Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đề HSG 9 thanh ba 2018 (8)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.17 KB, 10 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN THANH BA
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2018-2019
MÔN: VẬT LÍ
Thời gian làm bài: 135 phút không kể thời gian giao đề
(Đề thi có 04 trang)

Chú ý:
- Câu hỏi TNKQ có một hoặc nhiều lựa chọn đúng.
- Thí sinh làm bài (phần TNKQ và tự luận) trên tờ giấy thi; không làm vào đề thi.
I. Phần trắc nghiệm khách quan (10,0 điểm)
Câu 1. Một ca nô đi ngược dòng qua điểm A thì gặp một bè gỗ trôi xuôi dòng. Ca nô
đi tiếp 40 phút, do hỏng máy nên bị trôi theo dòng nước. Sau 10 phút sửa xong máy, ca
nô quay lại đuổi theo bè và gặp bè tại B. Cho biết AB = 4,5km, công suất của ca nô
không đổi trong suốt quá trình chuyển động. Vận tốc của bè gỗ bằng
A. 3km/h.

B. 1,5km/h.

C. 6km/h.

D. 5,4km/h.

Câu 2. Một bình thông nhau chứa nước. Người ta đổ thêm xăng vào một nhánh. Mặt
thoáng ở hai nhánh chênh lệch nhau 30mm. Cho biết trọng lượng riêng của nước là
10.000 N/m3, của xăng là 7.000 N/m3. Độ cao cột xăng là:
A. 0,1m.


B. 0,01m.

C. 10mm.

D. 10cm

Câu 3. Lúc 6h xe thứ nhất khởi hành từ A chuyển động đều đến B với vận tốc 36km/h.
Nửa giờ sau xe thứ hai chuyển động từ B đến A với vận tốc 5m/s. Biết quãng đường
AB dài 72km. Hai xe cách nhau 13,5km lúc:
A. 6h45’.

B. 7h30’.

C. 7h15’.

D. 7h45’.

Câu 4. Ba quả cầu có cùng thể tích, quả cầu 1 làm bằng nhôm, quả cầu 2 làm bằng
đồng, quả cầu 3 làm bằng sắt. Nhúng chìm cả 3 quả cầu vào trong nước. So sánh lực
đẩy Acsimét tác dụng lên mỗi quả cầu ta thấy.
A. F1A > F2A > F 3A.

B. F1A = F2A = F3A.

C. F3A > F2A > F1A.

D. F2A > F3A > F1A.

Câu 5. Một người có chiều cao 1,6m đứng ngay dưới ngọn đèn treo ở độ cao 4m.
Người này bước đi đều với vận tốc v = 5,4km/h. Tốc độ chuyển động của bóng của

đỉnh đầu in trên mặt đất là
A. 9km/h.

B. 5,4km/h.

C. 2,5 km/h.

D. 2,5m/s.

Câu 6. Hai gương phẳng G1 và G2 hợp với nhau một góc α sao cho mặt phản xạ quay
vào nhau. Điểm A ở trong khoảng giữa hai gương sao cho ảnh của A qua G 1 cách A là
12cm và ảnh của A qua G2 cách A là 16cm. Khoảng cách giữa hai ảnh đó là 20cm. Góc
α bằng
A. 300.

B. 450.

C. 600.

1

D. 900.


Câu 7. Chiếu một tia sáng vuông góc với mặt một gương phẳng. Góc phản xạ có giá
trị nào sau đây?
A. r = 00

B. r = 450


C. r = 1800

D. r = 900

Câu 8. Để tay bên trên một hòn gạch đã được nung nóng thấy nóng hơn để tay bên
cạnh hòn gạch đó vì
A. sự dẫn nhiệt từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn từ hòn gạch tới tay để bên
cạnh.
B. sự bức xạ nhiệt từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn từ hòn gạch tới tay để bên
cạnh.
C. sự đối lưu từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn từ hòn gạch tới tay để bên cạnh.
D. cả sự dẫn nhiệt, bức xạ nhiệt và đối lưu từ hòn gạch tới tay để bên trên đều tốt
hơn từ hòn gạch tới tay để bên cạnh.
Câu 9. Trong ba loại gương ( gương cầu lồi, gương phẳng, gương cầu lõm), gương nào

cho ảnh ảo của cùng một vật lớn hơn? Xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải?
A. gương phẳng, gương cầu lõm, gương cầu lồi.
B. gương cầu lõm, gương cầu lồi, gương phẳng.
C. gương cầu lõm, gương phẳng, gương cầu lồi.
D. gương cầu lồi, gương phẳng, gương cầu lõm.
Câu 10. Bản chất của sự dẫn nhiệt là:
A. Sự truyền nhiệt độ từ vật này đến vật khác.
B. Sự truyền nhiệt năng từ vật này đến vật khác.
C. Sự thực hiện công từ vật này lên vật khác.
D. Sự truyền động năng của các nguyên tử, phân tử này sang các nguyên tử,
phân tử khác.
Câu 11. Một bếp điện loại 220V - 1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun
sôi 2l nước có nhiệt độ ban đầu 20 0C. Nhiệt dung riêng của nước 4200 J/kg.K. Hiệu
suất của quy trình đun là 80%. Thời gian đun sôi ấm nước nói trên là:
A. 672s


B. 67,2s

C. 840s

D. 84s

Câu 12. Một dây dẫn đồng chất, chiều dài l, tiết diện S có điện trở là 12Ω được gập
đôi thành dây dẫn mới có chiều dài l/2. Điện trở của dây dẫn mới này có trị số:
A. 6Ω

B. 3Ω

C. 12Ω

D. 2Ω

Câu 13. Chọn câu đúng:
A. Điện trở tương đương của mạch mắc song song nhỏ hơn điện trở mỗi thành phần
B. Trong đoạn mạch mắc song song cường độ dòng điện qua các điện trở là bằng
nhau
C. Điện trở tương đương R của n điện trở r mắc nối tiếp : R = n.r

2


D. Điện trở tương đương R của n điện trở r mắc song song : R =

r
n


Câu 14. Một biến trở có giới hạn sử dụng là 2,5A. Biến trở gồm một dây hợp kim có
điện trở suất 0,5.10-7Ω/m, đường kính của dây 4cm, dài 20 cm. Lấy ∏ = 3,14. Khi sử
dụng, hiệu điện thế tối đa có thể mắc được vào hai đầu biến trở là:
A. 250V.
B. 500V .
C. 220V.
D. 380V.
Câu 15. Đặt một hiệu điện thế 3V vào hai đầu dây dẫn bằng hợp kim thì cường độ
dòng điện chạy qua dầy dẫn này là 0,2 A. Hỏi nếu tăng thêm 9V nữa cho hiệu điện thế
giữa hai đầu dây dẫn này thì cường độ dòng điện qua nó là
A. 1,2 A
B. 1 A
C. 0,8 A
D. 0,6A
Câu 16. Cho hai điện trở R1 = 30Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2A và
R2 = 10Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 1A. Có thể mắc song song hai
điện trở đó vào hiệu điện nào dưới đây?
A. 10V
B. 22,5V
C. 60V
D. 15V
Câu 17. Dùng nguồn điện có hiệu điện thế không đổi U = 32V để thắp sáng bình
thường một bộ bóng đèn cùng loại (2,5V-1,25W). Dây nối trong bộ bóng có điện trở
không đáng kể. Dây nối từ bộ bóng đèn đến nguồn điện có điện trở r = 1 Ω . Công suất
tối đa mà bộ bóng có thể tiêu thụ là:
A. Pmax = 257W.

B. Pmax = 256,5 W.


C. Pmax = 256 W.

D. Pmax = 256,25W.

Câu 18. Người ta dùng một bếp điện để đun nước trong một ấm. Nếu nối bếp vào hiệu
điện thế U1 = 120V thì nước sẽ sôi sau thời gian t 1 = 20 phút. Nếu dùng hiệu điện thế
U2 = 100V thì ấm nước trên sẽ sôi sau thời gian t 2 = 44 phút. Hỏi nếu dùng hiệu điện
thế U3 = 110V thì nước sẽ sôi sau thời gian t 3 là bao nhiêu? Coi hao phí trong khi đun
nước tỉ lệ với thời gian đun.
A. 28 phút.

B. 32 phút .

C. 30 phút.

D. 34 phút

Câu 19. Cho mạch điện như hình vẽ (H1) . Bốn điện trở đều giống nhau. Hiệu điện thế
giữa A và B luôn không đổi và bằng 120V. Mắc một vôn kế có điện trở Rv vào hai điểm
A, E thì vôn kế chỉ 60V. Tìm số chỉ của vôn kế khi mắc vào hai điểm A, D
A. UAD = 36V

B. UAD = 40V

C. UAD = 30V

D. UAD = 60V

R
A


C

(H1)
Câu 20. Cho mạch điện như hình vẽ bên (H2)
U = 12V, R0 = 2Ω, R1 = 6Ω, R3 = 4Ω, R2 là biến
R3
trở. R2 bằng bao nhiêu thì công suất trên R 2 lớn A
nhất?
(H2)
A. R2 = 5Ω.
B. R2 = 4Ω.
C. R2 = 3Ω.
II. Phần tự luận (10,0 điểm)
3

R

R
D

R
B

E
R1

R0

R2

D. R2 = 6Ω

B


Câu 1. (2,5 điểm) Một thùng hình trụ đặt thẳng đứng, đáy bằng, chứa nước. Mực nước
trong thùng cao 80cm. Người ta thả chìm một vật bằng nhôm có dạng hình lập phương
cạnh 20cm. Mặt trên của vật được móc bởi một sợi dây (bỏ qua trọng lượng của sợi
dây). Nếu giữ vật lơ lửng trong thùng nước thì phải kéo sợi dây một lực F k = 120N.
Biết trọng lượng riêng của nước, nhôm lần lượt là d 1 = 10 000N/m3, d2 = 27 000N/m3,
diện tích đáy thùng gấp hai lần diện tích một mặt của vật.
a) Vật nặng rỗng hay đặc? Vì sao?
b) Kéo vật từ đáy thùng lên theo phương thẳng đứng với công của lực kéo A Fk = 120J.
Hỏi có kéo được vật nặng lên khỏi mặt nước không?
Câu 2. (1,5 điểm) Có một số chai sữa hoàn toàn giống nhau có nhiệt độ ban đầu đều là
t 0 xC. Nguời ta thả lần lượt từng chai vào một phích có chứa nước nóng có nhiệt độ
ban đầu là 400C. Sau khi cân bằng nhiệt thì lấy ra thả chai khác vào. Chai thứ nhất khi
lấy ra có nhiệt độ là 36 0C. Chai thứ hai lấy ra có nhiệt độ là 33 0C. Tìm nhiệt độ tx.

Câu 3. (2 điềm) Một người đứng cách gương phẳng treo đứng trên tường một khoảng
1m. Mắt người cách chân 1,5m. Người ấy nhìn vào điểm I trên gương, I cách sàn
1,9m. Mắt sẽ nhìn thấy I nằm trên đường nối mắt và ảnh của góc trên cùng của bức
tường phía sau.
a) Tìm chiều cao của phòng? Biết người cách bức tường phía sau 3m.
b) Mép dưới của gương cách sàn tối đa bao nhiêu để mắt nhìn thấy được ảnh của góc
dưới cùng của tường phía sau?
Câu 4. (4 điềm) Cho mạch điện như hình vẽ. nguồn điện có hiệu điện thế U AB =
12V; MN là một biến trở có trị số lớn nhất là R MN = 8 Ω , R1 = 4 Ω , bóng đèn có điện
trở không đổi Rđ = 6 Ω . Am pe kế và dây nối có điện trở không đáng kể.
a) Khi khóa K đóng, con chạy C của biến trở ở vị

trí điểm N, thì ampe kế chỉ 1,875A. Tìm giá trị của
R2.
b) Khi khóa K đóng, con chạy C của biến trở ở vị
trí trung điểm của biến trở MN. Xác định số chỉ của
ampe kế lúc này.
c) Khi khóa K mở, con chạy C trên biến trở MN ở
vị trí nào thì đèn sáng yếu nhất?

U
R1

R2
P
Đ

C
N

R

X

M

K
A

-----------------------------Hết-------------------------Họ tên thí sinh:…………………………………………; Số báo danh:………………
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm


4


PHÒNG GD&ĐT

HD CHẤM ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN: VẬT LÍ 9

I. Phần trắc nghiệm khách quan (0,5 điểm/câu)
Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

A


6

D

11

C

16

A

2

B,D

7

A

12

B

17

C

3


C,D

8

C

13

B,C,D

18

A

4

B

9

D

14

B

19

A


5

A,D

10

D

15

C

20

C

II. Phần tự luận (10,0 điểm)
Câu

Nội dung

Điểm

Một thùng hình trụ đặt thẳng đứng, đáy bằng, chứa nước. Mực
nước trong thùng cao 80cm. Người ta thả chìm một vật bằng nhôm có
dạng hình lập phương cạnh 20cm. Mặt trên của vật được móc bởi một
sợi dây (bỏ qua trọng lượng của sợi dây). Nếu giữ vật lơ lửng trong
1
thùng nước thì phải kéo sợi dây một lực Fk = 120N. Biết trọng lượng
(2,5điểm) riêng của nước, nhôm lần lượt là d1 = 10 000N/m3, d2 = 27 000N/m3,

diện tích đáy thùng gấp hai lần diện tích một mặt của vật.
a) Vật nặng rỗng hay đặc? Vì sao?
b) Kéo vật từ đáy thùng lên theo phương thẳng đứng với công của lực
kéo AFk = 120J. Hỏi có kéo được vật nặng lên khỏi mặt nước không?
a. Thể tích vật V = (0,2)3 = 8.10-3 (m3)
0,25
Giả sử vật đặc thì trọng lượng của vật là:
P = V.d2 = 8.10-3 . 27 000 = 216(N)

0,25

Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật:
FA = 8.10-3 . 10 000 V. d1 = 80(N)

0,25

Tổng độ lớn lực nâng vật
F = Fk + FA = 120 + 80 = 200(N)
Vì vật lơ lửng nên P = F; Mà F < P nên vật này bị rỗng.

0,25

5


b. Khi nhúng vật ngập trong nước thì thể tích nước tăng thêm
đúng bằng thể tích vật
Vì Sđáy thùng = 2Smặt vật nên khi nhúng vật ngập trong nước thì mực
0,5
nước dâng thêm trong thùng là:

Vvat
Vvat
203
=
=
= 10(cm)
∆h =
S day 2 Svat 2.202

Mực nước trong thùng khi nhúng vật chìm là: 80 + 10 = 90(cm)
* Công lực kéo vật từ đáy thùng đến khi mặt trên tới mặt nước:
+ Quãng đường kéo vật: l = 90 – 20 = 70 (cm) = 0,7 (m)
0,25
+ Lực kéo vật: F k = 120N
+ Công kéo vật: A1 = Fk.l = 120. 0,7= 84(J)
* Công của lực kéo tiếp vật đến khi mặt dưới vật vừa lên khỏi
mặt nước:
+ Vì lực kéo tăng dần từ 120N đến 200N nên lực kéo trung bình 0,25
tác dụng lên vật là Ftb =

120 + 200
= 160( N )
2

+ Khi kéo vật lên độ cao bao nhiêu thì mực nước trong thùng hạ
0,25
xuống bấy nhiêu nên quãng đường kéo vật l’ = 10 cm = 0,1m
+ Công của lực kéo Ftb : A1 = Ftb.l’ = 160. 0,1= 16(J)
+ Tổng công của lực kéo A= A 1 + A2 = 100 (J)
0,25

+ Ta thấy AFk = 120J > A, như vậy vật được kéo lên khỏi mặt nước

2
(2 điểm)

Có một số chai sữa hoàn toàn giống nhau có nhiệt độ ban đầu đều
là t 0xC. Nguời ta thả lần lượt từng chai vào một phích có chứa nước
nóng có nhiệt độ ban đầu là 400C. Sau khi cân bằng nhiệt thì lấy ra
thả chai khác vào. Chai thứ nhất khi lấy ra có nhiệt độ là 36 0C. Chai
thứ hai lấy ra có nhiệt độ là 33 0C. Tìm nhiệt độ tx.
Gọi nhiệt dung của phích và nước nóng trong phích là q1
Gọi nhiệt dung chai sữa và sữa trong chai là q2
Vì nhiệt độ của các chai sữa sau khi lấy ra thấp hơn chai lấy ra trước

0,25

nên nhiệt độ của chai sữa ban đầu thấp hơn nhiệt độ của phích nước
nóng.
Ta có phương trình cân bằng nhiệt khi thả chai sữa thứ nhất vào
phích nước nóng
q1(40- 36) = q2(36-tx)

0,5

⇔ q1.4

= q2(36-tx) (1)
Ta có phương trình cân bằng nhiệt khi thả chai sữa thứ hai vào phích
nước nóng
q1(36- 33) = q2(33-tx)

⇔ q1.3

6

= q2(33-tx) (2)

0,5


(1)
q .4 36 − t x
⇔ 1 =
(3)
(2)
q1.3 33 − t x

0,25
0

Giải phương trình (3) ta được tx = 24 C
3
Một người đứng cách gương phẳng treo đứng trên tường một
(2,0điểm) khoảng 1m. Mắt người cách chân 1,5m. Người ấy nhìn vào điểm I trên
gương, I cách sàn 1,9m. Mắt sẽ nhìn thấy I nằm trên đường nối mắt và
ảnh của góc trên cùng của bức tường phía sau.
a) Tìm chiều cao của phòng? Biết người cách bức tường phía sau 3m.
b) Mép dưới của gương cách sàn tối đa bao nhiêu để mắt nhìn thấy
được ảnh của góc dưới cùng của tường phía sau?
Tóm tắt và vẽ hình đúng
MC = 1,5m, IE = 1,9m, CB = 3m, HM = EC = 1m

AB = ?
QE = ?
a. Vẽ được ảnh A’B’ của AB đối xứng qua gương PQ
Tia sáng từ A phản xạ trên gương tại I và lọt vào mắt nên mắt nhìn
thấy A’.

0,5
A'

S

F'

F

A

P
I
M'

K'

H

M

K

Q

E

B'

C

B

Ta có: HI = IE – HE = IE – MC = 1,9-1,5 = 0,4 m
EB = EB’ = EC + CB = 1 + 3 = 4 m


0,5



MTa có: K M = B E + EC = 4+1 = 5m
MIH ~ MA’K’

0,5

A' K ' K ' M
HI.K ' M 0, 4.5
=
⇒ A' K ' =
=
= 2(m)
HI
MH
MH

1

M à AB = AK + KB = A’ K’+ MC = 2+ 1,5 = 3,5m
Vậy tường cao 3,5 m.
7


b. Gọi QE là khoảng cách cực đại cần tìm, khi đó B’ bắt đầu ở trong
vùng nhìn thấy FPQB nên mắt nhìn thấy ảnh B’ của B (Nếu Q ở thấp
hơn thì càng thấy B).

0,25

MCB’~QEB’
QE B ' E
MC .B ' E MC .B ' E 1,5.4
=
⇒ QE =
=
=
= 1, 2(m)
MC B 'C
B 'C
K 'M
5

Vậy mép dưới của gương cách sàn tối đa là 1,2m.
Cho mạch điện như hình vẽ. nguồn điện có hiệu điện thế U =
12V; MN là một biến trở có trị số lớn nhất là R MN = 8 Ω , R1 = 4 Ω ,
bóng đèn có điện trở không đổi Rđ = 6 Ω . Am pe kế và dây nối có điện

trở không đáng kể.
a) Khi khóa K đóng, con chạy C của
U
biến trở ở vị trí điểm N, thì ampe kế
R1
R2
chỉ 1,875A. Tìm giá trị của R2.
P
b) Khi khóa K đóng, con chạy C của
biến trở ở vị trí trung điểm của biến
C
Đ
N
M
trở MN. Xác định số chỉ của ampe kế
lúc này.
c) Khi khóa K mở, con chạy C trên
K
biến trở MN ở vị trí nào thì đèn sáng
A
yếu nhất?
a. Khi khóa K đóng, con chạy C ở vị trí điểm N
Vì toàn bộ biến trở MN mắc song song với ampe kế nên MN bị nối tắt,
dòng điện không đi qua MN.
4
a.
Khi đó mạch điện trở thành: (R2 // Đ) nt R1
(4 điểm) Lúc này ampe kế đo cường độ dòng điện mạch chính
I = I1 = IA = 1,875A
U

12
Rtm = =
= 6, 4(Ω)
I 1,875

Mặt khác: Rtm = R1 +

Rd R2
6 R2
⇔ 4+
= 6, 4(Ω) Giải ra: R2 = 4Ω
Rd + R2
6 + R2

b. Khi khóa K đóng, con chạy C ở vị trí trung điểm MN
Ta có: RCM = RCN = 4 Ω
Khi đó mạch điện trở thành:

{ [ (R

CM

8

/ / RCN ) nt R2 ] / / R d } ntR 1

0,25

0,25


0,25

0,25

0,25


b.

Ta có:
RCMN − 2 =

RCM .RCM
4.4
+ R2 =
+ 4 = 6(Ω)
RCM + RCM
4.4

RCMN − 2− d =

RCMN − 2 .Rd
6.6
=
= 6(Ω)
RCMN − 2 + Rd 6 + 6

0,25

R tm = RCMN − 2 −d + R1 = 3 + 4 = 7(Ω)


Dòng điện mạch chính: I =
Ta có: Uđ = U-I1R1 = 12 −

U 12
12
= ( A) ⇒ I1 = ( A)
Rtm 7
7

12
36
.4 = (V )
7
7

Dòng điện chạy qua bóng đèn: Iđ =

U d 36 6
=
= ( A)
Rd 7.6 7

Dòng điện chạy qua R2 là: I2 = I1 – Iđ =

0,25

12 6 6
− =
7 7 7


0,25

6
Dòng điện chạy qua RCM = I 2 = 7 = 3 ( A)
2 2 7

Từ mạch điện ban đầu ta có IA = I1 - ICM =

0,25
12 3 9
− = (A)
7 7 7

c. Đặt RCM = x thì RCN = 8-x.
Khi K mở mạch điện thành: R1 nt RCM nt{R2//[(RCN nt Rđ)]}
Ta có Rtm =

(14 − x).4
− x 2 + 10 x + 128
+x+4=
(14 − x ) + 4
18 − x

0,25

0,25

0,25


Dòng điện trong mạch chính
I=

0,25

U
12(18 − x)
= 2
Rtm − x + 10 x + 28

Dòng điện qua đèn:
Iđ = I

R2
12(18 − x )
4
48
= 2
.
= 2
R2 + RCN + Rd − x + 10 x + 28 4 + 8 − x + 6 − x + 10 x + 28

Đèn tối nhất khi Iđ min x = −

b
10
=−
= 5 max
2a
2.(−1)


Hàm số y = − x 2 + 10 x = 128 đạt giá trị cực đại tại x = −

9

0,25
0,25

b
10
=−
=5
2a
2.(−1)

0,25


Vậy khi điều chỉnh con chạy C đến vị trí cách điểm M một đoạn
0,25

5
MN thì đèn sáng yếu nhất
8

Chú ý :
+ Nếu đáp án nhiều lựa chọn mà chọn thiếu đáp án coi như sai cả câu.
+ Nếu thí sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.
+ Nếu thiếu 1 đơn vị trừ 0,25 đ nhưng không trừ quá 0,5đ mỗi bài.
+ Hình vẽ câu 3 thiếu mũi tên chỉ đường truyền của tia sáng trừ 0,25đ


10



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×