Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đề HSG 9 thanh ba 2018 (7)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.11 KB, 7 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN THANH BA
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2018-2019
MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 135 phút không kể thời gian giao đề
(Đề thi có 04 trang)

I. TRẮC NGHIỆM: (10 điểm). Chọn câu trả lời đúng:
Câu 1: Hoạt động của van trong pha nhĩ co là:
A. Van nhĩ thất mở còn van động mạch đóng.
B. Van nhĩ thất đóng còn van động mạch mở.
C. Van nhĩ thất và van động mạch đều đóng.
D. Van nhĩ thất và van động mạch đều mở.
Câu 2: Trong hệ mạch, huyết áp giảm dần từ:
A. Động mạch chủ → động mạch nhỏ → mao mạch → tĩnh mạch nhỏ → tĩnh mạch chủ.
B. Tĩnh mạch chủ → tĩnh mạch nhỏ → mao mạch → động mạch nhỏ → động mạch chủ.
C. Động mạch chủ→ tĩnh mạch nhỏ → mao mạch → động mạch nhỏ → tĩnh mạch chủ.
D. Mao mạch → động mạch nhỏ → động mạch chủ → tĩnh mạch chủ → tĩnh mạch nhỏ.

Câu 3. Lượng không khí luôn có trong phổi( khoảng 1000- 1200ml) gọi là:
A. Khí lưu thông
C. Khí dự trữ.
B. Khí cặn.
D. Dung tích phổi.
Câu 4: Mô tả đúng về động mạch phổi:
A. Mạch dẫn máu đi ra khỏi tim.
B. Mạch vận chuyển máu giàu oxi
C. Mạch hoạt động dưới dạng sóng mạch đập.


D. Mạch có khả năng đàn hồi lớn nhất.
Câu 5: Cơ chế chi phối sự di truyền và biểu hiện của một cặp tính trạng qua các thế hệ
theo Menđen là do:
A. Sự phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.
B. Sự tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong thụ tinh
C. Sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh.
D. Sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân.
Câu 6: Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là :
A. Các gen không có hoà lẫn vào nhau.
B. Gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn
C. Số lượng cá thể nghiên cứu phải lớn.
D. Mỗi gen phải nằm trên mỗi NST khác nhau.
Câu 7: Đơn vị nhỏ nhất trong cấu trúc nhiễm sắc thể gồm đủ 2 thành phần ADN và
prôtêin histon là:
A. nuclêôxôm.
B. polixôm.
C. nuclêôtit.
D. sợi cơ bản
Câu 8: Điểm khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân:
1. Xảy ra trong 2 loại tế bào khác nhau
2. Không có tiếp hợp và có sự tiếp hợp.
3. Sự tập trung các nhiễm sắc thể ở kì giữa nguyên phân và kì giữa của giảm phân II.
1


4. Sự phân li nhiễm sắc thể trong nguyên phân và sự phân li nhiễm sắc thể ở kì sau I.
5. Là quá trình ổn định vật chất di truyền ở nguyên phân và giảm vật chất di truyền đi ½ ở giảm
phân.
Số đáp án đúng là:
A. 2

B. 3
C.4
D. 5
Câu 9: Một đoạn phân tử ADN có tỉ lệ các loại nuclêôtít như sau: A = 22%, T = 28%, G =
20%, X = 30%.
Kết luận nào sau đây về phân tử ADN trên là đúng ?
A. Phân tử ADN trên có cấu trúc 2 mạch, các nuclêôtít bổ sung cho nhau
B. Phân tử ADN trên có cấu trúc 1 mạch, các nuclêôtít không bổ sung cho nhau.
C. Không có phân tử ADN nào có các thành phần nuclêôtít như tỉ lệ đã cho.
D. Phân tử ADN trên là cấu tạo đặc trưng của các loài vi khuẩn.
Câu 10: Vì sao trong quá trình nhân đôi ADN, trên mỗi chạc chữ Y chỉ có một mạch được
tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn?
A. Vì ADN mẹ gồm hai mạch luôn song song và định hướng ngược chiều nhau.
B. Vì enzim ADN – polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5' - 3'
C. Vì ADN nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
D. Vì enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn được vào đầu 5' của ADN
mẹ.
Câu 11: Đột biến điểm trên gen có các dạng?
A. Thêm, thay thế, đảo vị trí một hoặc vài cặp nucleotit.
B. Mất, thêm, đảo vị trí một hoặc vài cặp nucleotit.
C. Mất, thay thế, đảo vị trí một hoặc vài cặp nucleotit.
D. Mất, thêm, thay thế một cặp nucleotit.
Câu 12: Trên một cánh của một nhiễm sắc thể ở một loài thực vật gồm các đoạn có kí
hiệu như sau: ABCDEFGH. Do đột biến, người ta nhận thấy nhiễm sắc thể bị đột biến có
trình tự các đoạn như sau: ABEDCFGH. Hậu quả của dạng đột biến này là:
(1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể.
(2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
(3) Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết.
(4) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
Câu trả lời đúng là:

A. (1), (2)
B. (2), (3)
C. (1), (4)
D. (2),
(4)
Câu 13: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ, alen trội là trội hoàn
toàn. Phép lai P: AaBbDdEe x AaBbDdFe cho đời con có kiểu hình mang 3 tính trạng trội
và 1 tính trạng lặn là:
A. 81/256
B. 27/ 256
C. 27/128
D. 27/64
Câu 14: Ở ruồi giấm, alen B qui định thân xám trội hoàn toàn so với b qui định thân đen.
Lai ruồi thân xám với ruồi thân đen, thu được F 1 có tỷ lệ kiểu hình 50% ruồi thân xám:
50% ruồi thân đen. Tiếp tục cho ruồi F 1 giao phối ngẫu nhiên. Theo lý thuyết, ruồi F 2 phân
li theo tỷ lệ kiểu hình:
2


A. 1 ruồi thân đen: 3 ruồi thân xám
B. 9 ruồi thân đen: 7 ruồi thân xám
C. 7 ruồi thân đen: 9 ruồi thân xám
D. 5 ruồi thân đen: 3 ruồi thân xám
Câu 15: Ở một loài, A quy định quả tròn, a quy định quả dài; B quy định quả ngọt, b quy
định quả chua. Hai cặp gen cùng nằm trên một cánh nhiễm sắc thể tương đồng. Số kiểu
gen khác nhau có thể có trong quần thể là:
A. 10
B. 9
C. 8
D. 7

Câu 16: Nếu các gen liên kết hoàn toàn, một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội
hoàn toàn thì phép lai cho tỉ lệ kiểu hình 1:1:1: 1 là:
A. AB/ab x ab/ab
B. Ab/ab x aB/ ab
C. Ab/aB x ab/ ab
D. Ab/ aB x Ab/ aB
Câu 17: Có 40 tế bào mầm nguyên phân liên tiếp một số đợt, môi trường nội bào cung
cấp 4560 nhiễm sắc thể đơn. Các tế bào con giảm phân tạo giao tử và môi trường nội bào
đã cung cấp 6080 nhiễm sắc thể. Giả sử đó là tế bào sinh tinh với hiệu suất thụ tinh là
10%. Số hợp tử được tạo ra là:
A. 64
B. 640
C. 32
D. 128
Câu 18: Để tạo ra 16 hợp tử, từ một tế bào sinh dục sơ khai cái nguyên phân liên tiếp 7
đợt, 50% tế bào con trở thành tế bào sinh trứng. Hiệu suất thụ tinh của trứng trong trường
hợp này bằng:
A. 75%
B. 50%
C. 12,5%.
D. 25%
Câu 19: Một gen có 120 chu kì xoắn, đã tổng hợp ra một phân tử Prôtêin hoàn chỉnh. Số
liên kết peptit trong phân tử Prôtêin đó bằng:
A. 797
B. 798
C. 397
D. 398
Câu 20: Trong mạch thứ nhất của ADN có tổng giữa hai loại nuclêôtit A và T là 40% số
nuclêôtit của mạch. ADN có T bằng 264. Chiều dài của ADN nói trên là:
A. 0,2244mm

B. 1122 A0
C. 4488A0
D. 2244A0
II. TỰ LUẬN: (10 điểm).
Câu 1. (1,5 điểm):
Nêu khái niệm biến dị tổ hợp? Vì sao biến dị tổ hợp là nguyên liệu quan trọng đối
với tiến hóa và chọn giống?
Câu 2. (1,5 điểm):
a. Tại sao các nhiễm sắc thể phải co xoắn tối đa vào kì giữa của nguyên phân? Điều
gì sẽ xảy ra nếu trong kì trung gian các nhiễm sắc thể cũng co ngắn cực đại như ở kì giữa?
b. Nhiễm sắc thể giới tính X và Y ở người khác với nhiễm sắc thể thường như thế
nào?
Câu 3. (1,5 điểm):
a. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong quá trình truyền đạt thông
tin di truyền từ nhân ra tế bào chất?
b. Ý nghĩa sinh học của quá trình tự sao và phiên mã?
Câu 4. (1,5 điểm):
a. Thể đột biến là gì? Trong những trường hợp nào đột biến chuyển thành thể đột
biến ?
3


b. Tại sao cùng là dạng đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit trong gen nhưng cấu trúc
phân tử Prôtêin lại có thể khác nhau?
Câu 5. (2 điểm):
1. Ở một loài vi khuẩn, mạch bổ sung với mạch khuôn của gen có tỉ lệ các loại
nuclêôtit A, T, G, X lần lượt là: 10%, 20%, 30%, 40%. Khi gen phiên mã 3 lần đã lấy từ
môi trường nội bào 360 nuclêôtit loại A, trên mỗi mARN có 5 riboxom dịch mã 1 lần.
Tính số nuclêôtit môi trường cung cấp cho quá trình phiên mã và số lượt tARN đã tham
gia quá trình dịch mã.

2. Xét một nhóm tế bào sinh giao tử, mỗi tế bào xét một cặp gen dị hợp dài 5100 A 0
nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Gen trội A nằm trên nhiếm sắc thể thứ nhất
có 1200 Ađênin; gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thứ hai có 1350 Ađênin.
a. Tính số nuclêôtit mỗi loại trên mỗi gen
b. Nếu có một số tế bào trong nhóm tế bào sinh giao tử xảy ra đột biến dị bội ở cặp
nhiễm sắc thể chứa gen nói trên thì khi nhóm tế bào kết thúc giảm phân , số lượng từng
loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử bằng bao nhiêu.
Câu 6. (2 điểm):
Ở một loài côn trùng. Cho P: Thân xám, cánh dài x thân đen, cánh ngắn.
F1:
100% thân xám, cánh dài.
Cho F1 lai với một cơ thể khác( dị hợp tử một cặp gen). Giả sử rằng F2 xuất hiện một
trong hai trường hợp sau:
+ Trường hợp 1:
F2 : 2 thân xám, cánh dài : 1 thân xám, cánh ngắn : 1 thân đen, cánh ngắn.
+ Trường hợp 2:
F2 : 3 thân xám, cánh dài: 3 thân xám, cánh ngắn : 1 thân đen, cánh dài: 1 thân đen,
cánh ngắn.
Biện luận. Viết sơ đồ lai đối với từng trường hợp
Cho biết một gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, nhiễm
sắc thể không thay đổi cấu trúc trong giảm phân.
-----------------------------Hết-------------------------Họ tên thí sinh:…………………………………………; Số báo danh:………………
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

4


HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC
I. TRẮC NGHIỆM(10 điểm)
Câu

1
2
3
Đáp án
A
A
B
Câu
11
12
13
Đáp án
D
C
D

4
A,C,D
14
B

5
C
15
A

6
D
16
B


7
A
17
A

8
C
18
D

9
B
19
C

II. TỰ LUẬN( 10 điểm)
Câu
Nội dung
+ Khái niệm về biến dị tổ hợp: là loại biến dị do sự sắp xếp lại các đặc điểm di
truyền của bố mẹ trong quá trình sinh sản, dẫn đến ở thế hệ con cháu xuất hiện
kiểu hình khác với bố mẹ.
+ Biến dị tổ hợp là nguyên liệu quan trọng đối với tiến hóa và chọn giống:
1
Biến dị tổ hợp tạo ra ở sinh vật nhiều kiểu gen và kiểu hình dẫn đến làm tăng
(1,5 điểm) tính đa dạng của loài.
- Tính đa dạng ở sinh vật là nguồn nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên, giúp cho
loài có thể sống và phân bố được ở nhiều môi trường khác nhau.
- Tính đa dạng ở vật nuôi và cây trồng cung cấp cho con người nguồn nguyên
liệu để dễ dàng chọn giữ lại các đặc điểm mà nhà sản xuất mong muốn.

a.- Nhiễm sắc thể phải co xoắn tối đa vào kì giữa để sang kì sau các nhiễm sắc
tử di chuyển về các cực tế bào được dễ dàng không cản trở lẫn nhau và phân li
được nhanh chóng.
- Nếu ở kì trung gian các nhiễm sắc thể cũng co xoắn cực đại như ở kì giữa thì
hoạt động phiên mã của các gen sẽ bị cản trở. Nhiễm sắc thể co xoắn chặt
khiến ADN (gen) cũng co xoắn chặt, gen không được phiên mã, hoạt động
sống của tế bào bị tê liệt.Vì vậy, ở kì trung gian nhiễm sắc thể phải giãn xoắn
tối đa.
2
b. Điểm khác nhau giữa NST giới tính với NST thường ở người:
(1,5 điểm) Nhiễm sắc thể thường
NST giới tính
- Trong tế bào sinh dưỡng gồm nhiều - Trong tế bào sinh dưỡng chỉ có một
cặp, luôn tồn tại thành cặp tương
cặp có thể tương đồng ( ở nữ là XX),
đồng ở cả nam và nữ
có thể không tương đồng(ở nam là
XY)
- Mang gen quy định tính trạng
- Ngoài các gen quy định tính trạng
thường.
thường còn có các gen quy định tính
trạng liên quan đến giới tính.

5

10
A,B
20
D

Đáp án
0,5

0,5
0,25
0,25
0,5
0,5

0,25

0,25


a. – Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong quá trình nhân đôi ADN: Mạch
mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các
nuclêôtít ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtít tự do trong môi trường nội
bào theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T hay ngược lại, G liên kết với X
hay ngược lại.
– Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong quá trình tổng hợp mARN: Các
nuclêôtít trên một mạch khuôn của gen liên kết với các nuclêôtít tự do của môi
trường theo nguyên tắc bổ sung: A mạch khuôn liên kết với U tự do của môi
trường, T mạch khuôn liên kết với A tự do của môi trường; G liên kết với X và
X liên kết với G tạo nên phân tử mARN.
3
– Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong quá trình tổng hợp Prôtêin: Các bộ
(1,5 điểm)
ba mã sao trên mARN liên kết với các bộ ba đối mã của tARN theo nguyên tắc
bổ sung: A trên mARN liên kết với U trên tARN, X liên kết với G...nhờ vậy
các axit amin mà tARN vận chuyển tới riboxom có thể liên kết với nhau tạo

nên chuỗi axit amin.
b.- Ý nghĩa quá trình tự sao:
+ Đảm bảo cho quá trình tự nhân đôi của nhiễm sắc thể, góp phần ổn định vật
chất di truyền của loài qua các thế hệ tế bào.
+ Là cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền và sinh sản
- Ý nghĩa quá trình phiên mã: Đảm bảo quá trình truyền đạt thông tin di truyền
từ gen đến Prôtêin
a. - Cá thể mang đột biến đã biểu hiện thành kiểu hình gọi là thể đột biến.
- Các trường hợp đột biến chuyển thành thể đột biến.
+ Đột biến chuyển từ gen lặn thành gen trội(a -> A)
+ Đột biến gen lặn qua thụ tinh gặp gỡ nhau tạo thể đồng hợp tử gen lặn.
+ Đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen trên Y.
+ Đột biến gen trên nhiễm sắc thể Y không có alen trên X.
+ Các loại đột biến nhiễm sắc thể.
4
b. Cùng là dạng đột biến thay thế 1cặp nuclêôtit trong gen nhưng cấu trúc phân
(1,5 điểm)
tử Prôtêin lại có thể thay đổi khác nhau vì:
- Không thay đổi cấu trúc phân tử của Prôtêin khi mã bộ ba sau đột biến quy
định axit amin giống như mã bộ ba trước đột biến( do tính thoái hóa của mã di
truyền)( Đột biến đồng nghĩa)
- Thay đổi 1 axit amin trong phân tử Prôtêin khi mã bộ ba sau đột biến quy
định axit amin khác mã bộ ba trước đột biến(đột biến nhầm nghĩa)
- Chuỗi polipeptit bị ngắn lại khi mã bộ ba sau đột biến trở thành mã kết thúc.
5
1.- Gọi Am, Um, Xm, Gm là nuclêôtit trong phân tử mARN
(2 điểm) - Theo bài ra ta có: Am = 10%
Mặt khác khi gen phiên mã 3 lần môi trường nội bào cung cấp 360 nu loại A.
Suy ra Am = 360/3 => Am = 120(nu)
- Số nuclêôtit trong 1 phân tử mARN là: 120 : 10% = 1200(nu)

- Số lượng nuclêôtit môi trường cung cấp cho quá trình phiên mã là:
1200 x 3= 3600(nu)
- Số axit amin tạo ra do 1 riboxom trượt 1 lần trên phân tử mARN là:
1200/3 – 1 = 399(aa)
- Số lượt tARN đã tham gia quá trình dịch mã là: 3 x 5 x 399 = 5985(lượt)

6

0,25

0,25

0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
0,5

0,25
0,25
0,25
0,75 đ


6
( 2 điểm)

2. a.Tính số nuclêôtit mỗi loại trên mỗi gen:

- Tổng số nuclêôtit của mỗi gen là: (5100 :3,4) x2 = 3000 (nu)
- Số nuclêôtit mỗi loại của gen trội A là:
A = T = 1200 (nu)
G = X = (3000 : 2) – 1200 = 300(nu)
- Số nuclêôtit mỗi loại của gen lặn a là:
A = T = 1350 (nu)
G = X = (3000 : 2) – 1350 = 150(nu)
b. Nếu có một số tế bào trong nhóm tế bào sinh giao tử xảy ra đột biến dị bội ở
cặp nhiễm sắc thể chứa gen nói trên thì khi nhóm tế bào kết thúc giảm phân sẽ
tạo ra 4 loại giao tử, trong đó có 2 loại giao tử bình thường là A, a và 2 loại
giao tử không bình thường là Aa , O.
- Số nuclêôtit mỗi loại trong các giao tử là:
+ Giao tử A:
A = T = 1200(nu); G = X = 300(nu)
+ Giao tử a:
A = T = 1350 (nu) ; G = X =150(nu)
+ Giao tử Aa:
A = T = 1200 + 1350 = 2550(nu)
+ Giao tử O :
A = T = 0(nu)
G = X = 0 (nu)
- P(tương phản) thu được F1: 100% xám, dài.
Suy ra: tính trạng thân xám, cánh dài là trội hoàn toàn, P(thuần chủng), F1 dị
hợp tử 2 cặp gen.
- Quy ước:
A : xám, a: đen; B: dài, b: ngắn.
Trường hợp 1:
F2 xuất hiện tỷ lệ 2 : 1 :1 = 4 tổ hợp = 2 x2. Mà F1 dị hợp tử 2 cặp gen lại chỉ
cho 2 giao tử, chứng tỏ đã xảy ra liên kết hoàn toàn.
Kiểu gen P: AB/ AB x ab/ab

G: AB
ab
F1: AB/ ab( xám, dài)
- Xét màu sắc: F1 x X -> F2 : 3 xám : 1 đen ( Aa x Aa )
- Xét về cánh: F1 x X -> F2 : 1dài : 1 ngắn ( Bb x bb)
- Suy ra: F1 là AB/ab và X là Ab/ab
- Sơ đồ lai.
Trường hợp 2:
F2 xuất hiện tỷ lệ 3: 3 : 1: 1 = 8 tổ hợp = 4 x 2. Mà F1 dị hợp tử 2 cặp gen cho 4
giao tử, chứng tỏ có hiện tượng phân li độc lập.
P: AABB x aabb
F1: AaBb ( xám, dài)
- Xét màu sắc: F1 x X -> F2 : 3 xám : 1 đen ( Aa x Aa )
- Xét về cánh: F1 x X -> F2 : 1dài : 1 ngắn ( Bb x bb)
- Suy ra F1 là AaBb và X là Aabb
- Sơ đồ lai.

7

0,5

0,25
0,5

0,5

0,75

0,75




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×