Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, trữ lượng cacbon rừng tự nhiên tại xã nghĩa tá huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 67 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN VĂN HOÀN
“ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC, TRỮ LƯỢNG CACBON RỪNG
TỰ NHIÊN TẠI XÃ NGHĨA TÁ , HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản Lý Tài Nguyên Rừng

Lớp

: K46 – QLTNR – N03

Khoa

: Lâm Nghiệp

Khóa học

: 2014 - 2018

Giáo viên hướng dẫn


: ThS. Trương Quốc Hưng

Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghên cứu trong khóa luận là trung thực; các loại bảng biểu, số liệu được
kế thừa, điều tra dưới sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền chứng nhận..

Thái nguyên, ngày tháng

XÁC NHẬN CỦA GVHD

Ths. Trương Quốc Hưng

năm 2018

NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN

Trần Văn Hoàn

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN


ii

LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là một khâu quan trọng không thể thiếu đối với mỗi
sinh viên. Đó không chỉ là điều kiện cần thiết để mỗi sinh viên có thể hoàn
thành khóa học và tốt nghiệp ra trường, mà đó còn là cơ hội cho mỗi sinh
viên ôn lại và áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế, ngoài ra qua quá trình
học tập, mỗi sinh viên còn có thể học tập, trau dồi những kiến thức quý báu
ngoài thực tế, để sau khi ra trường trở thành một cán bộ vừa có trình độ lý
luận, kiến thức chuyên môn vững vàng, vừa có kiến thức thực tiễn, tính sáng
tạo trong công việc, đáp ứng được yêu cầu của xã hội, góp phần xứng đáng
vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.
Được sự đồng ý của khoa Lâm Nghiệp, trường Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc,
trữ lượng Cacbon rừng tự nhiên tại Xã Nghĩa Tá , Huyện Chợ Đồn, Tỉnh
Bắc Kạn”. Để thực hiện đề tài này, ngoài sự nỗ lực của bản thân còn có sự
giúp đỡ của các thầy (cô) giáo khoa Lâm Nghiệp, Trường Đại Học Nông
Lâm Thái Nguyên, các cán bộ UBND xã Nghĩa Tá và nhân dân trong xã, đặc
biệt sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo ThS Trương Quốc Hưng trong suốt
thời gian thực tập của mình.
Qua đây cho phép tôi gửi lời cảm ơn đến tất cả sự giúp đỡ quý báu trên.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ chuyên môn của bản thân, thời
gian có hạn nên không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tôi kính mong
nhận được sự góp ý quý báu của thầy (cô), các bạn để đề tài của tôi được hoàn
thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Sinh viên

Trần Văn Hoàn



iii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Lượng các bon tích lũy theo kiểu rừng ............................................. 5
Bảng 3.1. Ký hiệu độ nhiều (độ dầy rậm) thảm tươi ...................................... 22
Bảng 4.1: Bảng các chỉ số đánh giá tổ thành và mật độ cây gỗ thôn Nà Tông
....................................................................................................... 29
Bảng 4.2: Bảng các chỉ số đánh giá tổ thành và mật độ cây gỗ thôn Bản Bẳng.
....................................................................................................... 30
Bảng 4.3. Mật độ tầng cây gỗ. ........................................................................ 31
Bảng 4.4 chỉ số đa dạng sinh học xã Nghĩa Tá. .............................................. 32
Bảng 4.5: Phân bố cây theo cấp đường kính thôn Bản Bẳng ......................... 33
Bảng 4.6: Phân bố cây theo cấp đường kính thôn Nà Tông. .......................... 34
Bảng 4.7. Phân bố loài cây theo cấp đường kính thôn Bản Bẳng................... 35
Bảng 4.8. Phân bố loài cây theo cấp đường kính thôn Nà Tông .................... 36
Bảng 4.9 Phân bố số cây (cá thể) theo cấp chiều cao thôn Bản Bẳng. .......... 38
Bảng 4.10. Phân bố số cây (cá thể) theo cấp chiều cao thôn Nà Tông. .......... 39
Bảng 4.11 Phân bố số loài theo cấp chiều cao Thôn Bản Bẳng ..................... 40
Bảng 4.12 Phân bố số loài theo cấp chiều cao Thôn Nà Tông ....................... 41
Bảng 4.13 Phân bố loài cây theo tầng phiến Bản Bẳng. ................................. 42
Bảng 4.14 Phân bố loài cây theo tầng phiến Nà Tông. ................................... 43
Bảng 4.15. Chỉ số đa dạng sinh học lớp cây bụi ............................................. 44
Bảng 4.16. Phân bố cây bụi theo cấp chiều cao Bản Bẳng ............................. 44
Bảng 4.17. Phân bố cây bụi theo cấp chiều cao Nà Tông............................... 45
Bảng 4.18. Đặc điểm cấu trúc sinh khối rừng thôn Bản Bẳng........................ 46
Bảng 4.19 Trữ lượng cacbon rừng. ................................................................. 47


iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Ảnh từ vệ tinh vị trí xã Nghĩa Tá .................................................... 11
Hình 3.1. Cách bố trí các ô đo đếm trong ô tiêu chuẩn diện tích 2500 m2 ..... 18
Hình 3.2. Xử lý các cây trên đường ranh giới ô đo đế́m................................. 20
Hình 3.3. Khung nhựa 1 x 1 m sử dụng để lập ô dạng bản............................. 23
Hình 4.1: Đồ thị phân bố cây theo cấp đường kính thôn Bản Bẳng ............... 33
Hình 4.2: Đồ thị phân bố cây theo cấp đường kính thôn Nà Tông ................. 34
Hình 4.3: Đồ thị phân bố số loài cây theo cấp đường kính Bản Bẳng............ 35
Hình 4.4: Đồ thị phân bố số loài cây theo cấp đường kính Nà Tông ............. 36
Hình 4.5: Đồ thị phân bố số cây theo cấp chiều cao Bản Bẳng ..................... 38
Hình 4.6: Đồ thị phân bố số cây theo cấp chiều cao tại Nà Tông................... 39
Hình 4.7: Đồ thị đồ thị phân bố số loài cây theo cấp chiều cao thôn bản Bằng
......................................................................................................................... 40
Hình 4.8: Đồ thị phân bố số loài cây theo cấp chiều cao thôn Nà Tông. ....... 41
Hình4. 9: Đồ thị phân bố số loài cây theo tầng phiến. .................................... 42
Hình 4.10: Đồ thị phân bố số loài theo tầng phiến tại Nà Tông. .................... 43


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

UBND

: Ủy ban nhân dân

TS

: Tiến sỹ


Ths

: Thạc sỹ

KNK

: Khí nhà kính

CDM

: Cơ chế phát triển

LHQ

: Liên hợp quốc

OTC

: Ô tiêu chuẩn

OĐĐ

: Ô đo đếm

BB

: Bản Bẳng

NT


: Nà Tông

C

: Cacbon

NLKH

: Nông lâm kết hợp

TTV

: Thảm thực vật


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học. ..................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong sản xuất thực tiễn. ............................................................ 2

PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................ 3
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3
2.1.2. Những nghiên cứu trên Thế giới ............................................................. 3
2.1.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng ................................................................ 3
2.1.2.2. Nghiên cứu về trữ lượng các bon rừng ................................................ 4
2.1.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam. .............................................................. 8
2.1.3.1. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng. .................................................... 8
2.1.3.2. Những nghiên cứu về trữ lượng các bon rừng. .................................... 8
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu. ............................................................... 11
2.3.1. Điều kiện tự nhiên. ................................................................................ 12
2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội và dân số...................................................... 15
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 17
3.1. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn nghiên cứu......................................... 17


vii

3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 17
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 17
3.4.1. Phương pháp kế thừa............................................................................. 17
3.4.2. Phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn ........................................................ 17
3.4.2.3. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu .............................................. 24
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 29
4.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành sinh thái và mật độ cây gỗ. .......................... 29
4.1.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành sinh thái. .................................................... 29
4.2. Đặc điểm cấu trúc ngang. ......................................................................... 33
4.2.1.Phân bố số cây theo cấp đường kính:..................................................... 33
4.2.2.Phân bố loài cây theo cấp đường kính. .................................................. 35
4.3. Đặc điểm cấu trúc đứng ........................................................................... 37

4.3.1. Phân bố số cây theo cấp chiều cao: ....................................................... 37
4.3.2 Phân bố loài cây theo cấp chiều cao: ..................................................... 40
4.3.3 Phân bố loài cây theo tầng phiến. .......................................................... 41
4.4. Đặc điểm tầng cây bụi thảm tươi ............................................................. 44
4.4.1.Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học lớp cây bụi:....................................... 44
4.4.2. Phân bố cây bụi theo cấp chiều cao. ..................................................... 44
4.5. Đặc điểm cấu trúc lớp thảm mục ............................................................. 45
4.6. Đặc điểm cấu trúc sinh khối ..................................................................... 45
4.7. Trữ lượng các bon rừng............................................................................ 46
4.7. Đề xuất một số giải pháp.......................................................................... 47
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 50
5.1. Kết luận .................................................................................................... 50
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 53
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay sự nóng lên của khí hậu trái đất đã trở nên rõ ràng với những
bằng chứng như nhiệt độ không khí, nhiệt độ nước biển tăng lên, băng và
tuyết tan ở nhiều khu vực dẫn đến sự dâng lên của mực nước biển trung bình.
Nguyên nhân gây lên hiện tượng nóng lên toàn cầu là do sự tăng lên của các
nồng độ CO2 ,CH4 ,N2O…. , trong đó CO2 được coi là nguyên nhân chính,
nguồn phát thải khí nhà kính (KNK) chủ yếu từ các hoạt động của con người
(sản xuất nông nghiệp, hóa chất, sử dụng phân bón, cháy rừng, khai thác
khoáng sản…)

Nhằm hạn chế sự ra tăng KNK và sự ấm lên của trái đất. Công ước của
Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu đã được soạn thảo và thông qua tai Hội
Nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển năm 1992, và có hiệu lực
từ 3/1994.Tính đến tháng 4-2004 đã có 188 quốc gia phê chuẩn công ước này,
để thực hiện công ước này, Nghị định thư Kyoto đã được soạn thảo thông qua
năm 1997, Nghị định này là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện cắt giảm KNK
thông qua các cơ chết khác nhau, trong đó có cơ chế phát triển sạch (CDM –
Clean Development Mechanism). Một trong những hoạt động của cơ chế này
là trồng rừng và tái trồng rừng. Yêu cầu nghiêm ngặt trong các dự án trồng
rừng theo CDM là phải xác định đường các bon cơ sở (trữ lượng các bon
trước khi trồng rừng) nhằm đưa ra các cơ sở khoa học để chứng minh được
“lượng tăng thêm” trữ lượng các bon từ các dự án trồng rừng AR CDM. Do
vậy việc nghiên cứu trữ lượng các bon, xác định đường các bon cơ sở là cơ sở
khoa học trong việc thiết kế, triển khai các dự án AR CDM ở Việt Nam.
Xuất phát từ những vấn đề đó, cùng với sự nhất trí của Trường Đại Học
Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu đặc điểm, cấu trúc, trữ lượng cacbon rừng tự
nhiên tại xã Nghĩa Tá, Huyện Chợ Đồn, Tỉnh Bắc Kạn”.


2

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được trữ lượng cacbon tích lũy trên mặt đất ở rừng tự nhiên
tại xã Nghĩa Tá.
- Đánh giá đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên tại xã Nghĩa Tá.
- Đánh giá tiềm năng tích lũy và trữ lượng cacbon.
- Tính toán được tổng lượng cacbon tích lũy trong rừng tự nhiên tại xã
Nghĩa Tá.
- Đề xuất một số giải pháp bảo vệ phát triển rừng.

1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học.
Qua quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài sẽ củng cố cho sinh viên
những kiến thức đã học trên lớp, áp dụng những kiến thức đó vào thực tiễn,
giúp sinh viên làm quen dần với công việc sau khi tốt nghiệp. Sau khi hoàn
thành đề tài sinh viên có thể học được các phương pháp, kĩ năng trong việc
lập kế hoạch, viết báo cáo, phân tích vấn đề, số liệu.
1.3.2. Ý nghĩa trong sản xuất thực tiễn.
- Ý nghĩa trong thực tế sản xuất
+ Góp phần làm cơ sở cho việc tính toán đặc điểm, trữ lượng các bon
tích lũy của rừng. Đồng thời đưa ra các giải pháp để bảo tồn và phát triển
quản lý rừng tại xã Nghĩa Tá, Huyện Chợ Đồn, Tỉnh Bắc Kạn.
+ Nghiên cứu đề tài sẽ đánh giá được vai trò của rừng nói chung và của
các thành phần trên mặt nói riêng trong việc hấp thụ khí CO2 nhằm góp phần
nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường
sinh thái.
+ Nghiên cứu đề tài giúp xác định được đặc điểm cấu trúc, trữ lượng
các bon tích lũy trong một số thành phần trên mặt đất làm cơ sở cho việc xác
định lượng giá trị của rừng tự nhiên trên địa bàn xã.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
+ Cấu trúc rừng: là sự sắp xếp tổ chức nội bộ của các thành phần sinh
vật trong hệ sinh thái rừng mà qua đó các loài có đặc điểm sinh thái khác
nhau có thể cùng sinh sống hoà thuận trong một khoảng không gian nhất định
trong một giai đoạn phát triển của rừng. Cấu trúc rừng vừa là kết quả vừa là

sự thể hiện các mối quan hệ đấu tranh sinh tồn và thích ứng lẫn nhau giữa các
thành phần trong hệ sinh thái với nhau và với môi trường sinh thái. Cấu trúc
rừng bao gồm cấu trúc sinh thái, cấu trúc hình thái và cấu trúc tuổi.
+ Trữ lượng các bon rừng: Sinh khối rừng được tạo ra từ sản phẩm của
quá trình quang hợp của thực vật rừng, thông qua quá trình quang hợp khí
CO2 tự do trong không khí được sử dụng để tạo thành các hợp chất hữu cơ
trong sinh khối. Lượng các bon trong sinh khối được lưu giữ trong suốt quá
trình sinh trưởng và tồn tại của thực vật. Lượng các bon lưu giữ trong sinh
khối của hệ sinh thái rừng tồn tại ở trong các bể chứa: Sinh khối cây gỗ đứng;
sinh khối tầng cây bụi thảm tươi; sinh khối tầng thảm mục và cây gỗ đổ; sinh
khối dưới mặt đất và các bon trong đất.
2.1.2. Những nghiên cứu trên Thế giới
2.1.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
Trên thế giới, việc nghiên cứu cấu trúc rừng đã được tiến hành từ lâu
nhằm xác định cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác
động vào rừng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và môi trường của rừng.
Trong khi đó nghiên cứu về cấu trúc đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu
Baur G.N.(1976) [8] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học
nói chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng,


4

trong đó đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt
lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên.
Odum E.P (1971) [18] đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ
sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P, năm 1935. Khái niệm
hệ sinh thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên
quan điểm sinh thái học.
Phương pháp phân tích lâm sinh đã được H. Lamprecht (1969) [16] mô

tả chi tiết. Các tác giả nghiên cứu rừng tự nhiên vùng nhiệt đới sau đó đã vận
dụng phương pháp này và mở rộng thêm những chỉ tiêu định lượng mới cho
phân tích cấu trúc rừng tự nhiên như Kammesheidt (1994) [17].
Bên cạnh đó các công trình của các tác giả Richards, Baur, Catinot,
Odum, Van Stennis... được coi là nền tảng cho những nghiên cứu về cấu
trúc rừng.
2.1.2.2. Nghiên cứu về trữ lượng các bon rừng
Rừng có vai trò rất quan trọng trong sự điều tiết CO2 trong khí quyển,
chúng được ví như bể hấp thụ loại khí này. Hàng năm, nhờ quang hợp thực
vật đã tạo ra trên trái đất 150 tỷ tấn sinh khối, hấp thụ 300 tỷ tấn CO2. Năng
suất hấp thụ phụ thuộc nhiều vào kiểu rừng và loại cây. Rừng kín ôn đới hấp
thụ CO2 khoảng 20 - 25 tấn/ha/năm, rừng mưa nhiệt đới thường xanh hấp thụ
CO2 khoảng 150 tấn/ha/năm. Các chuyên gia môi trường đã tính toán và cho
thấy để hấp thụ được lượng khí CO2 gia tăng như tốc độ hiện nay, mỗi năm
trên Trái Đất phải trồng thêm 500 triệu ha rừng và tiêu tốn 200.000 - 500.000
triệu USD. Chính vì vậy, tích lũy C dần trở thành một trong những nhiệm vụ
cơ bản của ngành lâm nghiệp. Đây là vấn đề quan tâm không chỉ của một hay
vài nước mà là vấn đề toàn cầu (Dẫn theo Nguyễn Thị Hạnh, 2009).
Nhà bác học Pháp Lavoisier (1672-1725) là người đầu tiên phát hiện ra
các thành phần cơ bản của không khí. Không khí của khí quyển chứa loại khí


5

khác nhau: O2, N2, dioxit cacbon, ozôn, mêtan, oxit nitơ, oxit lưu huỳnh… và
một lượng hơi nước thay đổi. Ngoài ra còn có loại khí do con người tạo ra.
Trong không khí nitơ chiếm tỷ lệ cao nhất 75%, O2chiếm 21%,CO2chiếm
0,03% và các khí hiếm khác. Ngoài ra còn có các chất phóng xạ tự nhiên với
tỷ lệ rất thấp. Qua nhiều thế kỷ hàm lượng các chất khí vốn có trong không
khí bị biến động hoặc xuất hiện những loại khí mới do con người tạo ra. Điều

đó dẫn tới sự ô nhiễm không khí và làm các thảm họa thiên nhiên xảy ra
Kết quả nghiên cứu của Woodwell và pecan (1973) đã đưa ra lượng
Các bon trong các kiểu rừng trên lục địa, trong đó rừng mưa nhiệt đới có
lượng Các bon tích trữ lớn nhất là khoảng 340 tỷ tấn, đất trồng trọt thấp
nhất là khoảng 7 tỷ tấn.
Bảng 2.1. Lượng các bon tích lũy theo kiểu rừng
Kiểu rừng

Các bon tích lũy
(tỷ tấn)

Tỷ lệ (%)

Rừng mưa nhiệt đới

340

62,16

Rừng nhiệt đới gió mùa

12

2,19

Rừng thường xanh ôn đới

80

14,63


Rừng phương bắc

108

19,74

7

1,28

547

100

Đất trồng trọt
Tổng lượng các bon ở lục địa

(Nguồn: Woodwell và Pecan, 1973; Phạm Tuấn Anh, 2006 trích dẫn)
Rừng trao đổi CO2 với môi trường không khí thông qua quá trình quang
hợp và hô hấp. Cacbon tích lũy trong sinh khối và đất, trong các sản phẩm gỗ
(IPCC, 2000). Theo ước tính, hoạt động trồng rừng và tái trồng rừng trên thế
giới có thể hấp thụ CO2 ở sinh khối trên mặt đất và dưới mặt đất là 0,4 - 1,2
tấn/ha/năm ở vùng cực bắc, 1,5-4,5 tấn/ha/năm ở vùng ôn đới và 4-8


6

tấn/ha/năm ở các vùng nhiệt đới (Dixon và ctv, 1994; IPCC, 2000) (Phan
Minh Sáng và Lưu Cảnh Trung, 2006 trích dẫn).

Công trình nghiên cứu tương đối toàn diện và có hệ thống về lượng
cacbon hấp thụ của rừng được thực hiện bởi Ilic (2000) và Kenzie (2001).
Theo Kenzie (2001), Các bon trong các hệ sinh thái thường tập trung ở bốn bộ
phận chính: thảm thực vật còn sống trên mặt đất, vật rơi rụng, rễ cây và đất
rừng. Việc xác định Các bon thường thông qua xác định sinh khối rừng.
Theo Shepherd D. và Montagnini F. (2001), việc sử dụng cây rừng để
tích lũy cacbon sẽ làm giảm gia tăng khí CO2 vào khí quyển. Việc quản lý và
thiết kế thích hợp sẽ làm tăng sinh khối, chúng tích lũy cacbon hiệu quả hơn.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các loài cây bản địa ở vùng rừng mưa nhiệt
đới có tiềm năng tích lũy cacbon khác nhau và việc thiết kế trồng khác nhau
cũng cho lượng tích lũy cacbon khác nhau.
Năm 1995 Daniel Murdiyarso đã nghiên cứu và đưa ra dẫn liệu rừng
Indonesia có lượng Các bon hấp thụ từ 161 - 300 tấn/ha trong phần sinh khối
trên mặt đất. Trung tâm phát triển và bảo tồn rừng của Indonesia đã nghiên
cứu khả năng hấp thụ Các bon của rừng trồng Keo tai tượng, Thông trên đảo
Java. Kết quả cho thấy khả năng hấp thụ CO2 của Thông cao hơn của Keo
tai tượng. Năm 2000. [15]
Theo Meine van Noordwijk đã nghiên cứu khả năng tích luỹ Các bon
của các rừng thứ sinh, các hệ NLKH và thâm canh cây lâu năm trung bình là
2,5 tấn/ha/năm và đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa điều kiện xung quanh
với loài cây: khả năng tích luỹ Các bon này biến động từ 0,5 - 12,5
tấn/ha/năm, rừng Quế 7 tuổi tích luỹ từ 4,49 - 7,19 kg C/ha.
Từ những nghiên cứu trên cho thấy khả năng hấp thụ CO2 của thực vật,
đặc biệt là cây rừng nhiệt đới- chúng được coi là các bể chứa cacbon trên
phạm vi toàn cầu.


7

Mặc dù rừng chỉ che phủ 21% diện tích bề mặt trái đất, nhưng sinh khối

thực vật của nó chiếm đến 75% so với tổng sinh khối thực vật trên cạn và
lượng tăng trưởng hàng năm chiếm 37%. Lượng các-bon tích lũy bởi rừng
chiếm 47% tổng lượng các-bon trên trái đất, nên việc chuyển đổi đất rừng
thành các loại hình sử dụng đất khác có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chu trình
các-bon trên hành tinh. Các hoạt động lâm nghiệp và sự thay đổi phương thức
sử dụng đất, đặc biệt là sự suy thoái rừng nhiệt đới là một nguyên nhân quan
trọng làm tăng lượng CO2 trong khí quyển, ước tính khoảng 1,6 tỷ tấn/năm
trong tổng số 6,3 tỷ tấn CO2/năm được phát thải ra do các hoạt động của con
người. Do đó, rừng nhiệt đới và sự biến động của nó có ý nghĩa rất to lớn
trong việc hạn chế quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu.
Để chống lại sự biến đổi khí hậu Hội nghị thượng đỉnh trái đất ở Rio De
Janerio, cộng đồng quốc tế đã thảo luận và ban hành công ước khung của
Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (1992). Công ước này sau đó được cụ thể
hóa bằng nghị định thư Kyoto (1997) nhằm ràng buộc nghĩa vụ chống biến
đổi khí hậu bằng việc đưa ra định mức giảm phát thải khí nhà kính ở các nước
công nghiệp phát triển. Nghị định thư cũng đưa ra 3 cơ chế linh hoạt để giúp
cho các nước này đạt được nghĩa vụ của mình là: cơ chế đồng thực hiện (JI),
cơ chế phát triển sạch (CDM) và buôn bán khí thải (ET). Cơ chế buôn bán khí
thải là cơ chế mà những nước công nghiệp phát triển mạnh thải ra CO2sẽ phải
trả phí cho những nước trồng rừng hấp thụ CO2. Các nước trồng rừng sẽ tiến
hành đo đếm tính toán lượng tích lũy C trong cây và đất rồi bán cho các nước
các vùng phát thải CO2.


8

2.1.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam.
2.1.3.1. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng.
Trong những năm gần đây, cấu trúc rừng ở nước ta đã được nhiều tác giả
quan tâm nghiên cứu. Sở dĩ như vậy vì cấu trúc là cơ sở cho việc định hướng

phát triển rừng, đề ra biện pháp lâm sinh hợp lý.
Đào Công Khanh (1996), Bảo Huy (1993) đã căn cứ vào tổ thành
loài cây mục đích để phân loại rừng phục vụ cho việc xây dựng các biện
pháp lâm sinh.
Lê Sáu (1996) dựa vào hệ thống phân loại của Thái Văn Trừng kết hợp
với hệ thống phân loại của Loeschau, chia rừng ở khu vực Kon Hà Nừng
thành 6 trạng thái.
2.1.3.2. Những nghiên cứu về trữ lượng các bon rừng.
Việt Nam là quốc gia đã phê chuẩn công ước khung của LHQ về biến
đổi khí hậu ngày 16/11/1994 và nghị định Kyoto vào ngày 25/09/2002, được
đánh giá là một trong những nước tích cực tham gia vào Nghị định thư Kyoto
sớm nhất. Bộ tài nguyên và môi trường là cơ quan có thẩm quyền quốc gia
thực hiện công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu và nghị định thư
Kyoto, đông thời là cơ quan đầu mối quốc gia về CDM ở Việt Nam.
Mặc dù các nghiên cứu trong nước chưa thực sự đang dạng, chưa
đánh giá được một cách đầy đủ và toàn diện về khả năng hấp thu các-bon
của rừng tự nhiên và rừng trồng nhưng những nghiên cứu ban đầu về lĩnh
vực này có ý nghĩa rất quan trọng, làm nền tảng thiết lập thị trường giao
dịch các-bon trong nước.
Trong những năm gần đây, sự tích lũy Các bon được nhiều tác giả quan
tâm nghiên cứu. Sở dĩ như vậy vì việc xác định, đánh giá tích lũy Các bon là
cơ sở cho việc định hướng phát triển rừng, xác định giá trị thương mại của các
loại rừng, đề ra các biện pháp lâm sinh hợp lý.


9

Nhận thức được tầm quan trọng trong việc hấp thụ CO2 của các hệ sinh
thái rừng, trong những năm gần đây các nghiên cứu về khả năng tích lũy Các
bon của các dạng thảm thực vật cũng đã được tiến hành nghiên cứu ở một số

khía cạnh khác nhau. Ban đầu các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đánh giá
lượng Các bon tích lũy ở rừng trồng của một số loài cây trồng chủ yếu như
Keo, Thông, Mỡ… và nghiên cứu lượng Các bon tích tụ trong đất dưới tán
rừng, Các bon trong cây bụi thảm tươi dưới tán rừng và ngoài chỗ trống.
Theo Bảo Huy và cs. (2009) đã thiết lập được các mô hình ước lượng
sinh khối và CO2hấp thụ của cây bời lời đỏ trong mô hình NLKH bời lời đỏ sắn, đồng thời xác định được khối lượng và giá trị môi trường hấp thụ
CO2trong mô hình NLKH bời lời - sắn.
Nguyễn Tuấn Dũng (2005) đã nghiên cứu lượng cacbon tích lũy của một
số trạng thái rừng trồng tại núi Luốt trường Đại học Lâm nghiệp cho hai đối
tượng là rừng trồng thuần loài thông mã vĩ 20 tuổi và rừng trồng keo lá tràm
15 tuổi. Kết quả cho thấy, đối thông mã vĩ 20 tuổi, lượng cacbon tích lũy của
cây tiêu chuẩn bình quân lâm phần là từ 78,1  165,5 kg/cây; với keo lá tràm
15 tuổi, con số này là 133,9 kg/cây. Rừng trồng thông mã vĩ tích lũy được 75
 115,7 tấn cacbon/ha trong cây, với keo lá tràm con số này là 56,4  95,6 tấn
cacbon/ha. Tại thời điểm nghiên cứu, với rừng thông mã vĩ trông thuần loài
20 tuổi, lượng cacbon tích lũy trong vật rơi rụng là từ 2,04  3,62 tấn/ha, với
rừng keo lá tràm trồng thuần loài 15 tuổi con số này nằm trong khoảng 2,36
4,83 tấn/ha.
Cũng trong năm 2005, Ngô Đình Quế và các cộng sự đã nghiên cứu
lượng cacbon tích lũy cho các loài Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lai, Thông
nhựa, Thông mã vĩ, Thông ba lá, Bạch đàn Urophylla với phạm vi áp dụng
cho rừng phòng hộ môi trường và rừng sản xuất nguyên liệu giấy ở vùng đồi
núi thấp. Sau khi tính toán lượng sịnh khối tươi, tiến hành xác định sinh khối


10

tươi và lượng cacbon hấp thụ như sau: (1) tính toán sinh khối khô: mẫu thực
vật phân tích khối lượng khô đem sấy ở nhiệt độ 1050C trong 6 - 8 giờ đến
khối lượng không đổi. Độ ẩm (MC) của các phần; lá, rễ, thân, cành, thảm mục

và phần chết của cây bụi, cây gỗ và cỏ được tính theo công thức sau:
MC (%)= [(FW- DW)/FW]*100, trong đó: FW; DW- Là khối lượng tươi
và khô trước và sau khi sấy.
Tổng sinh khối khô của các bộ phận của cây bụi, cỏ và cây gỗ được tính
toán theo đơn vị tấn/ha (2) Tính lượng cacbon: Phương pháp tính toán sinh
khối và Các bon trong cây gỗ: Phương pháp lập ô tiêu chuẩn, chọn một số cây
để cân sinh khối tươi và khô. Từ đó sẽ có tổng khối lượng tích luỹ CO2 trong
quá trình quang hợp để tạo thành sinh khối rừng trồng.
Để tính hàm lượng cacbon có trong thực vật và đất sử dụng phương pháp
Walkley- Black. Sau đó lượng cacbon hấp thụ trong các thành phần khác
nhau của cây bụi, cỏ và chất hữu cơ đất (SOC) được tính theo công thức:
Hàm lượng cacbon = TDM0C%
SOC (tấn/ha)= D*BD0C%
Trong đó:

D- Độ sâu tính đến (cm)
BD- Dung trọng g/cm3
C- Hàm lượng % cacbon

Kết quả nghiên cứu của Ngô Đình Quế cho thấy, khả năng hấp thụ CO 2
của các lâm phần khác nhau tùy thuộc vào năng suất lâm phần đó ở các tuổi
nhất định. Để tích lũy khoảng 100 tấn CO2/ha Thông nhựa phải đến tuổi 16 17, Thông mã vĩ và Thông ba lá ở tuổi 10, Keo lai tuổi 4 - 5, Keo tai tượng 5 6, Bạch đàn Uro ở tuổi 4 - 5. Kết quả nghiên cứu này rất có ý nghĩa nhằm làm
cơ sở cho việc quy hoạch vùng trồng, xây dựng các dự án trồng rừng theo cơ
chế phát triển sạch.


11

Vũ Tấn Phương (2006) khi nghiên cứu lượng giá kinh tế môi trường và
dịch vụ môi trường của một số loại rừng chủ yếu ở Việt Nam đã đi đến kết

luận như sau: Giá trị lưu giữ cacbon và hấp thụ CO 2 của rừng là rất đáng kể,
đặc biệt là rừng tự nhiên và rất khác nhau ở các loại rừng. Giá trị lưu giữ
cacbon và hấp thụ CO2 tỷ lệ thuận với trữ lượng và sinh khối rừng. Với rừng
tự nhiên, giá trị lưu giữ cacbon cao nhất ở rừng tự nhiên giàu, tiếp đến là rừng
trung bình, rừng nghèo, rừng phục hồi và thấp nhất là rừng tre nứa. Giá trị lưu
giữ cacbon bình quân của rừng gỗ tự nhiên (giàu, trung bình, nghèo, phục hồi)
và tre nứa thứ sinh là 35 - 37 triệu đồng/ha và giá trị hấp thụ khí CO2 hàng
năm đối với rừng gỗ tự nhiên là khoảng 5- 13 triệu đồng/ha/năm. Đối với
rừng trồng, giá trị hấp thụ khí CO2 phụ thuộc vào sinh trưởng và mật độ rừng,
đối với các loại rừng trồng nghiên cứu (Keo lai, Keo tai tượng, Keo lá tràm,
bạch đàn Urophylla và Quế) đã xác lập được phương trình tương quan giữa
sinh khối và trữ lượng cacbon với các chỉ tiêu sinh trưởng và là cơ sở quan
trọng cho ước tính sinh khối và trữ lượng cacbon của rừng.
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu.

Hình 2.1. Ảnh từ vệ tinh vị trí xã Nghĩa Tá


12

2.3.1. Điều kiện tự nhiên.
- Vị trí địa lý:
Nghĩa Tá là một xã nằm ở phía Nam thuộc huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc
Kạn, xã cách trung tâm huyện 24 km.
Có vị trí địa lý, ranh giới như sau:
Phía bắc giáp với xã Bằng Lãng
Phía Nam giáp với xã Bình Trung
Phía Đông giáp với xã Phong Huân và xã Bình Trung
Phía Tây giáp với xã Trung Minh (Yên Sơn, Tuyên Quang), xã Linh
Phú(Chiêm Hóa, Tuyên Quang), xã Lương Bằng.

Xã có tỉnh lộ 254 chạy qua, trên tuyến có cầu Nà Đẩy bắc qua sông Phó Đáy.
Xã Nghĩa Tá bao gồn các thôn bản: Nà Cà, Nà Kiến, Nà Đeng, Kéo
Tôm, Nà Tông, Nà Đẩy, Nà Khằn, Bản Lạp, Bản Bẳng.
- Địa hình, địa mạo:
Huyện Chợ Đồn là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Bắc Kạn, có độ
cao giảm dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây với các dạng địa hình
phổ biến:
Địa hình núi đá vôi: Các xã phía Bắc thuộc cao nguyên đá vôi Lang Ca
Phu kéo dài từ huyện Ba Bể đến thị trấn Bằng Lũng. Địa hình chia cắt phức
tạp bởi những dãy núi đá vôi với độ cao trên 1000m (núi Phia Khao xã Bản
Thi) xen giữa các thung lũng hẹp, độ dốc bình quân từ 25 0 đến 300. Đây là nơi
đầu nguồn của các sông chảy về hồ Ba Bể.
Địa hình núi đất: Các xã phía Nam thị trấn Bằng Lũng phần lớn là núi
đất có độ cao phổ biến 400m đến trên 600m, độ dốc bình quân từ 200 đến 250.
Địa hình chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối khá dày đặc.


13

Địa hình thung lũng: phân bố dọc theo các sông, suối xen giữa các dãy
núi cao. Các điều kiện tự nhiên nhìn chung khá thuận lợi cho phát triển canh
tác nông lâm nghiệp kết hợp, cây ăn quả, cây đặc sản.
Xã Nghĩa Tá là một xã nằm phía nam trong huyện Chợ Đồn nên nhìn
chung địa hình, địa mạo tại xã có nhiều điểm tương đồng với các xã khác
trong huyện. Địa hình chủ yếu là địa hình núi đất và thung lũng, chia cắt địa
hình bằng các con suối nhỏ. Điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển
nông lâm nghiệp.
- Khí hậu - thủy văn:
Khí Hậu: Khí hậu xã Nghĩa Tá nói riêng và huyện Chợ Đồn nói chung
đều ảnh hưởng chung của khí hậu Miền Bắc Việt Nam. Được hình thành từ

một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo
mùa, kết hợp với điều kiện địa hình nên mùa đông (từ tháng 10 năm trước đến
tháng 4 năm sau) giá lạnh, nhiệt độ không khí thấp, khô hanh, có sương muối;
mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9) nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ không khí
trung bình năm 23,2oC (Nhiệt độ không khí trung bình cao nhất 26,5oC và
thấp nhất là 20,8oC). Các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6, 7
và tháng 8 (28oC -29oC), nhiệt độ trung bình thấp nhất vào các tháng 1 và 2
(13,5oC), có năm xuống tới -2oC. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,5oC. Tổng tích
nhiệt cả năm bình quân đạt 6800oC-7000oC. Mặc dù nhiệt độ còn bị phân hoá
theo độ cao và hướng núi, nhưng không đáng kể.
Lượng mưa thuộc loại thấp, bình quân 1.115mm/năm. Các tháng có
lượng mưa lớn là tháng 6 và 7 có ngày mưa tới 340mm/ngày; thấp nhất là vào
tháng 12 và tháng 1 năm sau 1,5mm/ngày. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10
và chiếm tới 75-80% lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí trung bình 82%,
thấp nhất vào tháng 2 với 79% và cao nhất vào tháng 7 tới 88%.


14

Lượng bốc hơi trung bình năm là 830mm, thấp nhất vào tháng 1 với
61mm và cao nhất là 88mm vào tháng 4. Tổng số giờ nắng trung bình đạt
1586 giờ, thấp nhất là tháng 1 có 54 giờ, cao nhất la 223 giờ vào tháng 8.
Chế độ gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc kèm theo không khí lạnh
và gió mùa Đông Nam mang theo hơi nước từ biển Đông, tạo ra các trận mưa
lớn về mùa hè.
Những đặc điểm trên rất thích hợp cho phát triển các loại cây trồng, tăng
vụ tăng năng xuất. Tuy nhiên cũng cần đề phòng xảy ra hiện tượng mưa lũ và
hạn hán gây thiệt hay.
Thủy văn: Nghĩa Tá là nơi một trong hai dòng thượng lưu của sông Phó
Đáy hợp thành, hai suối hợp thành là nậm Đu và nậm Nam. Các suối khác

trên địa bàn là Nà Cà, khuổi Đăm, Khèn Đa. Một số suối cạn nước vào mùa
khô nhưng mùa mưa nước dồn nhanh có thể xảy ra lũ quét ảnh hưởng xấu đến
đời sống nhân dân. Toàn xã có 32 kênh = 21.7 km, có 26 phai đập và có 01 hồ
chứa nước.

- Tài nguyên đất: Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 4010,0 ha.
Trong đó đất nông nghiệp là 3843,86 ha, đất phi nông nghiệp là 120,41 ha,
đất lâm nghiệp là 3566,27 ha, đất chưa sử dụng là 45,61 ha. Đây là nguồn tài
nguyên quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của xã.
-Tài nguyên rừng: xã Nghĩa Tá có tổng diện tích đất lâm nghiệp là
3566.27 ha. Trong đó rừng phòng hộ có tổng diện tích là 350 ha, rừng khoanh
nuôi bảo vệ là 365,99 ha, rừng trồng sản xuất năm 2017 chỉ trồng được thêm
9 ha, ngoài ra còn đất lâm nghiệp chưa có rừng, Độ che phủ rừng hiện tại của
Xã đạt 65%. Trong 5 năm qua, bình quân mỗi năm toàn xã trồng được thêm
hơn 41ha rừng với các cây giống chủ đạo là keo và mỡ. Chất lượng rừng
trồng rất cao do người dân nắm vững kỹ thuật và nguồn cung cấp giống lại


15

nằm ngay xã lân cận. Khắp 9 thôn của xã, từ Nà Khằn tới Nà Kiến, Nà Đẩy
hay thôn khó khăn nhất là Bản Bẳng đều thấy những diện tích rừng trồng.
2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội và dân số.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
Trong phát triển kinh tế - xã hội, cấp ủy, chính quyền xã thống nhất tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai và tổ chức thực hiện phát triển kinh tế nông
lâm nghiệp trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Được sự quan
tâm, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, nhiều giống mới được đưa vào canh tác đã
giúp bà con nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng.
Kinh tế: thu nhập bình quân đầu người của xã là 15.25 triệu

đồng/người/năm. Nguồn thu chính là từ nông nghiệp, ngoài ra còn có nguồn
thu từ lầm nghiệp và từ thủy sản và các nguồn khác nữa.
Bên cạnh phát triển kinh tế, hệ thống cơ sở hạ tầng của xã cũng không
ngừng được đầu tư, xây dựng. Đường ô tô đã đến được 9/9 thôn, bản. Trong
công tác giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội, xã luôn thực hiện kịp thời,
đúng đối tượng và đạt hiệu quả tốt nhất các chính sách, dự án thuộc chương
trình giảm nghèo được đầu tư và triển khai tại địa phương, chú trọng các
chính sách về y tế, nhà ở, điện sinh hoạt, giáo dục đào tạo và các dịch vụ phúc
lợi xã hội khác liên quan đến giảm nghèo, từng bước nâng cao thu nhập và cải
thiện cuộc sống của người nghèo.
Trạm y tế của xã được xây dựng khang trang, đạt chuẩn quốc gia, đáp
ứng tốt nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân.
Hiện các trường học đều được xây dựng kiên cố, với 1 trường mầm non,
2 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở. Tỷ lệ huy động trẻ đến lớp đạt
cao, công tác phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi của xã đã đạt chuẩn và được giữ
vững.
Chợ: hiện nay xã đã có chợ đạt chuẩn


16

Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện chương trình mục tiêu
quốc gia giảm nghèo trên địa bàn nên đời sống của người dân nơi đây ngày
càng được nâng cao, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi thay.
- Dân số: tổng số dân trên địa bạn xã có 1657 người/404 hộ. với 10 dân
tộc cùng sinh sống ( Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mông, Sán Chí Sán Dìu, Thái,
Mường, Pà Thẻn, Mảng ).


17


PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: trạng thái rừng tự nhiên tại xã Nghĩa Tá, huyện
Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
Giới hạn nghiên cứu: nghiên cứu đặc điểm, cấu trúc, trữ lượng cacbon
ở rừng tự nhiên tại xã Nghĩa Tá.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ của
rừng tự nhiên tại xã Nghĩa Tá, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
Nộidung 2. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc đứng và cấu trúc ngang của
rừng tự nhiên tại xã Nghĩa Tá, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
Nội dung 3. Nghiên cứu cấu trúc sinh khối và trữ lượng các bon rừng
tự nhiên tại xã Nghĩa Tá, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
Nội dung 4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và trữ
lượng các bon rừng
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp kế thừa
Đề tài có kế thừa một số tư liệu:
- Những tư liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, địa
hình, tài nguyên rừng trên địa bàn xã Nghĩa Tá.
- Tư liệu về điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội.
3.4.2. Phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn
Phương pháp thực hiện dựa trên bản đồ quy hoạch trạng thái 2 loại
rừng (rừng tự nhiên sản xuất, rừng tự nhiên phòng hộ), để xác định ô mẫu dựa
trên số liệu điều tra tại địa phương tiến hành lập ô tiêu chuẩn.



×