Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

BIỆN PHÁP tổ CHỨC và THỰC HIỆN xã hội hóa GIÁO dục ở các TRƯỜNG mầm NON TRÊN địa bàn HUYỆN hải hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.76 KB, 57 trang )

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC
VÀ THỰC HIỆN XÃ
HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở
CÁC TRƯỜNG MẦM
NON TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HẢI HÀ


- Một số các nguyên tắc đề xuất
Việc đề xuất các biện pháp tổ chức và thực hiện XHHGD
ở các trường mầm non huyện Hải Hà nhằm góp phần đẩy mạnh
sự nghiệp giáo dục và đào tạo cần dựa trên những nguyên tắc
như sau:
- Nguyên tắc tuân thủ nhiệm vụ, chức năng của tổ chức
Từng ban ngành, đoàn thể cũng như từng tổ chức xã hội,
gia đình đều có chức năng, nhiệm vụ riêng trong sự phát triển
chung của xã hội. Các ngành thực hiện xã hội hóa giáo dục
mầm non không chỉ tham gia, mà còn có trách nhiệm nhất định,
như: tổ chức cán bộ, lao động thương binh xã hội, kế hoạch tài
chính có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối
với nhà trường, giáo viên, học sinh;
Các ngành dân số - gia đình - trẻ em, y tế, thể dục thể thao,
công nghệ môi trường và các đoàn thể có trách nhiệm phối hợp
với ngành giáo dục tổ chức việc giáo dục, bồi dưỡng kiến thức
về trẻ em. Tập luyện tăng cường sức khỏe, bảo vệ môi trường,
đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ vào chương trình giáo
dục, hỗ trợ nhà trường nghiên cứu, sản xuất;


Ngành văn hóa thông tin có chức năng cung cấp các
phương tiện, tổ chức các hoạt đông văn hóa văn nghệ, tuyên


truyên đến toàn thể nhân dân địa phương để có hệ thống các
hoạt động phù hợp với mục đích đề ra.
Nhà trường cần biết khai thác, phát huy, khuyến khích mọi
người tham gia vào một hoạt động nào đó phù hợp với chức
năng, trách nhiệm mà họ đảm nhận, phù hợp với mục tiêu
XHHGDMN của huyện nhà. Theo các nguyên tắc này, nhà
trường mầm non có cơ sở để vận động, thuyết phục chứ không
phải thực hiện theo cơ chế “xin - cho”, làm hộ hay ban ơn cho
việc giáo dục.
- Nguyên tắc Dân chủ - Tự nguyện - Đồng thuận
Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, để XHHGDMN phát
huy được hiệu quả thì một nguyên tắc cơ bản cần được đề cao là
“Dân chủ- Tự nguyện- Đồng thuận” , nhằm phát huy tinh thần
dân chủ, sự tự nguyện và đồng thuận của cộng đồng trong việc
tham gia XHHGDMN.
Dân chủ hóa giáo dục mầm non thể hiện ở chủ trương
giáo dục mầm non, đòi hỏi mỗi trẻ đều đượchưởng quyền


được chăm sóc, giáo dục, đảm bảo mục tiêu cho trẻ đến
trường, lớp mầm non ở các loại hình công lập, ngoài công lập
và ở gia đình đều được chăm sóc chu đáo, đầy đủ. Dân chủ
hóa GDMN còn thể hiện ở yêu cầu “công khai hóa ” sự đóng
góp của dân, sự tham gia của dân vào giáo dục nhằm thực hiện
tốt nhất, hiệu quả nhất những điều Luật giáo dục quy định
theo phương châm “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”
trong hoạt động nhà trường. Như vậy đã loại bỏ được tính
khép kín của hệ thống giáo dục nói chung và hệ thống trường
học nói riêng, tạo điều kiện cho mỗi người dân trong cộng
đồng có cơhội nắm được những thông tin khoa học giáo dục,

quản lý giáo dục, chương trình giáo dục - điều kiện quan trọng
để người dân tham gia ý kiến vào sự nghiệp giáo dục, đóng
góp công sức, tiền của xây dựng giáo dục và con em họ có cơ
hội được hưởng những quyền lợi giáo dục chính đáng.
Thực hiện dân chủ hóa trongnhà trường mầm non còn
nhằm phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ đội
ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường, ngăn chặn các hiện thực
tiêu cực, thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển giáo dục mầm non.
Tuy nhiên, thực hiện dân chủ hóa giáo dục phải đảm bảo những


quy định chung của việc thực hiện quy chế dân chủ do Chính
phủ quy định, nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, của
cán bộ và đội ngũ giáo viên. Dân chủ hóa giáo dục phải đảm
bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, thực hiện
theo đúng nguyên tắc tập trung dân chủ: dân chủ trong khuôn
khổ hiến pháp và pháp luật,t ránh những biểu hiện lợi dụng dân
chủ làm ảnh huởng không tốt đến sự ổn định, phát triển của giáo
dục, đưa giáo dục đi lệch địnhhướng xã hội chủ nghĩa.
- Nguyên tắc tuân thủ pháp lý
Bất kỳ hoạt động của một tổ chức, một lực lượng, một cá
nhân nào trong xã hội cũng đòi hỏi phải tuân thủ theo những
quy định chung về mặt luật pháp. Quá trình huy động khuyến
khích có thể đều cần dựa vào cơ sở pháp lý. Luật giáo dục, luật
chăm sóc trẻ em, các văn bản duới luật như pháp lệnh, nghị
định, thông tư, nghị quyết của Đảng, của HĐND, UBND các
cấp, những quy định, điều lệ như Điều lệ Ban đại diện cha mẹ
học sinh...đều là cơ sở pháp lý cho sự vận động của các lực
lượng xã hội tham gia GDMN.
Ngược lại, chính các cơ quan đoàn thể và các lực lượng xã

hội cũng cần có những cơ sở pháp lý mới phát huy được chức


năng, nhiệm vụ tham gia cùng làm giáo dục. Chẳng hạn UBND
tỉnh, thành phố phải dựa vào chỉ thị, nghị định, thông tưhướng
dẫn… thì mới phát huy được chức năng quản lý nhà nuớc của
họ, Hội cha mẹ học sinh, Hội khuyến học... cũng phải căn cứ
vào điều lệ, quy chế hoạt động, các yêu cầu luật pháp cho phép
để tổ chức vận động các thành viên và các lực lượng xã hội
tham gia XHHGDMN.
- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất ngành - lãnh thổ
Tổ chức và thực hiện xã hội hóa giáo dục mầm non là một
quá trình hợp quy luật, đúng với bản chất xã hội vốn có của giáo
dục, nhưng nó chỉ phát huy khi có sự thống nhất về mục tiêu,
yêu cầu, điều kiện thực hiện giữa ngành giáo dục và lãnh thổ.
Để thực hiện XHHGDMN cần thấy rõ mối tuơng quan
giữa phát triển kinh tế - giáo dục đối với từng địa phương để có
những ưu tiên và hợp lý trong việc thực hiện. Việc huy động các
lựclượng xã hội tham gia vào đa dạng hóa các loại hình GDMN,
phát triển trường, lớp mầm non cần được xây dựng phù hợp với
mạng lưới trường học trên địa bàn, đồng thời xây dựng một
mạng lưới phổ biến kiến thức, tư vấn nuôi dạy trẻ đến từng gia
đình. Có như vậy mới đảm bảo được mục tiêu chung của giáo


dục mầm non đó là việc chăm sóc, giáo dục trẻ dưới 6 tuổi một
cách có chất lượng và sẽ mang lại tính khả thi cao. Mặc khác,
muốn xã hội hóa giáo dục thực hiện có hiệu quả thì cần xem xét
mối quan hệ tổ chức và thực hiện quản lýnhànước và quản lý
chuyên môn, quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ. Hơn

thế nữa, việc huy động các lực lượng xã hội đầu tư các nguồn
lực cho giáo dục phát triển cũng cần được tính toán cụ thể, phù
hợp, không hoàn toàn ỷ lại trông chờ vào nhà nước các cấp theo
luật định: từ sự đóng góp của nhân dân, kể cả các bậc cha mẹ
không có trẻ đến lớp, từ nguồn viện trợ phát triển, viện trợ
không hoàn lại của các nước và các tổ chức quốc tế. Sự phối
hợp giữa Nhà nước và nhân dân cần căn cứ vào tình hình kinh
tế cụ thể của địa phương để khuyến khích đầu tư cho giáo dục
mầm non. Có như vậy, mục tiêu phát triển GDMN mới mang
tính khả thi và là một trong những điều kiện để tổ chức thực
hiện XHHGDMN thành công.
Bốn nguyên tắc trên được quán triệt theo khả năng kinh tế,
theo phong tục, bản sắc văn hóa của địa phương, theo động thái
thời gian có kế thừa truyềnthống và cập nhật những biến đổi ở địa
phương theo thời gian hiện tại. Tùy vào từng điều kiện cụ thể,


hoàn cảnh, đối tượng, công việc cụ thể mà vận dụng linh hoạt,
sáng tạo, trêncơ sở quán triệt đồng thời tư tưởng chỉ đạo về các
nguyên tắc đã nêu. Những nguyên tắc này có thể gợi ra các cách
suy nghĩ, tìm đối tượng để khai thác mọi tiềm năng của xã trong
việc tham gia vào công tác giáo dục. Việc đảm bảo cơ chế các lực
lượng xã hội có nghĩa vụ tham gia đóng góp xây dựng giáo dục
mầm non, cũng đồng thời là họ có quyền đòi hỏi giáo dục mầm
non đáp ứng các yêu cầu đổi mới kinh tế - xã hội ở địa phuơng
- Đề xuất một số biện pháp tổ chức và thực hiện
XHHGD ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Hải Hà
- Biện pháp tổ chức nâng cao nhận thức
Nhận thức là kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào
trong tư duy giúp con người hiểu biết thế giới khách quan, do

vậy nhận thức đóng vai trò hết sức quan trọng trong mọi hoạt
động thực tiễn của mỗi con người.
Khi tìm hiểu một trong những nguyên nhân thành công
hay chưa thành công của biện pháp quản lý tăng cường
XHHGDMN ở huyện Hải Hà có thể nhận thấy, nguyên nhân
chính “nằm” ở vấn đề nhận thức. Các lực lượng trong xã hội


phải hiểu được đúng bản chất của XHHGDMN, sự cần thiết
phải tham gia giáo dục, nâng dần tính tự giác, tích cực, chủ
động, tình cảm và năng lực hoàn thành công việc đã định ra.
Để làm chuyển biến nhận thức của cấp ủy Đảng, chính
quyền, các tổ chức xã hội và nhân dân ở địa phương theo hướng
tích cực, phải tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, cung
cấp thông tin một cách đầy đủ về đường lối, chủ trương, mục
đích, yêu cầu, thuận lợi, khó khăn... nhằm giúp quần chúng có
đủ hiểu biết, chủ động tham gia vào tổ chức và thực hiện
XHHGD.
Việc tổ chức và thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao
nhận thức cho mọi người, mà nòng cốt là cán bộ tổ chức và thực
hiện quản lý các trường mầm non và giáo viên mầm non. - đối
tượng trước tiên cần phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ về
XHHGDMN. Nhưng qua thăm dò ý kiến, một bộ phận cán bộ,
giáo viên của ngành còn nhận thức chưa đầy đủ bản chất
XHHGDMN, nên bản thân chưa thực sự tích cực tham gia vào
việc huy động cộng đồng tham gia XHHGD. Cho nên, vấn đề
cần thiết đặt ra là phải tiếp tục đổi mới tư duy giáo dục theo
chiều sâu, do đó ngành giáo dục cần tăng cường bồi dưỡng, giáo



dục đội ngũ cán bộ, giáo viên nhận thức đúng đắn, đầy đủ và
thực hiện có hiệu quả XHHGDMN hơn nữa.
Đồng thời, cần làm chuyển biến nhận thức của các cấp ủy
Đảng và chính quyền địa phương về XHHGDMN, để từ đó các
cấp lãnh đạo hiểu rõ trách nhiệm của mình trước nhân dân.
Thực tế cho thấy, nơi nào mà cấp ủy Đảng, chính quyền địa
phương nhận thức đúng đắn và đầy đủ tầm quan trọng của
XHHGD, lắng nghe ý kiến tham mưu của ngành giáo dục, chủ
động trong việc chỉ đạo vận động toàn xã hội tham gia xây dựng
giáo dục, thì nơi đó GDMN phát triển mạnh và đi đúng hướng.
Tuy vậy, còn một bộ phận lãnh đạo địa phương nhận thức chưa
đúng, coi việc huy động cộng đồng tham gia vào GDMN chính
là để làm thay cho chính quyền, từ đó có tư tưởng "khoán trắng"
công tác giáo dục cho gia đình, xã hội hoặc cho chính ngành
giáo dục.
Với các lực lượng xã hội và nhân dân, cần làm cho mọi
người thấy rõ, chỉ có thể làm tốt XHHGDMN mới có thể tạo
điều kiện phát triển KT-XH trước mắt và yêu cầu xây dựng lớp
người mới trongtương lai phục vụ công cuộc CNH, HĐH đất
nước. Trên cơ sở mục tiêu giáo dục, mỗi cơ quan, đoàn thể, địa


phương và mỗi con người trong cộng đồng có thể tham gia vào
một số việc nhất định, phù hợp với khả năng và điều kiện của
mình để góp phần thiết thực vào XHHGDMN ở địa phương. Có
như vậy, mọi người mới nhận thức rõ ràng sức mạnh của toàn
Đảng, toàn dân: XHHGDMN sẽ mang lại những thành quả to
lớn cho giáo dục nói riêng, cho phát triển KT-XH nói chung.
Việc nâng cao nhận thức có thể được tiến hành với biện
pháp tổ chức các lớp tập huấn, các hội nghị, tổ chức hội thảo,

toạ đàm, tư vấn; tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại
chúng. Nội dung tyuên truyền tập trung vào công tác phát
triểnGDMN theo các chủ trương XHHGD của Đảng: Nghị
quyết Trung ương 4 (khoá VII), Nghị quyết Trung ương 2 (khoá
VIII), kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khóa IX); những chính
sách, chỉ đạo, điều hành của Nhà nước. quyết định l6l/2002/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát
triểnGDMN, thông tư liên tịch số 05/2003/TTLT/BGD và ĐTBNV-BTC giữa Bộ Nội vụ, Ban Tổ chức Trungương, Bộ GDĐT; nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh xã
hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao;
Luật

Giáo

dục

năm

2005,

2009,

2018;

Nghị

định


số43/2006/NĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy định
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ
chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp.

Có nhiều hình thức tác động đến nhận thức của mọi người.
Trong biện pháp nâng cao nhận thức,chúng tôi đi sâu vào ba
biện pháp cụ thể:
- Tổ chức các lớp tập huấn, các hội nghị
Đây là cách thức không mất nhiều thời gian, nhưng lại
chuyển tải được nhiều nội dung cơ bản, mang tính hệ thống và
đầy đủ nhất. Tham gia các lớp tập huấn, các hội nghị quán triệt là
các đồng chí cấp ủy Đảng, lãnh đạo HĐND, UBND các phòng,
ban; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; cán bộ tổ chức và thực
hiện quản lý, giáo viên trong ngành giáo dục. Việc tổ chức học
tập, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, văn bản chủ trương của
Đảng, nghị định, thông tư, quyết định, chính sách của Nhà nước
có liên quan đến GDMN và XHHGDMN để mọi người nắm vững
chủ trương, đường lối, chính sách vận dụng vào thực tiễn và tổ
chức thực hiện đồng bộ, đạt hiệu quả yêu cầu.
Biện pháp này có nhiều ưu điểm, song cũng có những mặt


hạn chế là mang tính áp đặt, dễ làm cho người nghe tiếp thu một
cách thụ động, cho nên việc tổ chức lớp học có chương trình
khoa học, lựa chọn báo cáo viên và đổi mới cách thức truyền đạt
để thu hút người nghe một cách chủ động, tích cực là rất cần
thiết.
Đồng thời, trong các buổi tổ chức hội nghị tổng kết, sơ kết
về công tác giáo dục và XHHGD, các nội dung biểu dương
những điển hình tiên tiến thực hiện tốt cuộc vận động
XHHGDMN cũng chính là dịp để đánh giá, tuyên truyền, nâng
cao nhận thức của mọi người về GDMN và XHHGDMN.
- Tổ chức hội thảo, tọa đàm, tư vấn
Biện pháp này có thể tiến hành rộng rãi ở nhiều nơi với

những nội dung, chuyên đề tuyên truyền cụ thể, hình thức tổ
chức phong phú, đa dạng; có thể do ngành giáo dục hay trường
mầm non chủ trì, hoặc một cơ quan, một tổ chức, địa phương
phối hợp với ngành giáo dục và nhà trường tổ chức nói chuyện
chuyên đề, toạ đàm, trao đổi, hội thảo về các nội dung chăm
sóc, nuôi dưỡng, giáo dục mầm non và XHHGDMN, tổ chức
những buổi hội thảo giữa Ủy ban chăm sóc giáo dục trẻ em với
cha mẹ học sinh trong việc tư vấn kiến thức chăm sóc, nuôi


dưỡng, giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ; toạ đàm giữa cán bộ
quản lý của ngành giáo dục, trường mầm non với lãnh đạo cấp
ủy, chính quyền địa phương về tăngcường XHHGDMN. Do đặc
thù của loại hình này là sự đối thoại trực tiếp giữa người tổ chức
và người dự nên biện pháp này dễ tạo ra không khí cởi mở, gần
gũi, phát huy được tính chủ động, năng động của người dự, hình
thức hấp dẫn, sinh động và thiết thực nên thu hút được nhiều
người cùng tham gia. Song hạn chế của biện pháp này là nếu chỉ
sử dụng một hình thức này thì thời gian để truyền đạt đầy đủ nội
dung sẽ phải kéo dài.
Để các cuộc hội thảo, tọa đàm, tư vấn đạt được hiệu quả
phải chuẩn bị nội dung thiết thực, phù hợp và hấp dẫn người
tham gia, xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên thu thập, xử lý
và cung cấp thông tin về giáo dục, giáo dục mầm non cho các tổ
chức và cá nhân quan tâm.
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng
Ngành giáo dục và nhà trường mầm non cần biên soạn các
tài liệu, các tờ rơi với nội dung ngắn gọn, tuyên truyền trên hệ
thống thông tin đại chúng, hệ thống loa đài ở thị trấn, xã, trường
học.Xây dựng chương trình phối hợp giữa ngành giáo dục với



ngành văn hoá thông tin, định kỳ hàng tuần có truyền hình và
truyền thanh về GDMN để tuyên truyền kiến thức nuôi dạy trẻ
cho các bậc cha mẹ; các tập thể, cá nhân và tổ chức xã hội tham
gia XHHGDMN. Tại các xã, thị trấn, các nhà trường mầm non
cần phối họp chặt chẽ với Ban Văn hoá các xã, thị trấn để có
chương trình phát thanh thường xuyên, định kỳ hàng tuần nhằm
tuyên truyền trong xã hội, giúp hiểu và chia sẻ trách nhiệm với
nhà trường trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm
non cũng như những công việc mà nhà trường, gia đình, cộng
đồng cần quan tâm khi tham gia xây dựng phát triển GDMN.
Đặc biệt là ngành giáo dụcphải chủ động phối hợp với các
cơ quan thông tấn báo chí của tỉnh và Trung ương để tổ chức
tuyên truyền sâu rộng, thiết thực trong nhân dân và cha mẹ học
sinh, nhằm tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động tham
gia XHHGDMN. Đồng thời tích cực tuyên truyền trên các
phương tiện thông tin đại chúng như báo, tạp chí, truyền thanh,
truyền hình theo một thời lượng phát sóng hoặc một chuyên
mục nhất định vềGDMN và XHHGDMN.
Trên cơ sở các biện pháp nâng cao nhận thức trên thì kết
quả mong muốn đạt được là:


Các cấp ủy đảng, chính quyền địa phươngcó nhận thức
đúng đắn về vai trò, vị trí của GDMN, tầm quan trọng của
XHHGDMN, coi đâylà trách nhiệm của mình trong việc chỉ đạo
vận động toàn xã hội tham gia xây dựng giáo dục.
Cán bộ quản lý, giáo viên các trường học nhận thức được
đúng, đầy đủ về XHHGDMN, để từ đó làm tốt vai trò nòng cốt

trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi người và tổ
chức và thực hiện hiệu quả việc huy động cộng đồng tham gia
giáo dục.
Các lực lượng xã hội và nhân dân nhận thức rõ chỉ có làm
tốt XHHGDMN mới có thểđáp ứng được đầy đủ mục đích xây
dựng lớp người mới phục vụ công cuộc phát triển của địa
phương, của đất nước. Khi hiểu rõ mục tiêu giáo dục thì mỗi cơ
quan, đoàn thể, tổ chức xã hội, cá nhân trong cộng đồng sẽ có
trách nhiệm tham gia vào những việc phù hợp với khả năng và
điều kiện củamình, đónggóp thiết thực vào XHHGDMN ở địa
phương nơimình đang cư trú.
- Biện pháp phát huy tác dụng các loại hình trường, lớp
mầm non vào đời sống cộng đồng


Để thực hiện XHHGDMN đạt hiệu quả cao, trách nhiệm
của ngành giáo dục và nhà trường mầm non là phải làm cho mọi
người thấy rõ vai trò, lợi ích của giáo dục đối với cộng đồng và
trách nhiệm của cộng đồng trong việc tham gia đóng góp xây
dựng giáo dục. Khắc phục cách làm chưa đúng trong thực hiện
XHHGD là chỉ kêu gọi đóng góp của cộng đồng mà chưa làm
cho mọi người thấy rõ tác dụng của giáo dục, của nhà trường
mầm non đối với cộng đồng. Do vậy, nhà trường mầm non cần
thực hiện rõ vai trò, tác dụng của mình trong đời sống của cộng
đồng, trong yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục, KH-XH của
địa phương; phát triển số lượng, đa dạng hóa các loại hình
GDMN; đổi mới nội dung, chương trình để nâng cao chất lượng
chăm sóc, giáo dục trẻ em trên địa bàn dân cư .
Xây dựng kế hoạch phát triển GDMN gắn với việc phát
triển KH-XH của địa phương.

Trên cơ sở mục tiêu quy hoạch phát triển GDMN của
huyện Hải Hà và những đặc điểm tình hình của địa phương, cán
bộ tổ chức và thực hiện quản lý các cơ sở GDMN phải chủ động
xây dựng kế hoạch phát triểnGDMN ở từng địa bàn trong
huyện, đưa ra những phương thức thực hiện khả thi, phục vụ


cho yêu cầu phát triển giáo dục, KT-XH tại địa phương mình.
Kế hoạch phải thể hiện được quy mô phát triển tổng thể và yêu
cầu thực tiễn của từng giai đoạn. Khi xây dựng kế hoạch, ngành
giáo dục và nhà trường mầm non phải chủ động đề xuất, tham
mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về nhu cầu của
ngành, nhu cầu của trường, trong đó cũng phải có sự tham gia
đóng góp xây dựng kế hoạch của các cơ quan, đơn vị, đoàn thể,
các lực lượng xã hội. Ngành giáo dục, trường mầm non cần đề
xuất với cấp ủy tổ chức hội nghị để thông qua kế hoạch; trên cơ
sở tham gia đóng góp của mọi nguời, cấp ủy thống nhất ra nghị
quyết để chính quyền, các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, địa
phương,trường học thực hiện các mục tiêu đề ra trong kế hoạch.
Như vậy, khi bắt tay vào tổ chức thực hiện thì kế hoạch đã
là của mọi cấp, mọi ngành, mọi lực luợng.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị,
từng tổ chức, sự phân công trong kế hoạch phải cụ thể, rõ ràng,
hợp lý với những chỉtiêu, định lượng công việc để việc đánh giá
kết quả dễ dàng, công bằng, phát huy được tính chủ động, sáng
tạo trong hoàn thành nhiệm vụ đuợc giao. Khi huy động cộng
đồng tham gia vào giải quyết các nhiệm vụ giáo dục cần tập


trung thu hút các lực lượng vào việc xây dựng môi trường giáo

dục lành mạnh, thuận lợi cho sự phát triển nhân cách trẻ; huy
động toàn xã hội tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình
giáo dục, đadạng hóa các loại hình GDMN; thu hút các lực
lượng xã hội đầu tư nguồn lực cho GDMN. Muốn thực hiện tốt
điều đó thì, ở mỗi địa phương, cần phải có cơ chế, chính sách
phù hợp và tạo ra động lực cho sự tham gia tích cực, tự giác,
chủ động của các lực lượng xã hội trong việc giám sát, kiểm tra,
đánh giá công khai dân chủ kết quả hoạt động mà họ tham gia,
mang lại cho họ niềm tin, sự động viên khích lệ đối với công tác
XHHGDMN.
Việc xây dựng kế hoạch đòi hỏi các cán bộ tổ chức và thực
hiện quản lý GDMN phải chủ động, phát huy quyền tự chủ,
tranh thủ sự tham gia ủng hộ của các lực lượng xã hội, phân
tích, tính toán kỹ để kế hoạch phát triển của từng trường gắn với
địa phương, đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH của địa
phương và cũng chính là khẳng định được vị trí, vai trò của
chính mình. Đó cũng chính là biện pháp quản lý, tổ chức và
thực hiện trong xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch để kế
hoạch thực thi có hiệu quả.


- Xây dựng hệ thống giáo dục mầm nonở từng khu vực- đa
dạng của cộng đồng:
Cần phát triển mạnh và vững chắc các loại hình giáo dục
mầm non và phổ biếnkiến thức cho các bậc cha mẹ. Thực hiện
chuyển dịch dần trường mầm non công lập sang loại hình
trường mầm non ngoài công lập, nhưng vẫn đảm bảoquyền lãnh
đạo của Nhà nước trong GDMN. Khuyến khích phát triển các
mô hình dân lập, tư thục, có chế độ chính sách về cơ sở vật chất
cũng như chính sách với giáo viên ngoài công lập để đảm bảo

sự phát triển của loại hình trường này.
Ngành giáo dục các địa phương trong huyện cần tích cực
triển khai Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008
của Thủ tướng Chính phủ "Về chính sách khuyến khích xã hội
hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y
tế, văn hoá, thể thao, môi trường" để mạnglưới trường, lớp mầm
noncó quy mô, loại hình hợp lý, đảm bảo đủ điều kiện dạy và
học có chất lượng. Khi phát triển khu đô thị mới phải dành quỹ
đất xây dựng trường học mầm non đảm bảo theo quy chuẩn về
diện tích theo trường chuẩn quốc gia.
- Nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ ở các cơ sở GDMN


Muốn giáo dục phát huy được tác dụng với cộng đồng thì
trước hết phải nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục trẻ trong chính các cơ sở giáo dục mầm non. Nhiệm vụ này
là khâu đầu tiên chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào thời đại của
nền văn minh trí tuệ. Giáo dục mầm non cần có chuyển biến mới
về chất lượng, đổi mới trong sự đổi mới chung của ngành giáo
dục nhằm khắc phục những tồn tại, đáp ứng kịp thời với sự đổi
mới của đất nước. Xu thế phấn đấu của ngành học MN trong
những năm tới phải không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc,
giáo dục trẻ phù hợp với đòi hỏi của sự phát triển KT-XH, phục
vụ nhiệm vụ CNH, HĐH đất nước. Đổi mới nội dung, phương
pháp giáo dục mầm non trước hết là đổi mới hình thức tổ chức.
Song trong điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị còn rất khó
khăn, thiếu thốn thì việc đổi mới XHHGDMN tại huyện Hải Hà
cần thực hiện thí điểm, từng bước (từng năm) có kế hoạch cụ thể
để nhân rộng đại trà, không nên ồ ạt thực hiện cùng một lúc và
phải chú trọng ưu tiên đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, phòng học,

trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, học liệu cho các lớp thực hiện
đổi mới.
Cần tôn trọng, phát huy các tập tục tốt của cộng đồng, thể


hiện quan điểm xã hội hóa, nội dung giáo dục phù hợp với nhu
cầu xã hội của cộng đồng. Chương trình giáo dục phải được xây
dựng trên cơ sở vốn kiến thức và kinh nghiệm của bản thân trẻ,
của gia đình, cộng đồng, đảm bảo cho sự linh hoạt trong việc
thích ứng các điều kiện, nhu cầu khác nhau.
Đổi mới về hình thức tổ chức là công việc mà các nhà
quản lý phải quan tâm, Trước đây, chúng ta vẫn coi phương
pháp giáo viên là trung tâm của quátrình giáo dục, cô giáo nói
gì, dạy gì trên lớp nhất nhất trẻ nói theo, làm theo, rất thụ động,
thì nay người giáo viên phải gợi mở, hướng dẫn, tạo cơ hội cho
trẻ tìm tòi, khám phá, lôi cuốn trẻ tham gia học tập, hoạt động
một cách chủ động, hứng thú để phát triển theo đúng khả năng,
nhu cầu của bản thân. Giáo viên là người tổ chức môi trường
học tập cho trẻ, tạo những tình huống, những cảm giác tin tưởng
để kích thích trẻ tham gia trong các giờ học, trong hoạt động vui
chơi, trẻ thích tìm tòi, khám phá bằng tất cả các giác quan. Giáo
viên và trẻ đều tham gia vào việc hoạch định kế hoạch học tập
theo nhu cầu và sự phát triển của trẻ; trẻ thực hiện việc làm
quen, học tập theo sự hiểu biết và năng lực của bản thân trong
quá trình nhận biết khi hoạt động ở nhóm hoặc khi hoạt động cá


nhân.
Cùng với việc đổi mới phương pháp giáo dục trẻ, nhà
trường mầm non phải thường xuyên cải tiến các bữa ăn tổ chức

tại trường cho các cháu, đảm bảo đủ dinh dưỡng, chế biến ngon,
đảm bảo vệ sinh; động viên các cháu ăn hết khẩu phần. Phối
hợp chặt chẽ với y tế kiểm tra sức khoẻ 2 lần/ năm; cân, đo,
theo dõi biều đồ sức khoẻ cho trẻ 3 lần/ 1năm.
Việc nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ ở cơ sở GDMN còn
đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường với
gia đình, với cộng đồng; gia đình và cộng đồng phải là thành
viên tham gia trong chương trình giáo dục trẻ; có như vậy mới
có hiệu quả cao trong việc giáo dục trẻ. Để đảm bảo cho sự linh
hoạt trong việc thích nghi với điều kiện, nhu cầu khác nhau của
chăm sóc, giáo dục trẻ thì gia đình càng phải phối hợp chặt chẽ
với nhà trường và cộng đồng để con trẻ được chăm sóc, giáo
dục toàn diện trong trường mầm non; cán bộ tổ chức và thực
hiện quản lý cần quan tâm tạo điều kiện để giáo viên được học
tập nâng cao trình độ, tham gia các lớp bồi dưỡng, học tập kinh
nghiệm trường bạn; bản thân từng giáo viên phải tích lũy vốn
kiến thức, rút kinh nghiệm nuôi dạy trẻ, góp phần chính trong


việc nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ ở cơ sở giáo dục của
mình.
Tuy vậy, ở một số cơ sở nông thôn huyện Hải Hà, do điều
kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập, đồ chơi cho trẻ còn
thiếu thốn, nên việc đổi mớiGDMN tại cần phải thực hiện thí
điểm, có kế hoạch cụ thể từng năm và phải chú trọng ưu tiên
đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, phòng học, trang thiết bị, đồ
dùng dạy học, đồ chơi, học liệu cho các lớp thực hiện chương
trình đổi mới trên cơ sở huy động sự đóng góp của gia đình, của
các lực lượng xã hội.
- Xây dựng hệ thống trường mầm non chuẩn quốc gia,

trường điểm
Bám sát chủ trương của Bộ GD-ĐT là xây dựng hệ thống
trường trọng điểm mẫu giáo từ Trung ương đến cơ sở, phù hợp
với đặc điểm tình hình của từng địa phương, làm mô hình mẫu
về chất lượng thực hiện chương trình mẫu giáo, kịp thời nhân
điểm ra thành một mạng lưới rộng khắp, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện ngành học mầm non. Huyện Hải
Hà đã xây dựng được hệ thống trường điểm như: trường mầm
non Hoa Hồng tại phố Hoàng Hoa Thám, thị trấn Quảng Hà -


điểm chuyên đề “lấy trẻ làm trung tâm”, “hướng dẫn trẻ thực
hiện một số kỹ năng tự phục vụ”, “nâng cao chất lượng giáo dục
phát triển vận động cho trẻ trongtrường mầm non”. Các trường
điểm và trọng điểm này đã tạo nên những mô hình chất lượng
vừa đảm bảo tính thống nhất của mục tiêu đào tạo, vừa phù hợp
với thực tế từng địa phương, đã có tác dụng tích cực với các
trường đại trà. Các trường điểm và trọng điểm với ưu thế về
nâng cao chất lượng làm tăng thêm lòng tin của nhân dân, của
các cấp lãnh đạo, là nguồn độngviên, niềm tự hào đối với những
người làm công tác GDMN. Đến nay, trường mầm non trọng
điểm thực sự là trường đi đầu thực hiện nội dung và phương
pháp giáo dục tiên tiến, đúc rút kinh nghiệm để triển khai cho
các trường khác học tập. Trẻ được chăm sóc tại trường trọng
điểm có nền nếp, nhanh nhẹn, ứng xử tự tin và đạt nhiều giải
cao trong các hội thi của huyện; tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng
thấp hơn ở các trường đại trà và cộng đồng rất nhiều.
Đến nay, huyện Hải Hà mới có tổng l5/16 trường mầm non
đạtchuẩnquốc gia. Như vậy, cần phải sớm đầu tư điều kiện,
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát huy được vai trò

nòng cốt của nhà trường công lập trong hệ thống giáo dục quốc


×