Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

BIỆN PHÁP QUẢN lý THIẾT bị GIÁO DỤC TRONG CÁC TRƯỜNG mầm NON HUYỆN AN DƯƠNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG đáp ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO dục mầm NON mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.06 KB, 64 trang )

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT
BỊ GIÁO DỤC TRONG CÁC
TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN
AN DƯƠNG, THÀNH PHÔ
HẢI PHÒNG ĐÁP ỨNG
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
MẦM NON MỚI


- Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
- Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp
Yêu cầu đảm bảo tính đồng bộ là xuất phát từ nguyên tắc
của quá trình quản lý. Hiệu trưởng nhà trường cần khảo sát
toàn diện các mặt hoạt động giáo dục của nhà trường, thiết lập
mối quan hệ giữa các tổ chức trong nhà trường. Xây dựng kế
hoạch chỉ đạo thực hiện quản lý sử dụng TBGD đúng mục
đích và yêu cầu, phù hợp với cách thức và nội dung thực hiện,
phù hợp với điều kiện thực hiện, từ đó việc đảm bảo tính đồng
bộ của các biện pháp mới phát huy được đặc điểm, thế mạnh
của từng biện pháp trong việc quản lý trang bị, sử dụng, bảo
quản TBGD, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới
phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục hiện
nay.
- Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp
Để đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp, Hiệu
trưởng trường mầm non phải xác định được định hướng phát
triển của nhà trường, của địa phương, xác định được định
hướng chiến lược phát triển giáo dục của đất nước hiện nay.


Biện pháp phải đảm bảo thể hiện cụ thể hóa chủ trương,


đường lối, phương châm giáo dục của Đảng và Nhà nước,
phải phù hợp với các quy định, quy chế của ngành giáo dục
trong quá trình quản lý.
Các biện pháp chỉ ra cần cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, đảm
bảo đội ngũ CBQL, GV thực hiện được. Tính thực tiễn của
các biện pháp phải phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện vật lực,
tài lực, nhân lực trong nhà trường.
- Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp
Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp đòi hỏi các biện
pháp được đề xuất phải đáp ứng được yêu cầu thực tế và có
khả năng áp dụng vào thực tiễn trong việc thực hiện các chức
năng quản lý của người Hiệu trưởng (lập kế hoạch, tổ chức,
chỉ đạo, kiểm tra). Việc áp dụng các giải pháp này đem lại
hiệu quả cao trong công tác quản lý TBGD trong các trường
mầm non huyện An Dương, mặt khác nhận được sự đồng
thuận cao từ các thành viên trong nhà trường và phụ huynh
học sinh, các ban ngành, toàn thể xã hội. Các biện pháp phải
đảm bảo tính khoa học, cụ thể hóa các bước tiến hành, thời


gian thực hiện rõ ràng, phù hợp với năng lực của tập thể nhà
trường, phù hợp với điều kiện, nguồn lực nhà trường đang có.
Các biện pháp phải được kiểm tra, khảo nghiệm có căn
cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao. Các biện pháp
phải được đề xuất phải được thường xuyên bổ sung, điêu
chỉnh để ngày càng hoàn thiện.
- Các biện pháp quản lý thiết bị giáo dục trong các
trường mầm non huyện An Dương, thành phố Hải phòng
đáp ứng chương trình giáo dục mầm mới
Dựa vào những nghiên cứu lý luận ở chương I, căn cứ

vào kết quả điều tra thực trạng về công tác quản lý trang bị, sử
dụng, bảo quản TBGD của Hiệu trưởng các trường mầm non
ở chương 2, dựa vào các nguyên tắc đề xuất các biện pháp
nêu trên, chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động
liên quan đến TBGD của hiệu trưởng các trường mầm non ở
huyện An Dương, thánh phố Hải Phòng như sau :
- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về
ý nghĩa, tầm quan trọng của TBGD trong quá trình dạy học
- Mục tiêu


Để giáo viên tự giác, tích cực, sáng tạo trong việc sử
dụng TBGD trong tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ đáp ứng
được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay thì việc
đầu tiên của người Hiệu trưởng trong mỗi nhà trường là cần
nâng cao nhận thức cho CBQL, GV hiểu về ý nghĩa và tầm
quan trọng của TBGD trong quá trình dạy học.
Luôn tạo điều kiện cho CBQL,GV được tìm hiểu về các
văn bản chỉ đạo của các cấp liên quan đến công tác TBGD
trong nhà trường để nắm được chủ chương, quy định, yêu cầu
của ngành về việc trang bị, sử dụng, bảo quản TBGD, qua đó
tập thể nhà trường sẽ cùng nhau phối hơp, thực hiện tốt các
nhiệm vụ được giao.
-Nội dung
- Nội dung 1 : Cập nhật, triển khai đầy đủ hệ thống các
văn bản chỉ đạo của các cấp về TBGD trong trường mầm non
đến toàn thể CBQL, GV.
- Nội dung 2 : Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng
đến đội ngũ CBQL, GV về ý nghĩa và tầm quan trọng của
TBGD trong quá trình dạy học.



- Nội dung 3: Tổ chức phát động các phong trào thi đua
tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ, qua đó nhà trường
nắm bắt được nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của
TBGD đối với các hoạt động giáo dục trẻ.
- Cách thức thực hiện
* Nội dung 1 : Cập nhật, triển khai đầy đủ hệ thống các
văn bản chỉ đạo của các cấp về TBGD trong trường mầm non
đến toàn thể CBQL, GV.
Để có đầy đủ hệ thống văn bản chỉ đạo của các cấp về
công tác quản lý TBGD trong trường mầm non. Việc đầu tiên
là Hiệu trưởng phải cập nhật thường xuyên, hệ thống hóa đầy
đủ các văn bản chỉ đạo của các cấp về các vấn đề liên quan
đến và công tác quản lý TBGD, bên cạnh đó đặc biệt quan
tâm cập nhật các tài liệu liên quan đến vai trò của TBGD
trong quá trình giáo dục trẻ; các văn bản, tài liệu phải được
sắp xếp khoa học theo thứ tự năm, tháng ban hành, có danh
mục tra cứu. Nơi lưu trữ các văn bản, tài liệulà trong tủ sách
nhà trường, bỏi vì đây là nơi thuận tiện nhất cho CBQL, GV
tìm hiểu, tiếp cận; đối với các trường có Website thì đăng tải
lên Website của nhà trường. Qua đó độ ngũ CBQL, GV phải


thấy rõ được tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng TBGD
đối với nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục
mầm non mới. Đội ngũ thấy rõ được những định hướng chi
đạo của Bộ GD&ĐT
* Nội dung 2 : Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu
rộng đến đội ngũ CBQL, GV về ý nghĩa và tầm quan trọng

của TBGD trong quá trình dạy học
Hiệu trưởng cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền
như : Trong các buổi tập huấn,bồi dưỡng chuyên môn, họp
hội đồng sư phạm, sinh hoạt chuyên môn chung toàn trường,
sinh hoạt chuyên môn theo khối tuổi có kết hợp lồng ghép các
nội dung nói về ý nghĩa, vai trò của TBGD trong quá trình
dạy học, ... với mục đích thay đổi nhận thức của các thành
viên trong nhà trường về TBGD, khơi dậy trách nhiệm của tổ
chức, cá nhân đối với công tác này; tạo ra sự đồng thuận, nhất
trí cao trong tổ chức thực hiện nghị quyết hội đồng chuyên
môn, đoàn thể trong nhà trường về sử dụng và quản lý TBGD.
- Thường xuyên giới thiệu các tạp chí, sách báo, danh
mục thiết bị, tài liệu hướng dẫn sử dụng TBGD, các băng đĩa
tổ chức chuyên đề, thi lên tiết dạy giỏi, thi làm đồ dùng đồ


chơi sáng tạo của các trường được đánh giá có chất lượng tốt
đến toàn thể CBQL, GV tham khảo, thảo luận. Qua đó giúp
đội ngũ có nhận thức sâu hơn về tầm quan trọng của TBGD
đóng góp phần không nhỏ trong tổ chức các hoạt động giáo
dục cho trẻ mầm non.
- Chỉ đạo phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn tổ
chức lên chuyên đề, minh họa các hoạt động giáo dục đổi mới
PPDH, chú trọng đến kỹ năng sử dụng TBGD trong các tiết
dạy, hoạt động vui chơi..., từ đó giáo viên có thêm nhiều kinh
nghiệm, vận dụng tốt trong tổ chức các hoạt động giáo dục
cho trẻ.
- Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn cần chú trọng
đến các nội dung thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm , nêu
những băn khoăn vướng mắc, khó khăn trong sử dụng TBGD

và đề ra các biện pháp tháo gỡ.
* Nội dung 3: Tổ chức phát động các phong trào thi đua
tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ, qua đó nhà trường
nắm bắt được nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của
TBGD đối với các hoạt động giáo dục trẻ.


- Bộ phận chuyên môn phối kết hợp chặt chẽ với Công
đoàn nhà trường phát động các phong trào thi đua như sáng
tạo đồ dùng đồ chơi sáng tạo; Sử dụng TBGD hiệu quả, sáng
tạo trong tổ chức các hoạt động cho trẻ nhằm đáp ứng được
đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạy học, đáp ứng
được chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay.
- Thông qua các phong trào thi đua nhà trường sẽ nắm
bắt được thực trạng nhận thức của giáo viên đối với TBGD
trong trường mầm non. Sau mỗi đợt tổ chức các Hội thi, nhà
trường yêu cầu giáo viên thảo luận về ưu điểm, tồn tại,
nguyên nhân dẫn đến các tồn tại. Qua hình thức này giáo viên
chắc chắn sẽ hiểu sâu sắc hơn tầm quan trọng của việc lựa
chọn, chuẩn bị, sử dụng TBGD trong từng hoạt động cụ thể.
Bên cạnh đó luôn quan tâm đến công tác phát động phong
trào, có đánh giá sơ kết, tổng kết động viên khen thưởng kịp
thời để tạo động lực cho giáo viên thực hiện tốt các nhiệm vụ
được giao.
- Điều kiện thực hiện


- Có đầy đủ hệ thống các văn bản, sách báo khoa học
nghiên cứu về công tác chế tạo, sử dụng, bảo quản TBGD đáp
ứng yêu cầu tổ chức hoạt động GD cho trẻ MN.

- CBQL trong trường MN là người đi đầu trong nhận thức
và hành động, tạo điều kiện tốt nhất cho mọi thành viên trong
đơn vị tham gia và quá trình quản lý TBGD và nâng cao hiệu
quả sử dụng, bảo quản TBGD mầm non.
- Bộ phận chuyên môn phối kết hợp chặt chẽ với Công
đoàn nhà trường phát động các phong trào thi đua sáng tạo đồ
dùng đồ chơi sáng tạo, sử dụng,bảo quản TBGD hiệu quả.
- Biện pháp : Chỉ đạo hoạt động trang bị TBGD đáp
ứng chương trình giáo dục mầm non mới
- Mục tiêu
Thực trạng hoạt động trang bị TBGD của các trường mầm
non huyện An Dương hiện nay chưa đầy đủ về số lượng, chất
lượng chưa đảm bảo, do đó chưa đáp ứng được chương trình
giáo dục mầm non mới trong giai đoạn hiện nay.
Trong khi đó, vấn đề trang bị đầy đủ TBGD, phù hợp,
đảm bảo chất lượng chính là khâu then chốt ,là điều kiện để


thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay.
Chính vì vậy các trường mầm non rất quan tâm đến việc đầu
tư các trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ.
Việc đầu tư trang bị TBGD phải có kế hoạch và được
xây dựng dựa vào điều kiện, thực trạng của nhà trường, bên
cạnh đó Hiệu trưởng nhà trường cần quan tâm đến các đề xuất
của đội ngũ giáo viên trong nhà trường để có thêm những
thông tin làm cắn cứ xây dựng kế hoạch đầu tư trang bị
TBGD đạt hiệu quả tốt nhất. Việc mua sắm, trang bị TBGD
phải đảm bảo các yêu cầu: Trang bị đầy đủ các loại TBGD cơ
bản theo quy định tại TT02, 34 của Bộ GD&ĐT Ban hành
danh mục thiết bị đồ dung, đồ chơi tối thiểu cho trẻ mầm non,

đảm bảo đủ để dạy trẻ theo các nội dung giáo dục trẻ trong
Chương trình giáo dục mầm non Bộ GD&ĐT ban hành; Đảm
bảo tỷ lệ hợp lý giữa TBGD công nghiệp và TBGD tự làm
phù hợp với mỗi cá nhân trẻ; An toàn, thẩm mĩ đẹp, phù hợp
nội dung chương trình giáo dục mầm non, phù hợp với độ tuổi
của trẻ, phù hợp với cá nhân mỗi trẻ, mặt khác đồ dùng giúp
trẻ gợi mở được nhiều ý tưởng chơi sáng tạo...; Tần suất sử
dụng cao, đồ dùng đồ chơi khai thác được nhiều chức năng sử
dụng, cách cho trẻ chơi khác nhau nhằm giúp giáo viên linh


hoạt trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non
mới; Đảm bảo giá cả hợp lý; Phù hợp với đổi mới phương
pháp dạy học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
- Nội dung
* Nội dung 1 : Kiểm kê TBGD, xin ý kiến đề xuất mua
sắm bổ sung, sửa chữa, thay thế của đội ngũ giáo viên để có
kế hoạch kịp thời đầu tư, trang bị kịp thời.
* Nội dung 2 : Thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền
nhằm thu hút sự quan tâm ủng hộ các nguồn lực từ phụ huynh
học sinh, toàn thể cộng đồng xã hội trong công tác mua săm,
trang bị các loại TBGD.
* Nội dung 3 : Phát động phong trào, tổ chức Hội thi
thiết kế đồ dùng dùng dạy, đồ chơi sáng tạo đáp ứng được đổi
mới hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo trẻ ;
Tổ chức thảo luận chia sẻ cách làm, cách sử dụng, hiệu quả sử
dụng. Nhân rộng những sản phẩm đạt giải cao trong Hôi thi
đến toàn thể các trường mầm non áp dụng,vận dụng phù hợp ;
Kịp thời động viên, khen thưởng đối với những tập thể, cá
nhân đạt thành tích cao trong Hội thi.



- Cách thức thực hiện
* Nội dung 1: Kiểm kê TBGD, xin ý kiến đề xuất mua
sắm bổ sung, sửa chữa, thay thế của đội ngũ giáo viên để coa
kế hoạch kịp thời đầu tư, trang bị kịp thời.
- Hiệu trưởng phải có kế hoạch kiểm kê, kiểm tra định
kỳ số lượng, chất lượng TBGD. Giao nhiệm vụ cho Phó hiệu
trưởng kết hợp với các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên ở các
lớp tiến hành phân loại các đồ dùng dạy học theo lĩnh vực
phát triển của trẻ ( lĩnh vực phát triển thể chất, thẩm mĩ, ngôn
ngữ, nhận thức,tình cảm kỹ năng xã hội), đồ chơi trong các
góc chơi, đồ dùng, nguyên học liệu, tài liệu tham khảo... .
Cụ thể đã thiết kế bảng kiểm kê, đề xuất bổ sung thiết bị
dạy học, dồ dùng đồ chơi,nguyên học liệu, tài liệu như sau :
- Bảng kiểm kê, đề xuất bổ sung thiết bị dạy học, đồ dùng
đồ chơi,nguyên học liệu, tài liệu

Tên thiết bị dạy
học, ĐDĐC, NHL

Đơ
n vị
tín
h

Hiệ
n có

Đã


Còn Bổ sung Gh

hỏn Thiế
g

u

Đề Tự
xuấ



i
ch
ú


A. Đồ dùng dạy
học theo lĩnh vực
phát triển
Đồ dùng tập
Lĩnh thể dục
vực sáng
thể

Đồ dùng

chất dạy vận
động cơ bản

Lĩnh Tranh
vực

truyện, thơ,

phát đồng dao, ca
triển dao
ngôn
ngữ

Sa bàn,
nhân vật
làm bằng
rối
Tranh dạy
chữ cái, Thẻ


chữ cái
Nhậ Bộ đồ dùng
n
thức

dạy toán
Khối ( đủ số
tiết)
Hình ( đủ số
tiết)
Định hướng
trong không

gian ( đủ số
tiết)
Kính lúp
Đo ( đủ số
tiết)
To - nhỏ
Dài - ngắn
Cao - Thấp


Rộng - hẹp
Đồng hồ
dạy xem giờ
đúng
Tranh môi
trường xung
quanh
Lô tô theo
chủ đề
Thẩ Đất nặn
m mĩ

Bảng con
Tranh vẽ
mẫu
Tranh đề tài
Xé dán
mẫu
Xé dán đề



tài
Nhạc bài
bát ( Dạy kỹ
năng ca hát)
B. Đồ chơi trong
các góc chơi
C. Đồ dùng,
nguyên học liệu
D. Tài liệu tham
khảo
Qua bảng kiểm kê, đề xuất mua mới bổ sung TBGD và
kết quả kiểm tra, kiểm kê để đối chiếu, lập danh sách những
TBGD như trên Hiệu trưởng nhà trường nắm rõ số lượng
TBGD đã đủ hay còn thiếu, hư hỏng/mất mát, ý kiến đề xuất
mua mới hay giáo viên chủ động tự làm. Bên cạnh đó kết hợp
với các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo,Phòng
Giáo dục và Đào tạo, các danh mục TBGD theo quy định. Từ
đó, đưa ra các giải pháp sửa chữa, bổ sung, thay mới, làm
mới.


- Thời gian được xác định tiến hành việc kiểm kê, đề
xuất mua mới bổ sung TBGD hợp lý nhất vào 03 thời điểm
cuối tháng 5 và đầu năm học mới vào đầu tháng 9 và vào
tháng 12 giữa năm học.
+ Kiểm kê cuối năm học là tháng 5, do đây là thời điểm
sau 1 năm sử dụng TBGD nên cần phải có sự kiểm tra, rà soát
số lượng, chất lượng TBGD.Thông qua đây nhà trường có căn
cứ để xây dựng kế hoạch trang bị, mua sắm kịp thời để có đủ

các điệu kiện thực hiện chương trình giáo dục mầm non của
năm học mới.
+ Kiểm kê vào thời điểm tháng 9, 12 hàng năm để nắm
bắt được thực trạng đầu tư mua bổ sung TBGD và giáo viên
tự làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo có đảm bảo hoàn thành theo
kế hoạch đề ra, tiếp tục có những bổ sung, điều chỉnh theo
thực trạng.
* Nội dung 2 : Thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền
nhằm thu hút sự quan tâm ủng hộ các nguồn lực từ phụ huynh
học sinh, toàn thể cộng đồng xã hội trong công tác mua săm,
trang bị các loại TBGD.


- Để trang bị TBGD trong nhà trường hiện là ngân sách
nhà nướcvà phụ huynh học sinh đóng góp. Các đồ dùng,
nguyên học liệu trẻ được sử dụng thường xuyên trong các chủ
đề và tạo ra sản phẩm luân chuyển trong góc chơi vì vậy nên
hàng ngày,tuần, tháng nhà trường phải bổ sung đồ dùng,
nguyên học liệu thường xuyên.Chính vì vậy phụ huynh học
sinh đóng vai trò quan trọng giúp trẻ có môi trường giáo dục
để trẻ vui chơi, phám phá , trải nghiệm, thực hành các kỹ năng
được. Để mong nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các bậc
phụ huynh, các ban ngành đoàn thể và toàn xã hội thì nhà
trường cần làm tốt công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức
khác nhau như :
+ Thông qua các cuộc họp giao ban với lãnh đạo các ban
ngành đoàn thể địa phương.
+ Tuyên truyền trực tiếp với phụ huynh qua các giờ đón
trả trẻ.
+ Xây dựng bảng tuyên truyền tại các nhóm lớp, các

khu trường như: Xây dựng nội dung, hình thức tuyên truyền
đa dạng, phong phú, tuyên truyền về ý nghĩa,tầm quan trọng
của TBGD trong giáo dục trẻ Qua đó nhận được sự quan tâm


ủng hộ về kinh phí, các nguyên học liệu để làm đồ dùng đồ
chơi ngoài trời cho trẻ.
+ Tăng cường mời phụ huynh cùng tham gia các hoạt
động ngoài trời cùng với trẻ.
+ Tuyên truyền qua các hội nghị đầu năm học, sơ kết,
các buổi họp phụ huynh học sinh, nhà trường đều đưa ra dự
thảo kế hoạch cải tạo, bổ sung về cơ sở vật chất phục vụ cho
hoạt động giáo dục trẻ. Trao đổi, bàn bạc với phụ huynh các
khoản thu, chi của trường trong đó có phần kinh phí đầu tư,
trang bị đủ TBGD để thực hiện tốt chương trình giáo dục
mầm non mới.
+ Thông qua việc tổ chức các ngày hội, lễ hội của trẻ...
+ Mời phụ huynh tham dự các giờ tổ chức hoạt động
CSGD trẻ.
- Thành lập Ban đại diện cha mẹ HS của nhà trường,
của các lớp đủ về cơ cấu số lượng, luôn nhiệt tình, quan tâm
đến các phong trào của nhà trường;
- Ngoài việc vận động cha mẹ HS đóng góp kinh phí hỗ
trợ mua sắm TBGD. Nhà trường có thể vận động cá nhân tập


thể mua tặng cho trẻ các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi giáo dục
còn thiếu.
* Nội dung 3 : Phát động phong trào, tổ chức Hội thi thiết
kế đồ dùng dùng dạy, đồ chơi sáng tạo đáp ứng được đổi mới

hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo trẻ; Tổ chức
thảo luận chia sẻ cách làm, cách sử dụng, hiệu quả sử dụng.
Nhân rộng những sản phẩm đạt giải cao trong Hôi thi đến toàn
thể các trường mầm non áp dụng,vận dụng phù hợp; Kịp thời
động viên, khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân đạt
thành tích cao trong Hội thi.
Hiện nay đồ dùng, đồ chơi cho trẻ em có rất nhiều trên
thị trường, tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu, khả năng, hứng thú
của cá nhân mỗi trẻ thì đồ dùng, đồ chơi của giáo viên tự làm
đóng 1 vai trò không nhỏ trong việc thực hiện tốt chương
trình giáo dục mầm non mới. Với tầm quan trọng đó, hiệu
trưởng nhà trường nên tổ chức Hội thi “Thiết kế đồ dùng
dùng dạy, đồ chơi sáng tạo đáp ứng được đổi mới hình thức,
phương pháp tổ chức các hoạt động giáo trẻ ”. Đây là một
hoạt động không thể thiếu ở mỗi nhà trường, đặc biệt là
ở trường Mầm non, phong trào làm đồ dùng đồ chơi tự tạo
là một hoạt động thiết thực phát huy tính tích cực sáng tạo của


mỗi giáo viên để làm ra những đồ dùng, đồ chơi phù hợp với
hoạt động của trẻ từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương,
nhằm mục đích phục vụ hoạt động chuyên môn và nâng cao
chất lượng dạy và học. Giáo viên sưu tầm các nguyên vật liệu
dễ kiếm như: vỏ chai nhựa, hộp sữa, len, xốp…tận dụng từ
những nguyên vật liệu phế thải kết hợp với đôi bàn tay khéo
léo và sự sáng tạo của các giáo viên đã đem đến cho hội thi
những đồ dùng đồ chơi đẹp mắt, sinh động, hấp dẫn và mới lạ
có giá trị sử dụng trong công tác giảng dạy và các hoạt động
vui chơi cho trẻ.
Tổ chức thẩm định, chia sẻ cách làm, hiệu quả sử dụng

các đồ dùng, đồ chơi giáo viên tự tạo và tư vấn giúp giáo viên
hoàn thiện sản phẩm của mình để đưa vào sử dụng đạt hiệu
quả. Mặt khác lựa chọn những đồ dùng, đồ chơi sáng tạo đảm
bảo các yêu cầu “ An toàn, bền, đẹp, hấp dẫn trẻ; Đồ dùng,
đồ chơi đa chức năng sử dụng; Thuận tiện trong sử dụng, cất,
lấy dễ dàng, không cồng kềnh chiếm diện tích; Phù hợp với
độ tuổi giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi, trẻ được thao tác,
được hoạt động, trải nghiệm, đáp ứng được chương trình giáo
dục mầm non mới” để nhân rộng đại trà tới các lớp.


Tổ chức các hình thức thi đua, phát động phong trào làm
đồ dùng, đồ chơi tự tạo giữa các nhóm lớp, các tổ chuyên môn
trong trường. Động viên khen thưởng kịp thời đối với tập thể, cá
nhân có nhiều thành tích trong Hội thi.
Thực tế cho thấy nhà nước đã quan tâm đầu tư TBGD cho
các ngành học. Các tỉnh thành đã trang bị các TBGD đồng bộ,
nhưng do khả năng kinh tế của đất nước còn nhiều hạn chế
trong khi số trường lớp lại phát triển nhanh và mạnh, có cái
chưa phù hợp với thực tế địa phương. Vì vậy, Hiệu trưởng cần
phải phát động phong trào tự làm PTDH trong giáo viên và học
sinh. Hoạt động này sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động,
sáng tạo, phát huy được tiềm năng trí tuệ, năng lực sáng tạo ở
mỗi người. Cũng từ hoạt động đó mà giáo dục mọi người ý thức
bảo vệ, giữ gìn các sản phẩm do chính mình làm ra.
Như vậy, Tổ việc tổ chức Hội thi “Thiết kế đồ dùng
dùng dạy, đồ chơi sáng tạo đáp ứng được đổi mới hình thức,
phương pháp tổ chức các hoạt động giáo trẻ ” không những
giúp giáo viên có đầy đủ TBGD để tổ chức các hoạt động giáo
dục đáp ứng đượcchương trình giáo dục mầm non mới, mặt

khác giúp nâng cao nhận thức của CBGVNV, phụ huynh và
toàn thể xã hội về vai trò của TBGD trong giáo giáo dục trẻ.


- Điều kiện thực hiện
- Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch trang bị TBGD
phù hợp với điều kiện, thực trạng của nhà trường. Chỉ đạo các
bộ phận nghiêm túc tực hiện lấy ý kiến đề xuất của đội ngũ
giáo viên trong nhà trường để có thêm những thông tin làm
cắn cứ xây dựng kế hoạch đầu tư trang bị TBGD đạt hiệu quả
tốt nhất.
- Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm thu hút sự
quan tâm ủng hộ các nguồn lực từ phụ huynh học sinh, toàn
thể cộng đồng xã hội trong công tác mua săm, trang bị các
loại TBGD.
- Phát động phong trào, tổ chức Hội thi thiết kế đồ dùng
dùng dạy, đồ chơi sáng tạo đáp ứng được đổi mới hình thức,
phương pháp tổ chức các hoạt động giáo trẻ
- Biện pháp 3 : Đổi mới quản lý việc khai thác, sử
dụng TBGD
- Mục tiêu
Trong trường MN có rất nhiều loại TBGD khác nhau, có
loại được đầu tư cho từng lớp, có loại được sử dụng chung .


Vậy vấn đề quan trọng đặt ra là làm sao phải khai thác, sử
dụng tối đa chức năng và có hiệu quả các TBGD đó. Muốn
vậy, Hiệu trưởng phải có những biện pháp quản lý việc sử
dụng TBGD để đạt được các yêu cầu: Tần suất sử dụng
TBGD hợp lý; Tính kinh tế của sử dụng TBGD; Sự phù hợp

với mức độ yêu cầu nội dung bài học; Đáp ứng đổi mới
phương pháp dạy học. Chính vì vậy, cần phải đổi mới công
tác quản việc khai thác, sử dụng TBGD để nâng cao ý thức
trách nhiệm của giáo viên trong qua trình thực hiện.
- Nội dung
* Nội dung thứ nhất: Quản lý hành chính về TBGD
trong nhà trường
* Nội dung thứ hai: Thực hiện công tác kiểm tra, đánh
giá việc sử dụng TBGD của giáo viên.
* Nội dung thứ ba: Phát động phong trào thi đua sử
dụng TBGD trong từng khối tuổi và giữa các khối tuổi, các
lớp, các giáo viên.
- Cách thức thực hiện


×