Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

BIỆN PHÁP GIÁO dục LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG bộ CHO học SINH TRUNG học PHỔ THÔNG dựa vào CỘNG ĐỒNG ở QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.04 KB, 66 trang )

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG
BỘ CHO HỌC SINH TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG DỰA VÀO
CỘNG ĐỒNG Ở QUẬN LONG
BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1


- Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục Luật
GTĐB cho học sinh THPT trên địa bàn quận Long Biên, thành
phố Hà Nội cần xây dựng các biện pháp đảm bảo được các
nguyên tắc dưới đây:
- Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với thực tiễn địa phương
Các biện pháp giáo dục Luật GTĐB cho học sinh THPT
trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội phải phù hợp
với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương, trình độ và năng
lực của cán bộ quản lí, cán bộ đảm trách công tác giáo dục Luật
GTĐB cho học sinh THPT và đặc điểm, hoàn cảnh của học sinh
THPT tại địa bàn nghiên cứu.
Trong thực tiễn, những biện pháp giáo dục Luật GTĐB
cho học sinh THPT trên địa bàn quận Long Biên có nhiều nội
dung đã được thực hiện khá tốt cần được phát huy. Song, bên
cạnh đó cũng có một số nội dung giáo dục còn hạn chế cần được
đổi mới, hoàn thiện. Điều này đòi hỏi cần có các biện pháp giáo
dục mới phù hợp với học sinh THPT trong giai đoạn tiếp theo.

2



Để vừa có cơ sở khoa học, vừa đảm bảo phù hợp với thực
tiễn, với quy luật và xu thế phát triển chung của đất nước đòi hỏi
các lực lượng làm công tác giáo dục Luật GTĐB cho học sinh
THPT trên địa bàn quận bàn quận Long Biên phải hiểu thấu đáo,
tính toán đầy đủ về mọi mặt để từ đó đề ra các biện pháp tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục Luật GTĐB cho học sinh THPT phù
hợp.
- Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Đây là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá
được tính hiệu quả của một biện pháp giáo dục Luật GTĐB cho
học sinh THPT trên địa bàn quận Long Biên được đưa ra. Để
đảm bảo tính khả thi đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng, tinh thần
trách nhiệm cao của các cán bộ chuyên trách, giúp cho việc áp
dụng các biện pháp vào thực tiễn một cách thuận lợi, có hiệu
quả thiết thực. Các biện pháp đề xuất cần dựa trên cơ sở các chủ
trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phù hợp
với điều kiện, tình hình thực tế của địa phương, phát huy các
ưu điểm sẵn có, khắc phục những hạn chế, tồn tại trong hoạt
động giáo dục Luật GTĐB cho học sinh THPT. Tính khả thi yêu
cầu các biện pháp giáo dục phải được xây dựng theo quy trình

3


khoa học, đảm bảo chính xác, phù hợp đối tượng, điều kiện thực
tế ở địa phương để thực hiện được và thực hiện có hiệu quả.
Để đảm bảo tính khả thi của biện pháp cần tránh đưa ra các
biện pháp xa rời thực tiễn, tránh áp đặt các ý kiến chủ quan, phải
căn cứ vào tình hình cụ thể, căn cứ vào các mục tiêu cụ thể của nhà

trường, địa phương để tiến hành đề xuất biện pháp.
- Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Xuất phát từ kết quả khảo sát và nghiên cứu thực trạng giáo
dục Luật GTĐB cho học sinh THPT trên địa bàn quận Long Biên,
thành phố Hà Nội cho thấy: công tác giáo dục Luật GTĐB cho học
sinh THPT trên địa bàn quận còn nhiều bất cập, hiệu quả còn hạn
chế. Vì vậy, nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất
phải phù hợp, triển khai thực hiện đồng bộ, đem lại hiệu quả thiết
thực trong việc nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ
chức, cá nhân về công tác giáo dục Luật GTĐB cho học sinh
THPT; đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Luật GTĐB cho học sinh
THPT trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

4


Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học là một nguyên tắc cơ
bản của hoạt động giáo dục Luật GTĐB cho học sinh THPT
trên địa bàn quận Long Biên nhất thiết phải dựa trên những cơ
sở khoa học.
Nguyên tắc này không chỉ đòi hỏi hoạt động giáo dục Luật
GTĐB cho học sinh THPT trên địa bàn quận Long Biên, thành
phố Hà Nội phải được xây dựng trên một hệ thống tri thức sâu
rộng. Nguyên tắc này không chỉ dựa trên sự tổng kết của quá
trình phát triển của lí luận, mà còn phải nhận thức được những
quy luật khách quan của tự nhiên, xã hội, nghiên cứu những quy
luật đó sử dụng cho hoạt động thực tiễn giáo dục Luật GTĐB
cho học sinh THPT. Đảm bảo tính khoa học trong giáo dục Luật

GTĐB cho học sinh THPT trên địa bàn quận Long Biên, thành
phố Hà Nội là một đòi hỏi tất yếu.
Giáo dục Luật GTĐB cho học sinh THPT trên địa bàn
quận Long Biên, thành phố Hà Nội đảm bảo tính khoa học còn
thể hiện sự đảm bảo tính kế hoạch trong hoạt động giáo dục. Kế
hoạch thể hiện chiến lược, sách lược phát triển và thực hiện
bằng hành động. Nó định rõ và theo thời gian các mục tiêu cần
đạt và cả các biện pháp thực hiện. Thực hiện nguyên tắc này sẽ

5


tăng cường tính chủ động trong quá trình điều hành và thực hiện
nhiệm vụ của chủ thể và đối tượng giáo dục, giảm bớt độ bất
định trong công tác giáo dục và tạo khả năng thực hiện công
việc một cách hiệu quả. Công tác giáo dục Luật GTĐB cho học
sinh THPT trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội mà
không đảm bảo tính kế hoạch là không khoa học và như vậy
hiệu quả giáo dục sẽ rất hạn chế.
- Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển
Về mặt lí luận, đổi mới không phải là xóa bỏ hoàn toàn cái
cũ để xây dựng cái mới, độc lập và khác biệt với cái cũ mà đó là
sự kế thừa cái hay, cái tích cực của cái cũ để phát triển. Thời
gian qua, với những kết quả đạt được chúng ta không thể phủ
nhận những thành công của công tác giáo dục Luật GTĐB cho
học sinh THPT trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
Chính vì vậy, các biện pháp cần được xây dựng trên cơ sở kế
thừa những điểm mạnh, khắc phục hạn chế của những biện
pháp đang thực hiện, tận dụng tối đa việc kết hợp giữa các biện
pháp cũ đang áp dụng có hiệu quả với các biện pháp mới có tính

đột phá.

6


- Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống
Để tránh được sự chồng chéo trong tổ chức thực hiện giáo
dục Luật GTĐB cho học sinh THPT trên địa bàn quận Long Biên,
các biện pháp giáo dục phải tạo được sự đồng bộ, nhất quán. Việc
thực hiện các giải pháp sẽ phát huy được tính mới trong hệ thống,
đảm bảo thực hiện có hiệu quả mục tiêu đã đề ra. Mỗi biện pháp
là một mắt xích trong chuỗi hệ thống, có mối quan hệ và hỗ trợ để
tạo nên tính đồng bộ và hiệu quả. Các biện pháp giáo dục phải
được xây dựng trên một hệ thống tri thức sâu rộng, sự tổng kết
của quá trình phát triển của lí luận và phải nhận thức được những
quy luật khách quan của tự nhiên, xã hội, nghiên cứu những quy
luật đó sử dụng cho hoạt động thực tiễn giáo dục Luật GTĐB cho
học sinh THPT. Nếu một biện pháp nào đó được xem nhẹ thì tính
hiệu quả của các biện pháp sẽ giảm và không đạt được mục tiêu
đề ra.
- Dự kiến một số biện pháp giáo dục Luật Giao thông
đường bộ cho học sinh trung học phổ thông dựa vào cộng
đồng ở quận Long Biên, thành phố Hà Nội

7


Căn cứ vào lý luận và thực tiễn có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu, tôi đề xuất một số biện pháp giáo dục Luật Giao
thông đường bộ cho học sinh trung học phổ thông dựa vào cộng

đồng ở quận Long Biên, thành phố Hà Nội cụ thể như sau:
- Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm
của các lực lượng cộng đồng trong giáo dục Luật Giao thông
đường bộ cho học sinh trung học phổ thông
- Mục tiêu của biện pháp
Thực hiện biện pháp này nhằm nâng cao nhận thức của tất
cả các lực lượng xã hội về tầm quan trọng của công tác tuyên
truyền, giáo dục luật GTĐB cho học sinh THPT; đồng thời
nâng cao ý thức, trách nhiệm của các lực lượng xã hội trong
việc thực hiện chấp hành Luật GTĐB và công tác giáo dục
Luật GTĐB cho học sinh THPT. Mỗi người làm công tác tuyên
truyền, giáo dục phải là tấm gương sáng trong chấp hành Luật
GTĐB để học sinh THPT noi theo.
- Nội dung của biện pháp
Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các lực lượng
trong xã hội về tầm quan trọng của công tác giáo dục Luật

8


GTĐB cho học sinh THPT với thực trạng giao thông hiện nay.
Ở đó mỗi cán bộ, mỗi phụ huynh phải là tấm gương sáng trong
việc thực thi chấp hành nghiêm chỉnh Luật GTĐB, có ý thức
cao hơn về vị trí và trách nhiệm của mình trong công tác giáo
dục. Từ đó, đưa ra những định hướng, kế hoạch hóa công tác
giáo dục Luật GTĐB cho học sinh THPT.
Nâng cao ý thức, trách nhiệm cho cán bộ các lực lượng trong
công tác giáo dục đặc biệt là đội ngũ CSGT, giáo viên trong nhà
trường, hội cha mẹ học sinh và Đoàn thanh niên về vai trò của
mình trong việc cung cấp, truyền đạt kiến thức, hình thành ý thức,

thái độ cho học sinh THPT đối với thực hiện chấp hành Luật
GTĐB. Từ đó, tìm tòi, lựa chọn các hình thức tổ chức, phương
pháp giáo dục phù hợp với lứa tuổi nhằm nâng cao hiệu quả giáo
dục Luật GTĐB cho học sinh THPT.
Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho các lực lượng
trong công tác giáo dục Luật GTĐB cho học sinh THPT tạo ra
sự thống nhất, kết hợp nhịp nhàng giữa các lực lượng giáo dục ở
trong nhà trường và ngoài xã hội nhằm thúc đẩy hiệu quả công
tác giáo dục luật GTĐB cho học sinh THPT.

9


- Cách thức thực hiện biện pháp
Xây dựng các kế hoạch, chương trình có chủ điểm về
TTATGT và thực trạng chấp hành Luật GTĐB của học sinh
THPT.
Trong các chương trình kế hoạch được tiến hành, tổ chức
đánh giá nguyên nhân của hành vi không chấp hành luật GTĐB,
mất TTATGT và hậu quả của nó gây ra. Nêu bật được tầm quan
trọng của công tác giáo dục Luật GTĐB cho học sinh THPT.
Tổ chức các cuộc hội thảo về chủ đề “An toàn giao
thông”, “ Tháng An toàn giao thông”, hay “Tìm hiểu kiến thức
về luật GTĐB”.
Tổ chức các buổi tọa đàm về kinh nghiệm giáo dục Luật
GTĐB cho học sinh THPT.
Tổ chức các cuộc thi hay các trò chơi, văn nghệ, giao lưu tìm
hiểu về ATGT và kiến thức về luật GTĐB cho tất cả các lực lượng
xã hội và học sinh THPT.


10


Phát động các đợt thi đua thực hiện cuộc vận động xây
dựng phong trào “Năm trật tự, văn minh đô thị” giai đoạn 2016
- 2020 theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Tổ chức cho học sinh tham gia cuộc thi “ An toàn giao
thông cho nụ cười ngày mai” do Bộ giáo dục và đào tạo kết hợp
với Ủy ban ATGT Quốc gia và Honda Việt Nam tổ chức hàng
năm.
Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “ Ngày thế giới tưởng
niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông”
Lực lượng cảnh sát giao thông: Phát huy năng lực của
mình trong việc tổ chức tuyên truyền, giao lưu, nói chuyện với
học sinh các trường trên địa bàn quận về An toàn giao thông;
nêu lên những ảnh hưởng của việc không thực hiện đúng Luật
giao thông đường bộ đối với chính bản thân người tham gia giao
thông, với người khác, gia đình và với cộng đồng (có số liệu
minh họa cụ thể)
Mở các lớp bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho các đối
tượng đảm trách công tác giáo dục Luật GTĐB cho học sinh

11


THPT, chú ý quan tâm cán bộ Đoàn thanh niên, hội Phụ nữ và
hội Cựu chiến binh.
-Trong quá trình tổ chức thực hiện các chương trình, kế
hoạch cần huy động các nguồn lực cộng đồng kết hợp với chính
quyền, công an địa phương, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội

khác để thực hiện hiệu quả kế hoạch đó.
Chỉ đạo, quán triệt về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của
công tác giáo dục luật GTĐB cho học sinh THPT, giao từng
công việc, trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, từng cá nhân.
Cụ thể như sau:
+ Công tác chủ nhiệm lớp: Các thầy, cô chủ nhiệm có trách
nhiệm hướng dẫn học sinh, phụ huynh lớp mình ký cam kết về
An toàn giao thông vào dịp đầu năm học.
Học sinh tham gia và thực hiện nghiêm túc các chuyên đề
do lớp mình đảm nhận hoặc của các lớp khác vào đầu tuần,
chuyên đề tháng.
Tuyên truyền giáo dục An toàn giao thông cho học sinh
dưới hình thức lồng ghép trong các giờ sinh hoạt lớp.

12


+Phát huy mạnh mẽ vai trò Đoàn thanh niên, trong công
tác tổ chức các hoạt động và giao lưu chủ điểm về ATGT và
Luật GTĐB.
Tổ chức các buổi giao lưu, tọa đàm hoặc lồng ghép trong
các buổi sinh hoạt đoàn những kiến thức về An toàn giao thông
cho học sinh theo chuyên đề cụ thể: “An toàn giao thông vì
hạnh phúc của bản thân và cộng đồng”; “ Hãy nghiêm chỉnh
chấp hành Luật Giao thông đường bộ vì hạnh phúc của toàn xã
hội”…
+ Giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân trong
nhà trường giảng dạy tiết an toàn giao thông cho học sinh các
khối lớp vào tiết học đầu tiên của năm học và tiết học ngoại
khóa của từng học kỳ. Mỗi khối lớp sẽ có những bài học cụ thể

phù hợp với lứa tuổi. Cụ thể như sau:
Các khối lớp đều được học kiến thức cơ bản về an toàn
giao thông như quy định cụ thể đối với các phương tiện khi
tham gia giao thông; văn hóa khi tham gia giao thông.
Lớp 10: Học sinh sẽ được tìm hiểu về Đảm bảo an toàn
giao thông trên đường bộ, đường thủy, đường sắt như: Hệ thống

13


báo hiệu giao thông đường bộ; Đi bộ, đi xe đạp an toàn ….có
hình ảnh và ví dụ minh họa cụ thể.
Lớp 11: Phòng tránh nguy hiểm khi tham gia giao thông
Lớp 12: Chuẩn bị lái xe máy an toàn; Đội mũ bảo hiểm
đúng cách và an toàn…
Xây dựng kế hoạch phải quy định cụ thể về chức năng,
nhiệm vụ, vai trò, vị trí của từng lực lượng trong công tác giáo
dục luật GTĐB cho học sinh THPT ở trong nhà trường và ngoài
xã hội. Xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng
giáo dục luật GTĐB cho học sinh THPT.
Bên cạnh đó cũng xây dựng quy chế khen thưởng đối với
những hành vi tốt, những hoạt động có ích cho cộng đồng về
lĩnh vực ATGT và cũng áp dụng các hình phạt đối với những cá
nhân, tổ chức có các hành vi vi phạm Luật GTĐB và gây mất
TTATGT. Cụ thể như sau:
+ Đối với những học sinh vi phạm Luật Giao thông đường
bộ thì lực lượng CSGT sẽ gọi điện trực tiếp về các trường THPT
nơi các em đó đang học; tại các trường học đó học sinh vi phạm
bị phê bình vào giờ chào cờ đầu tuần và bị xếp loại hạnh kiểm


14


trung bình trong tháng đó. Nếu học sinh còn tái phạm sẽ bị xếp
loại hạnh kiểm trung bình học kỳ đó.
+ Đối với những học sinh thực hiện tốt Luật Giao thông
đường bộ, tùy theo mức độ nhà trường sẽ có hình thức khen
thưởng kịp thời, phù hợp để khích lệ, động viên học sinh và coi
đó là tấm gương để các học sinh khác noi theo: tuyên dương
trước cờ, thưởng bằng hiện vật….(đồ dùng học tập, mũ bảo
hiểm…).
- Điều kiện thực hiện biện pháp
Sự quan tâm của chính quyền địa phương, lực lượng Công
an; các Ban, Ngành, Đoàn thể và các trường trên địa bàn quận
Long Biên đến công tác giáo dục Luật GTĐB cho học sinh
THPT.
Phát huy được đầy đủ sức mạnh tổng hợp của các lực
lượng giáo dục trong công tác giáo dục Luật GTĐB cho học
sinh THPT.
Sự tự ý thức, tự giác, nêu cao tinh thần trách nhiệm của
từng lực lượng xã hội trong công tác giáo dục Luật GTĐB cho
học sinh THPT.

15


- Xây dựng kế hoạch giáo dục Luật Giao thông đường
bộ cho học sinh trung học phổ thông dựa vào cộng đồng
Đây là biện pháp quan trọng của quá trình giáo dục luật
GTĐB. Bất cứ hoạt động nào muốn đạt được mục tiêu đã định

thì phải xây dựng kế hoạch hoạt động. trên cơ sở thực trạng:
thuận lợi, khó khăn, tiềm năng, xác định các biện pháp cần thiết
phù hợp.
- Mục tiêu của biện pháp
Thực hiện biện pháp này nhằm xây dựng, hoàn thiện kế
hoạch giáo dục Luật GTĐB cho học sinh THPT phù hợp với
điều kiện, hoàn cảnh của địa phương, đặc điểm, hoàn cảnh của
học sinh THPT. Phát huy những lợi thế, điều kiện thuận lợi hiện
có, khắc phục những vấn đề còn tồn tại, đảm bảo hiệu quả giáo
dục Luật GTĐB cho học sinh THPT. Đồng thời, góp phần thực
hiện có hiệu quả công tác huy động các nguồn lực xã hội thực
hiện mục tiêu giáo dục Luật GTĐB cho học sinh THPT, hình
thành ý thức, thái độ và văn hóa giao thông cho học sinh THPT
trên địa bàn.
-. Nội dung của biện pháp

16


Trên cơ sở các văn bản quy định và hướng dẫn, lực lượng
Công an tham mưu cho Ban ATGT phối hợp với chính quyền,
ban, ngành, đoàn thể địa phương xây dựng và hoàn thiện kế
hoạch tuyên truyền, giáo dục Luật GTĐB cho học sinh THPT
theo từng năm và giai đoạn; cụ thể hơn có thể theo các chủ
điểm, chuyên đề. Lựa chọn đưa vào kế hoạch những nội dung
phù hợp, thực tế và có những hình thức và phương pháp giáo
dục nhằm lôi cuốn, thu hút học sinh THPT trên địa bàn quận
Long Biên, thành phố Hà Nội.
Kế hoạch phải xác định rõ vai trò của từng lực lượng giáo
dục trong công tác giáo dục Luật GTĐB cho học sinh THPT, có

biện pháp phát huy vai trò của từng lực lượng giáo dục thúc đẩy
hiệu quả của công tác giáo dục Luật GTĐB cho học sinh THPT.
Bản kế hoạch phải nêu bật được mục đích yêu cầu của công
tác giáo dục Luật GTĐB cho học sinh THPT trong giai đoạn
hiện nay, đòi hỏi nhận thức và ý thức trách nhiệm của người làm
công tác giáo dục và học sinh THPT trong công tác giáo dục.

17


Quá trình triển khai kế hoạch cần huy động sức mạnh tổng
hợp, đồng bộ của tất cả các lực lượng trong công tác tuyên
truyền, giáo dục luật GTĐB cho học sinh THPT.
Thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra giám sát việc
thực hiện kế hoạch giáo dục Luật GTĐB cho học sinh THPT
trong từng khâu, ở từng bộ phận. Kịp thời có những biện pháp
đảm bảo kế hoạch thực hiện hiệu quả nhất.
Cần xây dựng các mục tiêu cụ thể đạt được trong công tác
giáo dục Luật GTĐB cho học sinh THPT trong từng giai đoạn
hay theo chủ điểm, chuyên đề trong từng khâu cụ thể.
Kế hoạch giáo dục Luật GTĐB cho học sinh THPT cũng
cần đảm bảo tính mở, linh hoạt, mềm dẻo và tính chiến lược.
- Cách thức thực hiện biện pháp
Xây dựng kế hoạch giáo dục Luật GTĐB cho học sinh
THPT bản chất là xây dựng kế hoạch giáo dục của cán bộ giáo
dục đối với học sinh THPT. Vì vậy, để đạt hiệu quả cao trong kế
hoạch giáo dục thì sự đồng thuận nhất trí cao với kế hoạch đó
của cán bộ giáo dục thông qua những góp ý chuyên môn sẽ giúp
nâng cao hiệu quả thực tiễn của kế hoạch.


18


Lãnh đạo phòng CSGT đường bộ và Công an quận Long
Biên trực tiếp phối hợp với các Đoàn thể và hiệu trưởng nhà
trường trên địa bàn quận Long Biên trực tiếp đi đầu trong triển
khai bản kế hoạch với những mục tiêu, nội dung, hình thức và
phương pháp giáo dục cụ thể.
Phân công rõ ràng trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân
khi thực hiện kế hoạch, nêu rõ nhiệm vụ và vai trò của các Cơ
quan, Ban, Ngành, Đoàn thể và mỗi lực lượng giáo dục trong kế
hoạch giáo dục Luật GTĐB cho học sinh THPT.
Nội dung triển khai kế hoạch cụ thể cho từng tháng, quí, cả
năm, từng chuyên đề, mỗi khung thời gian quy định rõ công việc
cụ thể và lực lượng tham gia, cũng như lực lượng chịu trách
nhiệm công việc đó. Thường xuyên tiến hành sơ, tổng kết đánh
giá kết quả của việc triển khai và hiệu quả triển khai trong từng
giai đoạn của kế hoạch.
+ Công tác tháng 9: Phát động “Tuần công dân”; tháng “An
toàn giao thông”

19


Trong nhà trường, ngay sau buổi lễ khai giảng năm học
mới,học sinh toàn trường sẽ được học tiết học “ Người Hà Nội
thanh lịch, văn minh”
Lớp trực tuần đầu tháng thực hiện chuyên đề tuần với chủ đề
“ Học sinh với An toàn giao thông”
Giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân sẽ dạy tiết

học “ An toàn giao thông” với các chủ đề phù hợp với từng khối
lớp.
Nhà trường lớp cho học sinh ký cam kết về An toàn giao
thông vào tiết sinh hoạt lớp tuần đầu tiên của tháng, có chữ ký của
BGH nhà trường, GVCN, phụ huynh học sinh, học sinh (học sinh
giữ 01 bản, GVCN lớp giữ 01 bản).
Đoàn thanh niên triển khai công tác tháng kết hợp với nội
dung an toàn giao thông
Đài phát thanh của phường thường xuyên tuyên truyền các
thông tin có liên quan đến An toàn giao thông …
+ Quý IV năm 2018 tiếp tục triển khai các nội dung có liên
quan đến công tác An toàn giao thông như tổ chức cuộc thi tìm

20


hiểu về Kiến thức ATGT dưới các hình thức: thi viết, trả lời trắc
nghiệm, tiểu phẩm, rung chuông vàng, vẽ tranh…. Những học
sinh có bài viết,vẽ và những lớp có tiểu phẩm đạt chất lượng
cao đều được khen thưởng.
Đặc biệt là vào tháng 12 – tháng cuối năm cần tuyên
truyền sâu rộng tới học sinh, PHHS về An toàn giao thông đặc
biệt là thái độ của học sinh khi xử lý các tình huống không may
xảy ra khi tham gia giao thông phải có cách ứng xử có văn hóa.
Cán bộ quản lí công tác giáo dục Luật GTĐB cho học sinh
THPT luôn bao quát, kiểm tra đánh giá các nội dung trong kế
hoạch được triển khai, luôn luôn lắng nghe, tiếp thu các thông
tin ngược trong quá trình thực hiện. Từ đó có biện pháp điều
chỉnh kế hoạch phù hợp với thực tiễn, thể hiện tính mở, linh
hoạt của kế hoạch quản lí.

-Trong quá trình thực hiện kế hoạch, cán bộ quản lí cần có
những quyết định đúng đắn trong các tình huống, các quyết định
quản lí thể hiện phẩm chất của nhà quản lí. Các quyết định đó
dựa trên mục tiêu giáo dục giáo dục Luật GTĐB cho học sinh
THPT.

21


-Trong kế hoạch giáo dục, có rất nhiều biện pháp giáo dục
được áp dụng, lực lượng giáo dục cần linh hoạt, lựa chọn các
biện pháp giáo dục phù hợp với từng giai đoạn của kế hoạch
hay, phù hợp với từng đối tượng giáo dục trong kế hoạch hoặc
kết hợp nhiều biện pháp giáo dục khác nhau để đảm bảo kế
hoạch giáo dục Luật GTĐB đạt hiệu quả cao.
- Điều kiện thực hiện biện pháp
Phẩm chất của cán bộ lãnh đạo, quản lí là yếu tố quyết
định đến hiệu quả xây dựng, hoàn thiện và triển khai, thực hiện
kế hoạch giáo dục Luật GTĐB cho học sinh THPT.
Ý thức trách nhiệm và ý thức về vai trò, nhiệm vụ của
người làm công tác giáo dục Luật GTĐB cho học sinh THPT.
- Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội
ngũ cán bộ đảm trách công tác giáo dục Luật Giao thông
đường bộ cho học sinh trung học phổ thông
- Mục tiêu của biện pháp
Thực hiện biện pháp này nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ
đảm trách công tác giáo dục Luật GTĐB hiểu rõ những kiến

22



thức, nội dung cơ bản về Luật GTĐB, nhận thức được vai trò và
ý nghĩa của việc giáo dục Luật GTĐB cho học sinh THPT; Hiểu
rõ phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục Luật GTĐB cho
học sinh THPT; Đồng thời, hình thành và phát triển ở họ những
kĩ năng cần thiết (Kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục Luật
GTĐB, kĩ năng khai thác, sử dụng và vận dụng các văn bản quy
phạm pháp luật, kĩ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy
học, kĩ năng sử dụng sáng tạo các phương pháp giáo dục Luật
GTĐB theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người
được giáo dục, kĩ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng tổ chức, quản
lí, quan sát, kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh
trong thực tiễn giáo dục pháp luật) phù hợp với nội dung, kiến
thức và hoạt động đặc thù này.
- Nội dung của biện pháp
Ngành giáo dục, lực lượng công an, các Đoàn thể địa
phương lựa chọn đội ngũ cán bộ tham gia trực tiếp vào công tác
tuyên truyền, giáo dục Luật GTĐB cho học sinh THPT để bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, qua đó các cán bộ lãnh đạo cũng
là người đi tham gia các chương trình bồi dưỡng nâng cao kiến
thức về Luật GTĐB và các kĩ năng giáo dục Luật GTĐB.

23


Việc bồi dưỡng đội ngũ này có thể theo chương trình
chung hoặc theo chương trình từng ngành dọc để tổ chức các
đợt bồi dưỡng, tập huấn, triển khai các phương pháp mới, các
văn bản mới liên quan đến giáo dục Luật GTĐB.
Bên cạnh đó, lực lượng Công an tiến hành liên kết với

các Trung tâm, Công ty luật hoặc các Trung tâm đào tạo lái xe
để tiến hành bồi dưỡng cập nhật văn bản mới, nâng cao trình
độ kiến thức và kĩ năng giáo dục Luật GTĐB cho các cán bộ
đảm nhiệm công tác giáo dục Luật GTĐB cho học sinh THPT.
Tổ chức các hoạt động giao lưu tìm hiểu về Luật GTĐB;
Văn hóa giao thông cho các lực lượng đảm trách công tác giáo
dục Luật GTĐB để có được một sân chơi vui vẻ, cuốn hút; tạo
môi trường giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm bổ ích và lý
thú giữa các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục Luật
GTĐB cho học sinh THPT.
- Cách thức thực hiện biện pháp
Lực lượng Công an tham mưu cho Ban ATGT xây dựng kế
hoạch bồi dưỡng về kiến thức và kĩ năng giáo dục Luật GTĐB
cho đội ngũ cán bộ đảm trách công tác tuyên truyền, giáo dục

24


Luật GTĐB cho học sinh THPT (Lực lượng CSGT, ngành Giáo
dục và Đoàn thể địa phương). Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
cần xây dựng chi tiết, cụ thể, xây dựng các tiêu chuẩn và tiêu
chí mà mỗi cán bộ cần đạt được thông qua các đợt tập huấn, bồi
dưỡng.
Cần huy động các nguồn lực phục vụ cho công tác bồi
dưỡng, dự trù kinh phí khi tổ chức cho cán bộ tham gia các đợt
bồi dưỡng.
Bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng giáo dục Luật GTĐB cho
đội ngũ nòng cốt trong công tác giáo dục Luật GTĐB cho học
sinh THPT có thể tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau như:
Cử cán bộ đi tập huấn bồi dưỡng theo các chương trình chung

của Nhà nước theo ngành dọc, các tổ chức xã hội hay mở các
lớp tập huấn, bồi dưỡng ngay tại quận và mời các chuyên gia,
cán bộ trong lĩnh vực giáo dục về Luật GTĐB về trực tiếp bồi
dưỡng hay tổ chức các hoạt động giao lưu, hoạt động thực tiễn,
các cuộc hội thảo, đàm thoại, trao đổi kinh nghiệm cho đội ngũ
cán bộ đảm trách công tác giáo dục Luật GTĐB.

25


×