Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

BIỆN PHÁP tổ CHỨC các HOẠT ĐỘNG của TRUNG tâm học tập CỘNG ĐỒNG đáp ỨNG yêu cầu xây DỰNG NÔNG THÔN mới tại HUYỆN THANH hà, TỈNH hải DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.53 KB, 38 trang )

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
CỦA TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI TẠI HUYỆN THANH HÀ, TỈNH
HẢI DƯƠNG

1


- Nguyên tắc đề xuất biện pháp
- Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, quản lý
của chính quyền, sự ủng hộ đồng tình của các ban ngành
đồn thể, các tổ chức chính trị - xã hội
Trung tâm HTCĐ là cơ sở giáo dục thường xuyên trong
hệ thống giáo dục quốc dân, là trung tâm học tập tự chủ của
cộng đồng cấp xã, phường có sự quản lý, hỗ trợ của Nhà nước;
tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý Nhà nước; cấp ủy, chính quyền các cấp đi sát cơ sở,
chỉ đạo, giúp đỡ, tháo gỡ giúp những nơi đang gặp khó khăn,
đồng thời chú trọng nhân rộng các điển hình tiên tiến trong
phong trào xây dựng các mơ hình hiếu học, học tập với cuộc
vận động " Xây dựng nông thơn mới ”, xóa đói, giảm nghèo...
tạo điều kiện để nhân dân tham gia học tập, học tập thường
xuyên, học tập suốt đời, góp phần nâng cao chất lượng
GD&ĐT và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bên cạnh đó cần phát huy mạnh mẽ sự tham gia đóng
góp của nhân dân trong cộng đồng dân cư để xây dựng và phát
triển các trung tâm theo cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng
làm. Trung tâm không thể tự mình tổ chức tất cả các hoạt động
2



để đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của mọi người dân trong
cộng đồng. Việc phối hợp, liên kết sẽ tranh thủ được nguồn
nhân lực, vật lực và tài lực cho các hoạt động của trung tâm.
Việc phối hợp, liên kết khơng những tránh sự lãng phí, chồng
chéo giữa các ban, ngành, đồn thể, mà cịn hỗ trợ lẫn nhau.
Thông qua phối hợp, liên kết TTHTCĐ ngày càng khẳng định
vị trí, vai trị của mình. Bởi vậy, phối hợp và liên kết với các
cá nhân, tổ chức kinh tế - xã hội, các ban ngành, đoàn thể
trong và ngoài cộng đồng là điều kiện tiên quyết nâng cao chất
lượng hoạt động, thiết thực, hiệu quả tại các TTHTCĐ.
- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ các biện
pháp
Cần đảm bảo các biện pháp không mâu thuẫn nhau,
không được tách rời, riêng rẽ mà phải tạo điều kiện hỗ trợ lẫn
nhau trong mối quan hệ biện chứng chặt chẽ và tạo thành một
hệ thống chỉnh thể nhằm tác động tới nhiều mặt khác nhau của
vấn đề đang được quản lý. Do vậy, các biện pháp quản lý phải
đảm bảo tớnh ng b trong cơ cấu, trong chỉ đạo
quản lý vµ tỉ chøc thùc hiƯn thì mới đem lại tính khả
thi và tính hiệu quả. Điều quan trọng là xác định được vai trò
của từng biện pháp trong mối quan hệ với các biện pháp khác,
3


đồng thời phải ưu tiên việc thực hiện từng biện pháp trong
từng giai đoạn cho hợp lý. Không đề cao biện pháp này, hạ
thấp biện pháp kia, biết kết hợp biện pháp chung với biện pháp
mang tính đặc thù.
Yêu cầu này phải xuất phát từ quá trình quản lý, chỉ đạo

hoạt động của Giám đốc TTHTCĐ, trong đó tập trung vào
việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra đánh
giá việc xây dựng và tổ chức các hoạt động của TTHTCĐ.
Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp phải chú ý đến các
yếu tố tác động tham gia vào các biện pháp tổ chức các hoạt
động tại TTHTCĐ của huyện Thanh Hà như: năng lực Giám
đốc TTHTCĐ; đội ngũ giáo viên, báo cáo viên; cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy học ... Chỉ khi thực hiện đồng bộ các biện
pháp mới phát huy được thế mạnh của từng biện pháp trong
việc xây dựng và tổ chức các hoạt động của TTHTCĐ.
- Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn phù hợp với thực
tế phát triển giáo dục và đào tạo, kinh tế xã hội địa phương
Các biện pháp phải thể hiện và cụ thể hoá chủ trương,
đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước, phù hợp với các
nguyên tắc trong quá trình quản lý, chỉ đạo tổ chức các hoạt
động. Muốn vậy phải xác định được xu thế phát triển
4


TTHTCĐ hiện nay bằng các biện pháp cụ thể để thực hiện
chiến lược giáo dục, trong đó việc nâng cao năng lực quản lý
của Giám đốc TTHTCĐ, xây dựng đội ngũ giáo viên, báo cáo
viên tại các TTHTCĐ... là một yếu tố cấp bách cần được tập
trung giải quyết. Các biện pháp tổ chức hoạt động được dựa
trên tình trạng thực tế phát triển hoạt động tại các TTHTCĐ
huyện Thanh Hà.
Đối tượng đến học tập tại TTHTCĐ là người dân, chủ
yếu là thanh niên và người lớn tuổi thuộc mọi tầng lớp xã hội,
mọi trình độ văn hố. Họ tham gia các hình thức học tập theo
nhu cầu cá nhân. Những cán bộ ngay tại địa phương sẽ hiểu

biết sâu sắc hơn về tâm tư, nguyện vọng cũng như những
phong tục, tập quán của địa phương họ. Đặc biệt là những
người lao động sản xuất giỏi trên quê hương đáng để mọi
người học tập và việc học tập đó có thể áp dụng được ngay
cho mỗi hộ gia đình. Tìm giáo viên tại địa phương là việc làm
cần thiết và có tính khả thi cao cho mỗi TTHTCĐ.
- Ngun tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển
Các biện pháp tổ chức các hoạt động tại các TTHTCĐ
được đề xuất phải kế thừa được những biện pháp tổ chức mà
cán bộ quản lí TTHTCĐ trên địa bàn huyện Thanh Hà đã sử
5


dụng. Không những thế dưới ánh sáng của khoa học quản lí giáo
dục, khoa học quản lý xã hơi các biện pháp đó phải được phát
triển ở một tầm cao mới sát thực hơn, hiệu quả hơn, giúp cho
việc tổ chức các hoạt động của TTHTCĐ phát huy được tác
dụng trong môi trường sinh hoạt của cộng đồng dân cư tại đại
phương. Mặt khác các biện pháp tổ chức các hoạt động ở
TTHTCĐ cũng phải kế thừa được kết quả của các cơng trình
nghiên cứu khoa học chun ngành Giáo dục và Phát triển cộng
đồng trước đó, tiếp tục vận dụng những biện pháp tổ chức các
hoạt động ở TTHTCĐ hiệu quả mà những người đi trước đã
nghiên cứu, đề xuất và thử nghiệm thành công, đồng thời phát
triển các biện pháp đó cho phù hợp với thực tiễn địa phương.
- Đề xuất một số biện pháp tổ chức các hoạt động của
trung tâm học tập cộng đồng đáp ứng yêu cầu xây dựng
nông thôn mới tại huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng
cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân tham gia xây dựng

và đẩy mạnh hoạt động TTHTCĐ
* Mục tiêu biện pháp

6


Tập trung tuyên truyền để tạo chuyển biến mạnh hơn nữa,
sâu sắc hơn nữa trong cộng đồng về vị trí, nội dung, lợi ích
trong việc tổ chức các hoạt động ở TTHTCĐ. Thông qua tuyên
truyền, vận động giúp các đối tượng được tuyên truyền vận
động hiểu sâu sắc các vấn đề liên quan đến việc xây dựng nông
thôn mới ở TTHTCĐ.
Trên cơ sở có sự thống nhất cao trong tư tưởng, nhận
thức của cán bộ và nhân dân về việc xây dựng và tổ chức các
hoạt động ở TTHTCĐ thì hoạt động của các trung tâm mới thu
được hiệu quả cao.
* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, BGĐ các
TTHTCĐ cần huy động mọi nguồn lực tại địa phương tham gia
công tác tuyên truyền vận động gồm Ban VH&XH của xã, Uỷ
ban MTTQ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Hội liên
hiệp phụ nữ, Hội nơng dân, tổ chức cơng đồn cơ sở của xã,
Hội khuyến học xã, Ban tư pháp, đặc biệt là Hội người cao tuổi
tham gia, vào cuộc. Ngồi ra có thể tranh thủ sự giúp đỡ của
Trung tâm GDTX huyện, phòng GD&ĐT, Hội khuyến học
huyện, phòng VH&TT, đài phát thanh huyện...
7


Cần có sự thống nhất trong kế hoạch tuyên truyền, chuẩn

bị nội dung tuyên truyền thiết thực, cụ thể để từng người dân
trong cộng đồng nhận thức và nắm được các nội dung chủ yếu
sau:
- Chủ trương của Đảng và nhà nước và các văn bản chỉ
đạo của tỉnh, của huyện về xây dựng nơng thơn mới, trong đó
xây dựng và tổ chức các hoạt động ở TTHTCĐ là nhân tố
quan trọng để xây dựng nông thôn mới tại huyện, xã. Chủ
trương của Đảng và nhà nước và các văn bản chỉ đạo của tỉnh,
của huyện về xây dựng nông thơn mới ở TTHTCĐ, trong đó
sự tích cực tham gia của cộng đồng có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng quyết định đến kết quả của việc đáp ứng yêu cầu xây
dựng nông thôn mới tại TTHTCĐ cũng như sự phát triển
TTHTCĐ.
Để triển khai các nội dung tuyên truyền có thể thơng
qua các hình thức sau:
- Đa dạng hố các hình thức, nội dung tuyên truyền qua
các phương tiện thông tin đại chúng như hệ thống đài phát
thanh huyện, xã; bảng tin của xã, thôn; phát tài liệu, tờ rơi;
biểu ngữ, khẩu hiệu...
8


- Thông qua việc tổ chức các Hội nghị chuyên đề do
phòng GD & ĐT, Hội khuyến học, phòng VHTT tổ chức để
người dân được trao đổi, toạ đàm những băn khoăn, vướng
mắc về xây dựng nông thôn mới ở TTHTCĐ.
- Thông qua các cuộc họp thôn, chi bộ cơ sở, họp dòng
tộc... để lồng ghép tuyên truyền nội dung các tiêu chí xây
dựng nơng thơn mới ở TTHTCĐ cho phù hợp và có hiệu quả.
Tổ chức phổ biến, tuyên truyền tới tồn thể nhân dân địa

phương Bộ tiêu chí quốc gia xã nông thôn mới giai đoạn
2016-2020 (ban hành tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày
17/10/2016 và Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPĐP ngày
9/1/2017 hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia) nâng cao
so với Bộ tiêu chí quốc gia giai đoạn 2010-2015 những tiêu trí
nào.
- Thơng qua các văn bản chỉ đạo của UBND huyện, các
văn bản hướng dẫn của phòng GD & ĐT, Hội khuyến học
huyện để triển khai tuyên truyền sâu rộng cho người dân.
- Để có thể làm tốt công tác tuyên truyền về xây dựng
nông thôn mới ở TTHTCĐ cần:

9


+ Lập kế hoạch tuyên truyền, đưa việc tuyên truyền vào
chương trình hành động trong Đại hội giáo dục các cấp, các
Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học, các Hội nghị sơ kết,
tổng kết của Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể…
+ Tham mưu với các cấp lãnh đạo địa phương, phối hợp,
liên kết với các ban ngành, đoàn thể, tổ chức… về kế hoạch
triển khai, thực hiện các nội dung, chương trình xây dựng
nơng thơn mới ở TTHTCĐ.
+ Tổ chức tuyên truyền, học tập trong Ngành Giáo dục và
Đào tạo, sau đó lựa chọn giáo viên có năng lực làm báo cáo
viên về tuyên truyền ở các địa phương, đơn vị.
- Thực hiện đa dạng hóa hình thức đào tạo và hình thức
học tập của TTHTCĐ để đáp ứng nhu cầu học tập của mọi đối
tượng tại địa phương.
- Tăng cường đầu tư CSVC trang thiết bị và đưa công

nghệ thông tin vào để phát triển bền vững hệ thống TTHTCĐ
trong những năm tới.
* Điều kiện thực hiện:
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt các
chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, quy định của
10


tỉnh về thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới trong các tầng lớp nhân dân để phát huy cao sự
tham gia tích cực, chủ động của nhân dân và sự quan tâm của
toàn xã hội thi đua xây dựng nông thôn mới.
- Mở các lớp tập huấn chuyên đề về công tác tuyên
truyền cho đội ngũ báo cáo viên, CBQL, GV các trung tâm.
- Xây dựng bộ tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền. Bộ
tài liệu phải đảm bảo yêu cầu: cập nhật, tinh giản, phù hợp đối
tượng.
- Đa dạng hố các loại hình đào tạo và các hình thức học
tập của TTHTCĐ để đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người
dân địa phương.
- Tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học để có
điều kiện thuận lợi phát triển bền vững hệ thống TTHTCĐ
trong những năm trước mắt và lâu dài.
- Đảm bảo các nguồn lực tài chính.
- Xây dựng kế hoạch tổng thể tổ chức các hoạt động
của Trung tâm với sự tham gia rộng rãi của các bên có liên
quan
11



* Mục tiêu biện pháp
Lập kế hoạch tổng thể tổ chức các hoạt động của
TTHTCĐ là khâu quan trọng nhất trong công tác quản lý, chỉ
đạo hoạt động của TTHTCĐ. Ban Giám đốc TTHTCĐ xác
định đúng nhu cầu và điều kiện học tập của người dân tại cộng
đồng dựa trên mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương, để làm được điều đó Ban Giám đốc cần tổ chức, huy
động, phối kết hợp các tổ chức, ban, ngành, đồn thể, trường
học, chương trình, dự án, ..., xác định nhu cầu học tập của
cộng đồng thông qua việc điều tra, khảo sát trong cộng đồng,
từ đó xây dựng kế hoạch phát triển THHTCĐ ngắn hạn, trung
hạn, dài hạn và kế hoạch hoạt động của TTHTCĐ có nội dung
phương pháp phù hợp với nhu cầu học tập của cộng đồng. Khi
đó sẽ đảm bảo nội dung, thời gian hoạt động của TTHTCĐ
phù hợp và thiết thực đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương. Bảo đảm việc hướng dẫn giảng dạy của
các GV, HDV, BCV dễ hiểu, hấp dẫn với người nghe, góp
phần tăng tính hấp dẫn của trung tâm với cộng đồng.
* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
- Trước tiên, Ban Giám đốc mời đại diện cán bộ các ban,
ngành, đoàn thể, tổ chức quần chúng, tổ chức kinh tế - xã hội,
12


đại diện người ưu tú của cộng đồng dân cư tham gia cùng với
TTHTCĐ để xây dựng kế hoạch hoạt động.
- Mở hội nghị mở rộng với sự tham gia của đông đảo các
tầng lớp nhân dân trong cộng đồng. Mọi người được tạo điều
kiện để bày tỏ nhu cầu học tập và tham gia đóng góp ý kiến
đối với công tác quản lý phát triển, xây dựng kế hoạch hoạt

động của TTHTCĐ.
- Xác định nhu cầu học tập của cộng đồng thông qua việc
điều tra, khảo sát lấy ý kiến trong cộng đồng.
- Tổ chức tuyên truyền, định hướng nhu cầu học tập của
người dân trong cộng đồng, qua đó xác định rõ trách nhiệm,
nghĩa vụ học tập của người dân.
- Tổ chức cho các bên liên quan, người dân nắm được các
tiêu chí xây dựng nơng thơn mới mà xã đã đạt được, những
tiêu chí cần phấn đấu đạt được trong thời gian tiếp theo, từ đó
xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ của các bên liên quan và người
dân trong cộng đồng, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người
dân và cộng đồng thực sự làm chủ xây dựng nông thôn mới,
theo cơ chế đặc thù rút gọn; bảo đảm tính cơng khai, minh
bạch và trách nhiệm trong suốt quá trình thực hiện.
13


* Điều kiện thực hiện:
- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các ban,
ngành, đoàn thể thuộc hệ thống quản lý của các cấp uỷ Đảng,
quy chế phối hợp giữa Phòng Giáo dục và Trung tâm GDNNGDTX trong việc tham mưu, tư vấn, chỉ đạo hoạt động của
các TTHTCĐ.
Xác định các bộ phận tham gia quản lý, chỉ đạo các hoạt
động TTHTCĐ như “Đề án” của Bộ Giáo dục và Đào tạo và
Hội Khuyến học đã hướng dẫn.
Cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương: Trung tâm
HTCĐ là cơ sở giáo dục khơng chính quy, do Hội khuyến học
địa phương làm tham mưu tổ chức thực hiện, chịu sự lãnh đạo,
quản lý toàn diện và trực tiếp của cấp uỷ Đảng, chính quyền
cơ sở, có sự quản lý nhà nước về chun mơn của Phịng Giáo

dục huyện, có sự kết hợp chặt chẽ giữa các hoạt động và tạo
điều của các ban, ngành, đoàn thể, các cơ sở kinh tế - xã hội giáo dục, sự đóng góp của nhân dân địa phương. Cấp uỷ Đảng,
chính quyền địa phương có trách nhiệm đối với việc thành lập,
duy trì, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động. Hàng
tháng phải xem xét, đánh giá và kịp thời uốn nắn những lệch
lạc, giải quyết những vướng mắc cụ thể của TTHTCĐ. Phải
14


thường xuyên kiểm tra nhắc nhở các TTHTCĐ chú trọng tìm
hiểu nhu cầu cần gì học nấy của cán bộ và nhân dân. Phải tạo
kinh phí để TTHTCĐ hoạt động có hiệu quả.
Phịng Giáo dục:
Chủ trì xây dựng kế hoạch phối hợp với Hội Khuyến học
và các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội; các đơn vị
giáo dục trên địa bàn huyện để chỉ đạo việc thực hiện nhiệm
vụ tổ chức hoạt động của TTHTCĐ. Làm đầu mối chỉ đạo, gắn
kết giữa các đơn vị giáo dục chính quy và giáo dục khơng
chính quy, bàn bạc và phân công các đơn vị giáo dục trên địa
bàn.
Chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ.
Trung tâm GDNN-GDTX huyện:
Tư vấn hoạt động cho Ban Giám đốc TTHTCĐ và liên
kết các ban ngành đoàn thể, các đơn vị, cơ quan và cá nhân
thực hiện các nội dung hình thức hoạt động theo kế hoạch của
TTHTCĐ.
Cung cấp trang thiết bị để TTHTCĐ hoạt động.

15



Các ban ngành đồn thể: Có vai trị hỗ trợ cộng đồng/địa
phương thành lập, điều hành, quản lý TTHTCĐ từ khâu xây
dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện các hoạt động cho
đến việc kiểm tra, đánh giá.
TTHTCĐ: Là nơi chịu trách nhiệm chính trong việc thực
hiện các hoạt động của TTHTCĐ. Tổ chức tìm hiểu nhu cầu
học tập của nhân dân; xây dựng kế hoạch; xây dựng nội dung,
chương trình học tập; tìm nguồn giảng viên; tạo điều kiện về
kinh phí, cơ sở vật chất … để cho TTHTCĐ hoạt động. Có vai
trị phối hợp với các ban ngành đoàn thể để thực hiện tốt các
chức năng của mình.
- Triển khai các hoạt động của trung tâm học tập cộng
đồng hướng đến các nhóm đối tượng đáp ứng yêu cầu xây
dựng nông thôn mới
* Mục tiêu biện pháp
Hiện nay nội dung, chương trình học tập cịn nghèo nàn,
bất cập, chưa đáp ứng thiết thực những nhu cầu, đòi hỏi của
người dân trong cộng đồng. Vì vậy, cần chủ động linh hoạt
việc nắm bắt nhu cầu học tập của người dân, có thể xem đây là
một hình thức marketing thị trường giáo dục. Điều tra người
16


dân về nhu cầu học tập, từ đó, sắp xếp, phân loại nhu cầu theo
các nhóm đối tượng, để xây dựng các chủ đề học tập và lên kế
hoạch hoạt động. Như vậy, nội dung thật sự được xây dựng
theo phương châm “ cần gì học nấy”. Mỗi nhóm đối tượng có
nhu cầu, nguyện vọng học tập, trao đổi khác nhau, ở những
khoảng thời gian học tập khác nhau nên việc phân nhóm đối

tượng sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng chương
trình, nội dung hoạt động ở các TTHTCĐ.
* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Phòng GD&ĐT phối hợp với Hội khuyến học để xây
dựng kế hoạch hành động, chuẩn bị các điều kiện cần thiết về
cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ giáo viên, báo cáo viên, tìm
hiểu nhu cầu học tập của nhân dân, vận động học viên đăng ký
tham gia các chuyên đề. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ
chức, trường học đóng trên địa bàn để mở các khoá học với
nội dung phong phú, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân.
Ban Giám đốc TTHTCĐ tổ chức họp với trưởng các đoàn
thể, chủ tịch các tổ chức hội ở địa phương để xác định rõ lí do,
mục đích, yêu cầu cần đạt được của việc hướng các hoạt động
của TTHTCĐ tới các nhóm đối tượng. Cùng nhau xây dựng kế
hoạch và tổ chức chỉ đạo, giám sát việc phân chia các nhóm
17


đối tượng học viên trong cộng đồng. Các tổ chức đoàn thể ở
địa phương như Đoàn thanh niên, Hội cựu giáo chức, Hội
khuyến học, Hội người cao tuổi, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến
binh, Hội hưu trí... tiến hành điều tra khả năng chia sẻ kinh
nghiệm, nhu cầu học tập của các thành viên trong tổ chức
mình, người dân tự đăng ký nhu cầu tự học để phát triển kinh
tế. Xây dựng chương trình, nội dung hoạt động phù hợp và có
sức hấp dẫn với các nhóm đối tượng, có những biện pháp cụ
thể để kích cầu nhu cầu học tập của họ. Phối hợp với trung
tâm dạy nghề của huyện, mở các lớp dạy nghề, bồi dưỡng
nghề, chuyển đổi nghề nông nghiệp cho nông dân trong từng
địa bàn dân cư đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới; mở

các lớp bồi dưỡng máy may công nghiệp, nghề cơ khí, nghề
điện dân dụng phục vụ các khu, cụm cơng nghiệp của tỉnh,
huyện, xã, thị trấn, …
* Điều kiện thực hiện:
- Nội dung chương trình phải đáp ứng nhu cầu của các
nhóm đối tượng trong cộng đồng. Nhu cầu của các nhóm đối
tượng trong cộng đồng lại ln thay đổi, vì vậy nội dung,
chương trình giảng dạy cũng khơng cố định mà cần luôn thay

18


đổi, luôn đổi mới, đặc biệt là các nội dung, chương trình gắn
với các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới tại địa phương.
- Tổ chức học tập phù hợp người học. Thời gian học được
bố trí linh hoạt, thời lượng mỗi buổi học phù hợp, hình thức tổ
chức mỗi chuyên đề ... Nên để người học được bàn bạc và
quyết định.
- Nâng cao năng lực quản lý của Ban Giám đốc trung
tâm học tập cộng đồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn
mới
* Mục tiêu biện pháp
Hiện nay công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động của một bộ
phận Ban Giám đốc chưa đạt yêu cầu, chưa ngang tầm với
nhiệm vụ. Một trong những nguyên nhân làm hạn chế là vì họ
khơng được đào tạo để làm lãnh đạo TTHTCĐ, đây chỉ là
chức danh kiêm nhiệm do cơ cấu cho việc thực hiện các nhiệm
vụ của TTHTCĐ được dễ dàng và thuận lợi hơn. Khi đã được
bổ nhiệm thêm chức danh trong Ban Giám đốc, một phần do
bận cơng việc quản lý nhà nước của chính quyền phường, xã,

một phần do các cấp trực tiếp quản lý TTHTCĐ chưa thực sự
chú trọng đến công tác bồi dưỡng các kiến thức quản lý cho
19


đội ngũ cán bộ của Ban Giám đốc nên phần lớn các Ban Giám
đốc quản lý TTHTCĐ theo kinh nghiệm quản lý của họ.
Cán bộ quản lý và giáo viên của TT HTCĐ là những
người quyết định tới quy mô phát triển và chất lượng cho các
hoạt động của TTHTCĐ. Bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản
lý và giáo viên của TTHTCĐ có kiến thức về quản lý nhà
nước, có sự hiểu biết sâu về chun mơn, am hiểu thực tế, có
phương pháp làm việc với cộng đồng; bồi dưỡng kiến thức về
quản lý nhà nước, quản lý giáo dục. Từ đó có điều kiện để
nâng cao chất lượng hoạt động của các TTHTCĐ, tổ chức các
hoạt động đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Hằng năm, phòng GD&ĐT rà sốt những TTHTCĐ có sự
thay đổi về nhân sự trong Ban Giám đốc, phối hợp cùng với
Hội khuyến học tham mưu kịp thời trình UBND huyện ra
quyết định kiện toàn bộ máy quản lý TTHTCĐ. Trên cơ sở
đánh giá cuối năm, phòng GD&ĐT cần xây dựng kế hoạch bồi
dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các TTHTCĐ.
Hướng dẫn thực hiện quy trình chỉ đạo xây dựng và phát triển
TTHTCĐ; trao đổi kinh nghiệm tổ chức biên soạn tài liệu, học
liệu phục vụ dạy học ở TTHTCĐ. Thường xuyên cử cán bộ,
20


giáo viên tham dự các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ

do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tổ chức. Chú trọng bồi dưỡng
năng lực quản lý, điều hành hoạt động của TTHTCĐ cụ thể
như: Năng lực xây dựng kế hoạch hoạt động của TTHTCĐ,
năng lực xây dựng chương trình, nội dung, hình thức học tập
cộng đồng, năng lực tuyên truyền, vận động quần chúng nhân
dân trong cộng đồng tham gia xây dựng kế hoạch, các hoạt
động tại TTHTCĐ, ...
Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng về phương pháp
làm việc cộng đồng, vận động quần chúng, giao tiếp xã hội, kỹ
năng thuyết trình ... Bồi dưỡng cho cán bộ quản lý về quản lý
nhà nước, quản lý giáo dục. Có thể mở các lớp tập huấn ngắn
hạn tại địa phương hoặc cử đi tập huấn tại các cơ sở đào tạo
hoặc đưa đi tham quan học tập kinh nghiệm tại các TTHTCĐ
hoạt động có hiệu quả. Đặc biệt khuyến khích tinh thần tự học,
tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ của mỗi cá nhân.
* Điều kiện thực hiện:
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa Phòng GD&ĐT, Hội
khuyến học, phòng Nội vụ ... để làm tốt cơng tác rà sốt quy
hoạch cán bộ, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ, kiện toàn kịp thời bộ
máy quản lý các TTHTCĐ.
21


- Tập trung đào tạo, bồi dưỡng những năng lực thiết yếu,
quan trọng cho đội ngũ Ban giám đốc đúng thời điểm, phù hợp
với từng địa bàn, nâng cao hiệu quả của cơng tác đào tạo bồi
dưỡng. Tích cực đổi mới nội dung và đa dạng các hình thức
đào tạo, bồi dưỡng.
- Có cơ chế đào tạo cán bộ nguồn, xác định đúng đối
tượng cần đào tạo.

- Bố trí ngân sách hàng năm cho cơng tác đào tạo cán bộ.
Có cơ chế phù hợp để mời các chuyên gia giỏi về giảng dạy
cho các TTHTCĐ.
- Bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động
cho cán bộ các TTHTCĐ đáp ứng yêu cầu xây dựng nông
thôn mới
* Mục tiêu biện pháp
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đủ về số lượng, đa
dạng về cơ cấu theo nội dung học tập của người dân, đảm bảo
về chất lượng làm điều kiện căn bản để tổ chức quản lý, điều
hành, tổ chức các hoạt động tại TTHTCĐ đáp ứng yêu cầu xây
dựng nông thôn mới.

22


- Khơi dậy năng lực tự học, tự đào tạo của cán bộ trên cơ
sở có tài liệu bồi dưỡng về một số vấn đề cơ bản trong quản
lý, điều hành, tổ chức các hoạt động của TTHTCĐ. Để đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ các TTHTCĐ không thể thiếu ý
thức tự học, tự bồi dưỡng.
* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt các
chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, quy định của
tỉnh về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
NTM trong các tầng lớp nhân dân để phát huy cao sự tham gia
tích cực, chủ động của nhân dân và sự quan tâm của tồn xã
hội thi đua xây dựng nơng thơn mới.
- Giám đốc TTHTCĐ là thành viên của Ban chỉ đạo xây
dựng nông thôn mới tại địa phương, phối hợp cùng Ban chỉ

đạo tập trung triển khai các dự án phát triển sản xuất nông
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ưu tiên phát triển những sản
phẩm mà địa phương đang sản xuất, có lợi thế cạnh tranh, có
thị trường ổn định; chú trọng đến tổ chức lại sản xuất, ứng
dụng khoa học công nghệ và đào tạo nghề cho lao động nơng
thơn. Phát triển các hình thức hợp tác kinh tế phù hợp đối với
từng lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, thủy lợi. Xây
23


dựng và nhân rộng các mơ hình hợp tác xã, tổ hợp tác hoạt
động có hiệu quả; mơ hình liên kết giữa nông hộ với doanh
nghiệp để thúc đẩy kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển.
- Lãnh đạo TTHTCĐ tổ chức các hoạt động xây dựng đời
sống văn hóa nơng thơn; giữ gìn và phát huy nét truyền thống
văn hóa tốt đẹp của từng thơn, xã.
- Lãnh đạo TTHTCĐ phối hợp cùng các ban, ngành,
đoàn thể tổ chức tuyên truyền và tham gia giữ gìn an ninh trật
tự ở nơng thơn; chú trọng và nhân rộng mơ hình tự quản về an
ninh trật tự ở thơn, xóm; phát huy vai trị của các tổ chức đồn
thể và người có uy tín trong cộng đồng.
* Điều kiện thực hiện:
Các thành viên Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tăng
cường chỉ đạo, đơn đốc thực hiện các tiêu chí nông thôn mới
thuộc lĩnh vực, địa phương được phân công, thường xuyên kiểm
tra tiến độ xây dựng nông thôn mới ở cơ sở.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm cấp ủy, chính quyền các
cấp, nhất là vai trị người đứng đầu trong xây dựng nông thôn
mới. Các sở, ngành đưa vào chương trình cơng tác năm các
nhiệm vụ về xây dựng nông thôn mới. Xác định nội dung xây

24


dựng nơng thơn mới là nhiệm vụ chính trị của các địa phương,
các ngành, cơ quan các cấp liên quan trong huyện.
- Tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học; khai
thác và huy động những nguồn lực sẵn có của cộng đồng,
sự hỗ trợ của Trung tâm GDNN-GDTX, sự tài trợ của các tổ
chức, cá nhân
* Mục tiêu biện pháp
- Ngoài sự hỗ trợ ban đầu của UBND tỉnh, các TTHTCĐ
cần đảm bảo các điều kiện về CSVC, các trang thiết bị đáp
ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của mọi đối tượng trong
cộng đồng dân cư.
- Huy động các nguồn lực (tài lực, nhân lực, trí lực) với
mục tiêu phát triển bền vững các TTHTCĐ, góp phần quan
trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực đáp ứng
yêu cầu xây dựng nông thôn mới
- Tích cực, chủ động trong cơng tác huy động các nguồn
lực về tài chính, về con người từ các lực lượng xã hội, các tổ
chức cá nhân trong và ngoài nước và mọi người dân để đảm
bảo nguồn lực tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức các
hoạt động tại THTCĐ.
25


×