu hút sự chủ động tham gia của cán
bộ, giáo viên và sinh viên.


- Định kỳ lãnh đạo 2 bên trao đổi những nội dung, kế
hoạch triển khai, quán triệt, động viên kịp thời sự phối hợp
các bộ phận giữa 2 đơn vị được giao đầu mối triển khai thực
hiện.
- Bồi dưỡng năng lực, kỹ năng tổ chức các hoạt động
tình nguyện cho cán bộ đoàn, đội ngũ giáo viên và cán bộ
các lực lượng tham gia
- Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp
Hoạt động tình nguyện mang ý nghĩa cộng đồng rất lớn
cần sự phối hợp của nhiều đơn vị, trong đó hoạt động của các
nhóm sinh viên tình nguyện là nòng cốt tạo sự nan tỏa lớn. Bồi
dưỡng năng lực, kỹ năng tổ chức các hoạt động tình nguyện
cho cán bộ đoàn, đội ngũ giáo viên và cán bộ các lực lượng
tham gia nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ là
rất cần thiết để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

- Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Việc tăng cường, nâng cao và làm chuyên môn hóa nghiệp
vụ tổ chức các hoạt động tình nguyện bao gồm những nội dung
sau:


- Xây dựng một đội ngũ cán bộ làm công tác đoàn, công
tác tổ chức các hoạt động và công tác huy động, thu hút các
nguồn lực trong và ngoài nhà trường cùng tham gia.
- Xây dựng kế hoạch lâu dài để đào tạo cán bộ đoàn viên,
đào tạo thế hệ kế cận trong các phong trào đoàn viên.
- Thường xuyên cập nhật phương pháp, nội dung tổ chức
hoạt động tình nguyện đã diễn ra có chất lượng, hiệu ứng nan
tỏa cao. Thông qua việc rút kinh nghiệm của các chiến dịch tình
nguyện để đào tạo và bồi dưỡng một cách chuyên sâu, có thực
tế, có minh chứng cụ thể.
Bên cạnh các khóa đào tạo, bồi dưỡng đẩy mạnh các buổi
tập huấn trải nghiệp thông qua hoạt động tình nguyện cụ thể
đang triển khai. Đồng thời, thông qua kế hoạch của Tỉnh đoàn
Hải Dương cử cán bộ tham gia lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên
sâu công tác đoàn.
- Điều kiện thực hiện biện pháp
- Công tác bồi dưỡng cán bộ làm công tác đoàn, nghiệp vụ
tổ chức hoạt động tình nguyện được quan tâm thường xuyên.
Hằng năm, thông qua phòng tổ chức cán bộ, hiệu trưởng nhà


trường phê duyệt công tác bồi dưỡng cán bộ, trong đó chú trọng
tới việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ giảng viên
làm công tác đoàn.

- Cử cán bộ cốt cán tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng
nghiệp vụ đoàn do Tỉnh đoàn Hải Dương tổ chức, có kế hoạch
cụ thể bồi dưỡng tiếp nối các đoàn viên, giáo viên và đội ngũ
sinh viên tình nguyện của nhà trường.
- Đổi mới sáng tạo nội dung và hình thức phối hợp tổ
chức các hoạt động tình nguyện
- Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp
Nhằm đa dạng hóa các hình thức phối hợp tổ chức các
hoạt động tình nguyện để nâng cao chất lượng từng hoạt động
này. Đồng thời, nhằm khai thác tối đa lợi thế của nhà trường,
gia đình và xã hội để huy động tốt các nguồn lực xã hội cùng
tham gia. Từ đó có thể mang lại chất lượng và hiệu quả cao
nhiều hơn so với các hình thức phối hợp cứng nhắc, gò ép, dập
khuôn, máy móc hiện nay.
- Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp


Đa dạng, linh hoạt đổi mới sáng tạo các hình thức phối
hợp tổ chức các hoạt động tình nguyện trên nhiều phương
diện hoạt động, nhiều lực lượng xã hội tham gia trên các lĩnh
vực là hướng đi trọng tâm nâng cao chất lượng tổ chức các
hoạt động tình nguyện cho sinh viên. Để thực hiện đa dạng
hóa các nội dung hoạt động, cần tập trung vào các nội dung
hoạt động cụ thể sau:
a). Đối với hoạt động tình nguyện trong trường
- Tổ chức cho Liên Chi đoàn các khoa trong toàn trường
triển khai các hoạt động tình nguyện hướng đến giữ gìn cảnh
quan, môi trường học đường, các hoạt động an sinh xã hội,
bảo vệ môi trường, giữ gìn an toàn giao thông ...
- Triển khai chiến dịch “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “Ngày

chủ nhật xanh”.
- Triển khai hoạt động tình nguyện “Tiếp sức mùa thi”,
“Tiếp sức đến trường” vào đầu tháng 8 hàng năm cho tân sinh
viên và đảm bảo việc điều động đột xuất Đội TNTN theo yêu
cầu của nhà trường trong các hoạt động;
- Tuyên truyền hưởng ứng “Giờ Trái đất”;


- Phát động trồng cây hưởng ứng tháng thanh niên..
- Tổ chức Hội thi ”Tuyên truyên viên trẻ”;
- Thực hiện tốt các hoạt động khuyến khích phong trào
học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học trong học sinh – sinh
viên:
+ Kết hợp với Hội Sinh viên rà soát, chọn lựa và trao
giải thưởng “Sinh viên 5 tốt” cấp trường, cấp tỉnh, cấp Trung
ương, giải thưởng“Sao tháng giêng”
+ Tuyên truyền và phối hợp với Phòng Công tác Học
sinh – sinh viên hướng dẫn học sinh, sinh viên vay vốn
chương trình tín dụng dành cho học sinh, sinh viên.
- Các hoạt động hỗ trợ sinh viên về nhà trọ, tư vấn việc
làm
- Đoàn trường tổ chức 01buổi toạn đàm “Nâng cao chất
lượng học tập và nghiên cứu khoa học cho HSSV”.
- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ sinh viên, học sinh về
vấn đề giới tính, sức khỏe sinh sản, cách tự bảo vệ và giúp
bạn bè bảo vệ trước những vấn đề tâm lý, xã hội theo từng
chủ đề, chủ điểm tại các Liên chi đoàn, Chi đoàn; tích cực


tuyên truyền cho học sinh, sinh viên về tác hại của bia, rượu,

thuốc lá, ma túy và các chất kích thích khác, các chương trình
giáo dục sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS.
b) Phối hợp tổ chức các hoạt động tình nguyện với các
lực lượng xã hội thông qua một số hoạt động sau:
- Phối kết hợp với Hội Sinh viên và Chi đoàn cán bộ
giáo viên xây dựng kế hoạch tổ chức các chương trình từ
thiện vì an sinh xã hội như: chương trình “Xuân yêu thương”
với các nội dung: quyên góp ủng hộ quần áo, sách vở cũ và
tiền mặt; trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó; tổ chức
“ngày hội sinh viên“ tỉnh Hải Dương.
- Phối hợp Hội sinh viên và Hội cựu chiến binh tổ chức
các hoạt động Đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn; các
hoạt động tặng quà nhân ngày Thương binh liệt sỹ; thăm hỏi
các gia đình có công với cách mạng; quét dọn, sơn sửa nghĩa
trang liệt sỹ;
- Phối hợp với lực lượng công an giao thông thành phố
tổ chức hướng dẫn, phân luồng giao thông; tuyên truyền luật
giao thông tại các trường học;


- Phối hợp với Hội chữ thập đỏ thăm và tặng quà, quần
áo, sữa cho các em nhỏ mồ côi; tham gia nấu và phát cháo từ
thiện;
- Phối hợp liên đoàn các huyện xây dựng phong trào
“Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”
- Phối hợp Phòng Tổ chức - Tổng hợp - Công tác HSSV
tổ chức buổi giao lưu “Sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương
tự tin, năng động, sáng tạo”
- Phối hợp với Trung tâm giới thiệu việc làm Khu vực
miền Bắc tổ chức buổi giao dịch việc làm

- Phối hợp, tham gia “Fesival Thanh niên” do Tỉnh đoàn
tổ chức các trường Đại học, Cao đẳng, Trường THPT trên địa
bàn tỉnh.
- Phối hợp với một số doanh nghiệp tổ chức lớp bồi
dưỡng kĩ năng sống với chủ đề ”Kĩ năng giao tiếp”
- Điều kiện thực hiện biện pháp
- Phân biệt và lựa chọn các hoạt động mang tính thường
xuyên, phổ biến, định kỳ, lấy lực lượng tham gia là các đoàn
viên thanh niên là nòng cốt để triển khai thực hiện. Khai thác tốt


thế mạnh của đoàn viên thanh niên, tạo điều kiện môi trường
cộng đồng để sinh viên tự khẳng định.
- Đối với các hoạt động tình nguyện bên trong nhà trường,
Bí thư Đoàn trường hướng dẫn đội sinh viên tình nguyện làm
nòng cốt triển khai; hướng dẫn, chỉ đạo sát trên tinh thần chỉ
bảo, động viên kịp thời.
- Đối với các hoạt động tình nguyện có sự phối hợp của
các đơn vị ngoài, bộ phận chuyên trách đoàn trường thường
xuyên tiếp cận và chia sẻ thông tin quá trình triển khai nhiệm vụ
phối hợp với đội sinh viên tình nguyện.
- Lựa chọn một đơn vị điển hình tổ chức xây dựng mô
hình hoạt động điểm
- Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp
Trong nhiều phong trào, hoạt động đoàn được triển khai
trong và ngoài nhà trường, cần lựa chọn mô hình điểm để tổ
chức. Đặc biệt là mô hình phối hợp điểm giữa nhà trường, đoàn
thanh niên nhà trường với một lực lượng xã hội cụ thể nhằm
qua đó giáo dục sinh viên, làm cơ sở để nhân rộng phạm vị hoạt



động để từng bước nâng cao hiệu quả của hoạt động tình
nguyện của sinh viên.
- Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Tham mưu với Tỉnh đoàn mô hình triển khai thí điểm các
hoạt động tình nguyện cho sinh viên. Trên cơ sở định hướng chỉ
đạo, xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để tổ chức triển khai thí
điểm.
Đánh giá, tổng kết các mặt ưu, nhược điểm, hạn chế và rút
kinh nghiệm; trên cơ sở đó nhân rộng mô hình để phối hợp triển
khai trên địa bàn khác trong tỉnh.
Trên cơ sở mô hình thí điểm với một lực lượng xã hội cụ
thể, rút kinh nghiệm áp dụng triển khai cho các lực lượng khác
trong một hoạt động cụ thể.
Xây dựng chính sách đãi ngộ, hỗ trợ, khen thưởng cán bộ,
giáo viên và sinh viên thực hiện tốt các hoạt động tình nguyện
nhằm khích lệ các cá nhân phát huy tối đa khả năng của họ và
nâng cao hiệu quả làm việc.


Do đặc thù của Trường Cao đẳng Hải Dương, tôi đề xuất 2
mô hình hoạt động điểm triển khai trong và ngoài nhà trường
như sau:
1)

Thí điểm mô hình khuyến khích phong trào học

tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học trong học sinh – sinh
viên. Đây là hoạt động thường niên của toàn thể sinh viên
trong nhà trường, thu hút đông đảo sinh viên tham gia. Hoạt

động này góp phần tích cực nâng cao chất lượng học tập của
sinh viên, thu hút, phát hiện nhiều đoàn viên mới tham gia
góp phần nâng cao số lượng và chất lượng đoàn viên hiện nay.
2)

Thí điểm mô hình “Đồng hành với thanh niên lập

thân, lập nghiệp” đây là mô hình phối hợp với đoàn thanh
niên một số huyện trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Đoàn Thanh
niên Trường Cao đẳng Hải Dương, trong đó có nhiều sinh
viên thuộc các huyện, thành phố của tỉnh Hải Dương phối hợp
với 01 huyện đoàn nơi mà có sinh viên cư trú hỗ trợ sinh viên
lập nghiệp thông qua hoạt động khởi nghiệp tại quê hương.
Đây là một nội dung, một dịp tốt để sinh viên lập nghiệp ngay
tại quy hương mình.


Xây dựng thí điểm tốt 2 mô hình điểm nói trên là cơ sở tốt
để nhân rộng giúp lực lượng sinh viên theo đó nâng cao học tập,
môi trường học tập, giá trị bản thân chuẩn bị điều kiện tốt nhất
để bước vào một lĩnh vực nghề nghiệp đã lựa chọn.
- Điều kiện thực hiện biện pháp
- Cần có sự ủng hộ của lãnh đạo nhà trường, ủng hộ về
mặt chủ trương của Tỉnh đoàn Hải Dương và sự phối hợp giữa
các đơn vị huyện đoàn.
- Tạo môi trường và những hỗ trợ cần thiết, ban đầu về tin
thần, ý trí, tiến thân, lập nghiệp và quyết tâm khởi nghiệp cho
sinh viên. Do đó, thông qua hoạt động đoàn cần giáo dục tinh
thần,ý trí khởi nghiệp và bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng
cần thiết để khởi nghiệp cho sinh viên.

- Định kỳ sơ kết, tổng kết và rút kinh nghiệm về sự phối
hợp giữa các lực lượng tham gia
- Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp
Sơ kết, tổng kết định kỳ giúp các lực lượng phối hợp biết
được thực trạng phối hợp hoạt động so với mục tiêu đề ra hằng
năm trong chương trình phối hợp để có biện pháp uốn nắn, sửa


chữa kịp thời hoặc đề ra nhiệm vụ mới. Qua sơ kết, tổng kết
Đoàn trường và các đơn vị phối hợp nắm bắt rõ được thực chất
kết quả của các đợt tình nguyện theo chủ điểm đạt đến mức độ
nào; trên cơ sở đó có những ý kiến, biện pháp phối hợp tốt hơn
trong những lần hoạt động sau.
- Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
- Định kỳ sơ kết, tổng kết công tác phối hợp giữa các đơn
vị phối hợp.
Để thực hiện nội dung sơ kết này, Bí thư Đoàn trường trên
cơ sở kế hoạch phê duyệt từ đầu năm tổng hợp các hoạt động,
xây dựng dự thảo báo cáo sơ kết gửi các bộ phận liên quan góp
ý dự thảo; lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo; hoàn thiện dự thảo sơ
kết các hoạt động trong phạm vi nhà trường; tổ chức hội nghị.
Các nội dung trong báo cáo sơ kết là cơ sở cho việc góp
phần vào việc hòa thiện báo cáo sơ kết chung có sự phối hợp
của các đơn vị tham gia.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết công tác phối hợp giữa Đoàn
trường với các đơn vị phối hợp. Đây là hội nghị sơ kết hoạt động
tổng hợp cho cả một năm thực hiện các nhiệm vụ trong các



×