Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

BIỆN PHÁP GIÁO dục kỹ NĂNG SỐNGCHO TRẺ 5 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠIỞ các TRƯỜNG mầm NON HUYỆN sơn HOÀ, TỈNH PHÚ yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.12 KB, 58 trang )

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG
SỐNGCHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG
QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠIỞ
CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN
SƠN HOÀ, TỈNH PHÚ YÊN


- Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
Đề xuất biện pháp GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi dựa trên những
nguyên tắc, luận điểm có tính quy luật, chỉ đạo phương hướng
xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức công tác
GDKNS, xác định các điều kiện cần thiết thực hiện mục tiêu
GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi. Do vậy, để đạt được mục tiêu
GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi, ngoài những nguyên tắc chung, cần
dựa trên một số nguyên tắc sau:
-Đảm bảo tính mục tiêu
Thực hiện GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động
vui chơi là thực hiện quan điểm sư phạm tích hợp trong giáo
dục, dạy học nhằm thiết lập chỉnh thể nội dung giáo dục (nội
dung học vấn và các hoạt động thực hiện) cho phép phát triển
tối đa các năng lực của học sinh trong điều kiện có sự giới hạn
về thời gian và nguồn lực. Do đó, GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua hoạt động vui chơi là nhằm thực hiện mục tiêu kép:
mục tiêu của hoạt động vui chơi và mục tiêu của GDKNS. Với
yêu cầu cần tích hợp các thành tố cấu trúc của GDKNS với các
thành tố của hoạt động vui chơi, nguyên tắc đảm bảo tính mục
tiêu đòi hỏi khi đề xuất các biện pháp GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua hoạt động vui chơi phải quán triệt các vấn đề sau:


- Nắm vững các yêu cầu của đổi mới GDMN về đổi mới mục


tiêu, nội dung chương trình giáo dục làm cơ sở cho việc phân
tích các chương trình môn học và hoạt động giáo dục thuộc
chương trình GDMN.
- Phân tích cụ thể các mục tiêu của hoạt động vui chơi và mục
tiêu của GDKNS cho trẻ để tích hợp các mục tiêu này một cách
khoa học. Trong quá trình tích hợp mục tiêu của hoạt động vui
chơi và mục tiêu của GDKNS cần lấy mục tiêu của hoạt động
vui chơi làm cơ sở cho sự tích hợp.
- Trong khi chưa có chương trình GDKNS cho trẻ mầm
non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (tuy nhiên mục tiêu
GDKNS đã được xác định trong chương trình GDMN), việc đề
xuất các biện pháp GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt
động vui chơi căn cứ vào các KNS cơ bản cần giáo dục cho trẻ
để thiết kế nội dung cho từng biện pháp.
- Đảm bảo tính kế thừa
Trong một chừng mực nhất định, việc đề xuất các biện
pháp GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi
được xem như một sự thay đổi trong tổ chức hoạt động giáo
dục ở trường mầm non theo hướng phát triển tích cực. Sự thay
đổi và phát triển đòi hỏi phải có sự kế thừa vì trong nền văn


minh của xã hội loài người hiện nay, không có sự phát triển nào
bắt đầu từ con số không. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
trong đề xuất các biện pháp GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi thông qua
hoạt động vui chơi đòi hỏi:
- Tôn trọng nội dung chương trình hoạt động vui chơi đã
được quy định để thực hiện tích hợp nội dung GDKNS vào hoạt
động này.
- Hệ thống hóa các kinh nghiệm tổ chức hoạt động vui

chơi và kinh nghiệm GDKNS nói chung, GDKNS cho trẻ 5-6
tuổi nói riêng để khái quát thành lí luận nhằm vận dụng vào
thực tiễn. Tổ chức GDKNS thông qua hoạt động vui chơi cho
trẻ 5-6 tuổi.
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu về GDKNS cho trẻ 5-6
tuổi, đặc biệt là các nghiên cứu về biện pháp GDKNS, các
nghiên cứu về GDKNS qua lồng ghép các môn học. Những kết
quả nghiên cứu này cung cấp các luận cứ khoa học cho việc đề
xuất các biện pháp GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt
độngvui chơi.
- Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi


Việc đề xuất biện pháp GDKNS cho trẻ 5-6 thông qua
hoạt động vui chơi, không thể tách rời thực tế sinh động đang
diễn ra trong đời sống xã hội.Thực tiễn GDKNS trong nhà
trường chính là hoạt động cần thiết giúp trẻ mầm non đặc biệt
là trẻ 5-6 tuổi, khi có KN trẻ sẽ biết việc gì nên làm và việc gì
không nên làmđược, từ đó mỗi ngày trẻ lại có thêm nhiều kinh
nghiệm trong cuộc sống. Khi đã tự tin thì trẻ sẽ chủ động hơn
và biết cách xử lý các tình huống có hiệu quả.Vì vậy, xác định
các biện pháp GDKNS phải có sự gắn kết chặt chẽ với tình hình
thực tế và yêu cầu đặt ra của ngành giáo dục tại địa phương.Các
biện pháp GDKNS cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui
chơi phải phù hợp xu thế thời đại, bám sát chủ trương phát triển
GDMN, chính sách xây dựng đội ngũ GV trong từng giai đoạn
cụ thể, đồng thời phải xem xét sự tác động và ảnh hưởng của
các mối quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội hiện hành.
Bên cạnh đó, các biện pháp phải có khả năng thực thi
trong hoàn cảnh thực tế của nhà trường như trang thiết bị, cơ sở

vật chất.... góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói
chung và chất lượng GDKNS cho trẻ mầm non ở huyện Sơn
Hòa, Tỉnh Phú Yên nói riêng.
- Đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống


Đồng bộ, hệ thống là nhiều bộ phận tác động riêng lẻ
nhưng được kết hợp với nhau tạo thành một thể thống nhất.Nó
thể hiện ở sựđồng bộ giữa ý tưởng, mục tiêu, nội dung, phương
pháp và kết quả; đồng bộ từ công tác tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra,
đánh giá và điều kiện thực hiện; đồng bộ giữa các biện pháp
thực hiện,v.v...Tính đồng bộ, hệ thống thể hiện ở chỗ, khi tổ
chức thực hiện các biện pháp này là cơ sở, nền tảng để thực
hiện biện pháp khác và ngược lại.
Do tính chất của hoạt động GDKNS, tuân thủ nguyên tắc
tính đồng bộ và hệ thống là yếu tố đảm bảo cho hoạt động
GDKNS được tiến hành một cách logic, hệ thống dựa trên
những thành tựu lý luận và thực tiễn GDKNS thông qua hoạt
động vui chơi cho trẻ 5-6 tuổi. Các hoạt động giáo dục được
xây dựng theo kiểu đồng tâm và ngày càng mở rộng, tuân thủ
tính đồng bộ của ngành giáo dục đồng thời bổ sung hệ thống và
gắn bó chặt chẽ với những thành quả đã đạt được.
- Các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua hoạt động vui chơi
-. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên nhà
trường và phụ huynh về sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng


sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở các
trường mầm non

-.Mục đích của biện pháp
Nhận thức là khâu đầu tiên và là tiền đề cho hành động
đúng. Vì vậy trong GD KNS cho trẻ, phải coi việc nâng cao
nhận thức, tinh thần trách nhiệm cho GV, cha mẹ học sinh, về
sự cần thiết phải GDKNS cho trẻ là một yếu tố vô cùng quan
trọng.
Thực hiện biện pháp này nhằm đảm bảo cho cán bộ,
GVMN và phụ huynh hiểu được vị trí, vai trò, tầm quan trọng
của GDKNS đối với sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ.
Từ đó, CBQL, GVMN và phụ huynh sẽ có được nhận thức
đúng đắn hơn và có biện pháp GDKNS cho trẻ tốt hơn.Bên
cạnh đó cũng giúp GV hiểu rõ về các nội dung, hình thức
GDKNS cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi một
cách có hiệu quả.
- Nội dungvà cách thức thực hiện biện pháp:
(i) Ngay từ đầu năm học, dựa trên các quy định của Bộ, Sở
và Phòng Giáo dục và đào tạo về công tác giáo dục trẻ mầm
non nói chung và GDKNS, Ban giám hiệu nhà trường cần tổ


chức quán triệt kế hoạch và các văn bản liên quan đến
GDKNScho tất cả GV và cha mẹ các bé. Cần xác định rõ
GDKNS cho trẻ mầm non là một trong những nội dung rất quan
trọng hiện nay để giúp trẻ nhanh chóng hòa nhập cuộc sống,
tránh được những rủi ro, những bất trắc gặp phải hàng ngày....
Nội dung chương trình GDKNS phải được đưa vào kế hoạch
của nhà trường trong các hoạt động giáo dục trẻ.
(ii) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền vận động để nâng
cao nhận thức cho GV, nhân viên nhà trường và PHHS về mục
đích, ý nghĩa của GDKNS cho trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 5 – 6

tuổi. Việc tổ chức tuyên truyền có thể thực hiện dưới nhiều hình
thức khác nhau, như:
- Đối với GVMN: Tổ chức qua các cuộc họp hội đồng, họp
chuyên môn định kỳ, ban giám hiệu cần giải thích, tuyên truyền
cho đội ngũ GVMN hiểu được tầm quan trọng của KNS đối với
sự phát triển toàn diện của trẻ. Khuyến khích các GV sử dụng
các biện pháp linh hoạt, sáng tạo để GDKNS cho trẻ một cách
thường xuyên và liên tục. Đặc biệt là GDKNS thông qua hoạt
động vui chơi, có đánh giá định kỳ để khen thưởng các GV có
thành tích GDKNS cho trẻ tốt.


Bên cạnh đó, nhà trường có thể tổ chức các buổi nói
chuyện chuyên đề, mời những chuyên gia có kinh nghiệm trong
việc GDKNS cho trẻ mầm non để giúp GV hiểu về mục đích,
yêu cầu và nội dung của GDKNS cho trẻ mầm non. Từ các nội
dung và yêu cầu của GDKNS, chỉ rõ cách tổ chức, yêu cầu về
các phương tiện, các phương pháp GDKNS ở nhà trường sao
cho có hiệu quả thiết thực.
- Đối với phụ huynh: Tổ chức qua các cuộc họp phụ
huynh ở mỗi học kỳ, nhà trường tuyên truyền để phụ huynh
hiểu rõ sự cần thiết của KNS đối với sự phát triển nhân cách
của trẻ cũng như bàn đạp vững chắc cho sự thành công trong sự
nghiệp sau này.Khuyến khích, nhắc nhở phụ huynh hợp tác,
đồng hành cùng nhà trường để GDKNS cho trẻ một cách thống
nhất. Yêu cầu phụ huynh thường xuyên theo dõi bảng tuyên
truyền của trường và của nhóm lớp để nắm được nội dung
GDKNS cho trẻ ở mỗi chủ đề khác nhau.
- Điều kiện thực hiện biện pháp
Muốn tuyên truyền vận động đội ngũ GV và cha mẹ học

sinh hiểu rõ sự cần thiết phải GDKNS trẻ mầm non, hiệu
trưởng các trường mầm non cần linh hoạt, sáng tạo trong các
hình thức tổ chức tuyên truyền vận động phù hợp với thực tế


của từng trường về nhu cầu, trình độ của đội ngũ GV, về thực
trạng KNS cần giáo dục ở trẻ.... Điều quan trọng nhất là bản
thân lãnh đạo nhà trường phải thấy rõ tầm quan trọng và sự cần
thiết của việc GDKNS cho trẻ mầm non nhất là trẻ 5 – 6 tuổi –
lứa tuổi các em chuẩn bị bước vào môi trường mới trong nhà
trường phổ thông với nhiều thay đổi ở mọi khía cạnh từ các loại
hình hoạt độngvới hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập đến
các mối quan hệ....
Bên cạnh người lãnh đạo nhà trường, đội ngũ GV cũng
phải đóng vai trò chủ công trong vận động sự giúp đỡ, phối hợp
của cha mẹ học sinh trong GDKNS cho trẻ để các hoạt động
này có hiệu quả giáo dục tốt nhất.
- Biện pháp 2:Giáo dục kỹ năng sống thông qua chơi hoạt
động góc
- Mục đích của biện pháp
Trẻ học mà chơi, chơi mà học.Đối với trẻ mầm non thì vui
chơilà hoạt động chủ đạo,đóng vai trò quan trọng đối với sự
phát triển nhân cách toàn diện của trẻ, vui chơi ảnh hưởng
mạnh đến sự hình thành tính chủ định của các quá trình tâm lý
ở trẻ. Vì thế cần tạo cho trẻ môi trường để trẻ được hoạt động,


trải nghiệm, vui chơi, từ đó trẻ có thể tiếp thu kiến thức một
cách nhẹ nhàng, tự nhiên hơn.
Biện pháp này sẽ giúp GV trường mầm non luôn linh

động, sáng tạovà tìm tòi những trò chơi hay, bổ ích, có ý nghĩa
thiết thực,phù hợp với lứa tuổi của trẻ, chủ đề và hoàn cảnh
thực tế tại địa phương qua đó GDKNS cho trẻ thông qua chơi
mà học, bằng cách thông qua giờ “Hoạt động chơi ở các
góc”.Việc học thông qua chơi sẽ giúp cho trẻ học về KNS một
cách tự nhiên và đầy hứng thú. Vì thế, GV cần phải biết dạy
cho trẻ chơi cái gì?Chơi như thế nào?để GD KNS cho trẻ.
- Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Trẻ chơi hoạt động góc chủ yếu xuất phát từ nhu cầu
muốn bắt chước người lớnlàmmột số công việc mà người lớn
đã làm, nhưng khả năng và sức lực của trẻ chưa đủ để làm
người lớn do đó trẻ giải tỏa nhu cầu đó dưới hình thức là hoạt
động chơi ở các góc: Góc phân vai, góc xây dựng, góc học tập,
góc nghệ thuật, góc thiên nhiên,…Qua đó, trẻ được phát triển
và mở rộng tính sáng tạo, độc đáo và sự tác động qua lại giữa
trẻ với môi trường xung quanh. Do vậy, để GDKNS cho trẻ,
GV nên tổ chức nhiều góc chơi cho trẻ (4-5 góc) trong một giờ
hoạt động như: Chơi góc phân vai, chơi góc xây dựng, góc học


tập, góc nghệ thuật, góc thiên nhiên. Đặc thù của việc cho trẻ
chơi ở hoạt động góc là sẽ có từ 5-6 trẻ tham gia chơi một
góc.Ví dụ: lớp học có 30 cháu GV sẽ cho trẻ chơi 5 góc chơi,
(góc phân vai, góc xây dựng, góc học tập, góc thiên nhiên, góc
nghệ thuật) tùy vào chủ đề đang học nếu trẻ thích chơi một góc
nào đó với số lượng trẻ nhiều thì GV sẽ giải thích và khuyên trẻ
qua chơi những góc chơi khác có số lượng trẻ ít hơn để mỗi trẻ
đều được chơi.
(i).Góc phân vai: Hay còn gọi là góc đóng vai theo chủ đề.
Ở góc chơi này trẻ chơi mô phỏng thực hiện các hành động và

công việc của người lớn diễn ra hằng ngày trong cuộc sống
như: Chơi bán hàng, chơi đóng vai bác sĩ, chơi đóng vai cô
giáo…thông qua các trò chơi đóng vai này sẽ giúp trẻ hình
thành được các KNS như:KNquan sát, KN giao tiếp, KN thực
hành, KN quản lý cảm xúc…Để trẻ thực hành chơi được ở góc
phân vai chúng ta cần chuẩn bị đồ dùng và đồ chơi phong phú
phù hợp với chủ đề trẻ đang học ví dụ:Trẻ chơi đóng vai bán
hàng trong chủ đề thực vật,GV sẽ hướng dẫn trẻ chơi như
sau:


* Nguyên vật liệu để chơi: Giỏ đi chợ, trái cây hoa quả
nhựa, thẻ chữ cái làm tiền, các đĩa nhựa đựng trái cây hoa quả,
cân nhựa, bàn, ghế…
* Cách chơi: GV hướng dẫn trẻ bằng cách gợi hỏi các câu
hỏi lên quan đến công việc bán hàng như: Để có những đồ ăn
cho chúng ta ăn hằng ngày thì chúng ta phải làm gì? Chúng ta
thường mua các loại rau củ này ở đâu? Đi chợ ta cần phải đem
theo gì?....sau khi trẻ trả lời những câu hỏi của cô giáo thì GV
sẽ hệ thống lại các công việc của người mua hàng và bán hàng.
Từ đó,các cháu sẽ tự thỏa thuận chọn vai chơi, 1 bạn sẽ làm
người bán hàng, các bạn còn lại sẽ làm người mua hàng, người
bán hàng sẽ bán các mặt hàng theo nhu cầu của người mua
hàng. Trong quá trình mua, bán hai bên sẽ thỏa thuận giá cả, số
lượng chất lượng các mặt hàng và đi đến thống nhất giữa hai
bên (KN giao tiếp), trẻ chơi một cách tự nguyện, phối hợp tốt
trong khi chơi (KN phối hợp).
(ii).Góc xây dựng:Chơiở góc xây dựng sẽ giúp trẻ phát
triển các tư duy và trí tưởng tượng khá phong phú từ đó trẻ biết
sử dụng những khối gỗ, khối nhựa, hộp giấy…với những hình

dạng kích thước khác nhau, trẻ có thể lắp ghép xây dựng nên
những công trình như: công viên, vườn bách thú, doanh trại bộ


đội, lăng Bác Hồ...Hoặc từ những vật liệu phế thải như hộp sữa
chua, chai nhựa, lon yến… trẻ xây nên những công trình
như:Ngôi trường, vườn cây, khu sinh thái…. Trong những công
trình đó, sáng kiến của trẻ được bộc lộ rõ nét, mỗi cá nhân đều
có những khả năng riêng biệt và trí tưởng tượng khác nhau do
đó việc biểu hiện trong các công trình của mình cũng khác
nhau. Qua trò chơi trẻ thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu về đặc điểm,
tính chất của thế giới xung quanh đặc biệt là đồ vật xung quanh
trẻ. Thông qua trò chơi trẻ rèn luyện các KN lắp ghép xây dựng,
đồng thời phát triển trí tưởng tượng, ý thức tình cảm, tính tò
mò,tính ham hiểu biết và đó cũng là những phẩm chất cần thiết
của con người trong thời đại phát triển, đặc biệt là giúp trẻ hình
thành một số KNS như KN làm việc nhóm, KN hợp tác, ….
Điều quan trọng là GV phải luôn chú ý hướng dẫn trẻ làm việc
phối hợp cùng nhau như thế nào ngay từ khi trẻ bắt đầu chơi
cũng như trong quá trình và đánh giá kết quả của nhóm.
Ví dụ: Trò chơi xây dựng Doanh trại Bộ đội trong chủ đề
nghề nghiệp. GV sẽ xây dựng tiết dạy như sau:
*. Nguyên vật liệu để chơi: Cây xanh, các khối gỗ, gạch xây
dựng, hoa cây cảnh, hình ảnh các chú bộ đội.


*. Cách chơi: GV hỏi trẻ con muốn xây doanh trại bộ đội
như thế nào? Để trẻ nêu lên ý tưởng của trẻ, nếu trẻ chưa biết
cô sẽ gợi ý cách xây ngôi nhà từ cách xếp chồng các khối gỗ
lên nhau, trong khu doanh trại bộ đội có trồng những cây gì?

Các khu vực trong doanh trại ….Cô hệ thống lại toàn bộ các
công việc để trẻ xây dựng được một doanh trại bộ đội sau đó
cho nhóm trẻ chơi ở góc xây dựng tự thỏa thuận phân công
nhiệm vụ của từng bạn trong lúc chơi. Chơi xây dựng thường từ
5-6 bạn cùng chơi, trong đó có 2 bạn sẽ chở nguyên vật liệu, 3
bạn xây công trình, 1 bạn bán các nguyên vật liệu... (tùy theo số
lượng trẻ nhiều hay ít mà nhiệm vụ chơi của trẻ sẽ thay đổi).
Trẻ sẽ phải làm việc cùng nhau và phối hợp nhịp nhàng từng
công đoạn trong suốt quá trình chơi.
(iii.)Góc học tập: Tại góc học tập trẻ được tham gia nhiều họat
động khác nhau nhằm phát triển các năng lực trí tuệ như: quan
sát, phân tích, phân loại, so sánh, khái quát, suy luận, phán
đoán… Ngoài ra góc học tập còn là nơi giúp GV bồi dưỡng cho
trẻ khả năng suy nghĩ, giải quyết vấn đề, bồi dưỡng tính kiên
trì, sự tập trung chú ý, bồi dưỡng khả năng và hứng thú học tập,
sự ham hiểu biết…Góc học tập còn là nơi trẻ có thể trao đổi,
hợp tác, chia sẻ, giúp nhau trong học tập.


Ví dụ: Góc học tập dán những ô bìa gương để gắn chữ cái, số
thay đổi theo chủ đề
*. Nguyên vật liệu để chơi: Tranh dán sẵn chữ cái, chữ số
hoặc hình ảnh nhưng còn thiếu để trẻ dán thêm vào cho đủ qua
mỗi chủ đề.
*. Cách chơi: Trước khi chơi, GV cần trang bị kiến thức,
hình thành biểu tượng và tạo ấn tượng cho trẻ bằng cách trò
chuyện vớicác em, kể chuyện cho các emnghe, đố câu đố, xem
tranh ảnh, đi tham quan... Sau đó GV tiến hành tổ chức, hướng
dẫncho các emtrẻ chơi.
* Bước 1: Hướngdẫn trẻ vào trò chơi (thoả thuận chơi)

- Dùng lời nói ngắn gọn, rõ ràng mang tính chất đề nghị:
“Chúng ta cùng chơi nhé!” “Các con có thích chơi trò chơi
không? Chúng ta cùng chơi nào?”“Cháu nào thích chơi trò chơi
với cô không?lại đây, chúng ta cùng chơi nhé !”
- Sau khi trẻ “bước”vào trò chơi, GV cùng với trẻ thoả
thuận về nội dung và cách thức chơi, đàm thoại với trẻ,khêugợi
trẻ nhớ lại những gì mà các em đã biết từ trước thông qua các
tiết học, tranh ảnh, băng hình... Những câu hỏi như :“nên chơi ở
chỗ nào?” “cần những gì trong trò chơi này? ” ... là những câu


hỏi hướng trẻ quyết định địa điểm chơi, đồ chơi, vật liệu
chơi….
* Bước 2: Quá trình tiến triển trò chơi
- GV có thể chơi cùng trẻ: GV sẽ chơi mẫu trước rồi sau
đó hướng dẫn trẻ cùng chơiđể thông qua đó dạy trẻ cách chơi
và điều khiển trẻ chơi.
- Nếu GV không chơi cùng trẻ,thì GV có thể trực tiếp dạy
trẻ cách chơi, quan sát trẻ chơi và có những tác động hợp lýnếu
trẻ chơi chưa đúng, khuyến khích, giảng giải thêmhay bổ sung
đồ chơi...
* Bước 3: Kết thúc chơi
- GV cần nhận xét cụ thểnhững gì trẻ đã làm tốt, những gì
cần lưu ý và gợi ý, bổ sung ….để trẻ có thể tiếp tục ở buổi chơi
sau khi giảm dần sự can thiệp
(iv).Góc nghệ thuật: Góc nghệ thuật trong trò chơi hoạt động
góc của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non sẽ giúp trẻ khám phá và
sáng tạo với rất nhiều vật liệu thú vị như: Trẻ biết phối màu, tô
màu, viết, vẽ, cắt dán, nhào đất nặn, làm mô hình từ đất sét và
các vật thể ba chiều. Qua đó sẽ rèn luyện cho trẻ nhiều KNS

cần thiết như: KN nhận thức về bản thân (sở thích, năng khiếu,


thể hiện khả năng ….), KN sáng tạo, KN hợp tác, KN làm việc
nhóm….Bên cạnh đó, thông qua chơi ở góc nghệ thuật còn giúp
trẻ biết thể hiện cảm xúc qua mỗi bài hát, hát đúng nhạc, biết
hát đúng giai điệu từng bài hát trong chủ đề. Từ đó các KNS
như: KN thể hiện cảm xúc, KN tự tin trước đám đông, KN thể
hiện bản thân…được hình thành ở trẻ qua mỗi lần trẻ chơi ở
góc nghệ thuật. Điều quan trọng là GV phải có kế hoạch chi tiết
và hướng dẫn trẻ chơinhư thế nào để khai thác tiềm năng của
từng trò chơi vào GDKNS cho trẻ.Vớimỗi trò chơi, GV nên chú
trọng vào 1-2 KNS phù hợp với nội dung của trò chơi cũng như
điều kiện cụ thể tiến hành trò chơi để hình thành KNScho trẻ.
Ví dụ: Chơi góc nghệ thuật về chủ đề giao thông GV sẽ cho
trẻ chơi như sau:
*. Nguyên vật liệu để chơi: Để chơi được ở góc nghệ thuật
GV cần chuẩn bị cho trẻ một số nguyên vật liệu sau: Đất nặn,
bảng con, màu tô, bút chì, keo, kéo, đàn, trống, xắc xô, phách
gõ…
*. Cách chơi tạo hình: GV hỏi trẻ về những nguyên vật
liệu ở góc nghệ thuật, với các đồ dùng như vậy các con có ý
tưởng gì không? Hôm nay các con học tới chủ đề gì? Các con
có thích chơi ở góc nghệ thuật cùng cô không nào? Chúng ta


cùng chơi nhé! GV hệ thống lại cách chơi như đất nặn thì chúng
ta sẽ nặn các loại xe hoặc bút chì và giấy thì chúng ta sẽ vẽ các
phương tiện giao thông, sau đó dùng màu tô tô màu.
*. Cách chơi âm nhạc: GV gợi hỏi trẻ đang học tới chủ đề

gì? Và các con đã thuộc những bài hát nào về chủ đề? Các con
có muốn cùng bạn biểu diễn lại các bài hát đó không? Để hát
thêm hay các con cần phải có những nhạc cụ nào? Sau khi hỏi
trẻ xong GV cho trẻ biểu diễn lại các bài hát liên quan đến chủ
đề giao thông như ví dụ trên. Trẻ sẽ dùng các nhạc cụ gõ và hát
theo nhạc (KN thể hiện cảm xúc).Ở trò chơi này, GV có thể
lồng ghép giáo dục KN an toàn giao thông cho trẻ cũng như KN
thể hiện khả năng của bản thân.
v).Góc thiên nhiên: Trường mầm non cũng như trong lớp học
của trẻ không thể thiếu góc thiên nhiên, vườn cây của bé. Thật
thích thú, phấn khởi và kì diệu khi các bé được tự tay chăm sóc
cây, tỉa lá, lau lá, tưới cây và còn được chung tay cùng các cô
gieo hạt cho vườn thiên nhiên của lớp mình. Qua các công việc
đó sẽ giúp trẻ phát triển các KN về nhận thức môi trường tự
nhiên, KN cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên
nhiên, cuộc sống gần gũi xung quanh trẻ, cũng như một số KN
cơ bản khác như: KN chăm sóc cây, KN lau lá cho sạch, KN


tưới nước cho cây, KN gieo hạt, KN xớiđất…từ đó trẻ hiểu biết
hơn về sự phát triển của thế giới thực vật, biết được ý nghĩa lợi
ích của chúng, giúp trẻ thêm yêu thiên nhiên và có trách nhiệm
với thiên nhiên, biết bảo vệ môi trường.
Ví dụ: Chơi ở góc thiên nhiên chủ đề thế giới thực vật thì
GV sẽ hướng dẫn trẻ chơi như sau: trong quá trình chơi cần
những đồ dùng, đồ chơi và cách chơi như sau:
*. Nguyên vật liệu để chơi: Các chậu cây hoa, cây xanh
trồng sẵn, đồ dùng dụng cụ chăm sóc cây, bình tưới cây, khăn
lau lá, các loại hột hạt…
*. Cách chơi: GV tập trung nhóm trẻ chơi ở góc thiên nhiên

lại và hỏi trẻ: Tại sao con thích chơi ở góc này? Góc này cô đã
chuẩn bị sẵn những đồ dùng gì? Các con sẽ chơi như thế nào?
Nếu trẻ trả lời chưa được GV gợi ý chi tiết cách chơi sau đó cho
trẻ chơi thực hiện chăm sóc cây như tưới nước cho cây để cây
luôn xanh tốt sau đó lau những chiếc lá bị bẩn cho sạch sẽ khi
cây phát triển lớn chúng ta có thể thu hoạch sau đó xới đất và
gieo hạt để trồng lại cây mới như các loại rau xanh, rau cải, rau
xà lách, tàn ô…
Hoạt động chơi ở các góc có giá trị rất lớn và đã trở thành
phương tiện để GDKNS cho trẻ và là phương tiện không thể


thiếu nhằm phát triển toàn diện nhân cách và trí tuệ cho trẻ ở
trường mầm non.
- Điều kiện thực hiện biện pháp
Biện pháp này có thể thực hiện xuyên suốt cả 10 chủ đề
trong kế hoạch năm học do nhà trường xây dựng, tuy nhiên qua
mỗi chủ đề ta có thể lựa chọn góc chơi khác nhau làm sao đáp
ứng tốt nhu cầu chơi của trẻ, phát huy tính tích cực,tư duy và
sáng tạo nhằm hoàn thiện các KNS cho trẻ. Ngoài ra, việc cho
trẻ chơi ở các góc chơi cũng phải đảm bảo thời gian, phù hợp
với hoàn cảnh thực tế tại địa phương và đặc biệt là phù hợp với
từng chủ đề.
GV là người đóng vai trò quan trọng trong quá trình vui
chơi của trẻ. Do vậy, để thực hiện tốt biện pháp này GV phải là
người có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có KN sư phạm tốt
và thấy rõ được tiềm năng to lớn của việc GDKNS cho trẻ
thông qua chơi hoạt động góc. Đồng thời GV phải chủ động, có
kế hoạch đưa những KNS nào vào giáo dục cho trẻ ở từng góc
chơi theo tuần, theo tháng, học kì….

Ngoài ra, cơ sở vật chất, không gian và đồ chơi có trong
lớp học cũng rất quan trọng, có ảnh hưởng đến việc sắp xếp, bố
trí các góc chơi, trò chơi… có liên quan đến GDKNS cho trẻ.


-.Biện pháp 3: Giáo dục kỹ năng sống thông qua chơi hoạt
động ngoài trời
- Mục đích của biện pháp
Khi chơi hoạt động ngoài trời, trẻ quan sát một số loại cây
cảnh, cây hoa, cây ăn quả hoặc quan sát một số con vật, quan
sát thời tiết …. Sẽ giúp trẻ biết ích lợi của cây xanh và vật nuôi
đối với con người, hoặc nhận biết được một số hiện tượng tự
nhiên như: Trời sắp mưa, trời nắng...Ngoài ra, việc hướng dẫn
trẻ cùng nhau chăm sóc các vật nuôi, cây trồng … sẽ hình thành
nhân cách sống ở trẻ như: Trẻ biết ơn những người đã trồng cây
xanh cho chúng ta ăn quả hoặc biết được một số quy luật tự
nhiên và hiểu được việc gì cần làm và việc gì nên tránh xa…
Như vậy, thông qua quan sát thực tế tại tiết hoạt động
ngoài trời sẽ giúp trẻ hình thành những KNS cần thiết cho quá
trình phát triển nhân cách đó là: KN phán đoán, KN sáng tạo,
KN phòng tránh một số hiện tượng tự nhiên, KN làm việc
nhóm, KN hợp tác…
- Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Nội dung của hoạt động ngoài trời gồm có 3 phần cụ thể như
sau:


(i) Phần quan sát đối tượng có chủ định: Ở phần này GV
sẽ cho trẻ quan sát các đối tượng phù hợp với chủ đề đang học
như: Cây xanh, con vật, đồ vật, thời tiết…qua quan sát cô sẽ

gợi ý hỏi trẻ về các đặc điểm, ích lợi của chúng sau đó GV sẽ
giáo dục trẻ biết bảo vệ những điều có lợi và tránh xa những
điều có hại. Như vậy qua quan sát sẽ hình thành ở trẻ những
KNS như: KN lắng nghe, KN quan sát, KN chú ý, KN giao tiếp
…trong quá trình quan sát, GV nên linh hoạt thay đổi, điều
chỉnh các hoạt động phù hợp với nhu cầu của trẻ cũng như phù
hợp với những gì diễn ra trong thực tế, đặc biệt là linh hoạt về
mặt thời gian và nội dung thực hiện. Nếu như trẻ quá chăm chú
và say sưa vào nội dung nàođó ,GV có thể dành thêm thời gian
cho trẻ bên cạnh đó thông báo với trẻ về khoảng thời gian được
cho phép thêm. Hoặc có thể bỏ qua nội dung tiếp theo nếu cả
lớp thực sự muốn chơi thêm, trẻ chơi sôi nổi và rất hứng thú.
Trong quá trình trẻ chơi cần phải có sự giám sát của GV. Trẻ
cầnđược tạo nhiều cơ hội và sự khuyến khích cho việc quan sát
khám phá và thử nghiệm các ý tưởng riêng.Trẻ thích được chơi
tự do, song vẫn cần sự có mặt của GV khi trẻ chơi. GV có thể
tham gia gián tiếp bằng nhiềucách khác nhau như giao tiếp phi
ngôn ngữ (mỉm cười, gật đầu tán thưởng, xoa đầu trẻ, chạm vào


người trẻ….) hoặc giao tiếp bằng ngôn ngữ (nhận xét, gợi ý, đặt
câu hỏi…) hoặc trực tiếpchơi cùng với trẻ như một người bạn.
(ii) Phần trò chơi vận động: Đây là phần quan trọng
nhất trong hoạt động chơi ngoài trời. Trong phần này GV sẽ
hướng dẫn trẻ chơi các trò chơi bổ ích với mục đích là giúp trẻ
rèn luyện, củng cố và hoàn thiện các vận động cơ bản (đi, chạy,
nhảy, bò, ném…..) Qua đó sẽ giúp trẻ hình thành các KN như:
KN vận động (chạy, nhảy, bò, ném…). Nhờ các trò chơi vận
động này mà giúp trẻ phát triển các tố chất vận động (nhanh,
mạnh, khéo, bền bỉ, dẻo dai….).

(iii) Phần chơi tự do: Đây là phần cuối cùng trong chơi
hoạt động ngoài trời ở phần này trẻ sẽ được chơi tự do với các
đồ dùng, đồ chơi theo ý thích. Thông qua chơi với các đồ dùng,
đồ chơi sẽ giúp trẻ hình thành nhiều KN như: KN vẽ, KN tô
màu, KN chăm sóc cây cối, KN vận động…tất cả những KN đó
được GV dạy cùng một lúc bởi vì sẽ có nhiều nhóm chơi khác
nhau có nhóm thích chơi vẽ và tô màu, cũng có nhóm thích
chơi câu cá, có nhóm lại thích chơi đá bóng, hay có nhóm thích
chơi chăm sóc cây cối …Qua hoạt động chơi tự do sẽ giúp trẻ
hình thành được nhiều KNSnhư KN nhận thức về bản thân, KN


cảm nhận và thể hiện cảm xúc, KN thích ứng trong quan hệ xã
hội, KN giao tiếp ….
Khi tiến hành cho trẻ chơi ngoài trời, cần xem xét hoạt
động trong thời điểm chuyển tiếp trước đó để đảm bảo nguyên
tắc động - tĩnh. Vì vậy, thứ tự các hoạt động trong buổi chơi cần
được thực hiện linh hoạt theo hứng thú của trẻ, theo thời tiết,
theo các sự việc diễn ra bên ngoài lớp học …, không nhất thiết
phải thực hiện các nội dung theo trật tự nhất định hoặc theo kế
hoạch đã định sẵn.
Ví dụ: Hoạt động quan sát cây xanh chủ đề thực
vật:GV sẽ tổ chức kế hoạch hoạt động như sau:
I.Mục đích
1. Kiến thức :
- Trẻ biết được đặc điểm và lợi ích của một số loại cây xanhnhư
: Cây Hoa Sứ, cây Bàng, cây Mít…
- Thỏa mãn nhu cầu chơi hoạt động ngoài trời của trẻ .
2. Kỹ năng :



×