Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

BIỆN PHÁP GIÁO dục PHÒNG CHỐNG tảo hôn CHO CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG VÙNG KHÓ KHĂN TRÊN địa bàn HUYỆN SA PA, TỈNH lào CAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.51 KB, 60 trang )

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC PHÒNG
CHỐNG TẢO HÔN CHO CỘNG
ĐỒNG NGƯỜI MÔNG VÙNG
KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI

1


- Các nguyên tắc xây dựng biện pháp giáo dục phòng
chống nạn tảo hôn cho cộng đồng người dân tộc Mông tại
xã Tả Giàng Phìn
- Các nguyên tác chung
Giáo dục phòng chống tảo hôn là sự truyền đạt những
kiến thức pháp luật về hôn nhân và gia đình đến người dân
thông qua giáo dục để người dân hiểu, nhận thấy hậu quả do
tảo hôn gây ra, từ đó tuân thủ quy định của pháp luật về hôn
nhân và gia đình. Để các biện pháp giáo dục phòng chống nạn
tảo hôn cho cộng đồng người dân tộc Mông tại xã Tả Giàng
Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai có hiệu quả với tình trạng
thực tế tại địa phương, các biện pháp giáo dục phải đảm bảo
một số nguyên tắc chung như sau:
Biện pháp giáo dục phải thoả mãn những yêu cầu chung
về phương pháp luận, đảm bảo tính khoa học.
Biện pháp giáo dục phải có tính hiệu quả, góp phần thay
đổi được nhận thức của đồng bào người dân tộc Mông tại xã
Tả Giàng Phìn về tác hại và hậu quả của tảo hôn gây ra, qua
đó góp phần nâng cao chất lượng dân số và phát triển mọi mặt
của đời sống xã hội.
2



Biện pháp giáo dục phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh
lý của đồng bào người dân tộc Mông, phù hợp với đặc điểm
kinh tế - xã hội của xã Tả Giàng Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào
Cai tránh được sự bất cập của các biện pháp cũ mà chính
quyền địa phương đã thực hiện.
Biện pháp giáo dục phải được thể hiện bằng những hình
thức cụ thể, đơn giản, gần gũi, dễ đi vào nếp sống, sinh hoạt
của đồng bào người dân tộc Mông tại xã Tả Giàng Phìn,
huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
- Các nguyên tắc cơ bản
- Đảm bảo tính pháp lý
Giáo dục phòng chống tảo hôn cho người dân tộc Mông
tại xã Tả Giàng Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai phải dựa trên
các cơ sở pháp lý như: Luật Hôn nhân và Gia đình, các văn bản
quy phạm pháp luật có liên quan như các chỉ thị, nghị quyết của
Đảng, Nhà nước, các kế hoạch chung của tỉnh, huyện.
Các biện pháp giáo dục xây dựng phải căn cứ vào các cơ
sở mang tính pháp lý cụ thể sau đây:
Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 đã được
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
3


XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014 có
hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đã quy định về điều
kiện kết hôn là nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở
lên. Việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa
đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 8 của
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là tảo hôn.

Theo luật, những người có hành vi tảo hôn hoặc tổ chức
tảo hôn đều bị xử phạt theo một trong các trường hợp sau:
Điều 47 Nghị định số 67/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 110/2013/NĐ-CP
ngày 24/09/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp,
hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh
nghiệp, hợp tác xã: “Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng
đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng
cho người chưa đủ tuổi kết hôn; Phạt tiền từ 1.000.000 đồng
đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ
chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã
có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ
đó”. Đồng thời, người nào đã bị xử phạt hành chính về hành vi
tổ chức tảo hôn mà còn vi phạm thì có thể bị truy cứu trách
4


nhiệm hình sự về tội tổ chức tảo hôn. Tội tổ chức tảo hôn theo
quy định tại điều 183, Bộ luật hình sự năm 2015 số
100/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27
tháng 11 năm 2015 có hiệu lực từ 1/7/2016. Cụ thể: "Người
nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến
tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này
mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02
năm".
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 phê duyệt Đề án" Giảm thiểu

tình trạng tảo hôn trong vùng dân tộc ít người giai đoạn 2015
- 2025", Quyết định số 439/QĐ-UBDT ngày 13/8/2015 của
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc ban hành kế
hoạch thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn
nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn
2015-2020”, đây là một chính sách thể hiện quyết tâm của
Đảng và Nhà nước Việt nam trong việc nâng cao chất lượng
dân số, đảm bảo quyền phát triển của đồng bào các dân tộc
thiểu số Việt Nam.
5


Tại Lào Cai, các cấp, các ngành từ tỉnh, huyện đến cơ sở
đã triển khai tổ chức thực hiện Kế hoạch số 187/KH-UBND
ngày 06/7/2016 của UBND tỉnh Lào Cai thực hiện đề án
"giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020" trên địa bàn
tỉnh Lào Cai. Tại huyện Sa Pa có Kế hoạch số 775/KHUBND ngày 16/8/2016 của UBND huyện Sa Pa thực hiện đề
án "giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
đối với đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020" trên
địa bàn huyện.
- Đảm bảo tính đồng bộ
Hệ thống các biện pháp giáo dục đưa ra phải đồng bộ,
cân đối; phải tính toán để các biện pháp hỗ trợ lẫn nhau tạo
nên sức mạnh tổng hợp đem lại kết quả cao nhất trong công
tác giáo dục phòng chống tảo hôn; phải xác định được biện
pháp trọng tâm và thể hiện sự ưu tiên hợp lý, trong đó đặc biệt
lưu ý hai biện pháp trọng tâm là: Biện pháp giáo dục góp phần
thay đổi được nhận thức của đồng bào người dân tộc Mông tại
xã Tả Giàng Phìn về tác hại và hậu quả của tảo hôn gây ra,

qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số và phát triển mọi
mặt của đời sống xã hội, biện pháp giáo dục phải phù hợp với
6


đặc điểm tâm sinh lý của đồng bào người dân tộc Mông, phù
hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Tả Giàng Phìn,
huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai tránh được sự bất cập của các biện
pháp cũ mà chính quyền địa phương xã Tả Giàng Phìn đã
thực hiện.
Các biện pháp giáo dục phải đảm bảo tính đồng bộ, tính
thống nhất từ mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức
giáo dục cho phù hợp và có hiệu quả. Giáo dục phòng chống
tảo hôn cho cộng đồng người dân tộc Mông đóng một vai trò
quan trọng và cần phải được tổ chức thực hiện thường xuyên,
liên tục, tích cực ở tất cả mọi nơi nhằm giúp nâng cao nhận
thức và ý thức pháp luật, chuyển đổi hành vi trong hôn nhân
của đồng bào dân tộc Mông góp phần giảm thiểu tình trạng tảo
hôn, nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực.
- Đảm bảo tính thực tiễn
Hệ thống các biện pháp đưa ra phải đảm bảo tính thiết
thực, phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế ở vùng đồng
bào dân tộc Mông tại xã Tả Giàng Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh
Lào Cai.

7


Giáo dục phòng chống tảo hôn cho đồng bào dân tộc
Mông cần có những hình thức và phương pháp phù hợp với

đặc thù của dân tộc do họ không đồng nhất về tiếng nói,
phong tục tập quán, nếp sống và sinh hoạt... Cần dựa vào tình
hình thực tế để lựa chọn những hình thức tuyên truyền, vận
động phù hợp. Do tập quán của người dân tộc Mông thường
xuyên sống ở nương rẫy, vùng đồi núi cao nên cần lồng ghép
tuyên truyền trong các buổi giao lưu, sinh hoạt văn hóa, lễ
hội, họp thôn bản hoặc ngay tại các đám cưới của đồng bào;
tổ chức các buổi tập huấn nâng cao kiến thức về tảo hôn cho
các già làng, trưởng bản, người có uy tín cộng đồng để những
người này trở thành đầu mối tuyên truyền cho các thành viên
trong thôn bản, cộng đồng; kết hợp tuyên truyền với phổ biến
các biện pháp phòng ngừa tình trạng tảo hôn; chú ý nêu
gương người tốt việc tốt trong tuân thủ và chấp hành pháp
luật về Luật Hôn nhân gia đình.
Các biện pháp giáo dục mới xây dựng phải thể hiện sự
đổi mới dựa trên các biện pháp chính quyền địa phương đã
thực hiện nhưng còn bất cập thiếu hiệu quả, cụ thể:

8


Phối hợp với chính quyền địa phương, thôn bản để tổ
chức tuyên truyền, giáo dục phòng chống tảo hôn lồng ghép
trong các buổi họp thôn, họp đại đoàn kết toàn dân.
Biên soạn, in ấn tờ rơi tuyên truyền về hậu quả, tác hại
của tảo hôn để phát tới mọi tầng lớp người dân; Thiết kế những
khẩu hiệu tuyên truyền với hình ảnh minh họa độc đáo và treo
ở những nơi công cộng, cơ quan, trường học.
Phối hợp với đài truyền hình địa phương thực hiện các
phóng sự, phim tài liệu nhằm cho người dân hiểu rõ về tảo hôn

và những hậu quả của nó với những gương “người thật, việc
thật”. Làm băng đĩa có thuyết minh bằng tiếng dân tộc, các
clip, phóng sự, tọa đàm, câu chuyện, phỏng vấn, phát biểu,
chuyên gia hỏi – đáp để cung cấp cho các địa phương làm tài
liệu tuyên truyền.
Phối hợp chặt chẽ với già làng, trưởng bản, người có uy
tín trong cộng đồng để tổ chức tuyên truyền tới người dân
bằng chính tiếng dân tộc của họ.
Phối hợp chặt chẽ với các nhà trường để lồng gắn nội
dung giáo dục phòng chống tảo hôn cho đối tượng học sinh.

9


- Đảm bảo tính thiết thực
Đối với người dân tộc Mông tại xã Tả Giàng Phìn,
huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, vấn đề cấp thiết hiện nay là làm
sao ngăn chặn vấn nạn tảo hôn đã và đang diễn ra ngày một
tăng trong nhằm góp phần nâng cao chất lượng dân số và phát
triển mọi mặt của đời sống xã hội. Các biện pháp và nội dung
giáo dục phải thiết thực đối với đồng bào người dân tộc Mông
tại xã Tả Giàng Phìn như giáo dục về tác hại và hậu quả của
tảo hôn đối với gia đình và xã hội như: ảnh hưởng đến sức
khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, ảnh hưởng đến chất lượng dân số,
suy giảm giống nòi và chất lượng nguồn nhân lực, rơi vào
vòng luẩn quẩn giữa đói nghèo – thất học – tảo hôn. Qua đó
cộng đồng người dân tộc Mông tại xã Tả Giàng Phìn thay đổi
nhận thức về vấn nạn tảo hôn và chung tay chống lại vấn nạn
này.
- Biện pháp giáo dục phòng chống nạn tảo hôn cho cộng

đồng người Mông tại xã Tả Giàng Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh
Lào Cai
-Biện pháp 1: Xây dựng nội dung giáo dục phòng chống tảo
hôn một cách phù hợp trên cơ sở khảo sát, điều tra tìm hiểu
rõ đối tượng
10


- Mục tiêu của biện pháp
Biện pháp nhằm xác định một cách toàn diện về đối
tượng cần được giáo dục phòng chống tảo hôn trong cộng
đồng người dân tộc Mông tại xã Tả Giàng Phìn, để từ đó xác
định những nội dung giáo dục phù hợp với các đối tượng đó.
Đây là việc làm cần thiết để giúp cho công tác giáo dục phòng
chống tảo hôn tại xã Tả Giàng Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào
Cai mang lại hiệu quả thiết thực, đúng nội dung và đúng đối
tượng. Trên cơ sở xác định được các nhóm đối tượng cần giáo
dục sẽ xây dựng các nội dung giáo dục tương ứng với từng
nhóm đối tượng như với nhóm tuổi, với giới tính, với trình độ
nhận thức, với đặc điểm tâm lý, với hoàn cảnh của họ.
- Nội dung và hình thức thực hiện biện pháp
Bước 1: Tiến hành điều tra, khảo sát trực tiếp trong cộng
đồng người dân tộc Mông tại xã Tả Giàng Phìn, huyện Sa Pa,
tỉnh Lào Cai, đồng thời thu thập số liệu thống kê từ các
phòng, ban, đoàn thể của huyện Sa Pa như Phòng dân tộc,
Phòng y tế, Phòng lao động-thương binh và xã hội, Liên đoàn
lao động, Huyện đoàn, Trung tâm dân số-kế hoạch hóa gia
đình và Ủy ban nhân dân xã Tả Giàng Phìn. Tổ chức phân loại
11



các nhóm đối tượng cần được giáo dục theo các tiêu chí khác
nhau như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, hoàn cảnh gia
đình ...
Bước 2: Trên cơ sở đã xác định rõ các đối tượng cần
giáo dục phòng chống tảo hôn, xây dựng các nội dung giáo
dục phòng chống tảo hôn trong cộng đồng người dân tộc
Mông tại xã Tả Giàng Phìn.
Giáo dục phòng chống tảo hôn cho đồng bào dân tộc
Mông nhằm mục tiêu chính là để tuyên truyền giáo dục về ý
nghĩa, tầm quan trọng của việc tuân thủ quy định của pháp
luật về kết hôn giúp nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc
thiểu số để họ có nhận thức và hành động đúng đắn. Vì vậy
nội dung giáo dục chủ yếu là phổ biến các quy định của pháp
luật có liên quan đến hôn nhân gia đình, phòng chống tảo hôn
cũng như hậu quả, tác hại và hành vi của tảo hôn, từng bước
hạn chế, tiến tới chấm dứt tình trạng tảo hôn ở cộng đồng dân
tộc Mông xã Tả Giàng Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Nội
dung giáo dục bao gồm:
Giáo dục về Pháp luật: Luật Hôn nhân và gia đình số
52/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
12


nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19
tháng 6 năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
Trong đó chú trọng vào nội dung một số điều như Điều 7 áp
dụng tập quán về hôn nhân và gia đình, Điều 8 điều kiện kết
hôn, Điều 9 đăng ký kết hôn. Trong đó đặc biệt chú trọng giáo
dục quy định về điều kiện kết hôn là nam từ đủ 20 tuổi trở lên,

nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; Điều 47 Nghị định số 67/2015/NĐCP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư
pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án
dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã: “Cảnh cáo hoặc
phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi
tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn;
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành
vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa
đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân
buộc chấm dứt quan hệ đó”; Điều 183, Bộ luật hình sự năm
2015 số 100/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua
ngày 27 tháng 11 năm 2015 có hiệu lực từ 1/7/2016. Cụ thể:

13


"Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người
chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về
hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000
đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ
đến 02 năm".
Giáo dục về tác hại và hậu quả của tảo hôn: tác hại của
tảo hôn đối với gia đình và xã hội như: ảnh hưởng đến sức
khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, ảnh hưởng đến chất lượng dân số,
suy giảm giống nòi và chất lượng nguồn nhân lực, rơi vào
vòng luẩn quẩn giữa đói nghèo – thất học – tảo hôn.
Giáo dục về các vấn đề liên quan: giới tính, sức khỏe
sinh sản vị thành niên, kết hôn cận huyết thống.

- Các điều kiện để thực hiện biện pháp
Đảm bảo sự chính xác, khách quan trong việc thực hiện
điều tra, khảo sát và thu thập số liệu tại các phòng, ban liên
quan trên địa bàn xã Tả Giàng Phìn và huyện Sa Pa, tỉnh Lào
Cai

14


Các mẫu điều tra, khảo sát và thu thập số liệu phải được
lựa chọn với tỉ lệ phù hợp ở mỗi thôn, bản, dòng họ trên địa
bàn khảo sát.
Thành lập nhóm khảo sát, thống kê, điều tra, trong đó
bao gồm có các đơn vị như: Phòng dân tộc, Phòng y tế, Phòng
lao động-thương binh và xã hội, Liên đoàn lao động, Huyện
đoàn, Trung tâm dân số-kế hoạch hóa gia đình, Đoàn thanh
niên xã, Hội phụ nữ, Hội chữ thập đỏ, trưởng thôn, già làng.
Việc phân loại các nhóm đối tượng cần đảm bảo tính
chính xác, phù hợp điều kiện thực tế tại địa phương.
Việc xác định các nội dung giáo dục phòng chống tảo
hôn sẽ triển khai tới người dân được tiến hành sau khi đã phân
nhóm được đối tượng cần giáo dục. Việc xác định các nội
dung giáo dục phòng chống tảo hôn phải căn cứ dựa trên
nhiều nguồn tham khảo khác nhau, cần phải có bộ công cụ
được xây dựng cụ thể dựa trên các đặc tính về nhóm các đối
tượng cần được giáo dục để có thể đưa ra những kết luận chi
tiết về đặc trưng tâm lý, sinh lý của nhóm các đối tượng. Các
bộ công cụ này cần được liên tục hoàn thiện, thay đổi để phù

15



hợp với các đặc trưng về tâm, sinh lý của đối tượng nhằm có
một cách nhìn tổng quát nhất về đối tượng cần giáo dục.
Hệ thống các nội dung giáo dục về tảo hôn phải được
xây dựng dựa trên các tài liệu chính thống, có kèm tư liệu về
hình ảnh, phim tài liệu minh họa. Các nội dung giáo dục cần
được cụ thể hóa, gắn liền với thực tế, đi trực tiếp vào vấn đề.
Đặc biệt với những đối tượng giáo dục là đồng bào dân tộc
Mông thì các nội dung giáo dục cần phải hết sức rõ ràng và dễ
hiểu.
- Biện pháp 2: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật để làm
thay đổi các phong tục tập quán lạc hậu liên quan đến tảo
hôn của người dân tộc Mông.
- Mục tiêu của biện pháp
Tìm hiểu được những phong tục, tập quán lạc hậu có ảnh
hưởng đến tình trạng tảo hôn tại xã Tả Giàng Phìn, huyện Sa
Pa, tỉnh Lào Cai. Từ đó tuyên truyền, phổ biến những phong
tục, tập quán tốt đẹp, đồng thời phê phán, vận động đồng bào
từng bước thay đổi và xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, trái với
quy định của pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình tại
địa phương.

16


- Nội dung và hình thức thực hiện biện pháp
Tìm hiểu các phong tục, tập quán, quy ước của đồng bào
người Mông đang sinh sống trên địa bàn xã Tả Giàng Phìn,
huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai liên quan đến hôn nhân và gia đình

như tục hỏi vợ, tục bói số vợ chồng, tục đón dâu, tục thách
cưới, tục bắt vợ ... Đây là sự đa dạng về phong tục của đồng
bào người dân tộc Mông, một mặt tạo nên bản sắc văn hóa
riêng, mặt khác là điểm duy trì những hủ tục lạc hậu dẫn đến
tảo hôn. Cần phân biệt rõ cho đồng bào hiểu thế nào là những
hủ tục lạc hậu cần phải thay đổi, thế nào là những nét đẹp văn
hóa đặc trưng của dân tộc cần bảo lưu và kế thừa. Ngày nay
các thủ tục trong hôn nhân đã được tiết giảm đi nhiều nhưng
tựu trung vẫn giữ được những nét cơ bản truyền thống rất ấn
tượng. Xác định rõ những phong tục tập quán không còn phù
hợp, những tập quán lạc hậu, phản khoa học. Đối với dân tộc ít
người nói chung và người dân tộc Mông nói riêng, hôn nhân
của họ thường mang tính chất mua bán (thông qua tục thách
cưới cao) và tin vào tín ngưỡng.
Thực hiện việc tuyên truyền và giới thiệu một số phong
tục, tập quán tốt đẹp của các dân tộc khác hoặc chính những
điểm tích cực trong phong tục của người Mông để đồng bào
17


người dân tộc Mông tại xã Tả Giàng Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh
Lào Cai thấy được những điểm hạn chế trong hủ tục của
mình. Một số phong tục, nét đẹp văn hóa như: trong hôn nhân
giữa nam và nữ của đồng bào dân tộc Dao, những phong tục
tập quán mang tính tích cực, thể hiện nét văn hóa độc đáo
như: tục "ở rể" của nam giới. Trong phong tục hôn nhân của
người Giáy tại Sa Pa có tục "xem lá số, xem mặt, xem nhà".
Với người con trai, việc xem mặt là quan trọng, còn người
con gái lại có nhu cầu xem nhà, xem mình đi làm dâu ở nhà
đó, có phải là gia đình gia giáo, gia phong như thế nào, hoàn

cảnh ra sao. Nếu đồng ý, gia đình cô gái mới trao lá số, mà
người Giáy gọi là thư mệnh cho nhà trai. Hoặc trong hôn nhân
gia đình của người Mông, những điểm tích cực như: hôn nhân
theo tập quán tự do kén chọn bạn đời, những người cùng dòng
họ không lấy nhau, vợ chồng người Mông rất ít bỏ nhau, họ
sống với nhau hòa thuận, cùng làm ăn, cùng lên nương, xuống
chợ...
- Các điều kiện để thực hiện biện pháp
Việc tìm hiểu và giới thiệu những phong tục tập quán tốt
đẹp, tích cực cần được phát huy phải dựa trên những tài liệu
văn hóa và quá trình tìm hiểu tại địa phương.
18


Việc tìm hiểu và tác động đến những hủ tục hoặc tập
quán lạc hậu, vi phạm quy định của pháp luật cần căn cứ vào
các điều, khoản quy định trong Luật hôn nhân và gia đình đã
được phổ biến và các quy định hiện hành của Pháp luật và
Nhà nước.
Cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu văn
hóa vùng đồng bào dân tộc miền núi để có những đánh giá
chính xác hơn trong quá trình xác định những phong tục tập
quán mang tính tích cực và những hủ tục, lạc hậu hoặc những
hiện tượng chưa phải là phong tục, tập quán nhưng có tác động
dẫn đến việc tảo hôn của đồng bào người dân tộc Mông tại xã
Tả Giàng Phìn.
Cần có sự tham khảo các ý kiến của những người nhiều
kinh nghiệm, người có uy tín trong chính cộng đồng dân tộc
Mông, để chắc chắn đó là những hiện tượng hay những phong
tục của họ. Từ đó chỉ ra những phong tục, tập quán cần thay

đổi và hướng thay đổi ở vùng đồng bào người dân tộc Mông
tại xã Tả Giàng Phìn. Chính bản thân những người có kinh
nghiệm, người có uy tín trong chính cộng đồng dân tộc Mông
vừa là nguồn thông tin đáng tin cậy vừa lực lượng quan trọng

19


trong quá trình triển khai việc thay đổi nhận thức của đồng
bào về các phong tục, tập quán lạc hậu cần phải thay đổi.
- Biện pháp 3: Tuyên truyền, giáo dục làm thay đổi nhận
thức của người dân tộc Mông về tác hại của tảo hôn
- Mục tiêu của biện pháp
Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý, phong tục tập quán, thói
quen, nếp sống, sinh hoạt, trình độ nhận thức của người dân
tộc Mông tại xã Tả Giàng Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Từ
đó tuyên truyền, phổ biến và giáo dục cho người dân về
những tác hại của việc tảo hôn đối với chính bản thân, gia
đình, dòng họ và cộng đồng người dân tộc Mông tại xã Tả
Giàng Phìn.
- Nội dung và hình thức thực hiện biện pháp
Xác định trình độ dân trí và ý thức pháp luật của người
dân còn hạn chế dẫn đến nhận thức của đồng bào người dân
tộc Mông tại xã Tả Giàng Phìn về những hệ quả và các vấn đề
liên quan đến tảo hôn còn rất hạn chế. Xác định trình độ dân
trí là nguyên nhân ảnh hưởng nhiều nhất tới thực trạng tảo
hôn của đồng bào người Mông tại xã Tả Giàng Phìn. Từ đó
đưa ra các nội dung cần tuyên truyền, giáo dục như:
20



Giáo dục về Pháp luật, Luật Hôn nhân và gia đình đã
được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014.
Trong đó chú trọng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của
Luật Hôn nhân và gia đình: Điều kiện kết hôn: Nam từ đủ 20
tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Giáo dục về giới tính,
sức khỏe sinh sản vị thành niên, kết hôn cận huyết thống.
Giáo dục về tác hại và hậu quả của tảo hôn đối với gia đình và
xã hội như: ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh; ảnh
hưởng đến chất lượng dân số, suy giảm giống nòi và chất
lượng nguồn nhân lực; rơi vào vòng luẩn quẩn giữa đói nghèo
– thất học – tảo hôn.
Tuyên truyền, giáo dục cho người dân nhận thức được
hậu quả nguy hại mà tảo hôn mang lại như: các bà mẹ trẻ em
có nhiều nguy cơ tử vong do những biến chứng thai sản và
trong quá trình sinh con. Con cái của các bà mẹ trẻ con
thường bị chết lưu hoặc chết trong những tháng đầu đời. Do
mang thai khi cơ thể chưa phát triển đầy đủ về thể chất sinh
lý, tâm lý nên sẽ sinh ra những đứa con còi cọc, khả năng
chống các bệnh tật rất kém cho nên dễ mắc bệnh, nhất là các
bệnh hiểm nghèo, rất khó chữa, đồng thời người mẹ cũng có
21


thể gặp nguy hiểm đến tính mạng khi sinh con ở tuổi vị thành
niên. Như vậy, gia đình phải chăm lo sức khỏe cho con nhiều
hơn, tốn kém nhiều tiền của hơn và sẽ rất khó thoát khỏi đói
nghèo, dòng dõi ngày càng bị suy thoái. Tảo hôn sẽ sinh ra
những đứa con kém phát triển trí tuệ, khả năng học tập kém,

không có khả năng tiếp thu các tiến bộ khoa học, công nghệ
mới, sẽ không thể phát triển được sản xuất và không thể thoát
được đói nghèo. Trẻ em gái kết hôn trước tuổi 18 thường phải
bỏ học và có nhiều nguy cơ bị bạo lực gia đình, bản thân
người tảo hôn sẽ không có điều kiện học tập, rèn luyện, phấn
đấu để trưởng thành, mặt khác chưa phát triển đầy đủ về cả
sinh lý và tâm lý, chưa đủ khả năng để chăm sóc con phát
triển một cách bình thường, khỏe mạnh, toàn diện, do đó
những đứa con đó lớn lên sẽ rất khó khăn về nhiều mặt như
sức khỏe, học hành, tìm việc làm...
Phối hợp với chính quyền địa phương, thôn bản, trường
học, đài truyền thanh truyền hình để tổ chức tuyên truyền,
giáo dục phòng chống tảo hôn cho người dân tộc Mông tại xã
Tả Giàng Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
- Các điều kiện để thực hiện biện pháp

22


Việc tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý, phong tục tập
quán, thói quen, nếp sống, sinh hoạt, trình độ nhận thức của
người dân tộc Mông tại xã Tả Giàng Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh
Lào Cai để từ đó có biện pháp tuyên truyền, giáo dục phù hợp
và hiệu quả phải được thực hiện một cách chi tiết và đầy đủ.
Phân biệt thật rõ những lợi ích của kiểu hôn nhân bình
thường và những hậu quả của tảo hôn mang lại đối với những
đứa trẻ được sinh ra và đối với phạm vi cộng đồng, xã hội
Việc phối hợp với chính quyền địa phương, thôn bản để
tổ chức tuyên truyền, giáo dục phòng chống tảo hôn phải phù
hợp với điều kiện thực tế, phải mang tính đơn giản, dễ hiểu,

phù hợp với người Mông nơi đây như: lồng ghép trong các
buổi họp thôn, họp đại đoàn kết toàn dân. Biên soạn, in ấn tờ
rơi tuyên truyền về hậu quả, tác hại của tảo hôn để phát cho
người dân, thiết kế những khẩu hiệu tuyên truyền với hình
ảnh minh họa độc đáo và treo ở những nơi công cộng, cơ
quan, trường
- Biện pháp 4: Phối hợp các hình thức tuyên truyền, giáo
dục nhằm hạn chế những bất cập của các biện pháp đang
triển khai
- Mục tiêu của biện pháp
23


Công tác tuyên truyền, giáo dục về hậu quả và tác hại
của tảo hôn giúp người dân tộc Mông nhận thức đúng đắn về
hôn nhân an toàn lành mạnh đúng pháp luật là nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu. Tuy nhiên mỗi dân tộc có một ngôn ngữ, văn
hóa, phong tục tập quán riêng, mỗi người dân, đặc biệt người
dân tộc Mông có trình độ nhận thức riêng biệt nên phải đa
dạng hóa các hình thức tuyên truyền để tất cả mọi người đều
có thể hiểu và thay đổi nhận thức cũng như hành vi liên quan
đến hôn nhân đúng pháp luật. Bên cạnh việc tuyên truyền phổ
biến kiến thức cho người dân thì biện pháp này cũng chú
trọng nâng cao nhận thức cho các cán bộ chính quyền, cán bộ
y tế, cán bộ phụ nữ, các già làng, trưởng bản... mục đích tạo
sự chuyển biến về nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền,
nhân dân nhằm từng bước xóa bỏ nạn tảo hôn tại địa phương,
đồng thời giúp điều chỉnh sự bất cập của các biện pháp tuyên
truyền mà địa phương đang triển khai thực hiện.
- Nội dung và hình thức thực hiện biện pháp

Tuyên truyền giáo dục, phổ biến cho người dân hiểu biết
về quy định của pháp luật và nhà nước Việt Nam về hôn nhân
(Luật hôn nhân và gia đình) cụ thể là về: Độ tuổi kết hôn của
nam và nữ, quy định cấm kết hôn giữa những người có cùng
24


huyết thống trong phạm vi 3 đời và nếu phạm phải là vi phạm
pháp luật. Phổ biến cho người dân những tác hại, nguy cơ hậu
quả gặp phải khi tảo hôn, đặc biệt là những hậu quả đối với xã
hội về lâu về dài. Giáo dục, nâng cao ý thức tự giác chấp hành
nghiêm quy định của pháp luật khi xây dựng gia đình, góp
phần xây dựng hôn nhân lành mạnh trong cộng đồng nơi sinh
sống thể hiện tiêu chí: hiểu biết đầy đủ, đúng các quy định của
Nhà nước về kết hôn, có thái độ phê phán những người có
hiểu biết lệch lạc đồng thời góp phần ngăn cặn tảo hôn. Tổ
chức tuyền truyền trang bị hiểu biết cho người dân những quy
định của pháp luật về hôn nhân và gia đình lồng ghép thông
qua các buổi sinh hoạt cộng đồng được tổ chức định kì, có thể
mời chuyên gia nói chuyện về công tác giáo dục phòng chống
tảo hôn. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền cho người dân
các Nghị quyết, chính sách, các kế hoạch và đề án giảm thiểu
tảo hôn của Nhà nước. Trang bị sổ tay tuyên truyền cho tuyên
truyền viên cơ sở với nội dung có hình ảnh minh họa dễ hiểu
tóm tắt về: quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình;
nội dung cơ bản của Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và
hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số”. Biên
soạn, in ấn tờ rơi tuyên truyền tuyên truyền về hậu quả, tác

25



×